Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

(SKKN 2022) một số giải pháp rèn năng lực tự học, tự chủ cho học sinh lớp 5 nằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường THTHCS đông khê huyện đông sơn, tỉnh thanh hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (653.05 KB, 23 trang )

1
MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
PHẦN 2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Thực trạng
2.Nội dung sáng kiến

3
3
4
4,5
5

2.1. Tạo hứng thú khám phá kiến thức mới cho HS

5, 6

2.2. Nâng cao kĩ năng tự học, tự chủ qua ƯDCNTT và rèn các kĩ

6,7,8

năng
2.3. Phát triển năng lực tự học, tự chủ qua hoạt động nhóm

9,10,11,12

2.4.Nâng cao năng lực tự học, tự chủ ở nhà

13,14



2.5Áp dụng PP “Khăn trải bàn”, “Bàn tay nặn bột” trong rèn kĩ

15,16

năng tự học, tự chủ
2.6. Nâng cao năng lực tự học, tự chủ qua hoạt động tự đánh giá,

17,18

rút kinh nghiệm
PHẦN 3. KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng sáng kiến
2. Hiệu quả dự kiến của sáng kiến
3. Kiến nghị

19
19,20
21


2
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số giải pháp rèn năng lực tự học, tự chủ cho học
sinh lớp 5 nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường TH&THCS Đông Khê”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực khác
3. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Nga. Nữ
Ngày tháng/năm sinh: 12 – 10 - 1981
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm tiểu học

Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường TH&THCS Đông Khê
Điện thoại: 0366 796 295. Email:
4. Đồng tác giả (nếu có)……………………………………………
Họ và tên: ………………………………………………………….
Ngày tháng/năm sinh: ……………………………………………..
Trình độ chun mơn:………………………………………………
Chức vụ, đơn vị công tác: …………………………………………
Điện thoại:……………………………Email………………………
5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
Tên đơn vị:………………………………………………………
Địa chỉ:……………………………………………………………
Điện thoại: …………………………………………………………
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
Tên đơn vị; Địa chỉ; Điện thoại
7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Từ tháng 9 năm 2021.


3
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Phát triển giáo dục theo hướng đổi mới căn bản và toàn diện là một trong
những nhiệm vụ hàng đầu trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước trong
giai đoạn hiện nay. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp
hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo, đáp ứng yêu
cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
và hội nhập quốc tế khẳng định “Đổi mới căn bản, tồn diện nền GD theo hướng
chuẩn hố, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế” và “Phát
triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung
vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân” [1]. Mục tiêu giáo
dục quy định rõ trong Điều 2 của Luật Giáo dục sửa đổi (2018): “phát triển tồn

diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và
nghề nghiệp, có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc và ý thức cơng dân tồn cầu;
trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi
dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân; phát huy tiềm năng, khả
năng sáng tạo của mỗi cá nhân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ
Tổ quốc và hội nhập quốc tế" [2].
Giáo dục phải được tiến hành trên cơ sở tự nhận thức, tự hành động; phải
được thực hiện thông qua hành động và bằng hành động của bản thân. Vì vậy
việc khơi dậy, phát triển ý thức, năng lực của người học là con đường phát triển
tối ưu của giáo dụcvà nhằm phát triển tư duy người học, phát triển các năng lực,
phẩm chất. Hiện nay chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã nêu lên 5 phẩm
chất và các năng lực chung cần hìnhthành, phát triển ở học sinh, đó là: Về phẩm
chất: Yêu nước; Nhân ái; Chăm chỉ; Trung thực, kỉ luật; Trách nhiệm.Về năng
lực: Năng lực Tự chủ và tự học; Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực giải
quyết vấn đề và sáng tạo. Các phẩm chất và năng lực đều rất quan trọng đối với
học sinh, đặc biệt làhọc sinh tiểu học, dần hình thành và phát triển cho các em
những phẩm chất và năng lực cần thiết để tạo tiền đề phát triển hơn nữa cho các
bậc học sau này. Trong các phẩm chất và năng lực đó, năng lực “Tự chủ và tự
học” đượcxếp vị trí hàng đầu. Theo đó lớp 5 là lớp cuối cấp bậc tiểu học dù vẫn
còn thực hiện chương trình hiện hành nhưng việc hướng các em đến những năng
lực phẩm chất để tiếp cận chương trình mới ở các bậc học sau là rất cần thiết.
Xuất phát từ lí do trên, tơi trăn trở và thực hiện đề tài“Một số giải pháp rèn
năng lực tự học, tự chủ cho học sinh lớp 5 nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở
trường TH&THCS Đông Khê”.


4
PHẦN 2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1.Thực trạng
Ngày nay chúng ta đang dần chuyển đổi từ dạy học truyền thụ của giáo

viên sang tổ chức hoạt động tự học của học sinh. Để học sinh thụ hưởng tốt nhất
lượng kiến thức của bài học thì quá trình tự học, tự giáo dục của học sinh giữ vai
trò trung tâm, còn giáo viên là người hướng dẫn, đồng hành với học sinh, giúp
học sinh tự tìm hiểu kiến thức.Tự học, tự chủ là một xu thế tất yếu. Tự học giúp
nâng cao kết quả học tập của học sinh và chất lượng giáo dục của nhà trường, là
biểu hiện cụ thể của việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.
Trong thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy việc giúp học sinh phát triển được năng
lực tự học, tự chủ cịn gặp những khó khăn sau:
*Cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học: Đổi mới phương pháp dạy học
theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh, bồi dưỡng năng lực thực hành,
để học sinh có thể tự học, tự nghiên cứu, khám phá kiến thức thì điều kiện cơ sở
vật chất phục vụ cho dạy học giữ vai trị quan trọng. Song ở Trường TH&THCS
Đơng Khê một số phòng học và cơ sở vật chất chưa phù hợp đáp ứng với việc
đổi mới giáo dục hiện nay.
*Về phía giáo viên: Qua giảng dạy thực tế trên lớp và qua dự giờ, thăm
lớp đồng nghiệp, tôi nhận thấy những hạn chế trong dạy học theo định hướng
phát triển năng lực ở một số lớp như sau:
- Sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học còn chưa linh hoạt.
- Một số giáo viên tuổi cao ngại đổi mới mà cũng có thể là do giáo viên
lúng túng chưa biết nên đổi mới phương pháp ra sao? Vấn đề đặt ra là đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng tích cực hố hoạt động nhận thức của học
sinh là thế nào? Vận dụng các phương pháp dạy học hiện đại ra sao? Chưa tích
cực ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học.
- Cịn lúng túng trong việc dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực.
* Về phía học sinh
- Học sinh trường tiểu học và trung học cơ sở Đông Khê đa phần là con
em gia đình làm nơng nghiệp, một bộ phận các em do bố mẹ đi làm ăn xa, các
em sống cùng với ơng bà nên các em ít được rèn ý thức tự giác, tự chủ. Từ đó
các em chưa ý thức được giá trị bản thân trong việc làm; chưa có thói quen tự
giác, tự tìm tịi, khám phá kiến thức.

- Đa số học sinh luôn phụ thuộc vào người lớn, tất cả mọi việc được người
lớn làm thay, được gia đình nng chiều dẫn đến ngại học, lười tư duy. Vì vậy ý
thức tự học, tự phục vụ của cá nhân còn hạn chế.
Để xác minh điều đó những tuần đầu năm học, khi làm cơng tác tổ chức
các hoạt động giáo dục, tôi quan sát học sinh hoạt động, khảo sát, phỏng vấn
vềmột số biểu hiện của kỹ năng Tự học, tự chủ đối với học sinh lớp5A trường
TH&THCS Đông Khê và thu được kết quả như sau:
Tổng số học sinh được kháo sát : 30 em


5
Mức đánh giá
Tốt

Các biểu hiện

Đạt yêu cầu

Chưa đạt

SL

%

SL

%

SL


%

Có kỉ luật, biết tự quản

15

50,1

10

33,3

5

16,6

Kĩ năng thực hiện các hoạt
động học tập

7

23,3

17

56,7

6

20


Tự tin, chủ động thể hiện các
kết quả học tập

5

16,6

19

63,4

6

20

Thích học, tị mị, kiên nhẫn

7

23,3

17

56,7

6

20


Biết thắc mắc khi khơng hiểu
bài

6

20

10

46,7

14

13,3

Qua thống kê khảo sát cho thấy số học sinh có các biểu hiện tự học, tự
chủ được đánh giá mức độ tốt tỷ lệ thấp, mức chưa đạt chiếm tỷ lệ cịn cao. Vì
vậy tơi xin mạnh dạn đưa ra các giải pháp để phần nào giúp học sinh tự học, tự
chủ trong các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
2. Nội dung sáng kiến
Nhận thức đúng về vai trị quyết định chất lượng giáo dục tồn diện, dạy
học theo định hướng phát triển năng lực, tôi luôn trau đồi kiến thức chuyên môn
nghiệp vụ, luôn tự rút kinh nghiệp trong dạy học và giáo dục; Tôi đã tích cực đổi
mới PPDH, linh hoạt, sáng tạo trong việc tổ chức các hình thức dạy học, điều
hành mọi hoạt động của HS.Trong dạy học, tôi đã chọn nội dung kiến thức phù
với trình độ tiếp thu của HS, điều chỉnh tài liệu dạy học sát thực tế và giảm tải.
Từ thực trạng việc tự học, tự chủ của học sinh lớp 5 Trường Tiểu học và
Trung học cơ sở Đông Khê, tôi trăn trở nghiên cứu và thực hiện đề tài “Một số
giải pháp giúp học sinh lớp 5 rèn năng lực tự học, tự chủ nhằm nâng cao hiệu
quả giờ dạy học”qua các biện pháp sau:

2.1.Giải pháp 1: Tạo hứng thú khám phá kiến thức mới cho HS
Muốn HS có ý thức tự học thì trước hết phải giúp các em u thích mơn
học. Vì vậy tơi tạo niềm say mê môn cho học sinh bằng cách giới thiệu về môn
học, về những giá trị của môn học trong thực tiễn bằng những ví dụ minh họa cụ
thể nhằm kích thích động cơ học tập ở các em.
Ví dụ ở mơn Khoa học, tơi có thể làm được điều này thông qua cách đặt
vấn đề bằng những câu chuyện hay đơn giản chỉ là những câu hỏi thú vị như:
“Tại sao có gió? Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?”. Câu hỏi


6
vừa đặt ra tưởng chừng rất đơn giản nhưng để trả lời được câu hỏi này đòi hỏi
HS cần phải đọc, nghiên cứu tài liệu và mong muốn được biết điều đó. Đó chính
là điểm hấp dẫn, thú vị khi tơi đưa ra câu trả lời và giải thích.
Tiểu học là cấp học đầu tiên khơng chỉ hình thành nhân cách người học
mà còn tạo nền tảng kiến thức và đặc biệt là cách tiếp cận với tri thức khoa học.
Bởi vậy nhiệm vụ của giáo viên tiểu học gắn với trách nhiệm nuôi dưỡng tạo
cho các em niềm say mê khám những tri thức khoa học đầu tiên. Sự chủ động
tích cực của học sinh là rất cần thiết. Ở đó các kĩ năng phối hợp, cộng tác, năng
lực nhận thức, tổ chức, lĩnh hội kiến thức được phát huy một cách hiệu quả ở các
đối tượng học sinh. Mỗi tiết học hay mỗi hoạt động vui chơi trong khn viên
nhà trường đều có thể khơi gợi hứng thú học tập cho các em.
Ví dụ: Qua hoạt động ngồi giờ lên lớp, tơi hướng dẫn HS tham gia các
trị chơi nhằm tạo hứng thú và sự yêu thích học tập, yêu thích đến trường.

Học sinh hào hứng khi tham gia trò chơi

Như vậy việc tạo niềm say mê khám phá kiến thức cho học sinh là hết sức
quan trọng trong q trình dạy học nói chung và hoạt động tự học, tự chủ nói
riêng. Điều đó sẽ giúp các hoạt động học tập hiệu quả,học sinh biết chủ động,

sáng tạo trong mọi hoạt động.
2.2. Giải pháp 2: Nâng cao kĩ năng tự học, tự chủ qua ứng dụng công
nghệ thông tin và rèn các kĩ năng.
Tự học ở học sinh tiểu học khác nhiều hơn với các cấp học lên cao hơn. Tự
học của học sinh tiểu học xuất phát từ việc học có hướng dẫn của giáo viên và
người lớn. Là q trình giáo viên ln chú ý theo dõi để hướng dẫn học sinh khi
cần thiết hoặc gợi ý để bạn học giúp đỡ lẫn nhau. Học sinh nỗ lực hoàn thành
nhiệm vụ học tập với việc tự nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu và hướng dẫn
của giáo viên, của bạn….
Quá trình dạy học trên lớp tơi ln chú ý đến việc hướng dẫn, hình thành
thói quen tự học, cách tự làm việc, tự nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu đã giúp
cho các em phát triển về năng lực học tập, sáng tạo dẫn đến kết quả dạy học,
giáo dục đạt như mong muốn. Để thực hiện điều này tôi chú trọng làm các việc:
a)Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học


7
Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin (ƯDCNTT) trong dạy và học
đang góp phần đắc lực quyết định thành công của đổi mới giáo dục phổ thông.
Từ những dịng chữ khơ khan, từ những hình ảnh đơn giản được đưa vào bài
giảng, làm cho nó sinh động, phong phú, thu hút học sinh bằng các hiệu ứng.
Chẳng hạn khi dạy các môn học như: Lịch sử - Địa lí, bài giảng thường đi kèm
với nhiều hình ảnh minh họa (lược đồ, mô tả một trận chiến, các căn cứ địa cách
mạng, diện tích lãnh thổ, ...) thì việc UDCNTT càng thu hút HS hơn.
Ví dụ: Khi dạy bài : "Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập" môn lịch sử
lớp 5, tơi sẽ tìm và Downloads (trên Internet) các đoạn Video-clip về các trận
đánh quan trọng trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai cho học sinh theo dõi, từ
những hình ảnh thật về sự tàn khốc và sự chiến đấu hi sinh ảnh dũng của Hồng
quân Liên xô trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai sẽ làm cho học sinh có cảm
nhận sâu sắc hơn về giá trị của hịa bình và căm ghét chiến tranh. Có như thế bài

giảng sẽ sinh động hẳn, các em lại nhớ được nội dung bài và hứng thú hơn. Từ
đó giúp học sinh trở nên sáng tạo và tự tin hơn khi thuyết trình trước lớp
Để thu hút học sinh tìm tịi, phát huy được tính tích cực của HS, giúp HS
tiếp cận với các nguồn sử liệu một cách dẽ dàng, giúp HS có được cái nhìn thật
đối với lịch sử, tôi đã áp dụng công nghệ thông tin vào dạy môn Lịch sử
Hay như ở bài 9 – lớp 5: Cách mạng mùa thu, với việc ứng dụng CƠNG
nghệ thơng tin vào việc tạo slide ở hoạt động 1: Tìm hiểu thời cơ cách mạng.
Sau khi học sinh thảo luận tìm hiểu, đại diện các nhóm trình bày, tơi đã xuất
hiện lần lượt từng hình ảnh kết hợp với nội dung phù hợp. Vì thế, học sinh tập
trung vào học tập. Chỉ sau 3 lần HS nối tiếp nhau trình bày đã có tới 7 em ghi
nhớ và nêu được thời cơ cách mạng: Huy, Khánh, An, Vũ, Mạnh, Hà, Thư.

Ứng dụng công nghệ thông tin, Bài “Cách mạng mùa thu

b) Chú trọng rèn các kĩ năng
- Biết lắng nghe và trình bày ý kiến rõ ràng.
- Biết lắng nghe và biết thừa nhận ý kiến của người khác.
- Biết thắc mắc với bạn, cô khi chưa hiểu bài.
- Biết thuyết phục người khác và đáp lại sự thuyết phục.
Để rèn học sinh có những kĩ năng trên, tôi đã là người tổ chức, hướng
dẫn, bảo ban các em qua những tiết học trên lớp, những tiết hoạt động ngoại
khóa, đặc biệt là những lần học sinh phát biểu ý kiến. Yêu cầu học sinh cả lớp


8
lắng nghe bạn trả lời; học sinh khác nhận xét, giải thích cách làm của mình để
thuyết phục cơ và các bạn hoặc có thể hỏi cơ (bạn) về những điều bản thân còn
vướng mắc.
- Kĩ năng tự họcvà trách nhiệm cá nhân: Để rèn luyện kĩ năng tự học và
trách nhiệm cá nhân cho học sinh tôi làm những việc sau:

+ Tạo lập cho học sinh tác phong, thái độ làm việc nghiêm túc, kỉ luật,
nhiệt tình và có trách nhiệm. Để làm được việc này, trước hết cần tạo điều kiện
để học sinh yếu tham gia hoạt động, hướng dẫn cụ thể để từng cá nhân học sinh
biết việc của mình, tránh tình trạng học sinh khơng có nhiệm vụ để làm.
+ Nâng cao trách nhiệm của mỗi cá nhân: Mọi thành viên đều phải học,
đóng góp phần mình vào cơng việc chung và thành cơng của nhóm, lớp.
+ Giúp học sinh hiểu rõ mỗi cá nhân cũng như tập thể chỉ có thể thành
cơng nếu cố gắng hết sức mình.
Ví dụ: Khi dạy bài đạo đức lớp 5 “Em u hịa bình” (tiết 2) tuần 27, u
cầu HS thảo luận nhóm 5 thi vẽ cây hịa bình (tơi gắn mẫu cây chưa có chữ lên
bảng): Hãy hồn thành bức vẽ “Cây hịa bình” vào giấy rơ-ki với yêu cầu sau:
- Rễ cây là những hành động, việc làm thể hiện lịng u hịa bình.
- Qủa trên cây là những điều tốt đẹp mà hịa bình mang lại.
Để các nhóm hồn thành được u cầu trên trong thời gian 10 phút, tơi
hướng dẫn các nhóm phải phân cơng các bạn trong nhóm: Bạn thì vẽ cây, bạn vẽ
quả, bạn vẽ rễ, bạn thì viết những hành động, việc làm thể hiện lịng u hịa
bình, bạn thì viết những điều tốt đẹp mà hịa bình mang lại....
Quan sát các nhóm hoạt động tơi thấy các thành viên trong mỗi nhóm
phối hợp với nhau rất ăn ý, các em đã biết thực hiện nhiệm vụ của mình và giúp
đỡ nhau cùng hoàn thiện. Hết thời gian thảo luận cả 5 nhóm hồn thành u cầu
và dưới đây là sản phẩm của nhóm Trung Thực
Tr ẻ em
được vui
chơi
Mọi gi a
đì nh sống
no đủ

Tr ẻ em
được đi

học

Gi a đì nh
hạnh phúc

Ki nh t ế
phát
t r i ển

Gi ảm đi
số t r ẻ em
bị mồ
côi .
Gi ảm đi
số t r ẻ
em bị t àn
t ật
Số người
chết , bị
t hương
ít.

Khơng có
chi ến
t r anh

HỊA




BÌNH

Gi ao l ưu với
bạn bè t hế gi ới





ế

àm

c

n
nhâ
nạn
hộ
h
Ủng n t r an
ế
chi

bạo l
hơi
ng
c

t rị

c
á

ũ c
i
ỗ v
c
o
ng
th
Khơ
i
c

l
đ
t
iB

vi

Phả
n

đối

chi

ến


t ra
nh


9
Như vậy, với việc rèn kĩ năng tạo môi trường hợp tác sẽ giúp cho học sinh
tích cực hơn, thích thú với việc học hơn và hồn thành tốt cơng việc. Vai trị của
giáo viên trong q trình này là rất quan trọng. Thầy cô là người tạo môi
trường và tình huống để học sinh có thể rèn luyện khả năng tự giải quyết vấn đề
thông qua việc tổ chức hoạt động học và dạy cách học. Để làm được điều đó,
giáo viên phải nắm vững q trình hình thành nhận thức, thường xuyên cập
nhật, thay đổi vật liệu, chọn bài tập ứng dụng có tính thực tế, liên hệ kiến thức
với cuộc sống để hấp dẫn học sinh.
2.3. Giải pháp 3: Phát triển năng lực tự học, tự chủ qua hoạt động nhóm
3.1. Bồi dưỡng năng lực làm nhóm trưởng
Tổ chức dạy học theo nhóm là một trong những phương pháp giúp các em
tự rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc, kĩ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho
học sinh học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trị trách nhiệm, tính tích cực trên cơ sở
làm việc hợp tác. Thơng qua học nhóm, các em có thể cùng làm việc với nhau
những cơng việc mà một mình không thể tự làm được trong một thời gian nhất
định. Đối với cấp Tiểu học, việc rèn cho các em các kỹ năng học hợp tác nhóm
là hết sức cần thiết, tạo điều kiện để các em có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn
nhau, giúp đỡ nhau, góp phần vào việc giáo dục toàn diện nhân cách cho học
sinh. Qua đó giúp các em tăng cường kĩ năng tự chủ, năng động, sáng tạo.
Kết quả hoạt động của nhóm phụ thuộc rất nhiều vào sự điều hành của
nhóm trưởng. Để có những nhóm trưởng tốt, tơi thực hiện các việc sau:
- Phát huy sự tự tin: Trước hết tơi giúp các em nhận thức được nhóm
trưởng có nhiệm vụ hướng dẫn các thành viên tham gia vào hoạt động, giải thích
rõ nhiệm vụ hoạt động của nhóm, tóm tắt, kiểm tra sự hiểu biết vấn đề trao đổi,
thống nhất ý kiến của nhóm, xây dựng bầu khơng khí ấm áp, giải quyết các

"mâu thuẫn" trong quá trình hoạt động nhóm. Khi nắm được các yêu cầu nhiệm
vụ của một nhóm trưởng các em sẽ tự tin và chủ động trong việc điều hành
nhóm hồn thành tốt cơng việc được giao.
- Hướng dẫn cách chỉ đạo hoạt động nhóm: Các nhóm trưởng ngồi sự tự
tin các em cịn phải biết cách chỉ đạo nhóm làm việc theo nội dung yêu cầu của
giáo viên trong buổi học. Mỗi nhóm học sinh như một “lớp học nhỏ” cịn mỗi
nhóm trưởng như một giáo viên của “lớp học nhỏ” đó.
- Thường xuyên tạo cơ hội cho các em rèn luyện bộc lộ khả năng lãnh đạo
trong giờ học, giờ hoạt động ngoại khóa.
Ví dụ: Ngay từ đầu năm học tơi đã dành riêng một số tiết hoạt động tập
thể để tập huấn kĩ năng làm nhóm trưởng và cho các em thực hành trên một
nhóm cụ thể như sau:
Cách hướng dẫn:Kê bàn học của lớp hình chữ U, cho học sinh ngồi xung
quanh quan sát thực hành học nhóm. Sau khi nêu nội dung thảo luận, lấy tinh
thần xung phong tôi cho một em làm nhóm trưởng và 4 em khác làm thành viên
của nhóm tiến hành thảo luận. Qua đó tơi rút kimh nghiệm cho học sinh cách


10
hoạt động nhóm, cách nhóm trưởng điều hành nhóm hoạt động. Sau đó lại cho
các em khác thực hành làm nhóm trưởng.
- Giáo dục học sinh ý thức trách nhiệm giúp đỡ các bạn.
- Yêu cầu mỗi nhóm phải cử ra thành viên làm nhóm trưởng.
- Trong q trình hợp tác nhóm, các nhóm cử luân phiên bạn trong nhóm
làm nhóm trưởng để các em đều được trải nghiệm, được thể hiện và chứng tỏ
khả năng của mình.

Phát huy năng lực làm nhóm trưởng cho các em

3.2. Thảo luận nhóm trong các tiết học

Nhóm học tập rất cần thiết trong dạy học theo định hướng phát triển năng
lực người học. Khi học theo nhóm các em được chia sẻ ý kiến cho nhau, được
hỗ trợ giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ nhằm phát triển năng lực và phẩm chất,
hoàn thiện bản thân trong quá trình học tập. Việc áp dụng hình thức nhóm trong
các hoạt động học tập mang lại hiệu quả cao, rõ rệtnhất là hiệu quả ở sự hợp tác,
giao tiếpcủa các thành viên trong nhóm để hồn thành cơng việc được giao.
Ví dụ1: Bài Kể chuyệnđã nghe, đãđọc TV5, tuần 12,tr119
Đề bài: Hãy kể lại một câu chyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về
một ngườicó nghị lực
Hoạtđộng 3: Thực hành kể chuyện.
Ở hoạtđộng này tơi cho HS thảo luận nhóm 4tìm truyện phù hợp với yêu
cầu, vạch ra ý chính của truyện rồi kể cho các bạn trong nhóm nghe theo nội
dung: Giới thiệu câu chuyện(Nêu tên câu chuyên, tên các nhân vật trong câu
chuyện); Kể chuyện (Mở đầu câu chuyện, diễn biến câu chuyện, kết thúc câu
chuyện) và cùng trao đổi vềý nghĩa câu chuyện. Các em đã cùng nhau thảo luận
thực hiệnnhiệm vụ. Chẳng hạn em Kim Khánh của nhóm Đồn Kết kể về
truyện: “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi, em vạch ra giấy nháp các ý chính:
- Bạch Thái Bưởi nghèo, mồ cơi
- Năm 21 tuổi làm thư kí cho một hãng bn
- Sau đó ơng đứng ra kinh doanh, mở công ty vận tải đường thuỷ
- Bạch Thái Bưởi trở thành “một bậc anh hùng kinh tế”


11
Từ những ý chính trên, Kim Khánh đã kể lại truyện cho các bạn trong
nhóm nghe và cùng các bạn nêu ý nghĩa của truyện: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi là
người tài năng, giàu nghị lực nên đã thành công trong kinh doanh.
Tương tự Kim Khánh, tôi thấy các thành viên khác trong nhóm Đồn Kết
cũng như các nhóm khác các em hoạt động tích cực và thực hiện được yêu cầu
của đề bài.

Để rèn học sinh có những kĩ năng trên, tôi đã là người tổ chức, hướng
dẫn, bảo ban các em khơng chỉ những khi hoạt động nhóm mà cả những tiết học
trên lớp, những tiết hoạt động ngoại khóa, đặc biệt là những lần học sinh phát
biểu ý kiến. Yêu cầu học sinh cả lớp lắng nghe bạn trả lời; học sinh khác nhận
xét, giải thích cách làm của mình để thuyết phục cơ và các bạn hoặc có thể hỏi
cơ (bạn) về những điều bản thân cịn vướng mắc.
Tóm lại trong q trình hướng dẫn HS học tập, tôi chú trọng tăng cường
hoạt động cá thể với phương pháp tự học là chủ yếu, giáo viên chỉ là người định
hướng; học sinh tích cực hoạt động, khơng cịn sự ỷ lại, ngồi chờ nghe và nhứ
kiến thức mà xùng nhau hoạt động, cùng trải nghiệm để tìm kiến thức. Khi đó
mỗi cá nhân đều được làm việc, tạo nên thành công cho tập thể, học sinh hăng
hái hoạt động và giờ học khơng bị nhàm chán.
Ví dụ 2: Bài Tập làm văn “Luyện tập thuyết trình tranh luận” tuần 9,
trang 94 sách tiếng Việt 5, tập 1, bài tập 2:Trình bày ý kiến của em nhằm thuyết
phục mọi người thấy rõ sự cần thiết của cả trăng và đèn trong bài ca dao:
Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng
Đèn ra trước gió cịn chăng, hỡi đèn ?
Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn
Cớ sao trăng phải chịu luồn đám mây ?
Tơi đã khích lệ học sinh tích cực thảo luận nhóm để đưa ra ý kiến, lí lẽ
bảo vệ ý kiến của mình và thống nhất xem đèn hay trăng quan trọng hơn.
Học sinh các nhóm thảo luận rất tích cực, sơi nổi. Em thì cho là trăng
quan trọng hơn vì trăng khơng bị tắt khi có gió, cũng không cần dầu thắp sáng
như đèn, trăng rất đẹp và chiếu sáng cho mọi nhà. Em thì cho là đèn quan trọng
hơn vì đèn có đủ sáng để học bài, đèn có thể chiếu sáng bất kì lúc nào, ở đâu nếu
ta cần, còn trăng chỉ sáng trong một số ngày của tháng... Có em lại đưa ra lí lẻ:
Bạn bảo đèn quan trọng hơn nhưng nếu đèn bị gió làm tắt hoặc đèn hết dầu thì
sao ? Có em lại liên hệ đến đèn điện hiện nay gia đình em đang dùng là quan
trọng nhất vì gió cũng khơng làm tắt được, muốn sáng bất kì lúc nào ở đâu cũng
được mà lại rất sáng nữa. Nghe đến đây có em lại ý kiến: Thế những ngày mất

điện thì sao ? Chúng ta vẫn phải cần đèn để học.
Sau thời gian thảo luận theo quy định, tôi cho các nhóm nêu ý kiến và lí lẽ
để bảo vệ ý kiến của mình. Các nhóm khác cho ý kiến, bổ sung theo gợi ý: Em
đồng ý hay không đồng ý ? Vì sao ? Em bổ sung như thế nào ?...
Qua những hoạt động như vậy tôi sẽ từng bước rèn luyện cho các em
những kĩ năng cần thiết. Chú trọng giúp các em có lời lẽ chất vấn cần mềm


12
mỏng, lịch sự. Tuy nhiên điều quan trọng là trong nhóm cần có sự cởi mở để
khuyến khích mọi thành viên có thể tiếp nhận những ý kiến trái chiều với quan
điểm của mình mà khơng tự ái.
Với việc rèn những kĩ năng trên tôi thấy học sinh lớp tôi có tiến bộ rõ rệt
khi hoạt động nhóm. Các em đã biết cách xưng hô khi thảo luận, biết phản đối ý
kiến của bạn và nêu ý kiến của mình, giải thích ý kiến của mình một cách lịch
sự, cởi mở. Có những em cịn biết lập luận để các bạn và cơ giáo phải chấp nhận
ý kiến của mình hoặc của nhóm mình như em Thư, Lan Anh, Tuấn Minh, Gia
Huy, An, Kim Khánh, Hà,...
Nói chung, để có hiệu quả trong việc giúp HS tự học, tự chủ, tôi chú trọng
tổ chức hoạt động học theo hình thức: Thầy giao việc - Trò làm việc; Thầy là
người hướng dẫn - Trò tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức. Thầy khơng giảng giải,
truyền thụ một chiều - Trị khơng thụ động tiếp thu mà tích cực, chủ động, tự
học. Tức là, việc học bắt đầu từ hoạt động tự khám phá của học sinh thơng qua
giác quan, kinh nghiệm có sẵn, đến hoạt động tổng hợp, phân tích với mơ hình,
hình ảnh và cuối cùng là hoạt động hình thành kiến thức chuyển vào trong bộ
não. Lúc này, học thực sự là cơng việc tự thân của trị và năng lực tự học cũng
được hình thành một cách tự nhiên. Phương pháp này không chỉ rèn luyện khả
năng tư duy độc lập mà cịn tạo thói quen chủ động tìm kiếm tri thức từ những
trải nghiệm mới trong cuộc sống.


Hoạt động nhóm trong giờ Tập làm văn
Lớp 5A - Trường TH & THCS Đông Khê - Đông Sơn - Thanh Hóa

Tóm lại, nhóm học tập rất cần thiết trong dạy học theo định hướng phát
triển năng lực người học. Khi học theo nhóm các em được chia sẻ ý kiến cho
nhau, được hỗ trợ giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ nhằm phát triển năng lực và
phẩm chất, hoàn thiện bản thân trong quá trình học tập. Với cách làm như
trên,tơi thấy nhiều HS chủ động, tích cực hẳn lên trong các hoạt động tích
cực.Hiện nay lớp tơi có rất nhiều em có khả năng và thích làm nhóm trưởng,
trong đó có những em điều hành các bạn thảo luận nhóm rất tốt như em Kim
Khánh,em Ngọc, em An, Thư, Hằng, Linh, Hà... Tinh thần học tập trong lớp sôi
nổi hơn, các em hứng thú học tập hơn, tự tin và u thích mơn học hơn.Từ


13
những hoạt động nhóm, tơi đã thu hút học sinh học tập góp phần định hướng
phát triển năng lực của các em.
2.4. Giải pháp 4: Nâng cao kĩ năng tự học ở nhà
4.1. Phối hợp với phụ huynh trong việc hướng dẫn học sinh tự học
Việc rèn cho học sinh kĩ năng tự học, tự chủ rất cần đến vai trị của phụ
huynh. Trên lớp có thầy cơ, về nhà có phụ huynh, chỉ khi nào có sự kết hợp chặt
chẽ giữa cơ giáo và phụ huynh thì khi đó hiệu quả tự học, tự chủ sẽ cao. Vì vậy,
thơng qua các cuộc họp phụ huynh, hay trao đổi với phụ huynh qua mạng, trao
đổi trực tiếp tôi đã chú trọng việc hướng dẫn phụ huynh biện pháp giúp con học
ở nhà cũng như rèn cho các con kĩ năng tự học, tự chủ. Đặc biệt là trong thời
gian học sinh nghỉ học để phòng, chống Covid -19, hay nghỉ ở nhà do mắc dịch
thì tơi đã kết hợp giữa dạy học trực tiếp với dạy học trực tuyến để hướng dẫn
học sinh làm bài tập. Tuy nhiên, hiệu quả của quá trình này bị hạn chế bởi thời
gian và khơng gian. Điều này địi hỏi học sinh phải có ý thức tự học và chủ
động.Trong mùa dịch, năng lực tự học của học sinh trở nên quan trọng hơn bao

giờ hết.
Ví dụ: Ngay từ cuộc họp phụ huynh đầu năm, tôi hướng dẫn kĩ phụ huynh
cách kiểm tra bài của con, cho con học lại bài đã học trên lớp (học lại nội dung
kiến thức cơ bản, học thuộc các ghi nhớ, học thuộc bài thơ,…), chuẩn bị bài cho
ngày mai (dựa theo thời khóa biểu cho các cao chuẩn bị theo từng môn: đọc bài,
trả lời trước các câu hỏi vào vở chuẩn bị bài ở nhà). Nếu có băn khoăn gì về kiến
thức mới, các con có thể hỏi người thân, đọc tài liệu hoặc tìm hiểu trên mạng.
4.2. Hướng dẫn học bài cũ
Trong quá trình dạy học, tôi luôn xác định rõ việc hướng học sinh học bài
cũ là rất cần thiết bởi trên lớp các em đã được tìm hiểu, được vận dụng rồi nếu
về nhà các em có thời gian nghiên cứu, khắc sâu hơn thì hiệu quả của bài học
càng cao. Vì vậy ngay từ đầu năm học tôi luôn chú trọng việc ôn bài cũ cho các
em qua nhiều hình thức như kiểm tra bài, trò chơi, qua các hạt động khởi động
và cá những biện pháp nhắc nhở cũng như tuyên dương động viên, khích lệ HS.
Ví dụ: Khi dạy bài “Diện tích hình trịn”- Tốn lớp 5, tơi hướng dẫn HS
về nhà học bài cũ: Đọc lại ví dụ trong SGK, học thuộc ghi nhớ, cơng thức tính
diện tích hình trịn. Ngày mai đến tiết Tốn, tơi cho các tổ truy bài: nêu quy tắc
và cơng thức tính diện tích hình trịn trước lớp, phân biệt với quy tắc và cơng
thức tính chu vi hình trịn,…
Và tơi cũng tiến hành tương tự với các tiết học khác, các môn học khác.
Qua đó tơi thấy HS khơng chỉ nắm vững kiến thức đã học mà còn phát huy hiệu
quả kĩ năng tự học, tự chủ. Từ đó các em sẽ tự tin hơn trong học tập.
4.3. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài
Việc chuẩn bị bài ở nhà là rất cần thiết của mỗi HS. Nếu các em chuẩn bị
bài tốt, các em sẽ có tâm thế sẵn sàng cho việc học và nhanh chóng tiếp thu bài


14
khi cơ giáo giảng trên lớp. Vì vậy hằng ngày, sau mỗi tiết học tôi không chỉ nhắc
HS về nhà ôn bài mà tôi còn nhấn mạnh yêu cầu HS chuẩn bị bài ngày mai. Để

làm tốt điều này, tôi thực hiện những việc sau:
a) Hướng dẫn chung cách chuẩn bị bài ở nhà: Ngay từ đầu năm học, tôi
yêu cầu HS trong lớp phải có vở chuẩn bị bài ở nhà, hướng dẫn các em cách
chuẩn bị bài: Soạn sách theo thời khóa biểu, chuẩn bị lần lượt từng môn: Đọc
trước bài học của ngày mai, trả lời các câu hỏi vào vở hoặc đọc thuộc nội dung
ghi nhớ, quy tắc,…Nếu thấy vướng mắc chỗ nào có thể hỏi người thân hay tìm
hiểu tài liệu,…Và trong đầu giờ học của hôm sau tôi tiến hành kiểm tra sự chuẩn
bị bài của HS, có nhận xét, đánh giá. Cứ liên tục thực hiện như vậy tôi thấy chỉ
trong thời gian ngắn các em đã làm quen với cách học. Từ đó các em chủ động,
sáng tạo và hứng thú với việc học hơn.
b) Chuẩn bị bài ở nhà qua phiếu: Để việc chuẩn bị bài ở nhà của HS có
hiệu quả, tôi thường thiết kế các dạngphiếu chuẩn bị bàiở nhà.
Ví dụ 1: Bài Tập làm văn lớp 5 “Cấu tạo bài văn miêu tả người”
HS chuẩn bị bài ở nhà: Tìm hiểu về cấu tạo của bài văn miêu tả người
Tôi đã yêu cầu HS đọcnội dung SGK và trả lời theo phiếu học tập:
Phiếu chuẩn bị bài
Em hãy đọc nội dung phần nhận xét SGK tr119, trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1:Đọc bài Hạng A Cháng SGK tr119 trả lời các câu hỏi:
1. Bài văn tả ai?
2. Tìm phần mở bài, kết bài. Mỗi phầnấy nóiđiều gì?
3. Các phần mở bài, kết bàiđó giống với những cách mở bài, kết bài
nàođã học.
4. Phần thân bài em thấy Hạng A Cháng là người như thế nào? Ngoại
hình có đặc điểm gì nổi bật?
Câu 2: Theo em, khi tả người, ta cần tả những gì?
Ví dụ 2: Khi dạy bài Tập làm văn miêu tả con vật, tôi cho HS các nhóm
làm vào phiếu như sau:
Tìm từ miêu tả các bộ phận của con vật
Phiếu chuẩn bị bài
Bộ phận miêu tả

Mắt
Lơng
Thân hình
Bàn chân
Tai

Các từ ngữ miêu tả


15
Ví dụ: Địa lí lớp 5: Bài 22: Ơn tập.
u cầu học sinh chuẩn bị bài ở nhà: Lập bảng so sánh các đặc điểm tự
nhiên và kinh tế của Châu Âu và Châu Á theo mẫu:
Tiêu chí
Diện tích
Khí hậu
Địa hình
Chủng tộc
Hoạt động kinh tế

Châu Âu

Châu Á

Tóm lại: Qua các dạng phiếu chuẩn bị bài ở nhà, học sinh hoạt động cá
thể khám phá, tìm tịi kiến thức, và báo cáo trong nhóm hoặc trước lớp vào hơm
sau. Điều này giúp cho học sinh không chỉ nắm vững kiến thức mà còn giúp các
em hứng thú hơn, chủ động, sáng tạo hơn trong học tập. Sau khi đã tiếp nhận
được kiến thức cũ, các em có thể tìm hiểu kiến thức mới. Khi có sự chuẩn bị
trước ở nhà, việc học trên lớp sẽ trở nên có hiệu quả hơn rất nhiều.

2.5. Giải pháp 5: Áp dụng phương pháp“Bàn tay nặn bột”,“Khăn trải
bàn” trong rèn kĩ năng tự học, tự chủ
Đổi mới phương pháp giáo dục tất yếu phải đổi mới hình thức tổ chức dạy
học để tạo một sự tương ứng cần thiết. Mỗi hình thức tổ chức dạy học đều có tác
dụng tích cực để phát triển HS ở một khía cạnh nào đó. Vì vậy mỗi GV cần biết
kết hợp nhiều hình thức tổ chức để phát huy thế mạnh của mỗi hình thức tổ chức
dạy học. Hình thức tổ chức dạy học nhóm, địi hỏi GV phải tạo cơ hội cho HS
suy nghĩ làm việc, trao đổi thảo luận với nhau nhiều hơn. Vì vậy trong thảo luận
nhóm tơi thường xun sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” và “Khăn trải
bàn”để học sinh tự tìm tòi và nắm vững kiến thức.
a) Sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột”
Trong quá trình giảng dạy trên lớp các mơn học nói chung, mơn tiếng Việt
nói riêng, tơi luôn chú trọng sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” để tạo nên
tính tị mị, ham hiểu biết, khám phá cho học sinh.
Ví dụ: Dạy tiết Tập làm văn:Luyện tập miêu tả đồ vật SGK tr162 - miêu tả
đồ chơi
Tơi cho HS thành lập nhóm 5. Các nhóm thực hành quan sátđồ chơi đã
chuẩn bị: kiểm tra từng bộphận và dựđốn về chất liệu, cơng dụng, xuất xứ,…
- Em Thư trong nhóm Đồn Kết dự đốn: Con búp bê đồ chơi được làm
bằng nhựa, xuất xứ Trung Quốc, có cơng tắc bật, chắc chắn nó sẽ biết hoạt
động.Tóc của búp bê màu vàng , bộ váy lộng lẫy như cơng chúa.
- Em Huy trong nhóm Trung Thực dự đốn: Con rơ-bốt làm bằng nhựa,
có xuất xứ Trung Quốc,các bộ phận của nó có thể tháo rời hoặc lắp ráp dễ dàng.
- Em Trang trong nhóm Dũng cảm dự đốn: Con lật đật được làm từ nhựa
tổng hợp, màu sắc rực rỡ, xuất xứ Việt nam. Mỗi khi chơi cùng lật đật em thấy
thật vui vẻ và lí thú,…


16
Với việc áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong thảo luận nhóm ở

một số bài phù hợp sẽ giúp cho học sinh chủ động, tích cực khám phá kiến thức,
từ đó góp phần để mục tiêu bài học đạt kết quả cao.
a) Sử dụng phương pháp “Khăn trải bàn”
Tùy theo nội dung của mỗi tiết học, tôi áp dụng phương pháp “Khăn trải
bàn” để kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực, tăng cường tính độc lập, trách
nhiệm cá nhân của học sinh, đồng thời phát triển sự tương tác giữa học sinh với
học sinh.
Ví dụ: Bài Luyện Từ và câu lớp 5: Câu ghép SGK TV5, tập 2 tr 161
Tơi u cầu các nhóm thực hành đặt câu kể theo yêu cầu bài tập 2 SGK
theo nhóm 4. Tơi hướng dẫn các nhóm thực hiện như sau:
- Phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy rơ-ki, mỗi thành viên tự suy nghĩ và viết
vào phần giấy của mình 1 câu ghép theo yêu cầu: Đặt câu ghép theo các cách nối
các vế câu ghép khác nhau.
- Nhóm trưởng tổng hợp kết quả báo cáo.
- Các nhóm hoạt tích cực và tạo ra các câu ghép theo yêu cầu. Kết quả của
nhóm Trung Thực: Đặt được 4 câu ghép đúng:
Câu 1: Hằng ngày, đi học về, em giúp mẹ nấu cơm, chị em rửa bát.
Câu 2: Chiếc bút này là quà của mẹ tặng nên em rất thích.
Câu 3: Tình bạn rất đẹp và em sẽ trân trọng nó.
Câu 4: Hoa hồng khơng chỉ đẹp mà nó cịn rất thơm.
Từ kết quả các em tìm được, tơi sẽ giúp các em củng cố, mở rộng và khắc
sâu những nội dung kiến thức cơ bản của bài học. Qua đó các em hứng thú và
hoạt động tích cực, sơi nổi.

Học sinh lớp 5 trường TH&THCS Đông Khê thảo luận nhóm trong giờ Tập làm văn
theo phương pháp “Khăn trải bàn”

Nói chung, trong q trình hướng dẫn học sinh hoạt động nhóm, tơi ln
chú trọng việc hoạt động cá thể trong hoạt động nhóm. Việc áp dụng phương
pháp “Khăn trải bàn”trong thảo luận nhóm sẽ giúp HS phát huy cao độ năng

lực của bản thân để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm.


17
Tóm lại: Trong q trình dạy học, sử dụng phương pháp “Khăn trải
bàn”, phương pháp “Bàn tay nặn bột”trong thảo luận nhóm địi hỏihọc sinh
ln phải động não, trao đổi, tìm tịi tích cựcđể tìm ra vấn đề; học tập thông
quahành động, các hoạt động trực tiếp giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách
nhẹ nhàng, hiệu quả.Từ đó góp phần rèn kĩ năng tự học, tự chủ cho học sinh.
2.6. Giải pháp 6: Nâng cao kĩ năng tự học, tự chủ qua hoạt động tự
đánh giá, rút kinh nghiệm.
6.1.Rèn kĩ năng tự đánh giá, đánh giá bạn, rút kinh nghiệm
Vấn đề tự học ở HS tiểu học là một vấn đề không hề đơn giản. Muốn hoạt
động học tập đạt kết quả cao, đòi hỏi các em phải tự giác, khơng ngừng tìm tịi
học hỏi. Ngồi ra, sự định hướng của người thầy đóng vai trị quyết định thúc
đẩy sự thành công trong việc chiếm lĩnh tri thức của người học.Trong học tập
địi hỏi sự tích cực và độc lập các học sinh. Điều đó được thực hiện khi các
thành viên được đánh giá bản thân, đánh giá bạn. Tương tác mặt đối mặt, có tác
động tích cực đối với học sinh như:
- Tăng cường động cơ học tập, làm nảy sinh những hứng thú mới.
- Kích thích sự giao thiệp chia sẻ đáp án giải quyết vấn đề.
- Tăng cường các kĩ năng tỏ thái độ, biểu đạt, phản hồi bằng các hình
thức: lời nói, ánh mắt, cử chỉ, khích lệ mọi thành viên tham gia, phát triển mối
quan hệ gắn bó, quan tâm đến nhau.
Trong quá trình dạy, tơi ln hướng tới việc học sinh được tự đánh giá
bản thân cũng như đánh giá bạn để biết được mức độ đạt được. Từ đó các em có
hướng phấn đấu. Khi học sinh tự đánh giá được kết quả học tập của mình, các
em sẽ tự đánh giá được năng lực học tập của bản thân, hiểu được cái gì mình
làm được, cái gì mình chưa làm được để từ đó có hướng phát huy hoặc khắc
phục.

Ví dụ: Khi dạy tiết Luyện từ và câu lớp 4, tuần 17 SGK TV4, tr 171, bài
“Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?”
Hoạt động 3: Luyện tập thực hành, bài tập 3,tơi u cầu học sinh cả lớp
hình thành nhóm 4 quan sát tranh rồi nói từ 3-5 câu Ai làm gì? miêu tả hoạt
động của các nhân vật trong tranh.
Qua quan sát các nhóm hoạt động tơi thấy những em hàng ngày khi học
cá nhân có vẻ ít hoạt động, ít phát biểu ý kiến như em Tuấn, Anh Đức, Tươi,
Thu, Qun thì khi thảo luận nhóm, các em đã giơ tay trình bày ý kiến hoặc nêu
ý thắc mắc với các bạn trong nhóm. Cụ thể:
- Em Dương có câu: Các bạn nam đá cầu.
- Em Quân: Trên sân trường, các bạn nữ đang nhảy dây.
- Em Thư: Các bạn nữ đang đọc sách dưới gốc cây.
- Em Ngọc nêu thắc mắc: Quan sát tranh SGK thì thấy có cả các bạn nam
đang đọc sách. Bạn Thư nêu chưa đủ so với nội dung tranh.
- Em Hằngý kiến với các bạn trong nhóm: Câu bạn ấy vừa đặt khơng phải
câu kể Ai làm gì?


18
Tương tự, các em khác nêu, bảo vệ ý kiến, cuối cùng cả nhóm thống nhất
kết quả và báo cáo trước lớp.
Như vậy trong mỗi tiết học, khi đã tạo ra bầu khơng khí học tập tốt sẽ góp
phần thúc đẩy tư duy và hoạt động ở mỗi học sinh, kể cả những em còn hạn chế
về các năng lực cần thiết.
6.2. Đánh giá thông qua bảng kiểm
Đối với học sinh tiểu học, việc giao bài tập về nhà đã khơng cịn. Muốn
họctập đạt kết quả tốt hơn thì các em cần phải tự học, tự giác ôn lại kiến thức
đãđược học trên lớp, xem trước bài mới. Vì vậy, tôi đã rèn cho các em khảnăng
tự học, tự chủ trong mọi việc. Thông qua việc trả lời các câu hỏi trongbảng
kiểm, học sinh sẽ phần nào nhận thức được tự chủ, tự học là như thế nào;nó đã

gắn liền với q trình học tập của mình ra sao; có thêm những hiểu biếtvề năng
lực này. Từ đó sẽ chú ý để phát triển chính mình hơn nữa.Tơi đã xây dựng bảng
kiểm và hệ thống câu hỏi, nhằm đánh giá năng lực củahọcsinh.
BẢNG KIỂM 1
Tiêu chí



Khơng

1. Nói to, rõ ràng, mạnh dạn trước tập thể
2. Biết thắc mắc với cô khi không hiểu bài
3. Thường xuyên học bài cũ và chuẩn bị bài ở nhà
4. Bước đầu biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập của mình
5. Biết tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết
6. Có ghi chép những điều cần lưu ý trong các hoạt động học
BẢNG KIỂM 2
Hãy đánh dấu  vào ô với những ý bạn có
 Có thường xun đọc sách khơng
 Có ơn bài cũ và chuẩn bị bài mới khơng
 Có tự giác hoạt động khi được giao việc khơng
 Có thắc mắc, tị mị khám phá kiến thức khơng
 Có thường xun hỏi cô, hỏi bạn khi không hiểu bài.
 Đã biết tự mình giải quyết nhiệm vụ được giao
Như vậy việc hướng học sinh đến kĩ năng tự đánh giá, đánh giá bạn và rút
kinh nghiệm cho bản thân là rất cần thiết trong q trình tự học, tự chủ. Nó góp
phần thúc đẩy tiến trình hoạt động của học sinh, tạo khơng khí sơi nổi, phấn
khởi cho các em.Từ đó rèn sự tự tin và tự chủ, tự học trong học tập.



19
PHẦN 3. KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của sáng kiến.
a) Ý Nghĩa: Qua quá trình nghiên cứu đề tài và áp dụng trong thực tế
giảng dạy, tôi thấy để bồi dưỡng năng lực tự học, tự chủ cho HS, tơi đã chú
trọng những vấn đề sau:
- Hình thành và rèn cho học sinh thói quen tự học thông qua việc đưa ra các
thắc mắc về bài học và vấn đề khác trong xã hội, tự nhiên. Tìm cách để giải
quyết các thắc mắc khi tự tìm hiểu các kiến thức đã có, qua tài liệu, sách báo, tạp
chí, phương tiện thơng tin, mạng internet, qua cơ giáo, người lớn, bạn bè.
- Tích cực ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học và vận dụng các
hình thức tổ chức, phương pháp dạy học theo hướng đổi mới để từ đó thích ứng
dần với những nội dung của chương trình SGK mới mà học sinh lớp 5 sẽ tiếp
cận ở các lớp trên.
- Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh, giúp phụ huynh và học sinh thấy được
tự học, tự chủ không chỉ ở trên lớp mà ngay cả ở nhà cũng rất cần điều này. Việc
tợ học, tự chủ càng tốt thì kết quả học tập càng cao.
- Tạo đam mê, hứng thú, u thích mơn học: Có hứng thú học tập, tự học sẽ
giúp học sinh khắc phục được những áp lực, sự mệt mỏi, đối phó trong q trình
học tập. Giáo viên phải đưa ra những hình thức khích lệ, khen thưởng học sinh
để tạo nên sự thi đua và nỗ lực ở mỗi học sinh.
- Hướng dẫn, hỗ trợ học sinh trong quá trình tự học: đảm bảo cho học sinh
khi cần trợ giúp là được trợ giúp kịp thời. Khi tự học tại lớp (làm bài tập, luyện
tập), tham gia các hoạt động không để học sinh bế tắc quá lâu mà không được
trợ giúp, hỗ trợ. Khi giao nhiệm vụ cho học sinh giáo viên cần dành cho các em
thời gian để nghiên cứu. Nghĩa là luôn theo dõi nhưng giáo viên tạo tính tự chủ
cho các em trong khi tự học.
- Luôn quan tâm đến các đối tượng học làm sao để tất cả các em đều được
thể hiện năng lực của mình và rèn tính tự tin cho bản thân. Giúp các em biết tự
đánh giá, rút kinh nghiệm và tích cự trong mọi hoạt động.

b) Phạm vi áp dụng sáng kiến: Sáng kiến có thể áp dụng cho tất cả các đối
tượng học sinh tiểu học trong các nhà trường.
2. Hiệu quả dự kiến của sáng kiến
- Qua quá trình nghiên cứu đề tài và áp dụng thực tế giảng dạy trên lớp,
bản thân tôi đã thu được một số kết quả nhất định mang lại hiệu quả trong quá
trình dạy học và hoạt động giáo dục. Tiết học trở nên sơi nổi hơn, học sinh
hoạtđộng tích cực và hồn thành nhiệm vụ học tập tốt hơn. Qua đó giúp các em
ham học hơn, tạo điều kiện cho các em chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động,
tích cực nhẹ nhàng và hiệu quả.


20
- Nhiều học sinh nhanh nhẹn, mạnh dạn và tự tin hơn trong việc phát biểu
và trình bày trước lớp. Các em biết thắc mắc khi không hiểu bài, biết tìm kiếm
sự trự giúp khi cần
- Học sinh tiến bộ hơn trong học tâp, tự giác tập trung, tích cực hợp tác
hơn trong học tập. Nhiều em chủ động chiếm lĩnh kiến thức nhờ vào việc các em
đã tự chủ, tự giác trong các hoạt động.
- Kết quả học tập của học sinh đánh giá theo từng kì có sự tiến bộ rõ rệt.
Qua áp dụng các biện pháp nêu trên tại lớp tôi trực tiếp giảng dạy, tôi thấychất
lượng giáo dục cácmôn tăng hẳn và tăng đều từ đầu năm học đến giữa học kì II,
số học sinh chưa hoàn thành giảm dần, chât lượng giáo dục toàn diện cả lớp tăng
đạt 100%, chất lượng luôn đạt mục tiêu kế hoạch đề ra. Học sinh phát triển tốt
các năng lực, các phẩm chất.
Sau đây là kết quả khảo sát về một số biểu hiện của năng lực Tự học, tự
chủ đối với học sinh lớp5A trường TH&THCS Đông Khê
Tổng số học sinh được kháo sát : 30 em
Mức đánh giá
Tốt


Các biểu hiện

Đạt yêu cầu

Chưa đạt

SL

%

SL

%

SL

%

Có kỉ luật, biết tự quản

25

83,3

5

16,7

0


0

Kĩ năng thực hiện các
hoạt động học tập

15

50

15

50

0

0

Tự tin, chủ động thể hiện
các kết quả học tập

13

43,3

17

56,7

0


0

Thích học, tị mị, kiên
nhẫn

18

60

12

40

0

0

Biết thắc mắc khi không
hiểu bài

15

50

10

33,3

5


16,7

\

3. Kiến nghị
Là một giáo viên trực đứng lớp Tiểu học, với mong muốn dạy học theo
phát triển năng lực học sinh, tơi có một số kiến nghị sau:
- Đối với giáo viên chủ nhiệm: Giúp học sinh nhận thức đúng đắn về tự
học và sự cần thiết, lợi ích của tự học; Dạy học sinh cách nghe giảng và ghi chép
bài trên lớp. Giáo viên chủ nhiệm lớp phải là cầu nối giữa gia đình và nhà
trường, giữa giáo viên và học sinh.


21
- Đối với học sinh: Cần biết xác định mục tiêu học tập, nội dung cần học,
lên kế hoạch tự học; cần biết tự thể hiện, tham gia quá trình thảo luận, biết tự
đánh giá, tự điều chỉnh bản thân và biết vận dụng kiến thức đã học vào các tình
huống thực tiễn.
- Về gia đình cần quan tâm, sát sao đến việc học tập tạo điều kiện để các
em học tập năng động và sáng tạo.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân khi thực hiện đề tài“Một
số giải pháp rèn năng lực tự học, tự chủ cho học sinh lớp 5 nhằm nâng cao
chất lượng dạy học ở trường TH&THCS Đông Khê”. Những giải pháp tơi đưa
ra khơng hồn tồn mới, kết quả chưa thật mĩ mãn nhưng với những giải pháp
này tơi đã có những kết quả đáng mừng. Chất lượng dạy học được nâng lên rõ
rệt.Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những hạn chế,
tôi rất mong nhận được góp ý, bổ sung của Hội đồng khoa học, các bạn đồng
nghiệp để đề tài của tôi ngày một hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Đơng Sơn, ngày 28tháng 04 năm 2022

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
ĐƠN VỊ
mình viết, khơng sao chép nội dung của
……………………...……………………………………. người khác.
……………………...……………………………………
Người viết
……………………...……………………………………
……………………...……………………………………
……………………...……………………………………
……………………...……………………………………

Nguyễn Thị Nga


22
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………


23



×