Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

(SKKN 2022) Sử dụng sơ đồ tư duy trong tiết ôn tập cuối kì II môn Địa lí 11 nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy Địa lí ở trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.58 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THCS&THPT NHƯ XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“PHƯƠNG PHÁP NHẬN BIẾT CÁC DẠNG BÀI TẬP
DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH VÀ VẬN DỤNG
QUY LUẬT DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH
VÀO THỰC TIỄN”

Người thực hiện: Trần Thị Kim Dung
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Sinh học

THANH HĨA NĂM 2022


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài........................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................2
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết......................................................2
1.4.2. Phương pháp chuyên gia.....................................................................2
1.4.3. Phương pháp thực tập sư phạm..........................................................2
1.4.4. Phương pháp thống kê toán học..........................................................2
1.5. Những điểm mới của Sáng kiến kinh nghiệm............................................2
2. NỘI DUNG.......................................................................................................3
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm...................................................3


2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm..............3
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề..........................................3
2.3.1. Xây dựng những dấu hiệu nhận biết quy luật di truyền liên kết với
giới tính từ ví dụ cụ thể..........................................................................................5
2.3.2. So sánh gen nằm trên NST giới tính với gen trên NST thường ..........7
2.3.3. Những dấu hiệu nhận biết gen trên nhiễm sắc thể giới tính ..............9
2.3.4. Tìm hiều một số dạng bài tập tiêu biểu...............................................9
2.3.5. Ý nghĩa thực tiễn của quy luật di truyền liên kết giới tính................16
2.3.6. Sự di truyền giới tính và ứng dụng vào thực tế sản xuất điều khiển
giới tính................................................................................................................16
2.3.7. Khả năng áp dụng của giải pháp......................................................18
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, với đồng nghiệp và nhà trường...................................................................18
2.4.1. Hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng dạy và học môn sinh học.18
2.4.2. Hiệu quả trong việc ứng dụng vào thực tế sản xuất..........................19
2.4.3. Hiệu quả trong việc ôn thi tốt nghiệp THPTQG, ôn luyện đội tuyển
HSG.....................................................................................................................19
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................20
3.1. Kết luận....................................................................................................20
3.2. Kiến nghị..................................................................................................20


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong chương trình sinh học lớp 12 hiện hành có tới 60% kiến thức dành
cho di truyền học, trong đó các quy luật di truyền chiếm một vị trí trọng tâm.
Việc nghiên cứu các quy luật di truyền của các nhà khoa học đã phát hiện ra
rằng các quy luật di truyền được ra đời ở các giai đoạn lịch sử khác nhau. Sách
giáo khoa trình bày các thành quả khoa học đó theo thời gian phát hiện, chủ yếu
quan tâm đến nội dung của quy luật trong phần nghiên cứu của tác giả mà chưa

đề cập đến các vấn đề mở rộng khác, cho nên khi giáo viên giảng dạy không đề
cập đến những vấn đề mở rộng này.
Trong thực tế đây mới là phần quan trọng gắn lý thuyết với thực tiễn cuộc
sống và sản xuất. Với quy luật di truyền liên kết với giới tính cũng vậy, sách
giáo khoa chỉ trình bày thí nghiệm của Moocgan và giải thích thí nghiệm, cơ sở
tế bào học của quy luật với 2 phép lai: lai thuận và lai nghịch. Trên thực tế, việc
xác định giới tính ở thực vật khác với động vật, ở sinh vật khác nhau cũng có cơ
chế khác nhau, các gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính cũng tuân theo những
quy luật di truyền riêng và biểu hiện kiểu hình ở 2 giới khác nhau. Quy luật di
truyền thì rất phức tạp nhưng nếu nắm được quy luật của sinh vật, con người có
thể chủ động điều khiển giới tính vật ni cây trồng phù hợp với mục đích sản
xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao. Con người có thể phát hiện, ngăn ngừa, tìm
cách phịng và phần nào chữa một số bệnh tật di truyền ở người liên quan đến
giới tính.
Tuy nhiên, chỉ với 2 thí nghiệm trong sách giáo khoa trình bày, việc nhận
biết quy luật này quả thật rất khó khăn, chính bản thân các giáo viên cịn nhiều
lúng túng trong cơng tác giảng dạy và ôn luyện quy luật này, các tài liệu tham
khảo ít lại mâu thuẫn nhau nên hầu như giáo viên thường không đề cập đến, dẫn
đến hiệu quả giảng dạy phần này chưa đạt yêu cầu.Vì vậy cần thiết có cách sắp
xếp lơgic, hệ thống hóa các dạng bài tập và xây dựng các dấu hiệu nhận biết quy
luật; cách thức tiếp cận để giải bài toán về di truyền liên kết với giới tính, từ đó
làm cơ sở cho việc nghiên cứu các quy luật di truyền tổng hợp một cách thuận
lợi và khoa học cũng như ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống.
Từ những lí do trên tôi đã đưa ra sáng kiến: Phương pháp nhận biết các
dạng bài tập di truyền liên kết với giới tính và vận dụng quy luật Di truyền
liên kết với giới tính vào thực tiễn
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đối với học sinh:
Giúp học sinh tích cực học tập, sáng tạo trong môn Sinh học, tạo ra hiệu
quả cao trong môn Sinh học THPT.

Giúp học sinh phát triển tư duy logic, kỹ năng thực hành bộ môn; rèn
luyện kỹ năng nhận xét, phân tích, so sánh, tổng hợp; kỹ năng sử dụng bản đồ,
kĩ năng thảo luận, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng nghiên cứu khoa học. Học sinh
sáng tạo, có cách nhìn tổng thể, sâu sắc và tồn diện một vấn đề mình đã học.
Góp phần giáo dục tồn diện nhân cách học sinh, giáo dục học sinh tình yêu
thiên nhiên, con người, biết bảo vệ môi trường sống, bảo vệ gia đình và bản
thân; biết giải thích và áp dụng kiến thức sinh động về Sinh học trong thực tế
1


cuộc sống đồng thời làm cho các em yêu thích môn Sinh học và củng cố niềm
tin vào khoa học biện chứng.
- Đối với giáo viên:
Giúp giáo viên tạo ra niềm đam mê, hứng thú với công việc giảng dạy; tạo
ra những sản phẩm có giá trị, các cơng trình nghiên cứu khoa học.
Giúp giáo viên xây dựng phương pháp học tích cực, điều khiển tiết học
đúng với tinh thần đổi mới “lấy học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học”,
rèn luyện các kĩ năng cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Nội dung chương trình SGK.
- Sách hướng dẫn giáo viên, phân phối chương trình sinh học 12 và các tài
liệu có liên quan
- Đối tượng học sinh khối 12 gồm các lớp: 12A, 12B, 12C, 12D, 12E Trường
THCS&THPT Như Xuân trong năm học 2021-2022
- Giáo viên dạy bộ môn và thực trạng dạy học ở trường hiện tại.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu tài liệu và các cơng trình nghiên cứu đổi mới PPDH theo
hướng tích cực hóa việc học của học sinh.
- Nghiên cứu về cấu trúc và nội dung chương trình Sinh học 12

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng đồ dùng trực quan
trong giảng dạy
1.4.2. Phương pháp chuyên gia
Gặp gỡ, trao đổi, tiếp thu ý kiến của các đồng nghiệp để tham khảo ý kiến
làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài.
1.4.3. Phương pháp thực tập sư phạm
Thực nghiệm sư phạm ở trường THPT, tiến hành theo quy trình của đề tài
nghiên cứu khoa học giáo dục để đánh giá hiệu quả của đề tài nghiên cứu.
1.4.4. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp này để thống kê, xử lý, đánh giá kết quả thu được qua
các tiết dạy trên lớp.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
- Cung cấp cho học sinh cách nhận biết rất rõ về quy luật di truyền liên kết
với giới tính
- Làm phong phú hơn kho tài liệu về dạy và học môn Sinh học.
- Phát triển các năng lực như thu nhận, xử lí thơng tin, năng lực tư duy,
năng lực ngôn ngữ, năng lực nghiên cứu khoa học.
- Giúp học sinh học tập tốt hơn, chủ động và tích cực hơn, khả năng ghi
nhớ khoa học và logic hơn.
- Giúp học sinh hiểu rõ hơn về việc ứng dụng quy luật di truyền liên kết
với giới tính vào trong thực tiễn đời sống hàng ngày

2


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến
Nhiễm sắc thể giới tính là loại NST có chứa các gen quy định giới tính và
khác nhau ở con đực, con cái. Đa số lồi con cái có cặp NST giới tính là XX và con
đực có cặp NST giới tính là XY. Một số lồi thì con cái có NST giới tính XY, con

đực có cặp NST giới tính XX. Có lồi (châu chấu...) con cái có cặp NST giới tính
XX, con đực chỉ có 1 NST giới tính XO.
Trên NST giới tính, ngồi các gen quy định tính đực, cái cịn có các gen quy
định các tính trạng thường. Sự DT của các gen này được gọi là DT liên kết với giới
tính. Trên cặp NST giới tính có những đoạn tương đồng chứa các locut gen giống
nhau và những đoạn không tương đồng chứa các gen đặc trưng cho từng NST. Cụ
thể cặp NST XX là cặp tương đồng, cặp XY được chia thành ba vùng: vùng tương
đồng trên X và Y, vùng không tương đồng trên Y (gen chỉ có trên Y khơng có trên
X), vùng khơng tương đồng trên X (gen chỉ có trên X khơng có trên Y). Sự di
truyền của các gen ở các vùng khác nhau tuân theo các quy luật khác nhau, đa dạng
và phức tạp
Sách giáo khoa chỉ trình bày quy luật Di truyền liên kết với giới tính với
nội dung cơ bản đó là nhiễm sắc thể giới tính, gen trên X tuân theo quy luật di
truyền chéo, gen trên Y tuân theo quy luật di truyền thẳngmà không hề đề cập
đến trường hợp gen trên đoạn tương đồng cả X và Y, các trường hợp đặc biệt
khác mà giới tính khơng phải do nhiễm sắc thể giới tính quy định. Trên thực tế
có rất nhiều lồi sinh vật cặp nhiễm sắc thể giới tính có đoạn tương đồng chứa
gen nằm trên cả X và Y, có những lồi việc xác định giới tính lại khơng liên qua
đến nhiễm sắc thể giới tính. Vậy làm thế nào để nhận biết được gen trên X, trên
Y hay trên đoạn tương đồng cả X và Y? Làm thế nào để điều khiển giới tính của
các giống vật ni, cây trồng cho phù hợp với mục đích sản xuất để nâng cao
năng xuất; Làm thế nào để hạn chế các bệnh tật di truyền ở người đặc biệt là các
bệnh tật liên quan đến giới tính?...
Để trả lời câu hỏi đó chính bản thân các giáo viên còn nhiều lúng túng, các
tài liệu tham khảo ít lại khó hiểu nên hầu như giáo viên thường không đề cập
đến, dẫn đến hiệu quả giảng dạy phần này chưa đạt yêu cầu.
Từ kinh nghiệm thực tiễn của bản thân qua nhiều năm giảng dạy, tơi nhận
thấy cần thiết phải có cách sắp xếp lơgic, hệ thống hóa và xây dựng các dấu
hiệu nhận biết gen trên nhiễm sắc thể giới tính và những dạng bài tập cơ
bản, ứng dụng của quy luật di truyền liên kết với giới tính vào thực tế cuộc

sống từ đó làm cơ sở giúp học sinh giải quyết các bài toán sinh học tổng hợp
một cách thuận lợi và khoa học cũng như ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, đặc
biệt là cơng tác điều khiển giới tính của vật ni, cây trồng cho phù hợp với mục
đích sản xuất
Bảng 1.1. Nội dung quy luật Di truyền liên kết với giới tính theo chương trình
3


sách giáo khoa sinh học 12 hiện hành.
STT Bài
1

Tên bài

Nội dung

12

Di truyền liên kết - Di truyền liên kết với giới tính
với giới tính và di + Nhiễm sắc thể giới tính và cơ chế tế bào học
truyền ngồi nhân xá định giới tính bằng nhiễm sắc thể.
+ Di truyền liên kết với giới tính
Gen trên Nhiễm sắc thể X
Gen trên Nhiễm sắc thể Y
+ Ý nghĩa của di truyền liên kết với giới tính
Nguồn: sách giáo khoa sinh học 12 (NXB Giáo dục)
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Bảng 1.2 Tỷ lệ điểm kiểm tra phần quy luật di truyền liên kết với giới tính trước
khi áp dụng SKKN
Tỷ lệ

Trung Yếu, Từ TB Đánh giá
Nội dung
Năm học
Khá
Giỏi
bình
kém trở lên hiệu quả
Trung
7.63 66.98 25,39 74,61
1. Di truyền LK 2019-2020 0
bình
giới tính (Gen
Trung
trên NST X) 2020-2021 0
8.95 69.10 21,95 78.05
bình
2. Di truyền Lk 2019-2020 0
2.66 49.78 47.56 52.44
Yếu
giới tính (Gen
trên đoạn tương 2020-2021 0
1.44 45.34 51.22 48.78
Yếu
đồng cả X và Y)
Qua khảo sát trên đối tượng là 5 lớp với 184 học sinh của trường
THCS&THPT Như Xuân ở 2 nội dung là quy luật di truyền liên kết với giới tính
– gen trên NST X khơng có alen trên Y và nội dung gen trên đoạn tương đồng
của cả X và Y ta nhận thấy hiệu quả giảng dạy được thể hiện trên kết quả học tập
của học sinh:
Ở nội dung thứ nhất: là quy luật di truyền liên kết với giới tính – gen trên

NST X khơng có alen trên Y học sinh làm bài tương đối tốt, đa số các em đã
nắm được nội dung quy luật và biết vận dụng vào giải các dạng bài tập cơ cho
nên các bài kiểm tra đều đạt trên 80% từ trung bình trở lên trong đó có gần dưới
15% điểm xếp loại khá và giỏi. .
Ở nội dung thứ hai: là quy luật di truyền liên kết với giới tính – gen trên
đoạn tương đồng của cả NST X cả Y, do sách giáo khoa không đề cập đến, giáo
viên chưa giảng dạy một cách hệ thống (thậm chí nhiều giáo viên chưa nghiên
cứu đến) nên đa số các em chưa nắm được cách tiếp cận kiến thức, giải quyết
các dạng bài tập cơ bản khi những tính trạng do gen nằm trên đoạn tương đồng
của cả X và Y nên tỷ lệ điểm kiểm tra khảo sát từ trung bình trở lên trong 2 năm
học chỉ đạt trên dưới 50%, trong đó khơng có học sinh đạt điểm giỏi.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
* Nhiễm sắc thể giới tính ở các đối tượng
- Người, ĐV có vú, cây chua me, cây gai: ♀ XX, ♂XY
4


- Chim, bướm, gia cầm, bò sát, ếch nhái, 1 số loài cá, loài tằm dâu, dâu tây:
♀ XY, ♂XX
- Bọ xít, rệp, châu chấu: ♀ XX, ♂XO
- Bọ nhậy: ♀ XO, ♂XX
Lưu ý: Nếu đầu bài khơng nêu lồi nào xác định như sau:
- Dựa vào cá thể mang tính lặn F2: 3:1 vì XY
- Loại dần thứ từng kiểu NST giới tính => kiểu nào cho kết quả phù hợp.
Ví dụ: Ở một lồi cá thể mang 1 cặp gen dị hợp cánh thẳng lai với cơ thể
khác  F1: 256 cánh thẳng: 85 cánh cong (♂)
Giải: Cặp gen dị hợp quy định cánh thẳng nên cánh thẳng là trội so với cánh
cong, F1: 3 thẳng:1cong mà lặn chỉ ở con ♂ NST-GT ♂ là XY, ♀ XX
* Nhận dạng QL di truyền
Dựa vào kết quả các phép lai thuận và lai nghịch:

- Nếu khác nhau  Gen NST giới tính
- Tính trạng của bố chỉ xuất hiện ở con ♂  di truyền thẳng  gen NST
giới tính Y
- Tính trạng lặn chỉ xuất hiện con ♂  DT chéo  Gen NST giới tính X
(tính trạng chỉ xuất hiện ở giới dị giao)
Dựa vào di truyền chéo:
- Dấu hiệu: tính trạng từ ơng ngoại biểu hiện  con gái không biểu hiện
 cháu trai biểu hiện gen NST giới tính X
- Tính trạng biểu hiện khơng đồng đều ở 2 giới:
- Cùng 1 thế hệ: tính trạng nào đó chỉ xuất hiện ở con ♂ cịn giới ♀
khơng có và ngược lại  gen NST giới tính. Các tỷ lệ KH và KG tương ứng
trong trường hợp gen liên kết với NST giới tính, khơng có alen tương ứng trên
Y.
KG P
TLKH F1
A A
A
X X xX Y
100% trội
a a
a
XX xXY
100% lặn
A A
a
X X xXY
100% trội
1 trội:1 lặn
XaXa x XAY
(KH giới đực khác giới cái)

3 trội : 1 lặn
XAXa x XAY
(tất cả tính trạng lặn thuộc 1 giới)
A a
a
X X xXY
1 cái trội: 1 cái lặn: 1 đực trội: 1 đực lặn
* Những kiến thức cần lưu ý khác
NST giới tính X chứa nhiều gen, nhiều lồi NST giới tính Y khơng chứa gen.
Ở một số lồi và loài người NST Y chứa 1 số gen, các gen trên NST X và NST Y có
đoạn chứa các gen alen, có đoạn khơng chứa các gen alen.
2.3.1. Xây dựng những dấu hiệu nhận biết quy luật di truyền liên kết
với giới tính từ ví dụ cụ thể
a. Ví dụ 1 : Thí nghiệm của Moocgan:
- Lai thuận:
P : ♀ Mắt đỏ x ♂ Mắt trắng
F1:
100% mắt đỏ

5


F2: 3 mắt đỏ : 1 mắt trắng (toàn ruồi đực)
- Lai nghịch:
P : ♂ Mắt đỏ x ♀ Mắt trắng
F1: 100% cái mắt đỏ x 100% đực mắt trắng
F2: 50% ♀ mắt đỏ : 50% ♀ mắt trắng: 50% ♂ mắt trắng : 50% ♂ mắt đỏ
* Nhận xét:
Kết quả của 2 phép lai thuận nghịch của Moocgan là khác nhau và khác
kết quả của phép lai thuận nghịch của Menđen.

* Giải thích:
Gen quy định tính trạng màu mắt chỉ có trên NST X mà khơng có trên Y→ vì
vậy cơ thể đực (XY) chỉ cần 1 gen lặn nằm trên NST X đó biểu hiện ra KH.
* Cơ sở tế bào học:
Mắt đỏ được quy định bởi gen trội W , mắt trắng được bởi gen lặn w nằm
trên NST X, khơng có alen tương ứng trên Y.
* Sơ đồ lai:
- Phép lai thuận:
PT/C:
XWXW
x
XwY
(mắt đỏ)
(mắt trắng)
W
GP:
X
Xw , Y
F1:
XW Xw
x
XW Y
(100% mắt đỏ)
GF1:
XW , Xw
XW , Y
F2:
XW XW ; XW Y ; XW Xw ; Xw Y
(3 mắt đỏ)
(1 mắt trắng – là con đực)

- Phép lai nghịch:
PT/C:
XwXw
x
XW Y
(mắt trắng)
(mắt đỏ)
w
GP :
X
XW , Y
F1:
XWXw
x
XW , Y
(100% mắt đỏ)
GF1:
XW , Xw
XW , Y
F2:
XWXW ;
XW Y ;
Xw Xw ;
Xw Y
25% cái Đỏ: 25% đực Đỏ : 25% cái Trắng : 25% đực Trắng
* Như vậy: Qua 2 thí nghiệm trên, ta nhận thấy
+ Kết quả lai thuận và nghịch là khác nhau.
+ Có hiện tượng gen lặn được di truyền từ ông ngoại sang con gái và biểu
hiện ở cháu trai gọi là di truyền chéo.
+ Đều có sự phân ly kiểu hình 2 giới là khác nhau (Phép lai thuận khác

nhau ở F2; Phép lai nghịch khác nhau ngay từ F1).
+ Ở phép lai nghịch, thế hệ P thuần chủng nhưng ngay F 1 lại có sự phân
tính.
+ Nếu xét 1 gen có 2 alen là W và w thì có thể tạo 5 loại kiểu gen qua các
thế hệ của ruồi giấm trong 2 phép lai.
b. Ví dụ 2: Giả sử, ở một lồi động vật có kiểu nhiễm sắc thể giới tính ở
con đực là XY, con cái là XX. Người ta cho lai con cái mắt trắng với con đực
6


mắt đỏ thì thu được F1 tồn mắt đỏ. Cho F1 giao phối với nhau người ta thu được
F2 có tỷ lệ 75% mắt đỏ và 25% mắt trắng nhưng mắt trắng chỉ có ở con cái. Giải
thích kết quả của phép lai và viết sơ đồ lai.
Trả lời: F1 tồn mắt đỏ => mắt đỏ là tính trạng trội.
Qui định: Gen A-> mắt đỏ; gen a -> mắt trắng.
- Kiểu hình 2 giới phân ly khơng giống nhau => gen nằm trên NST giới tính.
- Khơng giải thích được khi gen nằm trên X mà khơng có alen trên Y =>
gen nằm trên đoạn tương đồng cả X và Y.
- SĐL:
P(t/c):
XaXa x XAYA
F1:
XAXa ; XaYA
F2: XAXa; XAYA; XaYA; XaXa
Kiểu hình: 3 mắt đỏ: 1 mắt trắng (Màu mắt trắng chỉ có ở con cái).
Như vậy : Nếu gen lặn nằm trên đoạn tương đồng của X và Y có những
dấu hiệu gần giống như gen trên NST X mà khơng có alen trên Y, nhưng sự biểu
hiện kiểu hình lặn lại thường có ở giới XY.
2.3.2. So sánh gen nằm trên NST giới tính với gen trên NST thường :
Trường hợp 1 : Gen trên NST X khơng có alen trên Y

Quy luật Menđen
Gen nằm trên nhiễm sắc thể giới
Tiêu
Gen nằm trên nhiễm sắc thể
tính X (ở đoạn khơng tương
chí
thường.
đồng với nhiễm sắc thể Y)
Sự tồn - Gen ln tồn tại thành từng cặp - Giới đồng giao tử gen tồn tại từng
tại của alen.
cặp alen.
gen
- di truyền giống nhau ở hai giới. - Giới dị giao tử gen tồn tại 1 alen.
trong - kết quả phép lai thuận nghịch - lai thuận nghịch kết quả khác
tế bào giống nhau.
nhau.
2n
- Khi lai hai cơ thể thuần chủng, - Lai thuận đồng tính về kiểu hình,
con lai ln đồng tính về kiểu lai nghịch phân li về kiểu hình.
hình.
Lai thuận Lai nghịch
Lai thuận Lai nghịch
P
♀AAx♂aa ♂AAx♀aa P
XAXAxXaY XaXa xXAY
KGF1
Aa
Aa
KGF1 1XAXa : 1XAY 1XAXa :
KHF1 100% trội 100% trội

1XaY
KHF1 100% trội 50% trội :
50% lặn (giới dị giao tử)
Sự tạo - Cơ thể đồng hợp tử về kiểu - Giới đồng giao tử: Cơ thể đồng
giao
gen luôn giảm phân tạo 1 loại hợp tử về kiểu gen luôn giảm phân
tử
giao tử.
tạo 1 loại giao tử, cơ thể dị hợp tử
- Cơ thể dị hợp tử luôn giảm luôn giảm phân tạo 2 loại giao tử
phân tạo 2 loại giao tử với tỷ lệ với tỷ lệ bằng nhau.
bằng nhau.
- Giới dị giao tử: luôn giảm phân
tạo 2 loại giao tử với tỷ lệ bằng
nhau.
Sự
- Cơ thể đồng hợp trội và dị hợp - Giới đồng giao tử: Cơ thể đồng
biểu
biểu hiện tính trạng trội (AA, hợp trội và dị hợp biểu hiện tính
hiện
Aa)
trạng trội, cơ thể mang kiểu gen
7


kiểu
hình

- Cơ thể mang kiểu gen đồng
hợp tử lặn biểu hiện tính trạng

lặn (aa)
=> tính trạng di truyền giống
nhau ở 2 giới.

đồng hợp tử lặn biểu hiện tính
trạng lặn.
- Giới dị giao tử: biểu hiện tính
trạng trội và lặn đều ở kiểu gen
chứa 1 alen (XAY, XaY)
=> tính trạng do đột biến gen lặn
quy định biểu hiện khác với gen
nằm trên nhiễm sắc thường (chịu
áp lực của chọn lọc nhanh hơn)

Trường hợp 2: gen trên Y khơng có alen trên X: QLDT thẳng: Gen DT hoàn
toàn cho giới mang Y
Quy luật Menđen
Gen nằm trên nhiễm sắc thể giới
Tiêu chí
Gen nằm trên nhiễm
tính Y (ở đoạn khơng tương
sắc thể thường.
đồng với nhiễm sắc thể X)
Sự tồn tại của Gen luôn tồn tại thành - Giới đồng giao tử: không mang
gen trong tế từng cặp alen.
gen.
bào 2n
- Giới dị giao tử: gen tồn tại 1 alen.
Sự di truyền Di truyền giống nhau ở - Chỉ có giới dị giao tử mang gen
tính trạng

hai giới.
quy định tính trạng.
- Có hiện tượng di truyền thẳng:
P. XX x XYa
F1 : 1 XX : 1 XYa
Trường hợp 3 : Gen trên đoạn tương đồng của cả NST X và NST Y :
Quy luật Menđen
Gen nằm trên nhiễm sắc thể giới
Tiêu chí Gen nằm trên nhiễm sắc
tính Y (ở đoạn tương đồng với
thể thường.
nhiễm sắc thể X)
Sự tồn Gen luôn tồn tại thành từng Gen luôn tồn tại thành từng cặp alen.
tại của cặp alen.
gen
trong tế
bào 2n
Sự tạo - Cơ thể đồng hợp tử về - Giới đồng giao tử: Cơ thể đồng
giao tử
kiểu gen luôn giảm phân hợp tử về kiểu gen luôn giảm phân
tạo 1 loại giao tử.
tạo 1 loại giao tử, cơ thể dị hợp tử
- Cơ thể dị hợp tử luôn luôn giảm phân tạo 2 loại giao tử với
giảm phân tạo 2 loại giao tỷ lệ bằng nhau.
tử với tỷ lệ bằng nhau.
- Giới dị giao tử: Cơ thể đồng hợp tử
hay dị hợp tử luôn giảm phân tạo 2
loại giao tử với tỷ lệ bằng nhau.
Sự biểu - Lai thuận nghịch: di - Lai thuận nghịch: tỷ lệ kiểu hình
hiện kiểu truyền giống nhau ở 2 giới chung giống nhau, nhưng tỷ lệ kiểu

hình
hình tính theo giới khác nhau ở thế
Lai thuận
Lai nghịch hệ F2.
Lai thuận
Lai
8


P♀AAx♂ aa
KGF1 Aa
KHF1100%
trội
KGF21AA :
2Aa : 1aa
KHF23 trội:1
lặn
(giống nhau ở
hai giới)

♂AA x ♀aa
KGF1 Aa
PXAXA x XaYa
KHF1100% trội
F11 XAXa : 1
KGF21AA :2Aa
XAYa:
1aa
F21XAXA :
KHF23 trội:1 1X

lặnAXa :
A a
(giống nhau ở
1Xhai
Y :1XaYa
giới)
KHF2 Giới
đồng giao tử
100% trội.
- Giới dị giao tử
50% trội và
50% lặn.

nghịch
P: XaXa x XAYA
F1 XAXa : 1XaYA
F21XAXa : 1XaXa
:
1XAYA : 1XaYA
KHF2Giới
đồng giao tử
50% trội và
50% lặn.
- Giới dị giao tử
100% trội

Nhận xét: Từ những ví dụ và sơ đồ lai trên ta nhận thấy với các tính trạng
lặn nằm trên NST X khơng có alen trên Y thì trong giới dị giao tử chỉ cần 1 alen
là tính trạng đã được biểu hiện ra kiểu hình. Ở người có nhiều bệnh do gen lặn
nằm trên X quy định nên tỷ lệ mắc ở năm giới nhiều hơn nữ giới rất nhiều. Điều

này góp phần giải thích tại sao trong thực tế ni con trai thường khó ni hơn
con gái, và tuổi thọ của nữ thường cao hơn của nam.
2.3.3. Những dấu hiệu nhận biết gen trên nhiễm sắc thể giới tính:
* Gen trên NST X mà khơng có alen trên Y :
- Kết quả lai thuận và nghịch là khác nhau.
- Có hiện tượng di truyền chéo.
- Có sự phân ly kiểu hình 2 giới là khác nhau (Tính trạng lặn thường được
biểu hiện ở giới dị giao tử)
- P thuần chủng nhưng ngay F1 lại có sự phân tính.
- Nếu xét 1 gen có 2 alen thì có thể tạo 5 loại kiểu gen (N alen sẽ tạo được
số loại kiểu gen trong quần thể là n + n(n +1)/2.
- Ở người có: Bệnh mù màu, máu khó đơng, loạn dưỡng cơ
* Gen trên Y mà khơng có alen trên X :
- Được di truyền 100% cho giới mang Y (Di truyền thẳng).
- Ở người có : tật có túm lơng trên tai, tật dính ngón tay 2,3
* Gen trên đoạn tương đồng của cả X và Y :
- Dấu hiệu giống như gen trên NST X mà khơng có alen trên NST Y
nhưng tính trạng lặn lại thường được biểu hiện ở giới đồng giao tử.
- Số loại kiểu gen được tính bằng số loại kiểu gen của giới XX + Số loại
KG của giới XY = n(n+1)/2 + (Số loại giao tử X . Số loại giao tử Y).
Lưu ý : Gen trên đoạn tương đồng của X và Y chỉ phân biệt với gen trên X
nhờ phép lai nghịch.
2.3.4. Tìm hiểu một số dạng bài tập tiêu biểu
Qua thực tế giảng dạy và nghiên cứu các đề thi đại học, đề thi THPTQG,
đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh, tôi mạnh dạn phân loại thành 7 dạng bài tập hay
gặp liên quan đến di truyền liên kết với giới tính, mỗi dạng có một số các bài tập
minh họa và hướng dẫn áp dụng các dấu hiệu nhận biết đã xây dựng để giải.
9



Dạng bài tập cơ bản
Bài 1: Xét 1 gen có 2 alen mà tạo nên trong quần thể 5 loại kiểu gen. Viết
5 loại kiểu gen đó.
a. Có bao nhiêu phép lai xẩy ra giữa các loại kiểu gen trên
b. Có bao nhiêu phép lai cho tỷ lệ kiểu hình là 3:1;
c. Có bao nhiêu phép lai cho tỷ lệ kiểu hình là 1:1; Điểm giống và khác nhau
giũa các phép lai trên là gì.
Gọi ý: - Vì có 2 alen mà tạo được 5 loại kiểu gen nên gen phải nằm trên đoạn
khong tương đồng của NST X.
a. Viết 5 loại kiểu gen: XAXA; XAXa; XaXa; XAY; XaY
- Có 6 phép lai xẩy ra giữa những cá thể trên.
b. Có 1 phép lai cho tỷ lệ kiểu hình 3:1 (Lai thuận)
P:
XW Xw
x
XW Y
G: XW , Xw
XW , Y
F1: XW XW ; XW Y ; XW Xw ; Xw Y
(3 mắt đỏ)
(1mắt trắng – là con đực)
c. Có 2 phép lai cho tỷ lệ kiểu hình là 1:1
Phép lai 1:
P: Xw Xw
x
XW Y
G:
Xw
XW , Y
F1: XW Xw ; Xw Y (Kiểu hình 2 giới khác nhau)

Phép lai 2:
P: XW Xw
x
Xw Y
G: XW , Xw
Xw , Y
F1: XW Xw ; XW Y ; Xw Xw ; Xw Y (Kiểu hình 2 giới giống nhau đều
phân ly với tỷ lệ 1:1).
Lưu ý: Đây là bài tập tổng quát đầu tiên, là bước cơ sở giúp học sinh giải
quyết các bài tập phức tạp liên quan đến di truyền liên kết với giới tính.
Bài 2: Bệnh mù màu do gen lặn nằm trên NST X qui định. Một người vợ
bình thường, lấy chồng mắc bệnh. Họ sinh con đầu lòng là con trai mắc bệnh
giống bố. Hỏi người con này nhận gen bệnh từ bố hay từ mẹ. Họ muốn sinh con
bình thường được không, xác suất là bao nhiêu?
Gợi ý: Người con này nhận gen gây bệnh từ mẹ theo quy luật di truyền
chéo. Kieur gen của mẹ là dị hợp. Học sinh tự viết sơ đồlai sẽ tìm được xác suất
sinh con bình thường là ¾.
Bài 3: ở 1 lồi động vật, gen A quy định đi bình thường là trội hồn
tồn so với a quy định đi xẻ.
a- Người ta tiến hành các phép lai và thu được kết quả sau:
- Phép lai1: con cái t/c đuôi xẻ với con đực t/c đi bình thường được F 1
tất cả đi bình thường. Cho F1 giao phối với nhau, F2 thu được những con cái
có đi xẻ và đi bình thường, những con đực chỉ có đi bình thường.
- Phép lai 2: Lấy con đực F 1 ở phép lai trên cho lai với con cái đuôi xẻ thu
được KH đuôi xẻ chỉ có ở con cái. cịn KH đi bình thường chỉ có ở con đực.
a. Dựa vào kết quả 2 phép lai trên, hãy xác định quy luật di truyền chi
phối tính trạng trên. Viết sơ đồ lai minh hoạ.
10



b. Xác định KG và KH của bố mẹ sao cho thế hệ con đồng tính?
Gợi ý: a. Sự phân bố KH không đồng đều ở 2 giới-> gen nằm trên NST X
- Đi bình thường chỉ có ở con đực -> gen nằm trên NST Y
Từ 2 nhận xét trên ta thấy gen phải nằm trên đoạn tương đồng của cả X và Y.
SĐL 1: P: XaXa x
XAYA
SĐL 2: P: XaYA x
XaXa
b. 7 phép lai ( Pt/c)
Dạng bài kết hợp giữa di truyền liên kết với giới tính với phân ly độc lập.
Bài 4: Trong 1 phép lai giữa ruồi giấm cánh dài, mắt đỏ với ruồi đực cánh
ngắn, mắt trắng thu được F1 toàn cánh dài, mắt đỏ. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên
với nhau, F2 thu được:
Ruồi cái: 306 con cánh dài, mắt đỏ; 101 con cánh ngắn, mắt đỏ
Ruồi đực: 147 cánh dài, mắt đỏ: 152 con cánh dài, trắng: 50 con ngắn,
đỏ:51 con ngắn, trắng.
Biết rằng mỗi gen qui định 1 tính trạng. Giải thích kết quả và viết sơ đồ lai?
Gợi ý: Xét riêng rẽ từng cặp tính trạng đều thu được tỷ lệ phân ly kiểu
hình là 3:1. Tính trạng màu mắt trắng chỉ có ở con đực => gen quy định màu
mắt nằm trên NST X khơng có alen trên Y.
F2 có tỷ lệ kiểu hình chung là 9:3:3:1 = (3:1)(3:1) => 2 cặp gen phân ly
độc lập (Gen quy định chiều dài cánh nằm trên NST thường; gen quy định màu
mắt nằm trên đoạn không tương đồng NST X)
(Tự viết sơ đồ lai)
Bài 5: Ở người, dái tai dính là trội so với rời, vành tai nhiều lông do gen
nằm trên Y quy định. Một người có dái tai dính và vành tai nhiêu lơng kết hơn
với người có dái tai rời và vành tai khơng có lơng. Hai người có 1 con trai có dái
tai dính và vành tai nhiều lơng ; một con trai có dái tai rời và vành tai nhiều
lơng ; 2 con gái có dái tai dính. Một trong 2 con gái két hơn với người có dái tai
rời và vành tai khơng lơng. Giả thiết cặp vợ chơng này có 2 con trai ở 2 lần sinh

khác nhau.
A. Cả 2 đều có vành tai khơng lơng và 25% cả 2 có dái tai dính
B. Khả năng cả 2 có vành tai khơng lơng, dái tai rời hoặc dính là tương đương
C. Chắc chắn cả 2 đều có dái tai dính và vành tai khơng lơng
D. Cả 2 có thể có vành tai nhiều lơng và 12,5% khả năng cả 2 đều có tai dính
Gợi ý: Đ, Đ, S,S
A : tai dính ; a tai rời ; B nhiều lông (trênY)
P : Aa XYB
x aaXY
B
F1 : AaXY ; aaXYB ; 2 AaXX
F1 : AaXX x aaXY
F2 : Đ, Đ, S,S
Dạng bài kết hợp giữa giữa di truyền liên kết với giới tính với liên kết
gen, hốn vị gen.
Bài 6: Khi lai ruồi giấm cái thuần chủng mắt đỏ, cánh bình thường với
ruồi giấm đực mắt trắng, cánh xẻ, thu được F1 gồm 100% ruồi giấm mắt đỏ,
cánh bình thường. Cho ruồi giấm F1 tạp giao thu được F2 gồm:
+ Ruồi giấm cái: 300 con mắt đỏ, cánh bình thường.
11


+ Ruồi giấm đực: 135 con mắt đỏ, cánh bình thường
135 con mắt trắng, cánh xẻ
14 con mắt đỏ, cánh xẻ
16 con mắt trắng, cánh bình thường
a. Hãy xác định quy luật di truyền chi phối các tính trạng trên
b. Quy ước và xác định kiểu gen của F1 và F2
F2 cái đồng tính đỏ, bình thường suy ra đỏ, bình thường là trội
Tính trạng phân ly khơng đồng đều ở 2 giới và trong 1 giới tính trạng biểu

hiện đều suy ra liên kết giới tính
Ở F2: đỏ/trắng=3/1, bình thường/xẻ=3/1. Tổng số phân lớp kiểu hình là 4
suy ra mỗi tính trạng quy định bởi 1 cặp gen.
F2 đực phân tính suy ra có hốn vị gen, các gen cùng nằm trên NST X
khơng có alen tương ứng trên Y.
Quy ước gen: A: đỏ, a:trắng,B:Bình thường,b:xẻ.
Con đực F1 có kiểu gen; X(A,B)Y
Tỉ lệ mắt trắng, cánh xẻ ở cái=135/600=0,225=0,45 X(a,b) x 0,5 X(A,B)
Vì 0,45>0,25 suy ra X(a,b) là giao tử liên kết, suy ra F1 cái: X(A,B)X(a,b)
Suy ra P: X(A,B)X(A,B) x X(a,b)Y
Dạng bài kết hợp giữa giữa di truyền liên kết với giới tính với trao đổi
chéo kép.
Bài 7: Trong 1 phép lai giữa các cá thể thuần chủng người ta thu được F 1
gồm 1 cá thể đực mắt trắng, chân cao, cánh dài và 1 cá thể cái mắt đỏ, chân
cao, cánh dài. Cho F1 lai với nhau F2 thu được:
Kiểu hình F1
số lượng con đực Số lượng con cái
Mắt đỏ, chân cao, cánh dài
55
301
Mắt trắng, chân cao, cánh dài
216
299
Mắt đỏ, chân cao, cánh ngắn
4
0
Mắt đỏ, chân thấp, cánh dài
26
0
Mắt đỏ, chân thấp, cánh ngắn

215
0
Mắt trắng, chân cao, cánh ngắn
27
0
Mắt trắng, chân thấp, cánh dài
3
0
Mắt trắng, chân thấp, cánh ngắn
54
0
Tổng số:
600
600
Biết mắt đỏ là trội hoàn toàn so với mắt trắng. Biện luận tìm quy luật di
truyền chi phối phép lai trên? Lập bản đồ gen và tính hệ số trùng hợp.
Gợi ý: Vì tỷ lệ phân ly kiểu hình 2 giới là khác nhau, các tính trạng lặn
xuất hiện ở giới đực => gen quy định các tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể X, Y
khơng mang alen; giới đực có nhiễm sắc thể giới tính là XY.
Con đực F1 có 8 loại kiểu hình chia làm 4 phân lớp => 3 cặp gen trên nằm
trên cùng nhiễm sắc thể giới tính X và có xảy ra trao đổi chéo kép.
Con đực Trắng, cao, dài và đỏ, thấp, ngắn chiếm tỷ lệ lớn nhất =>Chứa giao tử
liên kết
Con đực đỏ cao ngắn và trắng thấp dài chiếm tỷ lệ ít nhất => Chứa giao
tử có trao đổi chéo kép
12


Trật tự gen là XaBDXAbd và đực là XaBDY
Khoảng cách các gen là

f1 ( TĐC giữa a với B) là = (55+54)/ 600 =18,17 %
f2 (TĐC giữa B với D) = (27+26)/ 600 = 8,83 %
fO = (4+3)/ 600 =1,17 %
Giao tử Liên kết là (55+54)/ 600 =18,17 %
Khoảng cách giữa a với B: Da = (fa) = 18,17 + 1,17 = 19,34 CM
Khoảng cách giữa B với D: Db = (fb) = 8, 83 + 1, 17 = 10 CM
De = Da + Db = 19,34 + 10 = 29,34 CM
A
19,05 cM
b
8,42 cM
D
C = fO/fE = 0,17%/( 19,34%.10%) = 0,58.
Dạng bài kết hợp giữa giữa di truyền liên kết với giới tính với tương tác gen
Bài 8: Có hai dịng ruồi giấm thuần chủng đều có mắt màu đỏ tươi được
kí hiệu là dịng I và dịng II. Để nghiên cứu quy luật di truyền chi phối tính
trạng, người ta đã thực hiện hai phép lai dưới đây:
Phép lai 1: Lai các con cái thuộc dòng I với các con đực thuộc dòng II; F 1
thu được 100% ruồi con đều có màu mắt kiểu dại.
Phép lai 2: Lai các con cái thuộc dòng II với các con đực thuộc dịng I;
F1 thu được 100% các con cái có màu mắt kiểu dại; 100% con đực có màu
mắt đỏ tươi.
Từ kết quả của các phép lai trên có thể rút ra được những kết luận gì? Giải
thích và viết sơ đồ lai minh họa.
Gợi ý
- Từ kết quả của phép lai 1: Khi lai hai dòng ruồi thuần chủng đều có mắt
đỏ tươi với nhau, đời con F 1 đều thu được 100% cá thể có màu mắt kiểu dại
màu mắt của ruồi giấm do hai gen tương tác kiểu bổ trợ
- Từ kết quả của phép lai 2 ta thấy có sự phân ly khơng đồng đều ở 2
giới có sự di truyền liên kết giới tính. Khi lai con cái thuộc dòng II với con

đực thuộc dòng I cho ra đời con có tất cả các con cái đều có màu mắt kiểu dại,
cịn các con đực đều có mắt đỏ tươi hiện tượng di truyền chéo.
- Một trong hai gen quy định tính trạng phải nằm trên nhiễm sắc thể giới
tính X tại vùng khơng tương đồng với Y, gen còn lại nằm trên NST thường (vì
nếu cả hai gen cùng nằm trên vùng tương đồng của cặp XY hoặc cùng nằm trên
X tại vùng không tương đồng với Y thì sẽ khơng thu được kết quả như phép lai).
- Từ kết quả của phép lai 1 alen đột biến gây màu mắt đỏ tươi ở dòng I
phải nằm trên NST thường. Lý do là nếu alen lặn nằm trên NST giới tính X thì
tất cả các con đực sẽ có mắt màu đỏ tươi.
- Từ kết quả của phép lai 2 ta thấy gen lặn quy định màu mắt đỏ tươi
phải nằm trên NST X vì tất cả các con đực đều có màu mắt đỏ tươi (có hiện di
truyền chéo)
- Tổng hợp kết quả của cả phép lai 1 và 2, ta có thể viết sơ đồ lai chứng
minh như sau:
Phép lai 1:
P I (đỏ tươi)
x
II (đỏ tươi)
B B
aaX X
AAXbY
13


AaXBXb Mắt kiểu dại
AaXBY Mắt kiểu dại
Phép lai 2:
P II (đỏ tươi)
x
I (đỏ tươi)

b b
AAX X
aaXBY
F1:
AaXBXb Mắt kiểu dại
AaXbY Mắt đỏ tươi
Bài 9: ở 1 loài động vật, khi cho lai con cái t/c lông trắng với con đực t/c
lông nâu, F1 thu được tồn lơng nâu. Cho F1 giao phối với nhau, được F2 gồm
119 con đực nâu, 62 cái nâu, 41 đực đỏ, 19 cái đỏ, 59 cái xám, 20 cái trắng,
khơng có con đực lơng xám và đực lơng trắng.
Tính trạng trên được chi phối bởi quy luật di truyền nào? Viết sơ đồ
lai từ P
-> F2? biết rằng con cái XX, đực XY. Tính trạng khơng chịu ảnh hưởng
của mơi trường và khơng có đột biến mới xảy ra.
Gợi ý: - F2 có Nâu: đỏ: xám:trắng ~ 9;3:3:1 => có 16 tổ hợp G => Tương
tác bổ trợ.
- Kiểu hình thu được ở F2 khơng đều 2 giới => gen liên kết với giới tính
- 1 trong 2 gen nằm trên X mà khơng có đoạn tương đồng trên Y đều
không cho kết quả như gt => 1 trong 2 gen phải nằm trên đoạn tương đồng cả X
và Y
QƯ: A-B- Nâu; A-bb xám; aaB- đỏ ; aabb trắng ( Xét gen B trên X)
A-B- Nâu; A-bb đỏ; aaB- xám ; aabb trắng ( Xét gen A trên X, Y)
P : aaXbXb x AAXBYB
F1: AXBXb; AaXbYB
Dạng bài kết hợp giữa giữa di truyền liên kết với giới tính với tương
tác gen nhưng cùng nằm trên 1 cặp NST và có hốn vị gen.
Bài 10: Có 2 dịng ruồi giấm thuần chủng A và B đều có kiểu hình đột
biến mắt xù xì. Lai ruồi cái dịng A với đực dòng B F1 thu được 100% ruồi cái
kiểu dại và 100% ruồi đực mắt xù xì. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên thu được F2
có 256 ruồi cái kiểu dại ; 250 ruồi cái xù xì ; 64 đực kiểu dại ; 436 đực mắt xù

xì. Hãy giải thích kết quả và viết sơ đồ lai.
Gợi ý :P thuần chủng về đột biến mắt xù xì  F1: 100% ruồi cái kiểu dại
 hai đột biến thuộc về
- Hai gen khác nhau (tương tác bổ sung trong sự quy định kiểu hình mắt
hay 2 gen khơng alenvới nhau)  F1 dị hợp tử về 2 cặp gen; đột biến là lặn, kiểu
dại là trội.
Qui ước 2 cặp gen tương ứng là A/a và B/b
Kiểu hình ở F1 không đồng đều ở 2 giới: 100% ruồi cái mắt kiểu dại;
100% đực mắt xù xì gen quy định màu mắt nằm trên nhiễm sắc thể giới tính.
Từ số lượng cá thể ở đời lai F2 Tỷ lệ kiểu hình ở F2 là:
+ Con cái: mắt kiểu dại : mắt xù xì = 1:1;
+ Con đực: mắt kiểu dại = 12,8%; mắt xù xì = 87,2%
Nếu 2 gen phân ly độc lập, F1 x F1 không thể cho tỷ lệ phân ly ở F 2 như
F1:

14


đầu bài đã nêu. 2 gen liên kết khơng hồn tồn trên nhiễm sắc thể X; xảy ra
hốn vị gen trong giảm phân tạo giao tử ở ruồi cái.
P ruồi cái dòng đột biến A (X aBXaB) x ruồi đực dòng đột biến B (X AbY) 
F1: ruồi cái (XX) 100% mắt kiểu dại
 ruồi cái F1 có kiểu gen dị hợp tử chéo: XaBXAb.
F2: 12,8% số ruồi đực có mắt kiểu dại X ABY được tạo thành từ giao tử
hoán vị gen XABcủa ruồi cái
 Tần số hoán vị gen = 12,8 x 2 = 25,6%
Sơ đồ lai từ P  F2: P XaBXaB × XAbY
b. F1 XaBXAb 100% ruồi cái mắt kiểu dại; XaBY 100% ruồi đực mắt xù xì
GF1 XaB
XAb

XAB
Xab x XaB
Y
38,2%
38,2%
12,8
12,8
50%
50%
F2 Con cái: 50% mắt kiểu dại : 50% mắt xù xì
Con đực: 12,8% mắt kiểu dại : 87,2% mắt xù xì
Dạng bài kết hợp giữa giữa di truyền liên kết với giới tính với tổng hợp
tất cả các quy luật di truyền.
Bài 11: Cho 1 cặp côn trùng t/c giao phối với nhau đươc F 1 đồng loạt có
KH mắt đỏ cánh dài.
1/Cho con cái F1 lai phân tích được thế hệ lai phân li theo tỷ lệ:
45% mắt trắng, cánh ngắn
30% mắt trắng, cánh dài
20% mắt đỏ, cánh dài
5% mắt đỏ, cánh ngắn
2/ Cho con đực F1 lai phân tíchđược thế hệ lai phân li theo tỷ lệ:
25% con cái mắt đỏ, cánh dài
25% con cái mắt trắng, cánh dài
50% con đực mắt trắng, cánh ngắn
Cho biết chiều dài cánh do 1 gen quy định. biện luận và viết SĐL
Gợi ý:
- Xét sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng ở cả 2 phép lai F2 đều
phân ly với tỷ lệ 1 mắt đỏ: 3 mắt trắng => quy luật tương tác bổ sung chi phối.
Nhưng ở phép lai 2 có sự khác nhau ở 2 giới => gen nằm trên NST X.
- Xét chiều dài cánh đều phân ly với tỷ lệ 1:1, ở phép lai 2 tỷ lệ phân ly

kiểu hình 2 giới cũng khác nhau => gen quy định nằm trên X.
- Ở phép lai 2 các gen trên X có hiện tường hốn vị gen (Dựa vào 1 kiểu
hình để tính f, f =20%)
- Ở phép lai 1 các gen nằm trên X liên kết hoàn toàn
Quy ước: A-B- : Mắt đỏ; A-bb; aaB-; aabb: mắt trắng; 1 trong 2 gen nằm
trên đoạn không tương đồng của NST X
Gen D quy định cánh dài; d cánh ngắn
P (t/c): AAXBDXBD x aaXbdY
F1: Aa XBDXbd ; AaXBDY
Phép lai 2: AaXBDY x aaXbdXbd
Phép lai 1: Aa XBDXbd x aaXbdY
15


Bài 12: Ở người, gen quy định dạng tóc nằm trên nhiễm sắc thể thường có
2 alen, alen A quy định tóc quăn trội hồn tồn so với alen a quy định tóc thẳng.
Bệnh mù màu đỏ - xanh lục do alen lặn b nằm trên vùng không tương đồng của
nhiễm sắc thể giới tính X quy định, alen trội B quy định mắt nhìn màu bình
thường. Cho sơ đồ phả hệ sau
I
II

III

2

1
3

4


5

9

6

?

10

7

11

8

12

Quy ước
: Nam tóc quăn và khơng bị mù màu
: Nữ tóc quăn và khơng bị mù màu
: Nam tóc thẳng và bị mù màu

Biết rằng khơng phát sinh các đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả
hệ. Cặp vợ chồng III 10  III 11 trong phả hệ này sinh con, xác suất đứa cịn đầu
lịng khơng mang alen lặn về hai gen trên là
Gợi ý:
* Xét tính trạng tóc: số III9 có KG aa nên II5,6 đều có KG Aa => III10 có
xs AA=1/3 và Aa = 2/3 => tần số A = 2/3 và a = 1/3;

- Tương tự: III11 có XS A = 2/3; a = 1/3 => cá thể AA = 2/3 x 2/3 = 4/9
* Xét tính trạng mù màu: III10 có KG: X BY; III11 có XS: XBXB = 1/2 =
XBXb => XB= 3/4
=> XS cá thể không mang alen lặn là: 3/4
* XS cá thể không mang alen lặn về cả 2 tính trạng là 4/9 x 3/4 = 3/9 = 1/3
2.3.5. Ý nghĩa thực tiễn của quy luật di truyền liên kết giới tính:
- Con người dựa vào những tính trạng liên kết với giới tính để nhận dạng
được đực cái từ nhỏ nhằm phân loại tiện chủ động điều khiển tỉ lệ đực cái theo ý
muốn trong chăn nuôi trồng trọt theo ý muốn để đạt năng xuất cao.
Ví dụ: Tằm: Người ta chuyển gen quy định màu sắc trứng từ NST số 10 lên
NST X để phân biệt được giới tính nhờ màu sắc trứng:
P: đực XaXa (sẫm) x cái XAY (sáng)
F1: Đực XAXa (sáng) : cái XaY (sẫm)
- Phát hiện được bệnh do rối loạn cơ chế phân li, tổ hợp của cặp NST giới tính
Ví dụ: Ở người, bệnh mù màu do gen lặn nằm trên đoạn không tương đồng
của nhiễm sắc thể X gây nên. Một cặp vợ chồng bình thường, họ sinh một người
con vừa bị mù màu, vừa mắc hội chứng Claifentơ. Hãy giải thích cơ chế sinh
người con trên, minh họa bằng sơ đồ lai.
Nguyên nhân do người mẹ có hiện tượng khơng phân ly trong giảm phân 2
ở cặp Xm Xm nên tạo giao tử Xm Xm.
- Sơ đồ 1: P: XM Xm
x
XMY
G: XM, Xm Xm , O x
XM, Y
F1: có Xm XmY......
- Sơ đồ 2: P: XM Xm
x
XMY
G: XM XM, Xm Xm , O

XM, Y
F1: có Xm XmY......
2.3.6. Sự di truyền giới tính và ứng dụng vào thực tế sản xuất điều
16


khiển giới tính
Khái niệm nhiễm sắc thể giới tính: Là những nhiễm sắc thể đặc biệt khác
nhau ở con đực và con cái.
Nhiễm sắc thể giới tính có 2 loại: X và Y
a. Cơ chế nhiễm sắc thể xác định giới tính:
- Kiểu XX và XY: Ở người và đa số động vật có vú, nhiễm sắc thể giới
tính của con cái là XX, con đực là XY. Khi giảm phân con cái cho 1 loại trứng
chứa X (Giới đồng giao tử); Con đực cho 2 loại tính trùng một loại chứa X và
một loại chứa Y (Giới dị giao tử). Khi thụ tinh, nếu tinh trùng X thụ tinh với
trứng thi hợp tử tạo thành là XX (con cái); nếu tinh trùng Y thụ tinh với trứng thì
hợp tử tạo thành là XY (con đực). Vì tinh trùng chứa X luôn xấp xỉ bằng tinh
trùng chứa Y, cho nên tỷ lệ đực : cái xấp xỉ bằng nhau và bằng 1:1.
+ Ở gà, chim, bò sát, tằm, sâu bọ kiểu nhiễm sắc thể xác định giới tính lại
ngược lại: con đực là XX; con cái là XY.
- Kiểu XX và XO:
+ Ở 1 số loài như rệp, châu chấu, bọ xít kiểu nhiễm sắc thể giới tính của
con cái là XX còn con đực là XO (Bộ NST con đực có tổng là 2n -1).
+ Ở bọ nhậy lại ngược lại: Con đực là XX; con cái là XO.
- Ví dụ áp dụng: ở 1 lồi cơn trùng, phân tích bộ NST của lồi A trong 10
cá thể thì thấy 6 cá thể có 23 NST và 4 cá thể có 24 NST. ở lồi B cũng phân
tích trong 10 cá thể thấy có 9 cá thể có 30 NST và 1 cá thể có 29 NST.Có thể
giải thích kết quả trên như thế nào? Nêu cơ chế hình thành bộ NST của 2 loài
trên?Để khẳng định kết quả trên là đúng cần có thêm điều kiện gì?
Gợii ý: - Dựa trên đặc điểm kiểu NST xác định giới tính là XX và XO thì

tỷ lệ đực :cái phải xấp xỉ bằng nhau, nhưng ở đây có 1 lồi tỷ lệ NST = 2n-1
chiếm 1/10 (ít) => đây là dạng đột biến thể lệch bội (Thể a nhiễm)
Vậy: loài A: kiểu NST XX, XO; Loài B : Đột biến thể dị bội thể 1 nhiễm
- Để khẳng định kết quả trên là đúng phải tính trên số lượng cá thể tương
đối lớn.
b. Một số trường hợp đặc biệt về sự XĐ giới tính:
- Giới tính ở thực vật: Đa số thực vật là cây lưỡng tính nên khơng có NST
giới tính. Tuy nhiên ở 1 số trường hợp cây đơn tính gọi là cây biệt chu (cây gai
dầu, chà là) cây cái là XX, cây đực là XY. một số lồi cây khác sự xác định giới
tính của chúng phức tạp hơn nhiều.
- Giới tính do đơn bội, lưỡng bội: Ong, kiến, mối. khơng có NST giới tính.
Ong đực tạo ra từ trứng không được thụ tinh=> đơn bội (n).Ong thợ và ong chúa
chứa bộ NST 2n được tạo thành nhờ thụ tinh trứng (n) và tinh trùng (n). Ong con
được uống sữa ong chúa tạo ong chúa (thường có một con)
- Giới tính được xác định do mơi trường: Giun biển, ấu trùng sau khi thụ
tinh sống độc lập phát triển thành giun cái. còn chúng sống bám vào con cái,
chui vào tử cung con cái thì lại phát triển thành con đực( KG giống nhau).
Một số loài giới tính phụ thuộc vào nhiệt độ, nồng độ CO 2; độ pH của môi
trường, phụ thuộc vào thời điểm giao phối trong chu kỳ động dục…
- Gen nam giới và gen nữ giới:
+ Gen XĐ nam giới:( SRY) được phát hiện vào năm 1990, tìm thấy người
17


nam bình thường có NST giới tính là XX nhưng bất thụ và mang gen SRY trên
X và nữ bình thường XY nhưng mất gen SRY trên NST Y.
+ Gen XĐ nữ giới (DSS) được phát hiện năm 1994, tìm thấy 8 người XY
có cơ quan sinh dục nữ nhưng có 1 đoạn NST X gắn vào Y.
c. Phương pháp điều khiển giới tính ở vật ni
+ Lọc, li tâm, điện đi để tách tinh trùng ra 2 loại: 1 loại có nhiễm sắc thể

giới tính X và loại có nhiễm sắc thể Y. Tuỳ theo yêu cầu về đực hay cái mà chọn
ra 1 loại tinh trùng cho thụ tinh với trứng.
+ Nuôi cá rô phi bột (cá nhỏ) bằng 17 mêtytestôstrêrôn (1 loại hoocmôn
lestôstêrôn tổng hợp) kèm theo vitamin C sẽ tạo ra 90% cá rô phi đực.
+ Dùng tia tử ngoại chiếu lên tằm sẽ tạo ra nhiều tằm đực hơn. Tằm đực
cho nhiều tơ hơn tằm cái khoảng 30%.
+ Xác định giới tính của phơi bằng cách phát hiện thể ba (tế bào của phơi
cái có thể ba cịn tế bào phơi đực khơng có thể ba). Tuỳ theo yêu cầu có thể giữ
lại hoặc hủy phơi đực hay phơi cái.
d. Giới tính ở thực vật và phương pháp điều khiển giới tính ở thực vật:
Đa số giới tính của thực vật là lưỡng tính (trên cùng một cây có cả cơ quan
sinh dục đực và cả cơ quan sinh dục cái). Nhưng ở một số cây trồng như: gấc, đu
đủ, thầu dầu, trám, gai dầu, Chà là.... Người ta thấy có hiện tượng phân tính
đực ,cái (Cây biệt chu). Cây đực thường khơng có quả hoặc quả nhỏ. Vậy thực
chất của hiện tượng này là như thế nào? Ở TV có NST giới tính khơng? Người ta
thâý hầu hết những thực vật này cũng có nhiễm sắc thể giới tính và cây đực là
XY, cây cái là XX. Tuy nhiên xác định giới tính ở thực vật tương đối phức tập
đang được các nhà khoa học nghiên cứu thêm. Nhưng thực vật khác động vật là tế
bào có tính tồn năng, dể nhân nhanh các cây cái giữ nguyên đặc tính của mẹ,
người ta chọn cây cái rồi dùng phương pháp giâm cành hoặc nuôi cấy mơ để nhân
giống (Gấc, thầu dầu…) sẽ cho tồn cây cái giữ nguyên đặc tính của cây mẹ.
2.3.7. Khả năng áp dụng của giải pháp
Sáng kiến có khả năng áp dụng trong hệ thống các trường THPT trong tỉnh
Bắc Giang và trên phạm vi cả nước, đặc biệt có hiệu quả với các giáo viên và
học sinh ôn thi đại học (mức độ vận dụng cao) và ôn thi học sinh giỏi các cấp,
đặc biệt là học sinh giỏi cấp tỉnh.
Áp dụng sáng kiến trong thực tế sản xuất, nhất là chăn nuôi. Giúp các nhà
chăn nuôi chủ động điều khiển tỷ lệ đực cái hoặc nhận biết được con đực và con cái
từ lúc cịn nhỏ để có chế độ ni dưỡng, chăm sóc phù hợp với mục đích sản xuất.
Điều này góp phần rất lớn để hạ giá thành sản phẩm trong chăn nuôi.

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, với đồng nghiệp và nhà trường
2.4.1. Hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng dạy và học môn sinh học
Áp dụng sáng kiến phần xây dựng các dấu hiệu nhận biết quy luật di
truyền liên kết với giới tính và bổ sung các dạng bài tập liên quan đến quy luật
này đã nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy bộ môn Sinh học rõ rệt (Bảng
1.2; 1.3),từ đó làm cơ sở cho việc giải quyết các bài toán sinh học tổng hợp một
cách thuận lợi và khoa học.
Bên cạnh đó, sáng kiến trang bị cho học sinh kiến thức tồn diện nói
18


chung và kiến thức vận dụng thực tế, vận dụng giải bài tập của bộ mơn sinh học
nói riêng. Giúp các em tiếp cận các kiến thức mới mà không cảm thấy khó khăn,
từ đó các em u thích mơn sinh học hơn, nâng cao năng lực tự học, năng lực áp
dụng thực tiễn, lựa chọn những ngành nghề phù hợp với nhu cầu nhân lực của
địa phương để tránh thất nghiệp khi ra trường và làm giàu cho bản thân trên chính
q hương mình, góp phần vào sự nghiệp đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và
đào tạo.
Bảng 1.3. Tỷ lệ điểm kiểm tra phần quy luật Di truyền liên kết với giới tính
sau khi áp dụng SKKN
Tỷ lệ
Trung Yếu, Từ TB Đánh giá
Nội dung
Năm học
Khá
Giỏi
bình
kém trở lên hiệu quả
1. Di truyền LK

giới tính (Gen 2021-2022 20.85 47.56 30.49
1.1 98.9%
Tốt
trên NST X)
2. Di truyền Lk
giới tính (Gen
2021-2022 23.83 51.22 22.85
1.1 98.9%
Tốt
trên đoạn tương
đồng cả X và Y)
2.4.2. Hiệu quả trong việc ứng dụng vào thực tế sản xuất
Áp dụng sáng kiến cịn giúp học sinh có ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống
chăn nuôi và trồng trọt bởi từ việc xác định giới tính của từng giống vật nuôi cây
trồng ảnh hưởng rất lớn đến năng xuất.
Trong chăn ni, ngồi việc áp dụng KHKT để diều khiển tỷ lệ đực cái,
các nhà chăn ni cịn dựa vào những tính trạng liên kết với giới tính (lơng vằn
ở gà; màu sắc trứng ở tằm) để phân biệt giới tính sớm và có chế độ chăm sóc
phù hợp với mục đích sản xuất.
Thực tế trồng trọt, nếu áp dụng hiểu biết về di truyền liên kết giới tinh sẽ
phân biệt được cây đực, cây cái như đối với giống cây gấc, bà con nông dân đầu
tư làm giàn công phu, dành nhiều quỹ đất để trồng và chăm sóc nhưng nhưng
nếu đưa giống (hạt gấc) về mà tỷ lệ gấc đực lớn hơn tỉ lệ gấc cái không cho quả
làm cho năng xuất gấc sẽ thấp và không đạt được kế hoạch đề ra.
Nếu những học sinh được trang bị kiến thức sẽ góp phần khơng nhỏ giúp
gia đình nhân giống bằng các chọn những cây gấc cái cho quả tốt để nhân giống
bằng phương pháp vơ tính và đưa ra sản xuất đại trà đạt năng xuất cao.
2.4.3. Hiệu quả trong việc ôn thi tốt nghiệp THPTQG, ôn luyện đội
tuyển HSG
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này còn giúp ích cho những giáo viên ôn đội

tuyển HSG và dạy ban khoa học tự nhiên, giúp ích trong việc ơn thi đại học

19


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu, tơi có một số nhận xét có thể tóm tắt như sau:
Đã hệ thống được nội dung lý thuyết chủ đề quy luật di truyền liên kết với
giới tính chun sâu, cơ đọng phục vụ ơn thi THPT Quốc gia và bồi dưỡng học
sinh giỏi.
Đã sưu tầm, xây dựng được hệ thống các câu hỏi theo ý tưởng tư duy đề
làm tư liệu ôn luyện cho học sinh
Tuy nhiên, muốn thành công trong dạy học liên quan đến các bài tập di
truyền, giáo viên phải tập trung thiết kế phương pháp giảng dạy cũng như phải
vững vàng về kiến thức, phải đầu tư nhiều thời gian...
Một số học sinh còn lười biếng, chưa thật sự tập trung và đầu tư cho các bài
tập di truyền của mình, chỉ chọn những câu lý thuyết, bài tập thì bỏ, chưa xác định
được vấn đề trọng tâm để lấy được điểm khi thi các trường Đại học có điểm chuẩn cao.
Đề tài chỉ nghiên cứu áp dụng trên một bài, một vấn đề cụ thể, chưa thực sự
đánh giá hết được tính khả thi của nó một cách triệt để.
3.2. Kiến nghị.
Tiếp tục sưu tầm cập nhật xây dựng hệ thống câu hỏi từ các nguồn nhằm
đáp ứng yêu cầu đổi mới thi của Bộ giáo dục.
Xây dựng các chủ đề dạy học tiếp theo của nhằm hoàn thiện toàn bộ mơn
sinh học thành các chủ đề.
Về phía phụ huynh học sinh: Kiểm tra đôn đốc việc chuẩn bị bài, học bài của
học sinh ở nhà. Tạo điều kiện và khuyến khích học sinh tích cực trong việc làm các
bài tập sinh học.
Về phía trường: Hỗ trợ tích cực cho giáo viên trong việc áp dụng phương

pháp giải các bài tập di truyền vào trong thực tiễn.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hố, ngày 06 tháng 5 năm
2022
CAM KẾT KHƠNG COPPY
Người viết

Trần Thị Kim Dung

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Đức Lưu – Tuyển chọn, phân loại bài tập di truyền hay và khó trong
chương trình THPT. Nhà xuất bản Giáo dục, 1996.
2. Nguyễn Duy Minh – Hợp tuyển câu hỏi và bài tập sinh học – Nhà xuất bản
Đại học Sư phạm, 2001.
3. Phan Kỳ Nam – Phương pháp giải bài tập Sinh học, tập 1,2. Nhà xuất bản TP
Hồ Chí Minh, 2001.
4. Nguyễn Viết Nhân - Ơn thi tuyển sinh Đại học mơn Sinh học – Nhà xuất bản
TP Hồ Chí Minh, 1999.
5. Phan Cự Nhân – Sinh học đại cương. Nhà xuất bản Giáo dục, 1997.
6. Nguyễn Văn Sang , Nguyễn Thị Vân – Giải bài tập Sinh học 11, Nhà xuất bản
Đồng Tháp, 1998.
7. Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Văn Duệ – Dạy học Sinh học ở trường THPT,
tập 1,2. Nhà xuất bản Giáo dục, 2002.
8. Nguyễn Văn Thanh – Giải toán di truyền theo chủ đề – Nhà xuất bản Đồng

Nai, 1999.
9. Lê Đình Trung – Các dạng bài tập Di truyền và Biến dị, Nhà xuất bản Giáo
dục, 1999.
10. Lê Đình Trung, Trịnh Nguyên Giao – Tuyển tập Sinh học, 1000 câu hỏi và
bài tập, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002.
11. Lê Đình Trung, Trịnh Nguyên Giao – Ôn tập Sinh học theo chủ điểm, Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2001.


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Trần Thị Kim Dung
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên bộ môn Sinh học – KTNN
Trường THCS&THPT Như Xuân
Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại
TT
Tên đề tài SKKN
xếp loại
(Phòng, Sở,
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)
Nâng cao hiêu quả học tập môn
Sinh học 11 – THPT qua phối
hợp các hình thức tổ chức và Sở Giáo dục

1. phương pháp dạy học mới nhằm và Đào tạo
C
phát huy tính tích cực, sáng tạo Thanh Hóa
cho
học
sinh
Trường
THCS&THPT Như Xn
Giáo dục tư tưởng đạo đức, tác
phong học tập của học sinh lớp
Sở Giáo dục
chủ nhiệm trường THCS&THPT
2.
và Đào tạo
C
Như Xuân qua phong trào xây
Thanh Hóa
dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực
----------------------------------------------------

Năm học
đánh giá
xếp loại

2019-2020

2020-2021




×