Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

(SKKN 2022) phương pháp sử dụng công nghệ thông tin để dạy học phần âm, vần cho học sinh lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1021.92 KB, 10 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HỐ

PHỊNG GD&ĐT TRIỆU SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
ĐỂ DẠY HỌC PHẦN ÂM, VẦN CHO HỌC SINH LỚP 1

Người thực hiện: Lê Thị Hồng
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Hợp Thắng
SKKN thuộc môn: Tiếng Việt


2
MỤC LỤC
TT
1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.2
2.3
2.3.1
2.3.2
2.3.3
2.4


3
3.1
3.2

Nội dung
Mở đầu
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm.
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Sử dụng công nghệ thông tin ở tiết học âm, vần
Sử dụng công nghệ thông tin ở tiết dạy phần kể chuyện
của tiết ôn tập dạy âm, vần.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Online
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Kết luận, kiến nghị.
Kết luận
Kiến nghị

Trang
1
1
1
2
2

2
2
3
4
4
12
13
15
15
15
15


3
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, mục tiêu giáo dục Tiểu học
“Giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho
sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng
chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen,
nề nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt”.
Năm học 2021 - 2022 là năm học với nhiều biến động. Đây là năm thứ hai
lớp 1 thực hiện thay sách giáo khoa theo chương trình GDPT 2018. Riêng mơn
Tiếng Việt trường tôi chọn bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống để giảng dạy
trong năm học này. Việc đổi mới nội dung, chương trình yêu cầu phải đổi mới
phương pháp dạy học đòi hỏi phải sử dụng phương tiện dạy học phù hợp. Vì
vậy, cơng nghệ thơng tin là một trong những phương tiện quan trọng góp phần
đổi mới phương pháp dạy học. Đây cũng là năm do ảnh hưởng của đại dịch
COVID - 19, từ đó đặt ra thách thức lớn cho ngành giáo dục nước nhà phải làm
thế nào để nâng cao chất lượng dạy - học? Làm thế nào để học sinh dù phải nghỉ

học tránh dịch mà vẫn được học đầy đủ các nội dung, kiến thức?
Sử dụng công nghệ thông tin vào dạy và học nhằm “đổi mới phương pháp
dạy học”, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Giáo viên chỉ
là người tổ chức các hoạt động, thông qua trực quan sinh động, học sinh tư duy
và tự phát hiện tìm ra kiến thức mới của bài học và việc ứng dụng công nghệ
thông tin vào dạy môn Tiếng Việt rất quan trọng vì: Tiết kiệm thời gian ghi bảng
và những thao tác khác để tập trung thời gian cho việc rèn kỹ năng nghe, nói,
đọc, viết cho học sinh. Nội dung và hình thức trình bày phong phú, hình ảnh
sinh động, hấp dẫn kích thích sự hứng thú học tập của học sinh. Học sinh có thể
tự học với sự hướng dẫn của các phần mềm học tập, …
Năm học 2021 - 2022, tôi được giao nhiệm vụ giảng dạy lớp 1A. Tơi nhận
thấy, các em rất thích quan sát các hình ảnh sinh động nhiều màu sắc ngộ
nghĩnh, những video, clip minh họa giúp nắm rõ được vấn đề và đặc biệt các em
học sinh rất hứng thú với những trò chơi củng cố, giúp các em khắc sâu được
kiến thức và tập trung vào bài học.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi luôn suy nghĩ tìm giải pháp nào để học
sinh học phần âm, vần nắm bắt được bài nhanh hơn, dễ nhận biết các từ ngữ,
hiểu được sâu sắc ý nghĩa của các từ ngữ đã được học từ đó giúp học sinh mở
rộng vốn từ và phát triển tư duy, hình thành kĩ năng giao tiếp biến nó trở thành
cơng cụ để học các môn học khác. Cuối cùng, tôi đã lựa chọn đề tài “Phương
pháp sử dụng công nghệ thông tin để dạy học phần âm, vần cho học sinh lớp
1” để biến những tiết học trừu tượng, mất nhiều thời gian thành những tiết học
yêu thích cho các em.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Trong chương trình giáo dục phổ thơng mới, sách học sinh được thay đổi khá
nhiều, tranh ảnh nhiều màu sắc đẹp mắt khá thu hút học sinh. Tuy nhiên để học


4
sinh học tập qua kênh chữ và những bức tranh tĩnh trong sách thì cịn nhiều vấn

đề khá trừu tượng, các em sẽ chưa hình dung và nắm được nghĩa của các tiếng,
từ, câu, đoạn văn trong bài. Nếu đưa thêm các đoạn phim, các clip về hoạt động,
lời nói thì chắc chắn các em sẽ hiểu tường minh hơn, sẽ cảm thấy thích thú hơn
rất nhiều khi bước vào bài học.
- Giúp các em phát huy tốt ngôn ngữ giao tiếp.
- Học sinh hứng thú học tập nên nâng cao chất lượng kỹ năng nghe, nói, đọc,
viết cho các em.
- Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 1A của trường Tiểu học Hợp Thắng năm học 2021 - 2022.
- Dạy phần âm, vần lớp 1.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tổng thể nội dung chương trình GDPT
mới 2018, nghiên cứu chương trình Tiếng Việt 1 bộ sách Kết nối tri thức với
cuộc sống, mục tiêu của dạy học Tiếng Việt 1 nói chung và nghiên cứu kĩ cách
ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy.
- Phương pháp điều tra, phân tích: Điều tra thực trạng dạy học để thấy những
hạn chế của giáo viên và học sinh trong năm học đầu tiên thực hiện chương trình
sách giáo khoa mới, sau đó phân tích ngun nhân để tìm biện pháp khắc phục.
- Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thực nghiệm các biện pháp trong quá
trình dạy học.
- Phương pháp thống kê kết quả: Khảo sát, thống kê kết quả các biện pháp đã
thực hiện.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết rút ra những bài học kinh
nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Trong chương trình Tiểu học, Tiếng Việt là một mơn học có tầm quan trọng
nhất. Việc học mơn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục tổng thể năm 2018 đã

thể hiện rất rõ tầm quan trọng của mơn học này bởi nó chiếm 420 tiết/ năm học,
chiếm 48% tổng thời lượng chương trình dành cho các môn học bắt buộc. Điều này
đã chứng tỏ giáo dục đang thay đổi chương trình và mơn Tiếng Việt rất được chú
trọng chất lượng kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho các em. Chính vì vậy, việc dạy
và học phần âm, vần mơn Tiếng Việt càng mang tính quan trọng hơn.
Năm học 2021 - 2022, tôi được giao nhiệm vụ giảng dạy lớp 1. Tơi nhận
thấy, các em rất thích quan sát các hình ảnh sinh động nhiều màu sắc ngộ
nghĩnh. Bên cạnh đó, do đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh lớp 1 là khả năng
chú ý chưa cao, đang từ hoạt động vui chơi chuyển sang hoạt động học tập nên
các em còn bỡ ngỡ chưa tập trung lâu vào một vấn đề nào đó. Về kiến thức


5
Tiếng Việt các em mới chỉ làm quen với các chữ cái, vì vậy lên lớp 1 các em
được học ghép âm, vần, tiếng, từ. Điều đó địi hỏi giáo viên cần phải nắm chắc
phương pháp dạy để giúp các em thích ứng với phương pháp học mới, nội dung
mới, nắm được kiến thức mà không quá tải.
Học hết chương trình lớp 1 là các em phải biết đọc thơng viết thạo. Vậy
muốn đảm bảo kiến thức đó thì học sinh cần phải học chắc phần âm vần, viết
đúng âm, vần là hết sức quan trọng, làm tiền đề cho các bước tiếp theo. Vì thế,
giáo viên lớp 1 cần nắm vững đặc điểm tâm sinh lí học sinh để áp dụng phương
pháp dạy học cho phù hợp, cuốn hút học sinh giúp các em dễ đọc, dễ viết và đọc
viết tốt nhất, khuyến khích động viên các em hứng thú trong học tập.
Năm học 2021 - 2022 là năm thứ hai lớp 1 thực hiện thay sách giáo khoa
theo chương trình GDPT 2018. Việc đổi mới nội dung, chương trình u cầu
phải đổi mới phương pháp dạy học địi hỏi phải sử dụng phương tiện dạy học
phù hợp và công nghệ thông tin là một trong những phương tiện quan trọng góp
phần đổi mới phương pháp dạy học.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
+ Về phía giáo viên:

- Qua q trình giảng dạy, dự giờ thăm lớp của các giáo viên trong nhà
trường và ở các trường bạn tôi thấy việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào
giảng dạy cịn rất nhiều hạn chế. Hầu hết giáo viên chỉ thực hiện trong những
tiết thao giảng, thi giáo viên giỏi còn lại các giờ học khác đều dạy “chay”. Bởi
một tâm lí chung: ngại khó, ngại đổi mới, tốn thời gian.
- Nhiều giáo viên cho rằng dạy âm, vần lớp 1 không cần thiết phải ứng
dụng công nghệ thông tin bởi mọi người nghĩ: dạy sao học sinh biết đọc, biết
viết là được. Tranh có trong sách học sinh, giải nghĩa từ giáo viên cùng học sinh
giải nghĩa. Học sinh chỉ cần nhận diện đúng mặt chữ để đọc, viết. Vì vậy tiết học
thường diễn ra một cách rập khuôn, tẻ nhạt học sinh ghi nhớ một cách máy móc,
nghĩa của từ trơi qua nhanh chóng khơng đọng lại trong trí nhớ của các em.
- Ít chú trọng đến việc tạo hứng thú học cho học sinh nên học sinh cảm
thấy chán học, sợ học môn tiếng Việt.
- Tuy nhiên, để soạn được một bài giảng hồn tồn trên máy, khơng sử
dụng tới bảng đen, phấn trắng thì địi hỏi cần rất nhiều thời gian và các thao tác
thiết kế các nội dụng bài và đặc biệt là khâu tạo các Text Box (hộp văn bản) và
sắp xếp cài đặt hiệu ứng trước sau cho phù hợp với tiến trình bài học.
- Chương trình sách giáo khoa mới cịn nhiều bỡ ngỡ với giáo viên lớp 1.
Hơn nữa cơ sở vật chất ở hầu hết các trường Tiểu học còn thiếu thốn. Đa phần các nhà
trường thường chỉ có một đến hai bộ máy chiếu, ti vi, máy tính, chưa có máy Scan
(máy quét), máy chụp ảnh để phục vụ, hỗ trợ cho giáo viên ứng dụng công nghệ thông
tin trong dạy học.
+ Về phía học sinh:


6
Trong những năm giảng dạy ở trường Tiểu học Hợp Thắng cũng như qua
khảo sát đầu năm học: Tôi thấy hầu hết các em đều là con em nhà nông kinh tế
cịn rất khó khăn. Điều kiện tiếp cận với cơng nghệ thơng tin cịn hạn chế. Các
em chỉ mới tiếp xúc gián tiếp qua: tivi, đài,...Nên sự hiểu biết về cơng nghệ

thơng tin là hồn tồn xa lạ với các em.
Học sinh khơng thích học mơn Tiếng Việt chất lượng mơn Tiếng Việt thấp
hơn nhiều so với mơn Tốn
Ngay sau khi có Cơng văn hướng dẫn của Phịng GD và ĐT Triệu Sơn về
công tác tuyển sinh đầu tháng 7 tơi đã cùng các đồng chí trong tổ khối tiến hành
khảo sát chất lượng học sinh theo phiếu của Nhà trường với 2 nội dung: nhận
diện mặt chữ cái, tô chữ.
Kết quả khảo sát lớp 1A, năm học 2021 - 2022 như sau:
Sĩ số

HS nhận diện mặt
chữ cái và tô chữ
tốt

HS nhận diện mặt
chữ cái và tô chữ
đạt yêu cầu

43HS
Cuối tháng 8
năm 2021

SL

tỉ lệ

SL

tỉ lệ


2

4,6%

17

39,5%

HS nhận diện
mặt chữ cái và
tô chữ chưa đạt
yêu cầu
SL
tỉ lệ
24

55,9%

Qua khảo sát chất lượng tôi thực sự rất lo lắng bởi tỉ lệ HS chưa đạt yêu cầu
rất nhiều. Hầu hết các em đều chưa nhận diện được các mặt chữ cái. Tay cầm
bút để tô rất ngượng, không đúng quy định. HS rất rụt rè khi giao tiếp với thầy
cơ. Vì vậy chất lượng khảo sát đầu năm rất thấp.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
- Chuẩn bị bài giảng Powerpoint trên máy tính.
- Giáo viên trình chiếu âm, vần, tiếng, từ ngữ cho học sinh đọc. Hoặc cho học
sinh khởi động bằng nhiều trị chơi để ơn lại kiến thức cũ.
- Dạy đến đâu trình chiếu đến đấy. Giải nghĩa từ học sinh quan sát tranh trên màn
hình tự nhận biết rồi chia sẻ với các bạn.
- Học sinh được quan sát chữ mẫu, quy trình viết trên màn hình.
- Cho học sinh chơi trị chơi liên quan đến nội dung bài để khắc sâu kiến thức

cho các em.
- Có nhiều hình thức tổ chức dạy học kết hợp linh hoạt các biện pháp dạy học
tích cực để tăng hứng thú cho học sinh.
Các giải pháp cụ thể:
2.3.1. Sử dụng công nghệ thông tin ở tiết học âm, vần.
Bước 1: Ứng dụng phần mềm trình chiếu để tạo hứng thú cho học sinh
trong phần củng cố và khởi động.
Trước đây vào mỗi tiết học giáo viên thường củng cố kiến thức bằng các
hình thức như viết ra thẻ từ hoặc bảng con âm, vần, tiếng hoặc từ để cho học


7
sinh đọc, học sinh rất nhàm chán và chưa hứng thú với tiết học. Nhưng nay ứng
dụng công nghệ thông tin với phần mềm Powerpoint, tôi không phải viết mà chỉ
cần trình chiếu âm, vần, tiếng, từ, câu đến đâu học sinh đọc đến đấy. Muốn cho
học sinh phân tích tiếng hay từ tôi chỉ cần thêm hiệu ứng gạch chân dưới tiếng
từ đó mà khơng phải nói nhiều. Khơng chỉ vậy, khi thay đổi theo hướng dạy học
tích cực, thay phần kiểm tra bài cũ bằng hoạt động khởi động, tơi có thể dễ dàng
thiết kế nhiều trị chơi thú vị để ơn lại kiến thức cũ, từ đó dẫn qua bài mới một
cách dễ dàng và hiệu quả.
Ví dụ 1: Bài 17: Phần ôn lại kiến thức cũ bài g/gi đã học.
*Chuẩn bị bài tập bằng cách:
- Đầu tiên tôi vào hành trang số hoặc vào google lựa chọn hình ảnh phù
hợp bài học.

- Vào phần mềm Powerpoint chọn slide, sau đó copy các hình ảnh vào
slide.
- Chọn Insert vào Test Box nhấp chuột vào slide. Vào Home chọn chữ, cỡ
chữ, màu chữ…


gà gô
ghế gỗ

giỏ trứng gà
giá đỗ

- Chọn Animations vào các hiệu ứng cho các hình ảnh và chữ.
- Vào Reorder Animations để sắp xếp thứ tự và thời gian xuất hiện các
hình ảnh và chữ đó.
*Thực hiện bài tập trên máy tính.
- Giáo viên trình chiếu tranh ảnh lên màn hình
- Học sinh đốn tên sự vật có trong tranh


8
- Giáo viên trình chiếu từ chỉ sự vật
- Học sinh đọc từ và phân tích tiếng chứa âm đã học của bài kế trước.
Ví dụ 2: Bài 60: Ơn tập, tôi thiết kế phần ôn lại kiến thức cũ qua trị chơi khởi
động như hình dưới. Trị chơi: Thử tài trí nhớ.
+ Mục đích chơi: Giúp học sinh ghi nhớ lại tên nhân vật và nội dung, sự
vật câu chuyện đã học.
+ Đối tượng chơi: Cả lớp cùng tham gia trong thời gian từ 3 - 5 phút.
+ Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị hiệu ứng các bức tranh để đưa ra cho học
sinh quan sát bằng cách:
Đầu tiên tôi vào hành trang số hoặc vào google lựa chọn hình ảnh phù
hợp
cho trị chơi.
Vào phần mềm PowerPoint chọn slide, sau đó copy các hình ảnh vào
slide.
Chọn Insert vào Test Box nhấp chuột vào slide. Vào Home chọn chữ, cỡ

chữ, màu chữ…
Chọn Animations vào các hiệu ứng cho hình ảnh và chữ.
Vào Reorder Animations để sắp xếp thứ tự và thời gian xuất hiện các
hình ảnh và chữ đó.

Sói và Sóc
Hai con dê

Vịt và Sơn ca
Thần gió và Mặt trời


9
+ Cách chơi: Tôi bấm từng hiệu ứng xuất hiện: lần thứ nhất tên trò chơi
(giáo viên phổ biến luật chơi, cách chơi), lần thứ hai bức tranh có mũi tên xuất
hiện chỉ vào các sự vật trong tranh - học sinh đoán tên các câu chuyện đã học,
lần thứ ba xuất hiện hiệu ứng tên tranh - tên câu chuyện. Học sinh thi đua trả lời
theo nhóm, tổ, cá nhân.
Bước 2: Sử dụng phần mềm trình chiếu để dạy học sinh học âm, vần mới.
Với phần dạy âm - vần mới, giáo viên thường phải ghi lên bảng những
âm,
vần, tiếng, từ nhưng nay dạy đến đâu tơi trình chiếu đến đấy thuận lợi rất nhiều,
tiết kiệm được thời gian. Mà khi cần giải nghĩa từ ứng dụng, tơi có thể chọn
được những hình ảnh, đoạn phim cụ thể sinh động mà khi nhìn học sinh hiểu
nghĩa ngay mà tơi khơng cần giải thích thêm.
Ví dụ: Bài 48: at - ăt - ât, tôi thiết kế slide như sau:
*Chuẩn bị bài giảng Powerpoint bằng cách:
- Chọn Insert vào Test Box nhấp chuột vào slide. Vào Home chọn chữ, cỡ
chữ, màu chữ, màu nền…
- Chọn Animations vào các hiệu ứng cho vần, tiếng.

- Vào Reorder Animations để sắp xếp thứ tự và thời gian xuất hiện lần
lượt các vần và tiếng đó.

at

ât

ăt
h

at

hát
bát

lạt

sắt

gặt

đất

gật

- Tiếp theo tơi vào hành trang số hoặc vào google lựa chọn hình ảnh bãi
cát, mặt trời, bật lửa.

- Chọn slide, sau đó copy các hình ảnh vào slide.



10
- Chọn Insert vào Test Box nhấp chuột vào slide. Vào Home chọn chữ, cỡ
chữ, màu chữ…
- Chọn Animations vào các hiệu ứng cho hình ảnh, từ ngữ.
- Chọn Inser - vào Shapes (chọn gạch chân) - Format - Shape Outline
( Màu của gạch chân) cho vần mới vừa học.
- Vào Reorder Animations để sắp xếp thứ tự và thời gian xuất hiện các
hình ảnh, từ ngữ, gạch chân vần mới đó.
*Thực hiện bài giảng Powerpoint
Thực hiện các hiệu ứng lần lượt như sau: Khi giới thiệu vần thì bấm xuất
hiện vần, giới thiệu đến tiếng thì bấm xuất hiện tiếng, sau đó học sinh đánh vần,
phân tích tiếng, tìm tiếng chứa vần,…
Cịn đối với từ ứng dụng tơi cho xuất hiện tranh bãi cát trước rồi mới xuất
hiện từ bãi cát sau. Khi cho học sinh xem tranh bãi cát GV chỉ cần chỉ vào
tranh



×