Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

TRÍ TUỆ NHÂN TẠO (AI)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.72 KB, 20 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
HỆ CHẤT LƯỢNG CAO
~~~~~🕮🕮🕮~~~~~

BÀI TẬP LỚN
MÔN NĂNG LỰC SỐ ỨNG DỤNG
ĐỀ TÀI: TRÍ TUỆ NHÂN TẠO (AI)

NHĨM 10

HÀ NỘI – 12/2021


HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
HỆ CHẤT LƯỢNG CAO
~~~~~🕮🕮🕮~~~~~

BÀI TẬP LỚN
MÔN NĂNG LỰC SỐ ỨNG DỤNG
ĐỀ TÀI: TRÍ TUỆ NHÂN TẠO (AI)
Giảng viên hướng dẫn

: Giang Thị Thu Huyền

Nhóm sinh viên thực hiện
Danh sách nhóm

: Nhóm 10
:

STT


Họ và tên
MSV
1
Đỗ Tuấn Hưng (NT) 24A4030753

2
3

Nguyễn Vũ Anh
Đồng Thế Bình

24A4030733
24A4033066

4
5

Nguyễn Thị Trang
Nguyễn Ngọc Lan

24A4030219
24A4031223

Phân cơng
- Tương lai của AI
- Sự phát triển của AI tại
Việt Nam
- Tìm hiểu chuyên sâu
Khái niệm và phân loại AI
- Powerpoint

- Lịch sử phát triển của AI
Hiểm họa của AI
- Ứng dụng của AI
- Powerpoint
- Báo cáo Word

Đánh giá
100%

95%
95%
95%
100%


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................................
LỜI NÓI ĐẦU ...........................................................................................................................
1. CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI AI (PC, 2019) .......................................... 1
1.1. Khái niệm ...................................................................................................................... 1
1.2. Phân loại ........................................................................................................................ 1
2. CHƯƠNG 2: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA AI (Data, 2019) ........................................ 2
2.1. Lịch sử ........................................................................................................................... 2
2.2. Những thành tựu đáng chú ý của AI .......................................................................... 2
3. CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG AI TRONG CÁC LĨNH VỰC ĐỜI SỐNG (Data, 2019)... 3
3.1. Trong chăm sóc sức khỏe ............................................................................................. 3
3.2. Trong kinh doanh ......................................................................................................... 3
3.3. Trong giáo dục .............................................................................................................. 3
3.4. Lĩnh vực sản xuất ......................................................................................................... 3

3.5. Trong ngành vận tải ..................................................................................................... 3
3.6. Trong truyền thông ...................................................................................................... 3
4. CHƯƠNG 4: TƯƠNG LAI CỦA AI................................................................................. 5
4.1. Những tác động của AI làm cuộc sống con người ..................................................... 5
4.2. Kết luận ......................................................................................................................... 6
5. CHƯƠNG 5: HIỂM HỌA CỦA AI (Huyen, 2019) .......................................................... 7
5.1. Nhiều công việc khơng cịn chỗ cho con người .......................................................... 7
5.2. Những người lao động học vấn thấp bị bỏ lại xa ....................................................... 7
5.3. Tạo ra nhiều cuộc tấn công và tuyên truyền có mục đích khơng tốt ....................... 7
5.4. Thúc đẩy sự phân chia xã hội ...................................................................................... 8
6. CHƯƠNG 6: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA AI TẠI VIỆT NAM (Thịnh, 2021) .................... 9


6.1. AI tại Việt Nam đang được ứng dụng như thế nào? ................................................. 9
6.2. Hiện trạng và thách thức ........................................................................................... 10
6.3. Kết luận ....................................................................................................................... 11
KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 13


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến các quý thầy cô khoa Hệ Thống
Thông Tin Quản Lý Học Viện Ngân Hàng đã tạo điều kiện cho chúng em được học bộ
môn “Năng lực số ứng dụng”. Đặc biệt, chúng em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến
giảng viên bộ môn – cô Giang Thị Thu Huyền đã truyền đạt những kiến thức bổ ích và
vô cùng quý báu, giúp chúng em mở mang hiểu biết trong suốt thời gian qua. Bên cạnh
đó, cơ cũng tận tình giúp đỡ, định hướng tư duy và cách làm việc khoa học, hiệu quả cho
chúng em. Cũng nhờ vậy mà chúng em có nền tảng để có thể hồn thành bài tập của
mình một cách trọn vẹn nhất.
“Năng lực số ứng dụng” là bộ mơn bổ ích, có tính thực tiễn cao, đặc biệt là với nhu

cầu học sinh, sinh viên bây giờ. Song, do vốn kiến thức chưa đủ sâu cũng như chưa có
nhiều hiểu biết thực tế nên chúng em có thể vẫn cịn nhiều thiếu sót. Tuy nhiên, chúng
em đã cố gắng hết sức để hoàn thành bài tập lớn này nên chúng em mong cơ có thể góp ý
để bài làm của chúng em có thể hồn thiện hơn.
Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn cô!


LỜI CAM ĐOAN
Chúng em xin cam đoan bài tập môn “Năng lực số ứng dụng” về đề tài “Trí tuệ
nhân tạo” của chúng em là cơng trình nghiên cứu của nhóm. Đề tài này được nhóm
chúng em lựa chọn tìm hiểu vì sự thiết thực và bổ ích của nó đối với không chỉ bản thân
sinh viên chúng em mà còn đối với tất cả mọi người, đặc biệt là trong thời đại công nghệ
phát triển như hiện nay. Chúng em xin cam đoan rằng chúng em đã tự hoàn thành bài tập
dưới sự hướng dẫn của cô Giang Thị Thu Huyền.
Mọi nguồn tài liệu tham khảo đều đã được nhóm tham chiếu 1 cách kỹ lưỡng, trích
đầy đủ và ghi nguồn rõ ràng ở dưới đây. Nếu những điều trên không đúng sự thật, chúng
em xin nhận mọi trách nhiệm và hình phạt của giáo viên phụ trách cũng như của phía nhà
trường.

Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2021
Nhóm thực hiện
Nhóm 10


LỜI NĨI ĐẦU
Ngày nay việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo hay còn được gọi là AI (Artificial
Intelligence) vào các lĩnh vực đời sống, kinh tế, nông nghiệp, y tế gần như đã trở thành
một yêu cầu bắt buộc. Khả năng áp dụng, xử lý trí thơng minh nhân tạo đã trở thành
thước đo đánh giá các công ty, doanh nghiệp trên thị trường hiện nay. Dù vậy, tại Việt
Nam mức độ áp dụng AI trong các linh vực còn nhiều chênh lệch và còn nhiều thách

thức khi áp dụng AI vào các ngành kinh tế - xã hội tại Việt Nam gồm cơ sở vật chất,
thông tin phục vụ phát triển còn yếu, việc lưu trữ và chia sẻ dữ liệu chưa hiệu quả.
Nhận thấy tầm quan trọng của trí tuệ nhân tạo đối với con người nói chung và với
sinh viên khoa Quản trị kinh doanh nói riêng, chúng em đã quyết định chọn đề tài “Trí
tuệ nhân tạo (AI)”. Bằng việc tìm hiểu tài liệu và học hỏi qua những buổi học, chúng em
mong muốn đưa cái nhìn tổng quát, dễ hiểu cũng như tầm quan trọng của trí tuệ nhân tạo
để từ đó mọi người có một cái nhìn mới mẻ nhưng cũng đầy thực tiễn về đời sống xung
quanh ở thời đại công nghệ phát triển không ngừng như hiện nay.

2


1. CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI AI (PC, 2019)
1.1. Khái niệm
Trí tuệ nhân tạo hay trí thơng minh nhân tạo có tên gọi tiếng Anh là Artificial
Intelligence ( AI ) là một trong những ngành thuộc lĩnh vực khoa học máy tính. Đây là trí
tuệ cho con người lập ra để giúp máy tính có thể thực hành hóa các hành vi tương tự như
con người.
1.2. Phân loại
1)

2)

3)

4)

Cơng nghệ AI được chia làm 4 loại
Công nghệ AI phản ứng:
Đây là cơng nghệ được tạo ra có khả năng phân tích những hành động khả thi nhất

của chính mình và đối thủ từ đó học hỏi và rút ra được nhiều phương pháp, giải pháp
hiệu quả nhất.
Công nghệ AI với bộ nhớ hạn chế
Đặc điểm của công nghệ AI này là khả năng tận dụng các kinh nghiệm và bài học
từ quá khứ để đưa ra những quyết định đúng đắn phù hợp trong tương lai. Công nghệ này
thường được kết hợp với cảm biến môi trường nhằm mục đích dự đốn những khả năng,
trường hợp có thể xảy ra trong tương lai gần và đưa ra quyết định phù hợp nhất.
Lý thuyết trí tuệ nhân tạo:
Cơng nghệ AI này có thể học hỏi cũng như khả năng tự suy nghĩ độc lập sau đó áp
dụng những gì học tập và lưu trữ được để hành động và làm một việc cụ thể nào đó.
Cơng nghệ AI tự nhận thức:
Đây là công nghệ AI cao cấp, tiên tiến nhất, phát triển nhất. Cơng nghê này có khả
năng tự nhận thức bản thân biết tư duy, có ý thức và hành xử như con người. Hơn thế nữa
công nghệ AI này cịn có khả năng bộc lộ cảm xúc như con người

1


2. CHƯƠNG 2: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA AI (Data, 2019)
2.1. Lịch sử
Năm 1943: Warren Mcculough và Walter Pitts đề xuất mơ hình tốn học đầu tiên để
xây dựng một mạng lướt thần kinh.
Năm 1950: Đại học Harvard Marvin Minsky xây dựng SNARC, máy tinh mạng
thần kinh đầu tiên.
Năm 1956: Sự ra đời của trí tuệ nhân tạo tại “Dự án nghiên cứu mùa hè về trí tuệ
nhân tạo”.
Năm 1958: John McCarthy phát triển ngơn ngữ lập trình AI Lisp và xuất bản bài
báo “Programs with Common Sense”.
Năm 1972: Ngôn ngữ lập trình logic PYTHON được tạo ra.
Năm 1974- 1980: “ Mùa đông AI đầu tiên” với sự thất vọng liên tiếp về sự phát

triển của AI dẫn đến sự cắt giảm DAPRA lớn trong các khoản trợ cấp học thuật
Năm 1985: Các công ty đang chi hơn một tỷ đô la một năm cho các hệ thống
chuyên gia và tồn bộ ngành cơng nghiệp được gọi là thị trường máy Lisp mọc lên để hỗ
trợ họ.
Năm 1987- 1993: Công nghệ điện tốn đám mây được cải thiện, có nhiều lựa chọn
thay thế rẻ hơn xuất hiện và thị trường máy Lisp sụp đổ vào năm 1987, mở ra “Mùa đông
AI thứ hai”.
2.2. Những thành tựu đáng chú ý của AI
Năm 2005:
- STANLEY, một chiếc xe tự lái, chiến thắng DAPRA Grand Challenge.
- Quân đội Hoa Kỳ bắt đầu đầu tư các robot tự hành như “Big Dog” của Boston
Dynamic và “PackBot” của iRobot.
Năm 2008: Google tạo ra những bước đột phá trong nhận dạng giọng nói và giới
thiệu tinh năng này trong ứng dụng iphone.
Năm 2011: Watson của IBM tuyên bố cạnh tranh về jeopardy.
Năm 2012: Andrew Ng, người sáng lập dự án Google Brain Deep Learning, cung
cấp một mạng lưới thần kinh bằng cách sử dụng thuật toán 10 triệu video YouTube dưới
dạng tập huấn luyện. Mạng lưới thần kinh đã học cách nhận ra một con mèo mà khơng
được cho biết con mèo là gì.
Năm 2014: Google tạo ra chiếc xe tự lái đầu tiên vượt qua bài kiểm tra lái xe của
Nhà Nước.

2


3. CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG AI TRONG CÁC LĨNH VỰC ĐỜI SỐNG (Data,
2019)
3.1. Trong chăm sóc sức khỏe
Ứng dụng AI vào y tế sẽ giúp cải thiện kết quả của bệnh nhân và giảm chi phí. Một
trong những cơng nghệ chăm sóc sức khỏe nổi tiếng nhất là IBM Watson. Nó hiểu ngơn

ngữ tự nhiên và có thể trả lời các câu hỏi. Hệ thống dữ liệu bệnh nhân kết hợp AI sẽ giúp
cung cấp chính xác hơn về thơng tin bệnh nhân và chẩn đoán sức khỏe.
3.2. Trong kinh doanh
Các cơng việc có tính chất lặp lại được sử dụng bằng robot tự động hóa.
Hệ thống CRM được cung cấp để các doanh nghiệp có thể phục vụ khách hàng tốt
hơn.
Chatbot được cài đặt thêm vào các website để khách hàng được hỗ trợ ngay lập tức.
3.3. Trong giáo dục
Sự ra đời của trí tuệ nhân tạo giúp tạo ra những thay đổi lớn trong lĩnh vực giáo
dục. Các hoạt động giáo dục như chấm điểm hay dạy kèm học sinh có thể được tự động
hóa nhờ cơng nghệ AI.
Nhiều trò chơi, phần mềm, ứng dụng giáo dục ra đời đáp ứng nhu cầu cụ thể của
từng học sinh, giúp học sinh cải thiện tình hình học tập theo tốc độ riêng của mình.
VD: Ứng dụng học ngoại ngữ Duolingo, Mochi Mochi, Elsa...
Cơng nghệ AI cịn có khả năng theo dõi sự tiến bộ của học sinh và thông báo đến
giáo viên khi phát hiện ra vấn đề đối với kết quả học tập của học sinh.
3.4. Lĩnh vực sản xuất
AI có thể tự động hóa quy trình sản xuất bằng cách đưa robot vào làm việc. Robot
công nghiệp có thể được sử dụng các nhiệm vụ đơn lẻ nào đó và giúp tiết kiệm nguồn
nhân lực.
3.5. Trong ngành vận tải
Trí tuệ nhân tạo được ứng dụng trên những phương tiện vận tải tự lái, điển hình là ơ
tơ, đã góp phần mang lại lợi ích kinh tế cao hơn nhờ khả năng cắt giảm chi phí cũng như
hạn chế những tai nạn nguy hiểm đến tính mạng.
Vào năm 2016, Otto, hãng phát triển xe tự lái thuộc Uber đã vận chuyển thành công
50.000 lon bia Budweisers bằng xe tự lái trên quãng đường dài 193 km. Theo dự đốn
của cơng ty tư vấn cơng nghệ thơng tin Gartner, trong tương lai, những chiếc xe có thể
kết nối với nhau thơng qua Wifi để đưa ra những lộ trình vận tải tốt nhất.
3.6. Trong truyền thông


3


Đối với lĩnh vực truyền thông, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo góp phần làm thay
đổi cách thức tiếp cận đối với khách hàng mục tiêu. Nhờ những ưu điểm của cơng nghệ
AI, các cơng ty có thể cung cấp quảng cáo vào đúng thời điểm, đúng khách hàng tiềm
năng, dựa trên việc phân tích các đặc điểm về nhân khẩu học, thói quen hoạt động trực
tuyến và những nội dung mà khách hàng thường xem trên quảng cáo.
3.7. Trong dịch vụ
Công nghệ AI giúp ngành dịch vụ hoạt động tối ưu hơn và góp phần mang đến
những trải nghiệm mới mẻ hơn và tốt hơn cho khách hàng. Thơng qua việc thu thập và
phân tích dữ liệu, cơng nghệ AI có thể nắm bắt thơng tin về hành vi sử dụng dịch vụ của
khách hàng, từ đó mang lại những giải pháp phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng.

4


4. CHƯƠNG 4: TƯƠNG LAI CỦA AI
4.1. Những tác động của AI làm cuộc sống con người
4.1.1. Lợi ích
Trong tương lai, AI sẽ thúc đẩy q trình tự động hố, loại bỏ các quy trình thủ
cơng tốn nhiều thời gian và công sức, giúp nâng cao hiệu quả và tốc độ công việc, tiết
kiệm thời gian và sức lao động, khi các công việc nhẹ nhàng như giao dịch viên ngân
hàng, bảo vệ, người dọn vệ sinh, đầu bếp, … sẽ được thay thế bởi những cỗ máy được
ứng dụng trí tuệ nhân tạo, và điều này có thể dẫn đến sự thay đổi cơ cấu lao động của
một số ngành nghề trong tương lai. Và khi cơ cấu lao động thay đổi khi được ứng dụng
trí tuệ nhân tạo đúng cách thì các doanh nghiệp sẽ có cơ hội giảm giá thành sản phảm của
mình thật cạnh tranh so với các đối thủ và điều này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các
doanh nghiệp.
Ngồi được ứng dụng vào trong các ngành nghề ra, trong tương lai, trí tuệ nhân tạo

sẽ được tạo ra để hỗ trợ con người như điều khiển xe cộ, nhà thông minh, ... điều này sẽ
giúp cuộc sống của con người tiện dụng và dễ dàng hơn khi trong thời buổi con người
đang quá bận bịu với cơng việc và khơng có thời gian để chăm sóc con cái, vệ sinh nhà
cửa, ...
Trí tuệ nhân tạo trong tương lai sẽ đạt được đỉnh cao do cơng nghệ học máy được
ứng dụng vào AI, nó sẽ tự học và tìm hiểu được hành vi của con người, càng ngày càng
cải thiện trí thơng minh của mình để giúp con người làm được nhiều thứ hơn trong cuộc
sống.
4.1.2. Mặt trái
Trong tương lai, với sự phát triển vượt bậc của cơng nghệ cũng như là trí tuệ nhân
tạo sẽ làm con người lười nhác đi và phụ thuộc vào công nghệ nhiều hơn, điều này dẫn
đến những thói quen xấu và có thể làm xã hội trì trệ phát triển vì con người khơng cịn
muốn làm việc nữa.
Vì được ứng dụng cơng nghệ học máy, nên trí tuệ nhân tạo học hỏi rất nhanh, trong
tương lai khi được phát triển hồn thiện hơn, có thể chúng sẽ học hỏi và dần sẽ chiếm
quyền kiểm soát của con người thậm chí có thể chi phối con người phải làm theo ý muốn
của mình. Điều này được dự đốn bởi những năm gần đây, con người đang có bước phát
triển mới trong việc tạo ra trí tuệ nhân tạo như ví dụ là rơ bốt Sophia - rơ bốt được ứng
dụng trí tuệ nhân tạo hồn thiện nhất từ trước đến giờ đã tạo ra nhiều phát biểu gây tranh
cãi đặc biệt là phát biểu “sẽ huỷ diệt loài người” của Sophia làm cả thế giới phải quan
tâm. Ngay ở thời điểm hiện tại, con người đã và đang phát minh ra những con rô bốt
thông minh được như vậy thì trong tương lai, những con rơ bốt này sẽ cịn thơng minh
hơn như thế và nếu ở tương lai con người quá tin tưởng và lạm dụng những phát minh
này thì khơng lâu con người sẽ bị chi phối như trong các bộ phim khoa học viễn tưởng.
5


4.2. Kết luận
Trí tuệ nhân tạo là một thành tựu khoa học đột phá của nhân loại trong cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ 4 hứa hẹn sẽ mang lại cho con người nhiều sự thay đổi trong

tương lai, có thể sự thay đổi đó mang lại những giá trị tốt đẹp nhưng bên cạnh đó chúng
ta vẫn nên cảnh giác và không nên quá lạm dụng vào thành tựu này.

6


5. CHƯƠNG 5: HIỂM HỌA CỦA AI (Huyen, 2019)
5.1. Nhiều cơng việc khơng cịn chỗ cho con người
Các chun gia Hoa Kỳ dự đoán rằng, đến khoảng năm 2033, 38% cơng việc tại
đây đã có thể được tự động hóa.
+ Chế tạo: 53%
+ Thương mại: 51%
+ Xây dựng: 34%
+ Sức khỏe, y tế và các công tác xã hội: 28%
+ Giáo dục: 12%
Tình trạng đói kém có thể tăng ở những quốc gia kém phát triển dẫn đến đời sống
của con người khó khăn hơn.
5.2. Những người lao động học vấn thấp bị bỏ lại xa
Một phần ba công việc trên 32 quốc gia (những quốc gia phát triển) có nguy cơ thay
đổi đáng kể do tự động hóa.
86% các nhà quản lí hy vọng rằng cơng nhân sẽ thay đổi các kỹ năng của họ trong
tương lai.
Dự đoán của các chuyên gia công nghệ hàng đầu của Mỹ: giữa những năm 2030,
những người lao động có trình độ học vấn thấp hoặc trung bình thì cơng việc của họ có
khả năng tự động hóa (máy móc thay thế con người) cao gấp hai lần so với những người
lao động có trình độ học vấn cao, gây nên tình trạng thất nghiệp, cụ thể:
+ Người có học vấn thấp: 47%
+ Người có học vấn trung bình: 46%
+ Người có học vấn cao: 21%
5.3. Tạo ra nhiều cuộc tấn công và tun truyền có mục đích khơng tốt

-

-

-

Những cuộc hack thơng tin và xâm phạm quyền riêng tư cá nhân hoặc tập thể
Những kẻ xấu lợi dụng các công cụ lừa đảo AI gửi các liên kết độc hại để nhắm
mục tiêu vào các nạn nhân cụ thể. Nguyên nhân là do bộ dữ liệu lớn, khơng an tồn
có thể giúp tin tặc xác định các thiết bị và nạn nhân dễ bị tấn công.
Chiến tranh xâm lược, khủng bố
Các vũ khí được cải tiến vơ cùng mạnh như súng bắn tỉa tầm xa tự ngắm mà
khơng cần người có chun môn huấn luyện. Hay máy bay thương mại không người
lái, các phương tiện tự động có thể được sử dụng để di chuyển chất nổ và gây ra các
sự cố nghiêm trọng. Việc cái tiến này có thể gây ra chiến tranh hoặc các cuộc bạo
động, khủng bố.
Chủ nghĩa độc tài tạo ra bất ổn về chính trị
Hệ thống giám sát tự động giúp chính phủ thu thập dữ liệu real-time về cơng
dân mà họ khơng biết, gây kiểm sốt quá mức với người dân. AI có thể tạo ra nhiều
7


loại máy tuyên truyền có mục tiêu và các chiến dịch khơng rõ ràng gây nên sự bất ổn
về chính trị.
VD: Cảnh sát Trung Quốc sử dụng máy ảnh hỗ trợ AI và kính nhận dạng khn mặt
để qt khn mặt của công dân, thu thập dữ liệu và truy bắt tội phạm tuy nhiên quá
kiểm soát người dân.
5.4. Thúc đẩy sự phân chia xã hội
Chúng ta có thể thấy AI là cơng cụ hồn hảo để loại bỏ sự thiên vị của con người,
tuy nhiên khi một thuật toán được cung cấp dữ liệu thiên vị, nó sẽ tạo ra sự thiên vị nhiều

hơn. Các cảnh sát sử dụng thuật toán AI để dự đoán khả năng bị cáo sẽ phạm tội trong
tương lai nhưng sẽ vẫn tiếp tục có sự thiên vị, vì vậy chống lại người nhập cư và người
da màu. Phần mềm công nghệ AI dự đoán tội phạm giúp cảnh sát thấy nơi tội phạm có
khả năng thực hiện việc phạm pháp (hiện trường gây án) dẫn đến việc kiểm soát quá mức
các khu dân cư thu nhập thấp.
VD: Năm 2017, Google đã thành lập PAIR (People + AI Research), thiết kế lại
cách con người tương tác với hệ thống AI nhằm tạo ra một hệ thống lấy con người làm
trọng.

8


6. CHƯƠNG 6: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA AI TẠI VIỆT NAM (Thịnh, 2021)
6.1. AI tại Việt Nam đang được ứng dụng như thế nào?
Với tham vọng trở thành một trong những trung tâm về trí tuệ nhân tại (AI) của
ASEAN vào năm 2030, chính phủ và nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang khởi động các
chương trình thúc đẩy đầu tư cho cơng nghệ này.
Vì vậy, trí tuệ nhân tạo đang dần được ứng dụng rộng rãi vào trong nhiều ngành
nghề khác nhau như ngân hàng, y tế, quản lí nhà nước, ...
6.1.1. Về y tế:
Nói về AI trong lĩnh vực dược phẩm khi trao đổi về ứng dụng AI tại Tek Talk do
IDG tổ chức mới đây, ông Lê Hồng Việt, Tổng giám đốc FPT Smart Cloud cho biết có 3
khả năng: ứng dụng AI giúp thiết kế sản phẩm dược, tức là dùng AI để phân tích dữ liệu,
mơ phỏng tìm ra được những vị thuốc tốt, hiệu quả hơn; ứng dụng AI để vận hành nhà
máy sản xuất dược phẩm, theo đó, có thể biết được bộ phận, hệ thống nào trong nhà máy
sắp hỏng, sắp xảy ra sự cố để chủ động bảo trì, thay vì đến lúc hỏng mới bảo trì; ứng
dụng AI trong tư vấn, hỗ trợ các cơng tác văn phịng. Ví dụ, trong các quy trình nhập,
xuất hàng dược phẩm có thể sử dụng AI để đọc các tài liệu, hóa đơn để xử lý hoặc có thể
có những trợ lý ảo hỗ trợ cho người dùng, bán hàng.
6.1.2. Về ngân hàng:

Ông Nguyễn Việt Phương, Giám đốc phát triển phần mềm Techcombank cho biết
ngân hàng này ứng dụng AI đã giúp xác thực thông tin, nhận diện khách hàng thông qua
eKYC. Trong bối cảnh dịch COVID-19, nhiều khách hàng không thể đi đến ngân hàng
giao dịch trực tiếp, việc ứng dụng AI giúp số lượng khách hàng mở tài khoản tăng lên
nhiều. Nhiều mảng công việc, nghiệp vụ khác nhau trong lĩnh vực ngân hàng, theo ơng
Phương, cũng có thể ứng dụng AI như xử lý dữ liệu lớn, phân tích thơng tin giao dịch để
tìm ra đặc điểm, thói quen, hành vi của từng phân khúc khách hàng khác nhau để từ đó
đưa ra một đề nghị dịch vụ phù hợp với khách hàng. Techcombank ứng dụng AI "phân
tích" mùa nào là mùa cao điểm rút tiền từ ATM để tăng cường dịng tiền, thậm chí phân
tích thơng tin để phịng chống gian lận.
6.1.3. Về quản lí nhà nước:
Với việc Chính phủ Việt Nam mới đây đã ban hành nhiều chiến lược quốc gia về
AI đến năm 2030 cho thấy rằng Chính phủ đang rất quan tâm về công nghệ này và khi
phân tích những chiến lược này ta thấy được khu vực cơng sẽ là một ưu tiên được ứng
dụng trí tuệ nhân tạo. chính quyền muốn sử dụng AI để nâng cao hiệu suất của khu vực
này, đặc biệt là các dịch vụ cơng trực tuyến và quản lí nhà nước để giảm thời gian xử lí,
chờ đợi, số lượng cơng chức và các chi phí khác
Nhờ vào sự nhanh nhạy, đổi mới của các doanh nghiệp, nhà nước, mà Việt Nam đã
lọt Top 2 về hồ sơ bằng sáng chế AI trong khối ASEAN (theo dữ liệu của Vietnam9


Australia AI), số lượng baid báo quốc tế đến AI của Việt Nam liên tục tăng đặc biệt trên
các tạp chí quốc tế uy tín. Trong giai đoạn 1996-2018, lượng công bố khoa học của Việt
Nam trên cơ sở dữ liệu Web of Science và Scopus đứng thứ 5/10 trong khu vực ASEAN.
Năm 2010, Việt Nam có 134 cơng bố khoa học về AI. Sau 7 năm, con số trên đã tăng gấp
4 lần, đạt 532 và 525 bài viết trong các năm 2017 và 2018. Từ 2010-2018, lượng công bố
khoa học về AI của Việt Nam là gần 2.500 bài.
6.2. Hiện trạng và thách thức
6.2.1. Hiện trạng:
Lĩnh vực AI của Việt Nam vẫn còn đối diện với một số khó khăn như đầu tư của

nhà nước cịn hạn chế, thiếu tập trung, hiệu quả chưa cao, đầu tư công của Việt Nam vào
KH&CN còn nhỏ (khoảng 0,4% GDP); chưa có chiến lược phát triển dữ liệu quốc gia,
chưa có chính sách quốc gia và lộ trình phát triển AI, chưa có khung pháp lý riêng cho
AI...
Mức độ áp dụng AI trong từng lĩnh vực còn chênh lệch. Một số thách thức khi áp
dụng AI vào các ngành kinh tế - xã hội tại Việt Nam gồm cơ sở vật chất, thơng tin phục
vụ phát triển cịn yếu, việc lưu trữ và chia sẻ dữ liệu chưa hiệu quả.
Hiện tại, các Bộ, Ngành có nhu cầu ứng dụng AI mới chỉ dừng lại ở giai đoạn lập
kế hoạch. Việc ứng dụng AI trong các ngành trọng yếu (công nghiệp, nông nghiệp và y
tế) còn thấp khi chỉ 13,6% doanh nghiệp đầu tư ứng dụng AI, và 36,4% doanh nghiệp dự
kiến đầu tư.
6.2.2. Thách thức
Vấn đề về nhân lực: làm thế nào để tìm đủ người có trình độ phát triển AI. Việt
Nam có nguồn nhân lực dồi dào và trẻ, với giá thành thấp, nhưng nhân lực chất lượng
cao về khoa học dữ liệu vad học máy thì chưa chưa có nhiều. Để đào tạo đội ngũ kĩ sư
chất lượng cao sẽ cần rất nhiều nguồn lực từ các doanh nghiệp và sự quan tâm của nhà
nước, bởi kinh phí và nguồn tài nguyên yêu cầu là rất lớn.
Tiếp đến là chất lượng của dữ liệu, là nguyên liệu quan trọng của bất kì hệ thống
thơng tin nào, nhưng để phát triển AI thì cần phải có một nguồn dữ liệu “sạch”, chính xác
và theo quy chuẩn. Đây cũng là thách thức của bất kì kĩ sư nào khi phát triển sản phẩm
AI.
Về mặt quản lí, Việt Nam khơng có một chính sách ưu tiên rõ rang nào để định
hướng cho khoa học cơng nghệ. Ví dụ, sinh viên tốt nghiệp ngành khoa học máy tính
khơng đủ đáp ứng u cầu trong các lĩnh vực công nghệ cao như Phân tích dữ liệu, Vạn
vật kết nối hoặc AI, trong khi Việt Nam có nhiều kĩ sư, nhà khoa học trong các lĩnh vực
khác.

10



6.3. Kết luận
Tại Việt Nam, AI được coi là cơ hội để giúp đất nước phát triển theo một hướng
mới vì Ai manng lại rất nhiều cơ hội trong thời buổi hiện nay khi các công ty công nghệ
và các nước phát triển đang vô cùng quan tâm và phát triển cơng nghệ này, nhưng bên
cạnh cơ hội cịn đặt ra nhiều thách thức cho đất nước ta khi nguồn lực và cơ sở vạt chất
vẫn chưa thể đáp ứng để phát triển đột phá được công nghệ này, nhưng điều đó khơng thể
ngăn cản các doanh nghiệp Việt đi sớm và bước vào kỉ nguyên của AI từ vài năm qua.
Với những lợi thế nhất định, doanh nghiệp Việt Nam không chỉ dừng lại ở việc phục vụ
hang triệu người dung, mà cịn có thể cạnh tranh sịng phẳng với những ông lớn công
nghệ trên thế giới.

11


KẾT LUẬN
Tóm lại, bài tiểu luận “Trí tuệ nhân tạo” đã giải thích rõ được trí thơng minh nhân
tạo là như thế nào, cùng với đó là những cơ hội, thách thức và tương lai của loại công
nghệ này sẽ thay đổi cuộc sống con người trong tương lai ra sao. Với sự tiện dụng khi
được trí tuệ nhân tạo hỗ trợ đã làm cho cuộc sống của con người trở nên dễ dàng hơn về
nhiều mặt, cùng với đó là các ngành nghề khi được ứng dụng AI đã gia tăng năng suất
đáng kể và thu lại nhiều kết quả tích cực hứa hẹn tương lai gần AI sẽ là người bạn đồng
hành với con người trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống. Tuy nhiên, đi cùng với lợi
ích thì ln kèm theo hiểm hoạ, nếu con người quá lạm dụng vào công nghệ này, ngày
qua ngày, chúng sẽ học hỏi con người và chiếm quyền kiểm sốt cuộc sống của chúng ta.
Chạy đua cơng nghệ là một điều tốt, nhưng khi đã quá lạm dụng công nghệ thì nó sẽ
phản lại tác dụng, vì vậy các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức phải luôn ý thức được sự
hiểm hoạ mà trí tuệ nhân tạo sẽ mang đến với chúng ta. Dù sao, nhân loại đang bước vào
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 nên việc tập trung, phát triển những thành tựu của
thế kỉ là một điều tốt. Hi vọng cùng với sự nỗ lực từ các anh tài, doanh nghiệp, tổ chức,
trong tương lai, Việt Nam sẽ trở thành một trong những trung tâm về trí tuệ nhân tạo

trong khu vực và tồn thế giới.

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Data, V. (2019, 9 3). VDO Data. Được truy lục từ VDO Data: />Huyen, T. (2019, 8 22). Quantrimang. Được truy lục từ Quantrimang:
/>PC, H. H. (2019, 5 15). Hoanghapc. Được truy lục từ Hoanghapc: />Thịnh, P. (2021, 9 3). Zingnews.vn. Được truy lục từ Zingnews.vn: />82m48lCYiibZGA

13



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×