Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

(SKKN 2022) sử dụng phần mềm ANATOMY vào dạy học nhằm nâng cao chất lượng môn sinh học 8 và góp phần phát triển năng lực môn tin học cho học sinh trường THCS thị trấn ngọc lặc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (978.92 KB, 23 trang )

1
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chon đề tài
Sinh học là mơn khoa học thực nghiệm có rất nhiều ứng dụng trong thực tế
cuộc sống cũng như trong các ngành nghề khác nhau, với con đường hình thành
kiến thức, kĩ năng thông qua quan sát thực tế và quan sát các hiện tượng, thí
nghiệm sinh lý, tìm hiểu cấu tạo và tập tính hoạt động của sinh vật. Nhìn chung
kiến thức sinh học rất đa dạng, đôi lúc rất trừu tượng, rất phức tạp nhưng nếu
giáo viên tổ chức giảng dạy thành cơng sẽ giúp cho học sinh hình thành, củng
cố, khắc sâu những kiến thức mà các em được học, thúc đẩy các em tích cực
trong học tập.
Tuy nhiên thực tế ở nước ta hiện nay việc giảng dạy và học tập môn Sinh
học đặc biệt là Sinh học lớp 8 với nội dung chủ yếu là học về giải phẩu cơ thể
người, thì giáo viên vẫn cịn tình trạng dạy chay, thiếu điều kiện thực hành quan
sát, đây là môn mô tả các chi tiết cấu tạo cơ thể nên cần có nhiều phương tiện hỗ
trợ như mẫu vật (xác), xương rời, tiêu bản, tranh, mơ hình.... trong đó xác là
phương tiện trực quan tốt nhất giúp cho người học có thể xác định được từng chi
tiết cơ thể một cách đầy đủ chính xác. Nhưng xác rất khó kiếm vì hiến xác là
vấn đề tình cảm, phong tục, rất nhạy cảm, tâm linh. Việc sử dụng mơ hình để
giảng dạy cũng hạn chế do các nhà trường không có mơ hình, vì thế đa phần
giáo viên chỉ sử dụng kênh hình (tranh) trong sách giáo khoa để học sinh quan
sát và khai thác thông tin cho tùng bài học.

Hình ảnh trong sách giáo khoa Sinh học 8
Mặc dù điều đó phần nào đáp ứng được cơng tác giảng dạy, hình thành kiến thức
cho học sinh, nhưng những hình ảnh trong sách giáo khoa có phần khơng rõ nét,
thiếu sinh động và dễ gây nhàm chán đối với người học.


2
Ngày nay thế giới đã và đang bước vào kỷ nguyên mới nhờ tiến bộ nhanh


chóng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các lĩnh vực trong đó có
lĩnh vực dạy học, chúng ta khơng thể phủ nhận vai trò to lớn và những tác dụng kỳ
diệu của công nghệ thông tin trong dạy học, đặc biệt là trong lĩnh vực Sinh học.
Trong giảng dạy Sinh học, được quan sát các chi tiết, các cơ quan ở những
góc, hướng khác nhau là rất quan trọng, từ đó tổ chức điều khiển học sinh thực
hiện các thao tác tư duy, khả năng tưởng tượng và suy đoán, rèn luyện các
phương pháp suy luận có căn cứ trong sinh học. Một trong những giải pháp để
phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh là giáo viên phải tăng
cường khai thác, sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại và các phần mềm hỗ trợ
để đạt được mục tiêu của quá trình dạy học. Do đó sử dụng các phần mềm mơ
phỏng vào giảng dạy môn Sinh học là một giải pháp đổi mới phương pháp dạy
học Sinh học hiện nay.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm vào quá trình
dạy học cũng là một trong những nội dung cơ bản, quan trọng của chương trình
giáo dục phổ thơng 2018 theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh
“Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số
môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngơn ngữ, năng lực tính
tốn, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm
mĩ, năng lực thể chất” [1], Việc ứng dụng các phần mềm vào quá trình dạy học
Sinh học 8 có cơ hội góp phần hình thành, phát triển năng lực tin học cho học
sinh..
Tuy nhiên việc ứng dụng những phần mềm, những phương tiện dạy học
hiện đại đó, khơng phải giáo viên nào cũng thành thạo, thậm chí một số giáo
viên cịn chưa mạnh dạn ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học vì khơng
am hiểu nhiều về nó. Một số giáo viên vẫn gặp phải nhiều khó khăn trong việc
sử dụng các phần mềm vào quá trình dạy học, nhất là dạy phần giải phẩu cơ thể
người của Sinh học lớp 8, do không có các tài liệu hướng dẫn cụ thể, khơng biết
cài đặt và một số phần mềm phải có mã đăng kí sử dụng, phải có bản quyền...
Qua q trình sử dụng phần mềm để giảng dạy và tìm hiểu thêm trên các
trang web, tôi nhận thấy điểm nổi bật ở phần mềm ANATOMY là phần mềm

atlas giải phẫu người 3D với thiết kế sáng tạo, mang lại những mơ hình giải
phẫu người chi tiết cao trong đồ họa vượt trội , giúp cho giáo viên có thể thiết kế,
thay đổi và mô phỏng các chi tiết trong giải phẩu cơ thể người. Và bản thân tôi
đã áp dụng vào giảng dạy bước đầu đạt kết quả tốt, vì vậy tơi đã lựa chọn đề tài
“Sử dụng phần mềm ANATOMY vào dạy học nhằm nâng cao chất lượng
môn Sinh học 8 và góp phần phát triển năng lực Tin học cho học sinh trường
THCS Thị Trấn Ngọc Lặc” làm đề tài nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu việc sử dụng phần mềm ANATOMY vào dạy học Sinh học lớp 8
để nâng cao chất lượng giáo dục môn Sinh học và góp phần phát triển năng lực Tin
học cho học sinh trường THCS Thị Trấn Ngọc Lặc.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.


3
Sử dụng phần mềm ANATOMY vào dạy học môn Sinh học lớp 8 ở trường
THCS Thị Trấn Ngọc Lặc.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
- Tham khảo các loại tài liệu để tìm hiểu về cách sử dụng phần mềm
ANATOMY.
- Tham khảo các tài liệu liên quan đến việc chỉ đạo ứng dụng công nghệ
thông tin trong quá trình dạy học.
1.4.2. Phương pháp quan sát sư phạm:
+ Các thầy cô trong tổ Khoa học Tự nhiên và nhà trường dự giờ, nhận xét
góp ý về tiết dạy trình chiếu sử dụng phần mềm ANATOMY, từ đó có điều
chỉnh, đánh giá, rút kinh nghiệm kịp thời.
+ Quan sát hứng thú và ý thức học tập của học sinh.
1.4.3. Phương pháp điều tra
+ Điều tra kết quả học tập của học sinh trước và sau khi áp dụng đề tài.

+ Điều tra hứng thú học của học sinh trước vào sau khi áp dụng đề tài.
1.4.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm.
+ Nghiên cứu giáo án của giáo viên.
+ Nghiên cứu khả năng tiếp nhận của học sinh sau một quá trình học tập.
1.4.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Tôi tiến hành dạy học bằng phương pháp truyền thống và dạy học có ứng
dụng phần mềm ANATOMY để hổ trợ giảng dạy đối với từng bài học cụ thể
trong chương Hệ vận động. Sau đó so sánh đối chiếu xem kết quả có tốt hơn
khơng? Ý tưởng triển khai ban đầu có thuận lợi khơng? có vấn đề gì tồn tại cần
điều chỉnh bổ sung hay khơng?
2. NỘI DUNG.
2.1. Cơ sở lí luận.
Cơng văn 4096 /BGDĐT-CNTT ngày 20/9/2021 của Bộ giáo d ục và
Đào tạo về hướng dẫn nhiệm vụ công nghệ thông tin và thống kê giáo d ục
năm học 2021 - 2022 đã nêu: “Rà sốt, tổ chức các khóa bồi dưỡng kỹ năng
ứng dụng CNTT và chuyển đổi số cho giáo viên, nhân viên, cán b ộ qu ản lý
giáo dục và học sinh. Nội dung bồi dưỡng gắn với nhu cầu thực tiễn về
triển khai ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong nhà trường, xem xét triển
khai tập huấn phù hợp một số nội dung: Kỹ năng tổ chức, quản lý các ho ạt
động dạy học trực tuyến gồm: tổ chức và quản lý lớp học trực tuyến, xây
dựng học liệu, khai thác các nguồn học liệu, tìm kiếm thông tin trên
Internet; kỹ năng sử dụng các phần mềm trình chi ếu, ph ần m ềm so ạn bài
giảng e-learning, soạn câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến, phần mềm mơ
phỏng, thí nghiệm ảo, phần mềm dạy học, khai thác sử dụng các thiết bị
công nghệ để đổi mới nội dung, phương pháp dạy học; kỹ năng tổ chức và
quản lý các hoạt động dạy học trực tuyến ”. Việc áp dụng Công nghệ thông


4
tin vào quá trình dạy học và quản lý đã và đang được Đảng và nhà n ước và

Bộ Giáo dục coi trọng, nhất là trong thời kỳ công nghệ 4.0 hiện nay.
Cơng nghệ thơng tin có tác động mạnh mẽ lên các giác quan trong việc tiếp
nhận và lưu giữ tri thức. “Tỉ lệ tiếp thu kiến thức của người học tăng lên cao khi
được vận dụng đa giác quan vào hoạt động học tập, được sử dụng trong thực tế
và đặc biệt nếu được dạy lại (truyền đạt lại) cho người khác. Giảng dạy chủ
động chính là tổ chức các hoạt động học tập đa dạng và phong phú giúp làm
tăng khả năng lĩnh hội kiến thức” [2]. Qua đó ta thấy “Giá trị lớn nhất của
phương tiện dạy học nằm ở sự tác động của chúng tới các giác quan, đặc biệt là
thính giác, thị giác” [3]. Các nhà nghiên cứu đã tổng kết mức độ ảnh hưởng của
các giác quan tới quá trình tiếp thu tri thức như: 20% qua những gì nghe được,
30 % qua nhìn được, 50 % qua nhìn và nghe”.

Tháp học tập thể hiện tỉ lệ phần trăm khả năng tiếp thu kiến thức tương
ứng với các hoạt động học tập của học sinh (nguồn từ Internet)
Với quan điểm nhận thức: “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ
tư duy trừu tượng về thực tiễn”[4]. Việc tạo ra các hình ảnh động cho học sinh quan
sát là một giai đoạn quan trọng của quá trình tư duy, nhằm giúp học sinh lĩnh hội tri
thức, đồng thời giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập. Vì vậy việc sử dụng các
phần mềm dạy học vào quá trình dạy học Sinh học, đặc biệt là dạy học Sinh học lớp
8 là yêu cầu cấp thiết nhằm tạo ra các "sách Sinh học điện tử" rất độc đáo trợ giúp
cho giáo viên giảng bài và tạo ra các bài giảng sinh động, thu hút học sinh đam mê
học tập môn Sinh học, nhất là phần giải phẩu cơ thể người ở chương trình lớp 8.
Hiện nay có rất nhiều phần mềm dạy học có thể hỗ trợ quá giảng dạy của giáo
viên trên lớp, cũng như hỗ trợ soạn bài giảng, nhưng qua q trình áp dụng tơi thấy
Phần mềm giải phẩu cơ thể người ANATOMY là một phần mềm thực sự hay và bổ
ích mà mỗi giáo viên dạy môn Sinh học nên biết. ANATOMY là ứng dụng học giải
phẫu trong quá trình giảng dạy và học tập khi cung cấp tất cả thông tin về giải phẫu


5

cơ thể người, kèm theo hình minh họa và đa dạng các mơ hình 3D sống động như:
Xương, dây chằng, khớp, cơ bắp, mạch máu, hệ thần kinh, hô hấp, tiêu hóa, tiết
niệu, sinh sản,… ANATOMY có thể tạo ra các mơ hình chuyển động mà sách vở
khơng làm được, có thể tạo ra các hình ảnh 3D mà khơng một loại tài liệu giấy nào
có thể vẽ chi tiết bằng. Chúng ta có thể xoay 360 độ, phóng to,thu nhỏ để xem kỹ
hơn từng bộ phận. Ứng dụng này được thiết kế rất chu đáo và chi tiết, các bộ phận
được biểu diễn rất công phu, tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ và có tính thẩm mỹ cao.
Hơn nữa phần mềm ANATOMY có những ưu điểm nổi bật mà các phần mềm khác
khơng có như: Nhỏ gọn dễ cài đặt, khơng u cầu máy tính có cấu hình cao. Cài đặt
đơn giản, dễ dàng, điều này rất thuận lợi cho giáo viên. Phần mềm khơng cài khóa,
nên có thể sử dụng nó mà khơng cần có serial hay mã kích hoạt… Tóm lại Phần
mềm giải phẩu cơ thể người ANATOMY là một công cụ lý tưởng để tạo ra các bài
giảng sinh động cho môn Sinh học 8.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Qua q trình giảng dạy tơi nhận thấy, trong cấp học THCS bộ môn Sinh học
là một môn khó đối với nhiều học sinh. Rất nhiều học sinh sợ học, ngại học Sinh
học, không biết làm bài tập Sinh học, nhiều học sinh e ngại, khơng có hứng thú khi
học tập môn Sinh đặc biệt phần giải phẩu cơ thể người. Lý do chính là hiện nay ở
các trường THCS giáo viên dạy Sinh học 8 chủ yếu sử dụng hình ảnh sách giáo
khoa cho quá trình giảng dạy, có thể nói là dạy chay, do khơng thể có mơ hình hoặc
mẫu vật (xác) để giảng dạy hoặc ở những trường có điều kiện cơ sở vật chất, có
máy chiếu đa năng Projecter thì giáo viên sử dụng máy chiếu giảng dạy cũng chỉ
trình chiếu hình ảnh có trong sách giáo khoa lên màn chiếu nên học sinh chưa thực
sự hứng thú khi học môn Sinh học, nhất là Sinh học lớp 8 .... Vì vậy để học sinh
học tốt hơn bộ môn này đã và đang là sự trăn trở của rất nhiều các thầy, cô giáo dạy
Sinh học cũng như các bậc phụ huynh. Để giúp các em học tốt hơn môn Sinh học ở
cấp THCS ngoài việc giúp các em nắm vững kiến thức, bồi dưỡng cho các em
phương pháp tư duy thì việc khai thác sử dụng các trang thiết bị trong dạy học và
các phần mềm dạy học là một điều rất cần thiết giúp các em hứng thú hơn trong
học tập Sinh Học, đặc biệt là khi học về giải phẩu cơ thể người ở lớp 8.

Năm học 2021 – 2022 tôi được nhà trường phân công giảng dạy khối 8 ở
trường THCS Thị Trấn Ngọc Lặc. Tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm
của học sinh đối với môn Sinh học. Có 72 học sinh tham gia khảo sát. Kết quả:
Lớp
8A1
8A3
Khối 8

Tổng
số
HS
36
36
72

Kém
SL
5
0
5

%
13,9
0,0
6,9

Yếu
SL
14
3

17

%
38,9
8,3
23,6

TB
SL
15
17
32

%
41,6
47,2
44,4

Khá
SL
2
11
13

%
5,6
30,6
18,1

Giỏi

SL
0
5
5

%
0,0
13,9
6,9

TB trở lên
SL
17
33
50

%
47,3
91,7
69,4

Dưới TB
SL
19
3
22

%
52,7
8,3

30,6

Kết quả khảo sát học sinh đầu năm học 2021 – 2022 đối với học sinh khối 8
trường THCS Thị Trấn Ngọc Lặc
Kết quả khảo sát cho thấy không thể phủ nhận thành công của các phương
pháp dạy học truyền thống song kết quả khảo sát như trên là chưa thực sự đồng
đều và chưa ổn định.


6
Trong quá trình dạy học Sinh học ở cấp THCS từ kinh nghiệm của bản
thân và thông qua các tiết dự giờ đồng nghiệp tơi nhận thấy có nhiều vấn đề tồn
tại còn tồn tại khi dạy học Sinh Học, ví dụ khi dạy bài 7 – Bộ xương, giáo viên
giảng dạy thường chỉ chiếu hình ảnh giới thiệu hoặc cho học sinh nghiên cứu
thông tin, quan sát tranh rồi nêu các phần chính của bộ xương người. Cách làm
này tạo cho học sinh cảm giác áp đặt kiến thức. Chúng ta cần thiết kế bài giảng
và triển khai trên lớp như thế nào để học sinh tiếp nhận kiến thức một các tự
nhiên, tích cực, chủ động.
Với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin trong một thời gian ngắn của một
tiết học giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh tiếp cận một lượng kiến thức
lớn, phong phú, và sinh động. Một hình ảnh, một đoạn phim có thể thay thế cho
rất nhiều lời giảng. Những hình ảnh mô phỏng thực tế một cách hợp lý, sinh
động sẽ thu hút được sự hứng thú và quan tâm học tập của học sinh, tạo cho lớp
học sôi nổi, các em tiếp thu bài giảng nhanh hơn, giờ dạy có hiệu quả hơn.
Tuy nhiên thực tế cho thấy đa số giáo viên đứng lớp dạy môn Sinh Học, đặc
biệt là dạy Sinh học lớp 8 hiện nay chỉ dạy hình vẽ tĩnh trên sách giáo khoa hoặc
hình vẽ tĩnh trên máy tính rồi chiếu lên, nên phần nào đó hạn chế sự tiếp thu của
người học. Một số thầy cơ giáo chưa thực sự tìm tịi, nghiên cứu các phần mềm dạy
học để áp dụng vào quá trình giảng dạy, việc xây dựng một mơ hình động trực
quan gặp rất nhiều khó khăn cho những giáo viên có kỹ năng tin học chưa được tốt.

Qua đó phần nào ảnh hưởng đến chất lượng dạy học Sinh học nói chung và dạy học
Sinh học lớp 8 nói riêng. Nhiều thầy cô đã khai thác sử dụng các phần mềm: Word,
PowerPoint, Violet để giảng dạy trình chiếu tuy bước đầu mang lại hiệu quả song
vẫn còn chưa cao, khả năng hiểu và ghi nhớ , vận dụng kiến thức của học sinh vẫn
còn hạn chế, học sinh chưa hiểu kỹ các nội dung mang tính trừu tượng như phần
Giải phẩu cơ thể người. Đặc biệt việc dùng phần mềm giải phẩu cơ thể người như
phần mềm ANATOMY để dạy học thì tơi chưa thấy ai thực hiện.
Ngun nhân chính được cho là việc tìm tịi ứng dụng các phần mềm tin
học gây khó khăn cho phần lớn giáo viên có kỹ năng tin học chưa tốt, hơn nữa
các phần mềm về giải phẩu cơ thể người chủ yếu là các phần mềm nước ngoài
được viết bằng Tiếng Anh, mà ngoại ngữ vẫn luôn là rào cản với một bộ phận
không nhỏ giáo viên. Mặt khác việc chuẩn bị soạn bài giảng có thiết kế các hình
ảnh động, hình ảnh 3D mất khá nhiều thời gian của giáo viên kể cả giáo viên có
kỹ năng Tin học tốt nên dẫn tới tâm lý ngại làm, có tình trạng dowload trên
mạng về chỉnh sửa và dạy nhưng hiệu quả vẫn chưa cao.
Là một giáo viên dạy Sinh học, khi được phân công dạy lớp 8, nội dung chủ
yếu về giải phẩu cơ thể người, trong khi khơng thể có mẫu vật để học sinh quan sát
trong từng tiết học, vì vậy trong thời gian qua tơi đã tìm hiểu về phần mềm giải
phẩu cơ thể người ANATOMY để ứng dụng vào dạy học, qua thực tế nghiên cứu,
khai thác ứng dụng của phần mềm vào giảng dạy Sinh học 8 ở Trường trung học cơ
sở Thị Trấn Ngọc Lặc, bước đầu tôi nhận thấy hiệu quả rõ ràng của phần mềm
trong việc tạo ra hứng thú học tập, nó giúp học sinh nắm chắc bài học, lĩnh hội kiến
thức tốt hơn từ đó kết quả học tập cũng được nâng lên. Trên cơ sở đó tơi mạnh dạn


7
nêu ra một số kinh nghiệm sử dụng phần mềm ANATOMY vào dạy học nhằm
nâng cao chất lượng môn Sinh học 8, qua đó góp phần phát triển năng lực Tin
học cho học sinh trường THCS Thị Trấn Ngọc Lặc để chia sẻ và được lắng nghe
những ý kiến đóng góp xây dựng của q thầy cơ.


-

-

-

2.3. Các giải pháp áp dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Hướng dẫn các thao tác cơ bản khi sử dụng phần mềm
giải phẩu cơ thể người ANATOMY.
ANATOMY là phần mềm giải phẫu cơ thể người được giới thiệu là một
trong những phần mềm học tập mà bộ giáo dục lựa chọn giới thiệu trong bộ mơn
Tin học, điều đó sẽ thuận lợi cho giáo viên và học sinh trong q trình dạy học
có ứng dụng phần mềm. Tuy nhiên khi ứng dụng phần mềm này giáo viên vẫn
nên giới thiệu tổng thể về phần mềm và hướng dẫn các thao tác cơ bản, để giúp
học sinh thực hành trên lớp cũng như tự học ở nhà, qua đó góp phần phát triển
năng lực tin học cho học sinh.
2.3.1.1. Thông tin về phần mềm
ANATOMY là phần mềm giải phẫu cơ thể người nổi tiếng, được tải về rất
nhiều trên các nền tảng di động và hệ điều hành Windows. ANATOMY là sản
phẩm chủ lực của 3D4Medical – nhà sản xuất ứng dụng giải phẫu lớn nhất thế
giới. ANATOMY mang đến công nghệ 3D đột phá và thiết kế sáng tạo, giúp cho
các mơ hình giải phẫu có độ chi tiết cao, dễ dàng hình dung và nắm bắt hơn.
ANATOMY đại diện cho một cách tiếp cận độc đáo để học tập giải phẫu
tổng quát. Đồ họa thực sự là một điểm mạnh giúp cho việc học trở nên dễ dàng nhờ
tiếp thu thông tin một cách sáng tạo, mang đến trải nghiệm phong phú và hấp dẫn.
Đặc điểm nổi bật của phần mềm ANATOMY đó là:
Là ứng dụng về giải phẩu cơ thể người ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới, sử
dụng được trên nhiều thiết bị khác nhau như Laptop hay điện thoại di động.
Công nghệ 3D cực kỳ tiên tiến, không đối thủ trực tiếp nào có thể cạnh tranh về

đồ họa và tính chính xác y học với ANATOMY
ANATOMY là một ứng dụng mà mỗi bác sĩ, nhà vật lý trị liệu, OT, y tá và sinh
viên y khoa, giáo viên khi giảng dạy về giải phẩu cơ thể người nên sở hữu, vì nó
khơng có bất cứ một lỗi nào, nó là tương lai của việc học giải phẫu dựa trên các
thiết bị hiện đại
Hơn 4.000 cấu trúc giải phẫu, bao gồm 8 hệ thống được tái tạo trong công cụ đồ
họa 3D do 3D4Medical tự xây dựng.
Là một phần mềm miễn phí, nên rất thuận lợi cho người sử dụng.
2.3.1.2. Download và cài đặt.
- Có thể truy cập vào địa chỉ để tải phần mềm về máy:
/>Để cài đặt : nháy đúp chuột vào file: setup Anatomy.exe sau đó chọn Aceptar và
lựa chọn next, hệ thống sẽ tự động cài đặt vào máy.
2.3.1.3. Khởi động phần mềm.
Cách 1: Nháy đúp chuột vào biểu tượng
Anatomy trên
màn hình


8
Cách 2: Start /Programs / Anatomy / Anatomy
2.3.1.4. Giao diện
Khi khởi động phần mềm, màn hình có hai nút lệnh LEARN (H ọc) và
EXERCISES (Bài tập). Nháy nút Learn để vào xem và học chi tiết gi ải ph ẩu
cơ thể người.
BÀI TẬP

Giao diện của màn hình chính
Khi đó nội dung chi tiết cho từng hệ sẽ hiện lên màn hình, chúng ta sẽ
thấy tám biểu tượng tương ứng với tám chủ đề. Nháy chuột lên biểu tượng để
vào chủ đề tương ứng.



9
Hệ sinh dục

Giao diện của màn hình LEARN
2.3.1.5. Thanh cơng cụ
Gồm các công cụ được hiển thị bên trái màn hình làm việc, lựa chọn cơng
cụ nào ta nháy chuột vào cơng cụ tương ứng:
Thanh trượt phóng to, thu nhỏ hình mơ phỏng

2.3.1.6. Các thao tác cơ bản trên hình mơ phỏng
Di chuyển mơn hình lên xuống bằng cách kéo thả chuột theo chiều thẳng đứng.


10
Xoay mơ hình quyanh trục bằng cách kéo thả chuột theo hướng từ trái sang
phải hoặc ngược lại.
Phóng to, thu nhỏ mơ hình bằng cách di chuyển nốt trịn trên thanh trượt.
2.3.2.1.

2.3.2 Sử dụng phần mềm ANATOMY vào dạy học Sinh học lớp 8.
Sử dụng phần mềm ANATOMY vào dạy chương hệ vận động.
Để vào tìm hiểu hệ xương ta nháy chuột vào biểu tượng
có dịng chữ SKELETAL SYSTEM để tìm hiểu về hệ xương của con người.
Khi thực hiện tiết dạy giáo viên tiến hành các thao tác trực tiếp trên hình mơ
phỏng để minh họa cho nội dung bài học, đồng thời hướng dẫn học sinh tìm hiểu
nội dung kiến thức ngay tại lớp và hướng dẫn các thao tác để học sinh có thể tự học
tự nghiên cứu thêm tại nhà. Các thao tác thực hiện bao gồm:
* Các thao tác trực tiếp tiến hành trên hình mơ phỏng:

+ Dịch chuyển mơ hình lên xuống trên màn hình bằng cách kéo thả chuột
theo chiều thẳng đứng (lên, xng).

Hình mơ phỏng được dịch chuyển lên, xuống
+ Xoay mơ hình xung quanh trục của mình bằng cách kéo thả chuột theo
chiều ngang từ trái sang phải hoặc ngược lại.

Hình mơ phỏng xoay quanh trục
+ Phóng to, thu nhỏ hình mơ phỏng: di chuyển nút trịn trên thanh trượt
hoặc dùng nút cuộn của chuột máy tính.


11

Hình mơ phỏng được phóng to, thu nhỏ
Bằng các thao tác trên, ta có thể xem chi tiết bất cứ một phần hay một bộ
phận nào của hệ xương con người mà ta muốn khám phá. Ví dụ:

Các xương sườn

Xương chậu

Xương đầu gối chân

* Bổ sung thêm các hệ khác vào hình mơ phỏng
Trong q trình cho học sinh quan sát và học về hệ xương của người, ta có
thể hiển thị thêm các hệ khác. Đây là tính năng đặc biệt của phần mềm. Để kích
hoạt tính năng này ta nháy chuột vào nút chọn bổ sung thêm
Khi đó xuất hiện một bảng chọn ngay bên trái màn hình cho phép ta chọn
bổ sung thêm các hệ cần xem. Các hệ được chọn sẽ đổi màu trên bảng chọn.

Ví dụ, giáo viên có thể cho hiển thị thêm hệ tuần hồn cùng hệ xương, khi đó
học sinh sẽ quan sát được tồn bộ hệ xương có thêm hình ảnh trái tim, các mạch
máu động mạch, tĩnh mạch.


12

Bảng chọn xem nhiều hệ cùng lúc

Hiển thị đồng thời hệ xương và hệ tuần hoàn
* Quan sát các chi tiết trong hệ


13
Phần mềm cho phép chúng ta quan sát chi tiết từng bộ phận nhỏ của các hệ
giải phẩu cơ thể người. Nháy chuột vào bộ phận muốn quan sát, bộ phận này sẽ đổi
màu. Muốn hủy thao tác này ta nháy đúp chuột ra ngồi khu vực có hình mơ phỏng
Ẩn bộ phận đang quan sát

Quan sát chi tiết xương sống thắt lưng
Khơng những có thể quan sát kỹ hơn mà chúng ta cịn có thể xem thêm các
thơng tin chi tiết của từng bộ phận và chức năng của chi tiết được chọn.

Khi chúng ta ngủ, các
đĩa đệm tự mở rộng
và khi thức dạy, chúng
ta đo được nhiều hơn
vài cm so đêm hôm
trước


Thông tim bổ sung

Đốt sống thắt lưng gồm 5 đốt
sống nằm ở phần dưới của
lưng. Những đốt sống này là
những đốt sống chịu nhiều áp
lực và trọng lượng hơn

Chức năng của đốt sống thắt lưng

Ngoài ra phần mềm cho phép chúng ta có thể ẩn các bộ phận khỏi mơ
hình, chức năng này cho phép chúng ta quan sát được các bộ phận bên trong
chi tiết rõ ràng hơn. Ví dụ: Ta có thể cho ẩn xương ức và năm xương sườn
phía trên để quan sát các bộ phận bên trong lồng ngực như tim và các động
mạch, tĩnh mạch chính từ tim.


14

Ẩn các chi tiết để quan sát các bộ phận bên trong
* Quan sát hệ cơ.
Nháy chuột vào biểu tượng có dịng chữ MUSCULAR SYSTEM
để tìm hiểu về hệ cơ của con người.
Chúng ta đã biết cơ được cấu tạo bám vào xương có ch ức năng co dãn
để làm cho xương chuyển động.

Cơ ngực có chức năng làm cho
lồng ngực có thể nở ra hoặc thu hẹp
lại theo sự thở của con người


Cơ bắp tay phía trước – cơ hai đầu


15

Cơ bắp tay phía sau – cơ ba đầu

Cơ vai có nhiệm vụ nâng cánh tay
khi chuyển động

Cơ đùi có bốn mảnh, bốn đầu là nhóm Cơ chậu có nhiệm vụ đỡ cho xương
cơ khoe nhất của con người
chậu và giúp xương đùi xoay được.
Đây là bộ cơ lớn nhất về thể tích
Bằng các thao tác phóng to, xoay mơ hình, ẩn bớt các chi tiết, tìm hi ểu
thơng tin bổ sung... để học sinh hiểu roc nội dung của bài h ọc. H ệ c ơ g ắn
liền với xương nên khi tìm hiểu hệ cơ ta nên cho hiển th ị cùng v ới h ệ
xương để quan sát được chính xác hơn.
Bằng các thao tác cơ bản như đã giới thiệu giáo viên sẽ vận dụng linh
hoạt trong bài dạy của mình theo kế hoạch bài học của giáo viên đã chuẩn
bị, có thể kết hợp đồng thời giữa việc sử dụng phần mềm Anatomy với các
phần mền trình chiếu khác như Power poit.... để khai thác và mang lại hiệu
quả cao hơn trong tiết dạy của mình, từ đó giúp học sinh hứng thú trong
học tập, u thích bộ mơn Sinh học. Đồng thời giáo viên nên cho học sinh
thực hành xác định chi tiết các bộ phận của các hệ ngay tại lớp và hướng
dẫn học ở nhà để học sinh được trải nghiệm, đam mê tìm tịi, khám phá, học
hỏi qua đó chất lượng bộ môn cũng nâng lên.
2.3.2.2 Sử dụng phần mềm ANATOMY dạy chương Tuần hồn.
Để tìm hiểu hệ tuần hồn của con người ta nháy chuột vào biểu tượng



16
có dịng chữ CIRCULATORY SYSTEM
Hệ tuần hồn với cơ quan chính là tim giúp lưu thơng máu đi khắp cơ thể
để ni từng tế bào.

Hình mơ phỏng hệ tuần hồn và cấu tạo của tim người
Bằng các thao tác phóng to, thu nhỏ, thao tác xoay hình mơ phỏng, ẩn các
chi tiết để quan sát các bộ phận bên trong, tìm hiểu thơng tin bổ sung, chức năng
của bộ phận đang chọn tương tự như với hệ xương và hệ cơ, giáo viên sẽ giúp học
sinh tìm hiểu một cách tường minh, trực quan nhất về hệ tuần hoàn cũng như cấu
tạo, hoạt động của tim và các vòng tuần hồn. Đặc biệt trong phần cịn có chức
năng mơ phỏng. Mô phỏng hoạt động của một hệ là chức năng rất đặc biệt của
phần mềm. Chức năng này sẽ đưa ra một bộ phim hoạt hình mơ tả chi tiết toàn bộ
hoạt động của một hệ trong cơ thể người. Tuy nhiên Hệ xương và cơ là hai hệ duy
nhất khơng có chức năng mơ phỏng, các hệ cong lại đều có chức năng này.
Để thực hiện chức năng mơ phỏng ta nháy chuột vào nút lệnh
Chức năng mô phỏng trong hệ tuần hoàn:
Chức năng này sẽ đưa ra một bộ phim hoạt hình mơ tả chi tiết tồn bộ hoạt
động của hệ tuần hoàn trong cơ thể người.


17
1. Hệ tuần hoàn hoạt động nhờ sự hút
máu từ các tỉnh mạch tống ra, để chuyển
vào các động mạch, theo thứ tự nó cung
cấp oxy và các chất dinh dưỡng vào cơ
thể và thải ra những chất thải. Tim của
con người đập khoảng 100 000 lần trong
1 ngày (khi người làm việc bình thường).


2. Hệ tuần hồn của tim chú ý đến những
âm thanh, đó là những tiếng trống ngực,
những nhịp tim xuất phát từ hai sự chuyển
động: co thắt và nghỉ ngơi. Hãy nghỉ ngơi
trong phút tiếp theo và cố gắng đếm nhịp
tim của bạn

3. Chúng ta đang ở tâm thất trái, và chúng ta
có rất nhiều cơng việc để làm. Hệ tuần hoàn
vận chuyển bằng oxy trong máu thơng qua các
động mạch chính được gọi là động mạch chủ

4. Động mạch chủ đưa máu và chất dinh
dưỡng, O2 và được vòng về các động mạch
nhỏ và các mao mạch đến mọi cơ quan
trong cơ thể, và nhận khí Cacbonic và chất
thải.

5. Bây giờ chúng ta băng qua 1 tỉnh mạch,
hãy nhìn vào những van. Chúng ngăn máu đến
từ phía sau, đưa vào tâm nhỉ phải và các tỉnh
mạch, tạo nên 1 vịng tuần hồn máu.

6. Bây giờ chúng ta băng qua tâm thất phải
và đi đến động mạch phổi. Khi chúng mang
chất khử oxy máu.


18

7. Tại đó máu tự làm đầy oxy và giải phóng
khí cacbonic và chúng sẳn sàng trở về tim sau
đó đưa về tâm nhỉ trái.

8. Tuyệt vời. Chúng ta đã hồn thành quy
trình lưu thơng, lưu thơng tuần hồn trong
phổi, chúng ta cũng đã hồn thành 2 vịng
tuần hồn trong tim (khử oxy máu đến từ
phổi mà không khử oxy từ các bộ phận cịn
lại trong cơ thể). Đó hồn tồn là sự lưu
thơng.

Mơ phỏng hoạt động của một hệ là chức năng rất đặc biệt của phần
mềm. Chức năng này sẽ đưa ra một bộ phim hoạt hình mơ tả chi tiết toàn
bộ hoạt động của hệ tuần hoàn, kết hợp với âm thanh và hình ảnh đ ộng
giúp học sinh rất hứng thú trong học tập đồng thời hiểu một cách đ ầy đ ủ
nhất về hoạt động của hệ tuần hoàn, giúp học sinh tiếp thu bài tốt h ơn.
2.3.2.3 Sử dụng phần mềm ANATOMY vào dạy học các chương cịn lại.
Để tìm hiểu các hệ khác của con người chúng ta nháy chuột vào biểu tượng
tương ứng của hệ trên màn hình LEAR. Với các thao tác tương tự như hệ xương,
hệ tuần hoàn, giáo viên có thể vận dụng trong từng chương, bài sẽ giúp bài học
sinh động, tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Hệ
Biểu tượng
Hệ
Biểu tượng
Hệ hơ
hấp
Hệ
tiêu

hóa
Hệ
sinh
dục

RESPIRATORY
SYSTEM

Hệ
bài
tiết

DIGESTIVE
SYSTEM

Hệ
thần
kinh

EXCRETOR
SYSTEM

NERVOUS SYSTEM

DEPRODUCTIVE SYSTEM

Với các thao tác như phóng to, thu nhỏ, xoay mơ hình, tìm hiểu chức năng
của từng chi tiết, chức năng mô phỏng ... Giáo viên tiến hành linh hoạt trong quá
trình dạy học trên lớp, giúp học sinh hiểu bài, biết vận dụng kiến thức trả lời câu
hỏi và vận dụng vào cuộc sống, đồng thời giáo viên tổ chức cho học sinh thực

hiện các thao tác trên hình mơ phỏng tại lớp và hướng dẫn học sinh về thực hiện
ở nhà qua đó giúp học sinh có cơ hội phát triển năng lực tin học.
2.3.3 Sử dụng chức năng kiểm tra kiến thức của phần mềm ANATOMY
để củng cố kiến thức và hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
Ngoài chức năng LEAR, phần mềm cị có chức năng rất đặc biệt đó là chức
năng kiểm tra kiến thức. Ở màn hình chính nháy chuột vào biểu tượng
EXERCISES để vào chức năng kiểm tra kiến thức của phần mềm.


19

Phần mềm với ba dạng bài kiểm tra:
Find, Quiz và Test. Các dạng bài này chỉ
khác nhau ở cách đặt câu hỏi
Find: tìm kiếm bộ phận theo tên
Quiz: tìm kiếm bộ phận theo chức năng
Test: nhận dạng bộ phận đã đánh dấu
trên màn hình

Khi lụa chọn dạng bài kiểm tra
màn hình hiển thị cho phép lựa
chọn chủ đề theo từng hệ mô phỏng
của phần mềm, chọn thời gian làm
bài và số câu hỏi của bài kiểm tra.

Với chức năng này của phần mềm sẽ giúp giáo viên cũng cố bài học tại lớp,
hướng dẫn học sinh ôn tập và học bài tại nhà, từ đó học sinh khắc sâu và ghi nhớ
nội dung kiến thức tốt hơn, đồng thời cũng là cơ hội giúp học sinh phát triển
năng lực tin học cho bản thân các em.
Do khuôn khổ đề tài có giới hạn nên tơi chỉ xin được trình bày một số

kinh nghiệm trong việc áp dụng phần mềm ANATOMY vào giảng dạy mơn
Sinh học lớp 8, mong góp một phần kinh nghiệm nhỏ trong việc nâng cao
chất lượng bộ môn.
2.4. Kết quả đạt được khi áp dụng phần mềm ANATOMY vào dạy Sinh học
lớp 8.
Sau khi áp dụng phần mềm ANATOMY vào dạy môn Sinh học lớp 8 ở
trường THCS Thị Trấn Ngọc Lặc trong năm học 2021 – 2022 tơi nhận thấy
đa số học sinh có tiếp thu bài tốt, có thể sử dụng được phần mềm để trình
bày nội dung kiến thức liên quan, đồng thời các em hiểu rõ các nội dung bài
học, đặc biệt là các em rất hứng thú khi học Sinh học, không cịn tâm lý lo
sợ như trước. Từ đó nâng cao chất lượng dạy học mơn Sinh học và có cơ hội
phát triển năng lực tin học cho học sinh.
Với mục đích kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của việc sử dụng các
biện pháp sư phạm đề xuất trên để nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc
dạy học Sinh học ở trường THCS, tôi đã tiến hành thử nghiệm sư phạm tại
trường THCS Thị Trấn Ngọc Lặc đối với lớp 8A3 (lớp thực nghiệm) và đối
chiếu so sánh kết quả, phân tích đánh giá với lớp 8A1 (lớp đối chứng) năm học
2021–2022 về kết quả khảo sát cuối kì 1, kết quả đạt được:

Xếp loại

Kết quả phân loại học sinh qua bài khảo sát:
Lớp thực nghiệm 8A3 (36 HS) Lớp đối chứng 8A1 (36 HS)
Đầu năm
Cuối kì 1
Đầu năm
Cuối kì 1
Số
lượng


Tỉ lệ
(%)

Số
lượng

Tỉ lệ (%)

Số
lượng

Tỉ lệ
(%)

Số
lượng

Tỉ lệ
(%)


20
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém

5
11

17
3
0

13,9
30,6
47,2
8,3
0

17
11
8
0
0

Biểu đồ kết quả khảo sát lớp 8A3
( lớp thực nghiệm)

47,2
30,6
22,2
0
0

0
2
15
14
5


0
5,6
41,7
38,8
13,9

0
6
15
11
4

0
16,7
41,7
30,5
11,1

Biểu đồ kết quả khảo sát lớp 8A1
( lớp đối chứng )

Đánh giá kết quả về thái độ, hành vi, nhận thức của học sinh trước và
sau khi áp dụng đề tài ( đối với lớp 8A3 – Lớp thực nghiệm)
Kết
Trước khi áp dụng đề tài
Sau khi áp dụng đề tài
quả
Thái Sự tập trung chú ý vào bài học Sự tập trung chú ý vào bài học
độ chưa cao.

được nâng cao rõ rệt.
Một số học sinh yếu chưa chủ Đa số học sinh hăng hái nhiệt tình
Hành động tham gia xây dựng bài, chỉ tham gia góp ý xây dựng bài. Học
vi
dựa vào một số học sinh khá, sinh yếu đã mạnh dạn tham gia ý
giỏi.
kiến của mình cùng các bạn khác.
- Tỉ lệ tiếp thu kiến thức ngay -Tỉ lệ tiếp thu kiến thức ngay trên
Nhận trên lớp đạt trên 30%
lớp đạt 70% – 80 %
thức - Thực hành vận dụng kiến thức - Thực hành vận dụng kiến thức trả
trả lời câu hỏi, bài tập đạt 25 %
lời câu hỏi bài tập đạt 65% – 75%
Qua việc kiểm tra ở hai lớp đối chứng và lớp thực nghiệm cho thấy kết quả
học lực của học sinh ở lớp đối chứng (8A1) tuy có sự tiến bộ nhưng còn chậm
và chưa bền vững còn kết quả đạt được ở lớp thực nghiệm (8A3) cao hơn lớp
đối chứng, đặc biệt là tỉ lệ học sinh khá giỏi. Nguyên nhân rõ ràng là do ở lớp
thực nghiệm học sinh được tiến hành các biện pháp sư phạm sử dụng phần mềm
ANATOMY trong dạy học môn Sinh học. Hơn 70% các bài kiểm tra đạt điểm
khá giỏi cho thấy hệ thống các biện pháp sư phạm mà tơi đề xuất có tác động tốt
đến việc phát huy tính tích cực của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả dạy học
Sinh học ở trường THCS.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
3.1. Kết luận:
Qua một năm thực hiện, bản thân đã nhận thấy học sinh đã có khả năng hiểu
bài tốt hơn, tiết học sôi nổi, học sinh húng thú học tập, đồng thời chất lượng dạy
học được nâng lên. Tuy nhiên vẫn còn một vài trường hợp học sinh vẫn chưa tích
cực trong học tập.
Kết quả thu được qua đợt thử nghiệm sư phạm đã cho thấy các biện pháp
sư phạm mà tôi đề xuất được sử dụng hợp lý sẽ kích thích được tính tích cực

nhận thức của học sinh, nâng cao được hiệu quả dạy học Sinh học. Nếu giáo
viên có phương pháp sử dụng thích hợp các biện pháp sư phạm đã nêu sẽ kích
thích được hứng thú học tập của học sinh, lôi cuốn các em vào hoạt động nhận


21
thức một cách tích cực, tự giác, thiết thực góp phần nâng cao hiệu quả dạy học
Sinh học nói chung và dạy học Sinh học lớp 8 nói riêng ở trường THCS.
Qua q trình thực nghiệm tơi đã rút ra một số bài học kinh nghiệm đó là:
- Thứ nhất: Giáo viên cần thực sự đam mê, nhiệt huyết với mỗi tiết dạy và
mong muốn giúp học sinh tìm tịi, khám phá tri thức một cách hiệu quả. Không
đam mê, khơng nhiệt huyết thì việc dạy cũng chỉ mang tính hình thức.
- Thứ hai: Giáo viên cần thường xuyên tiến hành việc sử dụng phần mềm
ANATOMY trong quá trình dạy học trên lớp nhằm nâng cao hiệu quả tiết học và
có cơ hội giúp học sinh phát triển năng lực Tin học.
-Thứ ba: phần mềm được thiết kế rõ ràng, chi tiết nên giáo viên không mất
nhiều thời gian để soạn giảng, giáo viên có nhiều thời gian cho việc nghiên cứu,
tự học để nâng cao năng lực chuyên môn.
- Thứ tư: Phần mềm được viết bằng tiếng Anh, có thể là rào cản nhưng
cũng là động lực tự học ngoại ngữ cho những ai thực sự mong muốn nâng cao
chất lượng dạy học cũng như năng lực tự học cho bản thân, với cơng nghệ hiện
đại giáo viên có thể sử dụng google dịch, để dịch trực tiếp nội dung tiếng Anh
trong phần mềm hoặc có thể cho học sinh dịch thử nếu khả năng tiếng Anh của
học sinh tốt, qua đó học sinh cũng được bồi dưỡng về khả năng ngoại ngữ.
3.2. Kiến nghị:
- Đối với các thầy cô giáo: Do kết quả đạt được như vậy nên tôi mong rằng
các thầy cô giáo cần quan tâm tới vấn đề sử dụng các phần mền dạy học vào q
trình giảng dạy mơn Sinh học, cũng như các mơn học khác, đặc biệt là phần mềm
ANATOMY từ những hiệu quả mà nó mang lại.
- Đối với nhà trường: Tạo mọi điều kiện thuận lợi về thời gian cũng như cơ

sở vật chất để giáo viên tiến hành thực nghiệm sư phạm, để nâng cao chất lượng
dạy và học trong nhà trường.
- Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo: Cần tổ chức các chuyên đề để giáo
viên bộ môn trao đổi, thảo luận rút kinh nghiệm về ứng dụng các phần mềm dạy
học vào quá trình giảng dạy ở các trường THCS.
Trên đây là chỉ là những kinh nghiệm nhỏ mà tơi đã đúc kết được trong q
trình cơng tác. Xin nêu ra để cùng các thầy cô trao đổi nhằm giúp tơi hồn thiện
hơn trong những lần nghiên cứu sắp tới.
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 16 tháng 4 năm 2022
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.
NGƯỜI VIẾT


22

Phạm Thị Nga

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Tài liệu tập huấn Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 - BGD ĐT.
[2] Theo />[3] Trần Kiều, Trần Đình Châu - Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS
- Nhà xuất bản Giáo dục
[4]. Nguyễn Phúc Chỉnh - Giáo trình đại cương lí luận dạy học Sinh Học - nhà
xuất bản GD.
5. Nguyễn Anh Tuấn- Giáo trình ứng dụng CNTT trong dạy học- Trường
Trung cấp nghề - Kỹ thuật Tây Nam Á

6. Phạm Thế Long – Tin học dành cho trung học cơ sở - Nhà xuất bản giáo dục.
7. Nguyễn Quang Vinh , Sách giáo khoa Sinh học 8 – Nhà xuất bản giáo dục.
8. Dowload phần mềm ANATOMY - nguồn Internet.


23



×