Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Phân tích mô hình kinh doanh yamaha motor

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.66 MB, 30 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THƠNG
VIỆT - HÀN

ĐỀ ÁN 2

TÊN ĐỀ TÀI
PHÂN TÍCH MƠ HÌNH KINH DOANH DOANH NGHIỆP YAMAHA MOTOR
VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện : LÊ ĐỨC ANH
NGUYỄN HỮU THIÊN
PHẠM THỊ THU THẢO
NGUYỄN VĂN QUÝ
LỚP : 20BA3

Giảng viên hướng dẫn: VĂN HÙNG TRỌNG

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2021


Mục lục
PHẦN 1. TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔNG CÔNG TY TNHH YAMAHA
MOTOR VIỆT NAM:...................................................................................................3
1.1: Giới thiệu chung:................................................................................................3
1.2: Ngành nghề kinh doanh:.....................................................................................4
1.3: Vị thế của Yamaha trong ngành:.........................................................................4
1.4: Tình hình kinh doanh của Yamaha năm 2020:....................................................7
PHẦN 2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH
Yamaha motor VIệt nam...............................................................................................8
2.1. Phân tích PESTLE..............................................................................................8


2.1.1. Yếu tố chính trị.............................................................................................8
2.1.1.1. Ảnh hưởng nền chính trị Việt Nam........................................................8
2.1.1.2. Ảnh hưởng nền chính trị thế giới............................................................8
2.1.2. Yếu tố kinh tế vĩ mô.....................................................................................9
2.1.2.1. Ảnh hưởng của lạm phát........................................................................9
2.1.2.2 Ảnh hưởng của tổng sản phẩm quốc nội.................................................9
2.1.3. Yếu tố xã hội..............................................................................................10
2.1.3.1. Ảnh hưởng của lối sống.......................................................................10
2.1.4. Yếu tố công nghệ........................................................................................12
2.1.4.1. Ảnh hưởng của công nghệ đối với việc nghiên cứu và phát triển.........12
2.1.5. Pháp luật.....................................................................................................14
2.1.5.1. Sự tuân thủ pháp luật............................................................................14
3.1. Phân tích 5 áp lực cạnh tranh của doanh nghiệp...............................................16
3.1.1. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp – Honda Việt Nam..........................................16
3.1.2. Các đối thủ cạnh tranh theo sau –SYM, Suzuki, Piaggo, Vinfast...............18
3.1.2.1 SYM...................................................................................................... 18
3.1.2.2 Suzuki................................................................................................... 19
3.1.2.3 Piaggio:.................................................................................................20
3.1.2.4 Vinfast:..................................................................................................20
3.1.3. Mối đe dọa của các sản phẩm thay thế........................................................20
3.1.4. Sức mạnh của người mua...........................................................................21
3.1.5. Sức mạnh của người cung ứng...................................................................21


4.1 Phân tích mơ hình SWOT của doanh nghiệp.....................................................21
4.1.1.Điểm mạnh..................................................................................................21
4.1.2. Điểm yếu:...................................................................................................26
4.1.3.Cơ hội:.........................................................................................................27
4.1.4. Thách thức:.................................................................................................28
PHẦN 3 : ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ CHO TỔNG CÔNG

TY TNHH YAMAHA MOTOR VIỆT NAM..............................................................30
PHẦN KẾT LUẬN.....................................................................................................31


Lời mở đầu
Đại hội IX của Đảng đã được xác định đường lối phát triển kinh tế ở nước ta trong
giai đoạn hiện nay, trong đó có nhấn mạnh một nội dung rất quan trọng là phải xây
dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn
lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và
bền vững, đưa đất nước ta trở thành một đất nước công nghiệp. Xuất phát từ quan
điểm này mà trong những năm qua Chính phủ Việt Nam luôn tạo điều kiện tốt nhất
cho các nhà đầu tư vào Việt Nam. Việc Chính phủ Việt Nam, các doanh nghiệp Việt
Nam ký kết các hợp đồng liên doanh dẫn tới thành lập các doanh nghiệp liên doanh tại
Việt Nam đang đóng góp tích cực vào việc thay đổi bộ mặt của nền kinh tế và sự tăng
trưởng GDP. Trong hằng loạt các doanh nghiệp liên doanh ra đời trong những năm
vừa qua thì sự ra đời của cơng ty Yamaha-Motor Việt Nam Nhật Bản là một ví dụ điển
hình trong việc đầu tư có hiệu quả tại Việt Nam.
Trong bài viết của mình, em xin đi phân tích môi trường kinh doanh của công ty
Yamaha-Motor Việt Nam trong những năm gần đây.


PHẦN 1. TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔNG CƠNG TY TNHH
YAMAHA MOTOR VIỆT NAM:
1.1: Giới thiệu chung:















Yamaha ban đầu là một công ty chế tạo đàn piano, Torakusu Yamaha là người
sáng lập vào năm 1887 tại thành phố Hamamatsu, Shizuoka, Nhật Bản.
Nhờ nắm được công nghệ chế tạo hợp kim nhẹ, bền trong các chi tiết của đàn
piano nên từ sau Thế chiến 2, Yamaha bắt đầu ứng dụng thành cơng những kinh
nghiệm đó vào sản xuất động cơ và xe máy.
Yamaha Motors hiện là nhà sản xuất xe máy lớn thứ 2 thế giới, đội đua
Yamaha có tay đua kỳ cựu Valentino Rossi.
Hiện diện tại Việt Nam từ 1998, Yamaha Việt Nam luôn đi đầu trong việc
nghiên cứu và chế tạo ra các mẫu xe có thiết kế thể thao, đẹp mắt, động cơ,
mạnh và ổn định.
Ngày thành lập: 24/1/1998
Giấy phép đầu tư: 011022000179
Sản phẩm: Sản xuất lắp ráp xe máy nhãn hiệu Yamaha, linh kiện,
phụ tùng xe máy và cung cấp dịch vụ bảo hành sửa chữa xe máy.
Tên tiếng việt: Công ty TNHH Yamaha motor Việt Nam.
Tên viết tắt: Yamaha motor Việt Nam
Ngày nay, Yamaha đã có mặt tại hầu hết các nước trên thế giới trong đó nhiều
nhất là các nước Châu Á, Châu Âu. Yamaha motor hiện đang là nhà sản xuất xe
lớn thứ 2 trên thế giới sau Honda. Yamaha motor hiện đại diện tại Việt Nam từ
1998 và luôn đi đầu trong việc nghiên cứu và tạo ra các mẫu xe có thiết kế thể
thao, đẹp mắt, động cơ mạnh và ổn định
Logo:


Website: /> Trụ sợ chính tại Việt Nam: Thơn Bình An, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn, Tp Hà
Nội


1.2: Ngành nghề kinh doanh:
 YAMAHA TOWN:
Là hệ thống bao gồm:
- Phòng trưng bày xe máy, đồ chơi, phụ kiện, thời trang Yamaha
- Chăm sóc khách hàng
- Fans Club


 Hệ thống này có mặt ở hầu hết các tỉnh thành lớn trong toàn quốc. Yamaha Town
cũng là nơi đòi hỏi cao nhất, hiện đại nhất và sang trọng nhất trong hệ thống cửa
hàng đại lý của công ty Yamaha Motor Việt Nam
 ĐẠI LÝ YAMAHA 3S(Sale- service- Spare parts)
3S bao gồm:
- Sale: Bán hàng.
- Service: Dịch vụ bảo hành, bảo trì và dịch vụ sau bán hàng khác.
- Spare parts: Phụ tùng chính hiệu.
 Hệ thống này chiếm hơn 90% tổng hệ thống cửa hàng, đại lý của Yamaha Việt
Nam. Thông qua hệ thống hơn 270 đại lý Yamaha 3S, mọi nhu cầu, ý kiến của tất
cả các khách hàng đã được công ty Yamaha ghi nhận và không ngừng đổi mới, cải
tiến sản phẩm mang lại sự hài lòng nhất cho khách hàng.
 Trung tâm Bảo hành và Dịch vụ YFS(Yamaha Factory Servive):
- Cung cấp các dịch vụ bảo hành, sữa chữa, kiểm định sản phẩm, tạo sự
yên tâm nơi khách hàng.
 ĐẠI LÝ YAMAHA 2S( (Service- Spare parts)
- Service: Dịch vụ bảo hành, bảo trì và dịch vụ sau bán hàng khác.

- Spare parts: Phụ tùng chính hiệu.
 Hệ thống này xuất hiện từ năm 2017 nhằm nâng cao chất lương phục vụ
khách hàng khắp cả nước, đặc biệt là những khách hàng ở các vùng sâu, vùng
xa mà cơng ty Yamaha chưa có đại lý 3S.
1.3: Vị thế của Yamaha trong ngành:
 Thành lập vào năm 1998, dù là kẻ đến sau nhưng Yamaha đã chiến được ví trí
tương đối vững chắc trong thị trường xe máy Việt Nam.
 Sản phẩm của hãng được nhiều người ưa thích, đặc biệt là giới trẻ. Yamaha
tung ra thị trường với nhiều loại xe từ xe số, xe phanh đĩa, xe ga với kiểu dáng
màu sắc rất trẻ trung và đa dạng. Chủng loại của Yamaha Việt Nam rất phong
phú và đa dạng, rất hợp thời trang. Yamaha cũng có chiến lược quảng cáo, tiếp
thị rộng rãi, có hình thức “mua trả góp” với mức lãi suất hợp lý nhằm thu hút
khách hàng. Những sản phẩm của hãng thường được giới trẻ ưa chuộng bởi sự
thời trang về màu săc cũng như kiểu dáng của nó. Như vậy trong một thời gian
hoạt động Yamaha motor Việt Nam đã đạt được ví trị vững chắc trên thị trường
xe máy Việt Nam.
 Sự tăng trưởng của Yamaha có được nhờ sự bùng nổ của Sirius với hơn
400.000 nghìn xe, tăng 27% so với năm 2016, vượt mặt xe Honda để trở thành
xe máy bán chạy nhất Việt Nam năm 2016. Cùng với đó các mẫu xe chủ lực
khác của Yamaha Việt Nam như Exciter, Nozza grande… cũng góp phần khơng
nhỏ giúp nâng cao thị phần của Yamaha trong năm 2016. Cũng trong năm
2016, Yamaha Việt Nam tung ra thị trường 3 mẫu xe hoàn toàn mới: Janus,
NVX và TFX, ba mẫu xe này cũng ít nhiều đạt được một số thành công và thu
hút được sự quan tâm của người tiêu dùng. ( Trích dẫn VNexpress )


 Rõ ràng, thị trường xe máy Việt Nam đang là mảnh đất “màu mỡ” cho xá hãng
xe. Số liệu thống kê từ Tổng cục thống kê, hiện nay trên thị trường có khoảng
17 triệu xe máy các loại và theo dự báo của Viện Chiến lược- chính sách Cơng
nơng thì con số này có thể tăng lên hơn thế nữa, và 2020 khoảng 35 triệu chiếc

và do đó cuộc chiến tranh và tranh giành thị phần giữa các liên doanh lắp ráp
xe trong nước sẽ ngày càng trở nên quyết liệt hơn nữa.( Trích dẫn: Báo Việt
Nam Vnexpress)
 Tại Việt Nam, Yamaha hiện là thương hiệu xe máy có thị phần lớn thứ hai sau
Honda, với lượng bán khoảng 1 triệu xe trong năm 2010(Honda là 1,9 triệu).
Nếu tính toàn bộ các thị trường xe máy trên thế giới thì Yamaha đang giữ ví trí
thứ hai với gần 7 triệu xe đã bán trong năm 2010, thấp hơn gần 4,5 triệu xe so
với tâph đồn đồng hương Honda.( Trích dẫn: Báo Việt Nam Vnexpress)
 Mục tiêu của Yamaha là tăng thêm 50% công suất lắp ráp để đạt mức 1,5 triệu
xe/ năm. Không đầu tư xây dựng nhà mới, Yamaha sữ tập trung mở rộng và
nâng cấp nhà máy ở Trung Giã, Sóc Sơn thay vì nhà máy tại khu công nghiệp
Nội Bài, Hà Nội. Quyết định tăng cường đầu tư của Yamaha tại Việt Nam là
nằm trong chiến lược phát triển thị trường trọng điểm của tập đoàn này.(Trích
dẫn: Báo Việt Nam Vnexpress)
 Trong năm 2016:Yamaha Việt Nam đang có những mức tăng trưởng mạnh mẽ
nhờ sự thành công của hàng loạt sản phẩm mới mà chúng tôi đã nói ở trên.
Dường như Yamaha đang đi đúng hướng khi đáp ưng nhu cầu của giới cả ở cả
thế mạnh là xe côn, xe số và mở rộng thị phần khá tốt vào xe ga- mảng thị
trường gần như để Honda độc chiếm trong những năm trước.
 Trong phân khúc xe côn, dù Winner xuất hiện với doanh số khá ấn tượng như
Exciter với nền tảng lịch sử dài, thiệt kế hấp dẫn vẫn đang có tốc dộ tăng
trưởng rất mạnh. Một số mẫu công tay mới như FZ150, TFX150,… đã và đang
nhanh chóng chiếm được cảm tình của giới trẻ. Ở mảng xe số, Sirius vẫn chứng
tỏ mình là “vua” với mức doanh số hơn 400.000 xe năm qua, trở thành mẫu xe
máy bán chạy nhất thị trường Việt Nam.( Trích dẫn: Vnexpress)
 Đặt biệt, những mẫu xe ga mới của Yamaha đang có mức hấp dẫn đặc biệt như
Janus(với đầy đủ 3 phiên bản), NVX155, người tiêu dùng đang phải bỏ thêm
tiền tới một vài triệu đồng so với giá đề xuất để có thể sở hữu xe…
o Năm 2019, thị trường xe máy Việt Nam sụt giảm 3,7% dù mơi trường kinh tế
vẫn khá tích cực. Hãng xe đứng đầu thị trường Honda đã thiết lập doanh số kỷ

lục trong khi đối thủ đầu bảng tại Việt Nam là Yamaha đã đánh mất khoảng
20% doanh số dẫn tới thị phần tiếp tục sụt giảm. Theo Motorcycles Data, ngành
công nghiệp xe 2 bánh Việt Nam thống trị bởi năm nhà sản xuất chính gồm:
Honda, Yamaha, Suzuki, SYM và Piaggio. Các nhà sản xuất này thuộc Hiệp
hội VAMM và chiếm hơn 97% tổng dung lượng toàn thị trường (số liệu này
bao gồm cả xe sản xuất và nhập khẩu trong nước ). Thị trường xe máy tăng
trưởng ổn định suốt 4 năm qua nhưng sang năm 2019 bắt đầu sụt giảm. Theo số
liệu thống kê, toàn thị trường bán ra 3,271 triệu xe máy các loại, giảm 3,7% so
với năm trước. Hãng xe máy lớn nhất thị trường Việt Nam là Honda đã phá vỡ
kỷ lục doanh số mới với 2,57 triệu xe được bán ra, tăng 0,2% và đẩy xa khoảng


cách so với các thương hiệu còn lại trên thị trường. Trong khi đó, đối thủ hãng
đầu của hãng này là Yamaha đã sụt giảm tới 19,7% mặc dù hãng này đã ra mắt
các mẫu xe mới nhằm cải thiện doanh số tại Việt Nam. SYM ở vị trí thứ 3 với
doanh số tăng 5,2%. Các vị trí tiếp theo là Piaggio (giảm 0,2%) và Suzuki (1,1%). Trong số các thương hiệu nhập khẩu, Benelli bất ngờ tỏa sáng, trong khi
thương hiệu mới VinFast đã thành công với chiếc xe máy điện đầu tiên là
VinFast Klara khi đã thu hút được sự chú ý của nhiều người dùng với doanh số
bán ra khả quan. Việt Nam là thị trường xe máy lớn thứ 4 thế giới với hơn 3
triệu xe bán ra mỗi năm và sự góp mặt của các nhà sản xuất hàng đầu thế giới
như Honda, Suzuki và Yamaha (Nhật Bản), SYM (Đài Loan) và Piaggio của Ý.
Các hãng xe này sản xuất tại Việt Nam với hơn 3 triệu chiếc mỗi năm và bán
chủ yếu ở thị trường nội địa.( Trích dẫn: ICTnews)
 Như vậy Yamaha đang chiếm 26,9% thị phần trên toàn thị trường. Mặc dù
đứng ở vị trí thứ 2 về thị phần, và chỉ hơn 1/3 thị phần của Honda trên thị
trường xe máy, thế nhưng Yamaha vẫn luôn nỗ lực, chiến lược định vị
cạnh tranh để đạt được mục tiêu đứng đầu thị trường xe máy của Việt
Nam.

1.4: Tình hình kinh doanh của Yamaha năm 2020:

Trước những khó khăn chung đã được dự báo từ thị trường, ông Yano Takeshi - Chủ
tịch Yamaha Việt Nam vẫn khá lạc quan về tình hình kinh doanh của hãng xe máy
Nhật Bản trong năm 2020.
Xe máy vẫn là phương tiện chủ yếu:
Thị trường xe máy Việt Nam thời gian tới rất khó dự đốn và chắc chắn sẽ có khó
khăn, nhưng ơng Yano Takeshi cũng lạc quan khi cho rằng “xe máy vẫn là phương
tiện sử dụng chủ yếu ở Việt Nam và nhu cầu của người dân vẫn cịn rất nhiều”. Chính
vì vậy, dù nhận định rằng tổng cầu của toàn thị trường sẽ thấp hơn nhưng Chủ tịch
Yamaha Việt Nam cũng kỳ vọng doanh số Yamaha sẽ khơng ảnh hưởng nhiều trong
năm 2020.
Nói về kế hoạch kinh doanh trong năm mới, đại diện Yamaha thừa nhận thị trường
đang ngày càng phức tạp, đa dạng hơn. Mặc dù vậy, hãng xe máy Nhật Bản đang có
nhiều ý tưởng “khác biệt với các đối thủ”, nhằm tiếp tục đưa Yamaha đến gần hơn nữa
với người Việt.


PHẦN 2. PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CƠNG TY TNHH
YAMAHA MOTOR VIỆT NAM
2.1. Phân tích PESTLE
2.1.1. Yếu tố chính trị
2.1.1.1. Ảnh hưởng nền chính trị Việt Nam
Viện Kinh tế và Hịa bình (IEP) cơng bố Chỉ số Hịa bình Tồn cầu (GPI) 2016,
trong đó liệt kê 10 quốc gia duy nhất hồn tồn khơng có xung đột trong và ngoài
nước, gồm Botswana, Chile, Costa Rica, Nhật Bản, Mauritius, Panama, Qatar, Thụy
Sĩ, Uruguay và Việt Nam. Việt Nam vinh dự được nằm trong danh sách 10 quốc gia
hoàn toàn khơng có xung đột. GPI đo tính hịa bình tồn cầu theo ba chủ đề lớn: mức
độ an toàn và an ninh trong xã hội, mức độ xung đột trong nước và quốc tế, và mức độ
quân sự hóa. Chỉ số này tính đến các yếu tố nội bộ như mức độ bạo lực và tội phạm
trong nước và yếu tố bên ngoài như chi tiêu quân sự và chiến tranh. Và sự ổn định
chính trị là yếu tố quan trọng và cũng là lợi thế lớn nhất của Việt Nam

( />Tập đoàn YAMAHA là một tập đoàn sản xuất xe máy lớn trên thế giới, Công ty mẹ
là YAMAHA Nhật Bản và có nhiều Cơng ty con đặt tại nhiều nước trên thế giới.
YAMAHA Việt Nam là một Liên doạnh của YAMAHA Nhật Bản với đối tác Việt
Nam, vậy nên trong tình hình thế giới có những biến động, thì Cơng ty YAMAHA
Việt Nam ngồi những chính sách bước đi phù hợp với đặc thù là một tế bào kinh tế
trong nền kinh tế Việt Nam non trẻ, đang hội nhập sâu rộng cịn có những động thái
phù hợp với chiến lược tồn cầu của Tập đồn YAMAHA
Cơng ty YAMAHA Việt Nam đã xác lập được một vị trí vững mạnh trong thị trường
xe máy trong nước, chiếm đến gần 30%, đứng thứ 2 chỉ sau tập đoàn HONDA của
Nhật Bản.
2.1.1.2. Ảnh hưởng nền chính trị thế giới
Trong tình hình nền kinh tế thế giới vẫn chưa thực sự vượt qua khủng hoảng, các dấu
hiệu phục hồi vẫn hết sức mong manh. Việt Nam đang hội nhập mạng mẽ nên chịu
ảnh hưởng khách quan đối với từng biến động của kinh tế thế giới. Theo đánh gía
nhận định của các chuyên gia, chiến lược gia kinh tế, thì Mỹ được cho là đầu tầu phát
triển, tuy nhiên Trung Quốc và các nước Đông Nam Á lại là biểu tượng của sự phục
hồi kinh tế với đặc điểm là các chỉ số tăng trưởng hết sức ngoạn mục và ấn tượng. Việt
Nam chúng ta với sự điều hành nhạy bén của chính phủ, đã vượt qua đáy của cuộc
khủng hoảng vào thời điểm quí IV năm 2016 và sang năm 2017 bắt đầu từng bước lấy
lại đà tăng trưởng. Với tình hình kinh tế chung như vậy nên đối với từng thành phần


kinh tế trong xã hội, các tế bào kinh tế phải có bước đi đúng đắn, hoạch định lại chiến
lược sản xuất kinh doanh cho phù hợp với hoàn cảnh mới, với tình hình mới
2.1.2. Yếu tố kinh tế vĩ mô
2.1.2.1. Ảnh hưởng của lạm phát
+ Lạm phát làm biến đổi giá tương đố và các nguồn lực bị phân bố sai. Khi nền kinh
tế xảy ra lạm phát, giá tương đối của các mặt hàng sẽ thay đổi dẫn đến quyết định của
người tiêu dùng bị biến đổi, làm cho thị trường xe máy bị mất khả năng phân bố
nguồn lực hiệu quả.

+ Thông qua những thay đổi trong chính sách tỷ giá, lạm phát có thể tác động tiêu cực
đến tăng trưởng nền kinh tế. Lạm phát thường kéo theo việc nâng tỷ giá làm tăng chi
phí nợ nước ngồi tính bằng ngoại tệ của các doanh nghiệp và chính phủ có nợ vay
nước ngồi, từ đó gia tăng nguy cơ vỡ nợ của các doanh nghiệp và chính phủ. Đối với
một số nền kinh tế mở nhưng tỷ giá hối đối khơng linh hoạt, lạm phát có thể dẫn đến
thâm hụt cán cân thương mại.
+ : Lạm phát tăng cao làm tăng hầu hết các chi phí như chi phí nguyên vật liệu đầu
vào, chi phí sản xuất, chi phí nhân cơng, chi phí quản lý, th kho bãi điều đó làm
tổng chi phí sản xuất kinh
/>2.1.2.2 Ảnh hưởng của tổng sản phẩm quốc nội
Ngành xe máy Việt Nam có mối tương quan cùng chiều với tăng trưởng GDP. Tăng
trưởng thu nhập đầu người cao hơn sẽ kích thích nhu cầu di chuyển bằng đường bộ
cao hơn. GDP bình quân đầu người của Việt Nam được dự báo tăng bình qn
7,6%/năm và thuộc nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng thu nhập nhanh nhất Đông
Nam Á. Vì thế, ngành giao thơng vận tải Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng
trưởng nhờ mức sống của người dân được cải thiện.

Hình 1: Tăng trưởng GDP 6 tháng các năm


Nguồn: Tổng cục thống kê

Đối với Việt Nam, hiện đang có khoảng 70% tổng số người sử dụng xe máy khi
tham gia giao thơng nên tốc độ tăng trưởng có quan hệ mật thiết với tốc độ tăng
trưởng nghành giao thông cũng như tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Việc thúc đẩy phát
triển ngành giao thông là một chiến lược hiệu quả thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
2.1.3. Yếu tố xã hội
2.1.3.1. Ảnh hưởng của lối sống
Theo số liệu thống kê, Việt Nam hiện có trên 87 triệu dân, khoảng 17 triệu xe gắn
máy các loại. Gần đây, hàng loạt các doanh nghiệp kinh doanh xe

máy lần lượt được khởi công xây dựng thêm nhà máy. Theo các chuyên gia
nước ngồi, khơng có nước nào giống thị trường xe gắn máy Việt Nam: càng
ùn tắc giao thơng thì lượng xe tiêu thụ càng tăng vọt, giá cũng giữ mức cao.
Chỉ trong năm 2017, có ít nhất đến 3 liên doanh xe máy trong nước lần lượt
khởi công xây dựng thêm nhà máy mới.lượng tiêu thụ xe máy của công ty YMVN
tăng qua các năm. Năm 2005 sản lượng mới đạt mức 265.300 chiếc, so với năm có số
lượng tiêu thụ kỷ lục 1.051.600 của năm 2011 đã tăng 786300 chiếc tương ứng với
gấp 3,96 lần. Tốc độ tiêu thụ sản phẩm tăng bình quân qua các năm 22,15%. Sản
lượng tiêu thụ của các vùng đều tăng theo các năm tuy nhiên tỉ trọng các vùng tăng
khơng đểu nhau, đó là sự gia tăng của Miền Trung và sự giảm dần của Miền Bắc.
Doanh thu bán hàng của công ty YMVN tăng lên tương ứng qua các năm, tốc độ tăng
trưởng doanh thu trung bình hàng năm đạt khoảng 27,45%. Doanh thu năm 2008 đạt
5.582 tỷ VNĐ, đến năm 2009 đã đạt 15.244 tỷ VNĐ và tăng lên 28.588 vào năm
2012. Như vậy năm 2012 so với 2008 doanh thu đã tăng lên 5,12 lần. Thị phần tiêu
thụ xe máy của cơng ty YMVN khơng những được giữ vững mà cịn tăng dần qua các


năm. Năm 2009 thị phần của công ty mới là 17,1%, năm 2010 đã tăng lên là 23,06 và
năm 2013 đã đạt được là 31%. Sản lượng tiêu thụ thực tế luôn cao hơn so với kế
hoạch, hoạt động tạo nguồn đảm bảo đủ số lượng, cơ cấu chủng loại xe máy phù hợp
với chiến lược tiêu thụ. Công tác dự trữ được thực hiện tốt đảm bảo hoạt động tiêu thụ
diễn ra liên tục, đều đặn
Theo dự báo của Viện Chiến lượcChính sách Cơng nơng, đến năm 2010 cả nước có khoảng 25 triệu xe máy,
2015 khoảng 31 triệu xe, và 2020 khoảng 35 triệu chiếc. Tức trong 15 năm
nữa, lượng xe máy sẽ tăng gấp đôi hiện nay. Ở góc độ kinh doanh, lập luận
của các nhà sản xuất cho rằng, so với các nước quanh khu vực Đơng Nam Á
và điển hình là Thái Lan, tính bình quân đầu người/xe thì ở Việt Nam tỷ lệ
này vẫn cịn thấp (ở Thái Lan trung bình khoảng 3 người/xe, còn ở ta là
khoảng 6 người/xe). Nhu cầu về xe máy ở Việt Nam vẫn tiếp tục tăng cao
bởi ngày càng có nhiều người làm việc tại thành phố, bao gồm cả sinh viên

và công nhân. Ở vùng nông thôn, nông dân bán được nhiều cà phê, giá nông
sản vẫn tiếp tục tăng nên ngày càng có nhiều người có tiền để mua xe máy.
Giám đốc một doanh nghiệp sản xuất xe máy trong nước cho rằng: “So với
mức trên thì ở nước ta phải đến 32 triệu xe máy thì mới bão hịa, cịn hiện
nay mới hơn 17 triệu chiếc thì chưa là vấn đề...”.
Có lẽ vì thế nên trong quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển Công
nghiệp xe máy Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 của Bộ
Công Nghiệp cũng đã xem xét và đề ra lộ trình cụ thể sản xuất xe máy là
một bộ phận phát triển chiến lược cho ngành công nghiệp trong nước. Chiến
lược này không chỉ tăng “nội lực” nội địa hóa phải đạt đến 90% mà cịn định
- Xe máy là phương tiện di chuyển phổ biến nhất ở VIệt Nam, và có thể nói xe máy là
một net văn hóa của người Việt. Ở Việt Nam xe máy dường như là một thành viên
trong gia đình, là phương tiện kiếm sống, là phương tiện hẹn hò yêu đương của giới
trẻ,... Nhu cầu về xe máy ở Việt Nam là rất lớn.
2.1.4. Yếu tố công nghệ
2.1.4.1. Ảnh hưởng của công nghệ đối với việc nghiên cứu và phát triển
 Ngày nay công nghệ được coi là yếu tố quan trọng trong cạnh tranh. Thay đổi
cơng nghệ có thể làm cho các sản phẩm hiện đang sản xuất trở nên lỗi thời trong
khoảng thời gian ngắn cũng với thời gian đó có thể tạo ra hàng loạt sản phẩm mới.
Như vậy kỹ thuật cơng nghệ đồng thời có thể mở ra cơ hội cũng như thách thức bởi
sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ đã diễn ra xu hướng làm ngắn lại chu kỳ
sống của sản phẩm. Yamaha đã, đang và luôn quan tâm đầu tư phát triển công nghệ
nhằm mang đến cho khách hàng những sản phẩm ưu việt hơn và thân thiện với môi
trường. Bước vào thế kỷ XXI, Yamaha nỗ lực hết mình để giảm thiểu lượng khí
thải cũng như nâng cao khả năng tiết kiệm nhiên liệu của xe máy nhằm góp phần cải
thiện những vấn đề về môi trường hiện tại như hiện tượng Trái Đất nóng dần
lên. Hiện tại, cơng ty đang xúc tiến rất nhiều các biện pháp khác nhau để nâng cao tối
đa khả năng thân thiện với môi trường cho các sản phẩm Yamaha trên quy mơ tồn



cầu. Yamaha đã áp dụng hệ thống phun điện nhiện liệu điện tử đang được trang bị trên
ôtô lên xe gắn máy, bắt đầu từ những chiếc môtô cỡ lớn nhiều xi-lanh. Hệ thống
phun nhiên liệu điện tử hoạt động dựa trên nguyên lý cung cấp nhiên liệu cho động
cơ thơng qua sự kiểm sốt chặt chẽ của hệ thống máy tính. Nhờ đó, có thể kiểm sốt
được lượng nhiên liệu cung cấp một cách lý tưởng hơn nhiều so với hệ thống chế hồ
khí thơng thường.
 Theo thống kê của Báo Giao thông vào tháng 4/2020 dựa trên số liệu của gần 300
mẫu xe được công khai mức tiêu thụ nhiên liệu trên cổng thơng tin điện tử chính thức
của Cục Đăng kiểm Việt Nam, Yamaha đều đứng đầu danh sách tiết kiệm nhiên liệu ở
cả hai phân khúc xe tay ga và xe số. Ở phân khúc xe tay ga, 3 mẫu xe Yamaha là:
Grande (1,69 lít/100km), Latte (1,8 lít/100km) và Janus (1,87 lít/100 km) chiếm 3 vị
trí cao nhất. Ở phân khúc xe số (không bao gồm xe 50cc), hai vị trí dẫn đầu danh sách
cũng thuộc về Yamaha với Jupiter Fi (1,55 lít/ 100km) và Sirius Fi (1,57 lít/ 100 km).
 Sang năm 2021, để tiếp tục phục vụ khách hàng mua xe nắm được thông tin mức
tiêu thụ nhiên liệu của từng mẫu xe tay ga, mới đây, Công ty Cổ phần Tiếp thị &
truyền thông Celadon đã công bố kết quả Nghiên cứu xếp hạng mức tiêu thụ nhiên
liệu của xe tay ga tại Việt Nam năm 2021, dựa trên hệ thống dữ liệu mức tiêu thụ
nhiên liệu 151 mẫu xe tay ga của Cục đăng kiểm Việt Nam (tính đến hết ngày
28/2/2021). Theo kết quả này, Celedon xác nhận thông tin 3 mẫu xe tay ga có dung
tích động cơ từ 125cc trở lên được sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam có mức tiêu hao
nhiên liệu thấp nhất hiện nay là:

Số 1 : Yamaha Grande với mức tiêu thụ nhiên liệu chỉ 1,69 lít/100km.

Số 2 là Yamaha Latte với mức tiêu thụ nhiên liệu chỉ 1,80 lít/100km.

Số 3 là Yamaha Janus với mức tiêu thụ nhiên liệu chỉ 1,87 lít/100km.
Như vậy, Yamaha tiếp tục giữ vững “ngôi vương” tiết kiệm xăng số 1 Việt Nam năm
2021. Khơng chỉ góp phần bảo vệ mơi trường, tiết kiệm chi phí sử dụng mà top 3 xe
ga tiết kiệm nhiên liệu nhất này còn ghi điểm cả về tính thời trang, trẻ trung, khả năng

vận hành bền bỉ cùng những cơng nghệ, tiện ích trong quá trình sử dụng xe.
 Yamaha Grande - mẫu xe tay ga tiết kiệm xăng số 1 Việt Nam có thiết kế thời
trang, thanh lịch, ở phiên bản Grande Bluecore Hybrid mới cịn sở hữu cốp xe siêu
rộng 27 lít và được trang bị hàng loạt tính năng hiện đại như trợ lực Hybrid, Smart
key, hệ thống Stop & Start System, phanh ABS,...
amaha Latte nổi bật với thiết kế sang trọng cùng động cơ Blue Core 125cc cho khả
năng tiết kiệm nhiên liệu tối ưu với hàng loạt trang bị tiện ích như SmartKey, cốp xe
có thể tích lên đến 37l, nắp bình xăng tiện lợi...
 Ngồi thiết kế trẻ trung cùng khả năng vận hành mượt mà, Yamaha Janus cịn ghi
điểm khi có hệ thống ổ khóa thơng minh Smartkey giúp xe an toàn hơn, giảm nguy cơ
bị mất trộm vì bị bẻ khóa và thuận tiện hơn khi sử dụng.
Động cơ Blue Core - "át chủ bài" tiết kiệm xăng
Với tiêu chí “Từng giọt nhiên liệu cho từng khoảnh khắc”, Blue Core là thế hệ động
cơ mới nhất, hiện đại nhất của Yamaha, kết hợp giữa khả năng tiết kiệm nhiên liệu
vượt trội, vận hành êm ái, cùng thiết kế gọn nhẹ và thân thiện môi trường.


 Ra mắt đầu tiên vào năm 2014 với dòng xe Grande, động cơ Blue Core là động cơ
thế hệ mới mà Yamaha giới thiệu tới người dùng Việt Nam, xoá tan những định kiến
cũ như hao xăng hay nhanh hỏng. Đây chính là “trái tim” của tất cả dịng sản phẩm xe
tay ga hiện nay của Yamaha - đem lại cảm giác lái đầy thú vị và hứng khởi trên từng
hành trình cho người lái.
 Yamaha Motor Việt Nam cho biết, giá trị cốt lõi của công nghệ Blue Core bao gồm
hàng loạt công nghệ cao cấp vốn chỉ dành cho công nghiệp ôtô như: hệ thống điều
khiển van biến thiên - VVA, hệ thống trợ lực điện - Hybrid, công nghệ xy-lanh nhôm
đúc giúp tản nhiệt nhanh DiASil… bên cạnh những tính năng khơng thể thiếu như hệ
thống phun xăng điện tử (Fi), hệ thống ngắt động cơ tạm thời (SSS)…
 Đặc biệt, mới đây Cụ thể, đầu năm 2020, cục đăng kiểm Việt Nam chính thức cơng
bố mức đo tiêu thụ nhiên liệu của các mẫu xe và bắt buộc dán nhãn mức mức tiêu thụ
nhiên liệu. Theo thống kê và đo đạc từ cục đăng kiểm, Yamaha chiếm ngôi tiết kiệm

nhiên liệu số 1 Việt nam với 3 mẫu xe Grande, Jupiter, và Sirius Fi đã khiến nhiều
người tiêu dùng Việt Nam chuyển sang mua những mẫu xe này.
2.1.5. Pháp luật
2.1.5.1. Sự tuân thủ pháp luật
 Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một lãnh thổ,
các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và phát triển của bất
cứ ngành nào. Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanh nghiệp sẽ phải
bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực, quốc gia đó.
 Việt Nam khá ổn định về chính trị và xã hội, đó là một lợi thế quan trọng so với
nhiều nước trong vùng. Ngồi ra Việt Nam đang có hệ thống luật pháp tương đối tốt.
Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam cũng đã thực hiện hàng loạt cải cách về luật pháp,
đưa hệ thống luật của Việt Nam tiến gần tới tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế về
đầu tư và kinh doanh. Đặc biệt Luật Doanh nghiệp Việt Nam được các nhà đầu tư
coi là phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và cởi mở hơn so với các nước trong khu vực.
Việt Nam cũng đã có luật đầu tư tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước và
nước ngồi bình đẳng với nhau trong hoạt động kinh doanh cũng như trước pháp luật.
Ngoài ra Việt Nam cũng đang cố gắng đơn giản hoá các thủ tục hành chính, nhằm tạo
điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư.
 Trong hoạt động kinh doanh của mình, từ nguyên liệu sử dụng, các hoạt động sản
xuất, các dịch vụ chăm sóc khách hàng đến các tiêu chuẩn về môi trường…
Yamahaluôn tuân thủ và chấp hành đầy đủ các chính sách về chính trị và pháp luật
của Việt Nam như Luật Doanh nghiệp, Luật giao thông, Luật lao động…Công ty
Yamaha Việt Nam thường mở ra các chương trình tập huấn, hướng dẫn viên cơng
ty đem đến cho các học viên thơng tin cập nhật nhất về tình hình giao thơng ở nước ta
cũng như tầm quan trọng của các hoạt động an tồn giao thơng thơng qua hàng loạt
hình ảnh và phim tư liệu về những thói quen xấu khi tham gia giao thông, đặc biệt là
của giới trẻ, như không đội mũ bảo hiểm, lái xe sau khi uống rượu bia, phóng nhanh,
vượt ẩulạng lách trên đường... cùng hậu quả là những vụ tai nạn giao thơng nghiêm
trọng. Qua những thơng tin sinh động đó, học viên có thể ý thức được tầm quan trọng
của việc nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông và chú ý an tồn khi tham gia

giao thơng. Bên cạnh đó khi tuyển dụng lao động luôn đảm bảo điều kiện lao động,


an toàn lao động, thời hạn hợp đồng, thời gian làm viêc tuân theo quy định của Luật
lao động.Phát triển đất nước theo đường lối đổi mới, Chính phủ Việt Nam ngày càng
nhận thấy rõ hơn sự cần thiết phải tham gia vào q trình tồn cầu hóa
kinh tế và cạnh tranh quốc tế. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2006 - 2016 nêu
rõ, phải "Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tranh thủ mọi thời cơ để phát triển... Gia
nhập WTO, bước vào sân chơi tồn cầu, doanh nghiệp nước ta nói chung và Yamaha
nói riêng đứng trước những thời cơ mới rất quan trọng, nhưng phải đối mặt
cũng khơng ít thách thức mới. Và doanh nghiệp xe máy Yamaha đã, đang, sẽ tiếp
tục đầu tư phát triển hơn nữa nhằm mang lại những sản phẩm tốt nhất đến tay người
tiêu dùng
Theo phương pháp 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter, cấu trúc cạnh tranh của
một ngành có thể được mơ tả bằng “năm lực lượng” chính. Đó là:
 Mức độ căng thẳng của sự cạnh tranh giữa các hãng đang tồn tại
 Mối đe dọa gia nhập
 Mối đe dọa sản phẩm thay thế
Sức mạnh của người mua
 Sức mạnh của người cung ứng
 Mỗi lực lượng trong 5 lực lượng này chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác mà bản
thân các yếu tố đó cũng cần phải được nghiên cứu để tạo ra một bức tranh đầy đủ về
sự cạnh tranh trong một ngành. Sự tác động qua lại giữa năm lực lượng quyết định
một ngành hấp dẫn như thế nào đối với các doanh nghiệp đang ở trong đó.
1. Mức độ cạnh tranh của các hãng đang tồn tại
 Hiện nay, trên thị trường xe máy có hai loại xe là xe nhập khẩu và xe được sản xuất
và lắp ráp trong nước. YMVN chịu nhiều áp lực của các hãng xe là các liên doanh sản
xuất, lắp ráp xe máy đang tồn tại, bao gồm Honda, Suzuki, SYM, Piaggio. Sự cạnh
tranh của các hãng xe đang tồn tại có thể nói đến là ba đại gia xe máy Nhật là Honda,
Yamaha, Suzzuki. Đến nay đang cạnh tranh gay gắt bằng dòng xe ga với các mẫu xe

khá tiện dụng như Airblade, Lead, SH, Winner, Exciter, Vision... với giá bán từ 40
triệu đồng đến trên 80 triệu đồng/chiếc. Ưu điểm của các sản phẩm này là phù hợp với
nhiều đối tượng khách hàng, giới tính và tiện dụng.
 Các hãng này liên tục rượt đuổi nhau trong việc giới thiệu phiên bản xe mới với
nhiều cải tiến để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Thêm vào đó, sự góp mặt của
những cái tên như SYM hay Hoa Lâm- Kymco luôn làm thị trường sôi động bởi sự đa
dạng mẫu mã và giá bán. Đến như Piaggio, sau một thời gian có mặt tại Việt Nam với
xe nhập khẩu nguyên chiếc cũng đã xây dựng nhà máy sản xuất xe tại Vĩnh Phúc. Chỉ
mới đi vào hoạt động được 1 năm nhưng cũng đã đưa ra thị trường 3 mẫu xe mới là


Vespa LX 125, Vespa LX 150 và Vespa S. Doanh số bán hàng của những mẫu xe này
tăng khá nhanh và có tới 28.000 xe được bán ra sau 6 tháng nhà máy đi vào hoạt động
động tại việt nam
 Trong hơn 20 năm có mặt tại Việt Nam, Honda đã liên tục tăng năng lực sản xuất
nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng Việt. Bắt đầu sản xuất xe máy vào năm 1997
nhưng phải đến năm 2008, Honda Việt Nam mới đạt sản lượng cộng dồn 5 triệu xe.
Trong khi đó từ năm 2008 đến 2018, Honda Việt Nam đã tăng gấp 4 lần sản lượng,
tăng lên 20 triệu xe trong 10 năm, đạt mức cộng dồn 25 triệu xe.
 Con số này cho thấy nhu cầu mua sắm và sử dụng xe máy của người Việt đã tăng
mạnh mẽ trong giai đoạn từ năm 2008 cho đến nay, kéo theo việc Honda Việt Nam
cũng phải liên tục đầu tư phát triển và tăng năng lực sản xuất xe.
 Hiện tại, Honda Việt Nam đang là thương hiệu mạnh nhất Việt Nam với thị phần
lên đến gần 80%, kết quả kinh doanh của hãng trong 6 tháng đầu năm tài chính 2019
cũng rất khả quan với 1,26 triệu xe bán ra, tăng trưởng 12% so với cùng kỳ năm 2017.
Bên cạnh việc tăng năng lực sản xuất, Honda Việt Nam cũng liên tục cải tiến, mở rộng
các dòng sản phẩm và triển khai phân phối xe mô tô phân khối lớn tại Việt Nam, điều
mà nhiều người dùng đã mong đợi từ lâu.
3.1. Phân tích 5 áp lực cạnh tranh của doanh nghiệp
3.1.1. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp – Honda Việt Nam

 Sinh sau đẻ muộn hơn 5 năm so với Nouvo, nhưng Air Blade lại nhanh chóng
chiếm được thị phần phân khúc xe tay ga cỡ trung nhờ chiến lược phát triển sản phẩm
đặc trưng của Honda. Nouvo hướng đến khách hàng trẻ, biết đam mê, thích tìm tịi,
chơi và độ xe. Ngược lại, Air Blade dành cho người thích bền bỉ và khơng phải bận
tâm nhiều về xe theo kiểu "ăn chắc mặc bền".
Để cạnh tranh với Air Blade, Yamaha thay đổi lại thiết kế phần đầu và đuôi xe cho
Nouvo 6 với cụm đèn đưa lên cao hơn so với thế hệ trước, đèn pha đơn dạng projector
thêm đèn định vị LED và cụm đèn hậu dạng LED. Ở Air Blade, Honda cũng thiết kế
lại phần đầu xe từ nhỏ bé mở rộng phình to hơn, đèn pha đơi projector tạo hình cặp
mắt dữ tợn.
Điểm mới khác của Nouvo 6 ở ổ khóa với chìa khóa có chức năng điều khiển từ xa.
Trên chìa khóa, bấm nút một lần để xác định vị trí xe, giống trên Air Blade. Bấm giữ
nút, nắp bảo vệ ổ khóa mở và bật đèn chiếu sáng lỗ khóa để định vị ổ khóa. Khác với
Nouvo 6, khi ấn vào nút xác định vị trí xe trên chìa khóa, đèn soi ổ khóa và đèn trong
hộc đựng đồ cùng sáng. Chức năng này chỉ có trên bản cao cấp của Nouvo 6 và Air
Blade.


Nouvo 6 và Air Blade đều có hộc chứa đồ dưới yên xe với sức chứa hai mũ bảo hiểm
nửa đầu hoặc một mũ bảo hiểm cả đầu, riêng chiếc xe ga của Yamaha có thêm nắp đậy
an tồn. Bình xăng của Nouvo 6 đặt dưới yên xe, không thay đổi so với thế hệ thước.
Trong khi, Air Blade đặt nắp bình xăng ở vị trí chính giữa, phía trên phần thân trước
tiện lợi hơn mà không cần phải mở yên xe khi đổ xăng.
 Về trang bị an toàn, cả hai hãng xe Nhật đều sử dụng chân chống điện bên, giúp tắt
máy tức thì ngay khi hạ chân chống xuống. Cả hai cũng trang bị hệ thống phanh với
phanh đĩa trước và phanh trống sau. Riêng Air Blade có thêm hệ thống phanh kết hợp
(Combi Brake).
Điểm trên Nouvo 6 mà Yamaha không thay đổi nằm ở cặp lốp vẫn là loại 70/90 ở lốp
trước và lốp sau 90/80, do đó gặp trời mưa đường trơn khi vào cua dễ mất cân bằng.
Chỗ để chân trên Nouvo 6 hơi chật khi đi xa, trên Air Blade thoải mái hơn.

 Air Blade sở hữu động cơ công nghệ eSP, 4 kỳ xi-lanh đơn dung tích 125 phân khối
làm mát bằng dung dịch, tích hợp phun xăng điện tử PGM-FI và hệ thống ngắt động
cơ tạm thời Idling-Stop khi dừng xe quá 3 giây. Sức mạnh từ động cơ cho công suất
tối đa 11 mã lực tại vòng tua 8.500 vòng/phút và mơ-men xoắn cực đại 11,2 Nm tại
5.000 vịng/phút.
 Trong khi đó, động cơ của Nouvo 6 khơng thay đổi so với thế hệ trước ngoại trừ xilanh Diasil và piston sử dụng công nghệ mới. Động cơ loại 4 thì, 2 van, SOHC làm
mát bằng dung dịch, xi-lanh đơn dung tích 125 phân khối, phun xăng điện tử YMJETFI, cho cơng suất 10,5 mã lực tại vịng tua 8.000 vịng/phút và mơ-men xoắn 10,5 Nm
tại 6.000 vịng/phút.
Đánh vào tâm lý về giá và tăng khả năng cạnh tranh, Yamaha giảm giá bán Nouvo 6 từ
33,9 - 36,4 triệu, mức giảm từ 800.000 - 2.000.000 đồng so với phiên bản cũ. Trong
khi giá bán của Air Blade từ 40 - 55 triệu đồng.
3.1.2. Các đối thủ cạnh tranh theo sau –SYM, Suzuki, Piaggo, Vinfast
3.1.2.1 SYM
- Năm 1992, San Yang đầu tư sản xuất kinh doanh xe gắn máy tại Việt Nam với tên
đầy đủ là: “Công ty hữu hạn chế tạo hàng công nghiệp và gia công chế biến hàng xuất
khẩu Việt Nam” viết tắt là VMEP. VMEP có hai nhà máy được xây dựng tại hai tỉnh
Hà Tây (miền Bắc) và Đồng Nai (miền Nam) với tổng số vốn đầu tư 1.160.000.000 đơ
la Mỹ, có cơng suất đạt 540.000 xe/năm. Đây là dự án sản xuất xe máy đầu tiên ở Việt
Nam và cũng là dự án lớn nhất ở Việt Nam thuộc loại này.
– Từ năm 1996, công ty San Yang Motor Taiwan thuộc Tập đoàn Chinfon đã quyết
định đột phá bằng chiến dịch toàn cầu với thương hiệu SYM. Hiện nay sản phẩm của
SYM đã có mặt tại rất nhiều nước trên thế giới.


– Năm 2002 công ty mẹ San Yang đã tăng cường đầu tư để triển khai dự án sảnxuất và
lắp ráp động cơ 15.000.000 USD. VMEP là công ty đầu tiên đưa thiết bị sản xuất động
cơ vào Việt Nam, các phân xưởng đầu tiên đã đi vào hoạt động: sản xuất xy lanh, cốt
cam, phụ tùng ô tô và khn mẫu chính xác. Đến nay VMEP là doanh nghiệp có tỷ lệ
nội địa hố cao nhất trong các doanh nghiệp sản xuất xe máy tại Việt Nam với mức độ
nội địa hoá đạt hơn 90% cho một số loại xe. Sản phẩm mang thương hiệu SYM có hai

dịng chính: xe Cub (xe số bình thường) và xe Scooter (xe tay ga). Dịng xe Cub có
các nhãn hiệu xe sau: Angel, Magic, Star, Amigo,Bonus,Husky… Dòng xe Scooter
bao gồm:Attila, Excel, HD, GTS
– SYM sử dụng kênh phân phối qua các đại lý trên toàn quốc, khuyến mại tặng mũ
bảo hiểm cho khách hàng và tổ chức sự kiện “10 năm thành lập SYM”. Với chất
lượng và uy tín cũng như sự tìm tịi, cải tiến khơng ngừng với những sản phẩm mẫu
mã đẹp, chất lượng cao, SYM ở Việt Nam đã và đang trở thành một trong nhữngnhãn
hiệu được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng và tin tưởng.
3.1.2.2 Suzuki
- Suzuki là một hãng xe lớn của Nhật Bản. Năm 1996 công ty Việt NamSuzuki đi vào
hoạt động. Tháng 9/1996: Việt Nam Suzuki đã sản xuất xe GN 125,loại xe Suzuki đầu
tiên tại Việt Nam. Tháng 10/1996: công ty đã cho ra đời Viva CD, mẫu xe Viva đầu
tiên ra mắt tại Việt Nam, xây dựng nên một hình ảnh thời trang cho xe máy.
- Ngoài việc cải tiến những sản phẩm hiện có, Việt Nam Suzuki cịn đưa ra thị trường
các kiểu xe mới như Shogun R125 (giá 30 VND/xe), Viva 110 thường vàphanh đĩa,
Smash 110 (giá: 23,99 VND/xe)., Revo 110cc, x-Bike…
- Với khẩu hiệu xe máy Suzuki “Ride the winds of change”, Suzuki chấp nhận thách
thức trong việc cải tiến công nghệ nhằm đem lại những sản phẩm xe máy tinh tế đem
lại cảm xúc hoàn toàn mới cho người sử dụng, họ đã “thổi luồng gió mới cho cuộc
sống” và đã được người tiêu dùng Việt Nam chấp nhận. Suzuki với hệ thống đại lý có
mặt rộng khắp cả nước (trong đó có hơn 16 đại lý và trung tâm bảo hành tại Hà Nội)
nhằm phục vụ khách hàng một cách chu đáo và thuận tiện. Hệ thống này là sự kết hợp
hiệu quả của các cửa hàng Suzuki 3S đảm nhiệm tất cả các dịch vụ liên quan, đó là
bán hàng (sales), dịch vụ hậu mãi (after sales services) và cung cấp phụ tùng Suzuki
chính hiệu (Spare parts). Tất cả, từ cấu trúc tổng thể cho đến từng chi tiết, vật dụng
nhỏ, kết hợp tạo nên một hình ảnh nhất qn, hài hồ, đầy sáng tạo cho tất cả các cửa
hàng Suzuki trên toàn quốc. Các chiến dịch hậu mãi với tên gọi “Suzuki chăm sóc
khách hàng” được tổ chức hàng năm hỗ trợ những dịch vụ hậu mãi cộng thêm thể hiện
sự quan tâm khách hàng ngay cả sau khi đã bán. Dịch vụ cũng như các điều lệ bảo
hành của Suzuki được hướng dẫn cho khách hàng ngay sau khi bán. Suzuki còn

khuyến tặng balo đựng laptop, tặng áo gió cao cấp khi khách hàng mua các dòng xe
Revo 110c,hayate..


- Chính nhờ sự nỗ lực khơng ngừng nên thị trường tiêu thụ của Việt Nam Suzuki ngày
càng được mở rộng trên thị trường xe máy Việt Nam. Người tiêu dùng Việt Nam đã
dần chấp nhận và ủng hộ các sản phẩm của công ty.
3.1.2.3 Piaggio:
- Vào khá muộn so với các hãng trên nhưng hãng xe này tập trung vào phânkhúc thị
trường xe tay ga cao cấp với các dòng xe kiểu dáng đẹp, sang trọng mangvẻ đẹp Italia
đã nhanh chóng chính lĩnh thị phần thị trường xe tay ga nói riêng, thịphần xe máy nói
chung, là đối thủ thách thức của Honda trên phân khúc này.Piaggo hiện nay có các sản
phẩm Vespa, Beverly, Liberty, Zip, Fly.
– Bên cạnh các hãng xe trên còn các dòng xe sunfat của Trung Quốc tuy khơng có
thương hiệu trên thị trường cũng như chất lượng cần phải xem xét nhưnggiá cả lại rẻ
có thể cạnh tranh trên phân khúc xe số theo thu nhập vì nhiều khách hàng mục tiêu
khó khăn về tài chính…Cả hãng xe Kymco Việt Nam cũng là đối thủ cần để ý.
3.1.2.4 Vinfast:
 Hiện nay người dân Việt Nam khồng còn xa lạ với Vinfast – thương hiệu của người
Việt Nam. Vinfasst không cạnh tranh trên thị trường xe máy nhưng cạnh tranh bởi các
dòng xe điện. Với độ phủ sóng khắp Việt Nam, Vinfast có thể nói vượt mặt xa so với
Yamaha ở thị trường xe điện. Các dòng xe điện của Vinfast: Theon, Klara S, Feliz,
Impes, Ludo có mức giá từ 13 triệu – 35 triệu. Các mẫu xe của Vinfast luôn thời
thượng hợp với giới trẻ. So sánh về thiết kế thì Vinfast vượt xa so với Yamaha.
3.1.3. Mối đe dọa của các sản phẩm thay thế
Sản phẩm xe máy chịu sự tác động của xăng dầu. Trong xu thế chung, nguồn năng
lượng của thế giới đang dần cạn kiệt thì việc sử dụng xe máy chạy bằng xăng cũng
đang được cân nhắc. Các Công ty trong ngành cũng phải nghiên cứu tới việc sử dụng
nguyên liệu thay thế cho tiêu thụ xăng truyền thống.
Không chỉ có vậy, xu thế chuyển sang sử dụng xe ô tô cũng đang là một trào lưu mà

YMVN và các đối thủ phải tính cho bước tiếp theo của mình. Có thể đã đến lúc thị
trường xe máy của Việt Nam khơng cịn tập trung ở những thành phố lớn, nó đã
chuyển hướng về các khu vực đơ thị nhỏ hoặc các vùng nông thôn. Tại các thành phố
lớn việc sử dụng ô tô riêng và phương tiện công cộng là một trong những mối đe dọa
đối với các hãng sản xuất, lắp ráp xe máy như YMVN. Mối đe dọa này không quá
mạnh nhưng cũng đủ để các hãng phải chuyển hướng sản xuất những sản phẩm thân
thiện với môi trường hơn.
3.1.4. Sức mạnh của người mua
 Người mua xe máy thông thường là cho tiêu dùng cá nhân nên khơng có nhiều sức
mạnh trong việc liên kết để thay đổi giá của các hãng sản xuất xe máy. Ngoài ra, vai


trò của hiệp hội người tiêu dùng ở Việt Nam chưa được nâng cao nên người mua xe
máy và linh kiện xe máy hầu như khơng có sức mạnh.
3.1.5. Sức mạnh của người cung ứng
 Người cung cấp hàng cho các hãng xe máy là nhà xuất khẩu nước ngoài và các nhà
cung ứng linh kiện được nội địa hóa, cung ứng các yếu tố sản xuất khác có sẵn trong
nước. Đây cũng là đặc thù của ngành sản xuất, lắp ráp xe máy.
Đối với người cung ứng nước ngoài, phần lớn là Cơng ty góp vốn của các liên doanh
sản xuất xe máy trong nước, họ có sức mạnh lớn đối với các Cơng ty đó. Tuy nhiên vì
hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp liên doanh ảnh hưởng trực tiếp đến lợi
nhuận của các Cơng ty góp vốn và cung ứng linh kiện, phụ tùng xe máy nên phần lớn
hành động của họ nhằm hỗ trợ Công ty liên doanh.
4.1 Phân tích mơ hình SWOT của doanh nghiệp
4.1.1.Điểm mạnh
Sự trụ vững của Yamaha vượt trội so với đối thủ là Honda trong đại dịch Covid năm
2020:
 Theo báo cáo bán hàng mới nhất từ VAMM (Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt
Nam), tổng doanh số bán hàng năm 2020 (tính từ tháng 01 năm 2020 đến hết tháng 12
năm 2020) là 2.712.615 xe, giảm 16,66% so với năm 2019. Hầu hết các hãng xe thành

viên đều bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 cũng như khó khăn của nhiều lĩnh vực sản
xuất khiến người mua thắt chặt chi tiêu.
Trong đó, Honda Việt Nam ghi nhận sự sụt giảm bán hàng lớn nhất từ trước đến nay,
chỉ đạt 2.142.564 chiếc, giảm 16,7% tương đương 431.000 xe so với năm 2019. Số
lượng xe bán ra năm 2020 thậm chí cịn thấp hơn so với năm 2018 và 2017.
Ở chiều ngược lại, đối thủ chính của Honda là Yamaha chỉ bị tụt giảm nhẹ, nhưng có
thêm nhiều điểm sáng như chiếm ngôi tiết kiệm nhiên liệu số 1 của cả xe ga và xe số,
tạo cơn bão truyền thông khi ra mắt chiếc Exciter 155 VVA.
Sự “lệch pha” giữa hai “kình địch” xe máy có lẽ xuất phát từ một số yếu tố mang tính
quyết định từ định vị thị trường, kèm thay đổi xu hướng công nghệ.
Xe máy Honda vốn ăn sâu vào tâm trí người Việt Nam do tiết kiệm nhiên liệu, nhưng
với số liệu đo đạc từ cục đăng kiểm cơng bố chính thức đầu năm 2020, Yamaha chiếm
ngôi vương ở cả xe ga và xe số.


 Cụ thể, đầu năm 2020, Cục Đăng kiểm Việt Nam chính thức cơng bố mức đo tiêu
thụ nhiên liệu của các mẫu xe và bắt buộc dán nhãn mức tiêu thụ nhiên liệu. Theo
thống kê và đo đạc từ Cục Đăng kiểm, Yamaha chiếm ngôi tiết kiệm nhiên liệu số 1
Việt Nam với 3 mẫu xe Grande, Jupiter, và Sirius Fi đã khiến nhiều người tiêu dùng
Việt Nam chuyển sang mua những mẫu xe này. Điều này khiến doanh số SH mode và
Lead giảm, lần lượt số giảm là 36.000 xe SH mode và 60.000 xe Lead so với năm
ngối.
Bên cạnh đó năm 2020 chứng kiến thất bại của Honda với chiếc Winner X. Kéo dài
suốt cả năm, mẫu xe underbone côn tay của Honda liên tục giảm giá. Giai đoạn tháng
9-11/2020, giá Winner X giảm 12-15 triệu đồng khiến cho đại lý Honda chịu lỗ sâu.
Nhiều ý kiến được phân tích mổ xẻ trên các diễn đàn xoay quanh chiếc Winner X
cũng vì sự mất giá này. Tựu chung, lý do chính Winner X, vốn được mệnh danh là Air
Blade côn tay thất bại là do thiết kế kềnh càng, thiếu tính thể thao, và dính nhiều lỗi
nguy hiểm như động cơ bị tăng cam, vỏ xe ọp ẹp.



Khác với Honda, năm 2020 chứng kiến một số điểm sáng mới của Yamaha về mặt
doanh số. Mẫu xe Sirius có sức tiêu thụ tăng vọt so với năm 2019 khi bán hơn 120.000
xe.
Bên cạnh đó tháng 12/2020, Yamaha cho ra mắt mẫu xe Exciter 155 VVA. Ngay sau
khi ra mắt mẫu xe này đã “cháy hàng” và bị đội giá tại các cửa hàng đại lý. Sự xuất
hiện của Exciter 155 VVA ngay lập tức tác động tiêu cực đến Winner X của Honda.
Nhiều đại lý doanh số Winner X giảm tới 70%, gần như không bán được. Gần như với
lợi thế này, Yamaha tiếp tục thống trị trong phân khúc xe cơn tay Underbone trong
thời gian tới.

Có thể thấy, dịch COVID-19 tác động rất mạnh đến thị trường xe máy Việt Nam năm
vừa qua. Tuy nhiên, sự sụt giảm của các nhà sản xuất một phần do doanh số xe máy
truyền thống tại Việt Nam đã đến mức bão hòa trong vài năm trở lại đây sau khi đạt
đỉnh vào năm 2018 với gần 3,4 triệu chiếc. Chính vì vậy, bài tốn đổi mới chính mình
gần như là yếu tố quyết định để cải thiện doanh số. Về điểm này, có vẻ Honda đang
dần thụt lùi so với các đối thủ vốn trước đây bị coi là “chiếu dưới” như Yamaha,
Suzuki, Piaggio.


-Sự phong phú về mặt sản phẩm motor của Yamaha:
Sản phẩm xe máy của Công ty YAMAHA trên thị trường đa dạng và phong phú, đó là
những dịng xe có thiết kế khác biệt về mẫu mã hay tính năng kỹ thuật và có nhiều
mức giá khác nhau nhằm mục đích phục vụ các đối tượng khách hàng khác nhau như
nông thôn và thành thị, như khách hàng là giới trẻ hay đã đứng tuổi, khách hàng là
công chức hay lao động tự do, khách hàng sử dụng xe máy với mục đích khác nhau,
làm phương tiện vận chuyển hay dùng để đi chơi, … nói chung dịng sản phẩm
YAMAHA tuy có thiên về nhóm khách hàng là giới trẻ, có xu hướng cấp tiến nhưng
định hướng chung Cơng ty vẫn có những dịng xe khác nhau nhằm phục vụ đáp ứng
những nhóm khách hàng khác trong thị trường đó là những dòng sản phẩm:

+ Dòng sản phẩm với thiết kế tiện lợi đơn giản nhắm vào đối tượng có thu nhập thấp,
phù hợp với đường xá nông thôn Việt Nam: Sirius, Jupiter, ….
+ Dòng sản phẩm nổi trội về tính năng kỹ thuật với giá thành cao hơn, nhắm vào đối
tượng là khách hàng thành thị: Nouvor, Mio, …
+ Dòng sản phẩm với mẫu mã trẻ trung, thiết kế cách điệu nhắm vào đối tượng trẻ
tuổi: Nouvor LX, Exciter, Mio, Lexam..
+ Dòng sản phẩm nhắm vào đối tượng là người đứng tuổi, cơng chức : Jupiter, Nouvo
 Có thể nói Marketing là một cơng tác quan trọng giúp cho thương hiệu Yamaha
có mặt thành cơng và chiếm vị trí thứ hai tại thị trường Việt Nam như ngày hôm nay.
“Yamaha thương hiệu của chất lượng” là phương châm hành động của công ty. Sự lớn
mạnh của Yamaha Motor Việt Nam cũng như sự tin tưởng của khách hàng đến thương
hiệu Yamaha, ngồi chất lượng của sản phẩm thì phần quan trọng chính là nhờ các
chính sách marketing đúng đắn và hợp lý của công ty. Công ty chú trọng đến các
khách hàng trẻ, năng động, với việc đưa ra nhiều kiểu dáng, mẫu mã thiết kế phong
phú, nhiều loại xe để khách hàng lựa chọn. Các sản phẩm của Yamaha rất phù hợp vời
giới trẻ, kiểu dáng thể thao khoẻ đẹp và thời trang đã khiến cho thương hiệu này
nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam.


.

 Ngoài kiểu dáng và mẫu mã phong phú, các chương trình quảng cáo của Yamaha
cũng rất có hiệu quả, trong nhiều năm liền từ năm 2002 đến nay Yamaha liên tục tổ
chức các “show trình diễn motor nghệ thuật” tại các TP lớn: Hà Nội, HCM, Đà
Nẵng….. với các tay đua hàng đầu thế giới đến từ Nhật Bản đã gây được tiếng vang
lớn cho giới trẻ Việt Nam .
Hàng năm công ty tổ chức tài trợ cho các chuyến hành trình xuyên việt bằng các loại
xe do yamaha sản xuất, đây là hình thức khuếch trương thương hiệu và phô diễn các
kiểu dáng xe mới của Yamaha. Không những thế Yamaha cịn tài trợ cho nhiều trận
đấu bóng hay, tài trợ cho Seagame, cho giải VĐ quốc gia ….Ngồi các trận thi đấu thể

thao, Yamaha cịn tài trợ nhiều chương trình Gameshow trên truyền hình như “1 2 3
Việt Nam” và rất nhiều chương trình ca nhạc, tạp kỹ. Các đoạn quảng cáo trên truyền
hình của Yamaha ln gây ấn tượng tốt cho giới trẻ và người tiêu dùng.
4.1.2. Điểm yếu:
Marketing- Bởi vì Yamaha là một ngơi sao trong Ma trận BCG, nó cần phải có chi phí
rất lớn nơi Marketing và Quảng cáo được quan tâm. Tuy nhiên, so với các thương hiệu


khác như Hyundai hay Hero hay các thương hiệu khác, Yamaha khơng sử dụng tivi
hiệu quả mặc dù có mặt trên các tạp chí Top và thường xun được tìm thấy trên báo.
Nhiều hơn nữa được mong đợi từ một thương hiệu như Yamaha về mặt Quảng cáo.
 Phân phối – Một vấn đề khác đang phải đối mặt đặc biệt là ở các nước đang phát
triển nơi Yamaha có mặt là việc phân phối không được đánh dấu. Dịch vụ – Vì các
điểm phân phối ít hơn, các điểm dịch vụ cũng ít hơn. Do đó, khách hàng nghĩ về sự
tiện lợi của dịch vụ trước khi mua sản phẩm này và có thể khơng tự mua xe đạp. Do
đó cùng với phân phối bán hàng, phân phối điểm dịch vụ cũng là cần thiết. Đây có lẽ
là điểm yếu nhất trong phân tích SWOT của Yamaha.
Doanh số đang giảm - Theo biểu đồ này của Statista, doanh số của Yamaha đang giảm
hàng năm và 2016 là năm giảm nhiều nhất.

Doanh số Yamaha từ 2012-2016


×