Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

(SKKN 2022) sử dụng phương pháp đóng kịch táo quan chầu trời trong mục I,II tác hại và nguy cơ, một số qui tắc sử dụng internet bài 9 tin học lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 18 trang )

0

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HỐ

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG KỊCH TÁO QUÂN
CHẦU TRỜI TRONG MỤC I, II – TÁC HẠI VÀ
NGUY CƠ, MỘT SỐ QUY TẮC KHI SỬ DỤNG
INTERNET, BÀI 9 TIN HỌC LỚP 6’Ở TRƯỜNG
TH&THCS NGA VĂN

Người thực hiện: Mai Thị Hiền
Chức vụ:
Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường TH&THCS Nga Văn
SKKN thuộc lĩnh vực: Tin học

THANH HOÁ NĂM 2022


1
MỤC LỤC
Trang
1.Mở đầu…...................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài.....................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu..............................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................2


1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm………………………….2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm............................................................2
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm ..............................................2
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm..........4
2.3. Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề ...................................4
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.................................................................12
3. Kết luận, kiến nghị................................................................................13
3.1. Kết luận................................................................................................13
3.2. Kiến nghị..............................................................................................13
Tài liệu tham khảo


2
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Sáng tạo trong phương pháp giảng dạy trong nhà trường hiện nay là nhu
cầu cấp bách nhằm đổi mới trong giáo dục, truyền cảm hứng cho cả thầy và trò
trong việc tiếp thu các tri thức. Trong những năm qua, phần lớn giáo viên đã
được tiếp cận với các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Các thuật ngữ
như phương pháp dạy học tích cực, dạy học dựa trên dự án, dạy học giải quyết
vấn đề.... khơng cịn xa lạ với đông đảo giáo viên hiện nay. Mặt khác với sự hỗ
trợ của công nghệ thông tin và cuộc cách mạng 4.0, các giáo viên cũng khơng
ngừng tìm tịi, mạnh dạn đưa vào các tình huống, các tiểu phẩm.... tạo ra các tiết
dạy sôi động để tiến tới tiếp cận một cách chủ động chương trình SGK mới
trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên, một số giáo viên chưa tìm được "chỗ
đứng" của mỗi kĩ thuật dạy học trong cả tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.
Cũng chính vì thế nên giáo viên vẫn chủ yếu lệ thuộc vào tiến trình các bài học
được trình bày trong sách giáo khoa theo phương pháp truyền thống, chưa
"dám" chủ động trong việc thiết kế tiến trình xây dựng kiến thức phù hợp với

các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Nhiều giáo viên, những người có
mong muốn sử dụng phương pháp dạy học mới đôi khi lúng túng và tỏ ra lo sợ
rằng sẽ bị "cháy giáo án" do học sinh khơng hồn thành các hoạt động được giao
trong giờ học. Mặt khác, trong một tiết dạy học sinh cứ nghe mãi lời giảng của
thầy mà khơng có gì mới mẻ để khuấy động tâm hồn và hình thức hoạt động của
các em thì dễ dẫn tới nhàm chán trong giờ học.
Nhằm khắc phục những hạn chế nói trên, chúng ta cần phải chủ động,
sáng tạo xây dựng nội dung dạy học phù hợp với các phương pháp và kĩ thuật
dạy học tích cực. Chính vì vậy, tơi muốn đề xuất một hướng mới để gợi hứng
thú cho học sinh bằng con đường ‘ Xây dựng kịch bản - Đóng kịch’ trong một
số tiết học ở chương trình TH&THCS, Thay vì tiếp nhận kiến thức một cách khơ
khan theo lối dạy học truyền thống, với hình thức đóng kịch, các em được trải
nghiệm thực tế, được hóa thân vào nhân vật, có cảm xúc và tự cảm nhận về nhân
vật, vì vậy tơi chọn đề tài ‘SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG KỊCH TÁO
QUÂN CHẦU TRỜI TRONG MỤC I, II – TÁC HẠI VÀ NGUY CƠ, MỘT
SỐ QUY TẮC KHI SỬ DỤNG INTERNET, BÀI 9 TIN HỌC LỚP 6’Ở
TRƯỞNG TH& THCS NGA VĂN.
Tôi tin rằng với cách thức này học sinh rất hứng thú và thêm u mơn học.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Việc nghiên cứu đề tài này giúp học sinh và động nghiệp:
- Thứ nhất là hiểu sau hơn nữa các kiến thức lí thuyết về an tồn thơng tin
trên internet.
- Thứ hai là nắm được các bước trong thực hiện ‘ Đóng kịch, xây dựng 1
vở kịch cho một mục hoặc một tiết học’.
- Thứ ba là giúp học sinh cùng nhau luyện tập, biểu diễn các kiến thức
trong nội dung bài học và cả những kiến thức ngoài bài học đã ăn sâu vào tiềm
thức của học sinh. Đó khơng chỉ là q trình trau dồi kiến thức mà còn viết nên
những kỷ niệm đẹp của tuổi học trị, là rèn kỹ năng làm việc nhóm rất hiệu quả



3
cho mỗi học sinh.giúp học sinh củng cố sâu kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo
nâng cao chất lượng học tập và u thích mơn Tin học.
- Thứ tư là qua vở kịch này muốn tuyên truyền đến mọi người cần bảo vệ
môi trường đạo đức, pháp luật và văn hóa trong mơi trường số.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài này giúp học sinh thông qua ‘MC Vở kịch: Táo quân chầu trời’ để
lĩnh hội kiến thức so với phương pháp thông thường.
Phát hiện những vương mắc của học sinh khi sử dụng phương pháp này.
Các bài báo, các tư liệu trên mạng Internet… nói về mơi trường số.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp điều tra: Thực trạng khi dạy bài 9 – an tồn thơng tin trên
internet, tham khảo ý kiến của đồng nghiệp cũng như tham khảo các sách tài liệu
hiện có trên thị trường và trên Internet.
Phương pháp xây dựng cơ sở lí thuyết.
Phương pháp thống kê, so sánh: thống kê, so sánh kết quả kiểm tra đánh
giá theo phương pháp truyền thống và ‘ MC Sân khấu hóa bằng vở kịch Táo
quân chầu trời’.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
Từ sáng kiến kinh nghiệm của mình tơi đã tìm ra những điểm mới như
sau:
- Lựa chọn mục bài dạy, xác định mục tiêu, kế hoạch dạy học .
- Lựa chọn diễn viên, người dẫn chương trình MC.
- Xây dựng nội dung các bước tiến trình ‘ Vở kịch”.
- Rút ra các bài học, kiến thức liên quan từ ‘ Vở kịch: Táo quân chầu trời”
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Phân tích cấu trúc và nội dung Bài 9 – An tồn thơng tin trên internet
Nội dung 1 (mục tiêu bài 9 là gì?): Giáo viên thuyết trình
- Biết 1 số tác hại và nguy cơ khi sử dụng internet. Nêu và thực hiện được

1 số biện pháp phịng ngừa.
- Trình bày được tầm quan trọng của sự an toàn và hợp pháp của thông tin
cá nhân và tập thể.
- Bảo vệ được thông tin và tài khoản cá nhân với sự hỗ trợ của người lớn.
- Nêu được một vài cách thông dụng để chia sẻ thông tin của bản thân và
tập thể sao cho an toàn và hợp pháp
- Nhận diện được một số thông diệp lừa đảo hoặc mang nội dung xấu.
Nội dung 2 (Nội dung cơ bản an toàn thông tin trên internet): Làm rõ
được các nội dung:
- Tác hại và nguy cơ khi sử dụng internet.
- Một số quy tắc khi sử dụng internet.
2.1.2. Đóng kịch là gì ?
Theo PGS – TS Trần Thị Tuyết Oanh ‘ Đóng kịch là phương pháp dạy
học trong đó giáo viên tổ chức quá trình dạy học bằng cách xây dựng kịch bản
và thực hiện kịch bản đó nhằm giúp học sinh hiểu sâu sắc nội dung học tập’[2,


4
trang 217]. Trong cuốn Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, tác
giả Phan Trọng Ngọ đã đề cặp đến phương pháp đóng kịch ‘Phương pháp đóng
kịch là giáo viên cùng với học sinh xây dựng kịch bản, giáo viên kiểm duyệt nội
dung và đạo diễn, học sinh hóa thân vào các vai diễn. Qua đó họ học được cách
suy nghĩ, thể hiện thái độ và hành động cũng như các kỹ năng ứng xử khác của
nhân vật trong kịch bản’ [3. trang 283].
Đối với môn tin học ‘ Đóng kịch’ các em học sinh được hóa thân vào các
nhân vật, trên nền tảng kịch bản đã được giáo viên kiểm duyệt, qua vở kịch các
em được thể hiện, được tìm tịi trải nghiệm các tư liệu và các kiến thức ngoài đời
sống để nhập vai nhân vật một cách thành cơng từ đó học sinh chủ động tìm hiểu
kỹ bài học, suy nghĩ về những thơng điêp của bài học, nhằm trình diễn tốt nhất
những thơng điệp đó.

Những nhóm học sinh khác khơng được tham gia vào vở kịch thì làm
khán giả, nhưng qua vở kịch các em cần rút ra nhận xét gì? Nội dung vở kịch
muốn truyền tải điều gì?
Giáo viên và học sinh khi cùng nhau luyện tập, biểu diễn là kiến thức
trong nội dung bài học và cả những kiến thức ngoài bài học đã ăn sâu vào tiềm
thức của học sinh. Đó khơng chỉ là q trình trau dồi kiến thức mà còn viết nên
những kỷ niệm đẹp của tuổi học trò, là rèn kỹ năng làm việc nhóm rất hiệu quả
cho mỗi học sinh
2.1.3. Xây dựng các nguyên tắc chung khi viết kịch bản và sắm vai (Đóng
kịch).
Đóng kịch ở mức độ nào? Các thủ pháp sân khấu được thực hiện dựa trên
hệ thống nguyên tắc nào? Đó là những điều mà giáo viên cần cân nhắc, đánh giá
tác động của nó đối với học sinh.
a. Mức độ đóng kịch, sân khấu hóa trong tiết học.
Tùy vào nội dung và mục tiêu của từng bài học mà giáo viên sẽ giao cho
mỗi nhóm viết kịch bản cho phù hợp: Phù hợp về nội dung, chủ đề; phù hợp về
thời gian trình diễn...
Cụ thể trong bài 9 –An tồn thơng tin trên Internet, tôi đã chon mục I,II –
Tác hại và nguy cơ, một số quy tắc khi sử dụng Internet để yêu cầu học sinh viết
kịch bản và trình diễn trong vòng 20 đến 25 phút.
b. Nguyên tắc viết kịch và trình diễn kịch bản.
- Đảm bảo sự chuẩn mực: Mơi trường giáo dục là một không gian đặc
biệt. Học sinh đến trường, một mặt cần có những niềm vui, sự hứng khởi để tiếp
nhận những tri thức mới mẻ; nhưng mặt khác, đó cũng là nơi những đứa trẻ
được giáo dục các chuẩn mực của cuộc sống. Vì thế, khi các thầy cô giáo nỗ lực
để tạo ra những niềm hứng khởi cho học sinh, họ cần đảm bảo sản phẩm của
mình khơng lệch chuẩn, khơng phản lại các tiêu chí giáo dục.
- Đúng nội dung: Trong vở kịch cần mô phổng, khái quát và truyền tải
được nội dung mục, bài học theo yêu cầu đến với học sinh.
- Đảm bảo thời gian: Thời gian vở kịch phải phù hợp trong một tiết dạy,

có thời gian nhận xét của giáo viên và học sinh, có sự rút kinh nghiệm của các
đội chơi, bạn diễn...


5
- Có tính sáng tạo: Nội dung kịch bản, q trình nhập vai và biểu diễn
trên sân khấu phải mang tính sáng tạo, khơng sao chép, bắt chước một cách máy
móc.... điều đó mới tạo hứng thú phấn khởi cho người xem.
- Mang tính logic: Nội dung kịch bản và quá trình biểu diễn nhập vai của
các bạn học sinh phải có tính logic, liên kết ăn khớp giữa các phần làm người
xem ln có sự hứng khởi, chăm chú theo dõi... từ đó có thể khái quát hóa, sâu
chuỗi các sự kiện nhằm chiếm lĩnh tri thức.
- Đảm bảo về cơ sở vật chất: Vở kịch trong sân khấu hóa khơng địi hỏi
sự đầu tư q nhiều cơ sở vật chất, cố gắng tận dụng tối đa các dụng cụ, trang
phục tự kiếm được, tận dụng được và luôn hướng tới sự an tồn và bảo vệ mơi
trường.
- Mang tính thời sự: Vở kịch có tác dụng truyền tải về nội dung bảo vệ
môi trường số, tuyên truyền về vấn đề ôi nhiễm môi trường số gây ra các tác hại
đối với con người.
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Từ thực tế trực tiếp giảng dạy học sinh ở trên lớp, sự trao đổi của các
đồng nghiệp cũng như tham khảo các tài liệu hiện có trên thị trường, qua các
năm gần đây tôi nhận thấy đại bộ phận học sinh đều học tập một cách thụ động,
chỉ đơn thuần là nhớ kiến thức một cách máy móc, chưa rèn kĩ năng tư duy sáng
tạo và trải nghiệm. Tâm lí học sinh cịn coi nhẹ mơn Tin học và coi đây là mơn
phụ trong hệ thống các mơn học. Sở dĩ có thực trạng đó theo tơi là do một số
ngun nhân cơ bản sau:
- Thứ nhất là do phân phối của chương trình và theo chuẩn kiến thức kỹ
năng có giới hạn nên khi dạy trên lớp giáo viên không thể đi sâu vào phân tích
một cách chi tiết. Vì vậy đại bộ phận học sinh khơng thể hệ thống hóa được

phươg pháp tối ưu nhất để chiếm lĩnh các kiến thức trong bài học.
- Thứ hai là trong các tài liệu tham khảo hiện nay rất ít sách viết về vấn
đề “Đóng kịch - Sân khấu hóa” trong bài học, và đặc biết trong bộ môn tin học
hiện nay lại càng ít tài liệu nói về vấn đề này.
- Thứ ba là phương pháp truyền thống không phù hợp với cách tiếp cận
tri thức như hiện nay và đặc biệt nếu dùng phương pháp thuyết trình thì nhiều
bài học sinh sẽ càng nhàm chán môn học hơn.
- Thứ năm là Bộ giáo dục hiện nay cũng chưa đưa ra hướng dẫn cụ thể
nào, quy tắc, chuẩn mực như thế nào về vấn đề “Sân khấu hóa” trong bài giảng,
nên nhiều giáo viên tỏ ra lúng túng, mò mẫn trong cách tiếp cận phương pháp
này.
- Thứ sáu là cùng với sự phát triển thông tin internet và mạng xã hội nên
lượng kiến thức, thông tin liên quan tới bài dạy là vô cùng phong phú… nhưng
nhiều giáo viên ngại thay đổi phương pháp tiếp cận giảng dạy nên cũng có sự
khơng ăn khớp về thông tin và về lứa tuổi học sinh.
2.3. Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề
Để khắc phục được thực trạng trên tôi xin trình bày một ví dụ áp dụng
sáng kiến của mình trong quá trình giảng dạy trong mục I,II –Tác hại và nguy
cơ, một số quy tắc khi sử dụng Internet, Bài 9 tin học 6.


6
Để tiết học bằng hình thức đóng kịch phát huy hiệu quả tối đa, quan trọng
nhất là các khâu chuẩn bị, lên ý tưởng. Bước lên lớp chính là buổi nghiệm thu,
báo cáo kết quả
2.3.1 Xây dựng các bước cho “Vở kịch: Táo quân chầu trời”
Có 5 bước cơ bản để thực hiện một giờ dạy theo hình thức cải tiến này:
Bước 1: Giáo viên lựa chọn bài dạy, xác định mục tiêu, kế hoạch dạy học.
Bước 2: Giao nhiệm vụ cho học sinh (hoạt động theo nhóm).
Bước 3: Học sinh nghiên cứu bài học, xây dựng ý tưởng cách thức thực

hiện và trao đổi với giáo viên.
Bước 4: Giáo viên sửa chữa, góp ý, hướng dẫn học sinh tìm hiểu và bổ
sung ý tưởng.
Bước 5: Học sinh hoàn thành ý tưởng đã thống nhất, cùng nhau luyện tập
chuẩn bị. Giáo viên quan sát, góp ý và chỉnh sửa tiếp để hồn chỉnh sau đó là tổ
chức dạy học trên lớp hoặc trong giờ ngoại khóa
- Trong q trình giao nhiệm vụ cho học sinh, giáo viên có thể nêu thêm
các gợi ý để học sinh tìm hiểu hiệu quả hơn. Nên giới thiệu theo hình thức nào?
Cần truyền tải những thơng tin gì? Và các đội sẽ tự thể hiện ý tưởng của mình.
- Trong tiết học được trình diễn bằng vở kịch, vai trò của giáo viên sẽ là
Ban giám khảo, nhận xét đánh giá kết quả tìm hiểu và nghiên cứu của các em,
động viên khuyến khích tinh thần tự học sáng tạo của các em, đồng thời giáo
viên có thể bổ sung thêm các kiến thức và chỉnh sửa các phần cịn thiếu sót, giúp
các em thu nạp tối đa phần kiến thức cần thiết
2.3.2. Vở kịch: Táo quân chầu trời mục I,II – Tác hại và nguy cơ, một số quy
tắc khi sử dụng Internet.
a. Yêu cầu nội dung cần đạt được
Xây dựng vở kịch cho mục này cần làm toát lên nội dung (Yêu cầu cần đạt):
* Trong mục 1:
- Thông tin cá nhân bị lộ hoặc bị đánh cắp.
- Máy tính bị nhiễm virus hay mã độc.
- Bị lừa đảo, dụ dỗ, đe dọa, bắt nạt trên mạng.
- Thơng tin khơng chính xác.
- Nghiện Internet, nghiện trò chơi trên mạng.
* Trong mục 2
- Giữ an tồn thơng tin cá nhân và gia đình
- Không gặp gỡ người mà bạn chỉ quen trên mạng.
- Đừng cấp nhận các lời mời vào hội nhóm trên mạng mà mình khơng biết
- Kiểm tra độ tin cậy.
- Hãy nói ra khi gặp phải tình huống bị bắt nạt, đe dọa, lừa đảo hoặc dụ dỗ

trên mạng.


7
b. Giao nhiệm vụ cho nhóm học sinh.
Trong q trình giảng dạy tại lớp 6 tôi đã giao cho em Nguyễn Thị Minh
làm trưởng nhóm và có 4 học sinh khác cùng tham gia nhóm diễn của mình với
những u cầu sau:
- Em Nguyễn Thị Minh và nhóm của mình viết nội dung kịch bản.
- Phân vai diễn: gồm 5 học sinh.
+ Đóng Ngọc Hồng: em Dương Văn Hiếu.
+ Đóng Nam Tào: em Mai Đình Khánh; Đóng Bắc Đẩu: em Mai Tiến
Thành.
+ Đóng các Táo: Táo an ninh (em Hà Duy Thanh); Táo quy tắc (em
Nguyễn Thị Minh)
- Lên các phương án về đạo cụ, sắp xếp lại vị trí chỗ ngồi trong lớp sao
cho phù hợp với không gian diễn xuất.
c. Nhóm học sinh xây dựng kịch bản và giáo viên kiểm duyệt nội dung.
Nhóm học sinh đã xây dựng kịch bản, sau đó thảo luận trao đổi với giáo
viên, góp ý, chỉnh sửa bổ sung cho kịch bản của mình. Cụ thể nội dung kịch bản
do học sinh tự viết và đánh máy tính trên bản Word với sự góp ý của giáo viên
như sau:
Đoạn 1: Tóa an ninh vào chầu

(Táo an ninh vào chầu)
Nam Tào: Mời đại diện táo an ninh vào chầu
Táo an ninh: Dạ, kính chào Ngọc Hoàng, chào anh Nam Tào, chào chị
Bắc Đẩu, thần xin tự giới thiệu là Ninh, thần xin dược đại diện cho các táo an
ninh lên chầu ạ! Cho thần xin hỏi là có việc gì mà Ngọc Hồng lại đột ngột triệu
tập thần vậy ạ?

Ngọc Hoàng: À thỉnh thoảng lên kiểm tra bài cũ 1 tí ấy mà!
Táo an ninh: Thơi chết, thế thì em qn khơng đem vở bài tập rồi, xin
phép Ngọc Hoàng cho thần về lấy nhé.


8
Nam Tào: Này này anh Ninh....
Táo an ninh: Thôi, thôi anh Tào ạ, tôi sợ lắm rồi, tôi về thôi, có đời nào
đang yên đang lành bắt lên đây kiểm tra bài cũ đâu ạ. Em biết em là chỉ sử dụng
internet một tý, một tỵ thơi mà.
Ngọc Hồng: Dạo này ta thấy hơi bất ổn thế nhỉ!
Táo an ninh: Ờ.......
Ngọc Hồng: À khơng, ta chỉ nói vu vơ vậy thôi ấy mà, nhà ngươi cứ về đi.
Táo an ninh: Anh Tào bỏ tôi ra xem nào, người ta đang lên chầu thì cứ
túm, túm. Ngọc Hồng ơi! Nhìn thần nho nhỏ thế này thôi, chứ thần khỏe lắm,
thần luôn cảnh báo tác hại và nguy cơ khi sử dụng internet khơng đúng cách.
Ngọc Hồng: Thơi được rồi, vậy ta cũng khơng làm khó nhà ngươi nữa,
nhà ngươi trình bày báo cáo đi.
Táo an ninh: Dạ bẩm Ngọc Hoàng, Internet là một cơng cụ tuyệt vời và
hữu ích nhưng nếu Ngọc Hoàng và nhà trời sử dụng internet cần biết tác hại và
nguy cơ khi sử dụng internet đó là: Thông tin cá nhân bị lộ hoặc bị đánh cắp;
Máy tính bị nhiễm vius hay mã độc; Bị lừa đảo, dụ dỗ,đe dọa,bắt nạp trên mạng;Tiếp
nhận thơng tin khơng chính xác; Nghiện internet, nghiện trò chơi trên mạng.
Bắc Đẩu: Khiếp! sao nẫy có đứa nào đấy, nó đang cịn dẫy đành đạch đòi
về cơ mà, liêm xỉ để đâu rồi bạn.
Táo an ninh: Ơ hay cơ Đẩu ở lâu trên này tưởng bình thường, tai thính,
mắt tinh lắm, nay sao lại o ép thế, nay tôi đã bấm rồi, chỉ nhấn nút rép play mà
từ từ nghe nhé. Đúng là vỏ Iphone mà hệ điều hành Androi.
Bắc Đẩu: Anh Ninh .........
Nam Tào: Thơi chị Đẩu chịu khó tua cái đoạn anh Ninh nói là được ấy mà.

Táo an ninh: Dạ bẩm Ngọc Hoàng, thần cũng đã cho người điều tra ngọn
nguồn của sự viện này rồi, 1 phần là do sử dụng thơng tin khơng được kiểm
sốt, 1 phần là vào các trang mạng có nội dụng xấu độc hại; 1 phần là người sử
dụng quá tin tưởng vào mọi nguồn thơng tin trên mạng ....
Ngọc Hồng: à bảo sao gần đây ta hay nghe thấy các thông tin mật và các
thông tin cá nhân bị các hacker tấn công... Vậy nhà ngươi có đề xuất gì khơng?
Táo an ninh: Dạ thần cũng đã đưa ra cho anh em một số quy tắc rồi ạ. Đó
là: Thơng tin phải giữ AN TỒN
Chớ nên GẶP GỠ bạn vừa mới quen.
Khơng CHẤP NHẬN, chớ có quên.
Tăng độ TIN CẬY, điều nên giữ gìn.
NĨI RA với người bạn tin.
Năm QUY TẮC trên đó nên in vào lòng


9
Ngọc Hoàng: Táo an ninh này, ta thấy nhà ngươi cũng đã cố gắng rồi
đấy, đã tìm được quy tắc an tồn khi sử dụng internet.Thơi ta cho nhà ngươi lui.
Táo an ninh: Dạ thần xin tuân lệnh ạ. Thần xin cáo lui.

(Màn báo cáo của táo an ninh)
Đoạn 2: Táo quy tắc – pháp chế
Táo quy tắc: Anh Nam Tào à, em Tắc đây, gớm cái gì mà như kiểu được
mùa vậy.
Nam Tào: À chị Tắc à, sao mà đến rồi khơng vào trong đi mà cứ thấp thị
thấp thỏm gì ngồi thế, hay chị định chụp hình bốc phốt ai hả?
Táo quy tắc: Em nào dám, chả là tự nhiên Ngọc hoàng gọi đột xuất các
táo lên đây, em đang nghe xem có vụ gì để cịn biết mà sắp xếp.
Nam Tào: À hôm nay tự nhiên trên Face thấy anh chị post ảnh check in
các thứ nên Ngọc Hoàng muốn gọi các táo lên để hỏi thăm sức khỏe ấy mà.

Táo quy tắc: Ơi thơi chết! Giờ em phải làm sao đây anh Tào?
Nam Tào: Tôi cũng không biết nữa, mà sắp đến giờ rồi, các anh chị bốc
số thứ tự đi mà còn lên chầu, vậy nhớ tơi đi trước đây.
Táo quy tắc: Ơi mẹ ơi, rõ ràng đã nhận quà rồi mà......
Nam Tào: Mời đại diện táo quy tắc vào chầu.
Táo quy tắc: Ôi dời ơi, sân khấu thiên đình sao mà lắm hình ảnh nhố
nhăng q, khơng biết thiên đình làm gì thế này...
Bắc Đẩu: um um!
Táo quy tắc: Dạ thần xin chào Ngọc Hoàng! chào anh Nam Tào, chào chị
Bắc Đẩu ạ! chúc Ngọc Hoàng vạn tuế, chúc anh Nam Tào, chị Bắc Đẩu cố giữ
vững được cái ghế trên này ạ, chớ ngồi lâu quá e rằng có ngày ghế nó ọp ẹp mà
ngã chết đấy ạ!
Nam Tào: Vâng cảm ơn chị quy tắc, chúng tôi không giám nhận. Cho hỏi
dạo này chị chuyển từ chém gió trên mạng sang quy tắc khi dùng internet hay
sao ấy nhỉ?


10
Ngọc Hồng: Nào các khanh, khơng nói chuyện tào lao nữa, ta đi vào vấn
đề chính khơng kẻo muộn rồi. Chị Tắc này, nhà ngươi báo cao tình hình dưới hạ
giới về vấn đề ngươi phụ trách gần đây đi.
Táo quy tắc: Dạ bẩm Ngọc Hoàng, đúng như anh An ninh nói ạ, thơng
tin giả, thơng tin khơng được kiểm sốt, thơng tin bị đánh cắp... giờ nó đã tràn
lan trên nhiều lĩnh vực của đời sống số rồi ạ.
Thần xin đưa ra một số quy tắc để chấn chỉnh như sau ạ:

Ngọc Hồng: Thơi táo quy tắc này, ta hiểu được nỗi khổ của nhà ngươi,
giờ ra vườn thiên đình bứt tạm mấy quả đào tiên về ăn tạm. Ta sẽ xử lí vụ này.
Táo quy tắc: Vậy thì cịn gì bằng ạ! Thần tạ ơn Ngọc Hồng, thần xin cáo
lui!


(Màn báo cáo của Táo quy tắc)
d. Tổ chức dạy học bằng ”Vở kịch: Táo quân chầu trời” trong tiết học
Trong bài 9 – An tồn thơng tin trên internet
- Ở mục đặt vấn đề.
+ Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu cần đạt và đoạn kịch Minh và An


11
[trang 37].
+ Giáo viên nhấn mạnh: Trong bài này chúng ta biết được tác hại và nguy
cơ khi sử dụng internet, bảo vệ được thông tin và tài khoản, khai thác thông tin
lành mạnh....[ trang 37].
- Ở mục I và II – Tác hại và nguy cơ, một số quy tắc khi sử dụng
internet
+ Giáo viên yêu cầu lớp kê lại bàn ghế để tạo khơng gian biểu diễn cho
nhóm: Cụ thể kê bàn ghề và sắp xếp lại chỗ ngồi theo hình chữ U để tạo khơng
gian phía trên bục giảng và giữa lớp học cho các bạn biểu diễn kịch.
+ Các Táo biểu diễn nội dung kịch bản:
Người dẫn chương trình (MC) Mai Đình khánh đồng thời hóa thân vào
nhân vật Nam Tào lên giới thiệu chương trình và dẫn chương trình.

(ảnh Nam Tào)

(ảnh Nam Tào, Ngọc Hồng, Bắc Đẩu)

Không gian lớp học, các bạn học sinh khác là khán giả

(Học sinh theo dõi)


(các thầy cô trong tổ tự nhiên)


12
Trong quá trình triển khai kịch bản các bạn học sinh trong nhóm sẽ diễn
kịch theo nội dung kịch bản: có sự phù hợp giữa nội dung kịch bản, tiến trình
kịch bản và các thao tác nhập vai, biểu diễn của các bạn trong nhóm. Trích dẫn
thứ tự các ảnh từ vở kích:
- Táo An ninh báo cáo.
- Táo Quy tắc báo cáo.
- Ngọc Hoàng gọi các táo lại tập trung và kết luận vấn đề.
- Cả lớp cùng hát đồng thanh bài hát: ‘ Trái đất này là của chúng mình’

(ảnh Táo an ninh báo cáo)

(ảnh Táo quy tắc tâm sự với Nam Tào và báo cáo)


13

(ảnh Ngọc Hoàng kết luận và đồng thanh ‘Trái đất này là của chúng mình’)
+ Cuối vở kịch Nam Tào bắt cái cả lớp và các Thầy cô dự giờ cùng hát
bài hát ‘ Trái đất này là của chúng mình’ .
+ Giáo viên cho một số bạn học sinh nêu tóm tắt lại nội dung vở kịch, ý
nghĩa của vở kịch tới bảo vệ môi trường số, môi trường số ô nhiễm sẽ là một
trong những nguyên nhân gây ra các tác hại khó lường
+ Các bạn trong lớp rút ra nhân xét: Thông điệp của vở kịch là gì?
Những nhận xét, những kết luận rút ra từ vở kịch chính là nội dung cần chiếm
lĩnh của học sinh.
+ Giáo viên kết luận chung về vở kịch: ‘ Táo quân chầu trời”.

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
- Với việc triển khai ”Vở kịch: Táo quân chầu trời” như đã nêu trên và
tiến hành lấy ý kiến của đồng nghiêp, của học sinh, theo dõi tinh thần thái độ
của học sinh trong quá trình học tập và qua bài kiểm tra khảo sát đánh giá thì đại
bộ phận học sinh trong lớp dạy đều năm vững được phương pháp, kỹ năng và


14
hứng thú trong tiết dạy. Đồng thời có nhiều học sinh cịn có thể tự nghiên cứu
sâu hơn các tư liệu liên quan để chuẩn bị cho tiết học.
- Thực tế giảng dạy tôi cảm thấy rất tự tin với phương pháp sân khấu hóa
thơng qua các vở kịch. Với phương pháp này, học sinh được trải nghiệm, thể
hiện năng lực trình diễn, năng lực biểu cảm, năng lực nhập vai.... từ đó học sinh
tự tin hơn trong học tập và trong các hoạt động hợp tác nhóm.
- Với những nhóm học sinh chưa được được sắm vai, các em cũng thấy
rất hứng khởi trong từng tiết mục, chăm chú theo dõi, khơng khí lớp học vui vẻ,
sơi động... qua đó các em nhận xét, góp ý và chiếm lĩnh tri thức.
- Với cơ sở lý thuyết, các bước tiến trình của ”Vở kịch” giúp cho đồng
nghiệp, học sinh hiểu sâu sắc một phương pháp mới, với những trải nghiệm tìm
tịi của học sinh.
- Thực tế cho thấy, dạy học bằng hình thức đóng kịch - sân khấu hóa rất
thu hút học sinh. Mọi học sinh đều mong muốn tham gia để thể hiện bản thân,
rèn luyện sự tự tin và các kỹ năng khác.
- Sáng kiến này cũng giúp học sinh tự tin, u thích mơn Tin học hơn đặc
biệt đối với những kiến thức, nội dung liên quan nhiều tới đời sống hàng ngày.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1.Kết luận
Từ việc vận dụng Sáng kiến trên đã giúp cho học sinh hiểu rõ được bản
chất các bài liên quan nhiều đến kiến thức thực tế đời sống.

Nhờ những hoạt động cùng tìm hiểu, xây dựng bài học, tập kịch bản, học
sinh đồn kết hơn, tình cảm hơn với thầy cơ, bạn bè và có thêm những kỷ niệm
đẹp đẽ của tuổi thọc trị dưới mái trường. Nó cũng tạo động lực và thoải mái tinh
thần giúp các em học hiệu quả hơn ở các mơn học khác.
Tóm lại: Tuy qúa trình thực hiện cịn có thể gặp những khó khăn như đã
nêu trên, đồng thời việc tổ chức thực hiện với chỉ ở một số tiết học và trong thời
gian chưa nhiều. Nhưng với kết quả bước đầu đạt được và cùng với sự đóng
góp ý kiến của các đồng nghiệp tôi tin tưởng rằng sáng kiến này trong thời gian
tới sẽ là tài liệu bổ ích đối với học sinh cũng như các đồng nghiệp, góp phần
nâng cao hiệu quả của quả trình giảng dạy ở bậc TH&THCS.
Rất mong được sự đóng góp ý kiến bổ sung của các bạn đồng nghiệp
3.2. Kiến nghị
3.2.1. Đối với tổ chuyên mơn
+ Trong q trình hướng dẫn học sinh sử dụng sáng kiến thì nhất thiết học
sinh phải nắm được các bước trong viết kịch bản và triển khai kịch bản mới cho
sử dụng.
+ Do số tiết trên lớp không nhiều mà nội dung kiến thức lại lớn đồng thời
để bồi dưỡng khả năng tự học của học sinh thì giáo viên chỉ cần hướng dẫn cho
học sinh những nội dụng cốt lõi nhất rồi cho học sinh về nhà tự nghiên cứu tiếp
sau đó chỉ cần trả lời những vấn đề học sinh cịn khúc mắc.
+ Trong q trình viết kịch và biểu diễn ” vở kịch” phải đảm bảo các
ngun tắc cốt lõi của nó: Đảm bảo tính sáng tạo, tính logic, tính phù hợp với
thuần phong mỹ tục, có tính giáo dục, có tính thời sự ... mới cho học sinh triển
khai.


15
3.2.2. Đối với Sở Giáo Dục
+ Đối với sở giáo dục thì nên triển khai rộng rãi những sáng kiến được
ngành xếp giải cho anh chị em giáo viên trong tỉnh được tham khảo, mở mang

thêm kiến thức kỹ năng.
+ Cẩn xây dựng, đưa ra hướng dẫn cụ thể, quy tắc, chuẩn mực về vấn đề
“Đóng kịch” trong bài giảng để tránh hiện tưỡng lệch lạc trong cách viết và cách
biểu diễn, nên nhiều giáo viên tỏ ra lúng túng, mò mẫn trong cách tiếp cận
phương pháp này.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Nga Sơn, ngày 12 tháng 04 năm 2022
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác
Người viết SKKN

Mai Thị Hiền


16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Sách giáo khoa tin học 6 – Kết nối tri thức – NXB GD.
2) Sử dụng phương pháp đóng kịch trong mơn Lịch sử - PGS – TS Trần Thị
Tuyết Oanh – NXB Quốc gia 2015.
3) Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, tác giả Phan Trọng
Ngọ - NXB Sư phạm 2016.


17

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HỐ

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MC VỞ KỊCH ‘TÁO QUÂN CHẦU TRỜI’
TRONG MỤC I,II – TÁC HẠI VÀ NGUY CƠ, MỘT SỐ
QUY TẮC KHI SỬ DỤNG INTERNET
BÀI 9 TIN HỌC LỚP 6

Người thực hiện: Mai Thị Hiền
Chức vụ:
Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường TH&THCS Nga Văn
SKKN thuộc lĩnh mực (mơn): Tin học

THANH HỐ NĂM 2022



×