HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CANH TÁC THANH LONG
TẠI TỈNH LONG AN
Tóm tắt
Những năm gầy đây, tỉnh Long An chú trọng đầu tư phát triển thanh long mạnh mẽ
bởi hiệu quả kinh tế cao. Bằng các phương pháp nghiên cứu Địa lí học và điều tra Xã hội
học, tác giả đã phân tích hiện trạng phát triển thanh long tại tỉnh Long An. Kết quả nghiên
cứu cho thấy, diện tích, sản lượng, năng suất thanh long qua các năm tăng trưởng liên tục
nhờ ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Từ đó, bài báo đề xuất một số định hướng và
giải pháp nhằm góp phần phát triển bền vững thanh long tỉnh Long An.
Từ khóa: Diện tích thanh long, hiện trạng sản xuất thanh long, giải pháp canh tác
thanh long, năng suất thanh long, sản lượng thanh long, thanh long Long An.
STATUS QUO AND SOLUTIONS TO DRAGON FRUIT CULTIVATION
IN LONG AN PROVINCE
Abstract
In recent years, Long An province has strongly concentrated on developing dragon
fruit because of its high economic efficiency. By specific Geography research methods and
sociological investigation, the author analyzed the current status quo of dragon fruit
development in Long An province. The research results show that the growing area, output
and productivity of dragon fruit have increased constantly over the years. In that status, this
article proposes some orientations and solutions to dragon fruit sustainable development in
Long An province.
Keywords: Dragon fruit growing area, status quo of dragon fruit production, dragon
fruit cultivation solutions, dragon fruit productivity, dragon fruit output, Long An dragon fruit.
1. Đặt vấn đề
Thanh long là loại cây trồng phổ biến ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt ở châu Á và
châu Mĩ. Cùng với các quốc gia Thái Lan, Isreal, Me-xi-cô,… Việt Nam là quốc gia sản xuất
thanh long hàng đầu thế giới
Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên (khí hậu nhiệt đới, đất trồng phong
phú, sơng ngịi dày đặc, …) và kinh tế xã hội (nguồn lao động dồi dào có kinh nghiệm, thị
trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn,…) để phát triển nơng nghiệp. Chính vì thế, Việt Nam trở
thành quốc gia sản xuất và xuất khẩu đa dạng các loại nông sản nhiệt đới, từ đó hình thành
các vùng chun canh cây ăn quả, đặc biệt là thanh long.
Với đa dạng sản phẩm được chế biến, giá trị dinh dưỡng, thanh long có nhiều thị
trường tiêu thụ, giàu tìm năng bởi nhu cầu cung ứng thanh long ngày càng lớn, mở rộng đến
các quốc gia châu Âu, châu Mĩ. Vì thế, thanh long là loại nơng sản có giá trị và tiềm năng
kinh tế cao đối với các khu vực, quốc gia sản xuất trong đó có Việt Nam.
Long An – tỉnh cửa ngõ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long các đặc điểm về tự nhiên
tương đối đồng nhất với vùng. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, đồng bằng rộng lớn giàu phù sa,
hệ thống sơng ngịi kênh rạch chằn chịt, lao động dồi dào có kinh nghiệm, nhất là lĩnh vực
nơng nghiệp. Cùng với vị trí đắc địa cầu nối của vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu
Long tạo nên lợi thế để phát triển cây ăn quả nhiệt đới, đặc biệt là thanh long.
Thanh long Long An chiếm khoảng 16,6% diện tích trồng và 13,9% sản lượng trên cả
nước đứng thứ hai sau tỉnh Bình Thuận, các điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây
thanh long. Tuy nhiên, so với tiềm năng sẵn có tỉnh Long An vẫn chưa phát triển cây thanh
1
long một cách toàn diện và mạnh mẽ từ quy mơ diện tích, sản lượng đến năng suất sản xuất.
Nhằm phân tích hiện trạng phát triển, từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm mục đích
thúc đẩy sự phát triển bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các vùng canh tác chính
cây thanh long tại tỉnh Long An.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: bài báo tập trung phân tích hiện trạng và đề xuất một số giải
pháp canh tác hiệu quả thanh long tại tỉnh Long An.
* Phương pháp nghiên cứu
(i) Phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích tài liệu: đây là phương pháp nghiên cứu
các văn bản, tài liệu lí luận khác nhau về một chủ đề, bằng cách phân tích chúng thành từng
bộ phận, từng mặt để hiểu chúng một cách toàn diện. Tác giả sử dụng các nguồn tài liệu chính
thống, được cơng bố, có nguồn gốc cụ thể, rõ ràng từ các trang cổng thơng tin điện tử, tạp chí
chun ngành, các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài,… Bên cạnh đó, tác giả cũng
khai thác tài liệu, số liệu về điều kiện, hiện trạng và định hướng phát triển từ Tổng cục Thống
kê, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Long An, Cục Thống kê tỉnh Long An,…
nhằm đánh giá chính xác, khách quan hiện trạng và đề xuất định hướng phát triển cây thanh
long của tỉnh. Tác giả thu thập, phân tích tài liệu, số liệu từ năm 2010 đến năm 2019. Phân
tích tài liệu về hiện trạng phát triển diện tích, sản lượng, năng suất trên toàn tỉnh Long An.
(ii) Phương pháp thực địa: Phương pháp thực địa là phương pháp nghiên cứu định
tính của thu thập dữ liệu từ thực tế thông qua quan sát và thu thập thông tin. Tác giả sử dụng
phương pháp này để có cái nhìn tổng quan về sự phát triển cây thanh long trên địa bàn tỉnh
Long An. Nhằm đảm bảo tính thực tế trong q trình nghiên cứu, trực tiếp quan sát các quy
trình từ chi tiết đến khái quát sản xuất cây thanh long tại địa bàn nghiên cứu, thu thập thông
tin bước đầu nhận định kết quả nghiên cứu. Đồng thời, sử dụng phương pháp để kiểm chứng
kết quả thu thập, tổng hợp, phân tích tài liệu, số liệu. Tác giả cũng sử dụng phương pháp này
để kiểm chứng kết quả nghiên cứu của đề tài với thực tế. Quá trình thực địa, phỏng vấn được
diễn ra từ khoảng tháng 10/2020 đến tháng 3/2021
(iii) Phương pháp điều tra Xã hội học: đây là cách thu thập thơng tin từ người dân
thơng qua hình thức phỏng vấn bán cấu trúc giúp cho việc nhìn nhận về những vấn đề kinh tế,
xã hội. Trong đó, phỏng vấn bán cấu trúc là phỏng vấn dựa theo danh mục các câu hỏi hoặc
các chủ đề cần đề cập đến. Tác giả đẩy mạnh việc phỏng vấn các hộ gia đình có trồng cây
thanh long để hiểu rõ hơn về các vấn đề như quy trình trồng và kĩ thuật chăm sóc cây, diện
tích, sản lượng, năng suất, mùa vụ, giống cây trồng. Từ đó có góc nhìn khách quan trong hiện
trạng phát triển và đề xuất các định hướng phù hợp nhằm phát triển bền vững cây thanh long
trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, tác giả có thể khai thác thêm được các nội dung, vấn đề liên
quan đến trồng cây thanh long từ bà con nông dân.
Tác giả tập trung phỏng vấn ở Thành phố Tân An, huyện Châu Thành, Tân Trụ, Thủ
Thừa - những nơi canh tác thanh long chính ở tỉnh Long An. Tác giả lấy mẫu 100 hộ gia đình
trồng thanh long ở các huyện Châu Thành (35 mẫu), Tân Trụ (30 mẫu), Thủ Thừa (17 mẫu),
TP. Tân An (18 mẫu). Về cơ cấu theo giới tính, có 65% người phỏng vấn là nam, 35% người
phỏng vấn là nữ. Về cơ cấu theo trình độ học vấn, có 85% người phỏng vấn có trình độ phổ
thơng, 14% người phỏng vấn có trình độ Đại học, 1% người phỏng vấn có trình độ sau Đại
học.
2
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Hiện trạng canh tác cây thanh long tỉnh Long An
3.1.1.
Diện tích
14
1290
1272
12
1200
1010
10
792
8
800
12
4 51
2
0
1000
865
6
4
14 00
309
208
07
09
07
04
2010;
100 100
03
02
01 Diện
01 tích trồng
Tốc độ gia tăng2013
diện tích trồng2015
2010
600
10
4 00
200
Diện tích thu hoạch
0
Tốc2017
độ gia tăng diện2019
tích thu hoạch
Hình 1. Diện tích trồng, diện tích thu hoạch và tốc độ tăng trưởng diện tích trồng
cây thanh long tỉnh Long An giai đoạn 2010 – 2019
Nguồn số liệu: Niên giám thống kê tỉnh Long An năm 2015, 2019
Nhìn chung qua các năm, diện tích trồng thanh long tỉnh Long An tăng liên tục, tốc độ
tăng trưởng nhanh, đạt ở mức cao, từ năm 2010 đến năm 2019 diện tích trồng tăng khoảng
12,9 lần, so với diện tích thu hoạch, diện tích trồng ln cao hơn. Tác giả nhận định diện tích
trồng thanh long mới của tỉnh Long An tăng liên tục qua các năm, đặc biệt năm 2015 diện tích
trồng tăng mạnh trong khi đó diện tích thu hoạch chiếm 3646,8 ha (chiếm khoảng 50,2% so
với tổng diện tích canh tác) (xem hình 3.1). Tuy nhiên giữa các huyện trong tỉnh có sự chênh
lệch lớn về diện tích và gia tăng diện tích trồng cây thanh long. Đối với các huyện Châu
Thành, Tân Trụ, Bến Lức, Thủ Thừa, TP. Tân An diện tích cây thanh long tăng mạnh qua các
năm. Đây cũng là vùng trồng thanh long nhiều nhất tỉnh, khu vực hạ sông Vàm Cỏ, đất bị
nhiễm phèn, nhiềm mặn hạn chế canh tác lúa nên phát triển mạnh về loại cây ăn quả này.
Đứng đầu là huyện Châu Thành với diện tích cây thanh long năm 2019 là 9.049,8 ha, được
mệnh danh là “thủ phủ” cây thanh long ở tỉnh Long An.
Tình hình phân bố cây thanh long cũng có sự chênh lệch giữa các huyện, thành phố
trong tỉnh Long An. Theo đó, thanh long chủ yếu tập trung ở các huyện Châu Thành, Tân Trụ,
Bến Lức, Thủ Thừa và TP. Tân An, khu vực thuộc hạ lưu sông Vàm Cỏ. Thanh long thưa thớt
ở khu vực phía bắc và khu vực Đồng Tháp Mười, bởi khu vực phía bắc đất đai có cấu trúc
cứng, khó thốt nước để trồng thanh long, khu vực Đồng Tháp Mười là vùng trũng có một
mùa lũ đất bị ngập nước hạn chế trồng cây thanh long.
Về quy mơ diện tích trồng cây thanh long tại hộ gia đình vào khoảng thời gian từ
tháng 10 đến tháng 2 năm 2021, kết quả như bảng 3.1, cụ thể:
Bảng 1. Diện tích thanh long phân theo hộ gia đình tại một số huyện khảo sát
Đơn vị: %
3
Diện tích
Huyện
Tổng số mẫu khảo sát
Huyện Châu Thành
Huyện Tân Trụ
Huyện Thủ Thừa
Thành phố Tân An
Dưới 1 ha
Từ 1 đến 3 ha
Từ 3 đến 5 ha
Trên 5 ha
30
5
8
11
6
55
21
19
5
10
13
7
3
1
2
2
2
0
0
0
Nguồn: Tác giả (2021)
Kết quả phỏng vấn cho thấy, diện tích trồng cây thanh long các hộ gia đình phổ biến từ
1 đến 3 ha chiếm 55% hộ gia đình canh tác, tiếp theo là dưới 1 ha chiếm 30%, diện tích trồng
thanh long trên 3 ha chiếm khoảng 15%, trong đó có 16% hộ gia đình mới trồng thanh long
vào năm 2019 và đầu năm 2020.
Theo quy mơ diện tích trồng thanh long, quy mơ dưới 1 ha chiếm khoảng 30% hộ gia
đình canh tác ở khoảng diện tích này, đây là quy mơ nhỏ theo bình qn. Quy mơ từ 1 đến 3
ha chiếm khoảng 55% hộ gia đình canh tác, quy mơ này ở mức trung bình theo bình qn
phỏng vấn, đây là quy mô trồng phổ biến của đa số các hộ gia đình được khảo sát ở các địa
bàn. Quy mô lớn từ 3 đến trên 5 ha chiếm khoảng 15%, đây là quy mơ lớn so với bình qn
phỏng vấn.
Như vậy có thể thấy, quy mơ trồng cây thanh long tại tỉnh Long An ở mức trung bình
từ dưới 3 ha/ hộ gia đình. Dựa vào kết quả phỏng vấn, tác giả dự đốn, quy mơ tổ chức sản
xuất cây thanh long cịn nhỏ lẻ, diện tích sản xuất chưa cao. Tác giả cũng đã phỏng vấn về
tình hình gia tăng diện tích trồng cây thanh long của các hộ gia đình, có 47% hộ gia đình đã
tăng diện tích từ khi mới gieo trồng, 38% hộ khơng thay đổi diện tích (bao gồm 16% hộ mới
trồng).
3.1.2.
Sản lượng
Theo thống kê của Cục thống kê tỉnh Long An, sản lượng thanh long tăng nhanh qua
các năm, trong đó huyện Châu Thành đóng vai trị quan trọng và đóng góp sản lượng thanh
long cho tồn tỉnh, tiếp sau đó là Tân Trụ, TP. Tân An và các huyện, thị xã còn lại. Những
năm gần đây sản lượng thanh long tăng mạnh, liên tục khơng ngừng, bởi tỉnh đã có những
chính sách thúc đẩy phát triển và các mơ hình, biện pháp canh tác đạt hiệu quả cao.
Tốc độ tăng trưởng sản lượng thanh long trong giai đoạn 2010 – 2019 nhanh và liên
tục từ năm 2010 đến năm 2019, sản lượng thanh long vượt mốc 315 nghìn tấn, tăng khoảng
12,5 lần. Qua các năm, hầu như sản lượng thanh long tăng đều, trung bình mỗi năm tăng
khoảng 29.000 tấn. Lấy năm 2010 làm gốc 100%, từ năm 2010 đến năm 2019 diện tích thanh
long tăng khoảng 1146,57%. (xem biểu đồ 3.2)
Sau một thời gian phát triển, hiện nay sản lượng thanh long tỉnh Long An đứng thứ 2
cả nước sau tỉnh Bình Thuận.
4
350000
316,378.60 1600
300000
1400
1246.57
250000
1200
217,929.30
1000
200000
858.67
150000
116,234.30
100000
50000
0
800
25,380.00
100.00
2010
61,622.00
242.80
2013
Sản lượng
600
457.98
400
200
2015
Tốc độ tăng2017
trưởng
0
2019
Hình 2. Tình hình và tốc độ tăng trưởng sản lượng cây thanh long
tỉnh Long An giai đoạn 2010 – 2019
Nguồn số liệu: Niên giám thống kê tỉnh Long An năm 2015, 2019
Về sản lượng, 29,1% hộ gia đình được khảo sát có sản lượng thanh long hàng năm
trên 50 tấn/năm (huyện Châu Thành chiếm 72%, tiếp đó là Tân Trụ chiếm 28%). Trong đó,
sản lượng thanh long dưới 20 tấn/năm là những hộ với thu hoạch thanh long vụ đầu tiên hoặc
vụ thứ 2 trong năm. Các hộ thu hoạch thanh long vụ 2 vụ trở lên có sản lượng khoảng từ 20
đến 40 tấn/năm. Từ khi thu thoạch thanh long vụ đầu tiên đến nay, đa số các hộ gia đình cho
biết sản lượng thanh long tăng qua các năm.
Bảng 2. Sản lượng thanh long phân theo hộ gia đình tại thành phố Tân An
và một số huyện khảo sát (đơn vị: %)
Huyện
Sản lượng
Dưới 10 tấn/năm
Từ 10 đến 20 tấn/năm
Từ 20 đến 30 tấn/năm
Từ 30 đến 40 tấn/năm
Từ 40 đến 50 tấn/năm
Trên 50 tấn/năm
Tổng
khảo sát
8,2
11,6
15,1
20,9
12,8
29,1
Châu
Thành
0
0
3,5
3,5
5,8
20,9
Tân Trụ
Thủ Thừa
Tân An
1,2
2,3
2,3
8,1
5,8
8,1
3,5
7,0
2,3
4,7
0
0
3,5
2,3
7,0
4,7
1,2
0
Nguồn: Tác giả (2021)
Qua khảo sát, sản lượng thấp dưới 10 tấn/năm chiếm 8,2%, tập trung chủ yếu và
huyện Thủ Thừa và TP. Tân An khoảng 7,0%. Sản lượng thanh long ở mức trung bình từ 10
đến 40 tấn/năm chiếm khoảng 47,6%, hầu hết các huyện và TP. Tân An đạt ở mức này. Sản
lượng ở mức cao trên 40 tấn/năm chiếm khoảng 41,9%, trong đó Châu Thành và Tân Trụ có
sản lượng cao ở mức này. Qua khảo sát cho thấy, sản lượng thanh long tỉnh Long An ở mức
trung bình. (Xem bảng 3.2)
5
3.1.3.
Năng suất
35
31.9
31.4 31.7
33.2
33.0
30.8
30
25
21.6 21.0
22.0
20
15
14 .7
10.6
10
05
12.0
7.2
Toàn tỉnh
2010
Huyện Thủ
Thừa
Huyện Châu Thành
Huyện Tân Trụ
2015
Thành phố Tân An
2019
Hình 3. Hiện trạng năng suất thanh long tỉnh Long An, thành phố Tân An
và một số huyện giai đoạn 2010 – 2019
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Long An năm 2015, 2019
Giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2019, năng suất thanh long tỉnh Long An có nhiều
biến động, năng suất thanh long giảm dần từ năm 2010 đến năm 2019 (xem hình 3.3). Năm
2019, năng suất thanh long toàn tỉnh đạt mức 30,8 tấn/ha, trong đó huyện Châu Thành dẫn
dầu về năng suất thanh long với 33,2 tấn/ha, tiếp theo là Tân Trụ với 22 tấn/ha. Xu hướng
thay đổi năng suất cây thanh long tỉnh Long An cùng với xu hướng thay đổi năng suất cây
thanh long huyện Châu Thành, từ đó có thể khẳng định, Châu Thành là thủ phủ thanh long ở
tỉnh Long An, sự phát triển của cây thanh long huyện Châu Thành ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự
phát triển cây thanh long của toàn tỉnh Long An.
Tác giả đã phỏng vấn về năng suất thanh long với 100 hộ gia đình, kết quả phỏng vấn
được xử lý thống kê như bảng 3.3.
Thơng qua kết quả khảo sát, có 8,1% hộ gia đình có năng suất dưới 5 tấn/ha, đây là
năng suất thấp so với trung bình chung phỏng vấn. Mức khá, khoảng từ 5 đến 20 tấn/ha có
khoảng 67,5% hộ gia đình canh tác, đây cũng là mức năng suất phổ biến ở địa bàn tác giả
phỏng vấn được. Có khoảng 24,4% hộ gia đình canh tác thanh long cho năng suất trên 20
tấn/ha, đây là mức năng suất cao, trong đó huyện Châu Thành chiếm 80% hộ gia đình, huyện
Tân Trụ chiếm 10%, TP. Tân An chiếm 10%.
Về năng suất canh tác thanh long ở các huyện khảo sát, huyện Châu Thành có năng
suất thanh long phát triển mạnh, phổ biến năng suất từ 15 tấn/ha, năng suất dưới 15 tấn/ha
chiếm tỉ trọng ít hơn. Huyện Tân Trụ có xu hướng phát triển năng suất sau Châu Thành, đứng
vị trí thứ 2 toàn tỉnh. Huyện Thủ Thừa và TP. Tân An phổ biến năng suất ở mức khá, tỉ trọng
năng suất thanh long ở mức cao còn hạn chế, tuy nhiên đang năng suất thanh long dần thay
đổi theo chiều hướng tích cực.
6
Bảng 3. Hiện trạng thanh long của các hộ gia đình phân theo năng suất
tại thành phố Tân An và một số huyện khảo sát (đơn vị: %)
Huyện
Năng suất
Dưới 5 tấn/ha
Từ 5 đến 10 tấn/ha
Từ 10 đến 15 tấn/ha
Từ 15 đến 20 tấn/ha
Từ 20 đến 25 tấn/ha
Trên 25 tấn/ha
Tổng
Châu Thành
Tân Trụ
Thủ Thừa
Tân An
8,1
23,3
23,3
20,9
12,8
11,6
2,3
3,5
5,8
8,1
7,0
9,3
2,3
5,8
9,3
4,7
4,7
1,2
1,2
7,0
3,5
5,8
1,2
0
2,3
7,0
4,7
2,3
0
1,2
Nguồn: Tác giả (2021)
Thông qua kết quả nghiên cứu về diện tích, sản lượng, năng suất thanh long tỉnh Long
An tác giả đã thực hiện nên bản đồ hiện trạng phát triển cây thanh long tỉnh Long An. Nền
chất lượng bản đồ thể hiện diện tích cây thanh long tỉnh Long An năm 2019 (theo số liệu Niên
giám thống kê tỉnh Long An năm 2019).
Biểu đồ ở mỗi huyện, TP. Tân An và thị xã Kiến Tường thể hiện diện tích thanh long
của huyện năm 2015 và năm 2019, theo đó huyện Châu Thành có quy mơ diện tích thanh long
lớn nhất tỉnh, tiếp theo là huyện Tân Trụ, TP. Tân An.
Biểu đồ thể hiện ngoài lãnh thổ tỉnh Long An để hiện sản lượng và diện tích thanh
long qua các năm 2015, 2017, 2019 và biểu đồ cơ cấu diện tích thanh long phân theo cấp
huyện năm 2015 và năm 2019. (Số liệu niên giám thống kê tỉnh Long An năm 2015, 2019)
Hình 4. Bản đồ hiện trạng phát triển thanh long tỉnh Long An năm 2019
7
3.1.4.
Mùa vụ và giống
7.1%
26.2%
17.9%
1 vụ/năm
2 vụ/năm
3 vụ/năm
4 vụ/năm
48.8%
Hình 5. Mùa vụ thu hoạch thanh long trong năm phân hộ gia đình
Nguồn: Tác giả (2021)
22.00%
4.00%
Thanh long ruột đỏ
Thanh long ruột trắng
Khác
74.00%
Hình 6. Giống thanh long phân theo hộ gia đình tại các điểm khảo sát
Nguồn: Số liệu khảo sát (tháng 2/2021)
Thông qua kết quả khảo sát về giống cây thanh long của 100 hộ nông dân trên địa bàn
một số huyện ở tỉnh Long An, cho kết quả khảo sát về giống thanh long tác giả thể hiện ở hình
3.6. Thơng qua kết quả khảo sát, tác giả dự đoán, đa số các hộ gia đình tập trung trồng thanh
long ruột đỏ (chiếm 74%) vì dễ chăm sóc, phổ biến cũng như đáp ứng được nguồn tiêu thụ
của thị trường. Thanh long ruột đỏ được nhiều hộ nông dân lựa chọn canh tác chính, bởi thanh
long khỏe, dễ chăm sóc, cho quả to đẹp, chất lượng cao. Bên cạnh đó, thanh long ruột đỏ
được thị trường săn đón, đa số người tiêu dùng u thích thanh long ruột đỏ vì màu quả đẹp
mắt, vị ngọt thanh, chế biến được đa dạng sản phẩm hơn thanh long ruột trắng.
8
Một số hộ gia đình ở huyện Châu Thành, Tân Trụ có trồng đan xen các loại giống
thanh long ruột đỏ với các giống thanh long mới như thanh long da vàng, ruột trắng, thanh
long tròn đỏ hồng. Những giống thanh long mới, ngoại hình đẹp mắt và lạ nên được trồng thử
để kiểm nghiệm hiệu quả kinh tế trước khi được trồng đại trà.
Về nguồn gốc giống thanh long trồng tại hộ gia đình, tác giả tiến hành khảo sát các hộ
cho kết quả như sau, nguồn gốc thanh long được các hộ gia đình chọn ở tỉnh Tiền Giang và
Bình Thuận, một số hộ gia đình sử dụng giống đang được trồng tại tỉnh Long An. Trong đó,
giống thanh long ở Bình Thuận có 35% hộ sử dụng, giống ở Tiền Giang có 20% hộ sử dụng,
giống tại tỉnh Long An có 45% hộ sử dụng trồng.
3.2.
Định hướng và giải pháp canh tác hiệu quả cây thanh
long tại tỉnh Long An
3.2.1.
Một số định hướng phát triển cây thanh long tại tỉnh Long An
Tiếp tục tận dụng, khai thác tối đa nguồn lợi để phát triển cây thanh long trên địa bàn
tỉnh Long An, đẩy mạnh các trung tâm phát triển mạnh về cây thanh long như huyện Châu
Thành, Tân Trụ, Bến Lức, Thủ Thừa,…. Dựa trên cơ sở ứng dụng các thành tựu về khoa học
kĩ thuật hiện đại, tiếp tục phát huy các thế mạnh, kinh nghiệm của các hộ gia đình kinh doanh,
tiếp tục nhân rộng các mơ hình mang lại hiệu quả cao, nhằm nâng cao chất lượng, mở rộng
diện tích, sản lượng, năng suất thanh long đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thanh long trong nước và
xuất khẩu.
Phát triển thanh long theo hướng tập trung sản xuất thành các trang trại với diện tích
lớn, quy mô chất lượng, nâng cao năng suất cây thanh long, tạo nên các giống cây trồng hiệu
quả, hợp với điều kiện sinh thái ở địa phương, góp phần tạo nên thương hiệu thanh long mang
tầm ảnh hưởng cao với thị trường không chỉ trong nước mà vươn ra tầm thế giới.
Sản xuất thanh long gắn liền với bảo vệ mơi trường, đảm bảo chất lượng vệ sinh an
tồn thực phẩm, đồng thời đảm bảo an toàn sức khỏe cộng đồng, hạn chế làm ảnh hưởng đến
sự phát triển của thế hệ tương lai; đồng thời chuyển hóa hiệu quả kinh tế của cây thanh long
thành một điều kiện quan trọng cho các ngành kinh tế khác cùng phát triển, tạo công ăn việc
làm, thu nhập ổn định, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao
động.
Đẩy mạnh kết nối với các doanh nghiệp để tiêu thụ thanh long sau khi thu hoạch, chế
biến tạo sản phẩm đa dạng từ thanh long, bình ổn giá thị trường. Bên cạnh đó, cần kí kết liên
tịch xuất nhập khẩu thanh long dài hạn đối với các quốc gia, vùng lãnh thổ tiềm năng về thị
trường tiêu thụ thanh long ngoài nước. Giúp việc sản xuất thanh long được đẩy mạnh, tập
trung, nâng cao chất lượng sản xuất.
Triển khai thực hiện tốt các chính sách khuyến nơng, định hướng chiến lược phát triển
tổng thể kinh tế – xã hội của tỉnh, góp phần đẩy nhanh tiến độ sản xuất theo xu thế chung của
sản xuất thanh long trong nước và xuất khẩu, triển khai hiệu quả các mơ hình sản xuất được
nghiên cứu, ứng dụng có tính hiệu quả thực tế cao.
3.2.2.
Một số giải pháp phát triển cây thanh long tại tỉnh Long An
Chính sách khuyến khích và đầu tư sản xuất cây thanh long. Nhà nước cần tiếp tục
thực hiện có hiệu quả các nội dung trong đề án triển khai phát triển cây thanh long ở tỉnh
Long An, đặc biệt là các chính sách, quyết sách về nguồn vốn, khoa học công nghệ, thị
trường,….
Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường. Đây là việc làm tất yếu đối với sự phát triển của
thanh long, tạo thị trường bình ổn giá thanh long, thúc đẩy sản xuất thanh long phát triển.
9
Tổ chức và quản lý lãnh thổ sản xuất cây thanh long. Thiết lập mơ hình tổ hợp tác kinh
tế phù hợp (trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, v.v.) ở các vùng nông thôn với sự
tham gia tích cực của các hộ nơng nghiệp nhằm thúc đẩy sản xuất hàng hóa,.
Nâng cao chất lượng giống cây trồng. Tiếp tục nghiên cứu, lai tạo các loại giống cây
thanh long với các đặc điểm nổi bật kháng sâu bệnh, cho năng suất cao, chất lượng dinh
dưỡng tốt.
Sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các điều kiện tự nhiên tỉnh Long
An rất thuận lợi cho sản xuất thanh long, chính vì thể người nơng dân cần phải nghiên cứu,
tìm hiểu để sử dụng hiệu quả nhất là quỹ đất, nước, khí hậu,…
Ứng dụng khoa học kĩ thuật, cơng nghệ vào phát triển cây thanh long. Khuyến khích
ứng dụng cơ giới hóa, đặc biệt là trong mùa vụ thu hoạch khi thiếu nhân công thu hoạch thanh
long. Ứng dụng các quy trình sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP quốc gia và toàn
cầu hiện nay.
Sử dụng hiệu quả nguồn lao động. Bồi dưỡng kĩ thuật nông nghiệp, kĩ thuật trồng cây
thanh long cho bà con nông dân, tổ chức các lớp học chuyên đề về cây thanh long. Phân cơng
lao động hợp lí trong sản xuất thanh long, tạo thêm công ăn việc làm, gia tăng thu nhập cá
nhân.
Hoàn thiện cơ sở hạ tầng, kĩ thuật, vật tư nông nghiệp. Chú trọng cải thiện hệ thống
đường giao thơng, trong đó các tuyến đường giao thơng cấp tỉnh, huyện cần phải nâng cấp,
đảm bảo lưu thông đường bộ được xuyêt suốt. Nhà nước tăng cường các biện pháp hỗ trợ hệ
thống đường điện phục vụ cho trồng thanh long, nhất là giai đoạn thanh long vào vụ trái mùa.
Cải thiện hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu. Triển khai xây dựng hệ thống kênh liên
quan để tiếp nhận nước cung cấp cho tỉnh Long An. Tiếp tục hồn thiện hệ thống đê và cống
dọc 2 bờ sơng Vàm Cỏ nhằm điều tiết hợp lý việc trữ và xả nước, đồng thời đối phó với biến
đổi khí hậu.
4. Kết luận
Thanh long phát triển mạnh mẽ ở tỉnh Long An, được trồng nhiều nhất ở các huyện
Châu Thành, Tân Trụ, Thủ Thừa, Bến Lức, Thành phố Tân An. Qua các năm sản lượng thanh
long tăng mạnh, chủ yếu do ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất thanh long, nhiều mơ
hình, giải pháp, sáng kiến mới. Dựa trên nền tảng phát huy các giá trị truyền thống để cải tiến
sự phát triển của cây thanh long trong giai đoạn mới, tác giả dự báo thời gian tới thanh long
tỉnh Long An tiếp tục phát triển mạnh về số lượng lẫn chất lượng. Trong đó, huyện Châu
Thành đóng vai trò đầu tàu trong thúc đẩy sản xuất thanh long trên địa bàn tỉnh, Tân Trụ là
huyện có nhiều tiềm năng để phát triển cây thanh long.
Tiếp tục phát huy các thế mạnh đã đạt được trong sản xuất và phát triển cây thanh long
theo hướng hiện đại, nhân rộng mơ hình, dự án ưng dụng khoa học cơng nghệ vào sản xuất
thanh long. Tạo ra các giống thanh long mới, chất lượng hơn, dinh dưỡng cao hơn, đem lại
nguồn lợi lớn cho người trồng thanh long.
Với kinh nghiệm dồi dào, chịu khó ứng dụng các mơ hình mới vào sản xuất, số mùa
vụ thu hoạch thanh long duy trì hàng năm ở mức khoảng 3 – 4 vụ/năm, mang lại hiệu quả
kinh tế cao, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thêm thu nhập, nâng cao chất lương cuộc sống của
người nơng dân.
Sử dụng và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, các nguồn lực xã hội, các
công trình giao thơng, cơ sở hạ tầng kĩ thuật,… phục vụ cho sản xuất thanh long để ổn định
sản xuất trong thời gian tới.
Bên cạnh đó thúc đẩy sự hợp tác của các ban ngành liên quan trong việc nâng cao
trình độ sản xuất, bảo quản thanh long sau khi thu hoạch, nâng cao chất lượng quả theo các
10
tiêu chuẩn xuất khẩu quốc tế, mở rộng thị trường, hợp tác sản xuất, nhằm tạo thị trường tiêu
thụ sản phẩm cho cây thanh long phát triển mạnh mẽ trên trường quốc tế.
Tài liệu tham khảo
Nguyễn Ngọc Phụng. 2017. Hiệu quả sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP tại
huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Trường Đại học Lâm nghiệp, Việt Nam.
Nguyễn Ngọc Sơn. 2014. Thực trạng và giải pháp phát triển cây thanh long ở huyện Chợ
Gạo tỉnh Tiền Giang. Trường Đại học Cần Thơ, Việt Nam.
Nguyễn Thị Hồng Nhung. 2013. Phát triển cây ăn quả tỉnh Vĩnh Long theo hướng bền
vững. Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Nguyễn Thị Mộng Trinh. 2009. “Phân tích hiệu quả trồng thanh long ở huyện Châu
Thành tỉnh Long An”. Trường Đại học Cần Thơ, Việt Nam.
Nguyễn Trần Nhật Tiến. 2014. Phát triển cây ăn quả chủ lực tỉnh Tiền Giang. Trường Đại
học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Cục thống kê tỉnh Long An, Niên giám Thống kê tỉnh Long An năm 2015, 2019, Nhà xuất
bản tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
Cục thống kê tỉnh Long An. (2020). Niên giám thống kê. Nơi xuất bản: Nhà xuất bản tổng
hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
11