Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

TT các PP PT CT và đl buổi 4 sắc ký

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 19 trang )

GIÁO TRÌNH THỰC TẬP

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CẤU TRÚC VÀ ĐỊNH LƯỢNG
Phần 1: Các phương pháp định lượng bằng cơng cụ
Buổi 4: Các phương pháp phân tích sắc ký
Bài 8: Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao pha đảo (RP-HPLC)
Bài 9: Phương pháp sắc ký khí – detector bắt giữ điện tử (GC-ECD)
(Các bài thực tập trong phần này được trích từ giáo trình “Thực tập phân tích công cụ”)

Bài 8: PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO PHA ĐẢO (RP-HPLC)
Xác định Rhodamin B trong sơn móng tay
8.1. Mục đích thí nghiệm
Rhodamin B (cơng thức cấu tạo ở Hình 8.1) là phẩm màu cơng nghiệp có màu đỏ, phát
huỳnh quang, được sử dụng rộng rãi làm thuốc nhuộm trong nhiều ngành như sản xuất giấy,
sơn, dệt, da và sứ,… Rhodamin B bị cấm sử dụng làm phụ gia thực phẩm và thêm vào mỹ
phẩm vì có thể gây cấp và mạn tính, gây dị ứng, mẩn ngứa da, gây ho, ngứa cổ, khó thở, đau
ngực, có hại cho gan và thận, tích tụ dần trong cơ thể có thể gây ung thư dị tật bẩm sinh ở
người, … Nhưng cũng chính vì có màu đỏ bắt mắt mà Rhodamin B mà nó thường được trộn
trái phép vào thực phẩm như như tương ớt, hạt dưa … , làm chất tạo màu trong son môi, phấn
trang điểm, sơn móng tay để thành màu sắc quyến rũ.
Thành phần chính của dịch sơn móng (phổ biến hơn so với loại bột) gồm Nitrocellulose
9 (tạo lớp phim bao phủ), một số loại resin thông dụng như alkyl resin, sucrose resin,
sulfonamid resin và acrylic resin….; cá loại nhựa dẻo như các ester, acid citric và acetyltributyl, dung môi dùng để pha chế, sắc tố màu là các phẩm màu nhuộm (Rhodamine B), màu
hữu cơ (Lithol Rubin BCA) và màu vô cơ (Titan dioxyd) được sử dụng để tạo thành màu sắc
quyến rũ khi sơn lên móng.
Trong bài thực tập này, hàm lượng Rhodamin B trong sơn móng tay bán trên trên thị
trường được xác định bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao pha đảo (RP-HPLC).

1



Hình 8.1. Cơng thức cấu tạo của Rhodamin B
8.2. Cơ sở lý thuyết của phương pháp phân tích
8.2.1 Nguyên tắc chung của phương pháp RP-HPLC
Pha tĩnh là sản phẩm liên kết của nhóm closilan hữu cơ mà mạch hydrocacbon chứa
18 nguyên tử cacbon và các nhóm silanol trên bề mặt silic. Phản ứng này cịn gọi là phản ứng
silan hố như sau:

Phản ứng điều chế pha tĩnh hoàn toàn tương tự như trong phân điều chế pha tĩnh pha
liên kết pha thường (thuỷ phân axit, chưng các hạt silic ở 90oC trong axit HCl 0,1N 18-24 giờ.
Sấy ở 200oC trong chân không. Khi phản ứng dùng lượng dư thuốc thử, có thể gấp đơi, tiến
hành phản ứng trong mơi trường bazơ, thí dụ piridine để hấp thụ axit giải phóng trong q
trình phản ứng.
Bề mặt silic sau khi ete hóa trở nên kỵ nước, do các nhóm chức hidrocacbon trên bề
mặt đã làm thay đổi tính chất của nó. Khi mạch cacbon càng dài, lớp phủ càng dày, tính kỵ
nước càng cao.
Chỉ có khoảng 50% -60% các nhóm silanol trên bề mặt silic được ete hố. Các nhóm silanol
cịn lại vẫn mang tính chất phân cực, là nguyên nhân của pic khơng cân đối. Vì vậy, đơi khi,
người ta silan hố tiếp các nhóm silanol cịn lại bằng hợp chất trimetylsilan Cl-Si(CH3)3.
Mạch hydrrocacbon càng cồng kềnh, tính khơng phân cực càng cao, khả năng hấp phụ
càng lớn, các phân tử closilan hữu cơ có thể tương tác với nhau hình thành các mạch
hidrocacbon mạch dài hơn, che phủ bề mặt tốt hơn, càng ít phân cực. Qua thực nghiệm đã
chứng tỏ cột chứa silan hữu cơ có 18 cacbon là bền nhất và cũng được dùng nhiều nhất. Cột
này còn được gọi là cột ODS vì viết tắt từ octadesilsilan.
Pha động trong RP-HPLC là các dung môi phân cực, thường dùng nước hoặc dung
dịch đệm pha trộn với các dung môi it phân cực hơn nước như methanol, acetonitril…với tỷ
lệ khác nhau. Hai tính chất của pha động cần phải quan tâm trong quá trình tìm điều kiện tách
là độ phân cực và pH.

2



Sự lựa chọn pha động tuân theo nguyên tắc chung là độ phân cực phù hợp sao cho chất
phân tích tan trong pha động và đảm bảo hệ số lưu k’ có giá trị khoảng 5. Khi thay đổi thành
phần pha động, thí dụ tăng hoặc giảm tỷ lệ dung mơi ít phân cực hơn nước, tính khơng phân
cực của pha động cũng tăng hoặc giảm theo. Kết quả là chất phân tích cũng di chuyển nhanh
hay chậm trong cột. Một nguyên tắc cơ bản về hòa tan các chất là các chất tương tự nhau thì
tan vào nhau. Thí dụ pha động có hai thành phần MeOH và nước mà chất phân tích là
chloramphenicol-CP tan trong MeOH tốt hơn so với nước. Như vậy, khi tăng tỷ lệ MeOH, thì
CP tan trong pha động tốt hơn, thời gian lưu giảm.
Yếu tố cơ bản thứ hai của pha động là pH. Thay đổi pH của pha động có thể tác động
đến cân bằng axit-bazơ của các chất phân tích. Tùy thuộc vào pK của axit-bazơ của chất tan,
khi thay đổi pH của pha động có thể dẫn tới thay đổi trạng thái của chất tan sang ion hay phân
tử không mang điện tích (điểm đẳng điện- pI). Kết quả là chất tan có thể tăng hoặc giảm thời
gian lưu, bởi vì khi phân tử chất tan ở trạng thái khơng mang điện tích sẽ hấp thu vào pha tĩnh
ODS tốt nhất.
Nguyên tắc tách chất trong sắc ký lỏng pha đảo, tùy thuộc vào mức độ phân cực của
các chất phân tích, chúng bị lưu giữ ở pha tĩnh với mức độ khác nhau, có thời gian lưu khác
nhau và tách khỏi nhau. Do pha tĩnh mang tính ít phân cực, pha động phân cực hơn nên các
chất phân tích càng mang tính ít phân cực, thời gian lưu càng lớn vì chúng liên kết tốt với pha
tĩnh. Ngược lại, các chất càng mang tính phân cực, chúng có thời gian lưu càng ngắn do tan
tốt trong pha động.
Khi thiết lập điều kiện tách, người phân tích ln tím cách tăng cường sự khác biệt về
tính chất phân cực của các chất sao cho chúng có thời gian lưu đủ khác xa nhau hay tách khỏi
nhau.
8.2.2. Thiết bị HPLC
a) Sơ đồ chức năng thiết bị HPLC

Hình 8.2. Sơ đồ chức năng của thiết bị HPLC
3



1. Phần cấp dung dịch
2. Khối chức năng loại khí, chia dòng
3. Bơm cao áp
4. Cổng tiêm mẫu
5. Cột tách
6. Detector
7. Phần mềm và xử lý số liệu
8. Thiết bị ghi
b) Van bơm mẫu
Van bơm mẫu có 6 cổng, gắn với vịng mẫu dung tích 20l.
Khi van ở vị trí load, mẫu được nạp vào vòng mẫu qua kim tiêm (syring) hoặc qua bơm
mẫu tự động, mẫu thừa được thải qua cổng 5 (hình 8.3). Lúc này, dung mơi sẽ được bơm cao
áp đẩy trực tiếp vào đầu cột qua cổng 3 sang 2.

Hình 8.3. Van bơm mẫu ở vị trí load và inject.
Khi bơm mẫu vào đầu cột, xoay tay van 60o để đặt van ở vị trí ịnject, lúc này bơm sẽ
đẩy dung mơi đi qua vịng mẫu, mang theo mẫu vào đầu cột. Tuỳ theo hàm lượng mẫu mà ta
lắp vịng mẫu có dung tích khác nhau.
8.3. Nguyên tắc của phép phân tích
Rhodamine B (M= 479,01 g/mol) tan tốt trong nước, độ tan 50 g/l), pKa= 3,7 nên có
thể chiết rhodamine B ra khỏi mẫu sơn móng tay bằng nước, ly tâm loại bỏ phần nổi, lọc lấy
phần dung dịch chứa rhodamine B bơm vào hệ thống HPLC với cột tách là cột pha đảo C18,
dung môi pha động là .., detector PDA với nguồn sáng là đèn W.
Phổ hấp thụ và phổ huỳnh quang của Rhodamin B có dạng như Hình 8.4.

Hình 8.4. Phổ hấp thụ và phổ huỳnh quang của Rhodamin B trong nước.
4



8.4. Hóa chất, dụng cụ, thiết bị
-

Hệ thống HPLC: LC-10A, detector DAD (Shimadzu, Nhật Bản)

-

Cột ODS C18, chiều dài 25 cm, đường kính trong 4 mm, kích thước hạt 5 μm.
Nước cất 2 lần

-

Chất chuẩn: Rhodamine B (C28H31ClN 95% của hãng Sigma Aldrich

-

Dung dịch chuẩn gốc Rhodamine B 1000 ppm pha từ chất chuẩn Rhodamine B trong
nước

-

Dung dịch chuẩn trung gian Rhodamin B 100 ppm: pha loãng từ dung dịch chuẩn gốc
bằng nước cất.

-

Dung dịch chuẩn làm việc để xây dựng đường chuẩn Rb 0,5; 2; 5; 10; 20 ppm được
chuẩn bị từ dung dịch chuẩn trung gian, định mức bằng dung mơi pha động trong bình

-


định mức 10 ml.
Hóa chất: Acetonitril (Fisher, Mỹ, 99,9%);
Mẫu phân tích là các loại sơn móng tay màu hồng bán trên thị trường.

• Điều kiện tách trên hệ thống HPLC-DAD
-

Thể tích vịng mẫu: 10 L

-

Thời gian phân tích: 10 phút, thời gian xuất hiện chất phân tích khoảng 3-5 phút

-

Bơm: Kênh acetonitrin 60%, kênh nước 40%, tốc độ dịng tổng cộng 0,8 ml/phút
Bước sóng Detector: 530 nm
Nhiệt độ cột là nhiệt độ phòng

8.5. Nội dung thí nghiệm
8.5.1. Xây dựng đường chuẩn Rhodamine B
Xoay van về vị trí load, tráng kỹ kim tiêm và vịng mẫu 2 lần bằng nước cất sau đó
bằng chính dung dịch đo. Lấy lần lượt các dung dịch Rhodamine B có nồng độ từ nhỏ đến
lớn vào kim tiêm, rửa vịng mẫu bằng dung dịch đo sau đó nạp đầy vòng mẫu (dư 1-2 giọt
chảy qua).
Mở data file, khi thiết bị đã sẵn sàng cho phân tích, xoay nhanh cần van để đưa mẫu
vào đầu cột (thiết bị tự động lưu kết quả).
8.5.2 Phân tích mẫu
Cân từ 0,5-1 gam mẫu sơn móng tay trên cân phân tích (độ đọc của cân 0,1 mg) cho

vào ống ly tâm dung tích 25 ml. Thêm 10, 00 ml nước cất vào mẫu, đậy nắp, lắc đều trong
máy lắc 1 phút rồi rung siêu âm trong 5 phút và ly tâm bằng máy li tâm với tốc độ 6 000 r/min
trong 5 min. Dùng syringe gắn đầu lọc (màng lọc 0,45 m) lấy 2,5 ml chuyển vào bình định
mức 25 ml và định mức đến vạch bằng nước cất. Dung dịch này dùng để bơm vào hệ HPLC.
Chú ý: nếu nồng độ chất phân tích nằm ngồi đường chuẩn cần điều chỉnh thể tích lấy
dung dịch mẫu pha loãng.
5


Xoay van về vị trí load, tráng kỹ kim tiêm và vòng mẫu 2 lần bằng dung dịch mẫu.
Nạp mẫu vào vòng sao cho dư 1-2 giọt chảy qua.
Mở data file, khi thiết bị đã sẵn sàng cho phân tích, xoay nhanh van sang vị trí inject
để định lượng.
8.5.3. Đánh giá độ thu hồi của phương pháp phân tích
Làm thí nghiệm như mục 9.5.2 với cùng lượng cân, có thêm 2,5 ml dung dịch chuẩn
trung gian 100 ppm Rb và 7,5 ml nước sau đó tiến hành tương tự.
8.5.4. Tính toán kết quả
Sinh viên cần ghi chép lại các số liệu thực nghiệm để có thể
-

Báo cáo tỷ số signal/noise (S/N) cho mức nồng độ thấp nhất của đường chuẩn
Các thơng số cần thiết pic để có thể trả lời các câu hỏi phần báo cáo thực tập

-

Tính số đĩa lý thuyết cho cột tách đối với Rhodamine B.
Dựng đường chuẩn của Rhodamin B và xác định hàm lượng Rb (ng/g) có trong mẫu
sơn móng tay.

-


Tính độ thu hồi của phương pháp phân tích

8.6. Câu hỏi chuẩn bị bài
Câu 1. Nêu sự khác nhau giữa sắc ký lỏng pha đảo và sắc ký lỏng pha thường
Câu 2. Tại sao cột C18 được ứng dụng rộng rãi để tách các chất có độ phân cực khác nhau?
Câu 3. Để thay đổi thời gian lưu cần thực hiện các biện pháp gì? Tại sao?
Câu 4. Sự khác nhau của detector PDA hay cịn gọi là detector diode array với detector UVVis thơng thường.
Câu 5. Ngồi phương pháp HPLC trong bài, cịn phương pháp nào khác có thể dùng để phân
tích Rhodamine B trong sơn móng tay, ưu và nhược điểm các phương pháp đó so với
phương pháp đề xuất trong bài thực tập.
8.7. Tường trình thực tập
Thơng tin: Họ tên, lớp, nhóm, người hướng dẫn, buổi thực tập, ngày thực tập.
Cách chuẩn bị mẫu: Địa điểm lấy mẫu, thông tin về mẫu, cách lấy mẫu và bảo quản mẫu,
cách pha chế dung dịch chuẩn và cách chuẩn bị dung dịch phân tích.
Báo cáo số liệu: Các thơng số thí nghiệm, nhận xét sắc đồ, các số liệu thu được bao gồm thời
gian chết, thời gian lưu, độ rộng pic và diện tích pic.
Tính tốn kết quả: Dựa trên số liệu thu được tính tốn thời gian lưu hiệu chỉnh, hệ số lưu, số
đĩa lí thuyết trung bình, số đĩa lí thuyết hiệu lực trung bình đối với Rhodamine B.
Nhận xét kết quả: Dựa trên kết quả tính tốn được đưa ra các nhận xét về:
-

Phương pháp định tính Rhoamine B trong mẫu (so sánh thời gian của các dung dịch
chuẩn (tính thời gian lưu trung bình và độ lệch chuẩn) , mẫu phân tích, mẫu thêm
chuẩn;
6


-


Các thông số trong phương pháp định lượng: hệ số dung tích; số đĩa lý thuyết, hệ số
đối xứng pic, độ tinh khiết pic.

Tài liệu tham khảo
1. Daniel C. Harris (2010). Quantitative Chemical Analysis (8th Edition). W.H. Freeman
and Company Publishing.
2. Trần Tứ Hiếu, Từ Vọng Nghi, Nguyễn Văn Ri, Nguyễn Xn Trung (2007). Hóa học
phân tích – Phần 2: Các phương pháp phân tích cơng cụ. Nhà xuất bản Khoa học và
Kỹ thuật.
3. Douglas A. Skoog, F. James Holler, Stanley R. Crouch (2006). Principles of
Instrumental Analysis (6th Edition). Brooks Cole Publishing.
4. />
7


BÀI 9: PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ KHÍ – DETECTOR BẮT GIỮ ĐIỆN TỬ
(GC-ECD)
Tách và xác định một số hóa chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ trong mẫu nước
9.1. Mục đích thí nghiệm
Hexachlorocyclohexane (HCH), cịn được gọi là benzene hexachloride (BHC), là nhóm
các đồng phân quang học có chung công thức phân tử C6H6Cl6, được tổng hợp và sử dụng
rộng rãi làm thuốc trừ sâu từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến những năm 1990. Trong hỗn
hợp HCH kỹ thuật thường chứa các đồng phân như α-HCH (55–80%), β-HCH (5–14%), γHCH (8–15%), δ-HCH (2–16%) và ε-HCH (3–5%). Riêng đồng phân γ-HCH có những tác
dụng đặc hiệu nên được phân lập và tổng hợp thành một sản phẩm riêng với tên thương mại
Lindane. Do các đồng phân HCHs có độ bền cao, có khả năng tích lũy sinh học, gây rối loạn
nội tiết và được cho là tác nhân gây ung thư, các hợp chất này đã bị cấm sản xuất và sử dụng
tại nhiều quốc gia trên thế giới từ những năm 1990. Năm 2009, α-HCH, β-HCH và Lindane
được đưa vào danh sách các hóa chất cần phải loại bỏ theo Công ước Stockholm về các chất
ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POPs).


Hình 9.1. Cơng thức cấu tạo của HCHs
Tại Việt Nam, HCH kỹ thuật và Lindane (thường được biết đến với tên gọi thuốc trừ
sâu 666) cùng với các thuốc trừ sâu clo hữu cơ khác (OCPs) bị cấm từ năm 1995. Tuy nhiên,
OCPs nói chung và HCHs nói riêng đã được phát hiện trong các thành phần môi trường ở
Việt Nam như nước mặt, đất, trầm tích, khơng khí, sinh vật và thậm chí trong cơ thể người.
Sự có mặt của OCPs trong mơi trường và sinh vật hàng thập kỷ sau khi chúng bị cấm lưu
hành được giải thích bởi tính chất bền vững và khả năng tích lũy sinh học, cộng thêm với
những điểm ô nhiễm tồn lưu chưa được xử lý triệt để và các hành vi mua bán, sử dụng thuốc
trừ sâu không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Trong bài thực tập này, sinh viên sẽ tiến hành xác định hàm lượng một số đồng phân
HCHs bao gồm α-HCH, β-HCH và γ-HCH trong mẫu nước bằng kỹ thuật chiết lỏng lỏng và
định lượng bằng phương pháp sắc ký khí ghép nối detector bắt giữ điện tử (GC-ECD). Các
đồng phân HCHs có độ phân cực tương đối thấp được tách ra khỏi nền mẫu nước và chuyển
8


vào dung môi kém phân cực dichloromethane (DCM). Dịch chiết DCM chứa chất phân tích
tiếp tục được làm khan, làm sạch qua cột chứa chất hấp phụ florisil, cô đặc và phân tích trên
hệ thống GC-ECD.
9.2. Cơ sở lý thuyết của phương pháp phân tích
Sắc ký khí kèm với một loại detector phù hợp là phương pháp ưu việt để tách và định
lượng một cách chính xác lượng vết và siêu vết các hợp chất dễ bay hơi ngay cả khi tính chất
của chúng rất giống nhau. Tách các hợp chất hữu cơ trên cột sắc ký khí dựa vào sự phân bố
khác nhau của các hợp chất hữu cơ giữa pha tĩnh lỏng hoặc rắn và pha động là khí, khi cho
pha động đi qua cột. Hình 9.2 là sơ đồ thiết bị sắc ký khí gồm có 6 bộ phận chính: 1- nguồn
khí mang; 2- điều chỉnh áp suất/dòng; 3- bộ phận nạp mẫu (cổng bơm mẫu = injector); 4- cột
tách; 5- detector; 6- bộ phận điều khiển và xử lý tín hiệu, 7 = máy ghi.

Hình 9.2. Sơ đồ thiết bị sắc kí khí
Khi mẫu được bơm vào đầu cột, qua cổng 3, do ở đây có đặt nhiệt độ thích hợp làm cho

mẫu hố hơi. Tuỳ thuộc vào nồng độ mẫu mà người ta đặt chế độ làm việc cho bộ phận bơm
mẫu này theo kiểu chia dịng hay khơng chia dịng. Nếu nồng độ mẫu lớn, chế độ chia dòng
được thiết lập, phần lớn mẫu được thải ra ngồi, một phần đi vào cột. Khí mang từ nguồn 1
đẩy chất phân tích đi dọc theo cột 4, quá trình tách các chất xảy ra ở đây. Sau khi tách, các
chất lần lượt đi qua detector 5. Tín hiệu được xử lý, khuếch đại và ghi lại bởi thiết bị ghi 6.
Ngoài ra thiết bị được điều khển bởi phần mềm đi theo máy bao gồm đặt các chế độ làm việc
của các bộ phận chức năng như nhiệt độ detector, nhiệt độ injector, tốc độ dịng khí mang,
bơm mẫu… và đặc biệt là nhiệt độ cột tách, đơi khi cần thiết phải đặt chương trình cho nhiệt
độ cột sao cho hiệu quả tách đạt tốt nhất. Các chức năng này cũng được thực hiện ở khối chức
năng 6. Bộ phận cuối cùng là ghi số liệu 7.
9.2.1. Khí mang và khí phụ trợ
Trong sắc ký khí, khí mang đóng vai trị là pha động, có nhiệm vụ đưa mẫu phân tích đi
dọc theo cột, ngồi ra trong một số trường hợp khí mang cịn tham gia phát hiện chất phân
9


tích sau cột và góp phần làm sạch hệ sắc ký. Khí mang phải đáp ứng được các yêu cầu chính
như: (1) có khả năng khuếch tán tốt, (2) có độ tinh khiết cao, (3) trơ với pha tĩnh, chất phân
tích và vật liệu trong hệ sắc ký, (4) kém hấp phụ vào pha tĩnh và (5) dễ sử dụng, an tồn và
giá thành hạ. Các khí thường được dùng làm khí mang trong sắc ký khí là He, H2, N2, Ar, Ne,
Kr, CH4. Trong các khí trên, N2 được sử dụng khá phổ biến do có ưu điểm là an toàn, giá
thành rẻ và dễ dàng làm tinh khiết; N2 có thể được cấp từ bom chứa N2 lỏng hoặc được cấp
trực tiếp từ thiết bị phát N2.
Khí phụ trợ là thành phần cần thiết để đưa chất phân tích từ sau cột tách đến detector,
góp phần phát hiện chất phân tích ở detector cũng như tham gia vào việc làm sạch để duy trì
tuổi thọ, độ nhạy và độ lặp lại của detector. Khí phụ trợ được sử dụng phổ biến nhất là N 2.
Đối với một số detector cần đến ngọn lửa như FID hay FPD (Flame Photometric Detector –
detector quang hóa ngọn lửa) thì cịn cần thêm hỗn hợp khí là hydro và oxy hoặc khơng khí.
Ở các phịng thí nghiệm hiện nay, khí hydro thường được cung cấp bởi thiết bị sinh khí hoạt
động trên ngun tắc điện phân nước và khơng khí được cấp bởi thiết bị nén khí.

9.2.2. Cổng bơm mẫu
Mẫu phân tích trên hệ thống sắc ký khí thường ở dạng dung dịch, các chất phân tích
được hịa tan trong một dung mơi phù hợp rồi dùng syringe hút một thể tích xác định dung
dịch mẫu (thường là 1 μL) và tiêm vào hệ sắc ký. Có hai cách bơm mẫu vào hệ thống sắc ký
khí là bơm mẫu trực tiếp và bơm mẫu gián tiếp. Đối với bơm mẫu trực tiếp, dung dịch mẫu
được đưa trực tiếp vào cột tách, chất phân tích sau đó được hóa hơi và tách khỏi dung mơi
nhờ chương trình nhiệt độ và hiệu ứng dung mơi; cách bơm mẫu này có ưu điểm là phản ánh
trung thực nhất thành phần của dung dịch mẫu nhưng đòi hỏi thiết kế đặc biệt đối với bộ phận
bơm mẫu. Cách bơm mẫu gián tiếp được sử dụng phổ biến hơn, theo đó giọt dung dịch mẫu
đưa vào sẽ được hóa hơi tại buồng bay hơi là một ống thủy tinh có gia nhiệt, sau đó dịng khí
mang mới đưa đám hơi mẫu đi vào cột tách. Bơm mẫu gián tiếp có 2 chế độ là bơm chia dịng
(split) và khơng chia dịng (splitness). Đối với chế độ bơm khơng chia dịng, tồn bộ đám hơi
mẫu sẽ được đưa vào cột tách, chế độ này phù hợp cho loại cột nhồi hoặc các mẫu có nồng
độ chất phân tích thấp. Chế độ bơm khơng chia dịng thường được dùng trong sắc ký khí cột
mao quản, cho các mẫu có nồng độ chất phân tích khơng q thấp và để hạn chế lượng dung
môi đi đến detector; tỉ lệ chia dòng thường nằm trong khoảng 1:50 đến 1:500, đối với tỉ lệ
chia dịng 1:50 thì lượng mẫu đi vào cột bằng 1/50 lượng mẫu bị đưa ra ngoài qua một van
chia. Hiện nay, nhằm thu được kết quả với độ lặp lại cao, các hệ thống GC thường được trang
bị bộ phận lấy mẫu và bơm mẫu tự động (autosampler).

10


Hình 9.3. Sơ đồ cổng bơm mẫu theo chế độ bơm gián tiếp có chia dịng
9.2.3. Cột tách
Trong sắc ký nói chung và sắc ký khí nói riêng, cột tách giữ vai trị trung tâm trong q
trình tách các chất trong hỗn hợp. Có hai loại cột tách trong sắc ký khí là cột nhồi và cột mao
quản. Cột nhồi có đường kính trong từ 3 – 6 mm, có thể đến 12 mm, chiều dài từ 1 – 4 m,
được làm bằng thủy tinh hoặc thép không gỉ; bên trong cột được nhồi vật liệu là chất hấp phụ
rắn (rây phân tử zeolite, silica gel, alumina, carbon xốp) hoặc các hạt chất mang trơ được phủ

pha tĩnh lỏng (chất mang phổ biến nhất là silic dioxit, pha tĩnh lỏng thường là các hợp chất
có phân tử khối lớn hoặc các polymer được phân loại theo nhóm chức và mức độ phân cực).
Cột nhồi ít được ứng dụng trong phân tích định lượng do hiệu suất tách khơng cao, cần tốc
độ dịng khí mang lớn, áp suất cao và lượng mẫu lớn, cột nhồi được sử dụng chủ yếu vào mục
đích sắc ký điều chế.
Cột mao quản hở với nhiều loại pha tĩnh có độ phân cực khác nhau ngày càng được sử
dụng rộng rãi trong phân tích định lượng. Hiện nay cột mao quản được làm chủ yếu bằng
silica nung chảy (SiO2) được phủ bên ngoài một lớp polyimide (là một loại polymer chịu nhiệt
nhằm bảo vệ cột); cột mao quản có đường kính trong 0,25 đến 0,75 mm và chiều dài từ 10
đến 100 m. Tùy theo cách thức bố trí pha tĩnh lỏng bên trong cột mà ta có 2 loại cột mao quản
hở chính là WCOT (Wall-coated capillary open tubular, cột mao quản hở có thành trong phủ
pha tĩnh lỏng, còn gọi là cột mao quản film mỏng) và SCOT (Support-coated open tubular,
cột mao quản hở có thành trong gắn hạt chất mang rắn phủ pha tĩnh lỏng, còn gọi là cột mao
quản lớp mỏng). Trong đó cột WCOT có hiệu quả tách tốt nhất với số đĩa lí thuyết từ 1000
đến 4000 đĩa trên 1 m chiều dài cột.
Pha tĩnh phổ biến nhất đối với cột WCOT là polysiloxane với độ phân cực khác nhau
phụ thuộc vào thành phần nhóm chức. Loại cột kém phân cực nhất có pha tĩnh polydimethyl
siloxane (PDMS), để tăng dần độ phân cực người ta thay thế nhóm methyl bằng các nhóm
chức khác như phenyl, ví dụ như pha tĩnh poly (35% diphenyl, 65% dimethyl) siloxane có độ
phân cực trung bình hay nhóm chức cyanopropyl, ví dụ như pha tĩnh poly (90%
biscyanopropyl, 10% cyanopropyl phenyl) siloxane có độ phân cực mạnh. Ngoài ra
11


polyethylene glycol với tên thông thường Carbowax cũng là một loại pha tĩnh phân cực mạnh
được dùng phổ biến. Việc lựa chọn pha tĩnh cơ bản dựa trên nguyên tắc “tương tự”, có nghĩa
là độ phân cực của pha tĩnh và chất phân tích tương tự nhau thì cả khả năng lưu giữ chất phân
tích trong cột tốt, tăng khả năng tách; ví dụ để tách các hydrocarbon hay PCBs thường dùng
cột có pha tĩnh PDMS cịn để tách các ancol thường dùng cột Carbowax.
9.2.4. Detector

Detector là bộ phận rất quan trọng trong hệ sắc ký bởi nó giúp nhận biết các chất phân
tích đi ra khỏi cột dựa trên một tính chất đặc trưng của cấu tử chất phân tích, cung cấp thơng
tin để để bộ phận ghi và xử lí tín hiệu đưa ra kết quả cuối cùng là sắc đồ với các pic ứng với
từng cấu tử. Các yêu cầu đối với một detector lí tưởng bao gồm: (1) độ nhạy cao, (2) độ ổn
định và độ lặp lại tốt, (3) khoảng tuyến tính rộng, (4) khoảng nhiệt độ làm việc rộng, (5) thời
gian đáp ứng ngắn và khơng phụ thuộc vào tốc độ dịng, (6) bền và dễ sử dụng, (7) vừa có
khả năng đáng ứng với tất cả các chất phân tích, vừa có tính chọn lọc cao đối với một hoặc
nhiều nhóm chất và (8) khơng bị suy thối theo thời gian.
Detector bắt giữ điện tử (ECD) là một trong những loại detector được sử dụng rộng rãi
nhất cho các mẫu mơi trường vì detector này đáp ứng chọn lọc với các chất hữu cơ có chứa
halogen được coi là những chất ơ nhiễm điển hình như thuốc trừ sâu clo hữu cơ và polyclo
biphenyl. Trong hệ thống GC-ECD, dòng vật chất đi ra từ cột tách được dẫn qua nguồn phóng
xạ tia β, thường là nickel-63. Mỗi electron từ nguồn phóng xạ sẽ ion hóa phân tử khí mang
(thường là khí nitơ) để tạo ra hỗn hợp các cấu tử mang điện (ví dụ như N 2+ và các electron
thứ cấp). Khi không có mặt các chất hữu cơ, một dịng điện khơng đổi giữa hai điện cực sẽ
được hình thành từ quá trình ion hóa này. Dịng điện nền này sẽ giảm mạnh khi có mặt các
phân tử hữu cơ chứa nguyên tử có độ âm điện cao vì chúng có khả năng kết hợp với các
electron tự do để tạo thành các ion âm. Sự giảm dòng điện nền sẽ tỉ lệ với lượng chất hữu cơ
đi vào detector và là cơ sở để tạo ra tín hiệu định lượng ở detector.

12


Hình 9.4. Sơ đồ của detector bắt giữ điện tử (ECD)
Detector ECD có đáp ứng tốt nhất đối với các hợp chất chứa nguyên tử halogen (trong
đó mức độ đáp ứng giảm theo thứ tự I > Br > Cl >> F), dẫn xuất nitro, peroxide, quinone và
các hợp chất cơ kim. Giới hạn phát hiện của detector ECD đối với các hợp chất halogen hữu
cơ là 5 fg/s. Detector này kém nhạy đối với các hợp chất chứa nhóm chức amin, ancol và các
hydrocacbon. So với các detector khác như detector ion hóa ngọn lửa hay detector dẫn nhiệt,
detector ECD có ưu điểm là độ chọn lọc cao và ít bị ảnh hưởng bởi thành phần của nền mẫu.

Tuy nhiên, khoảng đáp ứng tuyến tính của detector ECD là tương đối hẹp cỡ 104.
9.3. Nguyên tắc của phép phân tích
HCHs tan kém trong nước nên trong mơi trường nước các hợp chất này thường tồn tại
ở mức nồng độ vết hoặc siêu vết (ppb hay ppt). HCHs cần được chiết vào dung mơi hữu cơ,
ví dụ như DCM, để thu được dịch chiết có thể dễ dàng xử lý trước khi phân tích trên GC (cơ
đặc để làm giàu, chuyển sang các dung môi phù hợp cho hệ GC, xử lý mẫu với các kỹ thuật
sắc ký hấp phụ). Khi mẫu nước được chiết với DCM, rất nhiều các thành phần khác của nền
mẫu cũng có thể được chiết cùng với HCHs. Các chất cản trở này có thể gây ảnh hưởng đến
tín hiệu của HCHs nên cần phải được loại bỏ bằng cách đưa dịch chiết qua các cột sắc ký thủy
tinh nhồi chất hấp phụ và rửa giải HCHs bằng dung môi phù hợp. Dung dịch rửa giải chứa
HCHs tiếp tục được cơ đặc đến thể tích đủ để dễ dàng phát hiện trên thiết bị GC-ECD. Ví dụ,
nếu chiết 1 L mẫu nước và cơ đặc dịch chiết đến 1 mL thì nồng độ HCHs trong dung dịch
phân tích sẽ được làm giàu đến 1000 lần so với nồng độ trong mẫu nước ban đầu. Một thể
tích nhỏ dung dịch mẫu phần tích (1 hoặc 2 µL) được đưa vào hệ thống GC-ECD để tách và
định lượng HCHs. Cột tách được sử dụng là cột mao quản film mỏng với lớp film pha tĩnh
lỏng được phủ lên thành trong của cột silica. Pha tĩnh được sử dụng polysiloxane (5% phenyl
13


95% methyl) có độ phân cực thấp. Mặc dù các đồng phân của HCHs có cơng thức phân tử và
khung phân tử giống nhau, nhưng tính chất lý hóa khơng hồn tồn giống nhau do sự sắp xếp
trong khơng gian của các nguyên tử clo khác nhau. Sự khác biệt này cho phép hỗn hợp các
đồng phân HCHs có thể được tách ra khỏi nhau trong quá trình sắc ký. Tín hiệu của các chất
HCHs trong mẫu phân tích được đặc trưng bởi thời gian lưu so với dung dịch chuẩn. Detector
ECD có độ nhạy cao đối với các hợp chất hữu cơ có chứa nguyên tố âm điện như HCHs với
6 nguyên tử clo trong phân tử. Nồng độ các chất HCHs trong dung dịch phân tích được tính
tốn bằng phương pháp ngoại chuẩn.
9.4. Thiết bị, dụng cụ, hóa chất
• Hệ thống sắc ký khí GC/ECD: Scion 456 GC (Scion Instruments, Mỹ).
• Bộ lấy mẫu tự động: CP-8400 Autosampler (Bruker, Malaysia).

• Syringe bơm mẫu: MicroliterTM 701N; 10 μL; vạch chia 0,1 μL (Hamilton, Mỹ).
• Cột mao quản: DB-5; chiều dài 30 m; đường kính trong 0,25 mm; bề dày pha tĩnh 0,25
μm; pha tĩnh (5% phenyl 95 % methyl) polysiloxane (Agilent Technologies).
• Cân phân tích (độ đọc 0,00001 g).
• Bình định mức 10 mL và 50 mL (Duran, Đức).
• Syringe pha dung dịch chuẩn: 1000 μL, 250 µL, 50 àL (Agilent Technologies).
ã Cỏc cht chun: PESTANALđ -HCH, -HCH, -HCH dạng rắn có độ tinh khiết 99
% (Sigma-Aldrich).
• Dụng cụ và thiết bị xử lý mẫu: ống đong 1000 mL, phễu chiết 2000 mL, cột sắc ký
thủy tinh, bình cầu, pipet Pasteur, ống nghiệm chia vạch, bộ cất quay chân khơng, bộ
thổi khí N2, vial chứa mẫu.
• Dung mơi và hóa chất xử lý mẫu: dichloromethane, hexane, florisil, NaCl, Na2SO4.
9.5. Nội dung thí nghiệm
9.5.1. Điều kiện tách
Cổng bơm mẫu:
• Nhiệt độ injector: 225 °C.
• Chế độ bơm: khơng chia dịng (splitness).
• Thể tích mẫu bơm: 1 μL.
Khí mang: N2 (99,9995 %), đẳng dịng 1.2 mL/phút.
Chương trình nhiệt độ của lị cột:
• Nhiệt độ đầu 160 °C, giữ trong 2 phút.
• Tăng đến 280 °C với tốc độ 10 °C/phút.
• Giữ ở 280 °C trong 4 phút.
• Thời gian phân tích: 18 phút.
14


Detector:
• Nhiệt độ detector: 300 °C.
• Khí phụ trợ N2 (99,9995%): 25 mL/phút.

9.5.2. Thao khác khởi động và tắt hệ thống GC/ECD
Khởi động hệ thống:
(1)

Mở van của bom khí N2.

(2)

Bật cơng tắc On/Off trên thân máy GC/ECD.

(3)

Khởi động máy tính điều khiển.

(4)

Khởi động phần mềm điều khiển Compass CDS.

(5)

Khởi động hệ thống GC (System On).

(6)

Tìm đến file chứa chương trình phân tích, mở và gửi thơng tin sang hệ thống GC.

(7)

Chờ các thông số thực tế đạt đến thông số cài đặt, hệ thống ở trạng thái Ready và
đường nền ổn định mới bắt đầu phân tích mẫu.


Tắt hệ thống:
(8)

Sau khi mẫu cuối cùng được phân tích, chờ hệ thống về trạng thái Ready.

(9)

Tìm đến file chứa chương trình tắt máy, mở và gửi thông tin sang hệ thống GC.

(10) Chờ các thông số thực tế đạt đến thông số cài đặt, chủ yếu là nhiệt độ của injector,
lò cột và detector đạt khoảng 500C.
(11) Thoát khỏi phần mềm Compass CDS và tắt máy tính điều khiển.
(12) Tắt cơng tắc On/Off trên thân máy GC/ECD.
(13) Khóa van bom khí N2.
9.5.3. Thao tác khai báo thông tin mẫu trên phần mềm điều khiển
Chỉ được khai báo thông tin của mẫu cần bơm khi hệ thống hiển thị chế độ sẵn sàng để
bơm mẫu (Ready hoặc tín hiệu màu xanh lá cây trên thân máy). Trên thanh công cụ chọn biểu
tượng Quick Start Run sẽ hiển thị hộp thoại để khai báo thơng tin sau:
• Tên mẫu (Run Name): nhập tên mẫu, ví dụ: 2017xxyy S HCH 5 ppb, trong đó xx là
tháng, yy là ngày thực tập, kí hiệu S nếu là nhóm sáng và C nếu là nhóm chiều,
“HCH 5 ppb” là tên dung dịch chuẩn, nếu là mẫu thực lưu là “Mau nuoc” hoặc
“Sample”.
• Vị trí lọ đựng mẫu (Vial #): Kiểm tra đúng lọ đựng mẫu cần bơm và vị trí của nó
trên khay đựng mẫu, sau đó nhập con số tương ứng vào ơ trống. Vị trí Rack # luôn
mặc định là “0”.
15


• Thời gian ghi tín hiệu (Run Time): 18 min.

• Thể tích bơm (Injection Volume): 1 μL.
Sau khi khai báo xong kích Start, autosampler sẽ tự động lấy và bơm mẫu.
9.5.4. Thao tác bơm mẫu bằng syringe (kĩ thuật bơm mẫu kim nóng)
Trước mỗi lần lấy mẫu, syringe cần được tráng kĩ bằng dung môi phù hợp, mỗi lần tráng
hút dung mơi đến một nửa thể tích kim (khoảng 5 μL) rồi thải bỏ dịch tráng vào bình chứa
dung mơi thải, lặp lại thao tác này ít nhất 10 lần. Sau đó tráng syringe bằng chính mẫu phân
tích, hút khoảng 2 μL dung dịch mẫu, rồi thải bỏ dịch tráng vào bình chứa dung mơi thải, lặp
lại thao tác này 2 đến 3 lần.
Lấy chính xác 1 L dung dịch cần phân tích, chú ý khơng được để đầu piston có bọt khí,
sau đó kéo cao piston của syringe đến vạch 3 μL. Khi các thông tin về mẫu đã được khai báo
và hệ thống sắc kí đã sẵn sàng cho phân tích mới được bơm mẫu. Khi cắm syringe vào injector,
syringe phải ln vng góc với thân máy, một tay giữ đầu kim bằng kim loại (để tránh làm
cong đầu kim), dùng lực của tay còn lại đẩy thân syringe đến khi toàn bộ đầu kim xuyên qua
septum và nằm trong máy. Chờ 2 đến 3 giây rồi đẩy nhanh, dứt khốt piston để đưa tồn bộ
lượng mẫu vào injector, khi vừa bơm mẫu xong lập tức tiến hành ghi tín hiệu (thường bằng
cách ấn nút Start trên thân máy), sau đó rút syringe ra khỏi thân máy (rút theo phương thẳng
đứng, vng góc với thân máy).
Sau khi bơm mẫu xong, syringe được tráng bằng dung mơi ít nhất 10 lần, thao tác tương
tự như lúc tráng syringe trước khi bơm mẫu rồi đặt cẩn thận vào hộp.
9.5.5. Hoạt động của autosampler
Autosampler sẽ thay thế người phân tích thao tác với syringe bơm mẫu. Sau khi cài đặt
các thông số cho autosampler và hệ thống GC/ECD đã sẵn sàng để phân tích, autosampler sẽ
tiến hành những bước chính sau đây:
• Kiểm tra vị trí của lọ đựng mẫu trên khay mẫu. Nếu không thấy lọ đựng mẫu tại vị trí
đã khai báo, hệ thống sẽ báo lỗi. Sau khi autosampler kiểm tra vị trí lọ đựng mẫu, tuyệt
đối khơng chạm vào khay mẫu để tránh làm dịch chuyển vị trí của khay.
• Tráng rửa syringe trước khi bơm mẫu: autosampler sẽ lần lượt tráng rửa syringe bằng
dung môi và chính dung dịch mẫu cần phân tích. Số lần tráng rửa do người phân tích
cài đặt cho phù hợp, thể tích tráng từ 5 đến 7 μL.
• Lấy mẫu và bơm mẫu vào hệ thống GC/ECD: sau khi tráng rửa syringe, autosampler

sẽ tiến hành lấy mẫu, bao gồm các bước loại bọt khí, lấy đến thể tích chính xác (thường
là 1 μL), sau đó kéo piston lên vị trí khoảng 3 μL. Cuối cùng autosampler sẽ bơm rất
nhanh lượng mẫu vừa lấy vào injector và hệ thống tự động ghi tín hiệu.

16


• Tráng rửa syringe sau khi bơm mẫu: autosampler sẽ tráng rửa syringe bằng dung môi
với số lần tráng và thể tích tráng tương tự như trước khi bơm mẫu.
9.5.6. Xử lí sắc đồ và lấy kết quả
Xử lý số liệu được thực hiện trên phần mềm Compass CDS Data. Trên thanh cơng cụ,
kích vào File, chọn Open, chọn tiếp Open Chromatogram. Trong cửa sổ Open File, chọn và
kích vào file dữ liệu cần xử lí, chọn tiếp Open. File cần xử lí xuất hiện cùng với sắc đồ. Kích
vào dịng “result” trên thanh dọc bên trái màn hình sẽ hiện lên bảng pic, bao gồm thời gian
lưu (min) và diện tích pic (μV.Sec). Dựa vào nội dung bài thực tập và kiến thức, sinh viên
nhận diện pic cần quan tâm trong dung dịch chuẩn và trong mẫu thực.
Trong trường hợp phần mềm xử lí tự động chọn pic và lấy diện tích khơng chính xác,
có thể tự chọn pic và lấy diện tích bằng cách thủ cơng. Kích vào dòng ứng với pic cần kẻ lại
trong bảng kết quả (dịng đó và chân pic tương ứng trong sắc đồ sẽ bị tô vàng). Chọn biểu
tượng “Delete Current Peak” trên thanh cơng cụ, pic đó sẽ bị xóa khỏi bảng kết quả. Chọn
biểu tượng “Add Peak Mode” trên thanh công cụ và chọn lại pic bằng cách kẻ chân pic từ
điểm xuất hiện pic đến điểm pic kết thúc, bảng kết quả sẽ hiển thị pic mới được kẻ.
9.5.7. Chuẩn bị dung dịch chuẩn gốc và các dung dịch chuẩn làm việc
Dung dịch chuẩn gốc 2000 ng/mL: pha dung dịch chuẩn hỗn hợp HCH-2000 (nồng độ
mỗi cấu tử 2000 ng/mL) từ các chất chuẩn tinh khiết dạng rắn của α-, β- và γ-HCH; dung mơi
là hexane, dùng bình định mức 50 mL.
Các dung dịch chuẩn làm việc: từ dung dịch gốc HCH-1000, sinh viên tự đề xuất cách
chuẩn bị các dung dịch chuẩn làm việc HCH-10, HCH-20, HCH-50 và HCH-100; nồng độ
mỗi cấu tử lần lượt là 10, 20, 50, 100 ng/mL (ppb); dung mơi là hexane, dùng bình định mức
10 mL và syringe.

9.5.8. Xác định thời gian lưu và dựng đường chuẩn của các chất phân tích
Lần lượt bơm 1 μL các dung dịch chuẩn HCH-10, HCH-20, HCH-50 và HCH-100. Từ
sắc đồ thu được, thao tác trên phần mềm Compass CDS để xác định các thông số: thời gian
lưu, độ rộng pic và diện tích pic của các chất phân tích ở các nồng độ khác nhau.
Tính thời gian lưu hiệu chỉnh (tR’), hệ số lưu (k’), số đĩa lí thuyết trung bình và số đĩa lí
thuyết hiệu lực trung bình của cột tách đối với các chất phân tích.
Sử dụng Excel hoặc phần mềm thống kê chuyên dụng khác để dựng đường chuẩn biểu
diễn mối quan hệ giữa nồng độ của α-, β- và γ-HCH với diện tích pic tương ứng của chúng.
Tìm ra phương trình hồi qui (dạng S = a + b.C) và hệ số tương quan (R2).
Bơm một mẫu dịch chiết của mẫu thật đã qua qui trình xử lý. Dựa vào sắc đồ, thời gian
lưu của các chất trong hỗn hợp chất chuẩn và mẫu; và đường chuẩn để tiến hành định tính và
định lượng các đồng phân của HCH trong mẫu.
17


9.5.9. Quy trình phân tích hàm lượng các OCPs trong mẫu nước
Hàm lượng HCHs trong mẫu nước được phân tích theo quy trình sau:

Hình 9.5. Quy trình phân tích HCHs trong mẫu nước bằng phương pháp GC-ECD
9.6. Câu hỏi chuẩn bị bài
Câu 1. Nêu cơ sở tách hỗn hợp các đồng phân α-, β- và γ-HCH bằng phương pháp sắc ký
khí? Nêu vai trị của cột tách và chương trình nhiệt độ?
Câu 2. Nêu nguyên lý hoạt động của detector ECD? So sánh độ nhạy, khoảng tuyến tính, khả
năng ứng dụng và ưu, nhược điểm của detector ECD và FID?
Câu 3. Phân biệt injector chia dịng (split) và khơng chia dịng (splitless), nêu ứng dụng của
chúng.
Câu 4. Giải thích vai trị của các bước trong quy trình xử lý mẫu nước để xác định hàm lượng
các OCPs?
9.7. Tường trình thí nghiệm
Thơng tin: Họ tên, lớp, nhóm, người hướng dẫn, buổi thực tập, ngày thực tập.

Cách chuẩn bị mẫu: Thông tin về mẫu, cách lấy mẫu và bảo quản mẫu, cách pha chế dung
dịch chuẩn và cách chuẩn bị dung dịch phân tích.

18


Báo cáo số liệu: Các thơng số thí nghiệm, nhận xét sắc đồ, các số liệu thu được bao gồm thời
gian chết, thời gian lưu, độ rộng chân pic và diện tích pic.
Tính tốn kết quả: Dựa trên số liệu thu được tính tốn thời gian lưu hiệu chỉnh, hệ số lưu, số
đĩa lí thuyết trung bình, số đĩa lí thuyết hiệu lực trung bình đối với các chất phân tích.
Lập cơng thức tính tốn hàm lượng các đồng phân HCHs trong mẫu nước theo quy
trình đưa ra tại mục 11.5.9.
Nhận xét kết quả: Dựa trên kết quả tính tốn được đưa ra các nhận xét và các chú ý trong
q trình làm thí nghiệm. Sinh viên tìm hiểu về các quy định hiện hành ở Việt Nam
về mức hàm lượng cho phép của HCHs trong các đối tượng môi trường như nước
mặt, nước ngầm, đất, trầm tích.
Tài liệu tham khảo
1. US Environmental Protection Agency (2007). Method 8081B – Organochlorine
Pesticides by Gas Chromatography.
2. Daniel C. Harris (2010). Quantitative Chemical Analysis (8th Edition). W.H. Freeman
and Company Publishing.
3. Trần Tứ Hiếu, Từ Vọng Nghi, Nguyễn Văn Ri, Nguyễn Xuân Trung (2007). Hóa học
phân tích – Phần 2: Các phương pháp phân tích công cụ. Nhà xuất bản Khoa học và
Kỹ thuật.
4. Douglas A. Skoog, F. James Holler, Stanley R. Crouch (2006). Principles of
Instrumental Analysis (6th Edition). Brooks Cole Publishing.

19




×