BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN: TIỂU THUYẾT PHƯƠNG TÂY
CHỦ ĐỀ: PHÂN TÍCH KHƠNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG
TIỂU THUYẾT “HỘI CHỢ PHÙ HOA” CỦA WILLIAM
THACKERAY
MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.
2.
3.
Ý nghĩa của chủ đề
Mục tiêu của chủ đề
Nhiệm vụ
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Chương 1: Khái quát về tiểu thuyết “Hội chợ phù hoa”
Chương 2: Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết “Hội chợ
phù hoa”
1. Khái lược chung về không gian nghệ thuật trong tiểu
thuyết
2. Các loại không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết “Hội chợ
phù hoa”
Không gian thực:
Không gian bối cảnh xã hội nước Anh đương thời
Không gian trường học
Không gian của giới thượng lưu quý tộc
Không gian chiến tranh
Không gian đời tư
Không gian ảo trong tiểu thuyết “Hội chợ phù hoa”
Không gian “Hội chợ”
PHẦN III: KẾT LUẬN
PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.
Ý nghĩa của chủ đề
“Hội chợ phù hoa là cuốn tiểu thuyết khơng có anh hùng” của tác giả William
Makepeace Thackeray viết về đề tài “châm biếm xã hội vào đầu thế kỉ XIX nước
Anh”. Cuốn tiểu thuyết trở thành kinh điển và là đề tài nghiên cứu của biết bao con
người đam mê văn học trên hầu khắp thế giới. Ta nhận thấy rõ trong tiểu thuyết, sự
độc đáo về “thời gian – không gian nghệ thuật tuy đã có sự đề cập nhưng vẫn cịn tản
mạn, riêng lẻnên vẫn còn rất nhiều hướng mở ra để những người nghiên cứu tìm hiểu
sâu sắc hơn về vấn đề này.
Chủ đề “Phân tích khơng gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Hội chợ phù hoa” là
một chủ đề hay - một đề tài thú vị, quan trọng, góp phần khẳng định hơn nữa vai trò
của tiểu thuyết “Hội chợ phù hoa” nói riêng và nền văn học nước ngồi thế kỉ 19 nói
chung; đồng thời đi sâu tìm tòi, khai phá những cái mới, cái đẹp, cái tiềm ẩn trong
“không gian nghệ thuật” mà tác phẩm mang lại; củng cố kiến thức và đề tài làm một
bài tiểu luận nghiên cứu của riêng mình.
2.
Mục tiêu của chủ đề:
Mục tiêu của chủ đề: “tìm tịi, phát hiện những nét độc đáo riêng biệt của không
gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Hội chợ phù hoa”
3.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Xuất phát từ việc nắm vững về thể loại tiểu thuyết, về thời gian và không gian
nghệ thuật trong tiểu thuyết, bài tiểu luận có nhiệm vụ chỉ ra những đặc điểm độc đáo
riêng biệt trong việc xây dựng các mơ hình khơng gian nghệ thuật và hiệu quả của
những sáng tạo đó trong khi thể hiện nội dung tác phẩm.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Chương 1: Khái quát về tiểu thuyết “Hội chợ phù hoa”
“Hội chợ phù hoa” xuất bản lần đầu tiên vào năm 1847- 1848, xoay quanh cuộc
đời, biến cố của hai nữ nhân vật chính là Amelia và Rebecca có số phận hồn tồn trái
ngược nhau. Amelia là con gái của một thương gia giàu có, tính cách nhân hậu, đoan
trang, hiền lành và đa cảm. Ngược lại, Rebecca lại là một nữ sinh xuất thân gia thế
tầm thường, tinh ranh và ương ngạnh, Rebecca khơng được lịng nhà trường. Sau tốt
nghiệp, cuộc đời của hai người cũng có những ngã rẽ khác nhau. Amelia lương thiện
trở về với cuộc sống giàu có, nàng được nhiều người theo đuổi và kết hôn với George
mặc cho sự phản đối của nhà chồng. Về phần Rebecca, với hi vọng bước chân vào
giới thượng lưu, cô ta lợi dụng hết tất cả mọi người – trong đó có Amelia. Với sự
1
khôn ngoan, quyến rũ cô ta đã tiếp cận thành công với nhiều người khác nhau để bước
vào giới thượng lưu, từ anh trai béo ú của Amelia đến khi sau này lấy chồng, nàng ta
vẫn quyến rũ những đàn ông khác cho chồng lên chức, kiếm tiền bằng cách quyến rũ
bọn hám sắc thậm chí ngoại tình với chồng của Amelia.
Chiến tranh nổ ra, Geogre chết, nhà Amelia Sedley bị phá sản, cô đành để con
cho ông nội nuôi, phụng dưỡng cha mẹ và tơn thịe chỗng cũ. Tuy nhiên khi biết
chồng cũ đã phản bội mình, Amelia đã chấp nhận Dobbin – người theo đuổi cơ và có
cuộc sống hạnh phúc. Còn về phần Rebecca, sau khi bị hất ra khỏi giới thượng lưu, bị
chồng dứt tình, con trai khơng nhìn mặt mẹ, cơ đi hết nơi này đến nơi khác nhưng
luôn bị khinh miệt, xa lánh
Chương 2: Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết “Hội chợ phù hoa”
1.
Khái lược chung về không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết
Theo Lê Bá Hán trong cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học” có cách hiểu rằng:
“Khơng gian nghệ thuật chính là hình thức bên trong hình tượng nghệ thuật thể hiện
tính chỉnh thể của nó”. Gs Trần Đình Sử cũng lí giải: “khơng gian nghệ thuật là hình
thức tồn tại cùng thế giới nghệ thuật”. “Không gian nghệ thuật là phương thức tồn tại
và triển khai của thế giới nghệ thuật”, trở thành phương tiện chiếm lĩnh đời sống,
“mang ý nghĩa biểu tượng nghệ thuật”…
Tóm lại, “khơng gian nghệ thuật trong tiểu thuyết là sự mơ hình hóa các mối
liên hệ về thời gian, xã hội, đạo đức của bức tranh thế giới thể hiện quan niệm về trật
tự thế giới và sự lựa chọn của nhà văn”. “Không gian nghệ không những cho thấy cấu
trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngơn ngữ tượng trưng, mà cịn cho thấy những
quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay một giai đoạn văn học. Nó
cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại hình
của các hình tượng nghệ thuật.”
2.
Các loại không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết “Hội chợ phù hoa”
Không gian thực:
Không gian bối cảnh xã hội nước Anh đương thời
Trong lịch sử phát triển Anh Quốc, vào thế kỷ XIX, dân số của nước Anh đã
gia tăng một cách mạnh mẽ, cùng với đó q trình đơ thị hố nhanh chóng mà gây
nên những căng thẳng nghiêm trọng về cả kinh tế cũng như xã hội. Chính vì q trình
“đơ thị hóa” diễn ra kéo theo đó là sự khát khao đổi đời của những con người mong
muốn cuộc sống giàu sang, một bước lên quý tộc.
Ngay từ đầu cuốn tiểu thuyết, nhà văn William cũng đề cập rằng
“Hội chợ phù hoa là một tiểu thuyết đa tuyến nói về xã hội quý tộc tư sản và số phận
của con người với nhiều thành phần trong xã hội đó”. Rõ ràng, “cuốn tiểu thuyết
khơng có anh hùng” này đã vén tấm màn hiền thực về chính xã hội nước Anh đầu TK
XIX với sự thối trá, lụi tàn, suy thoái của đạo đức và lối sống con người mà điển hình
nhất đó là nhân vật Rebecca, lão quý tộc già Lord Steyne… Đến nỗi trong lời tựa phải
viết lên rằng: “Trong phiên chợ phù hoa ấy, đạo đức khoác tấm áo thêu kim tuyến,
nhưng lật lên chỉ thấy những thứ đê tiện và trần trụi… Trên hết, sự phù phiếm đã cuốn
con người vào vịng xốy cám dỗ và hút cạn những phẩm chất tốt đẹp, chỉ để lại
những tính cách cặn bã và tham vọng mù quáng”
Chương đầu tiên của tiểu thuyết hiện ra bối cảnh rõ ràng của xã hội ấy thông
qua quan sát của một người đạo diễn vở kịch: “Thiên hạ đang đua nhau mà ăn uống,
mà chim chuột, rồi bỏ rơi nhau, mà cười mà khóc, rồi hút sách, lừa bịp, nhảy nhót,
đấm đá nhau hoặc la cà đây đó. Có những tay anh chị huých kẻ nọ đẩy người kia mà
đi có những cậu cơng tử bột ra sức liếc tình đàn bà con gái. Có những chú đạo trích
chun rờ túi thiên hạ, có những ơng đội sếp soi mói nhìn ngó đó đây, này là mấy anh
bán thuốc rong (trời đánh thánh vật mấy anh bán thuốc rong.) đang gân cổ lên mà
quảng cáo thuốc trước quầy hàng của mình”; “mấy bác nhà quê cứ há hốc mồm ra mà
ngắm các cô vũ nữ bận áo sặc sỡ và mấy chú làm trò xiếc leo dây đáng thương mặt
trát son đỏ bự, trong khi bọn kẻ cắp đứng đằng sau lưng cứ việc lách mấy ngón tay
vào túi mà nẫng nhẹ ví mang đi.” Một bối cảnh xã hội nước Anh đầy rẫy sự hỗn độn
đến đáng sợ…
Không gian trường học
Không gian trường học được mở ra với hình ảnh chiếc xe ngựa lớn đỗ lại trước
“trường học bà Pinkerton lập nên tại Chiswick Mall chuyên giáo dục các cơ tiểu thư
con nhà dịng dõi”. Một ngơi trường dành cho tiểu thư, ở đây dạy dỗ các cô gái trở
thành những người vợ biết nghe lời, trở nên hiền thục dịu dàng, đàn hát, thêu thùa,
may vá thậm chí có cả dạy cách e thẹn lấy lịng đàn ông giàu có…Và người đứng đầu
ngôi trường này là bà Pinkerton - “người đàn bà khắc khổ”, “Tiếng Pháp bà ấy không
biết lấy một chữ bẻ làm đôi, nhưng lại kiêu ngạo không chịu thú nhận”. Một ngôi
trường trọng bằng cấp và đồng tiền.
Vì xuất thân khác nhau nên Amelia và Rebecca cũng nhận sự đối đãi khác
nhau. Rebecca “xuất thân trong gia đình thấp kém, vì thế mà bà Pinkerton đối đãi cô
rất khác, suốt hai năm qua bà có thái độ khinh miệt cơ”, cư xử với cơ rất tệ cịn hơn cả
“con ở coi việc bếp núc”, bà nghĩ “cơ chỉ là một cơ học trị tập sự nghề dạy học; bà
Pinkerton nghĩ rằng bà đã đối đãi với cô quá phải rồi, chẳng cần phải ban cho cái vinh
dự được tặng cuốn từ điển khi cơ từ biệt nhà trường”. Hình ảnh bức thư giới thiệu
cũng cho thấy sự ưu ái của bà Pinkerto với những người giàu có và sự chán ghét của
bà với những kẻ có xuất thân tầm thường…
Mặc dù khơng gian trường học ở trong tác phẩm khơng có nhiều, tuy nhiên nó
cũng góp phần phản ánh hiện thực thời bấy giờ - một nền giáo dục bất công mang
“bản chất thượng lưu”, rấy lên sự tham vọng về một thế giới thượng lưu giàu có
trong lịng người.
Khơng gian của giới thượng lưu quý tộc
Mở đầu tiểu thuyết, lợi tựa đầu tiên hiện ra trước mắt độc giả là
“Hội chợ phù hoa là một tiểu thuyết đa tuyến nói về xã hội quý tộc tư sản”. Cuốn tiểu
thuyết này đề cập rất nhiều tới giới thượng lưu, cụ thể qua những khơng gian, hình
ảnh sau:
-
Khơng gian nhà Amelia:
+ Amelia về nhà trong sự chào đón hân hoan của cả nhà, mọi người “đứng trong
căn phòng lớn, người mỉm cười cúi rạp xuống, người nghiêng đầu chào cô tiểu chủ
của họ.”. Sự giàu có ấy cịn thể hiện ở những đồ vật trong “ngăn kéo” mà Amelia cho
Rebecca xem “nào là sách, đàn dương cầm, quần áo, vòng cổ, ghim băng, dây ăng ten
và đủ các thứ lặt vặt khác nữa”; “cô cứ nài Rebecca phải nhận bằng được mấy cái
nhẫn bằng bạch mã não và bằng ngọc Thổ-nhĩ-kỳ”, “cả một tấm áo bằng voan mỏng
rất đẹp, lấy cớ rằng tấm áo này bây giờ cô mặc hơi chật mà bạn cơ mặc thì vừa xinh;
cơ lại định tâm xin mẹ cho phép được khoe với bạn tấm khăn san bằng lụa Cashmere
trắng của cô, vẫn để dành rất cẩn thận”.
+ Tiếp đó là hình ảnh người anh trai “to béo phục phịch” của Amelia - Joseph
“mặc quần da nai thuộc, đi ủng cao, cổ áo đính bao nhiêu là đăng-ten che gần đến
mũi; anh ta mặc một áo gi-lê có sọc đỏ, và một tấm áo khoác màu xanh da táo, có
những chiếc khuy đồng to tướng bằng đồng”
Cuộc sống q tộc thượng lưu giàu có
Khơng gian thượng lưu được thể hiện qua “khung cảnh các nhân vật sinh sống
và đến vui chơi”. Một khu vườn “hoàng gia” hát những bài “khơi hài”. Rồi cả “Trong
vườn có rất nhiều thú vui; nào là hàng vạn ngọn đèn thắp sáng trưng, rồi bọn ca công
hát những bài khôi hài và trữ tình nghe rất hấp dẫn, những điệu vũ dân gian do những
người dân thành Luân Đôn vừa đàn ông vừa đàn bà trình bày... chỉ thấy nhảy, vỗ tay
và cười ầm ĩ”. Thơng qua những hình ảnh kệch cỡm kia, nhà văn ngầm lên án xã hội
thượng lưu chỉ biết đến đồng tiền.
Bên cạnh khơng gian thượng lưu phố thị là hình ảnh “khơng gian thượng lưu
vùng q” nước Anh. Đó là nhà ơng Pitt Crawley mà Rebecca đến dạy học. Đó là
“một căn nhà đồ sộ nhưng âm u”, người chủ thì chửi bới người làm th, ơng ta ở
“bẩn kinh người” lại keo kiệt. Xã hội mà ai cũng muốn “thượng lưu” ấy với đủ loại,
đủ kiểu người khiến ta ghê sợ.
Thông qua việc miêu tả không gian quý tộc xa hoa, hào nhống với vơ vàn góc
khuất xấu xa, bẩn thỉu, William đã lên án xã hội bấy giờ chỉ biết chạy theo đồng tiền
mà làm mất đi giá trị tốt đẹp của con người.
Không gian chiến tranh
Không gian chiến tranh tuy không xuất hiện trực tiếp trong tiểu thuyết nhưng
lại xuất hiện gián tiếp thông qua lời kể của Dobbin và cái chết của chồng Amelia.
Cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa đã khiến cho bao gia đình “mẹ góa con cơi”.
Những tin tức về cuộc chiến tranh đăng trên báo “tin tức” đã khiến cho những người
đứng đầu “chống váng khủng khiếp”. “Hai cơ con gái tha hồ mà khóc. Ơng bố già
nua vốn âu sầu lại càng rầu rĩ hơn trước số mệnh tàn nhẫn”. Chiến tranh không
những phản ánh hiện thực mất mát, cái chết, sự hi sinh mà những người ở lại cũng
đầy nỗi khổ sở, miền quê trở nên u buồn, tăm tối.s
Không gian đời tư
Nếu “không gian xã hội”, “không gian trường học”, “không gian giới thượng
lưu”… đều là những không gian bên ngồi thì “khơng gian đời tư” lại là không gian
bên trong nhân vật buộc ta phải khám phá dưới góc độ ngơn từ cùng trí liên tưởng,
hình dung và khả năng cảm nhận của cá nhân mỗi người.
Không gian đời trong tiểu thuyết của William thể hiện điển hình qua Amelia và
Rebecca. Đọc tiểu thuyết, ta thấy trạng thái suy của nhân vật qua nhiều trạng thái cảm
xúc khác nhau. Ở Amelia và Rebecca là hai tính cách, suy nghĩ hồn tồn đối lập, và
chính những suy nghĩ lối sống đời tư của họ đã làm thay đổi chính cuộc đời và số
phận của họ.
+ Rebecca là cơ gái thơng minh, quyến rũ và ương ngạnh, có tham vọng và đấu
tranh. Ở trường học, do xuất thân mà phải chịu nhiều khổ cực, chính điều này càng
làm Rebecca tìm đủ mọi cách bước chân vào giới thượng lưu. Từ suy nghĩ, tâm lí này
mà cơ đã khơng từ một thủ đoạn nào để đạt được mục đích, bất chấp hi sinh cả tình
yêu và tình bạn để cuối cùng phải sống cuộc sông mà người đời xa lánh, ghét bỏ.
+ Khác với Rebecca, Amelia là cơ gái có nét đẹp hiền lành, thùy mị và một tâm
hồn thấu hiểu, sẻ chia sâu sắc với mọi người. Nhưng trong xã hội rối ren, Amelia
cũng phải gánh chịu nhiều bất hạnh: Gia đình phá sản, chồng hy sinh trên chiến
trường. Chính tâm lí khổ đau, tơn thờ tình u với chồng q cố ta thấy được sự
chung thủy của Amelia. Sau tất cả, Amelia cũng có được hạnh phúc bên người con trai
tốt bụng và nhân hậu khác. Qua đây, nhà văn thể làm nổi bật lên những phẩm chất tốt
đẹp của con người giữa xã hội đầy nhơ nhuốc, đen tối; thể hiện khát vọng của bản
thân về một thế giới tốt đẹp hơn.
Không gian ảo trong tiểu thuyết “Hội chợ phù hoa”:
Không gian “Hội chợ”
Không gian “hội chợ” vừa là không gian thực cũng vừa là khơng gian ảo. Thực
ở chỗ nó là khơng gian hữu hình mà ta nhìn thấy thơng qua hình ảnh cả thiên hạ “đua
nhau mà ăn uống, mà chim chuột, rồi bỏ rơi nhau, mà cười mà khóc, rồi hút sách, lừa
bịp, nhảy nhót…”, rồi hình ảnh của đủ thể loại con người, đàn ơng có, đàn bà có, “chú
đạo trích chun rờ túi thiên hạ” hay “mấy bác nhà quê cứ há hốc mồm ra mà ngắm
các cô vũ nữ bận áo sặc sỡ và mấy chú làm trò xiếc leo dây đáng thương mặt trát son
đỏ bự, trong khi bọn kẻ cắp đứng đằng sau lưng cứ việc lách mấy ngón tay vào túi mà
nẫng nhẹ ví mang đi.” “Hội chợ” ấy đơng đúc, náo nhiệt và là tổng thể của một “xã
hội Anh thu nhỏ”
Nhưng “hội chợ” mang một không gian “ảo” ở đây là không gian ẩn chứa sâu
xa trong cái vỏ bọc bên ngồi, là những góc khuất khơng thể hiện diện được thơng
qua hai chữ ‘hội chợ”. Chính “Trong phiên chợ phù hoa ấy, đạo đức khoác tấm áo
thêu kim tuyến, nhưng lật lên chỉ thấy những thứ đê tiện và trần trụi… Trên hết, sự
phù phiếm đã cuốn con người vào vịng xốy cám dỗ và hút cạn những phẩm chất tốt
đẹp, chỉ để lại những tính cách cặn bã và tham vọng mù quáng”. Rõ ràng, nhà văn
William đã “mượn” hình ảnh “hội chợ” để phiến chỉ một xã hội Anh TK19 đầy những
nhơ nhuốc, bẩn thỉu, những “vết nhơ”, đồi trụy sauy thối trong đạo đức con người
nói riêng và cả xã hội nói chung…
III. TỔNG KẾT:
“Khơng gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Hội chợ phù hoa” được nhà văn thể
hiện một cách thành công thông qua tài năng miêu tả, từ ngữ điêu luyện và sự sáng
tạo xứnh danh “bậc thầy’. Tác phẩm xứng đáng là một trong những kiệt tác văn học
của nhân loại.
Việc tìm hiểu chủ đề “phân tích kơng gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Hội chợ
phù hoa của nhà văn William Thackeray” giúp bản thân có thêm kiến thức để đi sâu
tìm tịi, khai phá những cái mới, cái đẹp, cái tiềm ẩn trong “không gian nghệ thuật”
mà những cuốn tiểu thuyết kinh điển mang lại; củng cố kiến thức, rút ra kinh nghiệm
vốn có đề tài làm một bài tiểu luận nghiên cứu về “không gian – thời gian nghệ thuật
trong một tác phẩm” và hoàn thiện được luận án tốt nghiệp của bản thân mình một
cách hiệu quả nhất.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. “Chương IV không gian nghệ thuật” trong sách: Dẫn luận thi pháp học văn
học (Trần Đình Sử) NXB ĐHSP
2. “Từ điển thuật ngữ văn học” – Tác giả: Lê Bá Hán (4.tr.162).
3. Hội chợ phù hoa />%E1%BB%A3_ph%C3% B9_hoa
4. Tiểu thuyết: Hội chợ phù hoa – Full
/>