Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

(SKKN 2022) sử dụng công cụ padlet, PhET trong dạy học trực tuyến môn vật lí lớp 7 tại trường tiểu học THCS fansipan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 14 trang )

Mục lục
1. Mở đầu...............................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu:.....................................................................................2
1.2.1. Đối với học sinh:.........................................................................................2
1.2.2. Đối với giáo viên.........................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu:....................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu:...............................................................................2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.......................................................................3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm..................................................3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng biện pháp.......................................3
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết
vấn đề....................................................................................................................4
2.3.1. Sử dụng cơng cụ Padlet trong q trình dạy học trực tuyến.......4
2.3.2. Sử dụng công cụ PhET trong một tiết dạy có thí nghiệm chương
3: Điện học............................................................................................................9
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.........................................................................10
2.5. Các kết quả, minh chứng đạt được khi áp dụng biện pháp.....................11
3. Kết luận và kiến nghị.......................................................................................12
3.1. Kết luận........................................................................................................12
3.2. Kiến nghị......................................................................................................12

0


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid thì dạy học trực tuyến là lựa chọn
tối ưu nhất và ngày càng phát huy nhiều ưu điểm nổi bật. So với dạy học truyền
thống, dạy học trực tuyến có nhiều ưu điểm: Học sinh khơng phải đến trường, có


thể học ngay tại nhà, đảm bảo u cầu phịng chống dịch Covid; Giáo viên có
thể phát huy hiệu quả của việc sử dụng hình ảnh, âm thanh và video để truyền
đạt nội dung học tập đến người học giúp bài học thêm hấp dẫn và sinh động.
Học sinh có thể truy cập nguồn tài liệu học tập tại bất kỳ nơi đâu: ở nhà hay các
địa điểm mạng internet công cộng và vào bất kỳ thời gian nào thích hợp khi họ
muốn.
Bên cạnh đó, dạy học trực tuyến cũng có những hạn chế như: Việc dạy học
trực tuyến đòi hỏi hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật về Công nghệ thông tin luôn
đáp ứng được việc kết nối, đảm bảo tình trạng hình ảnh, âm thanh ổn định. Môi
trường dạy và học trực tuyến làm giảm sự tương tác giữa người dạy và người
học: Học trực tuyến qua mạng làm giảm khả năng truyền đạt với lòng say mê
nhiệt huyết của giáo viên đến học sinh; Học sinh khơng có nhiều cơ hội học hỏi
trao đổi thơng tin với bạn bè, khơng kích thích được sự chủ động và sáng tạo của
học sinh. Học trực tuyến online đòi hỏi cả người dạy và người học phải thành
thạo trong việc sử dụng máy tính, sử dụng các ứng dụng dạy học. Việc dạy học
trực tuyến cũng làm nảy sinh ra các vấn đề liên quan đến an ninh mạng cũng
như các vấn đề về sở hữu trí tuệ… Trong đó, nhược điểm quan trọng nhất của
hình thức học trực tuyến đó chính là thiếu sự tương tác của người dạy với người
học một cách trực tiếp.
Sau khi kết thúc năm học 2020 - 2021, tôi đã tiến hành 1 cuộc khảo sát
điều tra việc học trực tuyến môn Vật lý của học sinh lớp 6 lên lớp 7 trong 2 tuần
cuối trước khi kết thúc năm học. Tổng số học sinh: 26 học sinh
Nội dung điều tra khảo sát ý kiến
Câu hỏi 1: Sau 2 tuần học trực tuyến, em nhận thấy học online hay học
trực tiếp hiểu bài hơn?
Kết quả khảo sát
Câu trả lời
Học trực tuyến
Học trực tiếp
Cả hai như nhau

Số lượng
0
21
5
Tỉ lệ
0%
80,8%
19,2%
Nhận xét: trên 80% tổng số học sinh nhận thấy việc học trực tiếp hiểu bài
hơn. Như vậy có thể thấy học trực tuyến chưa thật sự đem lại hiệu quả cao trong
chất lượng giáo dục.
Tuy nhiên, học trực tuyến là hình thức học bắt buộc trong tình hình diễn
biến phức tạp của đại dịch Covid - 19, vì thế yêu cầu giáo viên phải lựa chọn các
phương pháp để nâng cao chất lượng dạy học.
Câu hỏi 2: Em có thích học trực tuyến môn Vật lý không?
Kết quả khảo sát
Câu trả lời Rất thích Thích
Bình thường
Em thích học trực tiếp hơn
Số lượng
0
6
9
11
Tỉ lệ
0,0%
23,1%
34,6%
42,3%
1



Nhận xét: Trong câu hỏi này, số em thích học trực tuyến hơn 1/2 là các em
có kết quả học tập trung bình. Có 11 em lựa chọn phương án: “em thích học trực
tiếp hơn” khi học trực tuyến đều là các em có học lực khá và tốt.
Câu hỏi 3: Trong các điều sau, em muốn thay đổi điều gì khi học trực
tuyến?
A. Tăng sự tương tác giữa giáo viên và học sinh.
B. Tăng tương tác giữa học sinh với nhau.
C. Được trải nghiệm các thí nghiệm Vật lý.
D. Được tự do bày tỏ ý kiến.
E. Tất cả các phương án trên.
Kết quả khảo sát
Câu trả lời A
B
C
D
E
Số lượng
0
4
1
1
20
Tỉ lệ
0%
15,4%
3,8%
3,8%
77%

Nhận xét: Có 77% học sinh mong muốn khi học trực tuyến có thể tăng
tương tác giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với nhau, có thể tự làm các
thí nghiệm, và có thể tự do bày tỏ ý kiến.
Từ những lý do trên, trong khuôn khổ bài viết, tôi xin chia sẻ biện pháp để
nâng cao chất lượng dạy học mà tơi đã sử dụng và có hiệu quả: “Sử dụng công
cụ Padlet, PhET trong dạy học trực tuyến mơn Vật lí lớp 7 tại trường Tiểu
học - THCS Fansipan”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
1.2.1. Đối với học sinh:
- Giúp học sinh lớp 7 có thái độ tích cực khi tham gia học tập bộ mơn Vật lí.
- Giúp học sinh nắm được các kiến thức cơ bản trong thời điểm kết hợp cả
hình thức học trực tiếp và học trực tuyến.
- Trên cơ sở có thái độ tích cực, nắm được kiến thức cơ bản, học sinh sẽ rèn
luyện các năng lực chung và năng lực tìm hiểu khoa học trong điều kiện học trực
tuyến.
1.2.2. Đối với giáo viên
- Đây là tài liệu hỗ trợ giáo viên trong việc ứng dụng hai công cụ Padlet và
PhET trong việc dạy học trực tuyến mơn Vật lí.
- Hỗ trợ giáo viên trong việc soạn kế hoạch bài dạy khi dạy học trực tuyến để
phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, nâng cao chất lượng giờ dạy.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 7 trường Tiểu học - THCS Fansipan.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Xuất phát từ lí luận, áp dụng vào thực tiễn dạy học, từ thực tiễn rút ra bài học
kinh nghiệm, dựa vào mục tiêu giảng dạy đổi mới và thực tiễn dạy bộ môn Vật lí
tại trường Tiểu học - THCS Fansipan, Phường Đơng Vệ, Thành phố Thanh Hóa,
tơi đã vạch ra kế hoạch thực hiện đề tài này. Khi thực hiện tôi dùng các phương
pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
- Nghiên cứu lí luận.
- Phương pháp điều tra sư phạm.

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
2


2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI): “Tiếp tục đổi mới mạnh
mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối
truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách
nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri
thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức
hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu
khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT-TT trong dạy và học”;
Nhờ đặc điểm của mơn Vật lí và mối liên hệ chặt chẽ những kiến thức Vật lí
với những tiến bộ khoa học kỹ thuật, mà việc giảng dạy Vật lí ở trường tạo ra rất
nhiều khả năng để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong
quá trình dạy học. Tuy nhiên khi chuyển sang dạy học trực tuyến, học sinh chưa
hứng thú với mơn học do khơng được làm việc nhóm, làm việc với thiết bị, đồ
dùng thí nghiệm.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng biện pháp:
2.2.1. Thuận lợi
- Trường TH&THCS Fansipan được xây dựng theo hướng chuẩn quốc tế. Cơ
sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc dạy trực tuyến tại trường đầy đủ, khang
trang và hiện đại.
- Học sinh được gia đình trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, mỗi học sinh có máy
tính hoặc điện thoại có kết nối wifi/4G để đảm bảo việc học trực tuyến tại nhà.
- Giáo viên được tham gia các lớp tập huấn sử dụng công nghệ thông tin,
chuyển giáo án trực tiếp sang giáo án trực tuyến một cách linh hoạt.
- Mỗi lớp không quá 30 học sinh, việc tương tác của giáo viên và học sinh

được đảm bảo, giáo viên có thể quan sát và quản lý tốt lớp học.
- Tất cả học sinh đều thành thạo công nghệ thông tin, thực hiện tốt các chức
năng: bật/tắt mic, trả lời trên ô cửa chat, chia sẻ màn hình hay truy cập vào các
đường link theo hướng dẫn của giáo viên.
- Học sinh được thi chọn đầu vào, được giáo dục kỹ năng sống, tham gia các
hoạt động như câu lạc bộ tin học, khoa học ... nên tự tin bày tỏ ý kiến, có sự tìm
tịi, khám phá, có nhiều bạn đam mê tìm hiểu khoa học tự nhiên.
- Giáo viên và học sinh luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình từ
Ban giám đốc Công ty, chủ đầu tư và Ban giám hiệu nhà trường, luôn tạo mọi
điều kiện tốt nhất cho việc dạy và học.
- Học sinh thường xuyên được học tập với các phương pháp hoạt động
nhóm, làm việc với thiết bị, đồ dùng thí nghiệm, được trải nghiệm ở các câu lạc
bộ khoa học, các tiết học STEM, tham gia ngày hội Khám phá Khoa học.
2.2.2. Khó khăn
- Khi chuyển từ hình thức học trực tiếp sang học trực tuyến, học sinh không
hứng thú với tiết học do không được hoạt động nhóm, khơng thực hành với thí
nghiệm.
- Giáo viên và học sinh thiếu tương tác trực tiếp.
3


- Giáo viên cịn phải nói nhiều, học sinh làm việc ít dẫn đến một số học sinh
cảm thấy chưa hứng thú, bị áp đặt, tiếp nhận thông tin một chiều.
- Học sinh chưa tích cực, chủ động trong việc học.
- Chưa tổ chức hoạt động nhóm, khơng có sự giao tiếp, tương tác giữa các
học sinh từ đó học sinh chưa hứng thú, yêu thích với tiết học và môn học, làm
giảm chất lượng giờ dạy.
- Môn Vật lý 7 có một số bài dựa vào quan sát thí nghiệm, tiến hành thí
nghiệm, làm việc nhóm để rút ra kiến thức. Tuy nhiên, học trực tuyến học sinh
không đủ điều kiện, khơng có thiết bị thí nghiệm để tiến hành tại nhà, từ đó làm

giảm chất lượng bài dạy, học sinh không hứng thú và lười học bài.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải
quyết vấn đề
2.3.1. Sử dụng công cụ Padlet trong quá trình dạy học trực tuyến
/>Padlet là trang web/ứng dụng cho phép người dùng chia sẻ, trình bày về một
ý tưởng, chủ đề nào đó. Nó có thể được ví như là một tấm bảng trong lớp học
trực tuyến.
Đặc biệt hơn, Padlet cho phép người dùng thêm video, hình ảnh, tài liệu, văn
bản, link trang web… lên tấm bảng này và chia sẻ đến lớp học vô cùng dễ dàng.
Điều này hỗ trợ giáo viên giảng dạy trên lớp và thu thập ý kiến từ phía học sinh.
Cơng cụ Padlet sử dụng trong lớp học để :
(1) Thảo luận nhiều chủ đề một lúc
(2) Đặt câu hỏi cho một vấn đề cụ thể
(3) Chia sẻ ý kiến trong diễn đàn
(4) Nêu và tóm tắt vấn đề
Trong Padlet có 7 loại định dạng cho giáo viên lựa chọn:

- Định dạng Bức Tường: Có thể sử dụng để chia sẻ tài liệu, nêu ý kiến/ý
tưởng về một vấn đề nào đó, ...
- Định dạng Lưới và dạng Kệ tủ: Được sử dụng với cùng mục đích như định
dạng bức tường. Ngồi ra nó cịn cho phép người dùng sắp xếp nội dung hoặc
4


phân chia nội dung theo hàng, theo cột. Định dạng này phù hợp với các hoạt
động nhóm, phân chia nội dung học, ...
- Định dạng Khung Nền Canvas: Người dùng sử dụng định dạng này để lập
sơ đồ tư duy, tạo các hệ thống sơ đồ, cũng có thể áp dụng với kĩ thuật khăn trải
bàn, ...
- Định dạng Timeline: Thường sử dụng để tạo các thơng tin theo dịng thời

gian, các dữ kiện theo dòng lịch sử, miêu tả quá trình phát triển của các động
thực vật, ...
- Định dạng Map: thường sử dụng để tìm hiểu các vị trí địa lý, đánh dấu địa
điểm, ...
- Định dạng dịng ngang: Cho phép người dùng sắp xếp nội dung theo chiều
từ trên xuống.
Chương trình Vật lý lớp 7 được chia thành 3 chương:
- Chương 1: Quang học
- Chương 2: Âm học
- Chương 3: Điện học
Công cụ PhET mới chỉ áp dụng cho chương 3: Điện học. Còn chương 1 và
chương 2 giáo viên có thể quay q trình thao tác thí nghiệm và cho học sinh
xem video hoặc yêu cầu học sinh thực hiện trực tiếp với các dụng cụ có sẵn. Tơi
sẽ lấy một số ví dụ các bài có thể áp dụng cơng cụ PhET ở phần tiếp theo.
Với cơng cụ Padlet ta có thể áp dụng với hầu hết các tiết dạy. Theo cá nhân,
tôi sẽ chia các tiết dạy trong chương trình Vật lý 7 thành các dạng sau:
- Các tiết dạy yêu cầu học sinh dựa trên kiến thức đã có ở lớp dưới để hình
thành kiến thức mới.
- Các tiết dạy yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng, quan sát các thí nghiệm
từ đó rút ra hiện tượng, nhận xét và hình thành kiến thức mới.
- Các tiết dạy luyện tập, bài tập, ôn tập chương.
- Các tiết dạy thực hành: yêu cầu học sinh thực hành dựa trên kiến thức đã
học (Các tiết dạy này địi hỏi phải thực hiện có sự quan sát, hướng dẫn trực tiếp
của giáo viên, không dạy trực tuyến).
Trong các tiết day, đầu tiên tôi mở Zoom lớp học, sau đó tùy hoạt động sẽ tổ
chức chia nhóm trên Zoom hoặc làm việc cá nhân, tơi chia sẻ đường link Padlet
cho học sinh. Học sinh truy cập theo đường link và làm theo hướng dẫn, yêu cầu
giáo viên đưa ra.
a. Sử dụng công cụ Padlet trong 1 tiết dạy yêu cầu học sinh dựa trên vốn
kiến thức đã có để hình thành kiến thức mới.

- Sử dụng định dạng Bức tường: Học sinh kể ngẫu nhiên các sự vật, hiện
tượng giáo viên yêu cầu, không yêu cầu sắp xếp và không phán xét đúng sai.
Sau khi học sinh kể, giáo viên chiếu câu trả lời cho cả lớp cùng quan sát, từ đó
rút ra đặc điểm chung của các sự vật, hiện tượng đó.
- Sử dụng định dạng kệ tủ: áp dụng kĩ thuật KWLH. Cột K: Những điều em
đã biết; W: Những điều em muốn biết; L: Những điều em học được; H: Em
muốn tìm hiểu thêm điều gì về chủ đề này.
- Sử dụng định dạng Khung nền Canvas: áp dụng kĩ thuật khăn trải bàn.
Ví dụ khi dạy bài “Nguồn âm”
5


- Giáo viên tạo Padlet: Yêu cầu học sinh giữ yên lặng, lắng nghe các âm
thanh xung quanh mình và ghi lên đường link Padlet.
- Sau khi học sinh hoàn thành, giáo viên chiếu cho cả lớp cùng xem. Yêu cầu
cả lớp dựa trên các âm thanh vừa kể, tìm ra vật phát ra âm của các âm thanh đó
(học sinh sẽ viết đáp án dưới phần bình luận).

- Giáo viên nhận xét, rút ra kết luận: Những vật phát ra âm gọi là nguồn âm.
Ví dụ khi dạy bài “Nguồn sáng - vật sáng”
- Giáo viên tạo 3 Padlet với cùng nội dung. Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi
nhóm có 4 học sinh được bắt thăm các màu (cam, xanh, đỏ, tím) và chuyển cho
mỗi nhóm 1 đường link Padlet.
- Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh trong nhóm trả lời 1 câu hỏi tương ứng với
màu mà mình đã bắt thăm (có trên Padlet), sau đó cả nhóm thảo luận câu hỏi
chung và ghi kết quả.

- Sau thời gian thảo luận của các nhóm, giáo viên chia sẻ màn hình có chứa
câu trả lời của các nhóm và nhận xét.


6


b. Sử dụng công cụ Padlet trong 1 tiết dạy yêu cầu học sinh quan sát thí
nghiệm (hoặc tự tiến hành thí nghiệm), nêu hiện tượng, nhận xét để hình
thành kiến thức mới.
- Với các tiết dạy có thí nghiệm, giáo viên có thể linh hoạt như sau:
+ Quay sẵn video giáo viên làm thí nghiệm và chiếu cho học sinh quan sát,
yêu cầu học sinh thảo luận nhóm theo các câu hỏi giáo viên đặt ra.
+ Sử dụng thí nghiệm ảo cho học sinh quan sát, yêu cầu học sinh thảo luận
nhóm theo các câu hỏi giáo viên đưa ra.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị trước dụng cụ ở nhà, hướng dẫn học
sinh làm thí nghiệm, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm theo các câu hỏi giáo viên
đưa ra.
- Sau khi học sinh thảo luận, đưa kết quả thảo luận lên Padlet mà giáo viên
đã lập sẵn.
- Giáo viên có thể sử dụng Padlet với các định dạng: dạng Lưới, dạng Dòng
ngang, dạng Kệ tủ, Khung nền Canvas.
Ví dụ: Khi dạy bài: “Sự truyền ánh sáng”
Hoạt động 1: Tìm hiểu đường truyền của ánh sáng
Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm:
- Nhóm 1: Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị 2 ống hút: 1 ống hút thẳng, 1
ống hút cong (có thể tơ đen bên ngồi ống hút), 1 đèn pin.

+ Tiến hành thí nghiệm: Đặt trước mặt 1 đèn pin. Lần lượt sử dụng ống hút
thẳng và ống hút cong để nhìn về phía bóng đèn.
+ Sau khi làm thí nghiệm, u cầu nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi:
Câu 1: Dùng ống thẳng hay ống cong thì nhìn thấy ánh sáng phát ra từ đèn
pin?
Câu 2: Ánh sáng từ đèn pin truyền trực tiếp đến mắt ta theo ống thẳng hay

ống cong?
Câu 3: Em có nhận xét gì về đường truyền của ánh sáng.
- Nhóm 2: Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị 3 tấm bìa cacton, trên mỗi
tấm bìa đục 1 lỗ trịn nhỏ, 1 đèn pin.
+ Tiến hành thí nghiệm: Bố trí thí nghiệm như hình vẽ. Ban đầu để 3 lỗ tròn
thẳng hàng với đèn và mắt. Sau đó, di chuyển tấm bìa ở giữa để lỗ trịn bị lệch.
Quan sát thí nghiệm.

7


Sau khi làm thí nghiệm và quan sát, yêu cầu nhóm thảo luận và trả lời các
câu hỏi:
Câu 1: Ta phải đặt 3 tấm bìa như thế nào thì quan sát được bóng đèn pin?
Câu 2: Em có nhận xét gì về đường truyền ánh sáng trong khơng khí?

- Giáo viên chia sẻ màn hình và nhận xét câu trả lời của các nhóm.
c. Sử dụng Padlet trong 1 tiết dạy Ôn tập, bài tập.
- Với các tiết Bài tập hay Ôn tập chương, việc đầu tiên là giúp học sinh nhớ
lại các kiến thức đã học. Muốn vậy thì sử dụng sơ đồ tư duy là cách có hiệu quả
nhất. Trong Padlet, tơi sử dụng khung nền Canvas có dạng như sơ đồ tư duy để
giúp học sinh ôn tập lại kiến thức đã học theo từng chủ đề.
- Bên cạnh đó, giáo viên có thể sử dụng định dạng Backchannel để giải đáp
các thắc mắc của học sinh. Giáo viên có thể đặt tên cho các buổi hỏi đáp với
những tên gọi thú vị như: Hỏi xoáy, đáp sâu về Ánh sáng; Quang học làm khó
em như thế nào? ...
Ví dụ khi dạy bài 9: Tổng kết chương 1: Quang Học
- Giáo viên tạo Padlet như hình

8



- Học sinh truy cập và nhập câu trả lời vào từng mục tương ứng.
2.3.2. Sử dụng công cụ PhET trong một tiết dạy có thí nghiệm chương 3:
Điện học
/>
PhET Interactive Simulations là dự án do nhà vật lý đoạt giải Nobel, Carl
Wieman sáng lập năm 2020 tại Đại học Colorado Boulder với mục đích tạo ra
các mơ phỏng tương tác miễn phí thuộc lĩnh vực Tốn và Khoa học.
Các thí nghiệm mơ phỏng của PhET minh họa bài học một cách trực quan,
người học có thể sử dụng các thao tác kéo thả, thanh trượt để thực hiện các
tương tác trực tiếp trên màn hình và quan sát hiện tượng. Vì vậy, mơ phỏng này
có thể sử dụng cho tất cả học sinh các cấp. Đối với học sinh THCS, THPT, học
sinh có thể điều chỉnh các thơng số hoặc lựa chọn dụng cụ đo tương tự trên thực
tế như thước, đồng hồ bấm giờ, volt, nhiệt kế,… để tìm hiểu các q trình mang
tính định lượng.
Các mơ phỏng trên PhET bao gồm các lĩnh vực như Toán, Vật lý, Hóa học,
Sinh học, Khoa học. Trong chương trình lớp 7, có thể sử dụng cơng cụ PhET
trong dạy học chương 3: Điện học: Quan sát sự dịch chuyển của các điện tích
trong mạch điện kín; tự lắp ghép một mạch điện khi cho trước các dụng cụ; khảo
sát chất dẫn điện, chất cách điện; lắp mạch điện dưới dạng sơ đồ mạch điện ...

9


- Giáo viên chia sẻ đường link: hướng dẫn học sinh
truy cập và thực hiện thao tác trên màn hình. Giáo viên có thể u cầu 1 số học
sinh chia sẻ màn hình để hướng dẫn trực tiếp cũng như quan sát các thao tác của
học sinh và sửa lỗi khi cần.
- Tùy mục đích hoạt động và mục tiêu bài học, giáo viên có thể kết hợp sử

dụng cơng cụ Padlet sau khi học sinh thực hành thí nghiệm ảo.
Ví dụ khi dạy bài “Chất dẫn điện, chất cách điện”.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đăng nhập vào trang Web:
/>subjects=physics&type=html&sort=alpha&view=grid và tiến hành thí nghiệm
ảo, khảo sát các chất dẫn điện và chất cách điện: đồng xu, kẹp kim loại, cầu chì,
miếng gơm, bút chì, tay người. Từ đó rút ra nhận xét về những vật dẫn điện và
những vật cách điện.
- Giáo viên yêu cầu một số học sinh chia sẻ màn hình, nêu cách mắc mạch
điện và tiến hành thí nghiệm dưới sự quan sát của giáo viên và các học sinh
khác.
- Kết thúc thí nghiệm, giáo viên nhận xét, đánh giá và rút ra nội dung bài
học.
Ví dụ khi dạy bài “Sơ đồ mạch điện”
- Giáo viên yêu cầu học sinh truy cập vào đường link
, thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên và tiến hành
thí nghiệm ảo:
+ Yêu cầu 1: Từ các thiết bị: 2 pin mắc nối tiếp, 1 bóng đèn, 1 công tắc, một
số dây dẫn (lấy tùy ý) mắc mạch điện kín sao cho bóng đèn sáng bình thường.
Sau đó, chuyển mạch điện vừa mắc thành dạng sơ đồ. Vẽ lại sơ đồ vào vở.
Chụp lại và nộp lên Padlet.
+ Yêu cầu 2: Giáo viên cho trước 1 sơ đồ mạch điện, học sinh dựa vào sơ đồ
để mắc mạch điện. Giáo viên yêu cầu một số học sinh chia sẻ màn hình.
Nhận xét: Cơng cụ PhET là cơng cụ có thể sử dụng được trong cả dạy trực
tiếp và trực tuyến. Trong một số trường học không đảm bảo đủ cơ sở vật chất,
thiết bị thí nghiệm để học sinh có thể thực hành thì việc cho học sinh thực hành
qua các thí nghiệm ảo là một nhu cầu cần thiết để học sinh có thể quan sát trực
quan, từ đó có những khái niệm cơ bản và hình thành các kĩ năng cần thiết cho
bộ mơn.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường

- Ưu điểm khi sử dụng công cụ Padlet:
+ Khi áp dụng cơng cụ Padlet trong các tiết dạy: học sinh tích cực tham gia
các hoạt động mà giáo viên đưa ra, tự tìm hiểu tài liệu trong sách giáo khoa, hay
tìm hiểu các tài liệu trên mạng để trả lời các câu hỏi; Học sinh tích cực trao đổi
thơng tin và chia sẻ ý kiến của bản thân; Học sinh đã có nhiều câu hỏi đưa ra để
tìm hiểu thêm về đề tài/đối tượng bài học; Học sinh đã tự vẽ được sơ đồ tư duy
bằng công cụ Padlet ở cuối mỗi bài học; Học sinh chủ động thực hiện các nhiệm
vụ giáo viên yêu cầu, sử dụng thành thạo việc đánh máy văn bản, tìm tài liệu
tham khảo, chia sẻ bài viết, hình ảnh ...
10


+ Đây là phần mềm miễn phí, dễ dàng sử dụng.
+ Bài dạy sinh động hơn, kích thích sự tị mị, khám phá của học sinh.
+ Qua cơng cụ, các học sinh trong lớp được tương tác với nhau, học sinh dễ
dàng trao đổi ý kiến, thắc mắc của mình với giáo viên.
- Ưu điểm khi áp dụng công cụ PhET:
+ Học sinh hào hứng và thích thú khi được trải nghiệm các sản phẩm trên
công cụ.
+ Học sinh tự mắc được sơ đồ mạch điện đơn giản và chỉ ra được chiều dòng
điện đi trong mạch.
+ Học sinh đã biết được khái niệm các vật cách điện và các vật dẫn điện khi
thực hành thí nghiệm ảo.
+ Học sinh tự tiến hành các thí nghiệm ảo ngay tại nhà.
2.5. Các kết quả, minh chứng đạt được khi áp dụng biện pháp:
- Kết thúc học kì 1, tơi tiến hành một cuộc khảo sát lấy ý kiến cũng với các
câu hỏi như ở cuộc khảo sát lần 1. Tổng số học sinh: 29 học sinh.
Câu hỏi 1: Sau 2 tuần học trực tuyến, em nhận thấy học online hay học
trực tiếp hiểu bài hơn?
Kết quả:

Câu trả lời
Học trực tuyến
Học trực tiếp
Cả hai như nhau
Số lượng
14
15
0
Tỉ lệ
48,3%
51,7%
0%
Nhận xét: Như vậy, tỉ lệ học sinh thích học trực tuyến đã tăng lên đáng kể
sau khi áp dụng biện pháp. Bước đầu, biện pháp đã thể hiện có hiệu quả trong
việc tăng sự hứng thú của học sinh trong học tập.
Câu hỏi 2: Em có thích học trực tuyến mơn Vật lý khơng?
Kết quả:
Câu trả lời Rất thích Thích
Bình thường Em thích học trực tiếp hơn
Số lượng
7
7
0
15
Tỉ lệ
24,15% 24,15
0%
51,7%
%
Nhận xét: Tỉ lệ 51,7% học sinh chọn phương án “Em thích học trực tiếp

hơn” phù hợp với kết quả câu 1. Tỉ lệ học sinh rất thích và thích học trực tuyến
mơn Vật lí tăng so với khảo sát lần 1 đã cho thấy học sinh có hứng thú học mơn
Vật lí, như vậy biện pháp đã cho thấy hiệu quả.
- Để tăng tính khả thi của biện pháp. Trước khi áp dụng biện pháp cho bài
“Nhận biết ánh sáng - Nguồn sáng và vật sáng” ở hai lớp 7A và 7Q, kết quả hai
bài kiểm tra thường xuyên của hai lớp như sau:
Lớp 7Q có 12 học sinh
8 - 10 điểm 5 - 8 điểm < 5 điểm
>= 5 điểm
Số học sinh trả lời đúng 5
5
2
11
Tỉ lệ
41,7%
41,7%
16,6%
83,4%
Lớp 7A có 17 học sinh
8 - 10 điểm 5 - 8 điểm < 5 điểm
>= 5 điểm
Số học sinh trả lời đúng 7
8
2
15
11


Tỉ lệ


41,2%

47%

11,8%

88,2%

Khi dạy bài “Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng”, tôi áp dụng
biện pháp với lớp 7Q, và không áp dụng với lớp 7A. Sau bài học, tôi cho 2 lớp
làm 1 bài kiểm tra thường xuyên. Kết quả:
Lớp 7Q có 12 học sinh
8 - 10 điểm 5 - 8 điểm < 5 điểm
>= 5 điểm
Số học sinh trả lời đúng 8
4
0
12
Tỉ lệ
66,7%
33,3%
0%
100%
Lớp 7A có 17 học sinh
8 - 10 điểm 5 - 8 điểm < 5 điểm
>= 5 điểm
Số học sinh trả lời đúng 10
6
1
16

Tỉ lệ
58,8%
35,3%
5,9%
94,1%
Nhận xét: Từ các kết quả trên, đã cho thấy việc thay đổi phương pháp giáo
dục mà cụ thể ở đây là sử dụng cơng cụ Padlet và PhET đã có hiệu quả nhất
định trong dạy học đối với học sinh lớp 7 của trường Tiểu học - THCS Fansipan.
Học sinh nắm được kiến thức cơ bản, khơng cịn học sinh yếu kém. Tỉ lệ học
sinh hiểu bài tăng. Học sinh có được hứng thú trong các giờ học do được tương
tác với các bạn học qua các hoạt động nhóm, qua việc bình luận các câu trả lời
của các bạn, điều đó làm cho học sinh có cảm giác như được thảo luận trực tiếp
trên lớp và từ đó sẽ cảm thấy u thích mơn học hơn.
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
Các biện pháp tơi vừa trình bày ở trên không chỉ áp dụng khi học trực tuyến
mà ngay cả khi học trực tiếp vẫn có thể sử dụng. Trong suốt học kì 1 năm học
2021 - 2022 và hiện tại tơi vẫn đang áp dụng đã có những kết quả tích cực đối
với học sinh lớp 7 trường tiểu học - THCS Fansipan.
Trong phạm vi đề tài tôi mới đề cập một vài ý kiến cơ bản để nâng cao chất
lượng dạy học trực tuyến môn Vật lí đối với học sinh lớp 7 mà tơi đã làm và đạt
kết quả. Nhưng dù sao đây cũng chỉ là cách làm, kết quả còn khiêm tốn. Trên
đây chỉ là một vài kinh nghiệm bản thân nêu ra để mong sao góp phần nhỏ vào
việc nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến nói chung và dạy học trực tuyến
mơn Vật lí nói riêng.
3.2. Kiến nghị
- Về phía nhà trường, tổ chuyên môn:
Tạo điều kiện để giáo viên trong trường được dự giờ các tiết dạy trực tuyến
của nhau để học hỏi kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy. Tổ chức các buổi
sinh hoạt tổ, nhóm chun mơn với nội dung nâng cao chất lượng dạy học trực

tuyến.
- Về phía giáo viên:
Ln tự học, tự tìm hiểu, đầu tư soạn giáo án, nghiên cứu bài dạy để nâng
cao năng lực. Thường xuyên dự giờ, học hỏi kinh nghiệm ở các giáo viên khác.
- Đối với đồng nghiệp:
12


Có thể áp dụng biện pháp này với các mơn học khác như: Tiếng Anh, Toán,
Văn, Địa lý, Lịch sử, Sinh học, ...
Áp dụng công cụ PhET trong các tiết học STEM, câu lạc bộ khoa học.
Mặc dù đã cố gắng song khơng thể tránh được các thiếu sót, rất mong được
sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, của các đồng nghiệp để đề tài của tôi
được hồn thiện hơn. Tơi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của Hiệu trưởng

Thanh Hóa, ngày 27 tháng 3 năm 2022
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người khác
Người viết SKKN

Lê Thị Ngân

13



×