Hanoi Law University 360409
1
Hanoi Law University 360409
Tâm Lý Học Đại Cương
Trình bày các loại chú ý. Tại sao nói chú ý sau chủ định là loại chý ý có hiệu
quả nhất đối với hoạt động nhận thức của con người. Liên hệ với hoạt động học
tập của bản thân".
2
Hanoi Law University 360409
Mục lục
Trang
I, Mở Đầu
4
II.Nội Dung
4
1.Khái niệm chú ý 4
2.Phân loại Chú ý 4
3. Chú ý sau chủ định, loại chú ý có hiệu quả nhất đối với
hoạt động nhận thức của con người
6
I, Mở Đầu
3
Hanoi Law University 360409
Từ xưa đến nay, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người,
chú ý giữ một vai trò rất quan trọng.Khi đánh giá vai trò của chú ý, nhà sư phạm học
người Nga K.D.Usinxki cho rằng, chú ý chính là cánh cửa mà mọi sự vật của thế giới
xung quanh muốn đi vào được tâm hồn của mỗi con người, đều phải đi qua nó. Để
tìm hiểu rõ hơn về hiện tượng tâm lý đọc đáo này, em xin chọn đề tài: "Trình bày
các loại chú ý. Tại sao nói chú ý sau chủ định là loại chý ý có hiệu quả nhất đối
với hoạt động nhận thức của con người. Liên hệ với hoạt động học tập của bản
thân".
II.Nội Dung
1.Khái niệm chú ý
Trong các hiện tượng tâm lí, chú ý là một hiện tượng tâm lí độc đáo, luôn xuất
hiện kèm theo các hoạt động, cũng như luôn có mặt trong các quá trình nhận thức của
cá nhân, làm cho chúng diễn ra với những sắc thái khác nhau. Trong môi truờng xung
quanh với vô vàn sự vật và hiện tượng tác động vào, ý thức con người phải biết lựa
chọn, biết tập trung vào một số sự vật, hiện tượng nào đó của hiện thực hoặc một số
thuộc tính của chúng, nhằm có sự phản ánh rõ ràng những sự vật, hiện tượng hoặc
những thuộc tính của sự vật , hiện tượng đó,còn các sự vật hiện tượng khác ta không
để ý tới, hoặc để ý tới một cách mơ hồ không rõ ràng. Sự tập trung tư tưởng để nhận
thức một số đối tượng hay hiện tượng nào đó gọi là chú ý
Vậy, chú ý là sự tập trung của hoạt động tâm lý vào một hoặc một số đối tượng
nào đó, nhằm phản ánh chúng một cách đầy đủ, rõ ràng nhất .
2.Phân loại Chú ý
a)Căn cứ vào tính tích cực của con người trong việc tổ chức chú ý có thể chia
chú ý làm 3 loại sau:
•Chú ý không chủ định: Là sự tập trung ý thức lên một đối tượng nhất định khi có
sự tác động kích thích của đối tượng đó.
Đây là loại chú ý không có mục đích tự giác ,chú ý không nhằm mục đích cụ thể,
định trước, không cần những biện pháp và cố gắng căng thẳng, không cần mất nhiều
thời gian.Tuy nhiên loại chú này không bền vững. Chú ý không chủ định xuất hiện do
kích thích có một số đặc điểm như:
- Tính chất mới mẻ, sinh động bất thường
- Cường độ của kích thích
- Độ hấp dẫn của vật kích thích
4
Hanoi Law University 360409
- Sự bắt đầu hoặc kết thúc một kích thích
- Do có liên quan chặt chẽ tới nhu cầu, hứng thú, hiểu biết, kinh nghiệm, trạng
thái của chủ thể.
Nhiều trường hợp, chú ý không chủ định đóng vai trò tích cực trong công tác,
sinh hoạt nhờ nó, con người có thể phát hiện kịp thời sự xuất hiện kịp thời của một
số sự vật, hiện tượng, từ đó nhanh chóng quyết định biện pháp hành động cần thiết.
Ví dụ: quay đầu về phía có tiếng động lạ, cứu người khi nghe tiếng kêu cứu
•Chú ý có chủ định: Là sự điều chỉnh một cách có ý thức sự tập trung lên một đối
tượng nào đó nhằm thỏa mãn nh yêu cầu của hoạt động.
Đặc điểm nổi bật của chú ý có chủ định là tính mục đích. Đây là sự định hướng
hoạt động do bản thân chủ thể đặt ra. Do bản thân xác định mục đích hành động nên
chú ý có chủ định phụ thuộc nhiều vào chính mục đích và nhiệm vụ hành động, chủ
thể vẫn tập trung vào đối tượng hoạt động, vẫn tiến hành hoạt động không phụ thuộc
vào các đặc điểm của kích thích. Loại chú ý này mang tính bền vững cao hơn. Tuy
nhiên do cần phải có sự nỗ lực cố gắng nên nếu kéo dài thì dễ gây căng thẳng, mệt
mỏi. Đó cũng chính là đặc điểm của loại chú ý này. Chú ý có chủ định được hình
thành trong quá trình học tập, lao động, chiến đấu
Ví dụ: chú ý nghe bài giảng, chú ý quan sát đường phố khi lái xe
•Chú ý sau chủ định: Là sự tập trung ý thức tới một đối tượng mà đối tượng đó có
ý nghĩa nhất định đối với cá nhân.
Chú ý sau chủ định nảy sinh trên cơ sở chú ý có chủ định, nhưng không giống
chú ý có chủ định, không đồng nhất với chú ý không chủ định. Đây là chú ý lúc đầu
do mục đích định trước, về sao do hứng thú với hoạt động mà chú ý có chủ định đã
phát triển đến mức chủ thể không cần nỗ lực ý chí vẫn tập trung vào đối tượng hoạt
động. Loại chú ý này giúp cho hoạt động của con người giảm được căng thẳng thần
kinh, giảm được tiêu hao năng lượng. Nó bộc lộ ở trạng thái say sưa công việc của
con người.
Ví dụ : (*) ông X là nhân viên phòng khám nghiệm tử thi.Khi mới bắt đầu công
việc, phải có sự nỗ lực ý chí để tạp trung chú ý vào cơ thể ng đã tử vong. Trong thời
gian đó, do say mê với công việc, bằng bất cứ giá nào cũng làm được làm cho ông X
hoàn toàn bị cuốn hút vào việc nghiên cứu, khám nghiệm làm cho sự tham gia của
chú ý trong việc duy trì chú ý là không cần thiết nữa.
b) Căn cứ vào đối tượng mà chú ý hướng tới ta có thể phân chia chú ý thành:
5
Hanoi Law University 360409
* Chú ý bên ngoài :Là loại chú ý hướng vào các sự vật, hiện tượng của thế giới
khách quan.Loại chú ý này đòi hỏi phải sử dụng các giác quan ( thị giác, thính
giác, ), gồm các kích thích từ bên ngoàithế giới khách quan tác động lên các giác
quan của con người.Có thể kể đến 1 số loiaj kích thích như kích thích cường độ mạnh
, kích thích có sự mới lạ, hay trậ tự sắp xếp, cấu tạo của kích thích. Ví dụ như âm
thanh mạnh, mùi khó chịu luôn gây được sự chú ý.
* Chú ý bên trong: Là loại chú ý gắn liền với ý thức của cá nhan đối với hành
động của mình, đối với thế giới nội tâm và với ý thức bản ngã của cá nhân đó. Chính
vì vậy, chú ý bên trong chỉ có ở con người, còn động vật không tồn tại loại chú ý này,
do động vật không có ý thức đối với cuộc sống nội tâm của chúng.
3. Chú ý sau chủ định, loại chú ý có hiệu quả nhất đối với hoạt động nhận
thức của con người
Có thể khẳng định, chú ý sau chủ định là loại chú ý có hiệu quả nhất đối với hoạt
động nhận thức của con người bởi đây là loại chú ý cao cấp nhất , bền vững nhất.
Chú ý sau chủ định hình thành sau khi đã hình thành chú ý có chủ định .Ở chú ý sau
chủ định, đối tượng mà chú ý hướng tới gây nên cho cá nhân những hứng thú đặc biệt
. Do vây, chú ý được duy trì mà không cần có sự tham gia của ý chí. Chú ý lúc này
bộc lộ ở trạng thái say sưa công việc của con người ( như trường hợp ông X trong
tình huống (*) trên, do say mê công việc đã hoàn toàn chú ý vào công việc mà không
cần có sự nỗ lực của ý chí nữa ). Chính vì thế, nó không gây nên trạng thái căng
thẳng trong tâm lí cá nhân, giảm căng thẳng thần kinh, giảm được tiêu hao năng
lượng, cũng chính vì vậy mà bền vững nhất.Chú ý là sự tập trung của hoạt động tâm
lý vào một hoặc một số đối tượng nào đó , nhằm phản ánh chúng một cách đầy đủ, rõ
ràng nhất nên chú ý càng bền vững, đối tượng của hoạt động tâm lý càng được phản
ánh sâu sắc, hoạt động nhận thức của con người càng hiệu quả.
Đặc điểm nổi bật của chú ý có chủ định là tính mục đích. Bản thân xác định được
mục đích hành động, không tùy thuộc vào đối tượng mới là hay quen thuộc, có cường
độ thích mạnh hay yếu, hấp dẫn hay không hấp dẫn, ta tập trung vào đối tượng hay sự
vật để tiến hành một hoạt động tương ứng theo một động cơ nhất định, bao gồm các
hành động nhằm vào một mục đích nhất định.
Ví Dụ: Em xác định kì này phải đạt tổng kết môn Tâm lý từ 7 phẩy trở lên vì thế
em phải chú ý nghe cô giáo giảng bài vào các giờ lý thuyết và chú ý nghe cô giải
thích trình bày các câu hỏi ở giờ thực hành.
Đặc điểm nổi bật thứ hai của chú ý có chủ định là phải có sự nỗ lực của ý chí. Có
nỗ lực ý chí nên ta duy trì được sự tập trung chú ý trong một thời gian dài mà không
6
Hanoi Law University 360409
bị phân tán. Sự nỗ ý chí gây nên một trạng thái căng thẳng, một trạng thái căng thẳng,
một sự tập trung sức lực để giải quyết nhiệm vụ đã đặt ra.
Ví Dụ: Mặc dù trong dịp giáp tết nguyên đán, ở ngoài chợ có rất nhiều trò chơi
vui thích, nhưng đúng vào thời gian ôn thi học kỳ một, nên sinh viên trường ta vẫn
miệt mài học tập đó chính là sự chú ý có chủ định.
Đặc điểm thứ ba của chú ý có chủ định thể hiện ở tính tổ chức của chú ý. trong
chú ý có chủ định có sự sắp xếp tổ chức trình tự của chú ý trong hoạt động, nó thể
hiện ở tính tổ chức của chú ý.trong chú ý không chủ định hoạt động chú ý xẩy đển
hoàn toàn ngẫu nhiên, chủ thể không có sự chuẩn bị. Trong chú ý có chủ định, chủ
thể biết trước mình sẽ chú ý vào đối tượng nào và đã có sự chuẩn bị trong tư duy.
Ví dụ: khi học bài, học sinh biết là mình phải làm những bài tập gì, phải lảm phần
nào trước theo từng trình tự nhất định dù có thích môn đó hay không.
Từ những phân tích, nhận xét và ví dụ trên đây có thể khẳng định chú ý sau
chủ định là loại chú ý có hiệu quả nhất đối với hoạt động nhận thức của con
người.
Danh mục tài liệu tham khảo:
1,Giáo trình tâm lí học đại cương,
Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2011
2,Giáo trình tâm lí học đại cương,
Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên)
3, Giáo trình Lí luận dạy học Tâm lí học
Nguyễn Hữu Long
7