Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

de cuong on tap hoc ki 2 gdcd lop 10 day du nhat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.32 KB, 6 trang )

ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP CUỐI KÌ II
MƠN: GDCD 10
I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Quan niệm về đạo đức
1.1. Khái niệm: Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó, con người tự giác điều chỉnh
hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội.
1.2. Phân biệt đạo đức và pháp luật
- Giống nhau: đều điều chỉnh hành vi của con người.
- Khác nhau:
+ Sự điều chỉnh hành vi của pháp luật mang tính bắt buộc, cưỡng chế, là yêu cầu tối thiểu của xã hội đối với
con người.
+ Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức mang tính tự nguyện và thường là những yêu cầu cao của xã hội đối với
con người.
1.3. Vai trò của đạo đức
- Đạo đức góp phần hồn thiện nhân cách con người. Một cá nhân thiếu đạo đức thì mọi phẩm chất, năng lực
khác sẽ khơng cịn ý nghĩa.
- Đạo đức là nền tảng của hạnh phúc gia đình, tạo sự ổn định và phát triển vững chắc của gia đình.
- Đạo đức là nền tảng, cơ sở của một xã hội phát triển bền vững.
2. Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học
2.1. Nghĩa vụ
- Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội.
- Cá nhân phải biết đặt nhu cầu và lợi ích của xã hội lên trên, trong trường hợp cần thiết, phải biết hi sinh
quyền lợi của mình vì lợi ích chung.
- Xã hội có trách nhiệm bảo đảm cho nhu cầu và lợi ích chính đáng của cá nhân.
2.2. Lương tâm
- Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người
khác và xã hội.
- Lương tâm tồn tại ở hai trạng thái:
+ Trạng thái thanh thản: khi thực hiện những hành vi phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực đạo đức của xã hội,
cá nhân cảm thấy hài lịng, thỏa mãn với chính mình. Trạng thái này giúp con người tự tin vào bản thân, sống
đẹp sống lành mạnh.


+ Trạng thái cắn rứt lương tâm: khi cá nhân có các hành vi vi phạm quy tắc chuẩn mực đạo đức, cảm thấy ăn
năn hối hận. Trạng thái này giúp cá nhân điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu của xã hội.
2.3. Nhân phẩm và danh dự
- Nhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất tốt đẹp mà mỗi con người có được. Nói cách khác, nhân phẩm là
giá trị làm người của mỗi con người.
- Để trở thành người có nhân phẩm cần:
+ Thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức.
+ Thực hiện đúng bổn phận, nghĩa vụ.
+ Trau dồi lương tâm.
+ Giữ gìn phẩm giá của bản thân.
+ Tơn trọng danh dự, nhân phẩm của người khác.
- Danh dự là nhân phẩm đã được đánh giá và cơng nhận. Muốn có danh dự, trước hết phải là người có nhân
phẩm.
2.4. Hạnh phúc
- Hạnh phúc là cả xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng, thỏa mãn các
nhu cầu chân chính, lành mạnh về vật chất và tinh thần.
3. Cơng dân với tình u, hơn nhân và gia đình
- Tình yêu là một dạng tình cả đặc biệt của con người, xuất hiện ở cả nam và nữ khi đến tuổi trưởng thành.
Tình yêu là sự rung cảm và quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác giới. Ở họ có sự phù hợp về nhiều mặt
làm cho họ có nhu cầu gần gũi, gắn bó với nhau, tự nguyện sống vì nhau và sẵn sàng hiến dâng cho nhau
cuộc sống của mình.
- Tình yêu chân chính là tình u trong sáng và lành mạnh, phù hợp với các quan niệm đạo đức tiến bộ của xã
hội.
- Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hơn.
- Gia đình là một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn
nhân và quan hệ huyết thống.
1


4. Công dân với cộng đồng

4.1. Khái niệm: Cộng đồng là tồn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một
khối trong sinh hoạt xã hội.
- Vai trò: Cộng đồng chăm lo cho cuộc sống của cá nhân; đảm bảo cho mọi người có điều kiện để phát triển.
Cộng đồng giải quyết hợp lí mối quan hệ lợi ích chung và riêng, giữa lợi ích và trách nhiệm, giữa nghĩa vụ và
quyền lợi. Cá nhân phát triển trong cộng đồng và tạo nên sức mạnh trong cộng đồng.
4.2. Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng
a) Nhân nghĩa
- Khái niệm: Nhân nghĩa là lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải.
- Ý nghĩa: Sống nhân nghĩa giúp cho cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn, thêm yêu cuộc sống, có thêm
sức mạnh để vượt qua khó khăn. Sống nhân nghĩa là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.
- Biểu hiện:
+ Lòng nhân ái, sự thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong lúc hoạn nạn, khó khăn.
+ Sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong lao động, trong cuộc sống hàng ngay.
+ Lịng vị tha cao thượng, khơng cố chấp với người có lỗi nhưng biết hối cải.
+ Nét đặc trưng nổi bật của truyền thống nhân nghĩa là các thế hệ đi sau ln ghi lịng tạc dạ công lao cống
hiến của các thế hệ đi trước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Trách nhiệm học sinh:
+ Kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, ông bà.
+ Quan tâm, chia sẻ, nhường nhịn với những người xung quanh.
+ Cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn, hoạn nạn.
+ Kính trọng và biết ơn các vị anh hùng dân tộc, những người có cơng với đất nước, dân tộc.
b) Hòa nhập
- Khái niệm: Sống hòa nhập là sống gần gũi, chan hịa, khơng xa lánh mọi người; khơng gây mâu thuẫn, bất
hịa với người khác; có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng.
- Ý nghĩa: Sống hịa nhập sẽ giúp chúng ta có thêm niềm vui và sức mạnh vượt qua khó khăn trong cuộc
sống. Ngược lại, người sống khơng hịa nhập sẽ cảm thấy đơn độc, buồn tẻ.
- Muốn sống hòa nhập, học sinh cần:
+ Tơn trọng, đồn kết, quan tâm, gần gũi, vui vẻ, cởi mở chan hịa với thầy cơ, bạn bè và mọi người xung
quanh.
+ Không xa lánh, bè phái, gây mâu thuẫn, mất đồn kết với người khác.

+ Tích cức tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức; đồng thời
vận động bạn bè và mọi người cùng tham gia.
c) Hợp tác
- Khái niệm: Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một cơng việc, một lĩnh vực
nào đó vì mục đích chung.
- Nguyên tắc: Hợp tác phải dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, các bên cùng có lợi và khơng làm
phương hại đến lợi ích của người khác..
- Ý nghĩa: Hợp tác tạo nên sức mạnh trí tuệ, tinh thần và thể chất vượt qua khó khăn, là phẩm chất cần có
trong xã hội hiện đại.
- Để rèn luyện tính hợp tác, học sinh cần:
+ Cùng nhau bàn bạc, xây dựng kế hoạch hoạt động và phân công nhiệm vụ cụ thể cho phù hợp với khả năng
của từng người.
+ Nghiêm túc thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ được phân công.
+ Phối hợp nhịp nhàng với nhau trong công việc.
+ Rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động hợp tác.
5. Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc
5.1. Khái niệm: Lịng u nước là tình u q hương đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của
mình phục vụ lợi ích của Tổ Quốc.
5.2. Trách nhiệm của công dân
- Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập và lao động
- Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; sống lành mạnh tránh xa các tệ nạn xã hội.
- Thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
- Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực.
- Phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích dân tộc.

2


II. MỘT SỐ CÂU HỎI TỰ LUẬN ÔN TẬP
Câu 1. Theo em, trong tình hình dịch bệnh hiện nay, Thủ tướng chính phủ kêu gọi tồn dân “chống dịch như

chống giặc”. Là một học sinh, em thấy mình cần phải làm gì để thể hiện lịng u nước?
Câu 2.
- Mơi hở răng lạnh
- Máu chảy ruột mềm
- Nhường cơm sẻ áo
- Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Ca dao, tục ngữ, thành ngữ trên nói đến truyền thống nào của dân tộc ta? Trình bày hiểu biết của em về
truyền thống dân tộc đó?
Câu 3. Hợp tác là gì? Em hãy lập kế hoạch cùng hợp tác với các bạn trong nhóm, trong tổ, trong lớp để thực
hiện một công việc chung của tập thể.
Câu 4. Thế nào là sống hòa nhập? Gia đình em mới chuyển đến một nơi khác sinh sống, để hịa nhập với mọi
người, em sẽ làm gì?
Câu 5. Lương tâm là gì? Phân tích hai trạng thái của lương tâm và cho ví dụ. Vì sao người có lương tâm
được xã hội đánh giá cao?
Câu 6.
Xử lí tình huống:
a) Anh trai Hùng có giấy gọi nhập ngũ. Bố mẹ Hùng không muốn con đi bộ đội nên bàn nhau tìm cách xin
cho anh ở lại.
Theo em, Hùng nên làm gì khi biết ý định của bố mẹ? Vì sao?
b) Thanh được địa phương cử và cấp kinh phí cho đi học để sau này trở về phục vụ quê hương. Nhưng sau
khi học xong, Thanh đã tìm mọi cách để được ở lại thành phố.
Nếu là bạn của Thanh, em có thể làm gì?
Câu 7. Có người cho rằng hạnh phúc là cầu được ước thấy. Em có đồng ý khơng? Vì sao?
Câu 8. Hãy tìm hiểu về những hoạt động của lớp, trường, địa phương em thể hiện truyền thống nhân nghĩa
của dân tộc ta.
Câu 9. Hiện nay, dịch bệnh bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) là Covid-19
đang uy hiếp đến sự sống của toàn nhân loại. Là học sinh, em cần phải làm gì để góp phần tham gia phòng
ngừa và đẩy lùi dịch bệnh Covid-19?
III. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình

cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Đạo đức.
B. Tư tưởng giáo điều.
C. Hủ tục.
D. Tôn giáo phản diện.
Câu 2: Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức mang tính
A. bắt buộc
B. cưỡng chế
C. tự nguyện
D. áp đặt
Câu 3: Trạng thái thanh thản của lương tâm giúp cho con người
A. tự tin vào bản thân
B. Lo lắng về bản thân
C. tự cao tự đại về bản thân
D. Tự ti về bản thân
Câu 4: Cảm xúc vui sướng, hài lòng khi con người được đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu chân chính, lành
mạnh được gọi là
A. vinh quang.
B. hạnh phúc.
C. thanh thản.
D. vinh hạnh.
Câu 5: Sự coi trọng đánh giá cao của dư luận xã hội đối với mọi người phải dựa trên các giá trị tinh thần, đạo
đức của người đó gọi là
A. tự trọng
B. Nghĩa vụ
C. Danh dự
D. Hạnh phúc
Câu 6: Những yêu cầu chung để đảm bảo hài hịa nhu cầu lợi ích của các cá nhân trong xã hội là nội dung
của phạm trù đạo đức nào dưới đây?
A. Nghĩa vụ.

B. Hạnh phúc.
C. Nhân phẩm, danh dự.
D. Lương tâm.
Câu 7: Năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của cá nhân là nội dung phạm trù đạo đức nào
dưới đây?
A. Nghĩa vụ.
B. Nhân phẩm, danh dự.
C. Lương tâm.
D. Hạnh phúc.
3


Câu 8: Một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn
nhân và quan hệ huyết thống, là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Gia đình.
B. Tình u.
C. Làng xã.
D. Đồng mơn.
Câu 9: Câu tục ngữ nào sau đây nói về lương tâm?
A. Cá khơng ăn muối cá ươn.
B. Nói người phải nghĩ đến thân.
C. Một lần bất tín, vạn lần bất tin.
D. Một lời nói dối, xám hối bảy ngày.
Câu 10: Tình u chân chính khơng có đặc điểm nào dưới đây?
A. Quan tâm, chăm sóc cho nhau.
B. Ghen tng, giận hờn vơ cớ.
C. Trung thực, chân thành từ hai phía.
D. Thơng cảm, hiểu biết và giúp đỡ lẫn nhau.
Câu 11: Nội dung nào dưới đây là một trong những điều nên tránh trong tình u của nam nữ thanh niên?
A. Lịng vị tha, thơng cảm.

B. u đương q sớm.
C. Có tình cảm chân thực.
D. Có sự quan tâm sâu sắc đến nhau.
Câu 12: Nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay phù hợp với u cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa, có kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc và
A. phát huy tinh hoa văn hóa của nhân loại
B. giữ gìn được phong cách riêng
C. phát huy tinh thần quốc tế
D. giữ gìn được bản sắc riêng
Câu 13: Việc tạo ra môi trường sống an tồn, lành mạnh cho mỗi thành viên trong gia đình là biểu hiện chức
năng cơ bản nào sau đây của gia đình?
A. Tổ chức đời sống gia đình.
B. Triệt tiêu mọi loại tệ nạn.
C. Chia đều của cải trong xã hội.
D. Xóa bỏ chênh lệch giàu nghèo.
Câu 14: Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi
của mình cho phù hợp với lợi ích của
A. nhiều người.
B. bản thân.
C. gia đình, dịng họ.
D. cộng đồng, xã hội.
Câu 15: Trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, là nội dung của khái niệm
nào sau đây?
A. Nghĩa vụ.
B. Hạnh phúc.
C. Nhân phẩm.
D. Danh dự.
Câu 16: Năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác
và xã hội, là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Lương tâm.

B. Hòa nhập.
C. Hợp tác.
D. Đấu tranh.
Câu 17: Toàn bộ những phẩm chất mà mỗi con người có được trong cuộc sống, là nội dung của khái niệm
nào sau đây?
A. Nhân phẩm.
B. Hợp tác.
C. Trách nhiệm.
D. Hòa nhập.
Câu 18: Sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo
đức của người đó, là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Danh dự.
B. Nghĩa vụ.
C. Lương tâm. D. Trách nhiệm.
Câu 19: Cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được thỏa mãn các nhu cầu chân
chính, là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Hạnh phúc.
B. Nghĩa vụ.
C. Danh dự.
D. Nhân phẩm.
Câu 20: Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ
với người khác và
A. xã hội.
B. tư duy.
C. tự nhiên.
D. bản thân.
Câu 21: Câu tục ngữ nào sau đây có ý nói về danh dự?
A. Khơn ăn cái, dại ăn nước.
B. Chết vinh cịn hơn sống nhục.
C. Chín q hóa nẫu.

D. Già néo đứt dây.
Câu 22: Câu nào dưới đây nói về việc giữ gìn nhân phẩm của con người?
A. Lá lành đùm lá rách.
B. Tôn sư trọng đạo.
C. Có chí thì nên.
D. Đói cho sạch, rách cho thơm.
Câu 23. Cùng chung sức làm việc, biết giúp đỡ, hỗ trợ, phối hợp lẫn nhau vì mục đích chung là sự thể hiện
lối sống
A. nhân nghĩa.
B. hòa nhập.
C. hợp tác.
D. hội nhập.
Câu 24. Quan niệm nào sau đây thể hiện lối sống nhân nghĩa?
A. Nhập gia tùy tục.
B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
C. Máu chảy ruột mềm.
D. Qua sông lụy đò.
Câu 25. Phong tục nào sau đây thể hiện lối sống nhân nghĩa của dân tộc ta?
4


A. Xông đất đầu năm.
B. Đi lễ chùa đầu năm.
C. Ăn trầu.
D. Cúng giỗ ông bà.
Câu 26. Biết thương người, đối xử với người theo lẽ phải là sự thể hiện lối sống
A. Nhân nghĩa.
B. Vị tha.
C. Hợp tác.
D. Hội nhập.

Câu 27. Phong tục nào sau đây thể hiện lối sống nhân nghĩa của dân tộc ta?
A. Tảo mộ.
B. Dựng cây nêu ngày tết.
C. Cưới xin.
D. Hái lộc đầu năm.
Câu 28. Hợp tác phải đảm bảo nguyên tắc nào sau đây?
A. Tự giác, kỷ luật, tin tưởng.

B. Tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi.

C. Cơng bằng, trung thực, thẳng thắn.

D. Đoàn kết, chia sẽ, thân thiện.

Câu 29. Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện tinh thần nhân nghĩa?
A. Tha thứ cho người lỗi lầm biết hối cải.

B. Giúp đỡ người khác lúc hoạn nạn, khó khăn.

C. Chỉ giúp đỡ người nào đã giúp đỡ mình.

D. Biết nhường nhịn người khác.

Câu 30. Câu nào sau đây nói về nhân nghĩa?
A. Cái nết đánh chết cái đẹp.

B. Lá lành đùm lá rách.

C. Thua keo này bày keo khác.


D. Ăn miếng trả miếng.

Câu 31. Câu nào dưới đây không thể hiện sự hợp tác?
A. Đơng tay thì vỗ nên kêu.
C. Cả bè hơn cây nứa.

B. Bn có bạn, bán có phường.
D. Ruộng ai thì nấy đắp bờ.

Câu 32. Chi đồn lớp 10A phát động phong trào gây quỹ giúp đỡ bạn nghèo vượt khó. Việc làm này biểu
hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân đối với cộng đồng?
A. Tri ân.
B. Nhân nghĩa.
C. Hịa nhập.
D. Tự giác.
Câu 33. Chương trình “Thắp nến tri ân” tại nghĩa trang liệt sĩ vào ngày 27/7 hàng năm là thể hiện truyền
thống nào sau đây của dân tộc Việt Nam?
A. Hòa nhập.
B. Hợp tác.
C. Nhân
D. Yêu nước.
Câu 34. Biết tin đồng bào miền Trung bị lũ lụt, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, ơng T đã gửi tiền và
quần áo để ủng hộ cho đồng bào. Việc làm của ông T thể hiện trách nhiệm nào sau đây của công dân với
cộng đồng?
A. Nhân nghĩa.
B. Hịa nhập.
C. Hợp tác.
D. Nghĩa vụ.
Câu 35. Gia đình bạn Q vừa chuyển về nơi ở mới. Sau khi ổn định nhà cửa, bố mẹ bạn Q đã đi chào hỏi
những nhà hàng xóm. Việc làm của bố mẹ bạn Q thể hiện trách nhiệm nào sau đây của cơng dân đối với

cộng đồng?
A. Nhân nghĩa.
B. Hịa nhập.
C. Hợp tác.
D. Nghĩa vụ.
Câu 36. Nội dung nào sau đây là biểu hiện cho truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam?
A. Yêu thương đồng bào, giống nòi, dân tộc.
B. Vị tha, bao dung, độ lượng.
C. Biết giữ gìn danh dự, nhân phẩm.
D. Sống có trách nhiệm với gia đình.
Câu 37. Nội dung nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của thanh niên học sinh trong xây dựng đất nước?
A. Có lối sống lành mạnh, thực dụng.
B. Có mục đích, động cơ học tập đúng đắn.
C. Tham gia hoạt động đền ơn, đáp nghĩa.
D. Trung thành với tổ quốc.
Câu 38. “Các Vua Hùng đã có cơng dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Lời dạy của Bác
đã nhắc nhỡ đến trách nhiệm của công dân trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Bảo vệ tổ quốc.
B. Bảo vệ hịa bình.
C. Xây dựng tổ quốc.
D. Phát huy truyền thống dân tộc.
5


Câu 39. Tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của
Tổ quốc là biểu hiện của
A. lịng yêu nước.
B. tình cảm dân tộc.
C. truyền thống đạo đức.
D. sự hi sinh.

Câu 40. Dịch bệnh hiểm nghèo đang đe dọa đến sự sống của
A. một số quốc gia.
B. toàn nhân loại.
C. các nước phát triển.
D. các nước lạc hậu.
Câu 41. Bảo vệ môi trường là khắc phục mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ giữa con người với
A. tự nhiên.
B. xã hội.
C. con người.
D. thời đại.
Câu 42. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của
A. mọi công dân.
B. người từ đủ 18 tuổi.
C. cán bộ, công chức nhà nước.
D. các doanh nghiệp tư nhân.
Câu 43 Ngày 1 tháng 12 hàng năm được chọn là ngày
A. Quốc tế phòng chống AIDS.
B. Quốc tế phịng chống ma túy.
C. Mơi trường thế giới.
D. Dân số thế giới.
Câu 44. Việc làm nào sau đây khơng góp phần tham gia phịng chống dịch bệnh hiểm nghèo?
A. Có lối sống lành mạnh. .
B. Lựa chọn quy mơ gia đình ít con.
C. Tập luyện thể dục thể thao.
D. Tiêm vắc xin ngừa bệnh cho bản thân.
Câu 45. Sự kiện giờ trái đất do Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên phát động nhằm mục tiêu nào sau đây?
A. Tắt đèn.
B. Tiết kiệm thời gian.
C. Tiết kiệm năng lượng.
D. Đoàn kết quốc tế.

Câu 46. Biết khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, biết học hỏi người khác là q trình
A. tự hồn thiện bản thân.
B. tự nhận thức về bản thân.
C. khẳng định năng lực bản thân.
D. phát huy năng lực bản thân.
Câu 47. Quan niệm nào sau đây giúp ích cho việc tự hồn thiện bản thân của mỗi người?
A. Có trước có sau.
B. Có mới nới cũ.
C. Có chí thì nên.
D. Có thực mới vực được đạo.
Câu 48. Biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, ưu khuyết điểm của bản thân là q
trình
A. tự hồn thiện bản thân.
B. tự nhận thức về bản thân.
C. phát hiện năng lực bản thân.
D. phát huy năng khiếu bản thân.
Câu 49. Đức tính nào sau đây cần phải có cho việc tự hồn thiện bản thân của mỗi người?
A. Bao dung, độ lượng.
B. Quả quyết, khơn khéo.
C. Kiên trì, nhẫn nại.
D. Khiêm tốn, thật thà.
Câu 50. Biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
là biểu hiện của việc
A. tự hoàn thiện bản thân.
B. tự nhận thức về bản thân.
C. khẳng định năng lực bản thân.
D. phát huy năng lực bản thân.

6




×