Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Phân tích lợi nhuận tại công ty vận tải biển đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (608.57 KB, 60 trang )

Trường Đại học Thương Mại

1

Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LỢI NHUẬN VÀ PHÂN
TÍCH LỢI NHUẬN
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1.1. Về góc độ lý luận
Trong xu thế hội nhập và tồn cầu hố hiện nay, đất nước ta đang chuyển
mình trong cơng cuộc đổi mới, nền kinh tế đang vận hành theo cơ chế thị trường có
sự điều tiết và quản lý vĩ mơ của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều
này tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp đồng thời cũng đặt các
doanh nghiệp trước những thách thức to lớn. Các doanh nghiệp Việt Nam buộc phải
định hướng phát triển, cạnh tranh trong điều kiện, hoàn cảnh mới. Do đó, để thích
nghi với mơi trường và khơng ngừng phát triển, các doanh nghiệp phải đáp ứng
được những yêu cầu, đòi hỏi của thị trường mà một trong những điều kiện quan
trọng đó là hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đạt lợi nhuận cao. Trong cơ
chế thị trường, lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế, là mục tiêu hàng đầu, là đích cuối cùng
mà tất cả các doanh nghiệp đều vươn tới, là yếu tố cơ bản quyết định đến sự tồn tại
và phát triển của doanh nghiệp. Lợi nhuận không chỉ là nguồn vốn quan trọng để
doanh nghiệp có thể thực hiện tái sản xuất mở rộng hoặc đầu tư theo chiều sâu cho
hoạt động kinh doanh mà cịn là nguồn tài chính để thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho
Nhà nuớc và cải thiện, nâng cao đời sống cho người lao động. Mặt khác, mức lợi
nhuận cao thể hiện tiềm lực tài chính của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp khẳng
định được vị thế, uy tín của mình trên thương trường. Bởi vì doanh nghiệp có lợi
nhuận cao chứng tỏ doanh nghiệp biết khai thác và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực
của mình, các chính sách, chiến lược kinh doanh là đúng đắn, doanh nghiệp đang đi
đúng hướng. Nhờ vậy doanh nghiệp càng củng cố được lòng tin của khách hàng,
nhà cung cấp, người lao động, có thể huy động vốn một cách dễ dàng từ các tổ chức


tín dụng, các đối tượng khác bên ngồi doanh nghiệp. Từ đó doanh nghiệp càng có
cơ hội để phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Vấn đề tối
đa hóa lợi nhuận ln là một bài tốn nan giải mà mọi doanh nghiệp hoạt động
trong nền kinh tế đều cố gắng tìm lời giải đáp. Vì vậy việc phân tích lợi nhuận để

GVHD: PGS.TS Nguyễn Quang Hùng

SVTH: Kiều Thị Đoạt


Trường Đại học Thương Mại

2

Luận văn tốt nghiệp

thấy được những kết quả, thành tích đã đạt được và những mâu thuẫn cịn tồn tại
trong q trình hoạt động kinh doanh, phân tích những nguyên nhân khách quan
cũng như chủ quan để tìm ra các biện pháp nâng cao lợi nhuận là vấn đề hết sức
quan trọng và cần thiết với các doanh nghiệp.
1.1.2. Về góc độ thực tiễn
Vận tải biển là một ngành nóng và sẽ phát triển rất rộng trong tương lai vì nó
là một phương tiện để nối liền các nền kinh tế tron g khu vực và trên thế giới. Tại
Công ty vận tải biển Đông, em thấy hiệu quả kinh doanh của công ty thời gian gần
đây không tốt. Công ty bỏ ra những khoản chi phí lớn nhưng lợi nhuận thu được
khơng cao. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 công ty phải đố i mặt
với nhiều khó khăn. Qua phỏng vấn Tổng giám đốc công ty - ông Nguyễn Ngọc
Ánh cho biết tốc tăng lợi nhuận kinh doanh của công ty giảm đáng kể so với mấy
năm trước. Vì vậy, Ơng và cả 100% người được điều tra khảo sát bằng việc sử dụng
phiếu điều tra đều cho rằng công tác phân tích lợi nhuận thật sự rất cần thiết đối với

công ty nhất là trong giai đoạn hiện nay để tìm ra giải pháp nâng cao lợi nhuận, đưa
cơng ty thốt khỏi tình trạng này.
1.2. Xác lập và tun bố vấn đề trong đề tài
Qua quá trình thực tập tại Công ty vận tải biển Đông cùng với những kiến thức
đã tích lũy được ở trường Đại học Thương mại em đã nhận thức được tầm quan
trọng của công tác phân tích lợi nhuận và ý nghĩa của việc tăng lợi nhuận trong
doanh nghiệp nói chung và Cơng ty vận tải biển Đơng nói riêng. Vì vậy em chọn đề
tài: “Phân tích lợi nhuận tại cơng ty vận tải biển Đơng” làm đề tài luận văn tốt
nghiệp của mình. Em hy vọng những nghiên cứu, phân tích và các giải pháp em đưa
ra sẽ giúp ích cho các nhà quản trị, đóng góp một phần vào việc tăng lợi nhuận cho
công ty.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu nhằm đạt được 3 mục tiêu cơ bản sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về lợi nhuận và phân tích
lợi nhuận.

GVHD: PGS.TS Nguyễn Quang Hùng

SVTH: Kiều Thị Đoạt


Trường Đại học Thương Mại

3

Luận văn tốt nghiệp

Thứ hai, khảo sát và phân tích thực trạng lợi nhuận tại Cơng ty vận tải biển
Đông nhằm đánh giá những kết quả đã đạt được, phát hiện những mặt còn hạn chế
và nguyên nhân của những hạn chế đó.

Thứ ba, trên cơ sở những kết quả đã đạt được từ việc phân tích lợi nhuận của
cơng ty đề ra những giải pháp thiết thực giúp công ty nâng cao lợi nhuận.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: vấn đề nghiên cứu là lợi nhận và các giải pháp tăng lợi nhuận.
Về không gian: vấn đề được nghiên cứu tại Công ty vận tải biển Đông.
Về thời gian: số liệu được lấy ở công ty trong 2 năm gần đây 2009 - 2010.
1.5. Kết cấu luận văn
Luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về lợi nhuận và phân tích lợi nhuận.
Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về lợi nhuận và phân tích lợi nhuận.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng lợi nhuận
tại Công ty vận tải biển Đông.
Chương 4: Các kết luận và đề xuất nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty vận
tải biển Đông.

GVHD: PGS.TS Nguyễn Quang Hùng

SVTH: Kiều Thị Đoạt


Trường Đại học Thương Mại

4

Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LỢI
NHUẬN VÀ PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN
2.1. Một số khái niệm cơ bản
- Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả kinh tế của các hoạt động

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó là khoản chênh lệch giữa các khoản thu
nhập thu được và các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được thu nhập đó
trong một kỳ nhất định.
( Giáo trình tài chính doanh nghiệp của PGS.TS Đinh Văn Sơn, trường Đại
học Thương Mại, xuất bản năm 2006) .
- Lợi nhuận kế toán: Là lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ, trước khi trừ thuế thu
nhập doanh nghiệp, được xác định theo quy định của chuẩn mực kế toán và chế độ
kế toán.
(Chuẩn mực kế toán số 17 – Thuế thu nhập doanh nghiệp)
- Doanh thu:
▪ Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán,
phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp góp
phần làm tăng vốn chủ sở hữu, khơng bao gồm các khoản góp vốn của cổ đơng hoặc
chủ sở hữu.
(Chuẩn mực số 14 - Doanh thu và thu nhập khác ban hành theo Quyết định số
149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài chính).
▪ Là tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu
được trong kỳ kế toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh thơng thường
của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Các khoản thu hộ bên thứ ba
khơng phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh
nghiệp sẽ không được coi là doanh thu.
( Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006)
- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là toàn bộ tiền bán sản
phẩm hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong kỳ sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ
doanh thu như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả

GVHD: PGS.TS Nguyễn Quang Hùng

SVTH: Kiều Thị Đoạt



Trường Đại học Thương Mại

5

Luận văn tốt nghiệp

lại...Doanh thu bán hàng bao gồm thuế GTGT của những hàng hóa tính theo
phương pháp trực tiếp hoặc những hàng hóa khơng thuộc diện chịu thuế GTGT,
không bao gồm thuế GTGT của những hàng hóa thuộc diện chịu thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ.
- Các khoản giảm trừ doanh thu:
▪ Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho
khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.
▪ Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém
phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.
▪ Giá trị hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu
thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh tốn.
▪ Các loại thuế gián thu: thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, thuế
tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu.
- Giá vốn hàng bán: Là giá bao gồm những chi phí mà bên bán đã bỏ ra để sản
xuất hoặc mua vào bán ra, khơng tính lãi. Thường được dùng để tính tốn hơn là
dùng để mua bán; chỉ trong một vài quan hệ mua bán đặc biệt, người bán mới chấp
nhận bán theo giá vốn.
( Giáo trình tài chính doanh nghiệp của PGS.TS Đinh Văn Sơn, Trường Đại
học Thương Mại, xuất bản năm 2006) .
- Doanh thu từ hoạt động tài chính bao gồm: doanh thu lãi tiền gửi, cho vay,
tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia từ hoạt động liên doanh liên kết, lãi tỷ
giá hối đoái, chiết khấu thanh toán được hưởng, lãi do bán trả góp và doanh thu hoạt
động tài chính khác, trong đó lãi đầu tư mua bán chứng khốn là số chênh lệch giữa

giá bán lớn hơn giá mua, lãi trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu, doanh thu từ hoạt động
mua bán ngoại tệ là số chênh lệch giữa giá ngoại tệ bán ra lớn hơn so với giá ngoại
tệ mua vào.
- Chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc khoản lỗ liên
quan đến hoạt động đầu tư tài chính, chi phí vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên
kết, lỗ nhượng bán chứng khốn ngắn hạn, chi phí giao dịch mua bán chứng khoán,

GVHD: PGS.TS Nguyễn Quang Hùng

SVTH: Kiều Thị Đoạt


Trường Đại học Thương Mại

Luận văn tốt nghiệp

6

chi phí dự phịng giảm giá đầu tư chứng khốn, lỗ do mua bán ngoại tệ, lỗ tỉ giá hối
đối.
- Chi phí bán hàng: Là tồn bộ chi phí cần thiết liên quan đến q trình tiêu thụ
sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong kỳ.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là những khoản chi phí liên quan đến quản lý
bao gồm quản lý kinh doanh và quản lý tài chính.
- Thu nhập từ hoạt động khác: Là những khoản thu nhập bất thường ngoài các
khoản thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động đầu tư tài chính: thu nhập
do được phạt các hợp đồng kinh tế, thu từ nhượng bán thanh lý tài sản cố định, thu
hồi các khoản nợ khó địi nay thu hồi được...
- Chi phí từ hoạt động khác: Là những khoản chi phí bất thường ngồi các
khoản chi phí phục vụ cho hoạt động kinh doanh hoặc đầu tư tài chính: chi phạt

thuế, tiền phạt do doanh nghiệp vi phạm hợp đồng, chi cho thanh lý, nhượng bán tài
sản, giá trị tài sản bị tổn thất do quỹ dự phịng tài chính khơng đủ bù đắp chi phí
kinh doanh...
2.2. Một số lý luận về lợi nhuận và phân tích lợi nhuận
2.2.1. Kết cấu lợi nhuận
Lợi nhuận trong doanh nghiệp thương mại được hình thành từ các nguồn:
- Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp là hoạt động đầu tư vốn nhằm tìm kiếm lợi nhuận theo
những mục tiêu được xác định sẵn, bao gồm hai hoạt động sau:
▪ Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh hàng hóa và dịch vụ: Lợi
nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được hình thành từ việc
thực hiện chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của doanh nghiệp, những nhiệm vụ này
được ghi trong quyết định thành lập doanh nghiệp. Bộ phận lợi nhuận này chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp.
▪ Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: Ngồi lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các
doanh nghiệp cịn có thể tham gia vào hoạt động đầu tư tài chính. Hoạt động tài
chính là hoạt động đầu tư vốn ra bên ngồi doanh nghiệp như: góp vốn liên doanh

GVHD: PGS.TS Nguyễn Quang Hùng

SVTH: Kiều Thị Đoạt


Trường Đại học Thương Mại

Luận văn tốt nghiệp

7

liên kết kinh tế; mua bán trái phiếu, cổ phiếu, cho thuê tài sản, lãi tiền gửi và lãi

cho vay thuộc nguồn vốn kinh doanh…Các khoản lợi nhuận thu được từ hoạt động
này góp phần làm tăng tổng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Lợi nhuận từ hoạt động khác: Là các khoản lãi thu được từ các hoạt động
riêng biệt khác ngoài những hoạt động sản xuất kinh doanh nói trên. Những khoản
lãi này phát sinh không thường xuyên, doanh nghiệp không dự kiến trước hoặc có
dự kiến nhưng ít có khả năng thực hiện. Lợi nhuận khác thường bao gồm: lợi nhuận
thu được từ các khoản phải trả không xác định được chủ nợ; thu hồi các khoản nợ
khó địi đã được duyệt bỏ; các khoản thu từ bán vật tư tài sản thừa sau khi đã bù trừ
hao hụt mất mát, lãi thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định; tiền được phạt;
được bồi thường;…
2.2.2. Phương pháp xác định lợi nhuận
❖ Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh:
LN hoạt
động KD

LN gộp
=

BH &

+

CCDV

DT hoạt
động TC

_

CP hoạt

động TC

CP bán

_

hàng

CP
quản

_

lý DN

Trong đó:
LN gộp BH &
CCDV

=

Tổng doanh thu BH
& CCDV

-

Các khoản
giảm trừ DT

-


Giá vốn hàng
bán

❖ Đối với hoạt động khác:
Lợi nhuận từ
hoạt động khác

=

Thu nhập từ hoạt
động khác

-

Chi phí từ
hoạt động khác

2.2.3. Vai trị của lợi nhuận
- Lợi nhuận có vai trị quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp; một trong
những mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp là lợi nhuận, nếu một doanh nghiệp bị
thua lỗ liên tục, kéo dài thì doanh nghiệp sẽ sớm lâm vào tình trạng bị phá sản.

GVHD: PGS.TS Nguyễn Quang Hùng

SVTH: Kiều Thị Đoạt


Trường Đại học Thương Mại


Luận văn tốt nghiệp

8

- Lợi nhuận là nguồn tài chính quan trọng đảm bảo cho doanh nghiệp tăng
trưởng một cách ổn định, vững chắc, đồng thời cũng là nguồn thu quan trọng của
Ngân sách Nhà nước.
- Lợi nhuận cịn là nguồn lực tài chính chủ yếu để cải thiện đời sống vật chất
và tinh thần của người lao động trong doanh nghiệp.
- Lợi nhuận là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ
hoạt động sản xuất kinh doanh, việc giảm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm sẽ
làm cho lợi nhuận tăng lên một cách trực tiếp khi các điều kiện khác khơng đổi. Do
đó, lợi nhuận là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
- Việc xác định chính xác lợi nhuận có vai trị rất quan trọng đối với doanh
nghiệp. Nó đảm bảo phản ánh đúng kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm), là cơ sở cho việc đánh giá
năng lực hoạt động của doanh nghiệp trên thương trường, đồng thời là cơ sở cho
việc phân phối đúng đắn lợi nhuận tạo ra để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục.
2.2.4. Mục đích phân tích lợi nhuận
- Nhận thức, đánh giá đúng đắn, tồn diện và khách quan tình hình thực hiện
các chỉ tiêu lợi nhuận, thấy được những kết quả, thành tích đã đạt được và những
mâu thuẫn tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh và quản lý kinh tế . Từ đó
phân tích những ngun nhân khách quan cũng như chủ quan và đề ra được những
chính sách, biện pháp quản lý thích hợp nhằm tăng lợi nhuận.
- Nhận thức và đánh giá tình hình phân phối lợi nhuận và sử dụng lợi nhuận,
qua đó thấy được tình hình chấp hành các chế độ, chính sách về kinh tế - tài chính
của Nhà nước (các chính sách thuế), của ngành và chính sách phân phối lợi nhu ận

của doanh nghiệp.
2.2.5. Nguồn tài liệu sử dụng trong phân tích lợi nhuận
- Phiếu điều tra trắc nghiệm, phỏng vấn.
- Bảng cân đối kế toán.

GVHD: PGS.TS Nguyễn Quang Hùng

SVTH: Kiều Thị Đoạt


Trường Đại học Thương Mại

Luận văn tốt nghiệp

9

- Báo cáo kết quả kinh doanh.
- Các tài liệu về kế hoạch lợi nhuận của doanh nghiệp; các chế độ chính sách
tài chính của Nhà nước, của ngành.
2.2.6. Các nội dung phân tích lợi nhuận theo lý luận
2.2.6.1. Phân tích tình hình lợi nhuận theo các nguồn hình thành
Lợi nhuận doanh nghiệp thương mại, dịch vụ được hình thành từ các nguồn:
- Lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh bao gồm: Lợi nhuận bán hàng hóa,
sản phẩm và cung cấp dịch vụ; Lợi nhuận hoạt động tài chính.
- Lợi nhuận khác: Lợi nhuận từ các nguồn khác ngoài hoạt động kinh doanh.
Mục đích phân tích: Nhằm nhận thức, đánh giá tổng quát tình hình thực hiện
các chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận và cơ cấu tỷ trọng lợi nhuận theo từng nguồn, qua
đó thấy được mức độ hồn thành, số chênh lệch tăng giảm.
Căn cứ, phương pháp phân tích: phân tích tình hình lợi nhuận theo các nguồn
hình thành được thực hiện trên cơ sở áp dụng phương pháp so sánh và lập biểu so

sánh các chỉ tiêu thực hiện kỳ này so với kỳ trước căn cứ vào Báo cáo kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh theo mẫu B02/DN, ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐBTC ngày 20/3/2006.
2.2.6.2. Phân tích tình hình lợi nhuận hoạt động kinh doanh
a. Phân tích chung tình hình lợi nhuận hoạt động kinh doanh
Phân tích chung tình hình lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đánh
giá tình hình tăng giảm các chỉ tiêu xác định lợi nhuận trên cơ sở áp dụng phương
pháp so sánh và lập biểu so sánh giữa các số liệu thực hiện với kế hoạch h oặc so
sánh với các số liệu cùng kỳ năm trước.
b. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động kinh doanh
Mục đích phân tích: để thấy được những nhân tố nào ảnh hưởng tăng đến lợi
nhuận thì doanh nghiệp tiếp tục khai thác, sử dụng, còn những nhân tố nào ảnh
hưởng giảm đến lợi nhuận thì doanh nghiệp cần tìm những biện pháp khắc phục
trong kỳ kinh doanh tới.
Công thức xác đinh lợi nhuận hoạt động kinh doanh:

GVHD: PGS.TS Nguyễn Quang Hùng

SVTH: Kiều Thị Đoạt


Trường Đại học Thương Mại

LN hoạt
động KD

DT
=

BH&
CCDV


-

Các

Giá

khoản

vốn

giảm
trừ DT

Luận văn tốt nghiệp

10

-

hàng

+

DT tài
chính

bán

CP

-

Tài

CP
-

chính

bán
hàng

-

Chi phí
quản lý

Dựa vào cơng thức tính lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh, ta thấy có 7
nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận hoạt động kinh doanh trong đó chỉ tiêu doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu tài chính có mối quan hệ thuận chiều với
lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh; các chỉ tiêu cịn lại có mối quan hệ ngược
chiều với lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phương pháp phân tích : Để phân tích nội dung này ta sử dụng phương pháp
cân đối kết hợp với phương pháp so sánh để tính mức chênh lệch kỳ báo cáo so với
kỳ gốc. Từ đó phản ánh trực tiếp ảnh hưởng của từng nhân tố đến lợi nhuận hoạt
động sản xuất kinh doanh theo tính chất thuận nghịch.
2.2.6.3. Phân tích tình hình lợi nhuận hoạt động đầu tư tài chính
Lợi nhuận hoạt động tài chính là lợi nhuận thu được từ các hoạt động tài chính
bao gồm:
- Hoạt động đầu tư chứng khốn: đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, kỳ

phiếu và các loại chứng khoán khác.
- Đầu tư góp vốn liên doanh, liên kết.
- Đầu tư cho vay vốn, bao gồm cả tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn.
- Đầu tư kinh doanh ngoại hối, vàng , đá q....
Mục đích phân tích: nhằm đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu theo nguồn
hình thành, qua đó thấy được mức độ hoàn thành các chỉ tiêu, số chênh lệc h tăng
giảm và nguyên nhân tăng giảm. Các số liệu phân tích lợi nhuận hoạt động tài chính
là cơ sở, căn cứ cho việc đề ra những giải pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động tài
chính.
Phương pháp phân tích: sử dụng phương pháp so sánh và lập biểu so sánh giữa
số thực hiện kỳ báo cáo với số kế hoạch hoặc số th ực hiện kỳ trước để thấy được
mức độ hoàn thành, chênh lệch tăng giảm bằng số tiền và tỷ lệ %. Để giải thích

GVHD: PGS.TS Nguyễn Quang Hùng

SVTH: Kiều Thị Đoạt


Trường Đại học Thương Mại

11

Luận văn tốt nghiệp

được nguyên nhân tăng giảm ta cần phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
hoạt động đầu tư tài chính.
2.2.6.4. Phân tích tình hình lợi nhuận khác
Phương pháp phân tích là so sánh và lập biểu so sánh giữa thu nhập với chi
phí để xác định kết quả sau đó so sánh giữa năm báo cáo với năm trước để thấy
được tình hình tăng giảm.

2.2.6.5. Phân tích tình hình lợi nhuận theo các đơn vị trực thuộc
Mục đích phân tích: Nhằm thấy được mức độ thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch
lợi nhuận của từng đơn vị và thấy được mức độ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh
chung của doanh nghiệp. Từ đó đề ra những chính sách và biện pháp quản lý thích
hợp cho từng đơn vị trong kỳ tới.
Căn cứ phân tích: Phân tích tình hình lợi nhuận theo đơn vị trực thuộc căn cứ
vào các số liệu kế hoạch và hạch toán chi tiết chỉ tiêu doanh thu bán hàng, chi phí
và kết quả kinh doanh theo từng đơn vị.
Phương pháp phân tích: Để phân tích ta tính tốn, xác định các chỉ tiêu lợi
nhuận, tỷ suất lợi nhuận của từng đơn vị trực thuộc ở các kỳ, sau đó so sánh sự tăng
giảm về số tiền, tỷ lệ và tỷ suất lợi nhuận.
2.2.6.6. Phân tích tình hình phân phối lợi nhuận
Lợi nhuận của doanh nghiệp được phân phối căn cứ vào các chế độ,
chính sách tài chính của Nhà nước, của ngành (nếu có) và kế hoạch phân phối của
doanh nghiệp. Tuy nhiên lợi nhuận của doanh nghiệp được phân phối tùy thuộc theo
loại hình sở hữu và đặc điểm trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nội dung phân phối trong doanh nghiệp có thể bao gồm:
- Nộp thuế thu nhập theo quy định.
- Chia cho các bên liên doanh (nếu là công ty liên doanh) hoặc chia cổ tức
(nếu là công ty cổ phần)
- Phân phối cho cán bộ nhân viên (nếu doanh nghiệp áp dụng chế độ phân
phối cho người lao động ngoài lương theo kết quả hoạt động kinh doanh)

GVHD: PGS.TS Nguyễn Quang Hùng

SVTH: Kiều Thị Đoạt


Trường Đại học Thương Mại


Luận văn tốt nghiệp

12

- Trích lập các quỹ doanh nghiệp bao gồm: Quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự
phịng tài chính, quỹ hỗ trợ mất việc làm, quỹ phúc lợi, khen thưởng, quỹ quản lý
cấp trên (nếu có).
Phương pháp phân tích: so sánh giữa số thực tế với số kế hoạch hoặc số liệu
cùng kỳ năm trước căn cứ vào các chế độ, chính sách phân phối của Nhà nước và
kế hoạch phân phối của doanh nghiệp.
2.2.6.7. Phân tích các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận
Để đánh giá chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp người ta sử dụng các
chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận tuỳ theo yêu cầu đánh giá đối với các hoạt động khác
nhau. Ta có thế sử dụng một số chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận sau đây:
a.Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần
Tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu thuần

Lợi nhuận trước hoặc sau thuế

=

Doanh thu thuần

Ý nghĩa: Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần thể hiện một đồng
doanh thu thuần trong kỳ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao
thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng cao.
b. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản
Tỷ suất lợi nhuận trên
tài sản


Lợi nhuận trước hoặc sau thuế
=

Tài sản bình quân

Ý nghĩa: Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tài sản phản ánh một đồng giá trị tài
sản mà doanh nghiệp đã huy động vào sản xuất kinh doanh tạo ra mấy đồng lợi
nhuận trước thuế và lãi vay. Chỉ tiêu này càng cao, hiệu quả sử dụng vốn chủ sở
hữu càng cao.
c. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
Tỷ suất lợi nhuận trên
vốn chủ sở hữu

=

Lợi nhuận trước hoặc sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân

Ý nghĩa: Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu có ý nghĩa là một đồng vốn
mà chủ sở hữu bỏ vào sản xuất kinh doanh trong kỳ mang lại mấy đồng lợi nhuận
sau thuế.

GVHD: PGS.TS Nguyễn Quang Hùng

SVTH: Kiều Thị Đoạt


Trường Đại học Thương Mại


Luận văn tốt nghiệp

13

d. Tỷ suất lợi nhuận chi phí
Tỷ suất lợi nhuận chi phí

Tổng lợi nhuận
=

Tổng chi phí

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí bỏ ra thì mang lại bao
nhiêu đồng lợi nhuận.
2.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu về phân tích lợi nhuận tại các doanh
nghiệp của những cơng trình năm trước.
Từ lâu, các nhà quản trị cũng như các nhà nghiên cứu đã nhận thức được tầm
quan trọng của cơng tác phân tích lợi nhuận. Vì vậy phân tích lợi nhuận doanh
nghiệp khơng phải là một đề tài mới mẻ và cho đến nay kết quả nghiên cứu về đề tài
này vẫn cần phải được hoàn thiện và phát huy. Trong q trình thực hiện luận văn:
“Phân tích lợi nhuận tại công ty vận tải biển Đông”, em đã tìm hiểu một số cơng
trình nghiên cứu về phân tích lợi nhuận doanh nghiệp của những người đi trước để
tham khảo đồng thời đánh giá xem họ đã làm được những gì để phát huy và những
hạn chế cịn tồn tại cần khắc phục.
Thứ nhất, luận văn: “Phân tích lợi nhuận và các biện pháp nâng cao lợi nhuận
tại công ty vải sợi may mặc miền Bắc” của tác giả Hồ Thị Thu Hoài, lớp K41D3 Trường Đại học Thương Mại. Tác giả đã trình bày được một số vấn đề lý luận cơ
bản về lợi nhuận và phân tích lợi nhuận tuy nhiên cịn thiếu phần vai trị của lợi
nhuận đối với doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Bài luận văn này
đã phân tích được rất đầy đủ những nhân tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến
lợi nhuận của công ty, tác giả đã sử dụng hiệu quả các phương pháp phân tích và

đưa ra được những giải pháp cụ thể, thiết thực và có khả thi giúp cơng ty nâng cao
lợi nhuận. Mỗi giải pháp đều có lý do tại sao đưa ra giải pháp, nội dung và điều kiện
thực hiện giải pháp.
Thứ hai, luận văn: “Phân tích lợi nhuận và các giải pháp tăng lợi nhuận tại
công ty TNHH Máy tính Nét” của tác giả Phạm Thị Khánh, lớp K41D7- Trường
Đại học Thương Mại. Tác giả đã trình bày phần lý luận cơ bản về lợi nhuận và phân
tích lợi nhuận tương đối cụ thể và đầy đủ, sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu là

GVHD: PGS.TS Nguyễn Quang Hùng

SVTH: Kiều Thị Đoạt


Trường Đại học Thương Mại

14

Luận văn tốt nghiệp

phương pháp sử dụng phiếu điều tra, phương pháp phỏng vấn; các phương pháp
phân tích dữ liệu bao gồm: phương pháp so sánh, phương pháp cân đối, phương
pháp chỉ số, tỷ lệ, tỷ suất, phương pháp dùng biểu, sơ đồ phân tích. Trong bài luận
văn, phần đánh giá các nhân tố ảnh hưởng chưa rõ ràng; về giải pháp gắn liền với
thực trạng cơng ty nhưng tính khả thi chưa cao. Ví dụ vốn là vấn đề tồn tại của công
ty, công ty thiếu một lượng vốn lớn đặc biệt là vốn lưu động, tình trạng cơng nợ lớn
mà tác giả đưa ra giải pháp là công ty cần phải đầu tư chiều sâu vào các trang thiết
bị kinh doanh, cập nhật các phương tiện công nghệ thông tin hiện đại nhất thế giới
là khơng có khả thi.
Thứ ba, luận văn “Phân tích lợi nhuận tại công ty TNHH thương mại Quang
Phát” của tác giả Chu Thị Thanh Hoa, lớp K42D4 - Trường Đại học Thương Mại.

Tác giả cũng nêu được những vấn đề lý luận về lợi nhuận và phân tích lợi nhuận ,
các dữ liệu thu thập được chủ yếu nhờ phương pháp điều tra, phương pháp phỏng
vấn chưa đạt hiệu quả; sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu: phương pháp so
sánh, phương pháp cân đối, phương pháp biểu mẫu, tỷ lệ, tỷ suất để phân tích đầy
đủ các nội dung phân tích lợi nhuận doanh nghiệp. Các giải pháp tác giả đưa ra còn
chung chung chưa nêu được lý do đưa ra giải pháp và các điều kiện để doanh
nghiệp thực hiện được giải pháp đó cịn hạn chế.
Tóm lại, về cơ bản các luận văn có bố cục rõ ràng và tương đối đầy đủ về mặt
lý thuyết, phân tích những nhân tố bên trong, bên ngồi doanh nghiệp ảnh hưởng
đến lợi nhuận, nội dung phân tích lợi nhuận khá đầy đủ bằng cách sử dụng các
phương pháp phân tích thích hợp, tuy nhiên nội dung phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến lợi nhuận hoạt động tài chính chưa được phân tích ở cả 3 luận văn này.
Các luận văn đều đã phân tích và đưa ra được các giải pháp nâng cao lợi nhuận
nhưng một số giải pháp cịn chung chung, tính khả thi chưa cao, chưa sát lắm với
đơn vị nghiên cứu.
2.4. Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu của đề tài.
Dựa vào nội dung phân tích lợi nhuận theo lý luận và căn cứ vào đặc điểm
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty vận tải biển Đông cùng với những số

GVHD: PGS.TS Nguyễn Quang Hùng

SVTH: Kiều Thị Đoạt


Trường Đại học Thương Mại

Luận văn tốt nghiệp

15


liệu thu thập được, bài luận văn này tập trung phân tích lợi nhuận tại cơng ty với
các nội dung sau:
- Phân tích tổng hợp tình hình lợi nhuận theo nguồn hình thành.
- Phân tích tình hình lợi nhuận hoạt động kinh doanh.
▪ Phân tích chung tình hình thực hiện lợi nhuận hoạt động kinh doanh.
▪ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động kinh doanh.
- Phân tích lợi nhuận hoạt động đầu tư tài chính.
- Phân tích tình hình lợi nhuận khác.
- Phân tích tình hình phân phối lợi nhuận.
- Phân tích các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận.

GVHD: PGS.TS Nguyễn Quang Hùng

SVTH: Kiều Thị Đoạt


Trường Đại học Thương Mại

16

Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY
VẬN TẢI BIỂN ĐÔNG
3.1. Phương pháp hệ nghiên cứu về phân tích lợi nhuận tại cơng ty vận tải biển
Đông.
3.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
3.1.1.1. Phương pháp sử dụng phiếu điều tra
Để thu thập dữ liệu sơ cấp tại công ty vận tải biển Đông về vấn đề nghiên cứu,

em đã sử dụng phương pháp dùng phiếu điều tra với các bước tiến hành cụ thể như
sau:
- Thiết kế mẫu phiếu điều tra: Phiếu điều tra gồm 9 câu hỏi khác nhau gồm 3
loại câu hỏi: câu hỏi đóng, câu hỏi mở và câu hỏi thứ tự độ quan trọng. Nội dung
của các câu hỏi đều liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài bao gồm: cơng tác
phân tích lợi nhuận, tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận, các nhân tố ảnh hưởng
đến lợi nhuận và giải pháp nâng cao lợi nhuận cho công ty.
- Nhân bản mẫu phiếu điều tra và phát phiếu điều tra: Tiến hành nhân bản 5
phiếu điều tra và phát phiếu điều tra tới những cá nhân điển hình có ảnh hư ởng đến
kết quả điều tra đó là: phó tổng giám đốc, kế tốn trưởng, 2 phó phịng tài chính - kế
tốn, trưởng phịng kế hoạch - đầu tư. Phiếu điều tra được phát ra ngày 5/4/2011.
- Thu lại phiếu điều tra vào ngày 8/4/2011.
- Tổng hợp kết quả điều tra và tiến hành xử lý các số liệu thu thập được phục
vụ cho việc phân tích lợi nhuận.
3.1.1.2. Phương pháp phỏng vấn
Các bước tiến hành như sau:
- Chuẩn bị các câu hỏi cần phỏng vấn.
- Xác định đối tượng phỏng vấn đó là Tổng giám đốc cơng ty: Ơng Nguyễn
Ngọc Ánh.
- Gọi điện hẹn trước đối tượng phỏng vấn.

GVHD: PGS.TS Nguyễn Quang Hùng

SVTH: Kiều Thị Đoạt


Trường Đại học Thương Mại

17


Luận văn tốt nghiệp

- Tiến hành phỏng vấn: buổi phỏng vấn được diễn ra vào ngày 11/4/2011.
- Ghi chép, tổng hợp kết quả phỏng vấn.
3.1.1.3. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu là phương pháp sử dụng các tài liệu có sẵn để
tiến hành phân tích.
Tài liệu bên trong doanh nghiệp: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh
doanh, các tài liệu kế hoạch doanh thu, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp, các tài
liệu về cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động, lĩnh vực kinh doanh, quá trình thành lập
và phát triển của cơng ty...
Tài liệu bên ngồi doanh nghiệp: các chuẩn mực, thông tư, s ách, báo, tạp chí,
luận văn các khóa trước...
3.1.2. Phương pháp phân tích số liệu
3.1.2.1. Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp được sử dụng hầu hết trong các nội dung phân tích để
thấy được sự biến động, mức độ tăng (giảm) lợi nhuận giữa các kỳ so sánh , mức độ
hoàn thành các chỉ tiêu lợi nhuận theo kế hoạch, thấy được vị trí, vai trị của các bộ
phận trong tổng lợi nhuận.
3.1.2.2. Phương pháp cân đối
Trong phân tích lợi nhuận, phương pháp cân đối được sử dụng để xác định các
chỉ tiêu liên quan đến lợi nhuận cũng như để xác định lợi nhuận trên cơ sở sự cân
đối. Qua đó thấy được sự thay đổi của bất kỳ yếu tố nào trong công thức cũng ảnh
hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận. Phương pháp này được sử dụng trong phần phân tích
các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận.
3.1.2.3. Phương pháp tỷ suất
Tỷ suất: Trong phần phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp tính các tỷ suất: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần, tỷ suất lợi nhuận trên
tổng tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận chi phí. Từ đó
thấy được lợi nhuận tạo ra đã thực sự đạt hiệu quả hay chưa.


GVHD: PGS.TS Nguyễn Quang Hùng

SVTH: Kiều Thị Đoạt


Trường Đại học Thương Mại

Luận văn tốt nghiệp

18

3.1.2.4. Phương pháp dùng biểu mẫu
Tất cả các nội dung phân tích đều sử dụng phương pháp này. Biểu phân tích
được thiết lập theo các dòng cột để ghi chép các chỉ tiêu và số liệu phân tích. Các
dạng biểu phân tích thường phản ánh mối quan hệ so sánh giữa số thực hiện với số
kế hoạch, so với số cùng kỳ năm trước hoặc so sánh giữa chỉ tiêu cá biệt với chỉ tiêu
tổng thể. Số lượng các dòng, cột tuỳ thuộc vào mục đích yêu cầu và nội dung phân
tích.
3.2. Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến lợi
nhuận công ty.
3.2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty
- Công ty vận tải biển Đông trước đây là công ty nhà nước. Ngày 25/6/2010
thực hiện nghị định số: 25/2010/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2010 của chính phủ,
cơng ty vận tải biển Đơng chuyển thành cơng ty TNHH một thành viên do Nhà
nước làm chủ sở hữu thuộc Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam (VINALINES). Công
ty được thành lập theo Quyết định số 645QĐ/LCCB – LĐ ngày 01/03/1995 của Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải với số vốn điều lệ ban đầu là 27.618.000.000 đồng.
Tên công ty: Công ty vận tải biển Đông
Tên giao dịch tiếng Anh: BienĐong Shipping Company

Tên viết tắt: Biển Đông – BDSC
Địa chỉ: Số 1 – Thụy Khuê – Tây Hồ - Hà Nội
Điện thoại: (04) 37 280 307
Fax

: (04) 37 281 539

Email

:

Website :
- Ngành nghề kinh doanh: Vận tải đường biển, xếp dỡ vật tư, thiết bị phục vụ
khảo sát thi cơng các cơng trình biển, hải đảo; đại lý tàu biển và môi giới hàng hải;
đại lý giao nhận vận tải hàng hóa bằng các phương tiện vận tải đường bộ và đường
thủy, dịch vụ sửa chữa các phương tiện tàu thủy; kinh doanh khai thác cảng biển,

GVHD: PGS.TS Nguyễn Quang Hùng

SVTH: Kiều Thị Đoạt


Trường Đại học Thương Mại

19

Luận văn tốt nghiệp

cảng container và kho; khai thác hàng container; kinh doanh đóng mới, sửa chữa và
cho thuê thiết bị mang hàng container.

Công ty thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ năm 1995 chỉ với 20 nhân
viên và số vốn điều lệ chính là các tài sản được Nhà nước giao: 01 cầu nổi 900 tấn,
01 xà lan và 01 tàu kéo biển. Hoạt động chính của cơng ty trong giai đoạn từ năm
1995 đến năm 2000 là phục vụ các công trình đèn b iển tại Đảo Đá Tây – Trường
Sa, xà lan và tàu kéo khai thác cầm chừng.
Trước tình hình đó, năm 2001 Ban lãnh đạo Biển Đơng đã họp lại và quyết
định mở ra định hướng kinh doanh mới: đầu tư 01 tàu biển cỡ lớn vì thế tình hình
kinh doanh có cải thiện hơn trước. Nhưng phải đến đầu năm 200 3 với quyết tâm
tham gia thị trường vận tải container, lúc đó cịn là một hình thức vận tải mới mẻ ở
Việt Nam, BDSC mới thực sự chuyển mình và phát triển.
Với mục tiêu “trở thành hãng tàu container lớn nhất Việt Nam”, Công ty đã
đầu tư con tàu container đầu tiên mang tên Hồ Tây trọng tải 12,665 DWT, tham gia
thị trường vận tải nội địa tuyến Hải Phịng – TP.Hồ Chí Minh. Với hiệu quả khai
thác vượt qua cả sự mong đợi, tháng 3/2004 BDSC đầu tư thêm tàu container Mỹ
Đình 600 Teus, tháng 9/2004 đầu tư thêm tàu container Vạn Phúc 404 Teus để bổ
sung sức chở trên tuyến và ngay lập tức trở thành người đi đầu trong việc mở ra
dịch vụ, tự quản lý khai thác và chiếm tới 45% thị phần. Biển Đơng được biết đến
như là đơn vị có tuyến vận tải nội địa tốt nhất, dẫn đầu thị trường, quyết định về giá
và tiêu chuẩn dịch vụ. Định hướng chính của cơng ty là quyết tâm xâm nhập thị
trường vận tải quốc tế để khẳng định đẳng cấp với dự án đầu tư đội tàu gồm 10
chiếc trẻ, hiện đại nhất Việt Nam và hợp tác đầu tư đội tàu mẹ với các đối tác chiến
lược nước ngoài.
Sự kiện đắm tàu Mỹ Đình vào tháng 12/2004 đã ảnh hưởng lớn tới tình hình
kinh doanh của BDSC, trong một thời gian ngắn phải tập trung nguồn lực để giải
quyết sự cố. Tuy nhiên, Biển Đông tiếp tục định hướng mở tuyến vận tải quốc tế
Việt Nam –Thái Lan. Thời điểm này công ty được nhận bàn giao 02 tàu đóng mới

GVHD: PGS.TS Nguyễn Quang Hùng

SVTH: Kiều Thị Đoạt



Trường Đại học Thương Mại

Luận văn tốt nghiệp

20

container 1016 Teus, hiện đại nhất Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế BIEN DONG –
BDSC ra đời và bắt đầu được nhắc đến trên các tuyến vận tải trong khu vực.
Những tháng đầu năm 2005, công ty đã mở rộng tuyến vận tải container của
mình ra nước ngồi đầu tiên, đặc biệt là tuyến Việt Nam - Thái Lan và trở thành
tuyến vận tải nhanh duy nhất có thời gian vận tải từ Hải Phòng tới Bangkok trong 6
ngày. Sự kiện này đã đưa Biển Đông trở thành hãng tàu Việt Nam đầu tiên mở
tuyến vận tải quốc tế, đạt được thị phần lớn nhất (25%) trong số 14 hãng tàu cùng
tham gia vào thị trường thời gian đó.
Trong tháng 7 năm 2006 Biển Đông nhận thêm 02 tàu đa chức năng container 610 Teus, ký hợp tác chiến lược với Mitsui OS.K Lines - Japan, liên kết
vận tải trên tuyến Hải Phịng – TP.Hồ Chí Minh – Singapore. Đây là bước khởi đầu
tốt đẹp giữa Biển Đông và Mitsui OS.K Lines trong lĩnh vực vận tải container, mở
ra một thời kỳ mới đối với BDSC đồng thời là tín hiệu đáng mừng cho các bước
hợp tác tiếp theo.
Tháng 10 năm 2006, thực hiện kế hoạch phát triển đội tàu dầu, Biển Đông đã
tạo bước đột phá mới khai thác thành công tàu dầu thành phẩm V.Energy và
V.Victory, nâng tổng năng lực chuyển chở lên đến 85.000 tấn.
Tháng 3/ 2007, công ty mở tuyến khai thác Hải Phòng - Hong Kong Fangcheng. Với phương châm hợp tác và liên kết linh hoạt với các hãng tàu
container nổi tiếng như Hunga, Maersk, NYK... BDSC nhắm tới việc chào hàng vận
tải container chất lượng cao tới thị trường châu Á nơi các hãng tàu lớn chưa thực sự
quan tâm, với dịch vụ hỗ trợ hoàn hảo, xuyên suốt.
Năm 2008, BDSC tiếp tục khai thác các tuyến nội địa với tần suất 3 chuyến
mỗi tuần, cao nhất trong tất cả các hãng tàu container trong nước, tuyến Việt Nam –

Thái Lan một chuyến mỗi tuần, tuyến Việt Nam – Singapore với 2 chuyến mỗi tuần,
đã và đang mở rộng nhiều dịch vụ vận tải không tàu giữa các quốc gia châu Á.
Tháng 10 năm 2009, Biển Đơng hồn thành đóng mới 02 tàu chở container
dung tích 1700 Teus, đầu tư thêm tàu 10.000 Teus đóng tại Nhật Bản chuẩn bị khai

GVHD: PGS.TS Nguyễn Quang Hùng

SVTH: Kiều Thị Đoạt


Trường Đại học Thương Mại

Luận văn tốt nghiệp

21

trương 03 tuyến vận tải mới: Vietnam – Russia, Vietnam – Korea, Vietnam –
Malaysia.
Tháng 4 năm 2010, Biển Đông triển khai tuyến container mới giữa Hồng
Kong, Thái Lan và TP.Hồ Chí Minh (mang tên HTV) để đáp ứng cầu và thực hiện
kế hoạch phát triển của công ty.
❖ Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Sơ đồ 01:Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty

BAN GIÁM ĐỐC

TỔNG HỢP -ĐỐI NGOẠI

QUẢN LÝ TẦU


NHÂN SỰ -THUYỀN VIÊN

KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

TÀI CHÍNH -KẾ TỐN

CONTAINERS LINES

PHÁP CHẾ-ATHH

TANKERS

CHI NHÁNH HẢI PHỊNG

CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH

VĂN PHỊNG ĐẠI DIỆN

▪ Ban giám đốc:
- Tổng giám đốc: là người có quyền điều hành cao nhất trong công ty và chịu trách
nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trước pháp luật.
+ Tổ chức điều hành mọi hoạt động hàng ngày của công ty.
+ Tổ chức thực hiện các quyết định, kế hoạch phương án kinh doanh .
+ Xây dựng các chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn của công ty,
đề án tổ chức quản lý và quy chế nội bộ của cơng ty.
- Phó tổng giám đốc: Điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động kinh doanh của
công ty, chịu nhiệm trước tổng giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giao.

GVHD: PGS.TS Nguyễn Quang Hùng


SVTH: Kiều Thị Đoạt


Trường Đại học Thương Mại



22

Luận văn tốt nghiệp

Phòng tổng hợp – đối ngoại: tìm hiểu và mở rộng liên doanh, liên kết với

các bạn hàng quốc tế, xây dựng các kế hoạch kinh doanh hướng ra thị trường ngồi
nước.


Phịng nhân sự - thuyền viên: tuyển chọn nhân sự cho công ty, thực hiện

công tác quản lý, tổ chức nhân sự, tiền lương và bảo hiểm xã hội.


Phịng tài chính – kế toán: thực hiện thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về

các quan hệ kinh tế phát sinh trong q trình hoạt động hàng ngày của cơng ty một
cách nhanh chóng, kịp thời. Kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính của các bộ
phận trong cơng ty. Báo cáo, thống kê tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính của
cơng ty với các cơ quan chức năng có thẩm quyền.



Phịng pháp chế - ATHH: thực hiện tham mưu cho ban giám đốc và các

phòng ban khác các vấn đề pháp lý có liên quan trong quá trình hoạt động của cơng
ty.


Phịng quản lý tàu: điều hành, quản lý, khai thác các con tàu, độ i tàu của

cơng ty sao có hiệu quả cao nhất.


Phịng kế hoạch và đầu tư: đưa ra các kế hoạch kinh doanh dựa trên những

khảo sát, nghiên cứu về thị trường và thực lực của cơng ty; có các chiến lược
marketing và cạnh tranh cụ thể nhằm giữ vững thị phần hiện có, phát triển thị
trường tiềm năng.


Phịng container liners: chun trách về các tàu container, các vấn đề

chuyên môn nghiệp vụ nảy sinh trong quá trình thực hiện các hợp đồng dịch vụ vận
chuyển hàng hóa container.


Phịng Tankers: chun trách về các tàu dầu thành phẩm và các hoạt động

của nó.


Chi nhánh Hải Phịng, chi nhánh Hồ Chí Minh: là đơn vị phụ thuộc của


cơng ty, có nhiệm vụ thực hiện tồn bộ hoặc một phần chức năng của cơng ty kể cả
chức năng đại diện theo uỷ quyền.

GVHD: PGS.TS Nguyễn Quang Hùng

SVTH: Kiều Thị Đoạt


Trường Đại học Thương Mại



23

Luận văn tốt nghiệp

Văn phòng đại diện: là đơn vị phụ thuộc của cơng ty, có nhiệm vụ đại diện

theo uỷ quyền cho lợi ích của cơng ty và bảo vệ các lợi ích đó: ký kết hợp đồng theo
sự ủy quyền của công ty.
3.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận tại cơng ty
3.2.2.1. Các nhân tố thuộc mơi trường bên ngồi ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty
Đây là những nhân tố khách quan không chỉ tác động đến riêng Công ty vận
tải biển Đơng mà tác động đến tồn ngành vận tải biển.
a. Mơi trường pháp luật
- Chính sách pháp luật về vận tải biển: Công ty vận tải biển Đông là một
doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực vận tải biển. Đây là ngành kinh tế
liên quan đến pháp luật của nhiều quốc gia và các tổ chức trên thế giới. Ngoài ra
hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực vận tải biển cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ

chính sách của Nhà nước như định hướng phát triển ngành hàng hải nói chung và
vận tải biển nói riêng. Ngày 15/10/2009 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy
hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
(Quyết định số 1601/QĐ-TTg). Quy hoạch cũng nêu rõ mục tiêu của Chiến lược
biển Việt Nam đến năm 2020, kinh tế hàng hải đứng thứ hai và sau 2020 kinh tế
hàng hải đứng đầu trong 5 lĩnh vực phát triển kinh tế biển . Việc điều chỉnh tuổi của
tàu được phép chuyên chở ( không quá 15 năm) làm cho công ty phải thanh lý tàu
quá tuổi cho phép đồng thời mua thêm tàu mới do đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh của cơng ty.
b. Môi trường tự nhiên
Việt Nam nằm trong khu vực Đơng Nam Á, là nơi đang có tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao và được bao bọc bởi các thị trường xuất nhập khẩu đầy tiềm năng. Vùng
biển Đông Nam Á được coi là vị trí bản lề nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ
Dương. Hiện nay, vùng biển này được coi là tuyến hàng hải sô i động nhất thế giới,
là cửa ngõ thông thương quốc tế từ các nước Đơng Á. Và Việt Nam có 3 mặt giáp
biển, đường bờ biển dài 3200km, nối liền 90 cảng biển trải dài từ Bắc vào Nam. Với

GVHD: PGS.TS Nguyễn Quang Hùng

SVTH: Kiều Thị Đoạt


Trường Đại học Thương Mại

24

Luận văn tốt nghiệp

vị trí thiên nhiên ưu đãi ngành vận tải biển nói chung và cơng ty vận tải biển Đơng
nói riêng có nhiều cơ hội phát triển.

Tuy nhiên tình hình thời tiết, thiên tai (động đất, sóng thần, bão, lũ...) có tác
động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty mà không thể kiểm sốt được.
Ví dụ, cơng ty đã ký kết hợp đồng vận tải hàng hóa với đối tác vào một thời gian
nhất định, nhưng do thời tiết không thuận lợi, kế hoạch đó bị hỗn lại, hoặc cơng ty
sẽ bị thiệt hại nếu trên đường vận chuyển xảy ra thiên tai, tai nạn. Vụ đắm tàu Mỹ
Đình năm 2004 là một minh chứng điển hình nhất.
c. Mơi trường kinh tế
- Tốc độ phát triển kinh tế: Nền kinh tế phát triển với tốc độ cao và bền vững
thì giao thương, bn bán trong nước và với nước ngồi ngày càng lớn. Nhu cầu
vận tải biển tăng lên, đây là điều kiện thuận lợi cho ngành phát triển. Ngược l ại nền
kinh tế suy thối có tác động tiêu cực tới vận tải biển. Minh chứng điển hình cho sự
ảnh hưởng này là cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây nhất năm 2008 đã làm cho vận
tải biển xuống dốc nghiêm trọng.
- Thị trường hàng hóa vận chuyển bằng đường biển: Đây là nhân tố “cầu” về
vận tải đường biển nên ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Từ khi Việt
Nam mở cửa hội nhập đã làm cho lượng hàng hóa lưu thơng vơ cùng dồi dào đang
và sẽ là “đòn bẩy” cho vận tải biển. Theo thống kê, vận chuyển bằng đường biển
chiếm tới 80% tổng nhu cầu hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam. Ngoài ra,
trong khu vực, Indonesia và Philippines là 2 nước nhập khẩu gạo lớn của nước ta,
Thái Lan cũng có lượng hàng xuất nhập khẩu vô cùng dồi dào. Tuy nhiên đội tàu
biển của những nước này chưa đáp ứng được nhu cầu vận tải. Đặc biệt Lào là nước
không có biển, nên hầu hết lượng hàng hố xuất nhập khẩu hầu hết đều thông qua
các cảng biển của Việt Nam. Vì vậy đội tàu biển Việt Nam ngồi việc vận chuyển
hàng hóa xuất nhập khẩu trong nước vẫn cịn nhiều cơ hội để chia sẻ thị trường với
các nước trong khu vực. Tuy nhiên từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nhu
cầu vận tải biển giảm xuống và cịn với đặc trưng mang tính chất mùa vụ. Điều này

GVHD: PGS.TS Nguyễn Quang Hùng

SVTH: Kiều Thị Đoạt



Trường Đại học Thương Mại

25

Luận văn tốt nghiệp

có tác động tiêu cực đến lợi nhuận ngành vận tải biển nói chung và cơng ty vận tải
biển Đơng nói riêng.
- Thị trường nhiên liệu: Chi phí cho hoạt động vận tải biển phụ thuộc khá lớn
vào giá nhiên liệu (nhiên liệu chiếm khoảng 50% giá thành dịch vụ vận tải). Trong
giai đoạn gần đây giá dầu luôn biến động theo chiều hướng tăng vì vậy giá thành
tăng cao, giá cước vận tải tăng (do chi phí tăng) sẽ kéo theo rất nhiều khó khăn cho
doanh nghiệp: tìm kiếm khách hàng, đưa ra chính sách giá có tính cạnh tranh... Hơn
nữa dầu cũng là một loại hàng hóa có nhu cầu vận chuyển bằng đường biển. Sự
khủng hoảng của thị trường dầu mỏ làm cho sản lượng dầu thô và các sản phẩm của
nó sụt giảm nghiêm trọng.
- Lãi suất tín dụng: Vì cơng ty sử dụng vốn vay ngồi nhiều nên lãi suất tín
dụng có ảnh hưởng đến lợi nhuận cơng ty. Lãi suất tăng cao có thời điểm lên tới
21% làm cho chi phí sử dụng vốn tăng lên vì vậy lợi nhuận của công ty bị giảm.
- Tỷ giá hối đoái: Ngoại tệ được sử dụng rất nhiều trong các giao dịch của
công ty: doanh thu dịch vụ vận tải quốc tế, chi phí nhiên liệu cho n hà cung cấp và
của nhà mơi giới nước ngồi, phần lớn các khoản vay để đầu tư đội tàu đều là
những khoản vay bằng ngoại tệ. Vì vậy sự biến động của tỷ giá hối đoái ảnh hưởng
đến doanh thu, lợi nhuận của công ty. Trong năm 2010 Ngân hàng Nhà nước đã 2
lần điều chỉnh tăng tỷ giá: ngày 11/2 tăng 3,36% và ngày 18/8 tăng 2,1% làm cho
chi phí tài chính của cơng ty tăng lên.
- Lạm phát: Lạm phát tác động đến tất cả các ngành kinh tế không chỉ riêng
vận tải biển. Lạm phát cao (năm 2010 là 11,75%), tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm

làm cho nhu cầu vận tải đường biển giảm mạnh thêm vào đó chi phí doanh nghiệp
tăng cao.
d. Mơi trường cơng nghệ
Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển đồng nghĩa với việc các con tàu tiên
tiến được ra đời, dịch vụ vận tải cần hoàn thiện hơn. Để cạnh tranh với các doanh
nghiệp vận tải trong nước đặc biệt là với các doanh nghiệp vận tải nước ngồi, cơng
ty phải hiện đại hóa đội tàu của mình, như vậy cơng ty mất một khoản chi phí lớn

GVHD: PGS.TS Nguyễn Quang Hùng

SVTH: Kiều Thị Đoạt


×