Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

(SKKN 2022) một số giải pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5c trường tiểu học lũng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.2 MB, 26 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA
PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

“MỘT SỐ GIẢI PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ
CHO HỌC SINH LỚP 5C TRƯỜNG TIỂU HỌC LŨNG CAO,
HUYỆN BÁ THƯỚC”

Họ và tên giáo viên: Phan Thị Hồn
Chức vụ:
Giáo viên
Đơn vị cơng tác: Trường Tiểu học Lũng Cao
SKKN thuộc lĩnh vực môn: Tiếng Việt

THANH HÓA, NĂM 2022


MỤC LỤC

NỘI DUNG
1.MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài
1.2.Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
1.4.Phương pháp nghiên cứu.
2. NỘI DUNG
2.1.Cơ sở lí luận
2.2.Thực trạng vấn đề
2.3.Giải pháp thực hiện
2.4.Hiệu quả của sáng kiến


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Những kiến nghị, đề xuất

TRANG
1
1
2
2
2
2
2
3
6
16
18
18
19


1
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Là một đất nước đang phát triển, Việt Nam đã và đang có sự phát triển mạnh
mẽ của khoa học kỹ thuật, công cuộc đổi mới của đất nước cũng đạt được những
thành tựu nhất định trên tất cả các lĩnh vực. Trong thời đại văn minh, hiện đại này,
ngành giáo dục cũng đứng trước những địi hỏi mới, đó là đào tạo được những con
người có đủ trình độ, năng lực đáp ứng được những yêu cầu của sự phát triển kinh
tế – xã hội. Để thực hiện được nhiệm vụ đó, chúng ta phải bắt đầu từ bậc học Tiểu
học bởi đây là nền móng cho tồn bộ hệ thống của nền giáo dục quốc dân. Thay vì

cung cấp tri thức đơn thuần, giáo viên đã hướng tới việc giảng dạy để học sinh biết
suy nghĩ độc lập, tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc tìm kiếm và chiếm lĩnh tri
thức, kĩ năng và có thái độ ứng xử phù hợp với những tình huống ln biến động
trong cuộc sống. Con người có nhiều cách thức để giao tiếp như ngơn ngữ nói,
ngơn ngữ viết, những yếu tố phi ngơn ngữ. Trong đó, ngơn ngữ viết đóng vai trị
quan trọng vì khơng phải lúc nào con người cũng giao tiếp bằng ngơn ngữ nói
được. u cầu đầu tiên và cũng là quan trọng nhất đối với ngôn ngữ viết là phải
viết đúng chính tả, tức là khi viết phải đảm bảo đúng các quy tắc chính tả đã được
xác lập. Viết đúng chính tả đảm bảo cho giao tiếp thành cơng vì người đọc và
người viết đều hiểu nội dung trao đổi giao tiếp với nhau.
Môn Tiếng Việt trong nhà trường Tiểu học có vai trị đặc biệt quan trọng
nhằm hình thành và phát triển ở học sinh 4 kĩ năng sử dụng tiếng Việt: nghe, nói,
đọc, viết để hoạt động và giao tiếp. Qua đó, bồi dưỡng lịng u quý tiếng Việt, chữ
viết tiếng Việt và thói quen giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, giúp các em hồn
thiện nhân cách.
Trong đó, chính tả là những qui ước của xã hội trong ngơn ngữ, mục đích
của nó là làm phương tiện truyền đạt thông tin bằng chữ viết, đảm bảo cho
người viết và người đọc hiểu thống nhất nội dung của văn bản. Có thể nói chính
tả là sự qui định có tính chất xã hội, nó khơng cho phép vận dụng qui tắc một
cách linh hoạt mang tính sáng tạo cá nhân. Mà là qui định thì buộc mọi người
phải tn theo.
Để dạy học phân mơn chính tả, chúng ta đã và đang sử dụng nhiều biện
pháp, nhiều hình thức dạy chính tả nhằm giúp học sinh Tiểu học hình thành, phát
triển và hồn thiện kĩ năng viết đúng Tiếng Việt để góp phần “giữ gìn sự trong
sáng của Tiếng Việt”, cũng như xây dựng chuẩn ngôn ngữ cho mỗi vùng miền của
Tổ quốc. Trong đó nhà trường là mơi trường quan trọng bậc nhất đóng vai trị chủ
đạo trong việc thực hiện chuẩn hóa ngơn ngữ và chữ viết. Và môn học đảm nhận
trọng trách to lớn này của trường Tiểu học chính là phân mơn Chính tả.
Chính tả có tầm quan trọng như vậy, nhưng trên thực tế việc dạy và học
Chính tả lại chưa đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của ngành Giáo dục và của

toàn xã hội. Thực tế ở nhà trường vẫn cịn tình trạng học sinh chưa tập trung rèn
luyện việc viết đúng chính tả và việc sửa lỗi, rèn kĩ năng chính tả cho học sinh cịn
gặp nhiều khó khăn vì cịn phụ thuộc nhiều vào ý thức sửa lỗi của cả giáo viên và
học sinh. Thêm nữa, hệ thống sách giáo khoa, bài tập chính tả chưa được xây dựng
trên cơ sở khảo sát tình hình mắc lỗi chính tả của học sinh ở các vùng phương


2
ngữ cịn mang tính chủ quan, áp đặt, trong vở bài tập Tiếng việt ở phân mơn chính
tả khơng có chỗ cho giáo viên giúp học sinh sửa lỗi tiếng địa phương. Tình trạng
này gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng, hiệu quả dạy - học Chính tả ở Tiểu
học hiện nay.
Như trong thực tế giảng dạy nhiều năm nay, tôi nhận thấy học sinh trường
tôi mà cụ thể là ở lớp 5C do tôi chủ nhiệm viết sai chính tả q nhiều. Học sinh của
tơi chủ yếu viết sai các phụ âm đầu dễ nhầm lẫn như v/b, tr/ch, s/x, d/gi/r; âm cuối
n/ng, t/c. Ngồi ra thì học sinh còn nhầm lẫn khi viết thanh hỏi, thanh ngã và việc
viết hoa không đúng quy tắc cũng là các lỗi sai cơ bản mà học sinh lớp tôi thường
hay mắc phải. Nguyên nhân chủ yếu là do các em khơng nắm vững các quy tắc
chính tả, phát âm sai của phương ngữ địa phương dẫn đến hiểu sai và viết sai chính
tả. Lỗi chính tả và chữ viết của học sinh là mối lo ngại của lãnh đạo nhà trường và
của các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy. Bản thân tôi cũng luôn chú trọng và quan
tâm đến vấn đề này. Vì tơi hiểu rằng có viết đúng chính tả thì các em mới học tốt
mơn Tiếng Việt cũng như các môn học khác. Và việc viết đúng chính tả có một ý
nghĩa hết sức quan trọng nữa đó là nó góp phần “Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng
Việt”, góp phần gìn giữ tinh hoa và bản sắc của đất nước và con người Việt Nam.
Việc dạy học sinh viết đúng chính tả là một việc làm vơ cùng khó khăn, nó địi hỏi
sự kết hợp vận dụng linh hoạt và sáng tạo nhiều yếu tố, nhiều biện pháp, phương
pháp và hình thức dạy học. Cũng vì những lí do trên mà tơi đã cố gắng tìm tịi và
đã thực hiện thành cơng ở lớp tơi: “Một số giải pháp rèn kĩ năng viết đúng chính
tả cho học sinh lớp 5C trường Tiểu học Lũng Cao”. Rất mong được sự đóng

góp ý kiến của Hội đồng Khoa học các cấp và các đồng nghiệp.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Khi chọn nghiên cứu về vấn đề này, tôi thực sự mong muốn học sinh của
mình khơng chỉ là biết viết, viết đẹp mà cịn phải viết đúng chính tả nhằm mục
đích đạt được u cầu của phân mơn và “ Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt”.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Trong khuôn khổ sáng kiến này, tôi đi sâu tìm hiểu về các giải pháp rèn kĩ
năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5.
1.4. Phương pháp nghiên cứu .
- Phương pháp phân tích các tài liệu dạy học.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp kiểm tra đánh giá.
- Thu thập các tài liệu, tìm hiểu chương trình phân mơn Chính tả trong sách
giáo khoa và sách giáo viên .
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN
2.1.Cơ sở lí luận
Trong cuốn Phương pháp dạy học Tiếng Việt Tập 1 tái bản năm 2012, nhóm
tác giả đã đưa ra định nghĩa về chính tả như sau: “Chính tả là viết đúng, là cách
viết hợp với chuẩn và những quy định mang tính quy ước xã hội, được mọi người
trong một cộng đồng chấp nhận và tuân thủ” [1, trang 182]. Cịn trong cuốn giáo
trình Tiếng Việt do Lưu Thị Tình biên soạn và xuất bản năm 2013, tơi tìm thấy
định nghĩa về chính tả như sau: “Chính tả là tiêu chuẩn hóa chữ viết của một ngơn


3
ngữ. Nói cách khác, chính tả là viết đúng chữ viết (các âm, các thanh trong âm tiết,
các chữ số, viết hoa) theo chuẩn mực ngữ âm của ngôn ngữ” [2, trang 64]. Như
vậy, chính tả là quy ước mà xã hội đặt ra đối với chữ viết để người sử dụng biết
viết đúng. Một số quy định về chữ viết tiếng Việt như quy định đánh dấu phụ, dấu
thanh, quy tắc viết hoa tên riêng, quy tắc dùng dấu nối, quy tắc về việc sử dụng

phụ âm đầu, vần và thanh điệu… là những vấn đề chính tả mà học sinh hay mắc
phải, đây cũng là vấn đề mà tơi quan tâm để tìm ra giải pháp giải quyết trong sáng
kiến này.
Trong thời gian ở trường Tiểu học, một loạt các kỹ năng cần và sẽ được hình
thành ở trẻ: kỹ năng học tập, lao động, vệ sinh,… có những kỹ năng chung (lập kế
hoạch công việc, tự kiểm tra, tự đánh giá,…) và những kỹ năng riêng. Cũng trong
q trình học tập, mỗi bộ mơn địi hỏi có những kỹ năng đặc trưng. Đối với mơn
Tốn là kỹ năng tính tốn. Đối với các mơn Tìm hiểu Tự nhiên đó là kỹ năng quan
sát. Đối với mơn Tiếng Việt, mỗi phân mơn cũng có một kỹ năng đặc trưng phù
hợp với đặc điểm của từng phân mơn đó. Phân mơn Chính tả cũng vậy, nó hình
thành cho học sinh các kiến thức và kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng viết chính tả. Sự
vận dụng những tri thức về chữ viết, quy tắc chính tả cùng với sự sáng tạo trong
nhận thức để viết chữ và viết văn bản đúng theo quy định phân mơn Chính tả đề ra
gọi là kỹ năng viết chính tả. Kỹ năng viết chính tả đối với học sinh Tiểu học ở mức
độ thấp là chép lại, ghi các văn bản đã có theo lời người khác đọc hoặc dựa vào trí
nhớ một cách chính xác, khoa học. Đó là loại chính tả đoạn bài. Kĩ năng viết chính
tả ở mức độ cao hơn đối với học sinh Tiểu học là giải quyết hệ thống bài tập tương
ứng trong sách giáo khoa bằng cách vận dụng các kiến thức đã biết để so sánh,
phân tích, tổng hợp rồi đưa ra đáp án chính xác cho bài tập, đồng thời hình thành
các kiến thức mới về Chính tả. Đó là chính tả âm vần. Một tiết Chính tả sẽ có đủ cả
hai nội dung này, đoạn bài và âm vần.
Ở chương trình phân mơn chính tả lớp 5 thì học sinh phải đạt được các yêu cầu sau:
-Viết được bài chính tả Nghe – viết, Nhớ - viết dài khoảng 100 chữ/20 phút,
không mắc quá 5 lỗi/bài.
- Viết đúng một số từ ngữ cần phân biệt phụ âm đầu, vần, thanh điệu dễ lẫn
do ảnh hưởng của phát âm địa phương.
- Biết tự phát hiện và sửa lỗi chính tả, lập sổ tay chính tả.
- Viết tắt một số từ và cụm từ thông dụng; chính tả viết hoa, chính tả phương ngữ
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1 Thực trạng rèn luyện kỹ năng viết Chính tả cho học sinh

Qua các việc quan sát các tiết dạy phân mơn chính tả của giáo viên lớp 5
trong trường tôi thấy thực trạng rèn luyện kỹ năng viết chính tả cho học sinh cịn
nhiều hạn chế. Phần lớn giáo viên chỉ chú trọng vào dạy cho học sinh phần Chính
tả đoạn bài. Một giờ học, giáo viên chỉ đọc cho học sinh chép, thậm chí nhiều giáo
viên cịn cho học sinh nhìn sách giáo khoa để chép lại bài viết. Trong các bài chính
tả, thì đa số các bài viết được lấy từ một đoạn văn của bài Tập đọc trong tuần,
nhưng nhiều giáo viên quá đi sâu vào việc tìm hiểu nội dung của đoạn văn trong
khi đó học sinh đã được tìm hiểu rất kỹ ở tiết Tập đọc. Điều đó làm mất thời gian
để rèn luyện kỹ năng viết cho học sinh. Vì vậy học sinh không nắm được các quy


4
tắc chính tả dẫn đến các em mắc lỗi chính tả thường gặp. Trong q trình dạy học
Chính tả thì đa số giáo viên còn lúng túng trong việc xác định mục tiêu, chưa lựa
chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp. Các thầy cô tiến hành
tiết dạy hoàn toàn phụ thuộc vào sách giáo viên, sách thiết kế bài giảng mà chưa có
tính sáng tạo trong các bài soạn để rèn luyện kỹ năng viết chính tả cho học sinh. Vì
vậy, việc rèn luyện kỹ năng chính tả cho học sinh cịn hạn chế. Điều đó dẫn đến
việc học sinh viết sai lỗi quá nhiều.
2.2.2 Thực trạng viết chính tả của học sinh.
Trường tiểu học Lũng Cao nắm trên địa bàn xã Lũng Cao, một trong những
xã khó khăn nhất của huyện Bá Thước. Ở đây gần 100% người dân là dân tộc Thái,
điều kiện kinh tế cịn khá khó khăn, trình độ dân trí cũng đang còn thấp.
Hầu hết học sinh chưa hiểu hết vị trí, tầm quan trọng, tác dụng của phân
mơn Chính tả nên chưa dành thời gian thích đáng để học phân môn này. Với số
lượng 100% học sinh của lớp là học sinh dân tộc thiểu số ( dân tộc Thái), nhiều khi
cách phát âm của các em còn chưa chuẩn Tiếng Việt, mà chưa phát âm chuẩn Tiếng
Việt thì sẽ dẫn đến việc viết sai lỗi chính tả. Ví dụ: từ vất vả các em lại đọc thành
bất bả nên khi viết thành viết sai.
Mặt khác, sách để các em tham khảo cịn hạn chế, nhiều em chỉ có sách

giáo khoa và vở bài tập. Bên cạnh đó, bản thân các em chưa được gia đình kèm
cặp, sửa lỗi chính tả để có thể phát âm chuẩn mà gần như các em phát âm theo
tiếng địa phương nhiều. Còn việc sửa lỗi chính tả chủ yếu là dựa vào giáo viên.
Điều đó cũng làm ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng học tập phân môn này.
Qua thực tế khảo sát vở Chính tả, vở Tập làm văn, vở bài tập Tiếng Việt...
của học sinh lớp 5 trường Tiểu học Lũng Cao, bản thân tôi nhận thấy các em mắc
khá nhiều lỗi chính tả. Nhìn vào vở viết và vở tập làm văn của học sinh chỉ thấy mực
đỏ gạch lỗi của giáo viên. Thống kê số lỗi chính tả của học sinh, tơi thấy có các loại
lỗi cơ bản sau:
- Lỗi chính tả do khơng nắm vững chính tự. Loại lỗi này thường gặp khi viết
các phụ âm đầu: v/b, tr/ch; d/gi,r; s/x...
- Lỗi chính tả do khơng nắm vững cấu trúc âm tiết tiếng Việt. Vì khơng hiểu
cấu trúc nội bộ của âm tiết tiếng Việt nên các em viết sai: ưa, , iê...
- Lỗi chính tả do phát âm theo lối phát âm địa phương: Nhiều nhất là phụ âm
đầu v/b, tr/ch; d/gi,r; s/x... âm cuối n/ng, t/c và dấu thanh . Đây là lỗi cơ bản nhất mà
qua khảo sát tôi nhận thấy ở các em học sinh tại lớp tơi chủ nhiệm.
- Các em cịn chưa nắm vững các qui tắc viết hoa. Có em thì thích viết chỗ nào
thì viết khơng thích viết thì thơi, rất tùy tiện.
Để có cơ sở cho việc nghiên cứu và đưa ra các giải pháp phù hợp, ngay từ tuần 1
của năm học 2021 - 2022, tôi tiến hành khảo sát 23 em học sinh của lớp 5C do tôi chủ
nhiệm và 19 học sinh lớp 5D, kết quả cụ thể như sau:
LỚP
5C (lớp thực nghiệm)
5D ( lớp đối chứng)

Sĩ số
23
19

0 – 1 lỗi

SL
%
2
8,6
2
10,5

2 – 5 lỗi
SL
%
14
60,8
12
63,1

Trên 5 lỗi
SL
%
7
30,6
5
26,4


5

Các lỗi chính tả mà học sinh cả 2 lớp mắc phải chủ yếu là các lỗi phổ biến mà tôi
đã liệt kê ở trên.
Sau đây là 2 bài viết chính tả của học sinh lớp tơi viết trong tiết chính tả tuần 1.
Nhìn vào 2 bài viết này ta có thể thấy học sinh mắc những lỗi rất đặc trưng của địa

phương cùng với việc chưa nắm vững các quy tắc viết hoa trong bài viết.


6

Bài viết của em: Hà Thị Ánh Nguyệt

Bài viết của em: Hà Văn An

Nhìn vào những bài viết ở trên của học sinh tôi thực sự cảm thấy buồn. Tiếng Việt
của ta giàu và đẹp, một bài thơ về quê hương, đất nước hay như thế nhưng học sinh lại
viết sai lỗi chính tả q nhiều. Chính vì điều này đã thơi thúc tơi phải tìm tịi, suy nghĩ ra


7
những giải pháp thích hợp để học sinh viết đúng chính tả hơn. Điều đó khơng chỉ giúp
các em tiến bộ hơn trong học tập và cịn giúp ích rất nhều cho cuộc sống và công việc
của các em sau này. Đó cũng chính là điều mà khơng chỉ bản thân tôi mà cả phụ huynh
và học sinh cũng rất mong muốn.
2.2.3 Các nguyên nhân dẫn đến việc sai lỗi chính tả của học sinh
- Giáo viên chưa thực sự chú trọng và dành tâm huyết để dạy học phân môn này.
Chưa chú trong sửa lỗi phát âm cũng như lỗi chính tả cho học sinh.
Về phần chấm bài chính tả, có rất ít giáo viên chấm bài cho học sinh một
cách liên tục, phần đa giáo viên do dạy q nhiều mơn nên ít có thời gian chấm bài
hoặc ngại chấm bài cho học sinh. Vì vậy học sinh khơng biết được các lỗi mà mình
mắc để có q trình tự điều chỉnh và sửa lỗi, cịn giáo viên không nắm được các lỗi
mà học sinh thường gặp để có biện pháp khắc phục dần dần cho các em.
- Học sinh 100% là người dân tộc Thái, cách phát âm Tiếng Việt của các em có
chỗ chưa rõ ràng, cịn lẫn với ngơn ngữ của dân tộc Thái. Cách phát âm sai dẫn đến việc
khi viết cũng sai theo cách phát âm.

- Học sinh chưa nắm vững các qui tắc viết đúng chính tả. Đây là những quy tắc
buộc các em phải ghi nhớ để viết. Các em cũng hay quên các quy tắc viết hoa trong bài.
- Rất nhiều em bố mẹ đi làm ăn xa, các em phải ở nhà với ơng bà. Ơng bà các em
đa phần đều là những người đã già, có người cịn khơng biết nói Tiếng Việt nên khơng
thể sửa lỗi phát âm cho các cháu khi các cháu phát âm sai. Hơn nữa vì ở nhà với ơng bà
nên việc kèm cặp các cháu học tập ở nhà cũng còn nhiều hạn chế.
- Điều kiện kinh tế cịn khó khăn, các em không được tiếp cận với các loại sách vở
khác ngoài sách giáo khoa và vở bài tập. Các cách học tập dựa vào mạng internet đúng
cách và hiệu quả là điều mà các em chưa được tiếp cận nhiều.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
Căn cứ vào thực trạng trên, tôi đã nghiên cứu và thực hiện có hiệu quả các giải
pháp sau đây:
2.3.1 Giải pháp 1: Rèn luyện tính có ý thức trong việc học chính tả cho học sinh.
Sau khi khảo sát việc viết chính tả của học sinh trong tiết chính tả tuần 1 của
năm học 2021 -2022, tôi nhận thấy rằng học sinh viết sai lỗi chính tả q nhiều.
Tình trạng này một phần là do các em chưa có ý thức trong việc học và viết chính
tả. Nếu để tình trạng này kéo dài có lẽ tình trạng viết sai lỗi chính tả của lớp sẽ cịn
nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, ngay trong tiết sinh hoạt của tuần học đầu tiên
ngoài việc củng cố nề nếp lớp học tơi đã tìm cách để nâng cao ý thức trong việc
học và viết chính tả cho học sinh của mình.
Tơi chiếu lên máy chiếu các bài viết sai lỗi chính tả nhiều mà tôi siêu tầm
được cho học sinh xem. Tôi hỏi cảm giác của các em như thế nào khi xem các bài
viết chính tả mà sai quá nhiều lỗi như vậy. Việc này sẽ làm cho các em hiểu cảm
giác khó chịu khi xem những bài viết sai lỗi chính tả.
Tơi chiếu đoạn văn “Quyết định độc đáo” lên máy chiếu cho cả lớp cùng
đọc. Tôi khai thác nội dung của đoạn văn này bằng một vài câu hỏi như:
+ Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Anh, Ông Chủ tịch hội đồng thành phố đã
dùng biện pháp gì?
+ Muốn viết đúng chính tả thì các em phải làm sao?



8
Từ việc tìm hiểu bài văn này, tơi làm cho các em hiểu rằng ở đất nước nào cũng
vậy, việc viết sai lỗi chính tả sẽ làm cho người đọc, người nghe khơng hiểu đúng
những gì mình đã viết, thậm chí cịn làm cho người đọc khó chịu và xem thường người
viết. Có viết đúng chính tả thì mới học tốt môn Tiếng Việt và mới học tốt các môn khác.
Việc rèn luyện kĩ năng viết chính tả khơng phải là một việc làm dễ dàng nhưng chỉ cần
các em chú ý khi đọc, khi viết, có ý thức viết đúng chính tả và làm theo hướng dẫn của
cơ thì nhất định các em sẽ thành cơng.
Sau đó, tơi cho các em xem một số cuốn tập chính tả tiêu biểu (chữ viết đẹp,
trình bày sạch sẽ, ít sai lỗi chính tả) của các học sinh năm trước để tác động vào ý thức
của học sinh.
Cuối cùng tôi nhấn mạnh rằng từ nay trở đi, các bài viết chính tả nếu
sai quá 5 lỗi thì các bạn phải viết lại bài chính tả đó. Trong các mơn học khác
nếu viết sai lỗi chính tả cũng sẽ bị cơ giáo nhắc nhở và yêu cầu làm lại nếu
cần thiết.
2.3.2 Giải pháp 2: Rèn kĩ năng đọc, kĩ năng phát âm đúng
Như chúng ta đã biết: Đọc thông mới viết thạo. Học sinh đọc cịn chậm và
sai nhiều thì khơng thể viết đúng chính tả. Vì đọc chưa thơng nên khi viết chính tả
các em thường mắc các lỗi do khơng nắm vững chính tự và cấu trúc âm tiết Tiếng
Việt. Vì vậy, đối với những học sinh này, trước hết tôi phải chú trọng khâu luyện
đọc cho các em.
Hàng ngày trên lớp, tôi chú ý rèn đọc cho các em bằng cách:
- Gọi các em đọc bài nhiều lần không chỉ ở các phân môn tập đọc mà ở
các môn học khác, kiên trì sửa lỗi cho từng em. Nếu học sinh đọc sai thì phải
sửa lỗi ngay.
- Tổ chức cho các em đọc bài nhóm đơi trong 15 phút đầu giờ ( thứ 2, thứ 4,
thứ 6). Ngoài đọc trong sách giáo khoa tơi cịn cho các em đọc báo, đọc truyện.
- Phân công các học sinh giỏi đọc bài cùng các bạn đọc yếu khi luyện đọc
trong nhóm.

- Giao bài cho các em luyện đọc và viết bài ở nhà. Tôi yêu cầu các em ghi
âm bài đọc của mình và gửi vào zalo cho giáo viên. Tơi sẽ nghe lại xem các em
đọc đúng sai thế nào. Nếu học sinh phát âm sai tôi sẽ sửa cho học sinh bằng cách
phát âm lại các từ sai đó rồi ghi âm và gửi lại vào zalo cho học sinh và yêu cầu các
em đọc lại cho đúng. Chiều chủ nhật hằng tuần, tơi tổ chức chương trình “ Tập làm
phát thanh viên”. Tôi đưa một đoạn văn hay một bài thơ vào nhóm zalo chung của
lớp và yêu cầu tất cả học sinh lớp đọc và ghi âm lại rồi gửi vào nhóm zalo của lớp.
Nếu tuần này, tơi yêu cầu cả lớp bình chọn 3 bạn đọc hay nhất bằng cách thả tim
đoạn ghi âm của 3 bạn đó thì tuần sau tơi lại u cầu cả lớp bình chọn 3 bạn đọc
tiến bộ nhất cũng bằng cách thả tim. Bằng cách quay vịng như thế tơi thấy học
sinh của tơi rất tích cực luyện đọc. Các em đọc kém cũng đã cố gắng đọc để được
bình chọn là bạn đọc tiến bộ trong tuần. Phần thưởng dù chỉ là cái bút, cái thước
nhưng cũng làm các em rất thích thú. Khi áp dụng cách này tơi thấy hiệu quả thực
sự, các em nói rằng các em rất mong chờ đến chiều chủ nhật hằng tuần để được thể
hiện giọng đọc của mình cho cơ giáo và cả lớp cùng nghe. Và cảm giác hồi hộp
xem kết quả bình chọn cũng làm các em háo hức hơn. Và theo đó, kĩ năng đọc của


9
các em tiến bộ phải nói là vượt bậc. Lỗi phát âm được chỉnh sửa nhiều nên các em
đã gần như khơng cịn sai các lỗi chính tả liên quan đến cách phát âm.
- Khuyến khích các em học thuộc lòng một đoạn văn hay một vài khổ thơ,
rồi nhớ - viết đoạn văn hay khổ thơ đã thuộc.
Trong buổi Hội nghị cha mẹ đầu năm học, tôi đã trao đổi thắng thắn với cha
mẹ các em về vấn đề học sinh viết sai lỗi chính tả và những giải pháp mà tôi sẽ
thực hiện trong năm học để giúp các em hạn chế tình trạng này. Tơi mong muốn
các bậc phụ huynh có thể quan tâm hơn tới việc học, cách phát âm của học sinh
cho chuẩn. Nếu phụ huynh nào có khó khăn thì vì đều có điện thoại thơng minh
nên có thể gọi video cho cơ giáo để cùng phối hợp giáo dục các em.
2.3.3 Giải pháp 3 : Dạy chính tả theo khu vực

Cách phát âm theo phương ngữ có ảnh hưởng trực tiếp đến việc viết đúng
chính tả của học sinh Tiểu học. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc học sinh
viết sai lỗi chính tả nhiều. Chúng ta chỉ có thể khắc phục lỗi chính tả cho học sinh
ở mỗi vùng miền khác nhau bằng cách Dạy chính tả theo khu vực. Nghĩa là ,
chúng ta phải xác định được “trọng điểm chính tả” cần dạy cho học sinh, nội
dung về giảng dạy chính tả phải sát hợp với tình hình thực tế mắc lỗi chính tả của
học sinh ở địa phương đó. Hiện nay, SGK Tiếng Việt đã có những bài tập chính tả
cho giáo viên lựa chọn hoặc giáo viên có thể tự soạn nội dung bài tập sao cho phù
hợp với học sinh thuộc vùng miền mình đang dạy. Đó là điều kiện thuận lợi cho
giáo viên, nhưng cũng là khó khăn địi hỏi sự sáng tạo, sự đầu tư nhiều cho bài dạy
ở mỗi giáo viên.
Để dạy chính tả theo khu vực, tôi tiến hành như sau:
a. Điều tra, phát hiện và tổng hợp những lỗi chính tả cơ bản của học sinh
Lỗi mà đa số học sinh trường tôi mắc phải chủ yếu là lỗi do ảnh hưởng của
cách phát âm theo phương ngữ (đặc trưng vùng miền) hoặc các em bị nói ngọng.
Cụ thể:
- Lẫn lộn các phụ âm đầu (r/d/gi; tr/ch; s/x, v/b).
- Lẫn lộn các âm cuối (n/ng; t/c).
- Lẫn lộn thanh hỏi, thanh ngã.
Căn cứ vào kết quả điều tra, tôi tiến hành lập bảng tổng hợp sau đây và phát
đến từng học sinh. Yêu cầu các em phải xem lại trước mỗi hôm có tiết chính tả:
BẢNG TỔNG HỢP MỘT SỐ LỖI CHÍNH TẢ THƯỜNG MẮC PHẢI
Các lỗi chính tả
Ví dụ
Viết đúng
Viết sai
1. Lẫn lộn âm đầu:
- r/d/gi; l/n
- Gia đình; nóng nực,...
- Da đình, lóng nực,...

- tr/ch...
- Cây tre, trân trọng,...
- Cây che, chân chọng,...
- v/b
- va vấp, bập bùng….
- ba bấp, vập vùng…..
2. Lẫn lộn các âm cuối:
- n/ng
- Buôn làng, vần thơ
- Buông làng, vầng thơ
- t/c...
- Bát ngát, tất bật,...
- Bác ngác, tấc bậc,...
3. Lẫn lộn thanh hỏi, - Vĩ đại/ vỉ thuốc, mãnh - Vỉ đại, vĩ thuốc, mảnh


10
thanh ngã

liệt/ mảnh vải, nỗi buồn/ liệt, mãnh vải, nổi buồn,
nổi trơi,...
nỗi trơi,...
b. Kết hợp ghi nhớ hình thức chữ viết của từ và nghĩa của từ
Việc nắm nghĩa của từ rất quan trọng. Hiểu nghĩa của từ là một trong những
cơ sở giúp học sinh viết đúng chính tả. Đó là đặc trưng quan trọng về phương diện
ngơn ngữ của chính tả Tiếng Việt, nó sẽ giúp học sinh giải quyết được những lỗi
chính tả do ảnh hưởng cách phát âm theo phương ngữ. Vì vậy có thể nói rằng
chính tả Tiếng Việt cịn gọi là chính tả ngữ nghĩa.
Học sinh viết sai chính tả, một phần lớn là do các em khơng nắm được nghĩa
của từ. Vì thế, khi dạy chính tả hoặc các phân mơn học khác của môn Tiếng Việt,

tôi luôn chú ý giúp các em:
- Hiểu nghĩa của từ, phân biệt từ này với từ khác để các em ghi nhớ cách viết
của mỗi từ.
Ví dụ: Nếu tơi đọc một từ có hình thức ngữ âm là “dành” thì học sinh sẽ
lúng túng trong việc xác định hình thức chữ viết của từ này. Nhưng nếu tơi đặt nó
vào một ngữ cảnh hay gắn cho nó một nghĩa xác định như: Em để dành tiền mua
sách truyện Thiếu nhi./ Trong trận đấu bóng đá ngày mai, các em phải giành lấy
chiến thắng./ Các em đọc rõ ràng, rành mạch để cả lớp cùng nghe. Như vậy học
sinh sẽ dễ dàng viết đúng chính tả.
- Khi đọc chính tả cho học sinh viết, tơi đọc từng cụm từ (diễn đạt một ý nhỏ);
tôi luôn nhắc nhở các em chú ý lắng nghe, hiểu nghĩa từ để viết đúng chính tả.
- Khi học sinh sửa lỗi trong bài chính tả, tơi u cầu các em ghi từ chứa tiếng
sai rồi sửa lại cho đúng, không nên chỉ ghi một tiếng sai rồi sửa lại, sửa như vậy các
em sẽ không ghi nhớ các từ đã viết sai.
- Trong các tiết Tập đọc, tôi tập cho các em tìm cách ngắt giọng ở những câu
dài, ngắt nghĩ đúng các dấu câu, giải nghĩa các từ khó.
- Khi học sinh làm bài tập chính tả, tơi chọn các bài theo phương ngữ, tập trung
vào các “trọng điểm chính tả” để khắc phục các lỗi chính tả do cách phát âm của địa
phương. Ngoài việc hướng dẫn các học sinh làm các bài tập trong SGK, tơi cịn thay
đổi hình thức và nội dung bài tập bằng cách vận dụng nguyên tắc phối hợp giữa các
phương pháp tích cực với phương pháp tiêu cực. Nghĩa là tôi hướng dẫn các học sinh
làm các bài tập chính tả theo hướng loại bỏ cái sai, xác định cái đúng. Theo cách này,
tôi đã điều chỉnh cả thay đổi nội dung và hình thức một số bài tập trong SGK nhưng
vẫn bám sát yêu cầu cần đạt của bài học.
c. Ôn tập giúp các học sinh nắm vững các qui tắc chính tả, cung cấp cho
học sinh một số mẹo luật chính tả đơn giản, dễ nhớ
Ở những lớp dưới, các em đã được cung cấp một số qui tắc chính tả. Lên lớp 5,
các em vẫn thường xuyên được ôn lại. Nhưng không phải em nào cũng nhớ và vận
dụng để viết đúng chính tả. Việc ghi nhớ và vận dụng đúng các qui tắc chính tả khơng
phải điều dễ dàng. Để giúp các em nắm vững các qui tắc chính tả đã học một cách

khái qt có hệ thống, tơi đã chọn lọc, tổng hợp các qui tắc và một số mẹo chính tả ở
mức độ đơn giản để các em dễ nhớ, dễ thuộc, thậm chí khi nào quên các em có thể giở
ra xem để viết đúng chính tả.
MỘT SỐ QUY TẮC CHÍNH TẢ


11
Số
T
T
1

2

3

4

5

Các qui tắc chính
tả
Qui tắc ghi phụ
âm đầu
a) Qui tắc viết k/c
b) Qui tắc viết
g/gh và ng/ngh

Cách viết


- Trước i, e, ê, được viết là k
- Trước i, e, ê được viết là gh
hay ngh. Viết là c, g hay ng
trong các trường hợp còn lại.
Qui tắc ghi âm
- Viết i sau phụ âm đầu
i, y
- Viết y sau âm đệm
- Khi nguyên âm này đứng
một mình thì viết là i đối với
từ thuần Việt; viết là y đối với
từ góc Hán.
Quy tắc ghi dấu
- Có câm cuối thì đặt dấu
thanh các tiếng có thanh ở chữ cái thứ hai của
ngun âm đơi
ngun âm đơi.
- Khơng có âm cuối thì đặt
dấu thanh ở chữ cái đầu của
nguyên âm đôi.
Qui tắc viết tên
riêng Việt Nam
a) Tên người và
- Viết hoa tất cả các chữ cái
tên địa danh Việt đầu của mỗi tiếng tạo thành
Nam
tên riêng đó.
b) Tên các cơ - Viết hoa chữ cái đầu của mỗi
quan, tổ chức, bộ phận tạo thành tên riêng
danh hiệu,...

đó.
Qui tắc viết tên
riêng nước ngồi: - Viết hoa theo qui tắc viết hoa
a) Trường hợp
tên người, tên địa lí Việt Nam.
phiên âm qua
- Viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ
Hán Việt.
phận tạo thành tên riêng và
b) Trường hợp
có gạch nối giữa các tiếng.
khơng phiên âm
qua âm Hán Việt.

Ví dụ

- kể chuyện, kiên
cường,
- ghi nhớ, ghexuồng,
nghiên cứu, suy nghĩ...
- niềm tin,tiên tiến
- truyện, chuyển, tuyết.
- âm ỉ, ầm ì, ì ạch, lợn
ỉ, ỉ ơi, í ới,...
y tá, y hệt, y phục, y
tế, lương y, y dược,...
- mượn, trườn, cuồn
cuộn, chuối, muỗi...
- múa, mía, lửa, cứa,
đĩa, chĩa,...


- Võ Thị Sáu, Trần
Quốc Toản, Nông Văn
Dền,...
- Trường Tiểuhọc
Lũng Cao, Nhà Xuất
bản Giáodục,...
- Mao Trạch Đông,
Thái Lan, Hàn
Quốc,...
- Lu - i Pa – xtơ, Pi –e
Đơ – gây – tê,...

Phần quy tắc chính tả tơi đặc biệt quan tâm giúp các em có thể nhớ lâu và vận
dụng một cách chính xác trong q trình viết. Bảng quy tắc chính tả này được tơi
phóng to rồi dán lên tường phần dành cho trang trí góc học Tiếng Việt để học sinh
thường xuyên được quan sát và ghi nhớ.
MỘT SỐ MẸO CHÍNH TẢ DỄ NHỚ
* Mẹo tương ứng thanh điệu trong từ láy:


12
Trong các từ láy đôi, các dấu thanh bao giờ cũng cùng một nhóm huyền –
ngã- nặng hoặc khơng sắc – hỏi. Học sinh dễ dàng nhớ mẹo này qua câu lục bát sau:
Chị Huyền mang nặng, ngã đau
Em không sắc thuốc hỏi đâu chị lành.
* Mẹo nhóm nghĩa tr – ch:
- Mẹo trường từ vựng: Những từ chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình thì
viết là ch chứ không viết là tr: cha, chú, chị, cháu, chắt, chồng...; Những từ chỉ đồ
vật trong gia đình thì viết là ch chứ không viết là tr: chai, chum, chạn, chén, chổi,

chão, chõng, chiếu,...(ngoại trừ cái tráp, đồ vật này giờ ít dùng).
- Mẹo kết hợp âm đệm: tr không bao giờ đi với các vần đệm: -oa, -oă, -oe, -uê.
Chỉ có Ch là có khả năng đi với các vần này.
Ví dụ: chống váng, loắt choắt, chạch chọe, chuệch choạc,...
- Mẹo láy âm: Ch láy âm với các phụ âm đứng trước hoặc đứng sau, Tr
không láy âm với các phụ âm khác, trừ 4 ngoại lệ, đều láy với l: Trọc lóc, trụi lúi,
trót lọt, trẹt lét. Ví dụ: Chơi bời, cheo leo, chàng ràng, chờn vờn, chềnh ềnh,...
- Mẹo thanh đệm trong từ Hán- Việt: Những từ Hán- Việt mang dấu nặng và
dấu huyền đều chỉ đi với Tr chứ khơng đi với Ch. Ví dụ: trịnh trọng, trạm xá, trục
lợi, từ trường, lập trường, trừng trị,...
* Mẹo nhóm s- x:
- Tên thức ăn và đồ dùng nấu ăn viết là x: xơi, xa lát, xúc xích, xì dầu, xoong,...
- Các động từ, tính từ thường viết là x: xem, xách, xẻ, xay, xát, xào, xoa,
xúc, xanh,...
- Hầu hết các danh từ còn lại đều viết là s:
+ Chỉ người: sứ giả, sư sãi, giáo sư, gia sư,...
+ Chỉ đồ vật: sọt, sợi dây, sợi vải,...
+ Chỉ sự vật, hiện tượng: sao, sương, sơng, suối, sấm, sét,...
Có một số trường hợp ngoại lệ là danh từ nhưng lại viết là x: xe, xuồng,
xoan, xồi, túi xách, xương, xơ, xẻng, xưởng, xã, trạm xá, bà xơ, mùa xuân. Học
sinh có thể ghi nhớ các trường hợp ngoại lệ trên bằng cách học thuộc câu văn sau:
Mùa xuân bà xơ đi xuồng gỗ xoan, mang một xe xoài đến xã, đổi xẻng và xô
ở xưởng đem về cho trạm xá chữa xương.
- Mẹo kết hợp âm đệm: S không kết hợp với a vần oa, oă, oe, uê, do vậy chỉ
có thể viết X với 4 vần này. Ví dụ: xoa tay, xoắn lại, xịe tay, xuề xịa,... Ngoại lệ:
sốt trong rà sốt, kiểm sốt,... soạn trong soạn bài, tịa soạn,... soán trong soán
đoạt và những trường hợp do điệp âm đầu trong từ láy: suýt soát, sột soạt, sờ
soạng.
- Mẹo láy âm: Chỉ có X mới láy âm với những phụ âm đầu khác, cịn S hầu
như khơng có khả năng này. Ví dụ: bờm xờm, xơ bồ, búa xua, lịa xịa, xích mích,

xo ro,... Ngoại lệ: cục súc, sáng láng, loạt soạt.
* Mẹo viết d, r, gi
- Mẹo đồng nghĩa: Ở một số trường hợp, R đồng nghĩa với L và S do quan
hệ về nguồn gốc. Đây là cơ sở để viết đúng R trong những trường hợp như vậy.
+ R đồng nghĩa cùng gốc với L: lấp rấp, lóc róc, lỗ rỗ, ngày mười lăm- ngày
rằm;


13
+ R đồng nghĩa cùng gốc với S: siết- riết, sắp- rắp, sáng- rạng,...
+ Tương ứng R/D: ríu mắt- ríu mắt, rờn rợn- dợn rợn,...
+ Tương ứng R/Gi: rập khuôn- giập khuôn, chế riễu- chế giễu, ràn rụa- giàn giụa,...
- Mẹo về âm đệm: R và Gi không kết cấu với âm đệm tức là không đứng
trước oa, oă, uâ, oe, uê, uy. Ví dụ: dọa nạt, hậu duệ, duy trì, vơ dun,... Ngoại lệ:
roa trong cu- roa một từ phiên âm tiếng Pháp.
- Mẹo láy âm “co ro – bịn rịn”: Chỉ có R láy âm với B và C (K), cịn D và Gi
thì khơng. Ví dụ: bịn rịn, bứt rứt, bã rã, bêu rêu, cập rập, cọm rọm, cà rà, kèo rèo,...
- Mẹo “run rẩy – rừng rực”: những từ láy điệp âm đầu với R có đặc điểm
ngữ nghĩa khác hẳn với những từ láy điệp âm đầu với Gi hay D.
+ Những từ láy điệp âm đầu R mô phỏng tiếng động, gợi tả âm thanh: rào
rào, răng rắc, róc rách, réo rắt, reng reng, rì rầm,...
+ Những từ láy điệp âm đầu R chỉ sự rung động ở nhiều cung bậc khác
nhau: run rẩy, rung rinh, rón rén, rập rình,...
+ Những từ láy điệp âm đầu R chỉ những sắc thái ánh sáng động, tươi, chói:
rần rật, rực rỡ, rừng rực, roi rói, rạng rỡ,...
- Trong từ láy đơi, nếu tiếng đầu có phụ âm l thì tiếng thứ 2 có phụ âm là d
chứ khồn thể là r hay gi:lò dò, lai dai, lắc dắc,...
- Đối với các trường hợp khác, muốn xác định cách viết đúng phải dựa vào
sự đối lập về nghĩa:
+ gia (tăng thêm): gia hạn, gia tăng, tăng gia, tham gia, gia nhập,...

+ gia (nhà): gia đình, gia tài, gia sản, gia sư, gia trưởng, quản gia, gia phong,...
+ da (lớp vỏ bên ngoài): da thịt, da dẻ, da trời, da mặt,...
+ ra (sự di chuyển): ra vào, ra ngồi, ra sân, ra chơi,...
Nhờ có bảng tổng hợp các quy tắc và mẹo luật chính tả này mà học sinh lớp
tôi trở nên sôi nổi học tập, em nào cũng thuộc những câu thơ về mẹo luật chính tả,
lối chính tả đã giảm đi đáng kể. Nhưng chỉ nắm chắc quy tắc và các “mẹo” chính tả
thì vẫn chưa khắc phục được triệt để các lơi chính tả. Vì vậy, khi dạy chính tả, tơi
phải phối hợp vận dụng cả quy tắc “Kết hợp chính tả có ý thức với chính tả
khơng ý thức”. Phương pháp có ý thức vẫn được coi là chủ yếu như ghi nhớ các
quy tắc, các mẹo chính tả,... nhưng trong một số trường hợp ghi nhớ các hiện
tượng chính tả có tính chất võ đốn, khơng gắn với một quy luật, quy tắc nào thì
tơi dạy các em bằng cách “nhớ từng từ một” (cách khơng có ý thức), đây cũng là
giải pháp hữu hiệu, hợp lý. Theo cách này, tôi hướng dẫn học sinh chỉ cần tập trung
nhớ mặt chữ của những từ dễ viết sai. Những từ dễ viết ai này chiếm tỷ lệ khơng
nhiều, do đó học sinh có thể ghi nhớ được.
Chẳng hạn như: rượu, hươu, khướu, ngoằn ngoèo, khúc khuỷu, xoong, quần
sc, xe gng,... hoặc từ những chỉ viết thanh ngã chứ không viết thanh hỏi, từ
để chỉ viết thanh hỏi chú không viết thanh ngã, từ kể chỉ viết thanh hỏi chứ không
viết thanh ngã.
2.3.4 Giải pháp 4: Sử dụng công nghệ thông tin vào việc rèn kĩ năng viết
đúng chính tả:
Trong giai đoạn hiện nay cơng nghệ thơng tin với những lợi ích của mình đã
được con người sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, trong đó


14
có lĩnh vực giáo dục. Bản thân tơi cũng thường xuyên sử dụng công nghệ thông tin
trong giảng dạy tất cả các môn học. Công nghệ thông tin không chỉ là máy chiếu,
là các bài giảng điện tử (powerpoint) mà còn là các phần mềm học tập trực tuyến
trên mạng internet. Trong phạm vi sáng kiến này tơi xin trình bày sâu vào các phần

mềm tạo các bài tập tương tác trên mạng rồi giao bài về nhà thông qua việc gửi
đường link trên nhóm zalo của lớp. Tơi đã thực hiện như sau:
Bước 1: Tìm hiểu các phần mềm giáo dục phù hợp với điều kiện và năng lực
của học sinh. Trên mạng internet có rất nhiều phần mềm phục vụ học tập cả miễn
phí và mất phí. Nhưng bản thân tơi thấy có rất nhiều phần mềm miễn phí mà chất
lượng và có hiệu quả rất tốt. Một số phần mềm mà tôi hay sử dụng khi giao bài tập
cho học sinh đó là: quizizz, Azota…
Bước 2: Hướng dẫn học sinh cách làm bài trên mạng khi giáo viên giao bài.
Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành cho các em làm quen với cách học này. Tôi
sử dụng máy chiếu để hướng dẫn các em thực hành cách nhấn vào đường link có
sẵn khi giáo viên gửi, cách làm bài trực tuyến trên mạng internet, cách gửi bài tập
trực tuyến cho giáo viên khi đã làm xong bài…
Bước 3: Giao bài tập trên các phần mềm học trực tuyến. Sau khi tôi tạo được
bài tập trên các phần mềm mà tôi đã hướng dẫn học sinh cách sử dụng thì tơi giao
bài tập cho học sinh. Sau đó tơi gửi đường link qua zalo nhóm lớp và các em sẽ
vào đó để làm bài. Các em có thể làm bài trên cả máy tính hoặc trên điện thoại
thông minh. ( Tôi đã tiến hành điều tra và được biết học sinh lớp tôi 100% học sinh
gia đình có máy tính hoặc điện thoại thơng minh.)
Ví dụ: Với phần mềm quizizz đường link tham gia làm bài là:
/>Với phần mềm Azota đường link là: />Cái hay của phần mềm quizizz là đây chính là phần mềm trị chơi học tập.
Khi giao bài cho học sinh giáo viên có hai cách giao bài. Cách thứ nhất giáo viên
có thể giao bài theo hình thức bắt đầu một bài kiểm tra trực tiếp, nghĩa là học sinh
được tham gia làm bài tập cùng một lúc dưới sự điều kiển của giáo viên, học sinh
nào làm bài nhanh hơn về đích đầu tiên là học sinh đó thắng cuộc. Cách thứ hai là
giáo viên giao bài tập về nhà cho học sinh để các em có thể làm bài bất cứ lúc nào
học sinh có điều kiện để làm, học sinh có thể làm nhiều lần mà khơng bị giới hạn
thời gian hay số lần các em làm bài. Khi làm bài trên phần mềm này các em có thể
biết được mình làm đúng hay làm sai ngay lúc đó. Vì làm bài theo kiểu trị chơi
nên tơi thấy các em cực kì thích thú, nhiều em vào làm đi làm lại bài rất nhiều lần,
và những kiến thức có trong bài tập được các em nhớ rất lâu.



15

GV có 2 cách giao bài cho học sinh

Học sinh làm bài trên điện thoại

Với phần mềm Azota đây cũng là một phần mềm rất hay dùng để giao bài
cho học sinh và khá phù hợp với đối tượng học sinh lớp 5. Các em bấm vào đường
link và làm bài trong quãng thời gian nhất định mà giáo viên cài sẵn theo kiểu đếm
ngược. Khi làm bài xong các em bấm vào nút nộp kết quả thì phần mềm sẽ tự
chấm điểm dựa bài làm của các em và thông báo luôn là các em được bao nhiêu
điểm, làm đúng câu nào, làm sai câu nào. Đây là bài tập được giao trên đường link
trực tuyến nên các em có thể làm bài bất kì lúc nào các em muốn và có thể làm đi
làm lại nhiều lần.

Học sinh làm bài trên điện thoại

Kết quả bài làm của học sinh

Hai ảnh trên là hình học sinh làm bài và hình ảnh sau khi các em làm bài
xong rồi nộp kết quả trên phần mềm Azota. Sau khi nộp kết quả các em có thể
xem phần đáp án chi tiết để biết mình làm bài đúng sai thế nào. Và một điều hay
nữa của Azota là các đáp án lựa chọn được xáo trộn khi các em làm lần khác. Như


16
vậy để làm đúng được các câu hỏi đòi hỏi các em phải có kiến thức về mơn học và
phải suy nghĩ đưa ra quyết định nhanh vì thời gian làm bài cơ giáo cho là có giới

hạn.
Sau một thời gian tôi áp dụng cách giao bài tập trên hệ thống trực tuyến như
thế tơi thấy học sinh của mình tiến bộ hơn hẳn. Hệ thống các bài tập có nhiều dạng
khác nhau như trắc nghiệm, điền khuyêt, nối, tìm từ sai…cũng được tôi đưa vào
khi tạo bài tập trên phần mềm.Trên phần mềm đó tơi có thể biết được những học
sinh nào đã làm bài, làm mấy lần và được bao nhiêu điểm. Những học sinh nào
chưa làm bài thì tơi tiến hành nhắc nhở ngay cho bố mẹ các em để bố mẹ bố trí
thời gian làm bài cho con em mình. Chính vì vậy, ở nhà các em thay vì chơi điện tử
trên điện thoại thì các em lại chơi các trò chơi học tập mà giáo viên giao. Phần bài
tập mà tơi giao thì thường là bài tập riêng biệt cho từng môn, cuối tuần tôi lại giao
một bài tổng hợp kiến thức của tất cả các môn học với kiến thức của tuần học ấy.
Với bài tập tổng hợp tôi thường cho các em cùng làm bài theo hình thức cùng chơi
trực tuyến với nhau cùng một lúc để các em có thể thi đua làm sao để mình có thể
đứng thứ hạng cao. Và thứ hai đầu tuần là lúc tôi trao giải thưởng cho học sinh đạt
thứ hạng cao nhất trong tuần. Điều này làm cho học sinh của tơi thực sự thích thú.
Trong tuần các em hăng say học tập để cuối tuần được làm bài và cố gắng đứng
thứ hạng cao để được cô giáo tuyên dương và trao giải.
2.3.5 Giải pháp 5: Rèn luyện thói quen phát hiện lỗi và sửa lỗi
Song song với việc ôn tập giúp học sinh nắm vững các quy tắc và mẹo chính
tả, việc hướng dẫn học sinh phát hiện lỗi và sửa lỗi trong bài viết cũng rất quan
trọng. Đây là một thói quen mà giáo viên cần phải rèn cho học sinh, không chỉ ở
chính tả mà cịn ở tất cả các mơn học khác.
* Đối với bài chính tả Đoạn bài, sau khi học sinh viết xong, tôi tổ chức cho
học sinh đổi vở và soát lỗi lẫn nhau. Yêu cầu các em sốt lỗi bài viết của bạn, dùng
bút chì gạch dưới chữ viết sai, tổng hợp số lỗi rồi trả về cho bạn tự sửa (ghi từ chứa
tiếng sai rồi sửa lại đúng chính tả)
Đối với những em viết sai nhiều, tôi phân công 1 học sinh giỏi đổi vở và
sốt lỗi với học sinh đó. Sau khi các em sốt lỗi xong, tơi mới thu vở để chấm bài.
Trong giờ chính tả, tơi chỉ chấm nhanh khoảng 1/3 lớp, giờ ra chơi tôi cố gắng
chấm hết, chấm thật kĩ và ghi nhận xét cụ thể, khen những em có tiến bộ. Khi trả

vở cho học sinh, tôi khen ngợi những em đã sốt lỗi bài viết của bạn chính xác,
tuyên dương những em có tiến bộ, động viên những em còn viết sai nhiều, về nhà
sửa lỗi trong vở và trong bảng tổng hợp.
Để các em tự tìm lỗi và sửa lỗi tôi lập bảng theo dõi việc sửa lỗi của học
sinh trong nửa học kì I (một năm 4 lần).
Theo mẫu sau:
BẢNG THEO DÕI VIỆC SỬA LỖI
STT
Tên bài chính tả
Tổng số lỗi Các lỗi
Sửa lỗi
cụ thể
1
Việt Nam thân yêu
2
Lương Ngọc Quyến
….


17
Sau khi trả bài chính tả, tơi hướng dẫn các em cách ghi các lỗi và sửa lỗi cho
đúng (ghi từ chứa tiếng sai để hiểu nghĩa rồi viết lại đúng chính tả), sửa trong vở
chính tả, sau đó ghi vào bảng tổng hợp. Mấy tuần đầu, những em viết sai nhiều, tơi
nhắc nhở và khuyến khích các em về nhà chép lại bài cho đẹp và đúng chính tả.
Hết nửa kì I, tơi thu bảng tổng hợp và bảng chính tả của học sinh để kiểm tra –
đánh giá, chọn ra 5 em học sinh tiến bộ nhất để khen thưởng. Nhờ có bảng tổng
hợp này, các em có ý thức hơn trong việc rèn luyện chữ viết, thi đua viết đúng
chính tả.
* Đối với các bài tập tơi thường tổ chức cho các em làm bài trong nhóm nhỏ
bằng nhiều hình thức thi đua như: Ai nhanh ai đúng, Tìm nhanh viết đúng,... Các

nhóm ghi bài làm của nhóm mình vào bảng nhóm hoặc phiếu bài tập để cả lớp
nhận xét, bầu chọn nhóm thắng cuộc. Hình thức làm bài tập cá nhân cũng được tôi
chú trọng trong khi dạy phần bài tập. Có lúc học sinh tự làm bài vào vở và trình
bày kết quả. Có lúc các em làm bài bằng cách chơi các trò chơi như “ Rung
chuông vàng”, “ Đối mặt”…Các dạng bài tập thì ngồi sách giáo khoa tơi cũng hay
đưa thêm các bài tập để khắc phục lỗi chính tả mà học sinh của mình hay sai.
* Đối với những tiết học khác, tơi cũng ln nhắc nhở học sinh viết đúng
chính tả. Khi chấm đoạn văn hoặc bài tập làm văn hoặc các bài kiểm tra của học
sinh, tôi chấm kĩ càng, tỉ mỉ, chỉ rõ các lỗi chính tả và hướng dẫn học sinh sửa lỗi
khi trả bài.
2.3.6 Giải pháp 6: Khuyến khích học sinh có nhiều tiến bộ bằng cách tuyên
dương, khen thưởng dưới nhiều hình thức:
Học sinh Tiểu học rất thích được khen thưởng, tuyên dương. Các em rất
thích được cơ phê những lời khen vào vở để về nhà khoe với cha mẹ. Có thể, có
em chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học chính tả nhưng các em rất thích
được thầy cơ, cha mẹ khen, nhờ những lời khen đó mà các em vui sướng, thích đến
trường; tích cực, tự giác, cố gắng hơn trong học tập. Hiểu được tâm lí của các em
như vậy nên tơi ln động viên, khuyến khích các em, tơi ln theo dõi sát quy
trình học tập của học sinh, dù chỉ một tiến bộ nhỏ của các em về thái độ học tập
cũng như kết quả học tập, tôi đều khen ngợi kịp thời.
- Đối với những học sinh khá, giỏi, bài viết sạch đẹp, ít sai chính tả, tôi
thường ghi nhận xét và vở và tuyên dương các em trước lớp.
- Đối với những em học sinh viết sai chính tả nhiều, tơi ln dành thời gian
hướng dẫn các em ngay tại lớp. Cứ nửa học kì tơi chọn ra 5 em có tiên bộ nhất để
khen thưởng. Phần thưởng chỉ là những cuốn vớ có chữ kí của tơi và được tơi bao
bìa, dán nhãn cẩn thận hoặc một cây viết (loại có thể thay ngịi), hoặc chỉ là một
biểu tượng cho các em gắn vào vở,... phần thưởng tuy nhỏ nhưng các em rất vui,
rất hãnh diện.
Cùng với đó sáng thứ 2 hàng tuần cũng là lúc tơi đưa danh sách những học
sinh có nhiều tiến bộ trong tuần lên nhóm zalo của lớp. Với cách làm này cả học

sinh và phụ huynh đều rất phấn khởi. Nhất là các em học yếu cũng rất cố gắng để
được cô giáo đưa vào danh sách học sinh tiến bộ trong tuần.
2. 4. Hiệu quả của sáng kiến đối với yêu cầu nâng cao chất lượng công
tác giảng dạy:


18
Qua nghiên cứu, phối hợp và thực hiện các biện pháp mà bản thân xây dựng
cùng với tổ chuyên môn tôi nhận thấy chất lượng chữ viết của học sinh được nâng
lên rõ rệt. Số lượng học sinh viết sai chính tả giảm nhiều. Các em cũng cẩn thận
hơn trong việc trình bày khơng chỉ ở phân mơn chính tả mà ở cả các môn khác.
Khả năng viết đúng, sạch, đẹp tiến bộ trơng thấy. Một số em do tình trạng bản thân
nói ngọng, phát âm sai có chuyển biến đáng khích lệ, phát âm tương đối chính xác,
to, rõ ràng và đọc lưu loát hơn đầu năm học. Các em hăng say học tập, ngoan
ngoãn, vui vẻ khi đến lớp nghe lời thầy cô giáo và tự tin hơn trong giao tiếp. Ở nhà
thay vì chơi điện tử trên điện thoại thì các em lại làm bài tập dưới dạng các trò chơi
tương tác mà giáo viên giao cho. Đó là điều mà cả giáo viên và phụ huynh đều
mong muốn.
Cứ 2 tuần tôi yêu cầu các em cho phụ huynh kiểm tra vở một lần. Trước kết
quả về chữ viết được của học sinh (đặc biệt là những học sinh chữ xấu, sai nhiều
lỗi trước đây), phụ huynh cũng tin tưởng giáo viên và nhà trường hơn. Họ tin rằng
bằng nỗ lực của cơ và trị thì con cái của họ sẽ tiến bộ hơn. Vì vậy, sự quan tâm của
họ cho việc học của con cũng nhiều hơn.
Kết quả về sự tiến bộ của học sinh
Sau khi áp dụng các phương pháp trên của sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã
khảo sát lần 2 vào thời gian trước khi KTĐK giữa học kỳ 2 của 5C ( lớp thực
nghiệm) và lớp 5D ( lớp đối chứng) có kết quả như sau:
LỚP
5C (lớp thực nghiệm)
5D ( lớp đối chứng)


SS
23
19

0 – 1 lỗi
SL
%
6
26,1
3
15,8

2 – 5 lỗi
SL
%
16
69,5
14
73,6

Trên 5 lỗi
SL
%
1
4,4
2
10,6

Qua kết quả thực nghiệm, chúng ta có thể nhận thấy nhờ có việc áp dụng các

giải pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả mà chất lượng học tập của học sinh của
lớp thực nghiệm là lớp 5C được nâng lên rõ rệt. Trong cuộc thi “ Giữ vở sạch, viết
chữ đẹp” cấp trường , lớp tơi có 6 học sinh tham gia. Kết quả là cả 6 em đều có
giải, trong đó có 1 giải nhất, 2 giải nhì và 3 giải ba.


19

Bài viết tuần 1
Bài viết tuần 30
Nhìn vào 2 ảnh trên ta có thể thấy được sự tiến bộ của học sinh. Mặc dù bài
sau em viết đang còn sai 2 lỗi, nhưng so với bài đầu năm học thì em đã có sự tiến
bộ rất nhiều. Theo tơi đó là những thành công của các giải pháp mà tôi đưa ra.
Nhìn vào 2 bài viết sau đây tơi khơng khỏi cảm thấy vui mừng khi bài viết
của các em rất sạch đẹp. Bài viết của các em có thể viết rất đẹp như ảnh 2 hay
nét chữ chưa thực sự đẹp như ở ảnh 1, nhưng khi nhìn vào bài viết khơng có lỗi
chính tả nào thì thực sự ta cũng cảm thấy có cảm tình với người viết. Và nội
dung của của bài viết cũng được truyền tải đến người đọc một cách đầy đủ và
chính xác nhất.


20

Ảnh 1
Ảnh 2
Tóm lại, việc rèn kĩ năng chính tả là cả một q trình lâu dài, có những học
sinh tiến bộ rất nhanh nhưng cũng có những học sinh thì sự tiến bộ cịn chậm địi
hỏi giáo viên phải kiên trì. Có những biện pháp khắc phục lỗi chính tả, rèn luyện kĩ
năng viết đúng chính tả cho học sinh được coi là tích cực nhưng nếu giáo viên
khơng kiên trì sẽ dẫn đến hiệu quả đạt được là khơng cao, thậm chí có thể là thất

bại. Hiệu quả của các biện pháp này phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan và khách
quan, trong đó chủ yếu nói tới ý thức sửa lỗi của học sinh và giáo viên.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận
Dạy chính tả cho học sinh thì nội dung giảng dạy phải sát hợp với phương
ngữ. Nói cách khác, phải xuất phát từ tình hình thực tế mắc lỗi chính tả của học
sinh để hình thành nội dung giảng dạy chính tả.
Rèn cho học sinh Tiểu học viết đúng chính tả là một việc làm khó khăn và
lâu dài. Nhưng đây là phân mơn rất quan trọng, nó khơng những giúp các em học
tập tốt hơn mà nó cịn góp phần “giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt”. Mặt khác,
học sinh viết đúng chính tả thì chắc chắn chữ viết cũng sẽ đẹp hơn; khi chấm bài
giáo viên sẽ có tâm lí thoải mái, phấn chấn hơn. Tôi tin rằng bằng tâm huyết của
mình mỗi thầy cơ giáo sẽ có những cách làm khác nhau và sẽ có những kinh


21
nghiệm dạy học đạt hiệu quả nhất. Nhưng muốn học sinh có sự tiến bộ thì trước
hết người giáo viên đứng lớp phải thật sự yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình gương mẫu
trong phương pháp soạn giảng, ln trau dồi nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệm của
các đồng nghiệp để nâng cao chất lượng dạy và học ở các môn học đặc biệt là phân
mơn Chính tả. Cùng với đó ý thức học tập của học sinh khi học phân mơn chính tả
cũng rất quan trọng, vì nếu hiểu và u thích mơn học thì chắc chắn các em sẽ vượt
qua mọi khó khăn để vươn lên trong học tập. Đây cũng là một trong những mục
đích mà các biện pháp tôi đưa ra muốn hướng tới.
3.2 Kiến nghị
* Đối với nhà trường:
- Thường xuyên tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng những kiến thức về phân
mơn chính tả cũng như những tác dụng của phân môn này đối với học sinh cho đội
ngũ giáo viên nhà trường.
- Thường xuyên kết hợp nội dung phân mơn chính tả vào trong các hoạt

động ngồi giờ lên lớp với các hình thức khác nhau.
*Đối với giáo viên
- Cần nhận thức đầy đủ, đúng đắn hơn nữa về tầm quan trọng của phân mơn
chính tả trong chương trình học.
- Khơng ngừng nâng cao ý thức tự học, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ,
nhiệt tình trong cơng việc, tâm huyết với nghề.
- Chịu khó sửa lỗi cho học sinh cả về cách phát âm cũng như cách viết.
- Thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp về các phương pháp, hình thức tổ
chức dạy học chính tả nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân mơn Chính tả cũng
như các mơn học khác.
* Đối với phụ huynh:
- Cần quan tâm hơn nữa đến việc học tập của con ở lớp cũng như ở nhà.
- Kết hợp với giáo viên để rèn luyện cách đọc, cách viết cho con em của
mình khi ở nhà
- Thường xuyên trao đổi với giáo viên, có thể đem những thắc mắc của mình
về việc học của con để trao đổi với giáo viên để cùng nhau giải quyết.
Tôi đã áp dụng các giải pháp này được 1 năm học. Vào đầu năm học này,
tôi vẫn tiếp tục áp dụng và đã đạt được kết quả khả quan. Từ sáng kiến này, tôi đã
cùng đồng nghiệp trong tổ 4, 5 trao đổi và cùng áp dụng. Từ kết quả thu được, tôi
đã mạnh dạn đề xuất với chuyên môn của trường để sáng kiến này có thể áp dụng
được trong đơn vị khi dạy chính tả nhằm rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho những
học sinh viết sai.
Trên đây là một số giải pháp của tôi về việc rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho
học sinh lớp 5C trường Tiểu học Lũng Cao. Thực tế trong khi giảng dạy mỗi giáo
viên đều có suy nghĩ, kinh nghiệm, bí quyết nghề nghiệp riêng của mình, song đều
đi đến mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng dạy và học. Trong q trình tìm
tịi và thực hiện do những ngun nhân chủ quan và khách quan, chắc chắn những
vấn đề được trình bày khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý
kiến đóng góp của Hội đồng Khoa học các cấp và các bạn đồng nghiệp để các giải



22
pháp trên của tơi được hồn thiện và có thể áp dụng rộng rãi hơn nhằm góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục ở bậc Tiểu học.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN

Bá Thước, ngày 12 tháng 4 năm 2022

CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ:

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của

……………………………………
mình, khơng sao chép nội dung của

người khác.
……………………………………...
NGƯỜI VIẾT
……………………………………

……………………………………...
.
……………………………………
Phan Thị Hoàn
……………………………………
……

Hà Văn Tây



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Phương Nga (Cb), Lê A, Đặng Kim Nga, Đỗ Xuân Thảo (2012), Phương
pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học T.1. Nxb ĐHSP, Hà Nội.
2. Lưu Thị Tình (2013), Giáo trình Tiếng Việt (Lưu hành nội bộ). CĐSP Hà Nội,
Hà Nội
3. Để học tốt phân mơn chính tả lớp 5 của TS Ngơ Thu Yến, nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Hà Nội.
4. Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 Tập 1, Tập 2
5. Sách giáo viên Tiếng Việt 5 Tập 1, Tập 2
6. Cuốn Sổ tay chính tả - NXB Đại học Sư phạm


×