Tải bản đầy đủ (.ppt) (36 trang)

Tổ chức dạy học theo Chuẩn kiến thức kỹ năng thông qua các kỹ thuật dạy học tích cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (938.85 KB, 36 trang )

10/08/13 1
Tài li u t p hu n GVệ ậ ấ
10/08/13 2
Tài li u t p hu n GVệ ậ ấ
1. Quan hệ giữa Chuẩn kiến thức, kỹ năng, SGK và Chương
trình GDPT môn Tiếng Anh
- Dạy theo chuẩn KT-KN là một phần của Chương trình GDPT
đảm bảo việc chỉ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn
sẽ tạo nên sự thống nhất; làm hạn chế tình trạng dạy học quá
tải, góp phần làm giảm tiêu cực của dạy thêm, học thêm; tạo
điều kiện cơ bản, quan trọng để tổ chức kiểm tra, đánh giá
theo chuẩn.
- Chuẩn KT-KN là căn cứ để hướng dẫn dạy học, kiểm tra, đánh
giá, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giỏ.
- Dạy học cho HS đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng là đạt được các
yêu cầu cơ bản và tối thiểu về kiến thức, kỹ năng, đảm bảo
không quá tải và không quá lệ thuộc hoàn toàn vào SGK; mức
độ khai thác sâu kiến thức, kỹ năng trong SGK phải phù hợp
với khả năng tiếp thu của HS, rèn luyện phương pháp tư duy,
năng lực tự học, tự nghiên cứu; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu
cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho HS.
2. Sử dụng Chuẩn KT-KN để xác định mục tiêu tiết dạy
Chuẩn kiến thức, kĩ năng trình bày trong Chương trình
GDPT có tính khái quát theo từng chủ điểm, đó là mục
tiêu cần đạt được sau thời gian học hết chủ điểm
(Theme).
Cần lưu ý một số điểm khi xác định mục tiêu giờ học như:
- Trước đây, mục tiêu giờ lên lớp nhấn mạnh đến điều GV
cần thực hiện trong một giờ học.
- Giáo học pháp hiện đại, mục tiêu giờ học là điều HS phải
thực hiện và đạt được sau một giờ học tập trên lớp.


- Mục tiêu của giờ lên lớp cần nhằm vào các kĩ năng cụ thể
tương ứng với các mục của mỗi đơn vị bài học trong SGK
chứ không tập trung vào các kiến thức ngôn ngữ.
E.g. Mục tiêu rèn luyện kĩ năng đọc hiểu (đọc lướt, đọc
chi tiết, ...) khi dạy mục A, rèn luyện kĩ năng nói khi dạy
mục B, rèn luyện kĩ năng nghe khi dạy mục C, rèn luyện kĩ
năng viết khi dạy mục D và luyện phát âm và thực hành các
bài tập về ngữ pháp (và từ vựng) khi dạy mục E.
3. Lựa chọn nội dung KT-KN
- GV có thể căn cứ vào trình độ học sinh cụ thể của lớp
mình mà điều chỉnh tăng hoặc giảm, hoặc thay thế các bài
tập cho phù hợp đối tượng học sinh.
- Để Phát triển kĩ năng giao tiếp. Các kiến thức ngôn ngữ
được xem là phương tiện chứ không phải là đích cuối cùng
của quá trình học tập.
Khi lựa chọn nội dung ngôn ngữ cho giờ lên lớp, cần
lưu ý một số điểm sau:
- Những kiến thức ngôn ngữ một mặt đóng vai trò
then chốt cho việc hiểu các thông tin của bài mặt khác
những kiến thức ngôn ngữ đó HS phải sử dụng trong
luyện tập các kĩ năng như- nghe, nói, đọc, viết.
- Số lượng âm, từ, ngữ pháp đề cập trong mỗi giờ
học nhiều hay ít tùy thuộc vào trình độ của học sinh. Tuy
nhiên, trong nhiều trường hợp do phải tập trung rèn
luyện các kĩ năng ngôn ngữ, GV không nhất thiết phải
giới thiệu nhiều từ và cấu trúc mới vì chúng có thể được
hiểu trong ngữ cảnh hoặc để phát triển khả năng đoán từ
của học sinh.
10/08/13 8
Tài li u t p hu n GVệ ậ ấ

1. Các kĩ thuật dạy học tich cực sử dụng trong dạy
các kỹ năng tiếp nhận (receptive skills): nghe và đọc
 
Ba giai đoạn trong một bài dạy kỹ năng tiếp nhận thông
tin là:
- Trước khi nghe (đọc)
- Trong khi nghe (đọc)
- Sau khi nghe (đọc).
Ở mỗi giai đoạn, GV có thể sử dụng những kĩ thuật khác
nhau. Có một số thủ thuật có thể sử dụng ở các giai đoạn
GV gợi mở cho HS chia sẻ với nhau hoặc GV cung cấp
cho HS một số kiến thức văn hóa nền, dạy trước một số
từ, cấu trúc hoặc cách phát âm khó, v.v.
Các kĩ thuật dạy học tích cực sử dụng trong giai đoạn này
bao gồm:
● Hoạt động tiên đoán tự do (open prediction): GV chỉ nêu
lên chủ đề của bài nghe (đọc) và cho HS cả lớp tự do đoán
xem nội dung của bài đọc sẽ như- thế nào.
E.g. GV nói "Today you are going to read a text about
ways of socializing. Now make some guesses about the text."
và để HS đoán xem họ sẽ được đọc về những cách thức giao
tiếp nào, v.v. Để gây hứng thú cho HS, GV có thể giới thiệu
chủ đề của bài bằng tranh ảnh, hoặc những vật dụng thực, v.v.
● Đoán  xem  các  nhận  định  về  bài  đọc  đúng  hay  sai
(true/false statements prediction): GV đưa ra một số nhận
định về nội dung chính của của bài, trong đó có một số câu
đúng, một số câu sai. HS đoán xem câu nào đúng, câu nào sai
(có thể thảo luận nhóm/cặp, so sánh câu trả lời).
● Sắp  đặt trật  tự  câu,  ý  hoặc  tranh  vẽ (ordering): GV cho HS
xem một số bức tranh hoặc đọc một số câu và yêu cầu họ sắp xếp

chúng theo trật tự đúng. Hoạt động này thường dùng khi bài
nghe /đọc là một câu chuyện, hoặc về kết quả và nguyên nhân, hay
về một quy trình nào đó, v.v.
● Trả lời câu hỏi (pre-questions): GV đặt một số câu hỏi về chủ
đề bài nghe /đọc, HS vận dụng những kiến thức đã có sẵn của
mình để trả lời các câu hỏi đó.
● Bài tập từ vựng : gợi ý cho HS nhớ lại những từ đã học có liên
quan đến chủ đề sắp nghe /đọc. Gợi mở để giúp HS xây
dựng‘mạng lưới’ từ vựng liên quan đến chủ đề bài nghe/ đọc,
trong đó có những từ mới và khó mà họ sẽ gặp trong bài nghe /đọc.
Để gây hứng thú cho HS, GV nên sử dụng một số thủ thuật ôn
luyện từ vựng như- ô vuông từ vựng (word square), hay noughts 
and crosses, wordstorm, cross word, puzzle words, word chain:
v.v... giúp HS hiểu các khái niệm khó hoặc kiến thức văn hoá (nếu
có trong bài). Chú ý: GV nên có những câu hỏi gợi mở, dẫn dắt
giúp HS suy nghĩ và tự tìm ra câu trả lời.
Một số điều GV cần lưu ý:

● Để tạo không khí sôi nổi khi bắt đầu bài học, nên cho
HS làm việc theo nhóm/cặp, sau đó so sánh câu trả lời,
hoặc dùng hoạt động ‘động não’ (brainstorming) với cả
lớp.
● Trong tất cả các hoạt động trước đọc, GV nên tăng
cường khuyến khích, gợi mở cho HS suy đoán và thực
hiện yêu cầu bài tập chứ không đưa ra câu trả lời đúng.
HS sẽ phải tìm câu trả lời đúng khi nghe /đọc bài.
● Có thể sử dụng một hoặc hai thủ thuật trong một bài
học, nên thay đổi các thủ thuật trong các bài khác nhau
để cho bài học hấp dẫn hơn, tránh lối mòn, nhàm chán.
Các kĩ thuật sử dụng trong giai đoạn 2:

trong khi nghe /đọc - the while/through- stage
Một số dạng bài tập và kĩ thuật dạy học tích cực sử dụng
trong giai đoạn 2 bao gồm:
- Đúng/sai (True/ False)
- Đa lựa chọn (Multiple Choice)
- Điền vào chỗ trống (Gaps-Fill)
- Biểu bảng (Grids)
- Hoàn thành câu (Sentence Completion)
- Tìm ý chính (Main Idea)
- Đặt câu hỏi cho câu trả lời có sẵn (Answers Given)
- Khớp câu hoặc ý (Matching)

×