Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Giải pháp phát triển thương hiệu của công ty TNHH Trí tuệ nhân tạo – AI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (452.89 KB, 52 trang )

Đại học Thương Mại
“Giải pháp phát triển thương hiệu của công ty TNHH Trí tuệ nhân tạo – AI”.
Lê Thanh Đức – K45I5 GVHD: CN. Đào Thị Dịu
Đại học Thương Mại
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG
HIỆU CỦA CÔNG TY TRÍ TUỆ NHÂN TẠO – AI
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Philip Kotler, giáo sư nổi tiếng của trường Đại học Northwestern bang Illinois
đã nói: “Thương hiệu luôn quan trọng, cho dù hiện nay các thương hiệu mang tầm mức
quốc gia không còn quan trọng như trước”. Đúng như vậy, nhắc đến hai từ “thương
hiệu” chắc hẳn mọi doanh nghiệp hiểu được tầm quan trọng của thương hiệu trong kinh
doanh hiện nay. Một thương hiệu thành công đánh dấu một sản phẩm là có lợi thế cạnh
tranh bền vững. IBM, BMW, Coca Cola và Shell là những ví dụ điển hình về thương
hiệu doanh nghiệp, Coca-cola, Dulux Paint và Foster Larger là những ví dụ điển hình
về thương hiệu sản phẩm…
Trong xu thế hội nhập quốc tế và cạnh tranh ngày càng gay gắt, nền kinh tế Việt
Nam đang từng bước chuyển mình, phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Vấn đề
xây dựng và phát triển thương hiệu nổi lên như một yêu cầu cấp thiết, khẳng định vị
thế, uy tín của hàng hóa Việt Nam và của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nâng cao
năng lực thâm nhập, duy trì và phát triển thị trường trong nước và ngoài nước. Mặc dù
vậy, thực tế tại Việt Nam các doanh nghiệp cũng như các nhà quản lý vẫn đang thiếu
những kinh nghiệm sâu sắc về vấn đề xây dựng và quản trị thương hiệu. Thương hiệu
không chỉ đơn thuần là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp
hay một tổ chức này với hàng hóa dịch vụ của các doanh nghiệp và tổ chức khác, mà
cao hơn, đó chính là một cơ sở để khẳng định vị thế của doanh nghiệp trong tâm trí
khách hàng. Tạo dựng một thương hiệu là cả một quá trình đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu
không ngừng và sự đầu tư thích đáng của doanh nghiệp.
Khi công nghệ thông tin phát triển không ngừng và hiện tại đã đạt được rất
nhiều thành tựu đáng chú ý. Khi Internet lan truyền đến từng hộ gia đình trên toàn thế
giới cũng chính là lúc TMĐT phát triển vượt bậc và cùng đó việc xậy dựng thương


hiệu điện tử cho các doanh nghiệp trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Nền kinh tế đã có
Lê Thanh Đức – K45I5 GVHD: CN. Đào Thị Dịu
Đại học Thương Mại
những thay đổi diệu kì, những bứt phá rất ngoạn mục và những thành tựu đáng ngạc
nhiên từ các doanh nghiệp biết áp dụng tốt những thế mạnh của TMĐT, công nghệ
thông tin và Internet… Không nằm ngoài xu hướng đó, tại Việt Nam sự phát triển về
TMĐT trong những năm qua đủ để cho chúng ta nhận ra được thị trường kinh doanh
trực tuyến tại Việt Nam hiện nay đầy tiềm năng và cơ hội cho các doanh nghiệp. Theo
mạng Visa, Việt Nam là nước đứng thứ ba về tốc độ phát triển TMĐT trong khu vực
châu Á-Thái Bình Dương, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Với cơ cấu dân số trẻ (60%
dưới 30 tuổi), năng động trong tiêu dùng và nhạy bén trong ứng dụng công nghệ mới.
Theo VNNIC (Trung tâm Internet Việt Nam), có 22,5 triệu người Việt Nam đang sử
dụng Internet vào thời điểm cuối năm 2009, số lượng người sử dụng Internet trung
bình tăng thêm 3,1 triệu người. Vì vậy nếu doanh nghiệp chỉ chú trọng vào phát triển
thương hiệu truyền thống mà quên mất rằng người tiêu dùng hiện nay đang tham gia
tích cực vào hoạt động TMĐT thì sẽ là một thiếu sót lớn lao.
Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực đào tạo trực tuyến, công ty TNHH Trí
tuệ nhân tạo – AI đã bước đầu xây dựng thương hiệu cho mình trên cả phương diện
truyền thống cũng như trực tuyến. Mục tiêu của công ty là đưa công ty trở thành một
trong những doanh nghiệp đứng đầu Việt Nam về giải pháp đào tạo trực tuyến. Hiện
nay hình ảnh của công ty đang được biết đến rộng rãi nhờ các chính sách quảng bá
cũng như có các đối tác lớn như VTC, Viettel… Tuy nhiên để công ty AI thực sự đạt
đến tầm cỡ như mong muốn là cả một chặng đường đầy gian nan và nhiều thử thách
trước mắt. Hoạt động phát triển thương hiệu của AI vẫn còn nhiều tồn tại và thiếu sót
để có thể phát huy hết tiềm lực mà công ty hiện có.
Tuy các hoạt động quảng bá, phát triển thương hiệu của công ty AI còn chưa
được hiệu quả nhưng theo điều tra thì hầu hết các cán bộ, nhân viên trong công ty đều
có chung một mong muốn đó là phát triển hình ảnh thương hiệu của công ty ngày càng
mạnh hơn. Hỏi về sự cần thiết của việc phát triển thương hiệu, hầu hết số người tham
gia trả lời phiếu điều tra đều nhận định là rất cần thiết và công ty đang rất mong có

được nhiều ý kiến để có thể thực hiện quảng bá hình ảnh thương hiệu của công ty đạt
hiệu quả cao nhất, góp phần thúc đấy sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
Lê Thanh Đức – K45I5 GVHD: CN. Đào Thị Dịu
Đại học Thương Mại
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài
Qua quá trình thực tập tại công ty TNHH Trí tuệ nhân tạo – AI và tìm hiểu, điều
tra, khảo sát quá trình kinh doanh của công ty, em nhận thấy rằng hoạt động phát triển
thương hiệu của công ty còn có rất nhiều mặt hạn chế, chưa hoàn thiện. Xuất phát từ
những đòi hỏi nâng cao thương hiệu cho công ty nói chung cũng nhưng những sản
phẩm của công ty nói riêng, em xin chọn đề tài nghiên cứu “Giải pháp phát triển
thương hiệu của công ty TNHH Trí tuệ nhân tạo – AI”.
1.3. Các mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài đó là: Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển
và nâng cao thương hiệu của công ty AI nói chung và các sản phẩm của công ty nói
riêng trong tâm trí người tiêu dùng.
Các mục tiêu cụ thể của đề tài bao gồm:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến thương hiệu và thương
hiệu điện tử trong các doanh nghiệp.
- Phân tích thực trạng công tác xây dựng thương hiệu và thương hiệu điện tử của
các doanh nghiệp hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện giải pháp xây dựng thương hiệu và
thương hiệu điện tử của công ty TNHH Trí tuệ nhân tạo – AI.
1.4. Các đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các giải pháp hiệu quả để phát triển thương
hiệu trong nền kinh tế hiện nay.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1. Phạm vi thời gian
Do giới hạn về thời gian để tìm hiểu sâu hơn về công ty và các hoạt động kinh
doanh của công ty nên trong chuyên đề này, em chỉ tập trung nghiên cứu công việc xây

Lê Thanh Đức – K45I5 GVHD: CN. Đào Thị Dịu
Đại học Thương Mại
dựng và phát triển thương hiệu của công ty từ năm 2008 đến 2010, đồng thời đề xuất
các giải pháp phát triển thương hiệu cho công ty trong giai đoạn từ 2011 đến 2015.
1.4.2.2. Phạm vi không gian
Tìm hiểu hoạt động kinh doanh, phát triển thương hiệu của công ty TNHH Trí
tuệ nhân tạo – AI ở Việt Nam và tập trung chủ yếu tại địa bàn ở thành phố Hà Nội.
1.5. Một số khái niệm và phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu
1.5.1. Lý luận chung về thương hiệu
1.5.1.1. Quan điểm tiếp cận thương hiệu
a. Quan điểm tiếp cận thương hiệu và thương hiệu điện tử
Hiện nay, thuật ngữ thương hiệu đang được sử dụng rất rộng rãi ở Việt Nam.
Tại rất nhiều diễn đàn cũng như trên hầu hết tất các các phương tiện thông tin đại
chúng đều nói đến thương hiệu. Tuy nhiên, vẫn đang tồn tại nhiều cách giải thích khác
nhau xoay quanh thuật ngữ này. Trong các văn bản pháp luật của Việt nam liên quan
đến sở hữu trí tuệ, không tìm thấy thuật ngữ thương hiệu mà chỉ có các thuật ngữ liên
quan khác như nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ,
kiểu dáng công nghiệp.
Theo tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO (World Itellectual Property
Organization): Thương hiệu là một dấu hiệu đặc biệt (hữu hình hoặc vô hình) để nhận
biết một sản phẩm, một hàng hóa hay một dịch vụ nào đó được sản xuất, cung cấp bởi
một tổ chức hay một cá nhân.
Theo Hiệp hội nhãn hiệu thương mại quốc tế ITA (International Trademark
Association): Thương hiệu bao gồm những từ ngữ, tên gọi, biểu tượng hay bất kì sự kết
hợp nào giữa các yếu tố trên được dùng trong thương mại để xác định và phân biệt
hàng hóa của các nhà sản xuất hoặc người bán với nhau và để xác định nguồn gốc của
hàng hóa đó.
Trên cơ sở tập hợp và phân tích nhiều các quan niệm khác nhau, có thể hiểu
thương hiệu theo một cách tương đối như sau: Thương hiệu là tập hợp các dấu hiệu để
phân biệt hàng hóa, dịch vụ của cơ sở sản xuất, kinh doanh này với hàng hóa, dịch vụ

cùng loại của doanh nghiệp khác; là hình tượng về một loại, một nhóm hàng hóa, dịch
vụ hoặc về doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng.
1
1
Trích “Thương hiệu với nhà quản lý” – Nguyễn Quốc Thịnh, Nguyễn Thành Trung. NXB Chính trị
quốc gia 2004
Lê Thanh Đức – K45I5 GVHD: CN. Đào Thị Dịu
Đại học Thương Mại
Bên cạnh những khái niệm về thương hiệu thì cũng có nhiều khái niệm khác
nhau về thương hiệu điện tử (E-Brand) như “E-brand là sự thể hiện của thương hiệu
thông qua tên miền của doanh nghiệp”. Hay “E-brand là thương hiệu thể hiện, tồn tại
trên mạng thông tin toàn cầu”. Trong đề tài này thương hiệu điện tử được tiếp cận là
“E-brand được hiểu là thương hiệu được xây dựng, tương tác và thể hiện thông qua
Internet”. Với cách tiếp cận này thương hiệu điện tử được gắn liền với mạng Internet.
E-brand được xây dựng và thể hiện không chỉ thông qua tên miền mà còn giao diện,
nội dung và khả năng tương tác của website, các liên kết trên mạng thông tin toàn cầu
và các liên kết khác. Theo hướng này, E-brand được xem như là một hinh thái đặc thù
của thương hiệu, hàm chứa các thành tố như thương hiệu theo cách hiểu thông thường
và gắn bó rất mật thiết với thương hiệu thông thường
b. Các yếu tố cấu thành thương hiệu
Thương hiệu được cấu thành bởi các yếu tố chính:
 Tên thương hiệu
 Sự cá biệt của bao bì
 Biểu tượng (symbol)
 Dáng cá biệt của hàng hóa
 Biểu trưng (logo)
 Khẩu hiệu (slogan)
 Nhạc hiệu
 Các yếu tố khác.
1.5.1.2. Vai trò và vị trí của thương hiệu

Khi hàng hóa được sản xuất ra ngày càng nhiều, sự cạnh tranh giữa các nhà
cung cấp ngày càng quyết liệt thì người ta ngày càng nhận ra vai trò hết sức quan trọng
của thương hiệu.
a. Đối với người tiêu dùng
Lê Thanh Đức – K45I5 GVHD: CN. Đào Thị Dịu
Đại học Thương Mại
Thương hiệu giúp người tiêu dùng phân biệt nhanh chóng hàng hóa cần mua
trong muôn vàn các hàng hóa cùng loại khác, góp phần xác định được nguồn gốc xuất
xứ của hàng hóa. Mỗi hàng hóa do một nhà cung cấp khác nhau sẽ mang một tên gọi
hay các dấu hiệu khác nhau, vì thế thông qua thương hiệu người tiêu dùng có thể nhận
dạng dễ dàng hàng hóa hoặc dịch vụ của từng nhà cung cấp. Thương hiệu như một lời
giới thiệu, một thông điệp và dấu hiệu quan trọng để người tiêu dùng căn cứ vào đó
đưa ra phán quyết cuối cùng về hành vi mua sắm.
Thương hiệu góp phần tạo ra một giá trị cá nhân cho người tiêu dùng, một cảm
giác sang trọng và được tôn vinh. Thực tế, một thương hiệu nổi tiếng sẽ mang đến cho
khách hàng một giá trị cá nhân nào đó trong cộng đồng, nó làm cho người tiêu dùng có
cảm giác được sang trọng hơn, nổi bật hơn, có đẳng cấp hơn và được tôn vinh khi tiêu
dùng hàng hóa mang thương hiệu đó. Một người đàn ông sẽ cảm thấy mình có đẳng
cấp hơn, sang trọng và hào phóng hơn khi uống bia Heineken, trong khi anh ta sẽ cảm
thấy mình lịch lãm và mạnh bạo hơn khi tiêu dùng bia Tiger.
Thương hiệu tạo một tâm lý yên tâm về chất lượng, giảm thiểu rủi ro trong tiêu
dùng. Khi người tiêu dùng lựa chọn một thương hiệu, tức là họ đã gửi gắm niềm tin
vào thương hiệu đó. Họ hoàn toàn yên tâm về chất lượng hàng hóa, những dịch vụ đi
kèm và thái độ ứng xử của nhà cung cấp với các sự cố xảy ra đối với hàng hóa, dịch
vụ. Trong thực tế có rất nhiều hàng hóa lựa chọn mà chất lượng của chúng về cơ bản
không thua kém hoặc thậm chí hoàn toàn ngang bằng nhau với hàng hóa tương tự
mang thương hiệu khác, nhưng sự gia tăng những giá trị mà hàng hóa mang lại và
những thông tin về thương hiệu sẽ luôn tạo cho khách hàng một tâm lý tin tưởng, dẫn
dắt họ đi đến quyết định tiêu dùng hàng hóa. Thực tế đã có không ít lời phàn nàn từ
phía người tiêu dùng. Họ cho rằng, thương hiệu đã tạo ra một cái nhìn thiếu công bằng

về hàng hóa. Trong không ít trường hợp, thương hiệu làm cho người tiêu dùng phải trả
nhiều tiền hơn để có được một mức chất lượng hàng hóa không đổi hoặc cao hơn
không đáng kể. Hai hàng hóa có chất lượng hoàn toàn giống nhau, nhưng mang hai
thương hiệu khác nhau sẽ bị đối xử khác hẳn nhau.
b. Đối với doanh nghiệp
Lê Thanh Đức – K45I5 GVHD: CN. Đào Thị Dịu
Đại học Thương Mại
Thương hiệu tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm trong tâm trí
người tiêu dùng
Người tiêu dùng sẽ lựa chọn hàng hóa thông qua sự cảm nhận của mình. Khi
một thương hiệu lần đầu xuất hiện trên thị trường, nó hoàn toàn chưa có được một hình
ảnh nào trong tâm trí người tiêu dùng. Những thuộc tính của hàng hóa như kết cấu,
hình dáng, kích thước, mầu sắc… hoặc các dịch vụ sau bán hàng sẽ là tiền đề để người
tiêu dùng lựa chọn chúng. Qua thời gian, bằng kinh nghiệm trong sử dụng và những
thông điệp mà thương hiệu truyền tải đến người tiêu dùng, vị trí và hình ảnh của hàng
hóa được định vị dần dần trong tâm trí khách hàng.
Thương hiệu như một lời cam kết giữa doanh nghiệp và khách hàng
Sự cảm nhận của người tiêu dùng đối với sản phẩm của doanh nghiệp dựa vào
rất nhiều yếu tố như các thuộc tính của hàng hóa, cảm nhận thông qua dịch vụ đi kèm
của doanh nghiệp, uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí người tiêu dùng.
Một khi người tiêu dùng đã lựa chọn sản phẩm mang thương hiệu nào đó tức là họ đã
chấp nhận và gửi gắm lòng tin vào thương hiệu đó. Người tiêu dùng tin ở thương hiệu
vì tin ở chất lượng tiềm tàng và ổn định của hàng hóa mang thương hiệu đó mà họ đã
sử dụng hoặc tin tưởng ở những dịch vụ vượt trội hay một định vị rõ ràng của doanh
nghiệp khi cung cấp hàng hóa – điều dễ dàng tạo ra cho người dùng một giá trị cá nhân
riêng biệt. Chính tất cả những điều này đã như một lời cam kết thực sự nhưng không rõ
ràng giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Thương hiệu nhằm phân đoạn thị trường
Trong kinh doanh, các công ty luôn đưa ra một tổ hợp các thuộc tính lý tưởng
về các thế mạnh, lợi ích đích thực và đặc trưng nổi trội của hàng hóa, dịch vụ sao cho

phù hợp với nhu cầu và thị hiếu từng nhóm khách hàng cụ thể. Thương hiệu, với chức
năng nhận biết và phân biệt sẽ giúp doanh nghiệp phân đoạn thị trường. Bằng cách tạo
ra những thương hiệu cá biệt, doanh nghiệp đã thu hút được sự chú ý của khách hàng
Lê Thanh Đức – K45I5 GVHD: CN. Đào Thị Dịu
Đại học Thương Mại
hiện hữu cũng như tiềm năng cho từng chủng loại hàng hóa. Và như thế, với từng
chủng loại hàng hóa cụ thể mang những thương hiệu cụ thể sẽ tương ứng với từng tập
khách hàng nhất định.
Thương hiệu tạo nên sự khác biệt trong quá trình phát triển của sản phẩm
Xuất phát từ những định vị khác nhau cho từng chủng loại hàng hóa với những
thương hiệu khác nhau, quá trình phát triển của sản phẩm cũng sẽ được khắc sâu hơn
trong tâm trí người tiêu dùng. Cùng với sự phát triển của sản phẩm, cá tính thương hiệu
ngày càng được định hình và thể hiện rõ nét, thông qua đó các chiến lược sản phẩm sẽ
phải phù hợp và hài hòa hơn cho từng chủng loại hàng hóa. Một sản phẩm khác biệt
với những sản phẩm khác bởi các tính năng công dụng cũng như những dịch vụ kèm
theo mà theo đó tạo ra sự gia tăng của giá trị sử dụng.
Thương hiệu mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp
Nếu xét một cách thuần túy thì thương hiệu chỉ đơn thuần là những dấu hiệu để
phân biệt hàng hóa, dịch vụ, là hình tượng về hàng hóa và về doanh nghiệp trong tâm
trí khách hàng. Tuy nhiên, một thương hiệu khi đã được chấp nhận, nó sẽ mang lại cho
doanh nghiệp những lợi ích đích thực, dễ nhận thấy. Đó là khả năng tiếp cận thị trường
một cách dễ dàng hơn, sâu rộng hơn, ngay cả khi đó là một chủng loại hàng hóa mới.
Thu hút đầu tư
Thương hiệu nổi tiếng không chỉ tạo ra những lợi thế nhất định cho doanh
nghiệp trong quá trình bán hàng và cung cấp dịch vụ, mà còn tạo điều kiện và như là
một sự đảm bảo thu hút đầu tư và gia tăng các quan hệ bạn hàng. Khi đã có được một
thương hiệu nổi tiếng, các nhà đầu tư cũng không còn e ngại khi đầu tư vào doanh
nghiệp, cổ phiếu của doanh nghiệp sẽ được các nhà đầu tư quan tâm hơn; bạn hàng của
doanh nghiệp cũng sẽ sẵn sàng hợp tác kinh doanh, cung cấp nguyên liệu và hàng hóa
cho doanh nghiệp. Như vậy sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp trong

kinh doanh, góp phần giảm giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh của hàng
hóa.
Lê Thanh Đức – K45I5 GVHD: CN. Đào Thị Dịu
Đại học Thương Mại
Thương hiệu là tài sản vô hình và rất có giá trị của doanh nghiệp
Thương hiệu luôn là tài sản vô hình và có giá của doanh nghiệp. Thực tế đã
chứng minh, giá của thương hiệu khi chuyển nhượng đã cao hơn rất nhiều so với tổng
tài sản hữu hình mà doanh nghiệp đang sở hữu. Thương hiệu là tài sản của doanh
nghiệp, nó là tổng hợp của rất nhiều các yếu tố, những thành quả mà doanh nghiệp đã
tạo dựng được trong suốt cả quá trình hoạt động của mình. Chính sự nổi tiếng của
thương hiệu như là một đảm bảo cho lợi nhuận tiềm năng của doanh nghiệp, vì thế
doanh nghiệp cần đầu tư, chăm chút chúng.
1.5.1.3. Các loại thương hiệu
a. Thương hiệu cá biệt
Thương hiệu cá biệt là thương hiệu của từng chủng loại hàng hóa, dịch vụ cụ
thể. Với thương hiệu cá biệt, mỗi loại hàng hóa lại mang một thương hiệu riêng và như
thế một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nhiều lại hàng hóa khác nhau có thể có
nhiều thương hiệu khác nhau. Ví dụ: Mikka, Ông Thọ, Hồng Ngọc, Redielac… là
những thương hiệu cá biệt của Công ty sữ Việt Nam (Vinamilk).
b. Thương hiệu gia đình
Thương hiệu gia đình là thương hiệu chung cho tất cả các hàng hóa, dịch vụ của
một doanh nghiệp. Mọi hàng hóa thuộc các chủng loại khác nhau của doanh nghiệp
đều mang thương hiệu như nhau. Ví dụ: Vinamilk, Honda, Yamaha, LG, Samsung… là
những thương hiệu gia đình. Đặc điểm của thương hiệu gia đình là có tính khái quát rất
cao và phải có tính đại diện cho tất cả các chủng loại hàng hóa của doanh nghiệp.
c. Thương hiệu tập thể
Thương hiệu tập thể là thương hiệu của một nhóm hay một số chủng loại hàng
hóa nào đó, có thể do một cơ sở sản xuất hoặc do các cơ sở khác nhau sản xuất và kinh
doanh. Ví dụ: Nhãn lồng Hưng Yên, vải thiều Thanh Hà, vang Bordeaux… Thương
hiệu tập thể cũng có thể là thương hiệu chung cho hàng hóa của các doanh nghiệp khác

nhau trong cùng một Hiệp hội ngành hàng. Ví dụ: Vinacafe là thương hiệu nhóm cho
các sản phẩm cà phê của Tổng công ty cà phê Việt Nam.
Lê Thanh Đức – K45I5 GVHD: CN. Đào Thị Dịu
Đại học Thương Mại
d. Thương hiệu quốc gia
Thương hiệu quốc gia là thương hiệu gán chung cho các sản phẩm, hàng hóa
của một quốc gia nào đó. Ví dụ Thai’s Brand là thương hiệu quốc gia của Thái Lan,
Vietnam Value Inside là dự kiến thương hiệu quốc gia của Việt Nam.
1.5.2. Quảng bá hình ảnh thương hiệu
Quảng bá thương hiệu chính là việc truyền thông hình ảnh về sản phẩm và
doanh nghiệp; là việc truyền thông ra bên ngoài hoặc bên trong doanh nghiệp nhằm gia
tăng khả năng nhận biết thương hiệu của khách hàng và công chúng đối với sản phẩm,
từ đó cố định hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
Các công cụ quảng bá thương hiệu:
Quan hệ công chúng (PR): PR là công cụ giúp doanh nghiệp truyền tải các
thông điệp đến khách hàng và những nhóm công chúng quan trọng của họ. Khi truyền
đi các thông điệp này, PR giúp sản phẩm dễ đi vào nhận thức của khách hàng, hay cụ
thể hơn là giúp khách hàng dễ dàng liên tưởng tới mỗi khi đối diện với một thương
hiệu. Có các công cụ của quan hệ công chúng sau:
 Marketing sự kiện và tài trợ : Marketing sự kiện có thể do doanh nghiệp tự thực
hiện hoặc phối hợp hay thuê công ty dịch vụ tiến hành, ý nghĩa của hoạt động này
là dùng những hoạt động mang tính chiến lược, tạo cơ hội cho khách hàng có dịp
giao lưu, đối thoại với doanh nghiệp, thương hiệu nhằm tạo nên niềm tin và tình
cảm tốt đẹp với thương hiệu và sản phẩm. Hiện nay tại Việt Nam trong những năm
gần đây, tổ chức sự kiện đang phát triển với tốc độ nhanh chóng đi cùng nhu cầu
quảng bá thương hiệu và sản phẩm mới của các doanh nghiệp. Tổ chức sự kiện
(event) góp phần "đánh bóng" cho thương hiệu và sản phẩm của một công ty thông
qua những sự kiện. Ví dụ khi Nokia tung ra một sản phẩm điện thoại di động đời
mới, công ty này sẽ tổ chức một sự kiện công phu, mời các khách hàng thân thiết
và tiềm năng cùng báo giới đến tham gia sự kiện quan trọng này. Thông qua sự

kiện, Nokia thông báo đến khách hàng và báo giới về sản phẩm mới và đồng thời
(điều này quan trọng hơn) đánh bóng thương hiệu của Nokia, làm cho khách hàng
Lê Thanh Đức – K45I5 GVHD: CN. Đào Thị Dịu
Đại học Thương Mại
nhớ và tiêu thụ sản phẩm mới này. Đây còn là cơ hội để doanh nghiệp gặp gỡ, trao
đổi và giao lưu với bạn hàng, đối tác, các cơ quan truyền thông, cơ quan công
quyền, giúp thúc đẩy thông tin hai chiều và tăng cường quan hệ có lợi cho doanh
nghiệp.
 Các hoạt động cộng đồng: Xoay quanh các hoạt động cộng đồng thường được
các tổ chức phi lợi nhuận và các tổ chức chính trị tiến hành, việc cung cấp sản
phẩm tà trợ cho các sự kiện này luôn luôn được hoan nghênh vì kinh phí dành cho
các hoạt động cộng đồng nhừm giúp xã hội phát triển tốt đẹp hơn. Đồng thời, tài
chính cho các hoạt động cộng đồng đảm bảo cho công ty luôn duy trì được một
hình ảnh đẹp trong con mắt người quan sát.
 Tham gia hội chợ triển lãm : Xây dựng thương hiệu thông qua việc tham gia các
hoạt động hội chợ triển lãm đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị kỹ càng cho
hoạt động hậu cần trước khi trưng bày tại triển lãm. Gian hàng tại hội chợ chỉ cung
cấp một giao diện thương hiệu thân thiện về hình ảnh của công ty. Tham dự hội
chợ cũng là cơ hội gặp gỡ các đối tác đến thăm quan hội chợ đang có như cầu tìm
kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh, đồng thời có thể nhận biết các đối thủ cạnh tranh
và học hỏi kinh nghiệm về thiết kế các sản phẩm mang đặc tính “mới” hoặc “thông
minh”. Các khách hàng tham quan tại hội chợ sẽ chỉ bị thu hút nếu thiết kế gian
hàng tạo dựng được sự lôi cuốn hoàn hảo. Để chuẩn bị cho tất cả các yếu tố đó,
doanh nghiệp tham dự hội chợ cần có kế hoạch chuẩn bị chi tiết.
 Các ấn phẩm của công ty : Ấn phẩm của công ty khá đơn giản thường chỉ là
những phong bì, những túi sách, những giấy có tiêu đề, các cover, cặp đựng tài
liệu, tập sách mỏng để giới thiệu, tờ rơi, tờ gấp, danh sách các thành viên, chính
sách công ty, những nỗ lực đã và đang vươn tới của công ty. Tất cả đều được in ấn
thể hiện hình ảnh của công ty và những thương hiệu mà công ty mong muốn giới
thiệu. Các ấn phẩm đến từ bên ngoài thì phong phú hơn do đặc tính của cơ quan in

ấn phẩm khá phong phú.
 Phim ảnh: Việc xây dựng các bộ phim giới thiệu về công ty, những nỗ lực công
ty đã trải qua và thành công đạt được trong một môi trường cạng tranh ngày càng
quyết liệt là một cố gắng nhằm thể hiện cho các đối tác về một hình ảnh đẹp.
Không những thế, nhiều công ty xây dựng phim cho mình nhằm thể hiện những nỗ
Lê Thanh Đức – K45I5 GVHD: CN. Đào Thị Dịu
Đại học Thương Mại
lực của quá trình thương hiệu nội tuyến nhằm gây tác động đến những cá nhân
trong công ty trong việc xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu.
Các phương tiện quảng cáo:
 Quảng cáo trực tiếp thông qua kênh bán hàng trực tiếp cá nhân: Nghĩa là sử
dụng lực lượng bán hàng – chào hàng có kỹ năng tốt, tính chuyên nghiệp cao, nắm
vững tâm lý và hiểu rõ sản phẩm để tiết xúc trực tiếp giới thiệu và thuyết phục
khách hàng .
 Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông (media advertising): Truyền hình,
radio, báo, tạp chí ưu thế của các phương tiện này là tác động mạnh phạm vi ảnh
hưởng rộng và phong phú tuy nhiên đòi hỏi chi phí cao và tần suất quảng cáo lớn.
 Quảng cáo trực tiếp: Dùng thư tín, tờ rơi, điện thoại, email, cataloge, internet
Hình thức nay đặc biệt hiệu quả về lĩnh vực kinh tế , thông tin được truyền tải trực
tiếp đến khách hàng mục tiêu thường được sử dụng nhiều đối với khách hàng quen
thuộc của doanh nghiệp.Tuy nhiên, ngày nay do qua nhiều công ty sử dụng phương
thức này nên người tiêu dùng không muốn nhận những “thư rác” và khả năng chấp
nhận thư của đối tượng mục tiêu thấp.
 Quảng cáo phân phối: là hình thức quảng cáo bằng băng rôn, bano, áp phích,
phương tiện giao thông như xe bus, taxi Các phương tiện này cho phép doanh
nghiệp khai thác tối đa các loại kích cỡ, hình dáng khác nhau dành để quảng cáo.
 Quảng cáo tại điểm bán: Dùng người giao hàng tại các khu thương mại, tận
dụng các lối đi, quầy kệ, bố trí âm thanh, video, tivi hoặc các phương tiện truyền
thông ngay tại cửa hàng để tác động trực tiếp đối với người mua.
 Quảng cáo điện tử: Trước hết là xây dựng website và hệ thống thư điện tử của

doanh nghiệp. Website phải có giao diện đóng góp một yếu tố thống nhất vào việc
truyền tải hình ảnh thương hiệu trong hệ thống nhận diện thương hiệu của doanh
nghiệp. Nó phải đồng nhất và không khác biệt so với các yếu tố thương hiệu khác
được truyền tải. Thông thường ngoài việc giới thiệu về doanh nghiệp và thương
hiệu, các website phải hỗ trợ các tiện ích cho khách hàng như các dịch vụ tư vấn,
hướng dẫn sử dụng sản phẩm, thông tin, dịch vụ bảo hành, hướng dẫn chọn sản
phẩm, tiến tới xây dựng website thành cổng giao dịch trực tuyến của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó có thể sử dụng các e-banner đặt các logo, pop-up, pop-under trên
Lê Thanh Đức – K45I5 GVHD: CN. Đào Thị Dịu
Đại học Thương Mại
các website có lượng người dùng truy cập cao như các trang thông tin giải trí, kinh
tế văn hóa ví dụ như www.dantri.com.vn, www.vnexpress.net, www.24h.com.vn
là các website về thông tin giải trí có lượng khách truy cập lớn nhất Việt Nam.
Lê Thanh Đức – K45I5 GVHD: CN. Đào Thị Dịu
Đại học Thương Mại
CHƯƠNG II
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU
CỦA CÔNG TY TRÍ TUỆ NHÂN TẠO – AI
2.1. Phương pháp nghiên cứu vấn đề
2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Trong quá trình thu thập dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu và thực hiện đề tài
luận văn, tác giả đã sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu như sau:
2.1.1.1. Thu thập dữ liệu sơ cấp
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp ở đây là sử dụng các phiếu điều tra.
Nội dung của phiếu điều tra : các phiếu điều tra chủ yếu xoay quanh việc tìm
hiểu quan điểm và sự hiểu biết của những người được điều tra về hoạt động phát triển
thương hiệu.
Cách thức tiến hành: Các phiếu được phát tận tay cho những người và nhóm
người được chọn để điều tra và thu lại sau năm ngày để tổng hợp và phân tích. Những

người được điều tra đều là cán bộ nhân viên trong công ty TNHH Trí tuệ nhân tạo – AI
và chủ yếu tập trung vào nhóm nhân viên kinh doanh và marketing. Phiếu điều tra sau
khi được thu lại sẽ được tập hợp và đưa vào cơ sở dữ liệu của phần mềm Excel xử lý
và phân tích. Mục đích áp dụng cách thức này là giúp thu thập thông tin một cách
nhanh chóng nhất, thuận tiện nhất và xử lý một cách chính xác nhất để có thể đưa ra
những đánh giá và kết quả chính xác nhất.
Bên cạnh việc sử dụng các phiếu điều tra tại doanh nghiệp, tác giả đã đi điều tra
thị trường tại 4 trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội để sử dụng số liệu vào đề
tài này.
Lê Thanh Đức – K45I5 GVHD: CN. Đào Thị Dịu
Đại học Thương Mại
Ưu nhược điểm của phương pháp :
• Ưu điểm: Phương pháp này có ưu điểm là dễ tiến hành, dễ thu thập và
thống kê phân tích.
• Nhược điểm: Dữ liệu thu thập được từ phương pháp này độ chính xác
chưa cao, cần phải tổng hợp và phân tích rất nhiều mới có thể mang vào
sử dụng.
Đối tượng mẫu nghiên cứu: Nhân viên của công ty TNHH Trí tuệ nhân tạo –
AI.
Danh sách những người được phát phiếu điều tra :
1. Hoàng Ngọc Trung- Tổng giám đốc.
2. Nguyễn Văn Tần – Giám đốc kinh doanh.
3. Mai Thu Hà – Giám đốc đào tạo.
4. Đỗ Thành Trung – Phó Giám đốc.
5. Lương Thị Kim Huệ - Trưởng phòng chăm sóc khách hàng.
6. Phạm Hải Lý – Trưởng phòng Marketing.
7. Nguyễn Minh Tuấn – Trợ lý giám đốc.
8. Trần Hữu Đạt – Nhân viên kinh doanh.
9. Lê Quỳnh Sơn – Nhân viên kinh doanh.
10.Phạm Hồng Anh – Nhân viên kinh doanh.

11.Dương Quyết Thắng – nhân viên phòng kỹ thuật.
12.Nông Thị Thương Giang – nhân viên phòng kỹ thuật.
13.Phùng Quang Đức – bộ phận Media.
14.Lê Hà Anh – nhân viên phòng PR.
15.Đào Lê Hồng – Kế toán trưởng.
Số lượng phiếu điều tra :
• Số phiếu phát ra :15 phiếu.
• Số phiếu thu về : 15 phiếu.
Lê Thanh Đức – K45I5 GVHD: CN. Đào Thị Dịu
Đại học Thương Mại
2.1.1.2. Thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp phục vụ cho đề tài chủ yếu được lấy từ hai nguồn chính, đó là
từ nguồn thông tin mở do doanh nghiệp cung cấp và nguồn thứ hai được thu thập từ
các thiết bị thông tin đại chúng là sách, báo, tạp chí, giáo trình của các trường đại học,
luận văn và một nguồn cung cấp khá quan trọng là Internet.
Các dữ liệu thu thập từ nguồn thông tin mở của công ty là các báo cáo kinh
doanh, các con số, bảng biểu thống kê về thực trạng hoạt động của công ty. Phương
pháp thu thập mẫu dữ liệu này chủ yếu là việc đến các phòng ban của công ty, đặc biệt
là phòng marketing và phòng kinh doanh để thu thập. Ngoài ra, những thông tin khác
về công ty còn được thu thập từ website riêng của chính công ty.
Các dữ liệu thứ cấp thu thập từ nguồn sách báo, internet…thường là các bài báo
gắn liền với thực tế, hoặc các giáo trình có cơ sở lý luận khá bao quát về vấn đề nghiên
cứu. Phương pháp thu thập chủ yếu vẫn là tìm kiếm từ các nguồn như thư viện, sạp
báo, tìm kiếm trên mạng…Việc thu thập dữ liệu từ internet được sử dụng thông qua
việc tìm kiếm trên các trang tìm kiếm thông dụng như Google.com, Yahoo.com…Tuy
nhiên, các dữ liệu kiểu này thường không gần với mục tiêu nghiên cứu của đề tài,
thường thì phải chọn lọc những trích dẫn và những ý hay hoặc thông qua xử lý dữ liệu
để có được những dữ liệu có áp dụng cho nghiên cứu.
Ưu nhược điểm của phương pháp :
• Ưu điểm : Tìm kiếm nhanh chóng, dễ dàng, số liệu đa dạng.

• Nhược điểm : Mức độ chính xác và khả năng cập nhật của các số liệu thì
khó có khả năng kiểm chứng.
2.1.2. Phân tích và xử lý dữ liệu
Phân tích và xử lý dữ liệu bằng các phần mềm.
Các dữ liệu được tổng hợp và phân tích thông qua phần mềm Microsoft Office,
với công cụ sử dụng trực tiếp ở đây là bảng tính Excel.
Lê Thanh Đức – K45I5 GVHD: CN. Đào Thị Dịu
Đại học Thương Mại
Dữ liệu sau khi được tổng hợp, thống kê, phân loại và chọn lọc sẽ được mang
phân tích. Các phiếu điều tra và các bảng câu hỏi phỏng vấn chuyên sâu sau khi được
tổng hợp lại sẽ được so sánh, lập bảng phân tích để rút ra được những kết luận phục vụ
bài luận.
Các số liệu thống kê từ các bản báo cáo kinh doanh của công ty sẽ được đi sâu
phân tích để thấy được hiệu quả của quảng cáo trực tuyến.
Các dữ liệu thứ cấp thu thập từ Internet sẽ được phân tích để thấy rõ được tác
động của các yếu tố khách thể.
2.2. Đánh giá tổng quan và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến giải pháp
phát triển thương hiệu cho công ty Trí tuệ nhân tạo – AI
2.2.1. Giới thiệu về công ty Trí tuệ nhân tạo – AI.
2.2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty
Tên gọi đầy đủ
Tiếng Việt: CÔNG TY TNHH TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
Tiếng Anh: Aritifical Intelligence Co.,Ltd
Tên giao dịch
Tiếng Việt: CÔNG TY TNHH TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
Tiếng Anh: Aritifical Intelligence Co.,Ltd
Trụ sở
Phần mềm và đào tạo: Địa chỉ: P1309 - Tầng 13 – Nhà A4 Trần
Đăng Ninh - Cầu Giấy - Hà Nội.
Phần cứng: 118C Hoàng Quốc Việt 118C Hoàng Quốc Việt - Cầu

Giấy - Hà Nội - Việt Nam
Liên hệ Điện thoại: 84 - 4 - 2466775. Email:
Công ty AI được thành lập với mục tiêu đem trí tuệ của mình để làm giàu chính
đáng cho bản thân và cho xã hội bằng việc cung cấp các dịch vụ Công nghệ thông tin
có uy tín và chất lượng cao.
Tài sản quí giá và là niềm tự hào của công ty chính là đội ngũ nhân viên chuyên
nghiệp, năng động, sáng tạo, tâm huyết, tinh thần trách nhiệm và chuyên môn cao, làm
việc hết mình vì tập thể công ty và khách hàng.
Với những nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ, nhân viên trong công ty,
năm 2007 công ty AI đã đoạt giải Nhất cuộc thi Nhân tài đất Việt với giải pháp "Học
trực tuyến và thi trực tuyến ứng dụng cho việc nâng cao chất lượng đào tạo" do
Lê Thanh Đức – K45I5 GVHD: CN. Đào Thị Dịu
Đại học Thương Mại
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ,
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT đồng tổ chức.
Năm 2003: Ngày 24/10/2003 Công ty AI chính thức được thành lập với mục tiêu trở
thành công ty hàng đầu Việt Nam về các giải pháp và dịch vụ trực tuyến cho Giáo dục,
y tế, du lịch, giải trí …
Năm 2004: Bắt đầu nghiên cứu các mô hình đào tạo, tiến hành sản xuất các nội dung
đào tạo, các hệ thống phần mềm Thi trắc nghiệm trực tuyến, đào tạo trực tuyến, thư
viện trực tuyến,…
Năm 2005: Chính thức triển khai Trung tâm đào tạo cho Sinh viên. Thực hiện các hợp
đồng đào tạo CNTT cho nhân viên các tập đoàn FPT, VOV…
Năm 2006: Phát triển phần mềm cho các đối tác ở Châu Âu như Pháp, Hà Lan, Nhật
bản.
Năm 2007: 20/11/2007 Đạt giải nhất cuộc thi Nhân Tài Đất Việt 2007 với "Giải pháp
học trực tuyến và thi trực tuyến của AI Việt nam ứng dụng cho việc nâng cao chất
lượng đào tạo”.
Năm 2008:
 29/04/2008: Hợp tác với Đài truyền hình kỹ thuật số VTC Khai trương trường học

trực tuyến cho học sinh trên mọi miền đất nước tại địa chỉ

 Trở thành đơn vị nghiên cứu, sản xuất và cung cấp các thiết bị Điện tử viễn thông
cho Tổng Công ty Quân đội Viettel.
 Hợp tác đào tạo trực tuyến với trường Đại học Drenthe của Hà Lan.
Năm 2009:
 Ký hợp tác với hàng chục đối tác là các Bộ ngành, tập đoàn kinh tế lớn về cung cấp
giải pháp đào tạo trực tuyến – khẳng định AI là đơn vị hàng đầu về giải pháp và
dịch vụ đào tạo trực tuyến tại Việt Nam.
 Thành lập công ty Phần mềm và giải pháp y tế AI- là đơn vị trực thuộc để phát
triển các dịch vụ và sản phẩm cho ngành Y tế.
Tầm nhìn chiến lược:
- AI mong muốn trở thành tập đoàn hàng đầu Việt Nam trong các lĩnh vực
- Nghiên cứu, sản xuất các giải pháp phần mềm.
- Xây dựng và triển khai các dịch vụ trực tuyến: Đào tạo trực tuyến - Chăm sóc sức
khỏe trực tuyến - Du lịch trực tuyến - Giải trí trực tuyến - Mua sắm trực tuyến …
Lê Thanh Đức – K45I5 GVHD: CN. Đào Thị Dịu
Đại học Thương Mại
- Nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm điện tử - viễn thông công nghệ cao phục vụ
cho dân sự cũng như quân sự.
Qua đó, công ty làm giàu chính đáng cho cán bộ nhân viên và góp phần xây
dựng và phát triển Đất nước.
2.2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty, chức năng và nhiệm vụ của các
phòng ban
a. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
 Đội ngũ nhân viên.
Với đội ngũ nhân viên trẻ trung, năng động, giỏi về chuyên môn - vững về qui
trình kết hợp với kinh nghiệm thực tế thông qua nhiều dự án lớn, AI luôn nhận được sự
ủng hộ và tín nhiệm của nhiều bạn hàng trong và ngoài nước trong các dự án xây dựng
và gia công phần mềm.

 Lĩnh vực hoạt động chính
- Sản xuất và gia công các sản phẩm phần mềm, các dịch vụ trực tuyến, các giải
pháp website thương mại điện tử cho doanh nghiệp.
- Đào tạo và cung cấp dịch vụ đào tạo trực tuyến cho cá nhân và doanh nghiệp
- Cung cấp các hệ thống phần mềm phục vụ đào tạo, y tế,
- Sản xuất các tài liệu Multimedia phục vụ việc cung cấp thông tin, quảng cáo
- Nghiên cứu, phát triển và tư vấn giải pháp công nghệ.
- Thiết kế, thi công và bảo trì các hệ thống mạng WAN, LAN.
- Cung cấp, sản xuất và sửa chữa các thiết bị tin học, viễn thông, điện, điện tử.
 Khách hàng và đối tác
Với những sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao, AI đã khẳng định chỗ đứng vững
chắc của mình qua chính sự công nhận của các khách hàng là những bộ, ngành, tập
đoàn công nghệ và kinh tế hàng đầu của đất nước như Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Đài Tiếng
nói Việt Nam, tập đoàn FPT, tập đoàn Dầu khí Việt Nam
Lê Thanh Đức – K45I5 GVHD: CN. Đào Thị Dịu
Đại học Thương Mại
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
b. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
 Trung tâm phát triển phần mềm: Với mong muốn đem những ưu thế vượt trội của
CNTT thay thế các thao tác nghiệp vụ thủ công, tiếp cận các phương pháp quản lý
hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất và kinh doanh vì vậy đội ngũ
nhân viên phần mềm của AI không ngừng cải thiện và nâng cao trình độ, đưa ra
những giải pháp và hướng phát triển mới đối với các sản phẩm phần mềm của
mình nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Bằng khả năng kết hợp hoàn
hảo giữa tri thức và công nghệ hiện đại, chúng tôi tự tin đem đến cho khách hàng
những giá trị sử dụng đích thực.
Lê Thanh Đức – K45I5 GVHD: CN. Đào Thị Dịu
Đại học Thương Mại
 Bộ phận phát triển giải pháp: Với đội ngũ lập trình viên chuyên nghiệp, có chuyên

môn sâu về các công nghệ then chốt đồng thời vững về qui trình nghiệp vụ, chúng
tôi đã tạo ra nhiều sản phẩm phần mềm có tính ứng dụng cao và có giá trị sử dụng
đích thực cho nhiều khách hàng trong nước và nước ngoài.
 Bộ phận phân tích thiết kế: Phân tích và thiết kế các dự án của Khách hàng, đưa ra
giải pháp phù hợp đồng thời đề xuất các phương án tốt nhất để hỗ trợ khách hàng
trong việc xác định yêu cầu và mục tiêu của dự án.
 Bộ phận kiểm thử: Kiểm thử tất cả các phần mềm một cách cẩn thận, chặt chẽ phát
hiện lỗi trong quá trình chạy thử nhằm chuyển giao cho khách hàng những sản
phẩm phần mềm có chất lượng cao.
 Bộ phận kiểm sát chất lượng: Đây là công việc cuối cùng của quá trình sản xuất
phần mềm, bộ phận có nhiệm vụ kiểm tra và giám sát chất lượng sản phẩm trước
khi chuyển giao để đảm bảo chất lượng hoàn hảo nhất, thoả mãn yêu cầu của khách
hàng.
 Bộ phận triển khai và hỗ trợ khách hàng: Đội ngũ triển khai, bảo trì và hỗ trợ
Khách hàng đưa sản phẩm phần mềm đến với Khách hàng nhanh nhất, đáp ứng các
nhu cầu thay đổi của Khách hàng một cách nhanh chóng.
 Trung tâm Multimedia: Với đội ngũ quay phim luôn linh động trong quy trình ghi
hình, đội ngũ sản xuất vững về chuyên môn kết hợp thành thạo với công nghệ, AI
tự tin đem đến cho khách hàng giải pháp Rich Media - giải pháp nâng cao hiệu quả
trong việc truyền đạt thông tin, để giới thiệu công ty, giới thiệu sản phẩm, xây
dựng nội dung cho đào tạo trực tuyến, thông cáo báo chí…
 Trung tâm nghiên cứu và đào tạo: Với mục tiêu nghiên cứu những công nghệ mới
nhất phục vụ cho đào tạo và sản xuất phần mềm, bộ phận có chức năng chuyển
hóa những công nghệ hiện đại nhất của nước ngoài thành công nghệ của mình
đồng thời ứng dụng nó vào thực tế nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng công
việc.
 Phòng hỗ trợ và phát triển nhân lực: Với mong muốn là cầu nối giữa sinh viên và
doanh nghiệp, phòng Hỗ trợ và phát triển nhân lực CNTT có nhiệm vụ:
- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng nhân lực được các doanh nghiệp phần
mềm trong nước công nhận và hỗ trợ.

Lê Thanh Đức – K45I5 GVHD: CN. Đào Thị Dịu
Đại học Thương Mại
- Xây dựng qui trình tuyển chọn nhân lực hỗ trợ các doanh nghiệp CNTT và qui
trình giới thiệu việc làm, thực tập hỗ trợ sinh viên CNTT.
2.2.2. Thực trạng hoạt động phát triển thương hiệu của công ty Trí tuệ nhân tạo
– AI
Nhận thức được những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của
mình, công ty đã rất chú trọng vào việc xây dựng và phát triển hình ảnh của công ty
trong các lĩnh vực kinh doanh mà công ty đang tham gia.
Tuy nhiên, do đặc thù của các lĩnh vực mà công ty đang tham gia kinh doanh
đều liên quan đến các hoạt động trực tuyến, thương mại điện tử. Nên hoạt động kinh
doanh của công ty vẫn chưa thực sự phát triển mặc dù các sản phẩm của công ty đều là
những sản phẩm rất tiềm năng. Một phần nguyên nhân do xu hướng tiêu dùng của
khách hàng điện tử, phần nào cũng do bối cảnh TMĐT Việt Nam vẫn chưa khởi sắc,
thói quen tham gia các hoạt động trực tuyến của người dân còn hạn chế. Chính vì vậy
công ty đã và đang tập trung vào các hoạt động phát triển thương hiệu bằng các công
cụ truyền thống và áp dụng một số công cụ trực tuyến như:
 Mở rộng thương hiệu: Tập khách hàng hiện tại mà công ty AI đang hướng tới rất
đa dạng. Đối với từng sản phẩm của công ty lại có một tập khách hàng khác nhau:
www.truongtructuyen.vn hướng tới các em học sinh cấp III trên toàn quốc,
www.truongcongnghe.vn hướng tới toàn sinh viên, cán bộ công nhân viên có nhu
cầu học công nghệ thông tin trên toàn quốc, www.thieunien.vn hướng tới toàn bộ
các em học sinh cấp I và II trên toàn quốc, www.chamsocsuckhoe.org hướng tới
những người có nhu cầu tìm hiểu về chăm sóc sức khỏe… Nhưng do đang trong
quá trình phát triển nên công ty AI hiện tại đang hướng tới tập khách hàng là học
sinh sinh viên trên toàn quốc với sản phẩm là dịch vụ đào tạo trực tuyến cho học
sinh từ cấp I đến cấp III và các sinh viên cũng như những người có nhu cầu học
công nghệ thông tin. Sản phẩm của công ty trải dài một tập khách hàng từ học sinh
tiểu học đến sinh viên, đáp ứng tất cả các nhu cầu học tập của mọi người với nhiều
trình độ khác nhau. Điều này cho phép những sản phẩm tuy như tách rời nhau

nhưng lại có một mối liên kết bền chặt và nối tiếp với nhau. Cùng với một mục
Lê Thanh Đức – K45I5 GVHD: CN. Đào Thị Dịu
Đại học Thương Mại
đích nâng cao thương hiệu của công ty AI, trở thành đơn vị đào tạo trực tuyến hàng
đầu Việt Nam.
 Truyền thông:
- Quảng cáo: Công ty AI tập trung quảng cáo sản phẩm của mình chủ yếu thông
qua sự hợp tác với đối tác kinh doanh. Với www.truongtructuyen.vn là sản phẩm
của AI hợp tác với công ty cổ phần kinh doanh thiết bị và truyền thông VTC –
EAC, do đó kênh quảng cáo chính của www.truongtructuyen.vn là qua kênh
truyền hình của VTC: kênh VTC1 và kênh tin tức www.ictnews.vn. Với website
www.thieunien.vn là sản phẩm của AI hợp tác với báo thiếu niên tiền phong. Vì
vậy mà kênh quảng cáo chính của www.thieunien.vn là qua kênh báo giấy cũng
như báo điện tử của báo thiếu niên. Ngoài ra AI còn quảng cáo trên các website
nổi tiếng như www.dantri.com, www.vtc.com.vn … tuy nhiên số lượng và chất
lượng đầu tư tại kênh này là chưa nhiều.
- Quan hệ công chúng: Tham gia hội chợ triển lãm giới thiệu sản phẩm, tài trợ tại
các trường THPT, tham gia các hoạt động từ thiện như cứu trợ lũ lụt, đi tới các
tỉnh vùng sâu vùng xa để hỗ trợ các em học sinh nghèo.
- Xúc tiến bán: Thường xuyên tổ chức các chương trình nhân các sự kiện đặc biệt
như: “Tri ân thầy cô”, “thi thử đại học”, “nhân đôi tài khoản”, “lì xì đầu năm”…
Tổ chức các sự kiện tại các trường THPT như chương trình tư vấn hướng nghiệp,
tư vấn tuyển sinh, giải đáp các thắc mắc của các em học sinh về kì thi tốt nghiệp
và cao đẳng đại học. Tặng các thẻ học để học sinh dùng thử, học thử…
- Bán hàng cá nhân: Công ty luôn chú trọng đào tạo về sản phẩm cho nhân viên với
phương châm: phải hiểu rõ đặc tính sản phẩm mà mình bán thì mới thuyết phục
được khách hàng mua hàng.
- Marketing trực tiếp: Phát tờ rơi trực tiếp đến khách hàng, gọi điện hoặc gửi mail
để giới thiệu về chương trình cũng như các hoạt động của công ty.
Nhờ sự kết hợp các công cụ phát triển thương hiệu này mà chỉ sau 2 năm chính

thức đưa sản phẩm của mình đi vào hoạt động kinh doanh, công ty AI đã trở thành một
đơn vị có uy tín và trở thành một trong những đơn vị hàng đầu về dịch vụ đào tạo trực
tuyến tại Việt Nam.
Lê Thanh Đức – K45I5 GVHD: CN. Đào Thị Dịu
Đại học Thương Mại
Tuy nhiên, có rất nhiều những thiếu sót và khuyết điểm trong kế hoạch phát
triển thương hiệu của công ty như: ít chú trọng tới các hoạt động truyền thông online,
chưa hoàn thiện được hệ thống logo, slogan, chưa tận dụng và phát huy được hết các
phương thức truyền thông hiệu quả tới khách hàng mục tiêu. Chính vì vậy mà sản
phẩm của công ty vẫn bị hạn chế và chưa có được những bứt phá cần thiết để dẫn đầu
thị trường mà công ty đang tham gia kinh doanh.
2.2.3. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên trong và ngoài đến giải pháp
phát triển thương hiệu cho công ty Trí tuệ nhân tạo – AI
2.2.3.1. Ảnh hưởng từ môi trường bên trong
Các nhân tố cơ bản bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc phát triển
thương hiệu của công ty AI gồm có: nguồn nhân lực, nguồn tài chính, chất lượng dịch
vụ, hệ thống công nghệ thông tin.
 Nguồn nhân lực của công ty
Trình độ
chuyên môn
Cao
đẳng
Đại học Sau đại học
TN chuyên
ngành
QTKD
Đào tạo chuyên
môn TMĐT
Số lượng (đơn
vị: nhân viên)

10 35 10 12 4
Tỉ lệ %/Tổng
nhân viên
18% 64% 18% 22% 8%
Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn nhân lực của công ty TNHH Trí tuệ nhân tạo –AI
Lực lượng nhân sự của công ty đa số là nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình,
luôn sáng tạo trong công việc, có trình độ. Trong đó, số lượng nhân viên được đào tạo,
tham gia các khoá học đào tạo thương mại điện tử là 4 nhân viên, chiếm 8% tổng số
nhân viên. Nhân viên được đào tạo theo đúng chuyên ngành thương mại điện tử là 4
nhân viên, chiếm 8%. Tuy nhiên, nhân sự chuyên trách về thương hiệu thì hoàn toàn
không có, các nhân viên ở mỗi bộ phận, mỗi chi nhánh đều có chung nhiệm vụ phát
triển thương hiệu mà mình phụ trách tại địa bàn hoạt động của chi nhánh đó.
Lê Thanh Đức – K45I5 GVHD: CN. Đào Thị Dịu

×