Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN thể dục lớp 9. Một số bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng cao tay môn Bóng chuyền cho học sinh lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.25 KB, 21 trang )

PHÒNG GD – ĐT
TRƯỜNG THCS
***
Sáng kiến kinh nghiệm
Một số bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng cao
tay môn Bóng chuyền cho học sinh lớp 9
I. Mở đầu
1. Đặt vấn đề
Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến mục tiêu giáo dục toàn diện cho thế hệ
trẻ. Trong các văn kiện đại hội VIII và Nghị quyết TW khoá 2 của Đảng về giáo dục
đào tạo và khoa học công nghệ khẳng định: “Giáo dục đào tạo cùng với khoa học và
công nghệ phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu”.
ở nước ta hàng năm thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu văn hoá văn
nghệ, thể dục thể thao, để tăng thêm tình đoàn kết hữu nghị, sự học hỏi lẫn nhau
giữa các trường, các địa phương, các tỉnh và thành phố. Bên cạnh các hoạt động như
bóng đá, bóng bàn, cầu lông, điền kinh… thì Bóng chuyền là một trong những hoạt
động thường được tổ chức để chào mừng các ngày lễ lớn. Vì thế mà bóng chuyền là
một trong những môn phát triển mạnh mẽ ở trong các nhà trường đã góp phần giáo
dục cho học sinh về các mặt: đức- trí- thể - mỹ.
Hơn nữa Bóng chuyền lại là môn thể thao sôi nổi, giàu cảm xúc hưng phấn,
thông minh và sáng tạo, nhịp điệu trận đấu cao, thời gian kéo dài, đặc biệt là sự
căng thẳng, hấp dẫn của thi đấu đối kháng, sự chuẩn bị các tình huống ứng phó
trong điều kiện thời gian rất ngắn.
Đổi mới phương pháp dạy và học trong các nhà trường phổ thông nói chung và
trong giáo dục thể chất nói riêng là một trong những nội dung cấp thiết và bức bách
nhất trong giai đoạn hiện nay, được các cấp các ngành quan tâm đặc biệt. Nhằm lấy
người học làm trung tâm, tạo cho học sinh tính tự giác tích cực trong học tập cũng
như trong tập luyện để thúc đẩy sự phát triển môn Bóng chuyền ở trong các trường.
Trong giai đoạn hiện nay các môn thể thao nói chung, các môn bóng nói riêng
đã có sự phát triển vượt bậc. Đặc biệt là môn Bóng chuyền đã vượt lên một đẳng cấp
mới. Chính vì vậy mà tiếp thu kỹ chiến thuật một cách toàn diện đó là nền tảng


vững chắc để vận dụng chúng linh hoạt trong học tập cũng như trong thi đấu. Muốn
tổ chức chiến thuật tấn công tốt thì đòi hỏi cầu thủ chuyền 2 phải có một kỹ thuật
chuyền bóng tốt để thực hiện được các đường chuyền có hiệu quả như: chuyền bóng
biên ở vị trí số 2 và số 4, chuyền bóng trung bình, chuyền nhanh ở vị trí số 3,
2
chuyền những đường bóng lao ngắn, lao dài. Đặc biệt chuyền bóng ở vị trí số 4
thường được sử dụng và có hiệu quả trong tấn công nhất.
Xuất phát từ tầm quan trọng của kỹ thuật chuyền bóng, từ yêu cầu phát triển
của môn bóng chuyền ngày càng tiến xa và đạt thành tích cao hơn nữa để có thể
theo kịp sự phát triển của xã hội.
Từ thực tiễn đó đã dẫn dắt tôi đến với đề tài: “Một số bài tập nâng cao hiệu
quả kỹ thuật chuyền bóng cao tay. Môn Bóng chuyền cho học sinh lớp 9A”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu.
2.11 Lựa chọn và xây dựng một số bài tập có hiệu quả nhằm nâng cao kỹ thuật
chuyền bóng cao tay. Môn Bóng chuyền cho học sinh lớp 9A.
2.12. Nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy và học tập.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để giải quyết mục đích đã đặt ra trong đề tài này, tôi tập trung đi vào nghiên
cứu 2 nhiệm vụ .
2.21. Nhiệm vụ 1:
Nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và chọn, ứng dụng một số bài tập
nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng cao tay cho học sinh lớp 9A
2.22. Nhiệm vụ 2:
Đánh giá các bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng cao tay cho học
sinh lớp 9A
3. Phương pháp nghiên cứu:
Để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài này tôi sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
3.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu:

3
Phương pháp này tôi đã sử dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm mục đích thu
thập thông tin bằng cách đọc và phân tích tài liệu tham khảo kết hợp ghi chép các
vấn đề có liên quan để đưa ra các kết luận quan trọng và bổ ích phục vụ cho hướng
nghiên cứu.
3.2. Phương pháp quan sát sư phạm:
Quan sát sư phạm là phương pháp sử dụng trực quan để quan sát một hiện
tượng hay một sự việc nào đó đang diễn ra trước mắt. Để từ đó thu lượm những
thông tin, số liệu, chỉ số, thông số, những sự kiện có liên quan đến vấn đề cần quan
tâm.
Vậy cho nên việc sữ dụng phương pháp quan sát sư phạm nhằm để thu lượm
những số liệu, chỉ số, thông số, những sự kiện diễn ra trên cơ thể người tập dưới tác
động của các bài tập. Để từ đó có những điều chỉnh hợp lí trong các bài tập nhằm
nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng cao tay.
Các phương pháp quan sát sư phạm được sử dụng trong đề tài.
- Quan sát cơ bản.
- Quan sát bên ngoài .
- Quan sát công khai.
- Quan sát liên tục.
3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm :
Phương pháp này được sử dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm mục đích
kiểm tra đánh giá hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng cao tay.
Các phương pháp thực nghiệm sư phạm được sử dụng trong đề tài:
- Thực nghiệm sư phạm.
- Thực nghiệm kiểm tra.
4. Tổ chức nghiên cứu:
4.1. Đồi tượng nghiên cứu.
Học sinh lớp 9A.
4
4.2 Địa điểm nghiên cứu.

Sáng kiến được tiến hành nghiên cứu tại trường THCS.
4.3 Thời gian nghiên cứu:
Sáng kiến được tiến hành từ 9/2011 đến 5/2012
II. Kết quả nghiên cứu
1. Giải quyết nhiệm vụ 1:
Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng cao
tay môn Bóng chuyền cho học sinh lớp 9A. Để chọn một số bài tập nhằm nâng cao
hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng cao tay, dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, nghiên
cứu về cơ sở sinh lý của việc chuyền bóng cao tay. Chủ yếu nghiên cứu cơ sở lý
luận về đặc điểm tâm sinh lý và kỹ chiến thuật của đối tượng là học sinh lứa tuổi 14
- 15 tuổi.
1.1. Về mặt tâm lý:
Việc hình thành thế giới quan phát triển hoàn chỉnh có đời sống tình cảm
phong phú và tính độc lập tự chủ cao, có biểu hiện sâu sắc, đào sâu suy nghĩ năng
lực tâm lý tương đối vững vàng.
Cảm giác và tri giác của lứa tuổi 14 - 15 đã đạt tới mức cơ bản hoàn thiện do
các cơ quan phân tích đã phát triển khá đầy đủ. Thị giác, thính giác đã có khả năng
phản ứng rất tinh vi với các màu sắc và âm thanh. Các em dễ phân biệt giữa cái
chính và cái phụ, cái bản chất và cái không bản chất. Tính quan sát của các em chịu
sự chi phối rõ rệt của hệ thống tín hiệu thứ 2 và gắn liền với tư duy trừu tượng.
Trí nhớ có ý nghĩa đã chiếm ưu thế rõ rệt, các em đã có ý thức tự giác tích cực
trong học tập, xây dựng động cơ đúng đắn hướng tới việc lựa chọn nghề sau này khi
tốt nghiệp .
Xét riêng cở sở tâm lý của viêc hình thành các động tác thể thao ta nhận thấy
các động tác thể thao được hình thành theo 2 giai đoạn: Giai đoạn hình thành biểu
5
tượng hay mô hình tâm lý động tác và giai đoạn chuyển các biểu tượng hay mô hình
đó thành vận động cơ bắp .
Muốn thực hiện được động tác thể thao môt cách nhuần nhuyễn thì học sinh
hay vận động viên đó phải tập luyện. Nhờ có quá trình tập luyện mà biểu tượng hay

mô hình tâm lý của động tác thể thao sẽ được chuyển thành hoạt tính cơ bắp.
Vì vậy có thể nói do đặc điểm phát triển thể chất và trí tuệ, do đã có một số
kinh nghiệm xác đáng, trình độ hiểu biết được nâng cao. Nên nhiều khi các em
muốn đốt cháy giai đoạn nôn nóng đối với công việc. Tình trạng dễ bốc lên, xẹp
xuống cũng là chỗ yếu của học sinh, song các em cũng dễ có chiều hướng chuộng
hình thức bên ngoài, chuộng cái đẹp . Vậy cho nên trong quá trình học tập và huấn
luyện thể thao cần chú ý đến những yêu cầu tâm lý, cấu trúc tâm lý, thủ thuật bổ trợ
của quá trình giảng dạy và huấn luyện thể thao.
1.2. Về mặt sinh lý:
Chức năng sinh lý, bộ máy vận động đang phát triển mạnh.
Hệ tuần hoàn: Kích thuớc tim tăng, tần số co bóp của cơ tim tăng,
hiệu quả hoạt động của hệ tim mạch cao.
Hệ thần kinh: Các biểu hiện cơ bản của hệ thần kinh cấp cao được hình thành
và phát triển ở lứa tuổi này.
Hệ hô hấp: Sự thay đổi về độ dài của chu kỳ hô hấp.
Hệ trao đổi chất và trao đổi năng lượng:
Qúa trình đồng hoá chiếm ưu thế, cần nhiều đạm .
* Các tố chất thể lực:
- Tố chất sức nhanh:
- Tố chất sức mạnh:
- Tố chất sức bền:
- Tố chất khéo léo:
- Tố chất mềm dẻo:
6
1.3. Cơ sở thực tiễn:
Trên thực tế như chúng ta biết chuyền 2 là cầu nối giữa phòng thủ và tấn công
là linh hồn của đội bóng và những pha bóng chuyền chuẩn, chính xác sẽ dẫn đến cho
đồng đội ghi điểm vì vậy cần giáo dục cho học sinh biết vai trò vị trí tầm quan trọng
của kỹ thuật chuyền 2 và giúp người tập tiếp thu được kỹ chiến thuật một cách
nhanh chóng. Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy của giáo viên và tập

luyện của học sinh đạt hiệu quả cao.
Mục đích xây dựng các bài tập phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật
chuyền bóng cao tay trong Bóng chuyền cho học sinh, có ý nghĩa vô cùng đặc biệt
quan trọng trong quá trình học tập, huấn luyện, thi đấu ở môn Bóng chuyền.
Lựa chọn một số bài tập giúp cho quá trình tiếp thu, luyện tập kỹ thuật, đến
thành thạo nhất là đối với kỹ thuật có cấu trúc phức tạp như kỹ thuật chuyền bóng
cao tay, việc duy trì thể lực cho phép ta thưc hiện ổn định chính xác động tác.
Mặt khác cơ thể tuân theo quy luật, sẽ xuất hiên mệt mỏi nếu tham gia hoạt
động nhiều, kéo dài. Chúng ta phải lựa chọn một số bài tập bổ trợ phù hợp có hiệu
quả nhất cho kỹ thuật này, để đáp ứng được trong thực tiễn tập luyện và thi đấu.
1.4. Thực trạng, chất lượng công tác giáo dục thể chất nói chung và môn
bóng chuyền nói riêng.
Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc đổi mới, các
mặt kinh tế, văn hoá xã hội đã có bước phát triển rõ rệt, cùng với sự phát triển đó thì
thể thao trong các nhà trường cũng được nâng lên. Đặc biệt các trường THCS đã có
nhiều học sinh đạt thành tích cao trong các kì tổ chức hội khoẻ phù đổng các cấp.
Giáo viên chuyên trách thể dục trong các nhà trường THCS và BGH đã hiểu sâu sắc
tác dụng của giáo dục thể chất và quyết tâm thực thi, vì vậy các hoạt động TDTT trở
thành phương tiện chính để tăng cường sức khoẻ, giáo dục các mặt đức- trí- thể-
mỹ, hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục và đào tạo.
7
Để hiểu rõ hơn về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên của trường tôi đang công
tác. Tôi đã điều tra phân tích ở bảng sau:
Bảng 1: Cơ sở vật chất và sân bãi
SÂN Bãi số lượng
Cầu lông- Đá cầu
Bóng đá
Bóng chuyền
Đường chạy
Hố nhảy cao

Hố nhảy xa
2
0
1
0
1
1
Đội ngũ giáo viên giáo dục thể thất của trường:
- Số lượng: 3 giáo viên.
- Trình độ: 2 Đại học, 1 cao đẳng.
- Giới tính: Nam 3 người.
- Độ tuổi: Cả 3 người đều nằm trong độ tuổi Từ 31- 37.
Qua thống kê trên cho ta thấy thực trạng cơ sở vật chất hiện nay của nhà trường
còn thiếu và còn nhiều hạn chế cho nên dẫn đến việc tập luyện TDTT của hoc sinh
gặp nhiều khó khăn trong học tập và giảng dạy.
Qua giảng dạy nhiều năm liên tục ở các khối lớp đối với nội dung bóng chuyền
tôi nhìn thấy động tác, kỹ thuật chuyền bóng cao tay của các em học sinh còn vụng
về thiếu cảm giác về bóng, hình thành động tác của chuyền bóng cao tay còn nhiều
hạn chế, mặc dầu giáo viên đã dày công hướng dẫn động tác, kỹ thuật theo sự hướng
dẫn của sách giáo viên. Nhưng kết quả học sinh thực hiện động tác, kỹ thuật chuyền
bóng cao tay chưa được chuẩn xác còn sai nhiều.
Để nắm bắt thêm về thời lượng, số tiết phải giảng dạy nội dung TTTC theo
phân phối chương trình đã quy định tôi thiết lập bảng sau:
8
Bảng 2: Nội dung chương trình giảng dạy và số tiết của phân môn thể
dục bậc THCS
TT
Nội dung giảng
dạy
Số khối

6 7 8 9
Số tiết TL% Số tiết TL% Số tiết TL% Số tiết TL%
1.
Lý thuyết 2 9,2 2 9,2 2 9,2 2 9,2
2.
ĐHĐN 16 22,9 12 17,1 6 8,6 5 7,1
3.
Chạy ngắn 19 27,1 20 28,6 20 28,6 20 28,6
4.
Chạy bền 39 55,7 29 41,4 29 41,4 28 40
5.
Bài thể dục 11 15,7 12 17,1 11 15,7 11 15,7
6.
Nhảy xa 0 0 15 21,4 12 17,1
7.
Nhảy cao 0 0 13 18,6 20 28,6
8.
Đá cầu 8 11,4 12 17,1 7 10 8 11,4
9.
Bật nhảy 23 32,9 27 38,6 0 0
10.
Các môn TTTC 10 14,3 16 22,9 23 32,9 24 34,3
11.
ôn tập kiểm tra 4 5,7 4 5,7 4 5,7 4 5,7
12.
Kiểm tra 9 12,9 9 12,9 9 12,9 9 12,9
13.
Kiểm tra
TCRLTT
2 2,9 2 2,9 2 2,9 2 2,9


Theo bảng trên ta thấy nội dung chương trình gồm 13 nội dung cơ bản, trong
đó do cải cách giáo dục nên ở mổi khối gồm 70 tiết /1 năm học. Như vậy mỗi tuần
có 2 tiết. Do vậy viêc tiến hành nghiên cứu rất phù hợp và đúng thời gian.
Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, điều kiện
dụng cụ, sân bãi ở trường. Dựa vào thực tế trong công tác giảng dạy của cá nhân
mình đối với nội dung bóng chuyền. Tôi lựa chọn 5 bài tập sau đây áp dụng vào
trong công tác giảng dạy kỹ thuật chuyền bóng cao tay nội dung bóng chuyền cho
học sinh lớp 9A.:
1. Bài tập nằm sấp chống đẩy.
2. Chuyền bóng vào tường.
3. Chuyền bóng với đồng đội với .
4. Chuyền bóng qua lưới.
9
5. Chuyền bóng ( chuyền 2 ).
Đối với từng Bài tập tôi xây dựng kế hoạch tập luyện cụ thể cũng như chi tiết
kỹ thuật, phương pháp tập luyện:
BàI tập 1: bài tập nằm sấp chống đẩy.
- Mục đích: Tăng cường thể lực cho người tập.
- Yêu cầu: Thực hiện đúng tư thế, người thẳng, co gập hết khuỷ tay và khi
nâng cơ thể lên tay phải duỗi thẳng.
- Thời gian thực hiện: Trong 1 phút, số lần lặp lại 1-3 lần.
- Số lần thực hiện: 15 - 25 lần.
BàI tập 2: Chuyền bóng vào tường .
- Mục đích: Tạo cảm giác về bóng và sửa sai.
- Yêu cầu: Đứng thành hàng cách tường khoảng 50cm - 2m chuyền bóng cao
tay đúng kỹ thuật.
- Thời gian thực hiện: Trong 1 phút, số lần lặp lại 2 - 3 lần.
- Số lần thực hiện: 20 - 30 Lần.
BàI tập 3: Chuyền bóng với đồng đội .

- Mục đích: Vừa tạo cảm giác bóng, vừa tạo phản xạ khi tiếp xúc với bóng
- Yêu cầu: Xếp thành 2 hàng cách nhau khoảng 2 - 3m thực hiện chuyền bóng
cao tay qua lại đúng kỹ thuật.
- Thời gian thực hiện: Trong 1 phút, số lần lặp lại 2 - 3 lần.
- Số lần thực hiện: 18 - 24 lần.
BàI tập 4: chuyền bóng qua lưới
- Mục đích: Vừa xây dựng cảm giác bóng, vừa xây dựng cảm giác lưới với cự
ly trong chuyền bóng.
- Yêu cầu: Đứng ở vị trí số 3 ở hai bên sân từng đôi chuyền bóng cao tay liên
tục qua lưới đúng kỹ thuật.
10
- Thời gian thực hiện: Trong 1 phút, số lần lặp lại 2 - 3 lần.
- Số lần thực hiện: 15 - 25 lần.
BàI tập 5: Chuyền bóng ( chuyền 2 ).
- Mục đích: Tạo cảm giác đúng và tăng độ khó của kỹ thuật chuyền bóng cao
tay.
- Yêu cầu: Đứng ở vị trí chuyền 2, từng người thay nhau thực hiện chuyền
bóng cao hơn mép trên lưới 1 - 2 m trở lên đúng kỹ thuật (không cao quá).
- Thời gian thực hiện: Trong 1 phút, số lần lặp lại 1- 2 lần.
- Số lần thực hiện: 15 - 25 lần.
ánh giá hi u qu c a các b i t p ã l a ch n, tôi ti n h nh l p k ho chĐể đ ệ ả ủ à ậ đ ự ọ ế à ậ ế ạ
v ti n trình t p luy n:à ế ậ ệ
Bảng 3: Kế hoạch và tiến trình tập luyện.
Tuần 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4
Buổi
Nội dung
1 2 1 2 1 2 1 2 1 2 1 2 1 3 1 2 1 2 1 2 1 2 1 2
Bài tập nằm sấp chống
đẩy
+ + + + + + + +

Chuyền bóng vào tường + + + + + + + + + +
Chuyền bóng với đồng
đội (khoảng cách 2 -
3m)
+ + + + + + + + + +
Chuyền bóng qua lưới + + + + + + + + + + +
Chuyền bóng + + + + + + + + + + +
11
2. Giải quyết nhiệm vụ 2:
Qua kết qủa phân tích của nhiệm vụ 1, trước khi áp dụng các bài tập để
đảm bảo tính hiệu quả khi thực hiện các bài tập đã được lựa chọn. Bước
đầu đánh giá về trình độ của 2 nhóm. Tôi tiến hành kiểm tra động tác kỹ thuật
chuyền bóng cao tay của cả 30 em học sinh trong lớp 9A.
Bảng 4: Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm
TT Nội dung kiểm tra Số người
kiểm tra
Kết quả
Nhóm TN Nhóm ĐC
1 Động tác, kỹ thuật chuyền
bóng cao tay.
30 em Số đạt
6/15
em
Tỉ lệ
40%
Số đạt
7/15
em
Tỉ lệ
46,6%

Qua kết quả kiểm tra ở bảng trên cho ta thấy số học sinh thực hiện cơ bản đúng
kỹ thuật động tác chuyền bóng cao tay chưa đạt 50%.
Để có được kết quả dùng làm so sánh trước thực nghiệm và sau thực nghiệm
tôi tiến hành kiểm tra các bài tập mà tôi đã chọn thể hiện qua bảng 5 sau đây.
Bảng 5: Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm
TT Bài tập lựa chọn Nhóm TN Nhóm ĐC
1 Bài tập nằm sấp chống đẩy
17 17
2 Chuyền bóng vào tường
25 25
3
Chuyền bóng với đồng đội
(khoảng cách 2 - 3m)
20 20
4 Chuyền bóng qua lưới
18 19
5 Chuyền bóng ( Chuyền 2 )
20 21
Qua bảng 5 cho thấy thành tích:
1. Bài tập nằm sấp chống đẩy : Nhóm A (TN) : 17 lần
Nhóm B (ĐC) : 17 lần
Như vậy sự khác biệt không có ý nghĩa.
12
2. Chuyền bóng vào tường: Nhóm A (TN) : 25 lần
Nhóm B (ĐC) : 25 lần
Như vậy sự khác biệt không có ý nghĩa.
3. Chuyền bóng với đồng đội (khoảng cách 2 - 3m):
Nhóm A (TN) : 20 lần
Nhóm B (ĐC) : 20 lần
Như vậy sự khác biệt không có ý nghĩa.

4. Chuyền bóng qua lưới:
Nhóm A (TN) : 18 lần
Nhóm B (ĐC) : 19 lần
Như vậy sự khác biệt không có ý nghĩa.
Vì vậy

sự khác biệt không có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất.
Sau 12 tuần , nhóm thực nghiệm (nhóm A) áp dụng bài tập đã lựa chọn vào trong
công tác giảng dạy của mình, nhóm đối chứng ( nhóm B) theo giáo án thông
thường. Tôi thu được kết quả ở bảng 6:
Bảng 6: Kết quả sau thực nghiệm.
TT Bài tập lựa chọn Nhóm TN Nhóm ĐC
1 Bài tập nằm sấp chống đẩy 25 17
2 Chuyền bóng vào tường 35 26
3
Chuyền bóng với đồng đội
(khoảng cách 2 - 3m)
30 20
4 Chuyền bóng qua lưới 28 19
5 Chuyền bóng (chuyền hai) 28 21
Qua kết quả bảng 6 cho ta thấy:
13
- Thành tích nằm sấp chống đẩy của nhóm A nhóm thực nghiệm là 25 lần.
Thành tích nằm sấp chống đẩy của nhóm B nhóm đối chứng là 17 lần .
Như vậy sự khác biệt rất có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất.
- Thành tích chuyền bóng vào tường của nhóm A nhóm thực nghiệm là 35
lần. Thành tích chuyền bóng vào tường của nhóm B nhóm đối chứng là 26
lần .
Như vậy sự khác biệt rất có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất.
- Thành tích chuyền bóng với đồng đội (khoảng cách 2 - 3m) của nhóm A

nhóm thực nghiệm là 30 lần. Thành tích chuyền bóng với đồng đội (khoảng
cách 2 - 3m) của nhóm B nhóm đối chứng là 20 lần .
Như vậy sự khác biệt rất có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất.
- Thành tích chuyền bóng qua lưới của nhóm A nhóm thực nghiệm là 28 lần.
Thành tích chuyền bóng qua lưới của nhóm B nhóm đối chứng là 19 lần
Như vậy sự khác biệt rất có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất.
- Thành tích chuyền bóng (chuyền 2) của nhóm A nhóm thực nghiệm là 28
lần. Thành tích chuyền bóng (chuyền 2) của nhóm B nhóm đối chứng là 21 lần
Như vậy sự khác biệt rất có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất.
Để kiểm định lại kết quả của việc áp dụng các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả
kỹ thuật chuyền bóng cao tay. Tôi tiến hành kiểm tra kỹ thuật chuyền bóng cao
tay qua bảng 7.
Bảng 7: Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm
TT Nội dung kiểm tra Số người
kiểm tra
Kết quả
Nhóm TN Nhóm ĐC
1 Động tác, kỹ thuật chuyền
bóng cao tay.
30 em Số đạt
14/15
em
Tỉ lệ
93,3%
Số đạt
10/15
em
Tỉ lệ
66,6%
14

Tóm lại: Từ kết quả bảng 6 , bảng 7 cho ta thấy: Kết qủa sau khi thực nghiệm đã có
sự khác biệt đáng kể ở ngưỡng xác suất. ở nhóm thực nghiệm được sử dụng các Test
bài tập đã chọn có kết quả tốt hơn rất nhiều so với nhóm đối chứng.
Qua đây tôi khẳng định rằng hệ thống bài tập đưa ra và áp dụng là hoàn toàn
đúng, có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn . Để thấy rõ hơn sự phát triển thành
tích của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước khi thực nghiệm và sau khi
thực nghiệm tôi xây dựng các biểu đồ sau:
Biểu đồ 1. Biểu thị kết quả trước và sau thực nghiệm của Test nằm sấp chống
đẩy.
Biểu đồ 2. Biểu thị kết quả trước và sau thực nghiệm của Test chuyền bóng
vào tường.
15
Số lần
Số lần
Biểu đồ 3. Biểu thị kết quả trước và sau thực nghiệm của Test chuyền bóngvới
đồng đội.
Biểu đồ 4. Biểu thị kết quả trước và sau thực nghiệm của Test chuyền bóng
qua lưới
16
Số lần
Số lần
Biểu đồ 5. Biểu thị kết quả trước và sau thực nghiệm của Test chuyền bóng
(chuyền 2)

0
5
10
15
20
25

30
Tr ícTN SauTN
Nhãm TN
Nhãm §C
Trước thực nghiệm nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm thực hiện kỹ thuật
chuyền bóng cao tay và các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng
cao tay được chọn có kết quả tương như nhau. Nhưng sau thực nghiệm thì nhóm
17
Số lần
thực nghiệm thực hiện kỹ thuật chuyền bóng cao tay và thực hiện các bài tập nâng
cao hiệu quả kỹ thuật chuyền 2 tốt hơn rất nhiều.
Thành tích trung bình của cả nhóm sau khi thực nghiệm tăng một cách rõ rệt chứng
tỏ hệ thống bài tập tôi đưa ra và áp dụng có hiệu quả.
III. Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận
Qua kết quả này cho phép khẳng định rằng: hệ thống các bài tập chúng tôi chọn
lựa và đưa ra hoàn toàn có ý nghĩa khoa học, nếu được áp dụng trong thực tế giảng
dạy và tập luyện môn Bóng chuyền cho hoc sinh khối 9 chắc chắn sẽ mang lại kết
quả cao.
Qua thực tế trong các cuộc thi đấu bóng chuyền của học sinh khối 9 do nhà
trường tổ chức, cuộc thi đấu bóng chuyền do Đoàn thanh niên ở địa phương tổ chức
đả cho thấy các em nam, nữ học sinh lớp 9A trong nhóm tôi thực nghiệm đẩ thể hiện
rất tốt trong kỹ thuật và chiến thuật chuyền hai ( chuyền bóng cao tay) được đông
đảo khán giả đến xem các trận thi đấu khen ngợi và đánh giá cao về kỹ thuật chuyền
hai của các em.
2. Kiến nghị:
Đối với môn bóng chuyền là một môn thể thao giàu tính cảm xúc thông minh
sáng tạo và đầy sự hưng phấn và sôi nổi. Vì vậy kỹ thuật động tác cần phải chính
xác và hiệu quả. Đặc biệt là kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng 2 tay trước mặt, cần
sự quan tâm nghiên cứ hơn nữa của các nhà chuyên môn của các thầy cô giáo để

đưa môn bóng chuyền phát triển không ngừng được nâng cao.
Cũng vì phạm vi nghiên cứu còn hạn hẹp, điều kiện nghiên cứu còn khó khăn
nên đề tài chỉ dừng ở mức vi mô. Vì vậy chúng tôi mong muốn các nhà nghiên cứu
tiếp tục mở rộng thêm phạm vi nghiên cứu để có thể ứng dụng làm phương tiện
giảng dạy mang lại kết quả cao./.
18
IV. phụ lục và tài liệu tham khảo
1. PHụ LụC
Phiếu phỏng vấn về hệ thống những bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật
chuyền bóng cao tay bàng hai tay trước mặt
Phiếu phỏng vấn

Họ và tên:………………………………………… Nam,Nữ :………………
Nơi công tác:………………………………………………Tuổi…………….
Để giúp đở tôi hoàn thành đề tài với tên: “Nghiên cứu lựu chọn một số bài
tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt môn
thể thao tự chọn bóng chuyền cho học sinh nam 9A trường THCS. Mong các thầy
(cô) hãy trả lời giúp tôi các câu hỏi sau:
Trước khi trả lời mong các thầy (cô) hãy suy nghĩ kỹ về nội dung câu hỏi và
cách thức trả lời.
19
Cách thức trả lời : Nếu đồng ý thì điền dấu x vào ô vuông. 
Câu hỏi : Trong 6 bài tập sau theo các thầy (cô) bài tập nào có thể áp dụng cho
việc học tập kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt cho học sinh khối
9 THCS ?
1. Bài tập nằm sấp chống đẩy. 
2. Bài tập chống đẩy vào tường. 
3. Chuyền bóng vào tường. 
4. Chuyền bóng với đồng đội với cự ly ngắn. 
5. Chuyền bóng với đồng đội với cự ly dài. 

6. Chuyền bóng qua lưới. 
2. Tài liệu tham khảo
2.1. Hiến pháp nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam 1992.
2.2. Phương pháp nghiên cứu khoa học TDTT. Trường đại học sư phạm Hà Nội.
Năm 2004.
2.3. Bài giảng lý luận và phương pháp thể dục thể thao. Trường đại học sư phạm
Hà Nội. Năm 2004.
2.4. PGS – TS Vũ Đức Thu, Nguyễn Trương Tuấn. Sách Lý luận và phương
pháp GDTC.Nhà xuất bản TDTT. Năm 1998
2.5. PTS y khoa, Lưu Quang Hiệp, Bác sỹ y khoa Phạm Thị Uyên
Sách sinh lý học TDTT, Nhà xuất bản TDTT. Năm 1995.
2.6. Bài giảng môn bóng chuyền: trường đại học sư phạm Hà Nội: Năm 2004
2.7. Lê Mạnh Hồng - Nguyễn Ngọc Việt - Đậu Bắc Sơn - Phan Sinh, Giáo trình
phương pháp dạy học bộ môn bóng, Trường Đại học Vinh.
2.8. Nguyễn Đức Văn, Sách Toán học thống kê, NXB TDTT-1987.
2.9. Bài giảng lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao. Trường đại học sư
phạm Hà Nội. Năm 2004.
2.10. Sách giáo viên thể dục lớp 9.
20

21

×