Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

SKKN nâng cao chất lượng môn công nghệ lớp 72 trường trung học cơ sở truông mít thông qua sử dụng video clip, hình ảnh bổ sung khi dạy phần trồng trọt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 46 trang )

MỤC LỤC
I. Tóm tắt đề tài:..............................................................................................Trang 1
II. Giới thiệu:..............................................................................................Trang 2 - 3
1. Hiện trạng:.............................................................................................Trang 2
2. Nguyên nhân:.........................................................................................Trang 2
3. Giải pháp thay thế:................................................................................Trang 2
4. Một số nghiên cứu liên quan đến đề tài :.............................................Trang 3
5. Vấn đề nghiên cứu:...............................................................................Trang 3
6. Giả thuyết nghiên cứu:..........................................................................Trang 3
III. Phương pháp:........................................................................................Trang 4-9
1. Khách thể nghiên cứu: ..........................................................................Trang 4
2.Thiết kế nghiên cứu: .............................................................................Trang 4
3. Quy trình nghiên cứu: ..........................................................................Trang 5
4. Đo lường và thu thập dữ liệu: ..............................................................Trang 9
IV. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả:.............................................Trang 10-12
1. Trình bày kết quả: ..............................................................................Trang 10
2. Phân tích dữ liệu: ...............................................................................Trang 10
3. Bàn luận: ..............................................................................................Trang 11
V. Kết luận và khuyến nghị:........................................................................Trang 12
VI. Tài liệu tham khảo:................................................................................Trang 13
VII. Phụ lục kèm theo:.............................................................................. Trang 1- 28
Phụ lục 1:…………………………………………….…………………....Trang 1
Phụ lục 2:…………………………………………….…………………...Trang 23
Phụ lục 3:…………………………………………….…………………...Trang 25
Phụ lục 4:…………………………………………….…………………...Trang 26
Phụ lục 5:…………………………………………………………………Trang 27

1


I. TÓM TẮT


Giáo dục có ảnh hưởng rất lớn đến công cuộc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội
của đất nước, vì thế Đảng và nhà nước ta luôn đặt giáo dục là quốc sách hàng đầu.
Giáo dục phải luôn đi trước một bước so với sự phát triển của xã hội, do vậy giáo dục
phải không ngừng đổi mới. Trong những năm gần đây, giáo dục nước nhà đã có nhiều
khởi sắc, không ngừng chuyển mình đổi mới theo tinh thần từ Nghị quyết Đại hội
Đảng IX: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, từng môn học, bồi
dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác
động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.”
Ngày nay, khoa học công nghệ thông tin phát triển rất mạnh mẽ. Công nghệ thông
tin có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Chúng ta cũng có thể ứng dụng công nghệ
thông tin trong giảng dạy. Hình thức này khá mới mẻ và không ít giáo viên có nhiều
bỡ ngỡ. Tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đã đem đến nhiều
lợi ích mà cụ thể là kết quả học tập của học sinh. Học sinh có thể lĩnh hội kiến thức
một cách trực quan hơn, rõ ràng hơn và nhiều nội dung hơn. Vì vậy, việc đẩy mạnh
ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là một yêu cầu quan trọng của việc đổi
mới phương pháp dạy học. Công nghệ là bộ môn khoa học thực nghiệm, song trong
chương trình sách giáo khoa có một số khái niệm mới, trừu tượng đòi hỏi giáo viên
cung cấp kiến thức cho học sinh phải trực quan hơn, đa dạng hơn tạo điều kiện chuẩn
trong thao tác tư duy của học sinh để hiểu sâu bản chất của vấn đề cần nghiên cứu.
Với đặc thù bộ môn Công nghệ 7 nói chung và phần trồng trọt nói riêng, tư liệu
hình ảnh không chỉ là nguồn cung cấp thông tin mà còn là phương tiện trực quan được
giáo viên và học sinh sử dụng trong quá trình dạy và học, mang lại hứng thú học tập
tích cực cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng lĩnh hội tri thức. Bên cạnh đó, trong
phần trồng trọt các hoạt động về kĩ thuật trồng trọt không thể diễn giải lý thuyết suông
được mà phải cần có hình ảnh minh họa cụ thể. Điều đó rất cần có những đoạn video
hay hình ảnh cụ thể để minh họa cho học sinh dễ hiểu bài hơn. Thông qua những đoạn
video clip hay những hình ảnh bổ sung phù hợp nội dung bài sẽ có tác động rất lớn đến
hứng thú và niềm say mê học tập bộ môn của học sinh, đồng thời tạo sự sinh động, hấp
dẫn hơn trong tiết học và giúp học sinh biết quan sát và phân tích hình ảnh từ băng

hình có hiệu quả hơn. Vì vậy, việc sử dụng video clip, hình ảnh bổ sung khi dạy phần
trồng trọt là hết sức cần thiết.
Giải pháp tôi đưa ra là: “Nâng cao chất lượng môn Công nghệ lớp 72 Trường
trung học cơ sở Truông Mít thông qua sử dụng video clip, hình ảnh bổ sung khi
dạy phần trồng trọt.”
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương là hai lớp 7 2, 73 Trường
trung học cơ sở Truông Mít. Lớp thực nghiệm là lớp 7 2 được thực hiện giải pháp thay
thế sử dụng video clip, hình ảnh bổ sung khi dạy một số bài trong phần trồng trọt (bài
7, 13, 20). Lớp đối chứng là lớp 7 3 giảng dạy theo phương pháp thông thường bằng
hình ảnh trong sách giáo khoa. Với việc ứng dụng công nghệ thông tin qua sử dụng
một số phần mềm, video vào giảng dạy đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của
học sinh. Lớp thực nghiệm thông qua bài kiểm tra đánh giá kết quả cao hơn lớp đối
chứng. Điểm số trung bình bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm là 7,7; lớp
đối chứng là 6,5. Kết quả phép kiểm chứng T-test p = 0,0000085 < 0,05 có nghĩa là có
sự khác biệt rất lớn giữa điểm trung bình của lớp thực ngiệm và lớp đối chứng. Điều
đó chứng minh việc sử dụng video clip, hình ảnh bổ sung đã làm nâng cao chất lượng
học phần trồng trọt của học sinh lớp 72 Trường trung học cơ sở Truông Mít.

2


II. GIỚI THIỆU
Trong sách giáo khoa chương trình Công nghệ 7 nói chung, phần trồng trọt nói
riêng các hình ảnh minh hoạ còn rất ít, chưa phù hợp với thực tế địa phương,… nên
học sinh khó học, khó nhớ, khó vận dụng vào thực hành, thí nghiệm. Việc sử dụng
những đoạn video clip, sưu tầm hình ảnh bổ sung phù hợp từ internet… sẽ góp phần
nâng cao kết quả học tập bộ môn của học sinh.
Ở trường trung học cơ sở Truông Mít, giáo viên giảng dạy bắt buộc phải sử dụng
triệt để đồ dùng dạy học hiện có của đơn vị tuy nhiên đối với môn Công nghệ 7 đồ
dùng phục vụ rất hạn chế (cả chương trình chỉ mỗi một tranh duy nhất cho bài 12: Dấu

hiệu của cây trồng bị sâu bệnh hại, dụng cụ thực hành đã hư hỏng sử dụng không hiệu
quả)
1. Hiện trạng
Ở trường trung học cơ sở Truông Mít, giáo viên mới chỉ sử dụng máy tính để sọan
giáo án và sử dụng phần mềm PowerPoint trong trình chiếu, nhưng mới chỉ sử dụng
trên một số tiết chưa mang tính đại trà, và mới chỉ dừng lại ở kênh chữ nhiều hơn kênh
hình, chưa khai thác các hình ảnh động, các video clip phục vụ cho bài học.
Qua thực tế giảng dạy và dự giờ thăm lớp, mặc dù giáo viên đã cố gắng tổ chức,
hướng dẫn học sinh tích cực tham gia các hoạt động nhận thức theo hướng tích cực,
chủ động sáng tạo nhưng kết quả là học sinh vẫn tiếp thu bài một cách thụ động, ít
hứng thú với bài học và kiến thức mau quên, nhiều học sinh không ghi nhớ được hết
tất cả các vấn đề trọng tâm của bài học.
2. Nguyên nhân
Qua thực tế giảng dạy tôi tìm hiểu và biết được học sinh học chưa tốt môn Công
nghệ do nhiều nguyên nhân:
- Giáo viên ít đầu tư sưu tầm phương tiện trực quan và các tư liệu thực tế.
- Các em chưa có động cơ học tập cho chính mình, chưa có ý thức học tập để làm gì ?
- Học sinh xem nhẹ, coi môn Công nghệ là môn học phụ không thích học.
- Khả năng tư duy độc lập sáng tạo của học sinh chưa cao.
- Học sinh ham chơi, không học bài, lơ là trong tiết học.
- Một phần do phương pháp truyền thụ của giáo viên chưa phù hợp với từng phân môn,
giáo viên chưa kích thích được tư duy độc lập và tư duy sáng tạo của các em..
- Một số phụ huynh học sinh đi làm ăn xa, ít quan tâm đến việc học tập của con em
mình.
Trong các nguyên nhân trên tôi chọn nguyên nhân giáo viên ít đầu tư sưu tầm phương
tiên trực quan và các tư liệu thực tế.
3. Giải pháp thay thế
Qua tìm hiểu một số nguyên nhân dẫn đến học sinh học yếu bộ môn, tôi luôn trăn
trở để tìm ra giải pháp khắc phục. Tôi suy nghĩ đến những giải pháp như: tăng cường
trả bài, phát huy vai trò của phương pháp dạy học đang sử dụng, ứng dụng công nghệ

thông tin vào giảng dạy, tăng cường sử dụng phương tiện trực quan,…. Tuy nhiên giải
pháp gây hứng thú thu hút sự quan tâm chú ý của học sinh rất lớn, giúp các em thích
học và khắc sâu kiến thức nhằm nâng cao chất lượng học môn Công nghệ 7 là “Nâng
cao chất lượng môn Công nghệ lớp 72 Trường trung học cơ sở Truông Mít thông
qua sử dụng video clip, hình ảnh bổ sung khi dạy phần trồng trọt”. Từ đó tôi thấy
thái độ học tập bộ môn của các em có sự tiến bộ rõ rệt, sự tiếp thu bài, thuộc bài dễ
dàng hơn.
Để khắc phục tình trạng trên, nhờ vào công nghệ thông tin chúng ta có thể sử dụng
phần mềm soạn giảng như Microsoft Powerpoint, Violet để khai thác hình ảnh, mô tả

3


các hoạt động sản xuất trong trồng trọt,… mà hình ảnh từ sách giáo khoa không có
hoặc chưa đáp ứng đầy đủ giúp cho hoạt động dạy và học của thầy và trò thuận lợi
hơn, tạo sự yên tâm, khơi dậy sự hứng thú say mê nghề nghiệp. Đồng thời qua nguồn
cung cấp thông tin sinh động đó, học sinh tự khám phá ra kiến thức khoa học, say mê
tìm hiểu khoa học cùng các ứng dụng của nó trong đời sống.
4. Một số nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề sử dụng mô hình dạy học trực quan như video clip, hình ảnh minh họa phù
hợp, flash đã có trong các bài viết và các đề tài liên quan như:
- Tham luận “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, thuận lợi và thách
thức” của Hùynh Tấn Thông – Trường THPT Lấp Vò 2 – Đồng Tháp.
- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên trung học cơ sở chu kì IV (20142015)
- Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học cơ sở môn Công nghệ - Nhà
xuất bản Giáo dục.
- Phan Đức Duy và Phan Đình Văn với bài viết: “ Kỹ năng sưu tầm, khai thác, sử
dụng tư liệu phục vụ việc giảng dạy sinh học ở trường phổ thông”.
5. Vấn đề nghiên cứu
Việc sử dụng video clip, hình ảnh bổ sung khi dạy phần trồng trọt có làm nâng cao

chất lượng môn Công nghệ lớp 72 Trường trung học cơ sở Truông Mít hay không?
6. Giả thuyết nghiên cứu
Có, việc sử dụng video clip, hình ảnh bổ sung khi dạy phần trồng trọt có làm nâng
cao chất lượng môn Công nghệ lớp 72 Trường trung học cơ sở Truông Mít.

4


III. PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu
Trường trung học cơ sở Truông Mít có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc nghiên
cứu:
* Giáo viên: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh – giáo viên dạy Công nghệ cả hai lớp 72 và 73
trường trung học cơ sở Truông Mít, có khả năng khai thác công nghệ thông tin, nhiệt
tình và có trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh, trực tiếp
thực hiện việc nghiên cứu.
* Học sinh: Chọn học sinh hai lớp: Lớp 72 (lớp thực nghiệm) và lớp 73 (lớp đối
chứng), là hai lớp có nhiều điểm tương đồng nhau về số lượng, giới tính, thành tích
học tập và ý thức học tập. Cụ thể:
Bảng 1: Tỷ lệ về số lượng, giới tính, thành phần dân tộc lớp 72, 73 .
Tổng số học
Giới tính
Lớp
Dân tộc
sinh
Nam
Nữ
72
38
18

20
Kinh
3
7
37
15
22
Kinh
* Về ý thức học tập của học sinh hai lớp: Đa số đều ngoan, tích cực, chủ động thích
học môn Công nghệ. Bên cạnh đó cả 2 lớp vẫn còn một số học sinh thụ động, chưa
nhiệt tình trong các hoạt động chung của lớp.
* Về thành tích học tập môn Công nghệ của hai lớp ở năm học trước là tương
đương nhau
Bảng 2: Kết quả học tập môn Công nghệ lớp 72 và 73 năm học 2013 – 2014
Tổng số
Mức độ đánh giá
Lớp
học sinh
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
72
38
8
11
14
5
0

3
7
37
8
12
12
5
0
2. Thiết kế nghiên cứu
- Chọn hai lớp nguyên vẹn: Lớp 72 là lớp thực nghiệm, lớp 73 là lớp đối chứng.
- Tôi dùng bài kiểm tra một tiết làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra
cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau. Do đó, tôi dùng phép kiểm
chứng T – Test độc lập để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của hai
nhóm trước khi tác động.
Bảng 3: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương.
Điểm trung bình

Nhóm đối chứng (73)

Nhóm thực nghiệm (72)

6,2

6,3

Giá trị P của T- Test p =

0,79

(p = 0,79 > 0,05 ). Từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm

thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.
Sau đó tôi thực hiện tác động bằng cách nâng cao chất lượng môn Công nghệ lớp
2
7 Trường Trung học cơ sở Truông Mít thông qua sử dụng video clip, hình ảnh bổ
sung phù hợp khi dạy một số bài trong phần trồng trọt cho học sinh lớp thực nghiệm
qua tác động của giải pháp. Tôi tiến hành kiểm tra sau tác động với các nhóm bằng bài
kiểm tra một tiết sau khi học xong phần trồng trọt và thu được kết quả như sau:

5


Bảng 4: Thiết kế nghiên cứu
Lớp

Kiểm tra
trước tác động

Tác động

Kiểm tra sau
tác động

Dạy học có sử dụng video clip,
Thực nghiệm
hình ảnh bổ sung phù hợp vào
6,3
7,7
2
(7 )
một số bài trong phần

“ Trồng trọt”
Dạy học không sử dụng video
clip, hình ảnh bổ sung phù hợp
Đối chứng (73)
6,2
6,5
vào một số bài trong phần
“ Trồng trọt”
Ở thiết kế này tôi dùng phép kiểm chứng T – Test độc lập để phân tích dữ liệu.
3. Quy trình nghiên cứu
3.1. Chuẩn bị bài của giáo viên
- Đối với lớp đối chứng (lớp 73): Thiết kế bài học ở các tiết 5, 13, 21 không sử
dụng video clip, hình ảnh bổ sung phù hợp, các bước trong một tiết dạy vẫn diễn ra
bình thường.
- Đối với lớp thực nghiệm (lớp 7 2): Thiết kế bài học ở các tiết 5, 13, 21 có sử dụng
các video clip, hình ảnh bổ sung phù hợp được sưu tầm, lựa chọn từ internet tại các
website baigiangdientubachkim.com, tvtlbachkim.com, bạn của nhà nông,… vào bài
giảng, các bước trong một tiết dạy vẫn diễn ra bình thường.
* Để sử dụng video, hình ảnh phù hợp nhằm nâng cao kết quả học môn Công nghệ
lớp 72 của trường Trung học cơ sở Truông Mít, bản thân tôi phải tiến hành sưu tầm các
video, hình ảnh phù hợp cho một số bài trong phần trồng trọt. Vì video, hình ảnh minh
họa sẽ biến lý thuyết thành thực tế, kiểm chứng những điều thực tế đã học, giảm thiểu
việc dạy chay thường gặp do thiếu phương tiện, đồ dùng dạy học,… từ đó giúp cho
người học chủ động học tập phù hợp với tinh thần người học là trung tâm của giáo dục
hiện đại. Điểm mạnh là dễ sử dụng giao diện thân thiện với hình ảnh trực quan sinh
động kích thích học sinh học tốt hơn.
Soạn giáo án bằng vi tính sử dụng phần mềm Microsoft Word, Power Point có kết
hợp các video, các hình ảnh bổ sung phù hợp vào bài học, sau đó kiểm tra và dạy thử
giáo án.
Các bước sử dụng video, hình ảnh bổ sung như sau:

+ Nghiên cứu bài dạy giáo khoa kết hợp chuẩn kiến thức kĩ năng của bộ qui định,
giáo viên sẽ xác định được những kiến thức cơ bản, những kiến thức cẩn lồng ghép mở
rộng,… từ đó định hướng cho việc tìm kiếm, bổ sung hình ảnh cần thiết.
Ví dụ: Khi dạy bài 7, phần I: Phân bón là gì? Sách giáo khoa không có hình ảnh
minh họa, vì vậy cần có hình ảnh minh họa cho từng nhóm phân bón.

Phân gia súc (phân hữu cơ)

Vi sinh vật cố định đạm ở rễ cây họ đậu

6


Phân hoá học

Phân
NPK
Tái sử dụng rác thải làm phân bón
+ Phân tích nhu cầu
Trên cơ sở nghiên cứu sách giáo khoa và phân tích mối quan hệ giữa các thành tố
của quá trình dạy học (nội dung – mục tiêu – phương pháp - phương tiện - hình thức tổ
chức dạy học - kiểm tra, đánh giá), tùy nội dung từng bài mà xác định nguồn tư liệu
cho phù hợp.
Ví dụ: Khi dạy phần II bài 6 hay phần II bài 15, cần minh họa đoạn video hay hình
ảnh về các biện pháp cải tạo đất.

Làm ruộng bậc thang

Mô hình nông lâm kết hợp


7


Bón phân

Đất phèn

Cày sâu

Đất xám bạc màu

Đất mặn

Nhấn vào đây xem Video làm đất.
+ Lựa chọn hình ảnh.
Trong dạy học phần trồng trọt – Công nghệ 7, hình ảnh có thể tìm kiếm ở các
nguồn khác nhau (sách, tạp chí chuyên ngành, sách phổ biến kỹ thuật, các chương
trình tập huấn kỹ thuật, chương trình khuyến nông, bạn của nhà nông, các webside trên
internet,…). Trên cơ sở phân tích nhu cầu về nguồn và loại hình ảnh cho nội dung bài
học cụ thể, giáo viên có thể lựa chọn tư liệu hình ảnh cho phù hợp.
Ví dụ: Khi dạy bài 11: Sản xuất và bảo quản giống cây trồng. Cần minh họa cho
học sinh thấy được kĩ thuật ghép mắt, chiết cành qua đoạn video cụ thể
Nhấn vào đây xem Video ghép mắt

8


Bốc vỏ tiến hành ghép cành

Các bước chiết cành

Bài 19: Các biện pháp chăm sóc cây trồng.
Tỉa và dặm lúa

Ví dụ: Bài 21: Luân canh, xen canh, tăng vụ có thể lấy thêm ví dụ cụ thể về hình thức
xen canh có ở địa phương như trồng lúa xen với cây ăn quả, mì xen với đậu phộng

9


+Xử lý sư phạm hình ảnh bổ sung.
Hình ảnh sau khi thu thập, để sử dụng trong dạy học cần phải xử lý để hình ảnh
phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học trong sách giáo khoa và định hướng quá trình
tổ chức dạy học. Sau khi xử lý, hình ảnh phải đáp ứng mục tiêu và nội dung bài học, là
nguồn cung cấp kiến thức hay cách thức để giáo viên tổ chức hoạt động nhận thức cho
học sinh. Như vậy, hình ảnh phải chứa đựng kiến thức và phương pháp dạy học cho
một nội dung cụ thể. Hình ảnh sau khi được xử lý sư phạm có thể sử dụng trong hoạt
động dạy học.
Hình ảnh có thể được lưu trữ ở các hình thức khác nhau như trên giấy khổ lớn hoặc
ảnh kỹ thuật số. Để lưu trữ ảnh trong các thiết bị điện tử, các loại hình ảnh được đưa
vào xử lý và liên kết trong các bài dạy cụ thể. Sau khi lựa chọn các hình ảnh, tiến hành
xử lý và tạo các hiệu ứng để đưa vào giảng dạy.
3.2. Tiến hành dạy thực nghiệm
Thời gian tiến hành dạy thực nghiệm tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và
theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan.
- Lớp đối chứng (lớp 73): Giáo viên dạy theo thiết kế bài giảng ở các tiết 5, 13, 21
sử dụng hình ảnh trong sách giáo khoa.
- Lớp thực nghiệm (lớp 72): Giáo viên dạy theo thiết kế bài giảng ở các tiết 5, 13,
21 qua sử dụng các video, hình ảnh bổ sung phù hợp được tải từ internet tại các
website tvtlbachkim.com, baigiangdientubachkim.com,…vào bài học.
Bảng 5: Thời gian thực nghiệm

Thứ ngày

Môn / Lớp

Tiết ppct

17.09.2014

Công nghệ 72

05

10.11.2014

Công nghệ 72

13

20.01.2015

Công nghệ 72

21

Tên bài dạy

Bài 7: Tác dụng của phân bón trong trồng
trọt
Bài 13: Phòng trừ sâu, bệnh hại
Bài 20: Thu hoạch, bảo quản và chế biến

nông sản

4. Đo lường và thu thập dữ liệu:
Bài kiểm tra trước tác động: Là bài kiểm tra 1 tiết (khảo sát chất lượng giữa học kì
I) gồm 4 câu tự luận.(xem phần phụ lục)
Bài kiểm tra sau tác động: Là bài kiểm tra sau khi học xong phần trồng trọt, thời
gian 45 phút cũng gồm 4 câu hỏi tự luận (xem phần phụ lục). Đề kiểm tra này không
có trong phân phối chương trình mà do tôi cùng các cô cùng dạy Công nghệ trong tổ
biên soạn ra đề, được tổ trưởng chuyên môn phê duyệt nhằm kiểm chứng việc sử dụng

10


video, hình ảnh bổ sung phù hợp có nâng cao kết quả học tập môn Công nghệ 7 của
học sinh hay không.
* Quy trình kiểm tra và chấm bài kiểm tra.
Tổ chức cho hai lớp kiểm tra cùng lúc, cùng đề. Để khách quan tôi nhờ giáo viên
không dạy Công nghệ lớp 72, 73 trong trường chấm bài theo đáp án đã xây dựng. Sau
đó, tôi thống kê điểm và phân tích kết quả đó (xem phần phụ lục)
Bằng phương pháp chia đôi dữ liệu thông qua công thức Spearman – Brown đã thu
được kết quả cụ thể như sau:
Độ tin cậy rSB ≥ 0,7

Sau tác động

Lớp thực nghiệm (72)

0,79 ≥ 0,7

Dữ liệu đáng tin cậy


Lớp đối chứng (73)

0,72 ≥ 0,7

Dữ liệu đáng tin cậy

IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
1. Trình bày kết quả
Bảng 6: So sánh điểm trung bình của bài kiểm tra sau khi tác động
Các giá trị

Mốt
Trung vị

Lớp đối chứng (73)
Trước tác
Sau tác
động
động
6
7

Lớp thực nghiệm (72)
Trước tác động

Sau tác động

6


8

6

7

6

8

Giá trị trung bình

6.2

6.5

6.3

7.7

Độc lệch chuẩn

1.20

1.01

1.22

1.23


Trước tác động

Sau tác động

Giá trị p của T-Test

0.79

0.0000085

Có giá trị p ≤ 0.005

Không ý nghĩa

Có ý nghĩa

Giá trị SMD
Mức độ ảnh hưởng
(ES)

0.06

1.18

Rất nhỏ

Rất lớn

2. Phân tích dữ liệu
- Kết quả kiểm tra sau tác động cho thấy điểm trung bình của nhóm thực nghiệm là

7.7 cao hơn so với điểm trung bình kiểm tra trước tác động là 6.3. Điều này chứng tỏ
rằng chất lượng học tập môn Công nghệ lớp 72 đã được nâng lên đáng kể.
- Độ chênh lệch điểm trung bình T – Test cho kết quả p = 0.0000085 < 0.05 cho
thấy sự chênh lệch điểm khảo sát trung bình giữa trước và sau tác động là có ý nghĩa,
tức là sự chênh lệch điểm trung bình khảo sát trước và sau tác động là không xảy ra
ngẫu nhiên mà là do tác động của giải pháp thay thế đã mang lại hiệu quả.

11


7,7 – 6,5
- Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD =

= 1,18
1,01

Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của giải pháp nâng cao kết quả học tập môn
Công nghệ ở lớp 72 (nhóm thực nghiệm) là rất lớn.
- Như vậy giả thuyết của đề tài “Nâng cao chất lượng môn Công nghệ lớp 7 2
Trường Trung học cơ sở Truông Mít thông qua sử dụng video clip, hình ảnh bổ
sung khi dạy phần trồng trọt” đã được kiểm chứng.

Hình 1. Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của
nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
3. Bàn luận
* Ưu điểm:
- Kết quả bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là 7,7; kết quả bài kiểm
tra tương ứng của nhóm đối chứng là 6,5. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 1,2.
Điều đó cho thấy điểm trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng đã có sự
khác biệt rõ rệt, nhóm thực nghiệm được tác động có điểm trung bình cao hơn lớp đối

chứng.
- Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 1,18. Điều này
có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn. Phép kiểm chứng T- test p =
0,0000085 < 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai
nhóm không phải ngẫu nhiên mà do tác động mà có.
* Hạn chế:
Nghiên cứu này sử dụng video clip, hình ảnh bổ sung trong giờ học môn Công
nghệ 7 là một giải pháp rất tốt nhưng để sử dụng có hiệu quả, người giáo viên cần phải
có trình độ về công nghệ thông tin, có kĩ năng thiết kế giáo án điện tử, biết khai thác
và sử dụng các nguồn thông tin trên mạng Internet, biết thiết kế bài học hợp lí. Người
giáo viên mất khá nhiều thời gian cho một thiết kế trên máy nếu chưa thành thạo trong
việc sử dụng các hiệu ứng.

12


V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Việc sử dụng video clip, hình ảnh bổ sung phù hợp vào giảng dạy một số bài trong
phần trồng trọt môn Công nghệ 7 ở Trường Trung học cơ sở Truông Mít đã làm nâng
cao chất lượng học tập của học sinh, đồng thời phát huy tính tích cực, sáng tạo và tự
tin hơn trong học tập, tạo cho giờ học sôi nổi hứng thú hơn, các em thêm yêu thích
môn học hơn.
Qua đó cũng làm nâng cao trình độ, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin của giáo
viên và trình độ tin học, tác phong học tập thông qua sử dụng công nghệ thông tin cho
các giáo viên.
2. Khuyến nghị
+ Đối với cấp lãnh đạo: Cần quan tâm hơn nữa về cơ sở vật chất như trang thiết bị,
phương tiện dạy học như: laptop, máy chiếu, kết nối mạng Internet Wifi để giáo viên
cập nhật thông tin và khai thác hình ảnh, những đoạn video, … để phục vụ giảng dạy.

Đồng thời tổ chức thường xuyên các lớp bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin,
khuyến khích và động viên tất cả giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.
+ Đối với giáo viên:
• Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để hiểu biết về công nghệ thông tin, biết khai
thác thông tin trên mạng Internet, có kĩ năng sử dụng thành thạo các trang thiết bị dạy
học hiện đại.
• Mạnh dạn áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào trong giảng dạy.
• Chia sẽ thông tin với các đồng nghiệp.
Với kết quả đạt được như trên mong rằng các thầy cô đồng nghiệp quan tâm, chia
sẻ và có thể ứng dụng đề tài này vào giảng dạy các phần khác của môn Công nghệ và
các bộ môn khác để tạo hứng thú học tập cho học sinh và nâng cao chất lượng giảng
dạy bộ môn.
Trong một thời gian không dài, áp dụng trong lượng kiến thức không lớn trong
chương trình môn Công nghệ 7 chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, rất mong quý
thầy cô đồng nghiệp đóng góp ý kiến.

Dương Minh Châu, Ngày 16 tháng 03 năm 2015
Người thực hiện

13


Nguyễn Thị Mỹ Hạnh

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách giáo khoa Công nghệ 7, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản giáo dục.
- Sách giáo viên Công nghệ 7, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản giáo dục.
- Lý luận dạy học Sinh học đại cương, Nhà xuất bản giáo dục, 1996
- Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn công nghệ 7 – Vụ giáo dục trung học, Bộ Giáo dục
và Đào tạo, Hà Nội 2009

- Tài liệu tập huấn Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, Dự án Việt - Bỉ, Bộ
Giáo dục và Đào tạo, 2011
- Nhũng vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học cơ sở môn Công Nghệ - Nhà
xuất bản giáo dục.
- Bổ sung tư liệu dạy học môn Công nghệ lớp 7 (phần Nông nghiệp)
- Truy cập Internet các trang website: tvtlbachkim. com, tulieuhinhanh,
baigiangdientubachkim.com, bạn của nhà nông…
- Tham luận “Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học, thuận lợi và thách
thức” – Huỳnh Tấn Thông, trường THPT Lấp Vò 2, Đồng Tháp.

14


15


VII. PHỤ LỤC KÈM THEO

▲ Phụ lục 1: KẾ HOẠCH BÀI HỌC
1. Kế hoạch bài học trước tác động
Bài 7 – Tiết 5
TÁC DỤNG CỦA PHÂN BÓN TRONG TRỒNG TRỌT
Tuần dạy: 5
Ngày dạy:17.09.2014
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức
- Biết được thế nào là phân bón và các loại phân bón
- Hiểu được tác dụng của phân bón đối với đất và cây trồng.
1.2. Kĩ năng
Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, hoạt động nhóm.

1.3. Thái độ
Có ý thức sử dụng tiết kiệm, tận dụng nguồn phân bón và bảo vệ môi trường.
2. TRỌNG TÂM
Khái niệm phân bón, tác dụng của phân bón đối với đất và cây trồng.
3. CHUẨN BỊ
3.1. Giáo viên: Kế hoạch bài học, sách giáo khoa
3.2. Học sinh: Đọc trước nội dung bài
4. TIẾN TRÌNH
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm diện học sinh lớp 73
4.2. Kiểm tra miệng:
Câu 1: Vì sao phải cải tạo đất? Ở địa phương em thường cải tạo đất bằng những biện
pháp nào?(8đ)
Câu 2: Em thấy ở nhà (ở địa phương em) thường bón cho cây trồng những loại phân
gì? (2đ)
Đáp án:
Câu 1: - Vì một số loại đất còn mang tính chất xấu như: chua, mặn, phèn,… nên cần
cải tạo.
- Ở địa phương em thường cải tạo đất bằng những biện pháp:
+ Cày sâu, bừa kĩ, bón phân hữu cơ,
+ Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên
+ Bón vôi
+ Trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh.
Câu 2: Ví dụ: phân chuồng, phân ure, phân NPK,…
4.3. Bài mới: Bài 7: TÁC DỤNG CỦA PHÂN BÓN TRONG TRỒNG TRỌT
* Giới thiệu bài: Các em đã được nghe nhiều về hai chữ “phân bón”, vậy em có biết
phân bón là gì, có những loại phân bón nào và bón phân có tác dụng gì? Hôm nay
chúng ta cùng tìm hiểu bài
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về phân bón.

I/ Phân bón là gì?
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trả lời câu
hỏi
- Phân bón là gì?
Phân bón là "thức ăn" của cây
- Có mấy nhóm phân bón chính? Cho ví dụ
trồng do con người bổ sung. Có

1


HS trả lời, nhận xét
3 nhóm chính:
Áp dụng sơ đồ 2 làm bài tập ở bảng.
+ Phân hữu cơ.
HS thảo luận nhóm 4 phút
+ Phân hoá học.
GV gọi đại diện 2 nhóm báo cáo kết quả, các + Phân vi sinh.
nhóm còn lại nhận xét
GV nhận xét:
+ Phân hữu cơ: a, b, e, g, k, l, m.
+ Phân hoá học: c, d, h, n.
+ Phân vi sinh: i
GV: Phân vi sinh là những phân dùng để bón hỗ
trợ với một số phân hóa học khác để tăng độ hoà
tan và tính hấp thu cho cây trồng.
THTKNL: Đối với phân lợn, trâu, bò có thể sử
dụng làm piogas sau đó đem bón sẽ làm phân
hoai không độc và sử dụng được 1 nguồn nhiệt
lớn.

Hoạt động 2: Tìm hiểu tác dụng của phân bón. II/ Tác dụng của phân bón.
Yêu cầu HS quan sát hình 6 + liên hệ thực tế trả - Làm tăng độ phì nhiêu của đất
lời 3 câu hỏi:
- Làm tăng năng suất cây trồng
- Phân bón ảnh hưởng như thế nào đối với đất?
và tăng chất lượng nông sản.
- Phân bón ảnh hưởng như thế nào đối với năng
suất cây trồng?
- Phân bón ảnh hưởng như thế nào đối với chất
lượng nông sản?
HS quan sát hình, trả lời, nhận xét
GV nhận xét - tiểu kết
- Thế nào là bón phân hợp lí?
HS trả lời
GV GDMT: Bón phân làm tăng độ phì nhiêu của
đất, tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông
sản, nhưng nếu bón quá nhiều thì lượng phân bón
dư thừa sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường đất mà
cây trồng không cho năng suất cao mà còn giảm.
VD: lúa bón nhiều đạm – cây sẽ ngã, hạt lép.
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố
Gọi HS đọc ghi nhớ
Câu 1: Phân bón là gì? Có mấy nhóm, mỗi nhóm cho 1 ví dụ.
Đáp án: - Phân bón là "thức ăn" của cây trồng do con người bổ sung. Có 3 nhóm
chính:
+ Phân hữu cơ, ví dụ: khô dầu đậu tương
+ Phân hoá học, ví dụ: phân NPK
+ Phân vi sinh, ví dụ: phân bón chứa vi sinh vật chuyển hóa đạm
Câu 2 : Bón phân vào đất có tác dụng gì ?
Đáp án: - Làm tăng độ phì nhiêu của đất, tăng năng suất cây trồng và tăng chất

lượng nông sản.
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học
* Đối với bài học ở tiết học này:
- Học bài, trả lời câu hỏi 1,2,3,4 trang 17 SGK vào vở bài tập

2


- Đọc mục "Có thể em chưa biết"
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
Chuẩn bị bài 8 : Thực hành Nhận biết một số loại phân hóa học thông thường
+ Đọc trước qui trình thực hành
+ Mỗi nhóm mang 4 mẫu phân (đạm, lân, kali, vôi) cho vào 4 túi nilon; cục than củi.
5. RÚT KINH NGHIỆM
Nội dung:---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Phương pháp:-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học: -------------------------------------------------------------6. PHỤ LỤC
-------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bài 13 – Tiết 13
Tuần dạy: 13
Ngày dạy:10.11.2014

PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI

1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
- Biết được các nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại .
- Hiểu được các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại.
1.2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế trong phòng trừ sâu, bệnh hại.

1.3. Thái độ:
- Có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây trồng chống sâu, bệnh hại.
- Hình thành ý thức tự giác bảo vệ cây trồng, đồng thời bảo vệ môi trường sống.
2. TRỌNG TÂM
Nguyên tắc và các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: Bảng phụ kẻ bảng trang 31 SGK
3.2. Học sinh: Nghiên cứu nội dung bài và tìm hiểu cách phòng trừ sâu, bệnh hại ở
địa phương
4.TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số lớp 73
4.2. Kiểm tra miệng: không, nhận xét bài kiểm tra.
4.3. Bài mới: Bài 13: PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI
Giới thiệu bài: Hàng năm ở nước ta sâu, bệnh đã làm thiệt hại tới 10 – 12% sản lượng
thu hoạch nông sản. Nhiều nơi sản lượng thu hoạch được rất ít hoặc mất trắng. Do vậy,
việc phòng trừ sâu, bệnh phải được tiến hành thường xuyên, kịp thời. Bài học hôm nay
sẽ giúp chúng ta nắm được nguyên tắc cũng như các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh
phổ biến.

3


HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên tắc phòng trừ sâu,
bệnh hại.
GV:Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin (I) cho biết:
- Khi tiến hành phòng trừ sâu, bệnh hại phải đảm bảo
những nguyên tắc nào?
-Tại sao lấy nguyên tắc “ Phòng là chính” để phòng
trừ sâu, bệnh hại?

HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời:
+ Phòng là chính vì: ít tốn công; sâu, bệnh ít; giá
thành thấp.
Gọi 1, 2 HS trả lời, lớp nhận xét và rút ra kết luận
Hoạt động 2: Tìm hiểu các biện pháp phòng trừ.
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin (II) cho biết:
- Có mấy biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại?
HS dựa vào thông tin SGK trả lời (có 5 biện pháp)
GV: Yêu cầu HS làm bài tập trong bảng trang 31
SGK vào vở bài tập
HS Cá nhân làm việc, báo cáo kết quả
GV Gọi lần lượt HS trả lời, nhận xét
GV nhận xét và thông báo kết quả đúng
Biện pháp phòng trừ
Tác dụng phòng trừ sâu,
bệnh hại
- Vệ sinh đồng ruộng
- Diệt trừ mầm móng
sâu, bệnh.
- Làm đất
- Phá nơi ẩn náo của sâu,
bệnh
- Gieo trồng đúng thời - Tránh thời kì sâu, bệnh
vụ
phát sinh mạnh
- Chăm sóc kịp thời, - Để tăng sức chống chịu
bón phân hợp lí
sâu, bệnh cho cây
- Luân phiên các loại - Làm thay đổi điều kiện
cây trồng khác nhau sống và nguồn thức ăn

trên một đơn vị diện của sâu, bệnh
tích.
- Sử dụng giống chống - Chống (kháng) lại sâu,
sâu, bệnh
bệnh
GV: Giải thích thêm biện pháp này dễ làm, mang lại
hiệu quả cao nên cần áp dụng có hiệu quả.
GV yêu cầu HS quan sát hình 21,22 SGK
HS nghiên cứu thông tin (2) kết hợp quan sát hình
21, 22 trang 31 SGK, cho biết:
- Trong phòng trừ sâu, bệnh biện pháp thủ công
được thực hiện như thế nào?
HS nghiên cứu trả lời, nhận xét.
- Thực hiện biện pháp thủ công có ưu điểm gì?
(+ Ưu điểm: - Đơn giản dễ thực hiện. Có hiệu quả

4

NỘI DUNG BÀI HỌC
I/ Nguyên tắc phòng trừ sâu,
bệnh hại:
- Phòng là chính.
- Trừ sớm, trừ kịp thời, nhanh
chóng và triệt để.
- Sử dụng tổng hợp các biện
pháp phòng trừ.

II/ Các biện pháp phòng trừ
sâu, bệnh hại:
1/ Biện pháp canh tác và sử

dụng giống chống sâu, bệnh
hại:
Học nội dung trong bảng đã
sửa vào vở bài tập

2/ Biện pháp thủ công:
- Dùng tay bắt sâu hay ngắt bỏ
những cành lá bị bệnh, dùng
vợt, bẫy đèn để diệt sâu hại.


khi sâu, bệnh mới phát sinh.)
- Thực hiện biện pháp thủ công có nhược điểm gì?
(+Nhược điểm: - Tốn công, hiệu quả thấp khi sâu,
bệnh phát sinh nhiều.)
GV yêu cầu HS quan sát hình kết hợp đọc thông tin
(3) trả lời câu hỏi
- Trong phòng trừ sâu, bệnh biện pháp hoá học được
thực hiện như thế nào?
- Thực hiện biện pháp hoá học có ưu điểm gì?
- Thực hiện biện pháp hoá học có nhược điểm gì?
-HS đọc thông tin SGK trả lời
(+ Ưu điểm: Diệt sâu, bệnh nhanh, ít tốn công.
+ Nhược điểm:
- Gây độc cho người, cây trồng, vật nuôi.
- Làm ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí
- Giết chết các sinh vật khác ở ruộng.)
- GV nêu ví dụ minh họa
- Khi sử dụng thuốc hóa học cần đảm bảo những yêu
cầu gì?

(+ Sử dụng đúng loại thuốc, nồng độ, liều lượng.
+ Phun đúng kĩ thuật)
- Để an toàn khi tiếp xúc với thuốc hóa học cần chú
ý điều gì?
(Đảm bảo an toàn khi tiếp xúc với thuốc như: đeo
khẩu trang, đi ủng, đeo găng tay, mang kính,…)
-HS đọc thông tin trả lời
GDMT: Hàng năm số người bị ngộ độc thuốc trừ
sâu ở nước ta có hàng ngàn trường hợp do không
tuân thủ các biện pháp an toàn trong sử dụng các loại
thuốc hoá học, không đảm bảo thời gian cách li…do
đó chúng ta cần phải biết cách khắc phục để tránh
xảy ra những hậu quả đáng tiếc. Giáo dục các em
tuyên truyền gia đình sau khi phun thuốc phải thu
gom vỏ để đúng nơi để hạn chế ô nhiễm môi trường.
GV treo hình 1 số sinh vật có ích giới thiệu cho HS
Yêu cầu HS đọc thông tin (4) cho biết:
- Biện pháp sinh học trong phòng trừ sâu, bệnh được
tiến hành như thế nào?
HS đọc thông tin trả lời, nhận xét
- Thực hiện biện pháp này có ưu điểm gì?
(+Ưu điểm: Có hiệu quả cao, không gây ô nhiễm
môi trường.)
HS trả lời, nhận xét
- Thực hiện biện pháp này có nhược điểm gì?
HS trả lời, nhận xét
(+ Nhược điểm: Khó thực hiện, có tác dụng chậm.)
GV Giảng giải cho HS nắm rõ nội dung và nêu vai
trò của biện pháp kiểm dịch thực vật.


5

3/ Biện pháp hóa học:
- Sử dụng các loại thuốc hoá
học để trừ sâu, bệnh.
+ Ưu điểm:
- Diệt sâu, bệnh nhanh,
- Ít tốn công.
+ Nhược điểm:
- Gây độc cho người, cây
trồng, vật nuôi.
- Làm ô nhiễm môi trường
đất, nước và không khí
- Giết chết các sinh vật khác ở
ruộng.

4/ Biện pháp sinh học:
- Dùng các loại sinh vật như
nấm, bọ rùa, ong mắt đỏ,
chim, ếch,…và các chế phẩm
sinh học để diệt sâu hại.

5/ Biện pháp kiểm dịch thực
vật:


- Biện pháp này có ưu điểm gì?
(Ngăn sự lây lan sâu, bệnh trên diện rộng)
- Sử dụng hệ thống các biện
- Biện pháp này có nhược điểm gì?

pháp kiểm tra, xử lí nông sản
(Khó thực hiện, chi phí cao cần có máy móc)
khi xuất, nhập khẩu để ngăn sự
HS đọc thông tin trả lời, nhận xét
lây lan của sâu, bệnh hại nguy
GV: Ở địa phương em người ta thường dùng những hiểm.
biện pháp nào để phòng trừ sâu, bệnh?
* Chú ý: Trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng
cần sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ để
mang lại hiệu quả.
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố
Câu 1/ Trong phòng trừ sâu, bệnh hại cần đảm bảo những nguyên tắc nào ?
Đáp án:- Phòng là chính.
-Trừ sớm, trừ kịp thời, nhanh chóng và triệt để.
- Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ.
Câu 2/ Hãy kể tên những biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại.
Đáp án:- Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại.
- Biện pháp thủ công
- Biện pháp hoá học
- Biện pháp sinh học
- Biện pháp kiểm dịch thực vật.
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học.
* Đối với bài học ở tiết học này:
- Học bài, trả lời 4 câu hỏi cuối bài vào vở bài tập.
- Đọc mục “ Có thể em chưa biết”
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
Chuẩn bị trước bài 14: Thực hành: Nhận biết một số loại thuốc và nhãn hiệu của
thuốc trừ sâu, bệnh hại
+ Đọc trước phần quy trình.
+ Sưu tầm nhãn hiệu thuốc (sạch). Mỗi tổ mang 3 nhãn thuốc sạch.

5. RÚT KINH NGHIỆM
Nội dung:---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Phương pháp:--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học: -------------------------------------------------------------6. PHỤ LỤC
-------------------------------------------------------------------------------------------------------

6


Bài 20 – Tiết 21
THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN
Tuần dạy: 20
Ngày dạy: 05.01.2015
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức
- Hiểu được mục đích và yêu cầu của các phương pháp thu hoạch, bảo quản và chế
biến nông sản.
1.2. Kĩ năng
Rèn kĩ năng quan sát tranh ảnh, phân tích và liên hệ thực tế.
1.3. Thái độ
Giáo dục học sinh ý thức cẩn thận, an toàn khi thu hoạch, bảo quản và chế biến
nông sản.
2. TRỌNG TÂM
Mục đích và kĩ thuật thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản.
3. CHUẨN BỊ
3.1. Giáo viên: Tranh hình 31 SGK
3.2. Học sinh: Nghiên cứu trước nội dung bài
4. TIẾN TRÌNH
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm diện học sinh lớp 73
4.2. Kiểm tra miệng:
Câu 1: Mục đích của làm cỏ, vun xới lài gì? Nêu qui trình bón thúc phân. (8đ)
Câu 2: Nông sản khi đã già, chín người ta tiến hành làm gì và làm thế nào để nông

sản được ăn ngon và giữ lâu? (2đ) Kiểm tra vở bài tập
Đáp án
: Câu 1: + Mục đích: - Diệt cỏ dại, làm cho đất tơi xốp.
- Hạn chế bóc hơi nước, bốc mặn , bóc phèn. Chống đổ.
+ Quy trình bón thúc phân
- Bón phân.
- Làm cỏ, vun xới vùi phân xuống đất.
Câu 2: Thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản.
4.3. Bài mới: Bài 20. THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN
Giới thiệu bài: Khâu cuối cùng của quá trình trồng trọt là gì? Mục tiêu của
ngành trồng trọt là năng suất cao và phẩm chất tốt. Vậy thu hoạch, bảo quản và chế
biến nông sản như thế nào?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG BÀI HỌC

Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu và
phương pháp thu hoạch nông sản.
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin
- Khi thu hoạch nông sản phải đảm bảo
những yêu cầu gì?
- Vì sao phải thu hoạch nhanh, gọn, cẩn
thận?
HS trả lời, nhận xét
(Yêu cầu: để đảm bảo số lượng và chất
lượng của nông sản.)

7

I. Thu hoạch

1. Yêu cầu
- Thu hoạch phải đúng độ chín,
nhanh gọn và cẩn thận.
- Đảm bảo thời gian cách li sau khi
sử dụng các loại thuốc hoá học.


GV giáo dục môi trường: Khi thu hoạch
nông sản phảo đảm bảo thời gian cách li
sau khi sử dụng các loại thuốc hoá học để
tránh tình trạng ngộ độc thực phẩm. Ví dụ:
rau cải bị nhiễm thuốc trừ sâu,...
GV yêu cầu HS quan sát hình 31 SGK
HS lần lượt trả lời các câu hỏi:
- Thu hoạch nông sản bằng những phương
pháp nào?
- Thu hoạch bằng những dụng cụ gì?
HS trả lời, nhận xét
(Thu hoạch bằng cách: hái, cắt, nhổ, đào
Dụng cụ: tay, dao, kéo, kiềm, xẻng, cuốc)
- Hãy kể một số cách thu hoạch phù hợp
với những dụng cụ thu hoạch vừa kể?
HS liên hệ trả lời
(Dùng tay:su hào, đậu các loại,...
Dùng kéo: hoa, lúa,...
Dùng cuốc, xẻng: khoai lang, củ từ,...
GV mở rộng: ? Ngoài ra hiện nay khoa học
kĩ thuật phát triển có thể thu hoạch nông
sản bằng phương pháp nào?
HS trả lời: (máy)

GV nhận xét cho HS chốt kiến thức ghi bài
Hoạt động 2: Tìm hiểu bảo quản nông
sản.
Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin (1)
- Bảo quản nông sản nhằm mục đích gì?
HS trả lời, nhận xét
GV đặt vấn đề: Không bảo quản hay bảo
quản không tốt nông sản sẽ như thế nào?
HS trả lời (Dễ bị hư, mốc, thói,...)
- Muốn bảo quản tốt nông sản thì phải đảm
bảo những điều kiện gì?
- Kho bảo quản phải như thế nào?
HS nghiên cứu thông tin trả lời, nhận xét
GV nhận xét – kết luận
GV giáo dục môi trường: Khi bảo quản
phải tuyệt đối thực hiện an toàn thực phẩm,
không sử dụng các loại hoá chất, chất độc
hại bảo quản quá mức qui định.
Yêu cầu HS xem phần (3) cho biết:
- Có thể bảo quản nông sản bằng những
phương pháp nào?
HS trả lời, nhận xét
GV Cơ sở chung của bảo quản nông sản là
hạn chế hoạt động sinh lí, hạn chế sự phá
hại của nấm, vi sinh vật và côn trùng gây

8

2. Thu hoạch bằng phương pháp nào?
- Phương pháp thủ công: hái, cắt,

nhổ, đào,...
- Phương pháp cơ giới (máy)

II. Bảo quản
1. Mục đích
Nhằm hạn chế sự hao hụt về số
lượng và giảm sút chất lượng nông
sản.
2. Các điều kiện để bảo quản tốt.
- Các loại hạt cần phơi hay sấy khô.
- Quả tươi, rau xanh: phải sạch sẽ,
không giập nát.
- Kho bảo quản: Cao ráo, thoáng khí
có hệ thống thông gió và được khử
trùng.

3. Phương pháp bảo quản
- Bảo quản thông thoáng
- Bảo quản kín
- Bảo quản lạnh.


hại.)
III. Chế biến
Hoạt động 3: Tìm hiểu về chế biến nông
sản.
1. Mục đích
HS nghiên cứu thông tin cho biết:
Tăng giá trị sản phẩm và kéo dài
- Chế biến nông sản nhằm mục đích gì?

thời gian bảo quản.
HS trả lời, nhận xét
GV: Tuyệt đối không sử dụng hoá chất,
chất phụ gia quá qui định trong quá trình
chế biến.
2. Phương pháp chế biến
GV thông báo tùy loại nông sản mà có cách - Sấy khô: mít, chuối, nho,...
chế biến cho phù hợp.
- Chế biến thành bột mịn hay tinh
- Nông sản thường được chế biến bằng bột: gạo, khoai, bắp, đậu,...
những phương pháp nào?
- Muối chua: cải, dưa, cà,...
- Liên hệ địa phương đã chế biến nông sản - Đóng hộp: trái vải, nho,...
bằng những phương pháp nào?
HS trả lời, nhận xét
GV giới thiệu lò sấy thủ công cho HS biết .
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố.
Câu 1/ Tại sao phải thu hoạch nông sản đúng lúc, nhanh gọn và cẩn thận?
Trả lời: Để đảm bảo số lượng và chất lượng nông sản.
Câu 2/ (Dành cho học sinh khá giỏi) Thu hoạch có ảnh hưởng như thế nào đến việc
bảo quản?
Trả lời: Thu hoạch đạt yêu cầu kĩ thuật sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo quản.
Thu hoạch không đạt yêu cầu sẽ khó hoặc không bảo quản được.
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học.
* Đối với bài học ở tiết học này:
- Học bài, trả lời 3 câu hỏi cuối bài vào vở bài tập
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Chuẩn bị bài 21: Luân canh, xen canh, tăng vụ
+ Tìm hiểu các hình thức canh tác này ở địa phương như thế nào?
5. RÚT KINH NGHIỆM

Nội dung:........................................................................................................................
…………………………………………………………………………………………
Phương pháp:.................................................................................................................
………………………………………………………………………………………….
Sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học:.................................................................................
6. PHỤ LỤC
…………………………………………………………………………………………

9


2. Kế hoạch bài học sau tác động
Bài 7 – Tiết 5
TÁC DỤNG CỦA PHÂN BÓN TRONG TRỒNG TRỌT
Tuần dạy: 5
Ngày dạy:17.09.2014
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức
- Biết được thế nào là phân bón và các loại phân bón
- Hiểu được tác dụng của phân bón đối với đất và cây trồng.
1.2. Kĩ năng
Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, hoạt động nhóm.
1.3. Thái độ
Có ý thức sử dụng tiết kiệm, tận dụng nguồn phân bón và bảo vệ môi trường.
2. TRỌNG TÂM
Khái niệm phân bón, tác dụng của phân bón đối với đất và cây trồng.
3. CHUẨN BỊ
3.1. Giáo viên: Kế hoạch bài học, sách giáo khoa, tranh ảnh sưu tầm phù hợp
3.2. Học sinh: Đọc trước nội dung bài
4. TIẾN TRÌNH

4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm diện học sinh lớp 72
4.2. Kiểm tra miệng:
Câu 1: Vì sao phải cải tạo đất? Ở địa phương em thường cải tạo đất bằng những biện
pháp nào?(8đ)
Câu 2: Em thấy ở nhà (ở địa phương em) thường bón cho cây trồng những loại phân
gì? (2đ)
Đáp án:
Câu 1: - Vì một số loại đất còn mang tính chất xấu như: chua, mặn, phèn,… nên cần
cải tạo.
- Ở địa phương em thường cải tạo đất bằng những biện pháp:
+ Cày sâu, bừa kĩ, bón phân hữu cơ,
+ Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên
+ Bón vôi
+ Trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh.
Câu 2: Ví dụ: phân chuồng, phân ure, phân NPK,…
4.3. Bài mới: Bài 7: TÁC DỤNG CỦA PHÂN BÓN TRONG TRỒNG TRỌT
* Giới thiệu bài: Các em đã được nghe nhiều về hai chữ “phân bón”, vậy em có biết
phân bón là gì, có những loại phân bón nào và bón phân có tác dụng gì? Hôm nay
chúng ta cùng tìm hiểu bài

10


×