Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

ĐỀ TÀI công nghiệp hóa hiện đại hóa ở việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4 0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.07 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN CHẤT LƯỢNG CAO VÀ POHE
---------***---------

BÀI TẬP LỚN
ĐỀ TÀI: Công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh
cách mạng công nghiệp 4.0

Giảng viên:

Mai Lan Hương

Họ và tên SV:

Trần Minh Hịa

Mã sinh viên:

11212307

Lớp:

Tài chính tiên tiến A

Khóa:

K63

1



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................4
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CNH-HĐH...............................5
1. Khái quát về cách mạng CNH- HĐH.........................................................5
1.1 Khái niệm..................................................................................................5
1.2 Đặc điểm CNH-HĐH ở Việt Nam............................................................5
1.3 Lý do khách quan Việt Nam phải thực hiện CNH- HĐH..........................6
1.4 Vai trò........................................................................................................6
a. Thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất......................................6
b. Thúc đẩy hoàn thiện quan hệ sản xuất..................................................7
c. Thúc đẩy đổi mới phương thức quản trị phát triển................................7
1.5 Nội dung CNH- HĐH ở Việt Nam............................................................7
2. Khái quát về Cách mạng công nghệ 4.0....................................................8
2.1 Khái niệm..................................................................................................8
2.2 Đặc trưng chính của Cách mạng cơng nghiệp 4.0..................................8

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CNH- HĐH TRONG BỐI CẢNH
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Ở VIỆT NAM............................9
1. Thuận lợi mà CNH- HĐH và Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại cho
Việt Nam............................................................................................................9
1.1. Thuận lợi:................................................................................................9
1.2. Thành tựu:...............................................................................................9
a. Trong lĩnh vực nông nghiệp...................................................................9
b. Trong lĩnh vực sản xuất.......................................................................11
c. Trong lĩnh vực dịch vụ.........................................................................11
d. Trong lĩnh vực giáo dục.......................................................................12
2. Những khó khăn và hạn chế còn tồn tại ở Việt Nam trong quá trình đi
lên CNH- HĐH và Cách mạng 4.0................................................................13

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CNH- HĐH CHO ĐẤT

NƯỚC VÀ THÍCH ỨNG VỚI CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 14
KẾT LUẬN.........................................................................................15
DANH MỤC THAM KHẢO..............................................................16
2


LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam ta có những khó khăn vì đi lên xã hội Chủ nghĩa từ một
nước nông nghiệp lạc hậu, cơ sở vật chất thấp kém do những ảnh hưởng từ
chiến tranh, trình độ của lực lượng sản xuất chưa cao, quan hệ sản xuất mới
chưa hoàn thiện. Thế nhưng Việt Nam cũng có lợi thế của một nước đi sau là
những cơ hội học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm, thành tựu từ những nước phát
triển đi trước. Từ Đại hội Đảng lần thứ III, Đảng ta ln coi cơng nghiệp hóa
- hiện đại hóa là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong thời kỳ quá độ đi lên xã
hội chủ nghĩa. Đặc biệt, cùng với xu hướng của cách mạng cơng nghiệp 4.0
hiện nay thì vai trị của cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước lại càng là
vấn đề cấp thiết. Bởi công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước đi liền với phát
triển khoa học, công nghệ sẽ tạo cơ hội phát triển cho mọi quốc gia, đặc biệt
là những quốc gia đang phát triển như đất nước ta. Nó khơng chỉ phù hợp với
xu thế thời đại mà còn giúp Việt Nam đẩy mạnh phát triển kinh tế, tạo dựng
cơ sở vật chất kỹ thuật, hoàn thiện quan hệ sản xuất và rút ngắn khoảng cách
với các nước.
Nhận thấy được tính cấp thiết trong thực tiễn của chủ đề này, em
quyết định chọn đề tài “ Cơng nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam trong thời
kỳ cách mạng cơng nghiệp 4.0” nhằm nâng cao kiến thức và trình độ hiểu
biết để theo kịp thời đại và góp phần phát triển đất nước.

3



CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CNH-HĐH
1. Khái quát về cách mạng CNH- HĐH
1.1 Khái niệm
Trong vòng 200 năm qua, từ cuộc cách mạng công nghiệp đầu tuên
cuối thế kỷ thứ XVIII ở nước Anh, cách mạng công nghiệp đã nhanh chóng
lan rộng sang các nước Tây Âu và các nước khác như một phong trao bùng
nổ mạnh mẽ. Khi đó cơng nghiệp hóa được hiểu đơn thuần là áp dụng máy
móc vào trong lao động giúp tăng năng suất thay cho phương pháp thủ cơng,
từ đó giúp phát triển nền kinh tế của một nước từ lạc hậu đi lên thành một
nước công nghiệp phát triển hiện đại.
Ở Việt Nam ta, đường lối cơng nghiệp hóa đất nước đã được Đảng
ta nhận thức và hình thành từ Đại hội III (tháng 9/1960). Đảng ta đã xác định
trong điều kiện nước mình: “ Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là q trình
chuyển đổi căn bản tồn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và
quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với
công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát
triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ, tạo ra năng suất lao
động xã hội cao”.
1.2 Đặc điểm CNH-HĐH ở Việt Nam
- CNH, HĐH theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu “ dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh”.
- Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.
- Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa.
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh tồn cầu hóa kinh tế và Việt
Nam đang tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
1.3 Lý do khách quan Việt Nam phải thực hiện CNH- HĐH
Trên cả lý luận và thực tiễn chỉ ra rằng q trình cơng nghiệp hóa
mang tính phổ biến. Mọi quốc gia, dù là đi trước hay sau đều sẽ phải trải qua
vì nó gắn liền với sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội. Công nghiệp

4


hóa là q trình tạo động lực mạnh mẽ cho nền kinh tế, là đòn bẩy quan
trọng tạo ra những bước đột phá trong các lĩnh vực hoạt động của con người.
Đối với các nước có nền kinh tế cịn kém phát triển quá độ lên chủ
nghĩa xã hội như Việt Nam ta, thông qua CNH - HĐH là bước đầu để xây
dựng xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. CNH - HĐH
giúp hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, phát triển lực lượng sản
xuất, sẽ nâng cao được đời sống của nhân sân cũng như là các nguồn lực
trong và ngoài nước, giúp nền kinh tế dần trở nên tự chủ, vững mạnh. Cùng
với đó khối liên minh cơng nhân, nông dân và tri thức được củng cố rõ rệt,
nâng cao vai trị lãnh đạo của giai cấp cơng nhân. Qua đó tiềm lực sức mạnh
cho quốc phịng, an ninh.
1.4 Vai trò
a. Thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất
Các cuộc cách mạng cơng nghiệp có tác động vô cùng to lớn đến sự
phát triển của lực lượng sản xuất của các quốc gia cũng như tới quá trình
điều chỉnh cấu trúc và vai trị của các nhân tố trong lực lượng sản xuất:
- Về tư liệu sản xuất: Máy móc ra đời thay thế cho lao động thủ công dẫn
đến nền sản xuất dần chuyển sang giai đoạn tự động hóa và q trình tập
trung hóa sản xuất được đẩy nhanh.
- Về nguồn nhân lực: Vì phải áp dụng những máy móc cơng nghệ cao vào
sản xuất nên đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực ngày càng cao, từ đó tạo điều
kiện để thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực.
- Về đối tượng lao động: Cách mạng công nghiệp đã đưa con người vượt
qua giới hạn trong sản xuất về tài nguyên thiên nhiên và khi không còn phụ
thuộc vào các nguồn năng lượng truyền thống.
Các nước đang và kém phát triển như Việt Nam có thể tận dụng lợi
thế của các nước đi sau khi được hưởng những thành tựu khoa học - công

nghệ, thực hiện CNH – HĐH để từ đó bứt phá trong phát triển và rút ngắn
khoảng cách về trình độ phát triển so với các nước đi trước.
Cách mạng công nghiệp cũng mở ra cho các nước phát triển nhiều
ngành kinh tế và những ngành mới thông qua việc áp dụng những ứng dụng,
5


thành tựu mới về công nghệ thông tin, công nghệ số, công nghệ điều khiển,
công nghệ sinh học,…
Cách mạng công nghiệp cũng điều chỉnh và thúc đẩy cơ cấu kinh tế
của các nước theo hướng hội nhập quốc tế và mang lại hiệu quả cao.
b. Thúc đẩy hoàn thiện quan hệ sản xuất
Các cuộc cách mạng công nghệ tạo sự phát triển nhảy vọt về chất
trong lực lượng sản xuất và sự phát triển này tất yếu dẫn đến quá trình điều
chỉnh, phát triển và hồn thiện quan hệ sản xuất xã hội và quản trị cũng theo
đó mà được nâng cao.
c. Thúc đẩy đổi mới phương thức quản trị phát triển
Phương thức quản trị, điều hành của chính phủ cũng có sự thay đổi
nhanh chóng để thích ứng với sự phát triển của cơng nghệ mới, hình thành hệ
thống tin học hóa trong quản lý và “ chính phủ điện tử ”. Cũng như vậy, thể
chế quản lý trong kinh doanh của các doanh nghiệp cũng đưa vào sử dụng
những công nghệ cao để cải tiến quản lý sản xuất, thay đổi hình thức tổ chức
doanh nghiệp. Việc áp dụng và cải thiện phương thức quản trị giúp làm giảm
các chi phí quản lý và điều hành, đồng thời nâng cao năng lực sản xuất và
đáp ứng đúng nhu cầu của người dân và khách hàng.
1.5 Nội dung CNH- HĐH ở Việt Nam
Một là, tạo lập những điều kiện để có thể thực hiện chuyển đổi từ
nền sản xuất – xã hội lạc hậu sang nền sản xuất – xã hội tiến bộ. Các điều
kiện chủ yếu cần có như tư duy phát triển, thể chế và nguồn lực, mơi trường,
trình độ văn minh, ý thức của người dân phải được thực hiện một cách đồng

thời chứ không phải chờ có đủ mới thực hiện CNH, HĐH.
Hai là, thực hiện các nhiệm vụ để chuyển đổi nền sản xuất - xã hội
lạc hậu sang nền sản xuất - xã hội tiến bộ. Những thành tựu, phát minh khoa
học công nghệ cần được áp dụng triệt để vào sản xuất để thay thế lao động
thủ công nhưng phải biết chọn lọc sao cho phù hợp với khả năng, trình độ và
điều kiện thực tiễn cho từng thời kỳ; không nên q chủ quan, nóng vội cũng
như trì hỗn việc ứng dụng các thiết bị mới hiện đại vào quá trình CNH,
HĐH.
6


2. Khái quát về Cách mạng công nghệ 4.0
2.1 Khái niệm
Cách mạnh công nghệ 4.0 hay cách mạng công nghiệp lần thứ tư
được đề cập lần đầu tại Hội chợ triển lãm cơng nghệ Hannover ( Cộng hịa
liên bang Đức) năm 2011 và được chính phủ Đức đưa vào “ Kế hoạch hành
động chiến lược công nghệ cao” năm 2012.
Định nghĩa một cách khái qt nhất thì Cách mạng cơng nghệ 4.0 là
bước cải tiến dựa trên cơ sở cuộc cách mạng số, gắn với sự phát triển của
Internet kết nối vạn vật với nhau. Ở cuộc cách mạng này, ta nhìn thấy được
mối liên kết giữa thế giới thực và ảo, các cơng nghệ mới mang tính đột phá
như trí tuệ nhân tạo AI, big data, in 3D… để thực hiện công việc thông minh
và hiệu quả nhất.
2.2 Đặc trưng chính của Cách mạng cơng nghiệp 4.0
Một là, dựa trên nền tảng của sự kết hợp công nghệ cảm biến mới,
phân tích dữ liệu lớn, điện tốn đám mây và kết nối internet vạn vật sẽ thúc
đẩy sự phát triển của máy móc tự động hóa và hệ thống sản xuất thông minh.
Hai là, sử dụng công nghệ in 3D để sản xuất sản phẩm một cách
hoàn chỉnh nhờ nhất thể hóa các dây chuyền sản xuất khơng phải qua giai
đoạn lắp ráp các thiết bị phụ trợ. Công nghệ này cho phép con người có thể

in ra sản phẩm mới bằng những phương pháp phi truyền thống, bỏ qua các
khâu trung gian và giảm chi phí sản xuất nhiều nhất có thể.
Ba là, cơng nghệ nano và vật liệu mới tạo ra các cấu trúc vật liệu
mới ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực.
Bốn là, trí tuệ nhân tạo và điều khiển học cho phép con người kiểm
sốt từ xa, khơng giới hạn về khơng gian, thời gian, tương tác nhanh hơn và
chính xác hơn.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CNH- HĐH TRONG BỐI
CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Ở VIỆT NAM
Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư này được dự đoán sẽ tác động
mạnh đến các hệ thống sản xuất, phương thức quản trị và điều hành của Nhà
7


nước. Những tác động này có cả trực tiếp và gián tiếp, vừa có mặt tiêu cực và
tích cực đến các ngành nghề trong nền kinh tế cũng như là các nhóm người
lao động.
1. Thuận lợi mà CNH- HĐH và Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại
cho Việt Nam
1.1. Thuận lợi:
- Năng suất công việc được nâng cao rõ rệt nhờ vào siêu tự động hóa và siêu
kết nối.
- Tạo ra nhu cầu việc làm ở những lĩnh vực hoàn tồn mới lạ.
- Trình độ học vấn và trình độ chun mơn, nghề nghiệp, chính trị của giai
cấp cơng nhân ngày càng được cải thiện. Số cơng nhân có tri thức, nắm vững
khoa học – công nghệ tiên tiến tăng dần. Công nhân trong các khu công
nghiệp, các doanh nghiệp khu vực ngồi nhà nước và có vồn đầu tư nước
ngồi được tiếp xúc máy móc, thiết bị tiên tiến, làm việc với các chuyên gia
nước ngoài nên được nâng cao tay nghề, kỹ năng lao động, rèn luyện tác

phong công nghiệp, phương pháp làm việc tiến bộ. Lớp công nhân trẻ được
đào tạo nghề theo chuẩn nghề nghiệp từ ban đầu, có trình độ học vấn, văn
hóa, được rèn luyện trong thực tiễn sản xuất hiện đại, sẽ là lực lượng lao
động chủ đạo, có tác động tích cực đến sản xuất công nghiệp, giá trị sản
phẩm công nghiệp, gia tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong tương
lai.
1.2. Thành tựu:
a. Trong lĩnh vực nông nghiệp
Cách mạng 4.0 đã mang lại việc ứng dụng điện toán đám mây với
mục đích cung cấp những sản phẩm đầu ra có chất lượng cao và đạt chuẩn vệ
sinh an tồn thực phẩm. Bên cạnh việc làm tăng sản lượng đáng kể so với
cách thức trồng kiểu cũ, điện toán đám mây cịn làm giảm thiểu chi phí đầu
tư, rút ngắn thời gian phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ và
làm tăng tính linh hoạt trong mơ hình kinh doanh, luôn ở vị thế sẵn sàng mở
rộng.
8


Cơng nghệ sinh học kết hợp với những máy móc và kỹ thuật tiên
tiến hiện đại cho phép các nhà khoa học chọn lọc và tạo ra những giống cây
trồng, vật ni mới phù hợp với mục đích sử dụng cũng như mơi trường
sống, điều kiện khí hậu của từng vùng miền trên đất nước. Rõ ràng điều đó
tác động mạnh mẽ vào việc nâng cao năng suất cùng như chất lượng sản
phẩm cây trồng và vật ni, từ đó giá trị trong mỗi sản phẩm cũng gia tăng.
Những máy móc được đưa vào sử dụng trong cơng việc chăm sóc,
thu hoạch cây trồng, vật ni thay thế cho lao động tay chân như máy cày, hệ
thống tưới nước tự động, phun thuốc trừ sâu hay rải phân bón bằng thiết bị
điều khiển từ trên cao,… giúp những người nông dân tiết kiệm thời gian và
dành thời gian đó để xen canh cây trồng các vụ mùa.
Mới đây đã xuất hiện hình thức nơng trại IoT – một trong những

ứng dụng của “ công nghệ kép” – internet vạn vật ( IoT) và nano silic vào
quy trình canh tác đã tạo nên một bước tiến mới. Người nông dân chỉ cần
một chiếc điện thoại thơng minh đã có thể giám sát việc trồng rau, củ, quả
theo mơ hình cơng nghệ cao, dù ở bất cứ đâu, 24/24 giờ. Hình thức này đưa
phân bón nano silic vào sản xuất tiết kiệm lượng phân, nước tưới và sức lao
động đáng kể nhưng lại vẫn cho ra các sản phẩm chất lượng tốt. Công việc
thu hoạch nông sản sau khi áp dụng hệ thống “công nghệ kép” cũng đạt hiệu
quả bất ngờ khi năng suất tăng từ 130% trở lên và chất lượng sản phẩm sạch,
an tồn vì khơng sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo quản. Cơng ty CP Đầu
tư cơng nghệ Xanh khi áp dụng hình thức này đã duy trì sản xuất ổn định trên
diện tích hơn 10 ha, với mơ hình canh tác trong nhà lưới và cho sản lượng
hàng trăm tấn/năm. Tính riêng năm 2020, mặc dù bị ảnh hưởng dịch Covid19, nhưng công ty vẫn đạt doanh thu bình quân khoảng gần 20 tỷ đồng, tạo
việc làm cho gần 100 lao động địa phương, với mức lương khoảng 4,5 triệu
đồng/người/tháng. [ CITATION nha21 \l 1033 ]
b. Trong lĩnh vực sản xuất
Việc áp dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ vào trong sản
xuất không chỉ giúp nâng cao tay nghề của người lao động mà còn giúp đạt
được năng suất cao hơn.
9


Khảo sát của Deloitte cho thấy đến năm 2020, Việt Nam sẽ vượt
qua Thái Lan, Malaysia, Indonesia để trở thành quốc giá có năng lực cạnh
tranh trong sản xuất cao nhất ở Đông Nam Á và xếp thứ 12 thế giới.
Theo báo cáo của ILO “ ASEAN in transform: How technology is
changing jobs and enterprises transformation” chỉ ra rằng phần lớn lớn việc
làm trong lĩnh vưc sản xuất, đặc biệt là dệt may, quần áo, giầy dép và ngành
điện tử, các thiết bị điện tử sẽ bị tác động bởi cách mạng 4.0. Trong những
ngành cơng nghiệp đó, những thay đổi đáng kể trong trung hạn đến dài hạn
thường xảy ra do có sự đột phá về cơng nghệ, ví dụ như công nghiệp in 3D,

robot, IoT, thiết kế đồ họa trên máy tính,… Ứng dụng của robot, máy móc tự
động trong nền sản xuất của nước ta ngày càng trở nên đa dạng và dần có thể
thay thế trong hầu hết các khâu của quá trình sản xuất. Mỗi delta robot với
thế mạnh về tốc độ có thể thay thế tới 12 công nhân sắp xếp sản phẩm trong
sản xuất hàng thực phẩm tiêu dùng với thời gian thu hôi vốn 18 tháng.
Thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngồi và các cơng nghệ hỗ trợ đều đóng
góp vào tăng trưởng năng suất.
c. Trong lĩnh vực dịch vụ
Chúng ta tại thời điểm này có thể thấy rõ sự khác biệt của cơng
nghệ 4.0 trong q trình CNH- HĐH đất nước trong các ngành dịch vụ, đặc
biệt là ngân hàng và du lịch.
Các ngân hàng hiện nay hầu hết đều có dịch vụ internet banking,
cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch tiền như chuyển khoản, thanh
tốn hóa đơn, gửi tiết kiệm, đặt vé, shopping online… trên điện thoại và mở
24/24. Điều này không chỉ giúp khách hàng mà các ngân hàng cũng dễ dàng
hơn trong việc thực hiện giao dịch mà còn tiết kiệm thời gian cho cả đơi bên.
Trong đời sống hàng ngày có khi con người ta ra đường chẳng cần phải mang
ví tiền bởi có thể thanh tốn hóa đơn ngay trên điện thoại chỉ bằng một cái
quét mã, chuyển khoản.
Trong ngành du lịch, các chủ nhà hàng, khách sạn, điểm đến nghỉ
dưỡng tham quan có thể quảng bá hình ảnh, chất lượng dịch vụ của mình trên
mạng internet nhằm thu hút nhiều khách hàng hơn. Mặt khác, các khách hàng
cũng có thể tìm kiếm những hình ảnh về địa điểm mình muốn đến để so sánh
10


giá cả, chất lượng và lên kế hoạch dễ dàng hơn cho chuyến đi cơng tác, nghỉ
dưỡng của mình. Các hãng hàng không cũng mở thêm dịch vụ đặt vé máy
bay trực tuyến, khách hàng chỉ cần ngồi ở nhà vẫn có thể được cung cấp
thơng tin giờ bay, chuyến bay đầy đủ và thanh tốn chuyển tiền nhanh chóng.

d. Trong lĩnh vực giáo dục
Ngành giáo dục không chỉ là ngành chịu ảnh hưởng bởi cách mạng
công nghiệp, CNH-HĐH đất nước mà còn là ngành tác động ngược lại với xu
hướng này. Bởi lẽ con người là nhân tố quan trọng làm nên thành công của
xu hướng này, CNH-HĐH và cách mạng 4.0 có thành cơng hay khơng nhờ
vào con người làm ra máy móc, thiết bị kỹ thuật và biết cách sử dụng. Ngược
lại vì để thích ứng với xu hướng này trên thế giới thì đất nước phải đào tạo ra
nguồn lao động có trình độ cao. Ở Việt Nam, giáo dục đào tạo ln có được
vị trí quan trọng trong các chính sách của Nhà nước và trong đầu tư của các
gia đình. Chi phí cho giáo dục đào tạo bởi Nhà nước và bởi các gia đình của
Việt Nam tính bằng % GDP ln ở mức cao so với các nước có trình độ phát
triển tương đồng và cả các nước ở trong khu vực. Hệ thống giáo dục Việt
Nam đạt được những kết quả được quốc tế thừa nhận, đặc biệt trong việc
giúp học sinh có được các kỹ năng cơ bản như được kiểm chứng bởi các kết
quả cao trong cuộc thi PISA vào năm 2012.
Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp luôn cập nhật các ngành nghề
mới mà xã hội cần thiết để đào tạo ra thế hệ nhân lực trẻ trình độ cao phục
vụ cho đất nước như công nghệ thông tin, logistics, trí tuệ nhân tạo, cơng
nghệ sinh học,… Đặc biệt trong thời dịch, các ứng dụng dạy và học trực
tuyến đã được các nhà trường đưa vào sử dụng để vừa đảm bảo chất lượng
dạy học cho sinh viên, vừa đảm bảo an tồn phịng chống dịch.
2. Những khó khăn và hạn chế còn tồn tại ở Việt Nam trong quá trình đi
lên CNH - HĐH và Cách mạng 4.0
- Nhiều nhà kinh tế cho rằng, cuộc cách mạng này có thể mang lại sự bất
bình đẳng lớn hơn, đặc biệt là khả năng phá vỡ thị trường lao động:

11


 Khi tự động hóa thay thế con người trong sản xuất lao động có thể làm

trầm trọng thêm sự chênh lệch giữa lợi nhuận so với vốn đầu tư và lợi
nhuận so với sức lao động.
 Mặt khác, tri thức sẽ là yếu tối quan trọng của sản xuất trong tương lai
và làm phát sinh một thị trường việc làm ngày càng tách biệt thành các
mảng “ kỹ năng thấp/ lương thấp” và “ kỹ năng cao/ lương cao”. Từ đó
hình thành sự phân tầng xã hội ngày càng nghiêm trọng hơn.
- Thị trường việc làm cũng bị ảnh hưởng với lo ngại về nạn thất nghiệp bởi
máy móc đã làm hết việc của con người với năng suất cao hơn mà lại tiết
kiệm chi phí hơn. Một thực trạng đáng quan tâm khác là tỷ lệ thất nghiệp của
những người đã qua đào tạo lại ngày càng cao.
- Trước yêu cầu của sự phát triển, giai cấp công nhân nước ta còn nhiều hạn
chế, bất cập. “ Sự phát triển của giai cấp công nhân chưa đáp ứng được yêu
cầu về số lượng, cơ cấu và trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề
nghiệp của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc
tế; thiếu nghiêm trọng các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, công
nhân lành nghề; tác phong cơng nghiệp và kỷ luật lao động cịn nhiều hạn
chế; đa phần công nhân từ nông dân, chưa được đào tạo cơ bản và có hệ
thống” [CITATION Đản08 \l 1033 ]
- Mặt bằng chung trình độ văn hóa và tay nghề của công nhân nước ta dù
được cải thiện, song vẫn cịn thấp, đã ảnh hưởng khơng thuận đến việc tiếp
thu khoa học - kỹ thuật, đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Theo
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với tốc độ tăng năng suất lao động như hiện nay, thì
phải đến năm 2038, năng suất lao động của công nhân Việt Nam mới bắt kịp
Philippines, năm 2069 chúng ta mới bắt kịp được Thái Lan. Hơn nữa vì số
lượng cơng nhân lành nghề ở nước ta cịn khiêm tốn, buộc phải chấp nhận
nguồn lao động di cư đến từ các nước khác có trình độ cao hơn. Thời gian
tới, nếu trình độ của cơng nhân nước ta khơng được cải thiện để đáp ứng u
cầu, thì chúng ta sẽ bị thua ngay trên “sân nhà”. Do đó, nếu không tập trung
đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có kế hoạch đào tạo đón đầu, thì
chúng ta sẽ bị thiếu hụt nghiêm trọng về lao động khi các dự án lớn đầu tư

vào Việt Nam. [ CITATION Trầ20 \l 1033 ]
12


CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CNH- HĐH CHO ĐẤT
NƯỚC VÀ THÍCH ỨNG VỚI CÁCH MẠNG CƠNG NGHIỆP 4.0
Để thích ứng với tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ
tư, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam cần thực hiện những nội dung
chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, hoàn thiện thể chế, xây dựng nền kinh tế dựa trên nền
tảng đổi mới, sáng tạo.
Thứ hai, nắm bắt và đẩy mạnh việc ứng dụng những thành tựu của
cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư.
Thứ ba, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để ứng phó với những tác
động tiêu cực của Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư; trong đó cần thực
hiện các nhiệm vụ:
+ Xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật về công nghệ thông tin
và truyền thông, chuẩn bị nền tảng kinh tế số.
+ Thực hiện chuyển bị đổi số nền kinh tế và quản trị xã hội.
+ Đẩy mạnh CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn.
+ Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng
cao.

13


KẾT LUẬN
Tóm lại Việt Nam cần phải biết nắm bắt tận dụng hết những cơ hội
và vượt qua những thách thức trước mắt để vươn lên thu hẹp khoảng cách
phát triển với các nước tiên tiến đi trước theo định hướng xã hội chủ nghĩa,

thực hiện mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Muốn làm được điều đó, Việt Nam cần thực hiện một chương trình
nghị sự kép: Một là tiếp thu giải quyết những vấn đề liên quan đến kinh tế, xã
hội và môi trường còn tồn đọng từ giai đoạn tăng trưởng trước đây; Hai là
nhanh chóng tận dụng những cơ hội và vượt lên những thách thức mới xuất
hiện liên quan đến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tăng tốc trên phạm
vi toàn cầu. Nội dung của kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi
mơ hình tăng trưởng cần phải bao gồm những nội dung liên quan đến cả hai
nhóm này.

14


DANH MỤC THAM KHẢO
Bình, T. T. (2020). Cách mạng cơng nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức của giai
cấp cơng nhân VN hiện nay. Tạp chí Cộng sản.
Đảng CS Việt Nam. (2008). Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành
Trung ương khóa X. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia.
Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác - Lênin. (2021). Nxb Chính trị quốc gia Sự
thật.
ILO. (2018, 5). Được truy lục từ />nhandan.vn. (17/08/2021). Thời của nông nghiệp 4.0: Đôi chất, tăng lượng. Sở
Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh.
Trung tâm Phân tích và Dự báo, V. H. (2016). Trang thông tin điện tử Đảng bộ
huyện Nam Trà My. Được truy lục từ
/>tabid=1292&Group=219&NID=3099&tai-lieu-nghien-cuu-cuoc-cach-mangcong-nghiep-lan-thu-tu-4

15




×