Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

(SKKN 2022) Rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.08 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HỐ

PHỊNG GD&ĐT HOẰNG HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
CHO HỌC SINH LỚP 9

Người thực hiện: Trịnh Thị Hồng
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Hoằng Trung
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Ngữ văn

THANH HỐ NĂM 2022
1


MỤC LỤC
1.Phần mở đầu……………………………………………………………………...3
1.1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………………….3
1.2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………………..4
1.3. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………4
1.4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………4
1.5.Những điểm mới của SKKN………………………………………………...4
2. Phần nội dung SKKN……………………………………………………………4
2.1. Cơ sở lí luận của SKKN…………………………………………………….4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN……………………………….5
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề…………………………………9
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục…………………………...9
3. Phần kết luận, kiến nghị...................................................................................17.


TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………...18

2


1. Mở đầu
1.1. Lí do chon đề tài.
Trong chương trình học tập mơn Ngữ văn ở THCS thì việc lập luận trong
đoạn văn được đặt ra như một kĩ năng cần phải rèn luyện. Kĩ năng này có thể được
luyện ngay trong một câu, một số câu, một đoạn văn hay trong cả một bài văn. Tuy
vậy, trong câu do dung lượng không lớn nên việc lập luận đơn giản, thường chưa
thể hiện đầy đủ bản chất. Còn trong một đoạn văn, một văn bản hoàn chỉnh, việc
lập luận sẽ phong phú đa dạng hơn. Do đó việc hình thành kĩ năng lập luận trong
đoạn văn, trong văn bản cho học sinh là điều rất quan trọng đặc biệt đối với học
sinh lớp 9.
Ở bậc Trung học cơ sở, trong môn Ngữ văn, học sinh đã học về đoạn văn và
các thể văn nghị luận. Kiến thức về đoạn văn các em được tìm hiểu sơ lược từ lớp
6 (Tiết 20: Lời và đoạn văn tự sự), lớp 7(Tiết 99: Luyện tập viết đoạn chứng minh,
giải thích) và tăng cường hơn ở lớp 8, lớp 9. Lớp 8 có 4 tiết :Tiết 10, tiết 76, tiết
100, 102 với các kiến thức kĩ năng về xây dựng đoạn trong văn bản, viết đoạn
trong văn thuyết minh, xây dựng và trình bày luận điểm. Lên lớp 9, các em được
học về liên kết câu và liên kết đoạn văn ( Tiết 102, 110).
Dạng văn nghị luận các em cũng được học từ lớp 7, khái quát về đặc điểm
văn nghị luận, phép lập luận chứng minh, giải thích; Lớp 8 học tiếp văn nghị luận,
về cách nói và viết bài văn nghị luận có sử dụng yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả.
Ở lớp 9 đã có sự kế thừa, nâng cao kiến thức về văn nghị luận. Các em học văn
nghị luận xã hội (nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống, nghị luận về một
vấn đề tư tưởng đạo lí) và nghị luận văn học (nghị luận về tác phẩm truyện hoặc
đoạn trích, nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ). Có thể nói việc tìm hiểu về đoạn
văn, về văn nghị luận có một hệ thống từ thấp đến cao phù hợp với lứa tuổi và cấu

trúc của chương trình Ngữ văn THCS.
Trong quá trình giảng dạy mơn Ngữ văn nói chung, mơn Ngữ văn lớp 9 nói
riêng, tuy giáo viên đã giúp học sinh nắm các yêu cầu về đoạn văn, cách làm bài
nghị luận ở từng kiểu bài, nhưng kĩ năng viết đoạn, viết bài nghị luận của học sinh
3


chưa thật thành thạo. Các em còn lúng túng, hành văn chưa mạch lạc, chặt chẽ,
nhất là đối với đối tượng học sinh từ trung bình trở xuống. Trong quá trình làm bài
kiểm tra ở lớp cũng như ở kiểm tra học kì, thi tuyển vào lớp 10 ở mơn ngữ văn
nhiều năm qua, học sinh làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học còn rất nhiều
hạn chế. Bài làm của học sinh thường sơ sài, chung chung, lan man, vừa thừa, vừa
thiếu, có khi xa đề, lạc đề. Có bài chỉ viết được 7 đến 8 dịng là hết, có nhiều em
khơng biết xây dựng luận điểm. Thực trạng ấy làm cho giáo viên phải trăn trở, suy
nghĩ. Là giáo viên văn trực tiếp dạy lớp 9 tôi lo lắng về thực trạng này. Tôi luôn
mong muốn nâng cao chất lượng dạy và học văn nói chung, rèn luyện kĩ năng tạo
lập văn bản nói riêng cho các em. Vì vậy tơi đã thực hiện sáng kiến “Rèn luyện kĩ
năng viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của tơi khi thực hiện sáng kiến nhằm góp phần củng cố kĩ năng
tạo lập đoạn văn, tạo lập văn bản, nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn
lớp 9, nâng cao kết quả thi vào 10 và thi học sinh giỏi môn Ngữ văn của trường
THCS Hoằng Trung.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Sáng kiến kinh nghiệm nghiên cứu, tổng kết về kĩ năng viết đoạn văn nghị
luận văn học cho học sinh lớp 9 trường THCS Hoằng Trung
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết. Nghiên cứu những tài liệu có liên quan
đến đoạn văn, cách lập luận, trình bày nội dung đoạn văn.
- Điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.

- Thống kê, xử lý số liệu.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Như chúng ta đã biết: Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu
từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dịng và thường biểu
đạt một ý tương đối hồn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.
4


Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ
ngữ được dùng làm đề mục hoặc được lặp lại nhiều lần ( thường là chỉ từ, đại từ,
các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung
khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đúng ở đầu hoặc
cuối đoạn văn. Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ
đề của đoạn.

(SGK Ngữ văn 8 tập I, trang 36).

Về mặt nội dung, đoạn văn là một ý hoàn chỉnh ở một mức độ nhất định nào
đó về logic ngữ nghĩa, có thể nắm bắt được một cách tương đối dễ dàng.
Về mặt hình thức, đoạn văn ln ln hồn chỉnh. Các câu trong đoạn liên
kết với nhau về mặt hình thức, thể hiện bằng các phép liên kết.
Để trình bày một đoạn văn cần phải sử dụng các phương pháp lập luận. Lập
luận phải chặt chẽ hợp lí thì đoạn văn mới có sức thuyết phục.
Trong văn bản, nhất là văn nghị luận, ta thường gặp những đoạn văn có kết
cấu (cách lập luận) phổ biến: diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp... bên cạnh đó là
cách lập luận suy luận nhân quả, suy luận tương đồng, suy luận tương phản .....
Các câu trong đoạn văn phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung cũng
như hình thức:
- Về nội dung:

+ Các câu phải phục vụ chủ đề chung của đoạn văn.( Liên kết chủ đề).
+ Các câu phải được sắp xếp theo trình tự hợp lí ( Liên kết logic).
- Về hình thức: Các câuvăn phải được liên kết với nhau bằng một số biện
pháp chính như : Phép lặp, phép thế, phép nối, phép đồng nghĩa, trái nghĩa và
liên tưởng. ( SGK Ngữ văn 9 tập 2 trang 43).
Tất cả những kiến thức lí thuyết trên là cơ sở để tôi thực hiện sáng kiến kinh
nghiệm này. Bên cạnh đó tơi cũng khảo sát thực trạng kĩ năng viết đoạn văn của
học sinh lớp 9 ở trường THCS Hoằng Trung để có giải pháp thực hiện hợp lí, hiệu
quả.
2.2:Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

5


Vào đầu các năm học, nhà trường bao giờ cũng khảo sát chất luợng học tập
các mơn Tốn, Ngữ văn để phân loại học sinh, có kế hoạch bồi dưõng học sinh khá
giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém. Kết hợp với kết quả khảo sát chất luợng, trong các
giờ học đầu năm học, tôi thường kiểm tra kĩ năng viết đoạn của học sinh qua các
bài tập nhỏ sau các tiết văn học bằng cách cho học sinh viết đoạn văn nêu cảm
nhận về tác phẩm, nhân vật, chi tiết trong tác phẩm.
Một số bài tập tôi dùng để kiểm tra:
+ Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em sau khi học văn bản?
+ Chi tiết cái bóng trong tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương” của
Nguyễn Dữ là chi tiết rất đặc sắc. Hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu theo lối diễn
dịch trình bày cảm nhận của em về chi tiết đó?
* Kết quả khảo sát đầu năm học 2021-2022 trước khi làm sáng kiến kinh nghiệm:

Khối lớp

KẾT QUẢ XẾP LOẠI


Tổng số
học sinh

9

41

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL


%

4

9.8

7

17.1

18

43.8

12

29.3

Qua kết quả khảo sát có thể nhận thấy số học sinh khơng có kĩ năng viết
đoạn cịn nhiều, số học sinh có kĩ năng viết đoạn thành thạo cịn ít. Trên bài làm
của hầu hết các em thể hiện việc nắm khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ
đề trong đoạn văn, cách trình bày đoạn văn cịn lơ mơ.
Các em khơng biết trình bày đoạn văn đảm bảo sự liên kết chặt chẽ về nội
dung cũng như hình thức. Nhiều bài viết lủng củng sơ sài, lập luận không mạch lạc
chặt chẽ. Các ý lộn xộn, không theo trình tự hợp lí. Đầu đoạn văn khơng viết hoa lùi
đầu dòng, viết tuỳ tiện.
2. 3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
a. Giải pháp 1: Củng cố kiến thức về đoạn văn cho học sinh:
* Khái niệm:
- Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi

đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối
6


hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.
- Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các
từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc được lặp lại nhiều lần ( thường là chỉ từ, đại
từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung
khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đúng ở đầu hoặc
cuối đoạn văn. Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ
đề của đoạn.
(SGK Ngữ văn 8 tập I, trang 36).
* Các cách trình bày nội dung trong đoạn văn.
- Cách diễn dịch: là cách trình bày ý đi từ khái quát đến cụ thể. Câu chủ đề
mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai những nội
dung chi tiết cụ thể ý tưởng của chủ đề đó. Các câu triển khai được thực hiện bằng
các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận; có thể kèm những nhận
xét, đánh giá và bộc lộ sự cảm nhận của người viết.
- Cách qui nạp: là cách trình bày ý ngược lại với diễn dịch - đi từ các ý chi
tiết, cụ thể đến ý khái quát. Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn. Các câu trên được trình
bày bằng thao tác minh hoạ, lập luận, cảm nhận và rút ra nhận xét, đánh giá chung.
- Cách tổng phân hợp: là sự phối hợp diễn dịch với quy nạp. Câu mở đoạn
nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo khai triển ý khái quát, câu kết đoạn là ý
khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng. Những câu khai triển được
thực hiện bằng thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, nhận xét hoặc
nêu cảm tưởng, để từ đó đề xuất nhận định đối với chủ đề, tổng hợp lại, khẳng định
thêm giá trị của vấn đề.
b. Giải pháp 2: Hướng dẫn học sinh cách viết đoạn văn:
Để viết đoạn văn thành công, cần chú ý tuân thủ các bước:
Bước 1: Xác định yêu cầu của đề: Căn cứ vào yêu cầu của đề bài, xác định rõ nội

dung cần trình bày trong đoạn là gì? ( Nội dung đó sẽ được “gói” trong câu chủ đề.
Và cũng là định hướng để viết các câu cịn lại). Nội dung đó được trình bày theo
cách nào, có u cầu nào khác về hình thức, ngữ pháp.
Ví dụ: Viết một đoạn văn ngắn để nêu suy nghĩ của em về những điều người
7


cha nói với con qua khổ thơ sau:
“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao q hương
Cịn q hương thì làm phong tục.”
(Nói với con – Y Phương)
Trong đoạn có sử dụng: + Lời dẫn trực tiếp.
+ Phép lặp.
* Yêu cầu của đề:
- Nội dung: nêu lên suy nghĩ của em về những điều người cha nói với con
qua khổ thơ...
- Hình thức: đoạn văn ngắn.
- Yêu cầu ngữ pháp: Lời dẫn trực tiếp, phép lặp.
Đề 2:
a. Chép thuộc bốn câu đầu của đoạn trích “Cảnh ngày xuân”
b. Bằng một đoạn văn quy nạp từ 9 đến 12 câu nêu cảm nhận của em về cái
hay của bốn câu thơ vừa chép.
* Yêu cầu cần đạt:
a. Chép chính xác 4 câu thơ đầu như trong SGK.
b. Viết đoạn văn.
- Nội dung: cảm nhận của em về cái hay của bốn câu thơ
- Hình thức: Đoạn quy nạp, độ dài từ 9 đến 12 câu.
Bước 2: Xác định câu chủ đề cho đoạn văn:

Câu chủ đề là câu nêu ý của cả đoạn văn, vì vậy đó là câu đặc biệt quan
trọng. Khi viết đoạn cần chú ý đọc kĩ đề, xác định yêu cầu của đề, từ đó xác định
câu chủ đề.
Có những đề khơng cho sẵn câu chủ đề, có đề cho sẵn câu chủ đề, có đề lại
có phần dẫn ý, dựa vào đó ta có thể xác định được câu chủ đề.
Ví dụ 1: 2 đề trên không cho câu chủ đề. Để viết được câu chủ đề, ta phải
nắm vững nội dung của đoạn trích đề cho, từ đó xác định câu chủ đề.
8


Đề 1: Nội dung những câu thơ là lời người cha nói về những đức tính của
người đồng mình, ca ngợi đức tính cao đẹp của người đồng mình. => Câu chủ đề
có thể viết: “Những câu thơ là lời người cha nói với con về đức tính của “người
đồng mình” .
Ví dụ 2: Đề cho sẵn câu chủ đề:
Đề 1: Từ câu chủ đề sau: “Khác với Thúy Vân, Thuý Kiều có vẻ đẹp sắc
sảo, mặn mà cả tài lẫn sắc”. Hãy viết tiếp khoảng 10 câu văn để hoàn thành một
đoạn văn theo cách Tổng – Phân - hợp.
Đề 2: Viết khoảng 10 câu văn nối tiếp câu mở đoạn sau để hoàn thành một
đoạn văn theo cách diễn dịch hoặc Tổng hợp – Phân tích - Tổng hợp cụ thể:
“Trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, Kiều hiện lên là người con gái
thuỷ chung, hiếu thảo, vị tha.”
Với những đề này ta không phải viết câu chủ đề, chỉ việc phát triển ý, trình
bày thành các câu phát triển.
Ví dụ 3: Đề có phần dẫn ý, dựa vào đó ta có thể xác định được câu chủ đề.
Trong tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ đã
sáng tạo chi tiết cái bóng trên tường rất đặc sắc. Hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu
theo lối diễn dịch trình bày cảm nhận của em về chi tiết đó.
Dựa vào phần dẫn ý của đề, ta có thể viết câu chủ đề: “Trong tác phẩm “
Chuyện người con gái Nam Xương”, Nguyễn Dữ đã sáng tạo chi tiết cái bóng trên

tường rất đặc sắc”.
Bước 3: Tìm ý cho đoạn ( Triển khai ý):
Khi đã xác định được câu chủ đề của đoạn văn, cần vận dụng các kiến thức
đã học có liên quan để phát triển chủ đề đó thành các ý cụ thể, chi tiết. Nếu bỏ qua
thao tác này, đoạn văn dễ rơi vào tình trạng lủng củng, khơng thốt ý.
Ví dụ với đề bài: Trong tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương” của
Nguyễn Dữ đã sáng tạo chi tiết cái bóng trên tường rất đặc sắc. Hãy viết đoạn văn
khoảng 10 câu theo lối diễn dịch trình bày cảm nhận của em về chi tiết đó.
Xác định ý:
- Chi tiết cái bóng làm cho câu chuyện hấp dẫn hơn so với truyện cổ tích.
9


- Giữ vai tró thắt nút, mở nút cho câu chuyện
- Góp phần thể hiện tích cách nhân vật
- Góp phần tố cáo xã hội phong kiến suy tàn, khiến hạnh phúc của con người
hết sức mỏng manh.
Bước 4: Viết các ý thành đoạn văn:
Trên cơ sở các ý vừa tìm, viết thành đoạn văn. Căn cứ vào yêu cầu về kiểu
diễn đạt để xác định vị trí câu chủ đề và cách lập luận trong đoạn văn. Ngoài ra cịn
đảm bảo các u cầu về ngữ pháp (nếu có).
Ví dụ: Với đề trên ( bước 3) cần đặt câu chủ đề ở đầu đoạn văn, sắp xếp các
ý viết thành đoạn văn đủ số câu, đánh thứ tự các câu trong đoạn, trình bày thành
đoạn văn đảm bảo sự liên kết cả nội dung lẫn hình thức.
Các bước trên là những thao tác cần có để viết được một đoạn văn hồn
chỉnh cả nội dung lẫn hình thức, đáp ứng yêu cầu của đề. Tuy nhiên không phải
học sinh nào cũng thực hiện đủ các thao tác trên khi làm bài. Điều này giáo viên
phải thường xuyên nhắc nhở để tạo thành thói quen cho học sinh. Đặc biệt để hình
thành kĩ năng cho học sinh một cách thành thạo cần tăng cường rèn luyện qua việc
thực hành viết đoạn văn cho các em một cách có hệ thống từ thấp đến cao, từ đơn

giản đến phức tạp.
c. Giải pháp 3: Rèn luyện kĩ năng dựng đoạn cho học sinh băng các dạng bài tập.
c.1. Dạng bài tập nhận biết: Mục đích của bài tập là cung cấp cho học sinh các
dạng đoạn văn cụ thể, trên cơ sơ đó các em nhận biết được mơ hình cấu trúc đoạn,
từ ngữ chủ đề, câu chủ đề. Và cao hơn là cách trình bày các luận cứ để dẫn đến luận
điểm. Tuỳ từng đối tượng học sinh mà ra bài tập với những yêu cầu nhận biết các
đoạn văn trình bày theo cách phổ biến thông dụng hay cách mở rộng, nâng cao.
Ví dụ các bài tập 1, 2 dưới đây tôi dùng để triển khai cho học sinh đại trà, các
bài tập 3 dùng cho học sinh khá giỏi.
Bài tập 1: Đoạn văn sau trình bày nội dung theo cách nào? Chỉ rõ cách
trình bày nội dung đoạn văn?
“ Chính Hữu khép lại bài thơ bằng một hình tượng thơ:
Đêm nay rừng hoang sương muối
10


Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo(1).
Đêm khuya chờ giặc tới, trăng đã xế ngang tầm súng(2). Bất chợt chiến sĩ
ta có một phát hiện thú vị: Đầu súng trăng treo(3). Câu thơ như một tiếng reo vui
hồn nhiên mà chứa đựng đầy ý nghĩa(4). Trong sự tương phản giữa súng và trăng,
người đọc vẫn tìm ra được sự gắn bó gần gũi(5). Súng tượng trưng cho tinh thần
quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược(6). Trăng tượng trưng cho cuộc sống
thanh bình, yên vui(7). Khẩu súng và vầng trăng là hình tượng sóng đơi trong lịch
sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam bất khuất và hào hoa muôn
thuở(8). Chất hiện thực nghiệt ngã và lãng mạng bay bổng đã hoà quyện lẫn nhau
tạo nên hình tượng thơ tuyệt tác để đời(9).”
Mơ hình đoạn văn: Tám câu đầu triển khai phân tích hình tượng thơ trong
đoạn cuối bài thơ “Đồng chí”, từ đó khái quát vấn đề trong câu cuối – câu chủ đề,
thể hiện ý chính của đoạn: đánh giá về hình tượng thơ. Đây là đoạn văn phân tích

thơ có kết cấu quy nạp. Nội dung phân tích đoạn kết bài thơ “Đồng chí” của
Chính Hữu..
Bài tập 2:
Đoạn văn dưới đây lập luận theo cách tổng - phân - hợp phân tích khổ thơ
đầu bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh. Chỉ rõ cách lập luận trong đoạn văn?
“ Ngay từ khổ thơ đầu, Hữu Thỉnh đã mang đến cho người đọc những tín
hiệu riêng của mùa thu.(1) Khơng phải là những rừng phong sắc đỏ, giậu cúc
vàng, lá ngô đồng rơi hay ao sen tàn lạnh... như trong thơ cổ. (2) Cũng không
phải là màu trời xanh ngắt hay làn nước biếc trong như trong thơ thu Nguyễn
Khuyến...(3)Tín hiệu của mùa thu này là làn hương ổi “ phả vào trong gió se”.(4)
Phải có “gió se”thì mới có hương thơm nồng đậm thế.(5) Làn gió heo may trong
mát với thống chớm lạnh đầu mùa như biết thanh lọc, chắt chiu để có được mùi
hương ấy.(6) Gió đưa làn hương đi theo khắp nẻo, như để “thông báo” với đất
trời, với hồn người một tín hiệu vui: mùa thu đang tới!(7) Chỉ bằng vài nét vẽ, nhà
thơ đã nắm bắt, tái hiện được vẻ đẹp mơ hồ, tinh tế của khoảnh khắc giao mùa.
(8)”
11


Mơ hình đoạn văn: Đoạn văn gốm tám câu:
- Câu đầu (tổng): Nêu lên nhận định khái quát về khổ đầu bài “ Sang thu”
của Hữu Thỉnh mang đến cho người đọc những tín hiệu riêng của mùa thu.
- Năm câu tiếp ( phân): Phân tích để chứng minh những tín hiệu riêng đó.
- Câu cuối (hợp): Khẳng định, nâng cao: chỉ bằng vài nét vẽ, nhà thơ đã nắm
bắt, tái hiện được vẻ đẹp mơ hồ, tinh tế của khoảnh khắc giao mùa.
Bài tập 3: Dưới đây là đoạn văn nội dung nói về phẩm chất của con người mới
trong “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. Chỉ ra cách lập luận trong đoạn
văn?
Thực lịng mà nói, giữa bao lo toan hối hả của cuộc sống thường ngày, có khi
nào ta dành ra được những phút tĩnh lặng của cuộc đời, để lắng nghe nhịp đập

bên trong thầm lặng của cuộc sống. Đọc “ Lặng lẽ Sa Pa”, ta giật mình bởi những
điều Nguyễn Thành Long nói tới mà ta quen nghĩ, quen nhìn hời hợt, nơng cạn
theo một cơng thức đã có sẵn mà khơng chịu đi sâu tìm tịi, phát hiện bản chất bên
trong của nó: “ Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa
Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con
người làm việc và suy nghĩ” hết mình cho đất nước, cho cuộc sống hơm nay.
Đoạn văn trên có sự so sánh tương phản: so sánh sự trái ngược trong suy nghĩ
hời hợt, nông cạn theo một cơng thức đã có sẵn của chúng ta với suy nghĩ sâu xa
của Nguyễn Thành Long, so sánh sự tương phản giữa hiện thực cuộc sống: “giữa
bao lo toan hối hả của cuộc sống thường ngày, ít khi ta dành ra được những phút
tĩnh lặng của cuộc đời, để lắng nghe nhịp đập bên trong thầm lặng của cuộc
sống” với “những con người làm việc và suy nghĩ” hết mình cho đất nước, cho
cuộc sống”. Từ đó làm nổi bật nội dung nói về phẩm chất của con người mới
trong Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
Với học sinh lớp 9, cách lập luận chủ yếu cần nhận diện là 3 cách diễn dịch,
qui nạp, tổng phân hợp còn các cách lập luận khác chủ yếu mở rộng dành cho học
sinh khá giỏi, và giúp các em nhận diện cách lập luận trên cơ sở đó tự mình viết
được một số dạng đề yêu cầu viết đoạn có sự so sánh giữa hai tác phẩm, hai nhân

12


vật, hai câu thơ, hai hình ảnh thơ... ( Điều này cũng có trong một số đề ơn thi văn
9 vào 10).
c.2. Dạng bài tập vận dụng:
*Viết câu chủ đề cho đoạn văn: Trong văn nghị luận, câu chủ đề là câu đặc biệt
quan trọng. Khi phân tích đoạn trích hay tác phẩm, câu chủ đề phải nêu được nội
dung chính cần phân tích. Viết được câu chủ đề có thể coi là có được chìa khố để
mở vấn đề. Vì vậy, đây là dạng đề theo tơi khơng kém phần quan trọng trong việc
rèn kĩ năng viết đoạn cho học sinh. Với dạng bài này, có thể có một số bài tập cụ

thể sau:
Dạng 1: Cho câu chủ đề viết còn mắc lỗi về ngữ pháp, diễn đạt, yêu cầu học
sinh sửa lại cho chuẩn
Ví dụ: Khi viết đoạn văn phân tích nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm: “
Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, một bạn học sinh đã viết câu
mở đọan như sau:
“Nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm: “ Chuyện người con gái Nam
Xương” của Nguyễn Dữ vừa là người phụ nữ thuỳ mị nết na, tư dung tốt đẹp lại
là người con dâu hiếu thảo với mẹ chồng, là người vợ thuỷ chung với chồng, là
người mẹ hiền của con chồng”.
? Chỉ ra các lỗi trong câu văn trên? Hãy viết câu văn sau khi đã sửa lại cho
đúng?
Yêu cầu với bài tập:
- Chỉ ra các lỗi trong câu văn:
+ Câu chủ đề cịn dài, ý rườm rà, có ý khơng lơ gíc: là người mẹ hiền của con
chồng”.
+ Cấu trúc câu khơng hợp lí: Phụ từ “vừa” khơng bao giờ đi một mình mà phải
đi thành cặp: ...vừa...vừa...
Viết lại câu chủ đề: Nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm: “ Chuyện người con
gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ là người phụ nữ thuỳ mị nết na, tư dung tốt
13


đẹp, người con hiếu thảo, người vợ thuỷ chung, người mẹ yêu con tha thiết”.
Dạng 2: Cho đoạn thơ hoặc đoạn văn cần phân tích, yêu cầu học sinh xác định câu
chủ đề cho đoạn đó.
Ví dụ: Cho đoạn thơ sau:
“ Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bơng hoa”.
( Trích “Cảnh ngày xn”- Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Hãy viết câu chủ đề cho đoạn văn phân tích đoạn thơ trên?
Ta có thể viết câu chủ đề: “Bốn câu thơ đầu đoạn trích“Cảnh ngày xuân”
( Trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du) là bức họa tuyệt đẹp về khung cảnh
thiên nhiên mùa xuân".
Hoặc: Chỉ bằng vài nét chấm phá, Nguyễn Du đã vẽ nên bức hoạ tuyệt đẹp
về khung cảnh thiên nhiên mùa xuân.
Dạng 3: Viết đoạn văn dựa vào câu chủ đề cho sẵn
Ví dụ: Viết khoảng 10 câu văn nối tiếp câu mở đoạn sau để hoàn thành một
đoạn văn theo cách diễn dịch hoặc Tổng hợp – Phân tích - Tổng hợp cụ thể:
“Trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, Kiều hiện lên là người con gái
thuỷ chung, hiếu thảo, vị tha.”
Yêu cầu:
Viết đoạn văn diễn dịch
- Dùng câu: “Trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, Kiều hiện lên là người
con gái thuỷ chung, hiếu thảo, vị tha.” làm câu mở đoạn.
- Sau đó viết tiếp các câu theo phát triển:
Trong cảnh ngộ ở lầu Ngưng Bích, Kiều là người đáng thương nhất, nhưng
nàng đã quên cảnh ngộ bản thân để nghĩ về Kim Trọng, nghĩ về cha mẹ.Trước hết,
nàng đau đớn nhớ tới chàng Kim, điều này phù hợp với quy luật tâm lý, vừa thể
hiện sự tinh tế của ngịi bút Nguyễn Du. Nhớ người tình là nhớ đến tình yêu nên
bao giờ Kiều cũng nhớ tới lời thề đôi lứa: “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng”.
14


Vừa mới hôm nào, nàng và chàng cùng uống chén rượu thề nguyền son sắt, hẹn
ước trăm năm dưới trời trăng vằng vặc, mà nay mỗi người mỗi ngả, mối duyên
tình ấy đã bị cắt đứt một cách đột ngột. Nàng xót xa ân hận như một kẻ phụ tình,
đau đớn và xót xa khi hình dung cảnh người u hướng về mình, đêm ngày đau

đớn chờ tin mà uổng cơng vơ ích “tin sương luống những rày trơng mai chờ”. Câu
thơ “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” có thể hiểu là tấm lịng son trong trắng
của Kiều đã bị dập vùi, hoen ố, biết bao giờ mới gột rửa cho được, có thể hiểu là
tấm lịng nhớ thương Kim Trọng không bao giờ nguôi quên. Đối với Kim Trọng,
Kiều thật sâu sắc, thủy chung, thiết tha. Tiếp đó, Kiều xót xa khi nhớ tới cha mẹ:
“Xót người tựa cửa hôm mai”. Nàng thương cha mẹ khi sáng, khi chiều tựa cửa
ngóng tin con, trơng mong sự đỡ đần; nàng xót xa lúc cha mẹ tuổi già sức yếu mà
nàng khơng được gần gũi chăm sóc và báo hiếu cho cha mẹ. Thành ngữ “Quạt
nồng ấp lạnh”,điển cố “Gốc tử đã vừa người ôm”, cụm từ “biết mấy nắng mưa”
nói lên tâm trạng nhớ thương và tấm lịng hiếu thảo của Kiều dành cho cha mẹ
đang ngày càng già nua đau yếu. Lần nào nhớ về cha mẹ, Kiều cũng nhớ chín chữ
cao sâu và ln đau xót mình đã bất hiếu khơng thể chăm sóc được cha mẹ.
Bài tập 3:
Một bạn học sinh viết: “Cơ sở của tình đồng chí đã được thể hiện rõ qua khổ
thơ đầu của bài thơ "Đồng chí". Em hãy lấy câu đó làm câu mở đoạn để triển khai
tiếp đoạn văn Tổng hợp – Phân tích - Tổng hợp hoặc diễn dịch phân tích 7 câu thơ
đầu.
- Gợi ý viết phần thân đoạn
Mở đầu bằng hai câu thơ đối nhau rất chỉnh:
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”
Tác giả cho ta thấy những người lính đều là con em của những người nơng
dân từ các miền quê nghèo hội tụ về đây trong đội ngũ:
“Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”

15


Từ “đôi” chỉ hai người, hai đối tượng chẳng thể tách rời nhau kết hợp với từ

“xa lạ” làm cho ý xa lạ được nhấn mạnh hơn. Từ phương trời tuy chẳng quen nhau
nhưng cùng đồng điệu trong nhịp đập của trái tim, cùng tham gia chiến đấu, giữa
họ đã nảy nở một thứ tình cảm cao đẹp: Tình đồng chí - tình cảm ấy khơng phải chỉ
là cùng cảnh ngộ mà còn là sự gắn kết trọn vẹn cả về lý trí, lẫn lý tưởng và mục
đích cao cả: chiến đấu giành độc lập tự do cho Tổ quốc.
“Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đơi tri kỉ
Đồng chí!”
Cả 7 câu thơ có duy nhất một từ “chung” nhưng bao hàm nhiều ý: chung cảnh
ngộ, chung giai cấp, chung chí hướng, chung một khát vọng… Hai tiếng “Đồng
chí” kết thúc khổ thơ thật đặc biệt, sâu lắng như một nốt nhạc làm bừng sáng cả bài
thơ, là kết tinh của một tình cảm cách mạng mới mẻ chỉ có ở thời đại mới.
Dạng 4: Viết đoạn văn không cho sẵn câu chủ đề.
Với dạng bài tập này yêu cầu học sinh có kĩ năng tổng hợp hơn. Không chỉ
biết xác định câu chủ đề mà cịn biết trình bày đoạn văn theo cách lập luận mà đề
yêu cầu.
Ví dụ: Viết đoạn văn diễn dịch phân tích 6 câu thơ cuối trong đoạn trích
“Cảnh ngày xuân”.
Yêu cầu của bài tập:
- Hình thức: Viết đoạn văn diễn dịch.
- Nội dung: Phân tích sáu câu thơ cuối trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”.
Sáu câu thơ cuối miêu tả cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về. Cảnh vẫn
mang cái nét thanh tao, trong trẻo của mùa xuân, rất êm dịu: ánh nắng nhạt, khe
nước nhỏ, nhịp cầu nho nhỏ bắc ngang. Mọi cử động đều rất nhẹ nhàng: mặt trời
từ từ ngả bóng về tây, bước chân người thơ thẩn, dòng nước uốn quanh. Một bức
tranh thật đẹp, thanh khiết. Cảnh đã có sự thay đổi về thời gian và khơng gian:
Khơng cịn bát ngát, trong sáng, khơng cịn cái khơng khí đơng vui náo nhiệt của
lễ hội, tất cả đang nhạt dần, lặng dần. Cảnh được cảm nhận qua tâm trạng. Những
từ láy “tà tà”, “thanh thanh”, “nao nao” không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà
16



còn bộc lộ tâm trạng con người. Đặc biệt, hai chữ “nao nao” đã nhuốm màu tâm
trạng lên cảnh vật. Hai chữ “thơ thẩn” có sức gợi rất lớn, chị em Kiều ra về trong
sự bần thần nuối tiếc, lặng buồn. “dan tay” tưởng là vui nhưng thực ra là chia sẻ
cái buồn khơng thể nói hết. Cảm giác bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui
xuân đã hé mở vẻ đẹp của một tâm hồn thiếu nữ tha thiết với niềm vui cuộc sống,
nhạy cảm và sâu lắng. Đoạn thơ hay bởi đã sử dụng các bút pháp cổ điển: tả cảnh
gắn với tả tình, tả cảnh ngụ tình.
Dạng 5: Viết đoạn văn, với yêu cầu cụ thể về hình thức, kèm theo các yêu
cầu về liên kết câu, ngữ pháp.
Ví dụ: Bài tập 1: Cho ba câu thơ:
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”
Viết một đoạn văn ngắn từ 9 đến 12 câu theo phép luận luận Tổng hợp –
Phân tích – Tổng hợp để phân tích cái hay mà em cảm nhận được từ ba câu thơ
trên. Chỉ ra các phép liên kết em đã sử dụng trong đoạn văn.
Gợi ý
Ba câu thơ kết thúc bài thơ “Đồng chí” là bức tranh đẹp về tình đồng chí, là
biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ.
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”.
Trong cảnh “rừng hoang sương muối” nhưng những người lính vẫn đứng
cạnh bên nhau, im lặng, phục kích chờ giặc tới. Từ “chờ” gợi lên tư thế chủ động
của người lính. Hai câu thơ đối nhau thật chỉnh và gợi cảm giữa khung cảnh và
toàn cảnh. Khung cảnh lạnh lẽo, buốt giá. Tồn cảnh là tình cảm ấm nồng của
người lính với đồng đội của các anh. Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp người
lính vượt lên tất cả sự khắc nghiệt của thời tiết. Tình đồng đội đã sưởi ấm lịng các

anh giữa rừng hoang mùa đơng và sương muối buốt giá. Hình ảnh“ Đầu súng trăng
treo”là có thật trong cảm giác, được nhận ra từ những đêm hành quân, phục kích
17


chờ giặc. Nhưng đây là hình ảnh đẹp nhất, gợi bao liên tưởng phong phú: Súng và
trăng là gần và xa, là chiến sĩ và thi sĩ, là thực tại và mơ mộng. Tất cả đã hòa
quyện, bổ sung cho nhau trong cuộc đời người lính cách mạng. Câu thơ như nhãn
tự của cả bài, vừa mang tính hiện thực, vừa mang sắc thái lãng mạn, là một biểu
tượng cao đẹp của tình đồng chí thân thiết. Ba câu thơ là bức tranh đẹp, là biểu
tượng đẹp giàu chất thơ về tình đồng chí, đồng đội của người lính trong kháng
chiến chống Pháp.
Trên đây là những giải pháp nhằm rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận
văn học cho học sinh lớp 9 trong năm học ở trường THCS Hoằng Trung.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường:
Qua một năm thực hiện sáng kiến, tôi nhận thấy kĩ năng dựng đoạn của học
sinh tăng lên rõ rệt . Nhiều em đã có kĩ năng viết đoạn thành thạo, đảm bảo sự liên
kết cả về nội dung cũng như hình thức. Cuối năm học tơi đã khảo sát, kiểm chứng
kết quả thực hiện đề tài qua việc khảo sát kĩ năng viết đoạn của học sinh hai lớp 9
để đối chứng so với đầu năm chưa triển khai thực hiện sáng kiến.
Đề bài dùng để khảo sát: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp
của ba cô gái thanh niên xung phong trong truyện ngắn: “ Những ngôi sao xa
xôi ” của Lê Minh Khuê.
Kết quả:

KẾT QUẢ XẾP LOẠI

Tổng
Khối lớp


số học
sinh

9

41

Giỏi
SL
7

Khá

Trung bình

Yếu

%

SL

%

SL

%

SL


%

17.1

10

24.4

20

48.7

4

9.8

So với kết quả khi chưa thực hiện đề tài, kết quả có thay đổi rõ rệt, tỉ lệ khá
giỏi tăng, tỉ lệ trung bình, yếu giảm. Kết quả như trên đã nằm ngồi dự kiến và
mong muốn của tơi. Mong rằng kết quả này sẽ được tiếp tục khẳng định qua những
kì thi trong các năm học tới.
3. Kết luận, kiến nghị:
18


Sáng kiến kinh nghiệm được rút từ thực tế giảng dạy, qua quá trình hướng
dẫn học sinh kĩ năng viết đoạn văn nghị luận. Những giải pháp thực hiện đã giúp
học sinh nhất là đối tượng học sinh từ trung bình trở xuống có kĩ năng viết đoạn
văn, bài văn nghị luận. Khi các em có kĩ năng viết đoạn thành thạo thì cũng nâng
cao kĩ năng viết bài tập làm văn. Các kĩ năng dựng đoạn trong phạm vi đề tài này
đều là những kĩ năng có thể sử dụng hiệu quả khi viết các đoạn thân bài của bài

nghị luận về tác phẩm truyện, đoạn trích, đoạn thơ, bài thơ.
Mặc dù khi viết bài văn, đoạn văn nghị luận văn học cần phải có kĩ năng
phân tích tác phẩm theo từng thể loại (Trong phạm vi đề tài này tôi không đề cập
đến). Nhưng các kĩ năng dựng đoạn đã thực hiện trong sáng kiến cũng đã góp phần
nâng cao kĩ năng làm văn nghị luận, nhất là nghị luận văn học cho học sinh, từng
bước nâng cao chất lượng học tập của học sinh ở bộ môn Ngữ văn trong nhà
trường cũng như khả năng tạo lập văn bản khi bước vào cuộc sống. Tạo cho các
em ln có khả năng lập luận mạch lạc, chặt chẽ, thuyết phục khi trình bày một
vấn đề, một ý tưởng. Một số bài học rút ra của tôi sau khi thực hiện đề tài là:
- Giáo viên cần cho học sinh nắm vững kiến thức về đoạn văn: Khái niệm,
cách trình bày nội dung trong đoạn văn.
- Giáo viên phải có điều tra khảo sát thực tế, và tuỳ theo đối tượng học sinh
khá, giỏi hay trung bình, yếu mà vận dụng lựa chọn các dạng bài tập phù hợp. Qua
đó mà củng cố hoặc nâng cao kiến thức về đoạn văn, rèn luyện kĩ năng dựng đoạn
văn cho học sinh.
- Đặc biệt là phải cho học sinh nắm vững kiến thức về các tác phẩm văn học
( qua các giờ học phân mơn Văn) để có nội dung thực hành khi viết đoạn.
Trên đây là những kinh nghiệm của tôi qua việc thực hiện đề tài ở trường
THCS Hoằng Trung. Tuy nhiên, đây chỉ là kinh nghiệm mang tính chủ quan của
bản thân và mới áp dụng trong phạm vi hẹp. Rất mong sự đóng góp ý kiến, trao
đổi, bổ sung của bạn bè đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tơi được hồn
thiện, kết quả dạy và học văn của học sinh trường THCS Hoằng Trung ngày càng
được nâng cao.
19


Xin chân thành cám ơn!
Hoằng Trung, ngày 10 tháng 5 năm 2022
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ


Người viết

Lê Thị Mai

Trịnh Thị Hồng

20


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.................................................................................................................................
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
(Ký tên, đóng dấu)

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.................................................................................................................................
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN

(Ký tên, đóng dấu)

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO

STT
1

TÊN TÀI LIỆU

TÁC GIẢ

Tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN môn NXB Giáo dục Việt Nam
Ngữ văn THCS (Tập 1 và 2)

2

SGK, sách hướng dẫn, thiết kế bài giảng Ngữ NXB Giáo dục Việt Nam
Văn lớp 6,lớp 7, lớp 8 và lớp 9.

3

Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn ở NXB Giáo dục Việt Nam
trường THCS

4

Bình giảng Ngữ văn lớp 9


NXB Giáo dục Việt Nam

22



×