Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tiểu luận Kinh tế chính trị Mác Lênin: Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.58 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA …

TIỂU LUẬN
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
ĐỀ TÀI
THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

Anh/ chị hãy làm rõ:
- Tại sao, Việt Nam cần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa?
- Theo anh/chị, hiện nay cần những giải pháp nào để hoàn thiện
thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam?
- Liên hệ trách nhiệm bản thân của sinh viên trong việc góp
phần hồn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam?
HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN

Lớp: …………………………………….; Mã sv: ……………
Khoa: ………………………………………………………….
Khóa năm:

20… - 20…

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:

Hà Nội – 2022

1



2


MỤC LỤC
NỘI DUNG

I

TRANG

MỤC LỤC ……………………………………………….

2

PHẦN MỞ ĐẦU …………………………………………

3

PHẦN NỘI DUNG ………………………………………

4

Khái niệm và sự cần thiết của việc hoàn thiện thể chế kinh tế

4

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam …………

1.

1

Khái niệm thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa a

4

a. Khái niệm thể chế kinh tế thị trường
b. Khái niệm thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa

1.
2

Sự cần thiết của việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định

II

Giải pháp hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã

5

hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ….. ………………….. .
12

hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay …………………………..

2.
1

Hoàn thiện thể chế về sở hữu và phát triển các thành phần kinh tế, các

loại hình doanh nghiệp

2.
2

Hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường (hàng hóa,
giá cả, cung cầu…) và các loại thị trường (thị trường hàng hóa, thị
trường vốn…), đảm bảo chúng phải được vận hành theo nguyên tắc thể

2.
3
2.
4

chế thị trường
Hoàn thiện thể chế để đảm bảo gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và
công bằng xã hội
Hoàn thiện thể chế nâng cao năng lực hệ thống chính trị, phát huy được
sức mạnh về trí tuệ, nguồn lực và sự đồng thuận của toàn dân tộc để xây
dựng thành công kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam.

III Trách nhiệm của bản thân trong việc hoàn thiện thể chế kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

3

13



PHẦN KẾT LUẬN ………………………………………..
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………… .

4

15
16


PHẦN MỞ ĐẦU
Sau khi xóa bỏ cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp,Việt
Nam đang từng bước xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Đây được coi là mơ hình kinh tế cơ bản của nước ta, nó có sự khác biệt
đối với các mơ hình kinh tế thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, việc chuyển đổi
mơ hình kế hoạch hóa sang mơ hình kinh tế thị trường là cả một q trình, địi
hỏi nước ta cần chuyển đổi một cách đồng bộ các yếu tố quan hệ sản xuất và
lực lượng sản xuất.
Thực tế từ 1986 đến nay, khi xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, công cụ Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm bởi đây được coi là công cụ điều
tiết kinh tế cơ bản nhất. Việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa cần có sự nghiên cứu một cách nghiêm túc cũng như cần có sự
định hướng sâu sắc từ đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Vậy, thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN là gì ? Và, tại sao chúng
cần hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN? Và trách nhiệm của bản thân
sinh viên như thế nào để góp phần hồn thiện thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa?
Chính vì vậy, em đã chọn chủ đề tiểu luận: “Thể chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” để trả lời những câu hỏi cơ bản nêu
trên.


5


PHẦN NỘI DUNG

I. Khái niệm và sự cần thiết của việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
1.1.Khái niệm thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
a. Thể chế kinh tế
Để hiểu rõ Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, ta sẽ bắt đầu từ
khái niệm gốc : Thể chế kinh tế.
Thể chế kinh tế là hệ thống quy tắc, pháp luật, bộ máy quản lý và cơ
chế vận hành nhằm điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh tế, các hành vi sản
xuất kinh doanh và các quan hệ kinh tế.
Theo khái niệm này, thể chế kinh tế bao gồm 3 bộ phận cơ bản;
+ Một là, hệ thống pháp luật kinh tế của nhà nước, ví dụ như : bộ luật đầu tư,
luật đất đai, luật thương mại … hay các quy tắc, chuẩn mực xã hội được nhà
nước thừa nhận như đạo đức nghề nghiệp, giữ chữ tín trong làm ăn, đoàn kết
hợp tác, cạnh tranh lành mạnh... Mặc dù, những quy tắc, chuẩn mực xã hội này
không phải là luật định chính thức, nhưng các chủ thể kinh tế ngầm hiểu và tôn
trọng.
+ Bộ phận thứ hai của thể chế kinh tế chính là hệ thống cơ quan giám sát, thực
thi pháp luật của nhà nước như bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế ( Ví dụ :
các Bộ, Sở, Ban, Ngành, UBND, hải quan, cảnh sát biển, thanh tra kinh tế, chi
cục thuế…). Bộ phận này có chức năng thi hành pháp luật, thượng tôn
pháp luật, thể hiện sức mạnh quản lý của nhà nước.
+ Bộ phận thứ ba là, cơ chế vận hành nền kinh tế, hay thực thi luật chơi kinh
tế: Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể kinh tế bị dẫn dắt, vận hành bởi cơ
chế kinh tế thị trường. Nó bao gồm cơ chế cạnh tranh, cơ chế phối hợp, phân

cấp quản lý, tham gia giám sát… Các cơ chế này như bàn tay vơ hình dẫn dắt,
điều tiết chủ thể kinh tế để đạt được lợi ích kinh tế.
6


Từ sự phân tích bản chất của Thể chế kinh tế, Chúng ta đi đến khái niệm
thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
b) Thể chế kinh tế thị trường định hướng XNCH
« Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là hệ thống đường
lối, chủ trương chiến lược, hệ thống pháp luật, chính sách xác lập cơ chế vận
hành, điều chỉnh hành vi và các quan hệ kinh tế của các chủ thể có liên quan
đến hoạt động kinh tế, nhằm hướng tới thiết lập đồng bộ các yếu tố thị trường
hiện đại theo hướng góp phần thúc đẩy dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng và văn minh »
Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một trường hợp
riêng của thể chế kinh tế nói chung. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa về cơ bản cũng bao gồm 3 bộ phận cấu thành (như luật pháp,
quy tắc xã hội, cơ quan quản lý kinh tế của nhà nước và cơ chế vận hành nền
kinh tế).
Tuy nhiên, do kiện kinh tế - chính trị - xã hội khác nhau nên thể chế kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam khác với thể chế kinh tế
thị trường ở các quốc gia khác …. Trước hết, khác biệt về mặt định hướng
chiến lược thì thể chế KTTT định hướng XHCN phải nhắm tới mục tiêu : dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh (Đây là mục tiêu cơ bản của
nước ta trong thời kỳ quá độ lên CHXH), do đó sẽ dẫn đến sự khác biệt về hệ
thống luật pháp, quy tắc xã hội, chức năng của cơ quan quản lý nhà nước về
kinh tế,
1.2 Sự cần thiết của việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Lý do phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XNCH ởViệt

Nam bao gồm:
a. Thứ nhất, kinh tế thị trường ở nước ta mới được hình thành và đang
phát triển, nên thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước
ta chưa đồng bộ.
7


Chưa đồng bộ có nghĩa là gì ? Chưa đồng bộ tức là sự thiếu thống nhất,
chồng chéo về mặt nội dung, chức năng, nhiệm vụ của thể chế kinh tế.
Ta có thể lấy ví dụ về sự chưa đồng bộ, thiếu thống nhất trong hệ thống
luật pháp giữa Luật Đầu tư và Luật Đất đai chẳng hạn :
Về hoạt động đầu tư , khi xin cấp phép chuyển mục đích sử dụng đất
(dưới 10ha đất nơng nghiệp) thì trong luật Đầu tư (điểm a khoản 1 Điều 32) quy
định: « Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền chấp thuận cấp
phép chuyển mục đích sử dụng đất”; trong khi, Luật Đất đai thì lại Điều 58 lại
xác định đó là thẩm quyền của Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp tỉnh. Điều này,
làm cho doanh nghiệp đầu tư muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất dưới 10
ha không biết là xin đơn vị nào cấp phép là đúng?.
Hay như, Ví dụ về sự thiếu đồng bộ giữa Luật Giáo dục đại học (2018)
và Luật Viên chức về vấn đề tự chủ đại học. Luật Giáo dục đại học 2018 trao
thẩm quyền cho các đơn vị tự chủ cho việc quyết định về tuyển dụng, quản lý
và sử dụng nhân sự trong trường, và chi thường xuyên trong quá trình quản trị
trường. Tuy nhiên, đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập, đa số nhân sự
trong trường là viên chức, phải tuân thủ các quy định của Luật Viên chức hiện
hành. Với tư cách là viên chức, lương và phụ cấp của giảng viên hiện nay được
thực hiện theo chức danh nghề nghiệp và thang, bậc lương tương ứng (như các
chức danh nghề nghiệp viên chức khác) chứ các trường Đại học không được
quyền tự ý quyết định.
Như vậy, có sự chồng chéo về nội dung, không thống nhất trong quy định
thẩm quyền giữa các bộ luật như hiện nay. Nó thể hiện sự thiếu đồng bộ về thể

chế, mà cụ thể ví dụ trên đó chính là Luật pháp và chức năng của cơ quan quản
lý nhà nước. Do vậy, đây là lý do đầu tiên cần phải hoàn thiện thể chế KTTT
định hướng XHCN.
Việc tiếp tục xây dựng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường là yêu cầu
mang tính khách quan để phát huy mặt tích cực, khắc phục những khuyết tật,
tiêu cực của cơ chế thị trường.
8


b. Thứ hai phải hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN là hệ thống
thể chế của chúng ta chưa đầy đủ.
Khi chúng ta chuyển sang kinh tế thị trường từ nền kinh tế kế hoạch hóa
tập trung năm 1986, hệ thống thể chế kinh tế gồm luật pháp, quy tắc chuẩn
mực, cơ quan quản lý kinh tế của nhà nước hay chủ thể kinh tế tất yếu sẽ phải
điều chỉnh. Tuy nhiên, hiện nay, mặc dù có sự điều chỉnh, nhưng hệ thống thể
chế của chúng ta vẫn chưa đầy đủ, bởi thể chế luôn luôn đi sau sự phát triển
của lực lượng sản xuất.
Ví dụ như : trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, các hình
thức kinh doanh online (trên facebook, youtube, ticktok) đang nở rộ, và phổ
biến. Nhưng nhà nước hiện vẫn chưa có văn bản luật và cơ chế thu thuế từ các
hoạt động kinh doanh online. Điều đó cho thấy về mặt thể chế kinh tế chúng ta
còn thiếu và chưa đầy đủ.
Thể chế kinh tế thị trường là sản phẩm của nhà nước, bởi nhà nước là chủ
thể lập ra luật pháp, và tổ chức thi hành pháp luật. Nhà nước Việt nam về bản
chất là nhà nước của dân, do dân, vì dân, vì thế thể chế kinh tế thị trường ở Việt
Nam mục tiêu phục vụ lợi ích, vì lợi ích của nhân dân. Do vậy, khi xã hội càng
phát triển, nhu cầu của nhân dân, lợi ích của nhân dân, và mục tiêu kinh tế ngày
càng thay đổi thì nhà nước phải xây dựng và khơng ngừng hồn thiện thể chế
kinh tế thị trường là tất yếu khách quan.
c. Thứ ba, hệ thống thể chế còn kém hiệu lực (chưa đủ mạnh), hiệu

quả thực thi chưa cao; chưa có đầy đủ các loại thị trường và các yếu tố của thị
trường, chất lượng của chúng cịn ở trình độ thấp.
Kinh tế thị trường được tạo lập bởi nhiều loại thị trường thành viên như:
thị trường hàng hóa dịch vụ, thị trường lao động, thị trường BĐS, Thị trường tài
chính và thị trường cơng nghệ. Các loại thị trường cơ bản này của chúng ta cịn
hồn thiện hoặc ở trình độ thấp, nên hệ thống thể chế của chúng ta còn kém
hiệu lực, hiệu quả thực thi chưa cao.
Ta lấy ví dụ thị trường tài chính chẳng hạn, ở các nước phát triển, ngươi
dân chủ yếu chi tiêu, mua sắm, nhận và trả lương bằng tiền điện tử, tiền chuyển
9


khoản. Thị trường tài chính của họ tương đối hiện đại, nên nhà nước dễ dàng
kiểm sốt được dịng tiền lưu thơng, kiểm sốt được thu nhập cá nhân, thu nhập
doanh nghiệp. Do đó, hạn chế chế thất thốt khoản thuế thu nhập cá nhân hay
thuế doanh nghiệp cho ngân sách nhà nước. Còn đối với nước ta, thị trường tài
chính đang trong q trình hồn thiện, cơ chế kiểm sốt dịng tiền trong dân cịn
kém hiệu quả, giao dịch chủ yếu qua tiền mặt, nên nhà nước khó kiểm soát thuế
thu nhập và thuế nghiệp, ngân sách bị thất thốt nhiều, hiện tượng tham ơ tham
nhũng, rửa tiền khó phát hiện.
Hay ví dụ về cơ quan quản lý kinh tế của Nhà nước, chưa đủ mạnh để
kiểm soát các loại hình cơng ty, dẫn đến một vài cơng ty đa cấp biến tướng, gây
phương hại đến lợi ích của nhân dân và người tiêu dùng. Cơ quản quản lý thị
trường chưa đủ hiệu quả quản lý dẫn đến hiện tượng hàng giả, hàng nhái, gây ơ
nhiễm mơi trường cịn phổ biến.
Trên thực tế, trong kinh tế thị trường định hướng XNCH ở Việt Nam còn
nhiều khiếm khuyết, hệ thống thể chế chưa đủ mạnh và hiệu quả thực thi chưa
cao; chưa có đầy đủ các loại thị trường và các yếu tố của thị trường, chất lượng
của chúng còn ở trình độ thấp. Do đó, tiếp tục hồn thiện thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa là yêu cầu khách quan.

II. Giải pháp hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta hiện nay
2.1 Hoàn thiện thể chế về sở hữu và phát triển các thành phần kinh tế, các
loại hình doanh nghiệp
- Hồn thiện thể chế về sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng
XNCH ở Việt Nam cần thực hiện các nội dung sau:
Một là, thể chế hóa đầy đủ quyền tài sản (quyền sở hữu, quyền sử dụng,
quyền định đoạt và hưởng lợi từ tài sản) của Nhà nước, tổ chức và cá nhân.
Bảo đảm công khai, minh bạch về nghĩa vụ và trách nhiệm trong thủ tục hành
chính nhà nước và dịch vụ công để quyền tài sản được giao dịch thông suốt,
bảo đảm hiệu lực thực thi và bảo vệ có hiệu quả quyền sở hữu tài sản.
10


Hai là, tiếp tục hoàn thiện pháp luật về đất đai, tài nguyên để huy động,
phân bổ và sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên, khắc phục tình trạng sử dụng
đất lãng phí.
Ba là, hồn thiện pháp luật về quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên
thiên nhiên
Bốn là, hoàn thiện pháp luật về đầu tư vốn nhà nước, quản lý và sử dụng
có hiệu quả tài sản công, phân biệt rõ tài sản đưa vào kinh doanh và tài sản để
thực hiện chính sách xã hội.
Năm là, hồn thiện thể chế về sở hữu trí tuệ theo hướng khuyến khích
sáng tạo, bảo đảm tính minh bạch và tin cậy, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Sáu là, hoàn thiện pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp dân sự
theo hướng thống nhất, đồng bộ. Phát triển hệ thống đăng ký các loại tài sản,
nhất là bất động sản.
Bảy là, “xây dựng và thực thi pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
nâng cao chất lượng, hiệu quả quản trị quốc gia”
- Hoàn thiện thể chế phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình

doanh nghiệp cần thực hiện các nội dung:
Một là, thực hiện nhất quán một chế độ pháp lý kinh doanh cho các
doanh nghiệp, khơng phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế.
Hai là, hoàn thiện pháp luật về đầu tư, kinh doanh, bảo đảm đầy đủ
quyền tự do kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh của các chủ thể kinh tế đã được
Hiến Pháp quy định, xóa bỏ các rào cản đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh.
Ba là, hoàn thiện thể chế về cạnh tranh, bảo đảm cạnh tranh lành
mạnh;xử lý dứt điểm tình trạng chồng chéo các quy định về điều kiện kinh
doanh.
Bốn là, ra soát hồn thiện pháp luật về đấu thầu, đầu tư cơng và các quy
định pháp luật có liên quan, kiên quyết xóa bỏ các quy định bất hợp lý.
Năm là, hồn thiện thể chế về các mơ hình sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu
quả các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã, các đơn vị sự nghiệp, các nông lâm
trường.
Sáu là, tiếp tục hoàn thiện thể chế , thúc đẩy các thành phần kinh tế, các
khu vực kinh tế phát triển đồng bộ để góp phân xác lập trình độ phát triển dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
11


Bảy là, hoàn thiện thể chế thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng
chủ động lựa chọn các dự án đầu tư nước ngồi có chuyển giao cơng nghệ tiên
tiến và quản trị hiện đại, có cơ sở nghiên cứu và phát triển cơng nghệ Việt Nam,
có cam kết liên kết
2.2 Hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường
(hàng hóa, giá cả, cung cầu…) và các loại thị trường (thị trường hàng hóa,
thị trường vốn…), đảm bảo chúng phải được vận hành theo nguyên tắc thể
chế thị trường.
Một là, nhất quán một mặt bằng pháp lý cho các loại hình doanh nghiệp,
khơng phân biệt thành phần kinh tế và hình thức sở hữu. Mọi doanh nghiệp

hoạt động theo cơ chế thị trường, bình đẳng trước pháp luật.
Hai là, hồn thiện pháp luật về đầu tư, kinh doanh, xóa bỏ các rào cản;
hồn thiện thể chế cạnh tranh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh; hồn thiện pháp
luật về đấu thầu, đầu tư cơng.
Ba là, hoàn thiện thể chế về cạnh tranh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh,
xử lý dứt điểm tình trạng chồng chéo các quy định về điều kiện kinh doanh.
Bốn là, rà sốt, hồn thiện pháp luật về đấu thầu đầu tư cơng và các quy
định có liên quan, kiên quyết xóa bỏ các quy định bất hợp lý.
Năm là, hồn thiện các mơ hình sản xuất kinh doanh, thúc đẩy các thành
phần kinh tế, các khu vực kinh tế phát triển đồng bộ.
2.3 Hoàn thiện thể chế gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ với đảm bảo
phát triển bền vững, tiến bộ và công bằng xã hội và thúc đẩy hội nhập quốc
tế.
Tiếp tục rà soát, bổ sung, điều chỉnh hệ thống pháp luật và các thể chế có
liên quan đáp ứng yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam.
Hoàn thiện thể chế thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện các cam
kết quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa trong hợp tác quốc tế, nâng cao năng
lực cạnh tranh quốc gia, bảo vệ lợi ích quốc gia – dân tộc.
2.4 Hồn thiện thể chế , đẩy mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo của
Đảng và hệ thống chính trị.

12


Xây dựng hệ thống thể chế đồng bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo của
Đảng, vai trò xây dựng và thực hiện thể chế kinh tế của Nhà nước, phát huy vai
trị làm chủ của nhân dân trong hồn thiện thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Để phát triển thành công kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam phải phát huy được sức mạnh về trí tuệ, nguồn lực
và sự đồng thuận của toàn dân tộc. Muốn vậy cần phải nâng cao năng lực lãnh

đạo của Đảng, vai trò của Nhà nước và phát huy vai trò của nhân dân.
III. Trách nhiệm bản thân của sinh viên trong việc góp phần hồn

thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam
Từ khái niệm : Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là hệ
thống đường lối, chủ trương chiến lược, hệ thống pháp luật, chính sách xác lập
cơ chế vận hành, điều chỉnh hành vi và các quan hệ kinh tế của các chủ thể có
liên quan đến hoạt động kinh tế, nhằm hướng tới thiết lập đồng bộ các yếu tố
thị trường hiện đại theo hướng góp phần thúc đẩy dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng và văn minh.
Với tư cách là 1 sinh viên đang học tập ở trường đại học Ngoại thương, em
tự nhận thức rõ bản thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ
đó, bản thân em cần có trách nhiệm định hướng rõ ràng về chủ trương, đường
lối đúng đắn của Đảng ta, vì mục tiêu nhằm xây dựng một xã hội « dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, cơng bằng văn minh ».
Trách nhiệm của bản thân em được thể hiện ở những điểm sau:
- Chủ động học tập, tiếp thu đường lối, chủ trương chiến lược, hệ thống pháp
luật của Đảng và Nhà nước. Chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp, thể chế kinh tế
thị trường mà Nhà nước ta quy định. Ví dụ như: thực hiện nghĩa vụ thuế, phí
đối với các loại hình sản xuất, kinh doanh. Thực hiện các quy chuẩn về bảo vệ
môi trường, các quy chuẩn về lợi ích cộng đồng góp phần xây dựng một xã hội
văn minh, lành mạnh.
- Thực hiện nghiêm chỉnh, có trách nhiệm nghĩa vụ của cơng dân (sinh viên )
trong đóng góp ý kiến về luật, về chính sách của nhà nước, thông qua các tổ
13


chức chính trị xã hội hoặc thơng qua đại biểu quốc hội tiếp xúc cử tri. Những
đóng góp này, dù nhỏ bé nhưng cũng thể hiện sự góp phần hồn thiện thể chế

nói chung và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nói riêng
của cơng dân.
- Thực hiện quyền giám sát cơ quan, tổ chức nhà nước của công dân theo Hiến
pháp 2013, để kịp thời phản ánh những tiêu cực, những hạn chế của cơ quan
quản lý nhà nước về kinh tế ; góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Đấu tranh với những hành vi, những biểu hiện tiêu cực ảnh hưởng tới môi
trường kinh tế - xã hội của quốc gia. Ví du: Các hoạt động gây ô nhiễm môi
trường, làm hàng giả, hàng nhái, bn lậu, trốn thuế…. Thơng qua các diễn đàn
chính thống kịp thời phản ánh những biêu hiện, tiêu cực góp phần đưa đất nước
tăng trưởng bền vững.
- Khơng ngừng học tập, rèn luyện đạo đức, xây dựng hình ảnh công dân (sinh
viên) gương mẫu ; để sau khi ra trường có thể tiếp tục sự nghiệp xây dựng đất
nước ngày càng phồn vinh sớm đạt được mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân
chủ , công bằng văn minh./.

14


KẾT LUẬN
Hiện nay nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam đang
trong quá trình xây dựng và phát triển, khơng ít tiêu chí đang xây dựng và hoàn
thiện, đang dần tiệm cận với chuẩn mực quốc tế. Do vậy, cần đẩy mạnh q
trình hồn thiện thể chế kinh tế thị trường, cụ thể trong bài tiểu luận này, cần
tập trung, tiếp tục hoàn thiện thể chế trên 3 mặt của quan hệ sản xuất đó là:
hồn thiện về mặt sở hữu,hoàn thiện về mặt quản lý và hoành thiện về mặt phân
phối. Các giải pháp đưa ra chính là huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực; thể chế cho cải thiện môi trường đầu tư; thể chế cho phát triển
và ứng dụng khoa học cơng nghệ vào q trình sản xuất, phát triển và đào tạo
nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Cần hoàn thiện thể chế

trong quá trình trao đổi, phân phối vừa bảo đảm tính ngang giá, vừa tạo động
lực và nguồn lực cho tăng trưởng, phát triển, bảo đảm tiến bộ, công bằng xã
hội, quốc phòng, an ninh. Tất cả các giải pháp trên đều nhằm hướng đến mục
tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” mà Đảng ta đã định
hướng xuyên suốt thời thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam.

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin,
NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI, VII, VIII,
IX, X, XI, XII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Phạm Minh Chính, Vương Qn Hồng. (2009). Kinh tế Việt Nam:
Thăng trầm và đột phá. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Võ Hồng Phúc: “Những thành tựu về kinh tế - xã hội qua
20 năm đổi mới (1986 - 2005)”, in trong sách: Việt Nam
20 năm đổi mới, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội,
2006
5. />6. />7.

Dẫn

theo

Ngân

hàng


thế

giới

tại

Việt

Nam:

/>8. />9.

/>
10.“Kinh tế Việt Nam 2020: một năm tăng trưởng đầy bản
lĩnh”,

http:/ww.gso.gov.vn

16



×