Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Phương pháp tạo sự chú ý là thu hút người đối diện trong khi giao tiếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.32 KB, 2 trang )

Phương pháp tạo sự chú ý là thu hút người đối diện trong khi giao tiếp
Kỹ năng tạo sự chú ý là thu hút người đối diện trong khi giao tiếp: Có một sự
chuẩn bị đầy đủ sẽ tốt hơn việc bạn vội vàng ghi chép trong sự vội vàng, hấp tấp
mà không hề có sự chuẩn bị. Nhiều người thích viết những gì cần nói lên giấy
thành một dàn ý, trong khi một số khác thích viết trên bàn tay
Chúng ta đều biết rằng ai cũng cần phải giao tiếp. Bạn có thể xem những cuộc
nói chuyện trên truyền hình, trên đài radio, trong các câu lạc bộ chuyên về giao
tiếp, trong những cuộc nói chuyện bình thường; để rồi rút ra những quy tắc nhất
định, và bạn chỉ có thể áp dụng nếu nó có khả năng liên kết các câu chữ lại với
nhau. Điều đó nghe có vẻ nhàm chán, tôi biết, bởi khi bạn giao tiếp liên tục thì
não của bạn phải chịu khó gấp đôi để tiếp thu những gì mà bạn biết. Vì vậy cách
tốt nhất để bắt đầu học giao tiếp một cách hiệu quả là hãy hoạt động giao tiếp
với… chính bạn.
Để mọi người muốn nghe ý kiến của bạn
Bạn đã bao giờ tham dự cuộc họp mà ban đầu một đai biểu giơ tay, đặt câu hỏi
và chỉ vài phút sau, lại đặt một câu hỏi khác? Sau đó, một đại hiểu cũng nói
nhiều như thể đưa ra nhận xét. Làm sao để tự tin?
Vị đại biểu bảo thủ đó nói liên tục đến nỗi người điều phối cuộc họp khó chịu và
cuối cùng phải thốt lên, “bây giờ hãy nghe một đại biểu khác phát biểu.” Mọi
người thở dài nhẹ nhõm. Nếu một người không nói thẳng ý kiến trước khi chia
sẻ quan điểm của mình, cả nhóm sẽ lắng nghe.
Một ngày, cách đây vài năm, tôi đang cùng một nhóm nhỏ khoảng năm hoặc sáu
người ngồi quanh bể bơi của một người bạn. Sau phần giới thiệu rất ngắn gọn,
tôi nhận thấy một trong những người phụ nữ ở đó dường như lắng nghe một
cách chăm chú.
Cả nhóm đang nói chuyện phiếm về những thứ quan trọng và những thứ không
quan trọng, và mọi người đều đưa ra ý kiến của mình về hai chủ đề trên. Tất cả
mọi người, ngoại trừ người phụ nữ đó là không đưa ra ý kiến. Cô ấy không nói
một lời, tôi tò mò về cách cô ấy cảm nhận những chủ đề khác nhau này, nhưng
tôi không muốn hỏi vì sợ làm cô ấy khó chịu. Cô ấy có vẻ rất nhút nhát.
Tuy nhiên, khi cuộc trò chuyện của chúng tôi đã được nửa tiếng, người phụ nữ


đó đột nhiên hào hứng đưa ra quan điểm về những vấn đề chúng tôi đang thảo
luận. Cô ấy khiến chúng tôi ngạc nhiên về những nhận xét của cô ấy, và chũng
tôi rất muốn nghe cô ấy nói. Sau đó, cô ấy trò chuyện rất nhiều và chúng tôi đặc
biệt thích nghe cô ấy.
Tại sao vậy?
Bởi vì người phụ nữ đó ban đầu lặng lẽ khiến chúng tôi tò mò về cô ấy. Chúng
tôi cũng đánh giá cao cô bởi chúng tôi nhận ra một điều gì đó đặc biệt toát lên từ
người phụ nữ đó.
Vậy bài học mà kenhtuyensinh.vn muốn chia sẻ với bạn đọc về phong cách giao
tiếp qua câu chuyện trên: Đừng cảm thấy bị bắt buộc khi phải tham gia vào một
cuộc thảo luận ngay lập tức. Khi giữ im lặng lúc đầu rất có thể bạn đã tạo ra một
cảm giác bí hiểm. Đơn giản là hãy LẮNG NGHE và tạo sự giao tiếp bằng ánh
mắt với người khác khi họ nói. Lúc bạn quyết định nói ra, những lời nhận xét của
bạn được mọi người chờ đợi và có trọng lượng hơn nhiều. Sự điềm tĩnh và im
lặng đầy tự tin của bạn đã gây được nhiều ấn tượng.
Sự chuẩn bị kỹ càng sẽ tạo nên sức hấp dẫn trong thông điệp truyền tải
Có một sự chuẩn bị đầy đủ sẽ tốt hơn việc bạn vội vàng ghi chép trong sự vội
vàng, hấp tấp mà không hề có sự chuẩn bị. Nhiều người thích viết những gì cần
nói lên giấy thành một dàn ý, trong khi một số khác thích viết trên bàn tay (mặc
dù cách này không dùng cho người có tay hay bị ra mồ hôi). Hãy thật sự thoải
mái với những gì bạn trải qua từ khi bạn bắt đầu giao tiếp. Những lời khuyên giới
thiệu ở trên thật sự tốt cho những người mới học cách giao tiếp. Nhưng quan
trọng là bạn phải tự rèn luyện cho đến khi bạn giao tiếp được với người khác.
Chúc bạn thành công!

×