Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo của công ty cổ phần bắc mỹ trên thị trường hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (582.25 KB, 48 trang )

Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Chu Thị Thủy
LỜI CẢM ƠN

m xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể thầy, cô giáo trong Khoa QTKD -

E

trường Đại Học Thương Mại, những người đã dìu dắt, truyền đạt cho em những
kiến thức vô cùng quý báu trong suốt thời gian qua. Đồng thời, em xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc nhất đến cô giáo TS. Chu Thị Thủy - người đã trực tiếp hướng
dẫn, ln tận tình chỉ bảo em trong suốt quá trình thực tập và giúp đỡ em hoàn
thành đề tài tốt nghiệp này.
Luận văn tốt nghiệp của em gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề đẩy mạnh tiêu thụ sản p hẩm Bánh kẹo
của Công ty Cổ phần Bắc Mỹ trên thị trường Hà Nội.
Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về đẩy mạnh tiêu thụ
sản phẩm bánh kẹo của Công ty Cổ phần Bắc Mỹ trên thị trường Hà Nội.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng cơng
tác đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo của Công ty Cổ phần Bắc Mỹ trên thị
trường Hà Nội.
Chương 4: Các kết luận và đề xuất nhằm kích thích tiêu thụ sản phẩm
bánh kẹo của Cơng ty Cổ phần Bắc Mỹ trên thị trường Hà Nội.
Với ý nghĩa thiết thực của đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra một số biện pháp
đẩy mạnh quá trình tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo của Công ty Cổ p hần Bắc Mỹ,
góp phần vào sự phát triển của Cơng ty. Em hy vọng p hần nào đó có thể được
ứng dụng vào thực tiễn hoạt động kinh doanh của Cơng ty.
Do thời gian nghiên cứu đề tài có hạn và kiến thức, kinh nghiệm thực tế
chưa nhiều nên đề tài cịn có nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng
góp và phê bình của các thầy cơ và các bạn để đề tài được hoàn chỉnh và có ý


nghĩa thực tiễn nhiều hơn.
Em cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Công ty Cổ p hần Bắc Mỹ,
tập thể cán bộ nhân viên trong Công ty, đã hết sức tạo mọi điều kiện về vật chất
và tinh thần giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực tập tại Công ty.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Thu Hằng
SVTH: Nguyễn Thu Hằng

1


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Chu Thị Thủy

Mục Lục:
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2008- 2010
Bảng 2: Bảng doanh thu tiêu thụ theo mặt hàng kinh doanh……………
Bảng 3: Bảng doanh thu tiêu thụ theo thời gian………………………….
Bảng 4: Bảng doanh thu tiêu thụ theo khu vực thị trường………………..
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Các dịng lưu chuyển trong kênh phân phối..............................................................
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty...............................................................................
Sơ đồ hành vi mua hàng của khách hàng...................................................................
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Công ty Cổ phần : Công ty CP
Doanh nghiệp thương mại : DNTM
Doanh nghiệp: DN


SVTH: Nguyễn Thu Hằng

2


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Chu Thị Thủy

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ
SẢN PHẨM BÁNH KẸO CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN BẮC MỸ.
1.1.Tính cấp thiết của đề tài :
Tiêu thụ hàng hóa trong DNTM là hoạt động đặc trưng chủ yếu của DN,
là khâu cuối cùng của hoạt động kinh doanh hàng hóa. Tiêu thụ hàng hóa có ý
nghĩa quyết định đối với việc thực hiện các mục tiêu và chiến lược mà DN theo
đuổi, thúc đẩy vịng quay của q trình tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng sức
lao động góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội và nâng cao hiệu quả kinh
tế xã hội của các hoạt động kinh doanh.
Với bất kỳ Công ty nào cũng vậy, việc tiêu thụ hàng hóa là vấn đề quan
trọng và là nền tảng cho quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo, Công ty muốn
tồn tại và phát triển bền vững thì việc tiêu thụ hàng hóa là vấn đề quan tâm lớn
nhất. Với Công ty Cổ phần Bắc Mỹ cũng vậy, mục đích tiêu thụ sản phẩm hàng
hóa là vấn đề rất quan trọng và luôn luôn được đặt ra hàng đầu vì tiêu thụ sản
phẩm tạo doanh thu cho Công ty.
Công ty Cổ phần Bắc Mỹ là một đơn vị hạch toán độc lập chuyên sản xuất
kinh doanh các mặt hàng bánh kẹo và một số sản phẩm phụ khác p hục vụ n hu
cầu trong nước và xuất khẩu. Tiền thân của Cơng ty là Xí nghiệp bánh kẹo Xuân
Phương thành lập ngày 25/12/1984. Đến tháng 4/1985 Xí nghiệp chính thức đi
vào hoạt động. Khi mới đi vào hoạt động Xí nghiệp đã gặp khơng ít khó khăn,

về vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, quy mô sản xuất nhỏ. Đến nay
sau 26 năm thành lập và phát triển Công ty đã chọn cho mình một hướng đi
đúng đắn .Và vấn đề đặt ra cho Cơng ty là phải có biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ
sản phẩm của Công ty không chỉ tại thị trường Hà Nội, mà còn mở rộng ra thị
trường Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phịng.. và các tỉnh lân cận như
Hưng Yên, Bắc Giang, Hải Dương...
Vì những lý do trên, em quyết định lựa chọn thực hiện đề tài tốt nghiệp:
“Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo của Công ty Cổ phần Bắc Mỹ
trên thị trường Hà Nội”.
SVTH: Nguyễn Thu Hằng

3


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Chu Thị Thủy

1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài :
Nhận thấy tầm quan trọng của việc tiêu thụ hàng hóa trong doanh nghiệp
thương mại cũng như tính khoa học và thực trạng vấn đề tiêu thụ hàng hóa của
Cơng ty Cổ phần Bắc Mỹ, em mạnh dạn lựa chọn đề tài tốt nghiệp của mình là :
“ Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo của Công ty Cổ phần Bắc Mỹ
trên thị trường Hà Nội”.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Qua quá trình thực tập tổng hợp tại Cơng ty, mục tiêu nghiên cứu đề tài
của em gồm:
+ Hệ thống hóa vấn đề tiêu thụ sản phẩm trong DNTM.
+ Nghiên cứu thực trạng về tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo trong DNTM nói
chung và tại Cơng ty Cổ phần Bắc Mỹ nói riêng.

+ Phân tích đánh giá về tình hình tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo tại Công ty
Cổ phần Bắc Mỹ.
+ Một số đề xuất về vấn đề tiêu thụ sản p hẩm bánh kẹo tại Công ty Cổ
phần Bắc Mỹ.
1.4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu vấn đề tiêu thụ sản phẩm trong các
DNTM đặc biệt là tại Công ty Cổ phần Bắc Mỹ. Đề tài tập chung nghiên cứu
tình hình kinh doanh chung của Công ty và vấn đề tiêu thụ hàng hóa tại Cơng ty,
đưa ra và phân tích các số liệu thu thập được trong quá trình thực tập tổng hợp
tại Công ty CP Bắc Mỹ với khoảng thời gian, không gian như sau:
1.4.1. Về thời gian:
Từ ngày 11 tháng 4 năm 2011 đến ngày 11 tháng 6 năm 2011
1.4.2. Về không gian :
Nghiên cứu tại thị trường thành phố Hà Nội.
1.4.3. Về nội dung nghiên cứu:
Phân tích đánh giá thực trạng tiêu thụ hàng hóa của Cơng ty Cổ phần Bắc
Mỹ từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, nâng cao
hiệu quả trong tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
SVTH: Nguyễn Thu Hằng

4


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Chu Thị Thủy

1.5. Kết cấu luận văn
Luận văn tốt nghiệp của em gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề đẩy mạnh tiêu thụ sản p hẩm Bánh kẹo

của Công ty Cổ phần Bắc Mỹ trên thị trường Hà Nội.
Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về vấn đề đẩy mạnh tiêu
thụ sản phẩm Bánh kẹo của Công ty Cổ phần Bắc Mỹ trên thị trường Hà Nội.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng đẩy
mạnh tiêu thụ sản phẩm Bánh kẹo của Công ty Cổ phần Bắc Mỹ trên thị trường
Hà Nội.
Chương 4: Các kết luận và đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản
phẩm Bánh kẹo của Công ty Cổ phần Bắc Mỹ trên thị trường Hà Nội.

SVTH: Nguyễn Thu Hằng

5


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Chu Thị Thủy

Chương 2: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM
TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
2.1. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm và vai trò tiêu thụ sản phẩm trong Doanh
nghiệp Thương mại
2.1.1. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm trong Doanh nghiệp Thương mại
Tiêu thụ sản phẩm là hoạt động đặc trưng chủ yếu của DNTM, là khâu
cuối cùng của hoạt động kinh doanh hàng hóa. Tiêu thụ sản phẩm được thực
hiện thơng qua hoạt động bán hàng của DN nhờ đó mà hàng hóa được chuyển
thành tiền, thực hiện vịng chu chuyển vốn trong DN và chu chuyển tiền tệ trong
xã hội, đảm bảo phục vụ các nhu cầu xã hội. Tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quyết
định đối với việc thực hiện các mục tiêu và chiến lược mà DN theo đuổi, thúc
đẩy vịng quay của q trình tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng sức lao động

góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội và nâng cao hiệu quả kinh tế
xã hội của các hoạt động kinh doanh.
Trong DNTM, tiêu thụ sản phẩm được hiểu là hoạt động bán hàng. Hoạt
động bán hàng trong DN là một quá trình thực hiện chuyển quyền sở hữu hàng
hóa cho khách hàng và thu tiền về hay được quyền thu tiền về do bán hàng.
Tiêu thụ sản phẩm là khâu lưu thơng hàng hóa, là cầu nối trung gian giữa
một bên là sản phẩm sản xuất và phân phối với một bên là tiêu dùng. Kết quả
tiêu thụ sản phẩm trong DN là khối lượng hàng hóa mà DN thực hiện được trong
một thời kỳ nhất định. Doanh thu bán hàng là lượng tiền mà DN thu được do
thực hiện hàng hóa trên thị trường trong một thời gian và được xác định bởi
công thức:
Trong đó: M - doanh thu bán hàng
n

M=

 Pi * Qi

Pi: - giá bán một đơn vị hàng hóa loại i

i =1

Qi - số lượng bán ra của hàng hóa loại I ( i=1, n)

SVTH: Nguyễn Thu Hằng

6


Luận văn tốt nghiệp


GVHD: TS. Chu Thị Thủy

2.1.2. Vai trò của tiêu thụ hàng hóa trong Doanh nghiệp Thương mại
Thị trường sản phẩm là một khâu vô cùng quan trọng đối với bất cứ một
DN sản xuất hay DNTM nào. Có thể nói sự tồn tại của DN phụ thuộc rất nhiều
vào công tác tiêu thụ sản phẩm.
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong quá
trình tái sản xuất, thực hiện giá trị sản phẩm khi sản xuất, DN p hải bỏ vốn vào
đầu tư nguyên vật liệu, máy móc, trang thiết bị, nhiên liệu… để sản xuất ra sản
phẩm. Khi sản phẩm được tiêu thụ, DN có thể thu hồi vốn đầu tư để tái sản xuất
cho chu kỳ sau và có thể mở rộng sản xuất nhờ phần lợi nhuận thu được từ hoạt
động tiêu thụ sản phẩm.
Thơng qua vai trị lưu thơng hàng hóa của hoạt động tiêu thụ sản p hẩm,
DN thấy điểm yếu để khắc phục, nâng cao, hoàn thiện q trình sản xuất, góp
phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN.
Củng cố vị trí thế lực, nâng cao uy tín của DN với khách hàng thơng qua
sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả phải chăng, phương thức giao dịch mua bán
thuận lợi, dịch vụ bán hàng tốt, lôi cuốn khách hàng, mở rộng thị trường…
Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu thụ, là
thước đo đánh giá độ tin cậy của người tiêu dùng với người sản xuất. Qua hoạt
động tiêu thụ sản phẩm, người tiêu dùng và người sản xuất gần nhau hơn, tìm ra
được hướng đi đáp ứng nhu cầu tốt hơn và người sản xuất có lợi nhuận cao hơn.
Tóm lại, tiêu thụ sản phẩm có vai trị vơ cùng quan trọng, nếu thực hiện
tốt cơng tác tiêu thụ sản phẩm thì uy tín của DN được nâng cao, tạo cơ sở vững
chắc để củng cố và mở rộng thị trường trong nước và ngoài nước. Cân đối giữa
cung và cầu trên thị trường trong nước, hạn chế hàng nhập khẩu, nâng cao uy tín
hàng nội địa.
2.2. Nội dung của tiêu thụ hàng hóa trong Doanh nghiệp Thương mại
2.2.1. Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm

Thị trường là nơi mà người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau
để xác định giá cả và lượng hàng mua. Trên thị trường cung cầu sản p hẩm nào
SVTH: Nguyễn Thu Hằng

7


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Chu Thị Thủy

đó có thể lên xuống do nhiều nguyên nhân làm cho giá cả sản p hẩm cũng biến
động và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu thụ của DN. Nếu cung nhỏ hơn
cầu thì giá cả cao hơn và ngược lại. Việc cung ứng vừa đủ để thỏa mãn nhu cầu
về một loại sản phẩm trong một thời điểm nhất định là trạng thái cân bằng cung
cầu. Như vậy thị trường là tổng thể các quan hệ về lưu thông tiền tệ, các giao
dịch mua bán và dịch vụ.
Quá trình nghiên cứu thị trường được thực hiện qua 3 bước:
- Thu thập xử lý thông tin
- Xử lý thông tin
- Ra quyết định
Nghiên cứu dự báo thị trường là vấn đề cần thiết bởi vì các quyết định
chính sách của DN đều dựa trên cơ sở dự báo thị trường. Thực tế cho thấy cơng
tác dự báo càng chính xác thì khả năng ra quyết định kịp thời, chính xác, hợp lý
sẽ càng cao.
2.2.2. Nghiên cứu người tiêu dùng
Người tiêu dùng là những người mua sắm hàng hóa để p hục vụ nhu cầu
tiêu dùng cá nhân, gia đình hoặc của một tập thể vì nhu cầu sinh hoạt. Nghiên
cứu người tiêu dùng sẽ làm rõ hơn những nhân tố ảnh hưởng đến việc mua hàng
và quá trình quyết định mua của người tiêu dùng, qua đó DN biết thêm về khách

hàng của mình để có ứng xử phù hợp, phục vụ họ tốt hơn, nhằm đẩy mạnh hoạt
động tiêu thụ sản phẩm của DN.
Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng được p hân chia
thành bốn nhóm chính:
- Những yếu tố mang tính chất văn hóa bao gồm nền văn hóa và địa vị
giai tầng xã hội.
- Những yếu tố mang tính chất xã hội: bao gồm các nhóm tham khảo, gia
đình, vai trị và địa vị của cá nhân trong nhóm và trong xã hội. Ảnh hưởng của
nhóm tới hành vi mua của một cá nhân, cá nhân nào càng hịa đồng thì càng chịu
ảnh hưởng của dư luận nhóm.
SVTH: Nguyễn Thu Hằng

8


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Chu Thị Thủy

- Các nhân tố thuộc về bản thân như tuổi tác, nghề nghiệp, hồn cảnh kinh
tế, lối sống, cá tính…Quy mơ và cơ cấu tiêu dùng ảnh hưởng tới mức bán ra của
DN, nhu cầu tiêu dùng càng lớn thì mức bán ra càng lớn, đặc biệt là khả năng
thanh toán cao ảnh hưởng tích cực tới hoạt động tiêu thụ sản p hẩm của DN và
ngược lại. Bất kỳ sự thay đổi nào về thu nhập của người tiêu dùng cũng ảnh
hưởng tới cách thức chấp nhận sản phẩm của người tiêu dùng. Thu nhập của họ
cao thì họ sẽ tiêu dùng nhiều, lúc đó DN có điều kiện mở rộng doanh số và làm
tăng lợi nhuận.
- Những yếu tố thuộc về tâm lý như động cơ, nhận thức, niềm tin và thái
độ…Đối với người tiêu dùng, việc mua sắm luôn diễn ra hàng ngày và để quyết
định mua gì, mua như thế nào, mua ở đâu… thường phải trải qua một tiến trình

bao gồm 5 giai đoạn và thể hiện qua s sau:
Nhn bit

Tìm kiếm

nhu cầu

thông tin

Đánh giá các
ph-ơng án

Quyết định

Đánh giá

mua

sau mua

Quỏ trỡnh ny cú th din ra rt nhanh khi hành vi tiêu dùng mang tính lặp
lại hay đối với các sản phẩm quá quen thuộc và ngược lại nó rất dài khi người
tiêu dùng tiếp cận với những hàng hóa mới, giá trị thị thường lớn và chịu sự tác
động từ mọi người xung quanh.
Năm giai đoạn của q trình quyết định mua đã mơ tả tổng quát và đầy đủ
diễn biến của hành vi mua, song nhiều trường hợp như p hân tích ở trên người
mua không nhất thiết phải đảm bảo đầy đủ các bước nói trên.
2.2.3. Tổ chức các kênh tiêu thụ sản phẩm
Trong nền kinh tế thị trường, việc tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng
nhiều kênh khác nhau, theo đó các sản phẩm được bán và vận động từ các DN

sản xuất kinh doanh đến tận tay người tiêu dùng.

SVTH: Nguyễn Thu Hằng

9


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Chu Thị Thủy

Sơ đồ hệ thống kênh phân phối sản phẩm
Kênh I

Doanh
nghiÖp

Người bán lẻ

Kênh II

Người bán bn

Kênh III

s¶n
Kênh IV

Đại lý


Kênh V

Đại lý

xt

Người bán bn

Người

Người bán lẻ

tiêu

lẻbnbuibuoo
Người bán lẻ

dùng

bn
Ng-êi b¸n lẻ

*Kênh 1: Đây là hình thức tiêu thụ trực tiếp, Người tiêu dùng mua sản phẩm
trực tiếp thông qua cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Kênh này khối lượng sản
phẩm tiêu thụ thấp xong lại mang ý nghĩa rất quan trọng, bởi vì DN đối thoại
trực tiếp với người tiêu dùng, thơng tin nhận được hồn tồn chính xác, DN
hồn tồn có điều kiện và cơ hội để quảng cáo, giới thiệu sản phẩm và giải đáp
trực tiếp thắc mắc của người tiêu dùng về sản phẩm của mình, điều này góp
phần củng cố uy tín của DN trên thị trường.
* Kênh 2: Quá trình tiêu thụ sản phẩm đi qua một khâu trung gian là người bán

lẻ, trung gian này trực tiếp bán sản phẩm cho người tiêu dùng, đây chính là bộ
phận có đóng góp quan trọng cho việc quảng bá sản phẩm, tạo điều kiện thuận
lợi cho hành vi mua của khách hàng và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng một
cách nhanh nhất.
*Kênh 3: Kênh tiêu thụ này có hai khâu trung gian là người bán bn và người
bán lẻ. Vì trực tiếp giao dịch với DN là người bán buôn nên ý nghĩa của kênh
tiêu thụ này là sản lượng sản phẩm tiêu thụ lớn kết quả tiêu thụ nhiều hay ít ảnh
hưởng đến doanh thu và hoạt động kinh doanh của DN.
*Kênh 4: Kênh này bao gồm hai khâu trung gian là đại lý và người bán lẻ, trong
cơ chế thị trường hiện nay có hai loại đại lý là đại lý tư nhân và đại lý quốc
doanh. Các đại lý tư nhân thường có vốn ít nên phải thế chấp tài sản và hay
thanh tốn chậm. Cịn các đại lý quốc doanh mang nặng tính chất của thành
phần kinh tế quốc doanh nên vẫn còn thờ ơ với quá trình kinh doanh, chi phí cho
SVTH: Nguyễn Thu Hằng

10


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Chu Thị Thủy

bán hàng còn cao do ý thức trách nhiệm của nhân viên bán hàng, quản lý còn
kém làm số lượng tiêu thụ thấp, hiệu quả chưa cao.
*Kênh 5: Đây là kênh tiêu thụ mà DN khó quản lý và khó theo dõi nhất. Trong
kênh này có ba khâu trung gian là: đại lý, người bán bn và người bán lẻ. Do
tính chính xác của những thông tin phản hồi mà DN nhận được bị hạn chế bởi
kênh này, do đó mà DN khơng thích ứng kịp thời với sự thay đổi của thị trường
dẫn đến dễ mất thị trường.
2.2.4. Các hình thức tiêu thụ hàng hóa :

Trên thực tế chỉ có hai hình thức tiêu thụ cơ bản đối với DN:
- Hình thức bán bn: Bán bn là hình thức người sản xuất bán sản
phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua các tru ng gian bao
gồm: Người bán buôn, người bán lẻ, đại lý. Các trung gian này sẽ tiếp tục luân
chuyên hàng hóa của DN đến tay người tiêu dùng. Bán buôn thường với số
lượng lớn, giá cả ổn định.
Các hình thức bán bn:
+ Mua đứt bán đoạn.
+ Mua bán theo hình thức đại lý ký gửi.
+ Mua bán theo hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm: đảm bảo
hai bên cùng có lợi.
Ưu điểm của hình thức bán bn: Tiêu thụ ổn định, thời gian lưu thơng
hàng hóa nhanh, khối lượng tiêu thụ lớn tạo điều kiện cho DN tiết kiệm được chi
phí lưu thơng, thu hồi vốn nhanh.
Nhược điểm của hình thức bán buôn là sản phẩm phải qua nhiều khâu
trung gian rồi mới tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Do vậy người sản xuất phải
phân chia lợi nhuận, khơng kiểm sốt được giá bán, thông tin thực tế về khách
hàng cuối cùng thường bị méo mó khơng chính xác.
- Hình thức bán lẻ trực tiếp: đây là hình thức người sản xuất bán sản phẩm của
mình cho người tiêu dùng cuối cùng qua các trung gian phân phối. DN trực tiếp mở
cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm, đồng thời tổ chức các dịch vụ đi kèm.
SVTH: Nguyễn Thu Hằng

11


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Chu Thị Thủy


+ Ưu điểm của hình thức bán lẻ trực tiếp: Hệ thống cửa hàng tiện lợi cho
khách hàng. DN có khả năng nắm bắt nhanh, chính xác mong muốn và nguyện
vọng của người tiêu dùng, từ đó đề ra biện pháp tốt hơn đáp ứng nhu cầu của thị
trường.
+ Nhược điểm: Với hình thức tiêu thụ này tổ chức phức tạp, thời gian chu
chuyển vốn chậm, thời gian lưu thơng hàng hóa kéo dài làm cho chu kỳ sản xuất
kéo dài hơn, quan hệ thị trường bị bó hẹp.
2.2.5. Các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm
*Quảng cáo
Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện thông tin để truyền tin cho các
phần tử trung gian hoặc cho khách hàng cuối cùng trong khoảng không gian và
thời gian nhất định. Trong quản lý hiện nay, quảng cáo là công cụ của
Marketting thương mại, là phương tiện để bán hàng. Nó làm cho hàng hóa bán
được nhiều hơn, nhanh hơn, nhu cầu được đáp ứng kịp thời. Tuy vậy quảng cáo
cũng có mặt trái là quảng cáo quá mức sẽ làm cho chi phí quảng cáo tăng lên
dẫn tới giảm lợi nhuận hay quảng cáo sai sự thật sẽ làm mất lòng tin của khách
hàng. Cũng cần kể đến sự phản ứng của đối thủ cạnh tranh bằng việc họ đưa ra
các giải pháp như hạ giá, nâng cao chất lượng hàng hóa, họ cũng tiến hành
quảng cáo, marketing…Nếu không cẩn thận trong quảng cáo thì chi p hí q uảng
cáo tăng mà không thúc đẩy được tiêu thụ sản phẩm.
Phương tiện quảng cáo rất đa dạng và phong phú, cụ thể những p hương
tiện quảng cáo ngoài mạng lưới tiêu thụ bao gồm:
- Báo chí
- Đài phát thanh
- Vơ tuyến truyền hình
- Áp phích
- Bao bì và nhãn hiệu hàng hóa
- Quảng cáo bằng bưu điện
* Những hình thức quảng cáo bên trong mạng lưới bán hàng
SVTH: Nguyễn Thu Hằng


12


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Chu Thị Thủy

- Biển đề tên cơ sở sản xuất kinh doanh
- Tủ kính quảng cáo
- Bày hàng ở nơi bán
- Quảng cáo thông qua người bán hàng, thông báo cho khách hàng bằng
miệng và bằng chữ về hàng hóa, nội quy bán hàng, phương thức bán và thanh
toán.
*Các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm khác
- Tổ chức hội nghị khách hàng, hội thảo chuyên đề, mời ăn, tặng quà với
mục đích xây dựng mối quan hệ cộng đồng, mối quan hệ thân t hiết giữa DN và
khách hàng đối với DN.
* Chào hàng: là hình thức dịch vụ mà trong đó các DN tổ chức ra các
điểm giới thiệu và bán trực tiếp hàng hóa cho khách hàng tiếp xúc trực tiếp với
khác hàng để giới thiệu sản phẩm. Chào hàng có vị trí rất quan trọng trong hoạt
động chiêu thị vì nó sử dụng được lực lượng lao động nhàn rỗi ở các DN và đưa
hàng hóa gắn với nơi tiêu dùng sản xuất.
- Chiêu hàng
- Hội chợ triển lãm nhằm giới thiệu sản phẩm hàng hóa của DN với khách
hàng và công chúng.
- Xúc tiến bán hàng
- Khuyến mãi nhằm thúc đẩy tiêu thụ, mở rộng thị trường như: bán có
thưởng, bốc thăm, bán trả góp, quà tặng kèm,...
Phương thức thanh tốn linh hoạt: Ngồi việc hỗ trợ chi phí vận chuyển,

khách hàng còn được tỉ lệ chiết khấu nhất định theo từng loại sản phẩm và theo
tổng sản phẩm mua của một quý, một năm.
2.2.6. Quá trình bàn hàng
Bán hàng là gồm ba giai đoạn:
+ Chuẩn bị bán hàng
+ Tiến hành bán hàng
+ Các dịch vụ hỗ trợ sau bán

SVTH: Nguyễn Thu Hằng

13


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Chu Thị Thủy

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ tiêu thụ hàng hóa trong Doanh
nghiệp Thương mại
2.3.1. Nhân tố ngoài Doanh nghiệp
* Các nhóm nhân tố thuộc mơi trường vĩ mơ
- Các nhân tố về mặt kinh tế:
Các nhân tố về mặt kinh tế có vai trị rất quan trọng, quyết định đến việc
hình thành và hồn thiện mơi trường kinh doanh, đồng thời ảnh hưởng đến khả
năng cạnh tranh của DN. Các nhân tố kinh tế gồm có:
Thu nhập bình qn đầu người (GNP): Tác động lớn tới nhu cầu tiêu
dùng, GNP càng tăng cao sẽ kéo theo sự tăng lên về nhu cầu, về số lượng sản
phẩm hàng hóa, dịch vụ, tăng lên về chủng loại, chất lượng, thị hiếu.v.v.. Làm
cho tốc độ tiêu thụ hàng hóa của các DN tăng lên.
Yếu tố lạm phát: Lạm phát tăng làm tăng giá cả của yếu tố đầu vào, làm

tăng giá bán hạn chế mức tiêu thụ.
Lãi suất cho vay của ngân hàng: Lãi suất cho vay t ăng làm chi p hí kinh
doanh tăng dẫn đến giá bán tăng và tiêu thụ giảm.
Chính sách thuế: Thuế tăng làm giá thành hàng hóa tăng, tiêu thụ giảm.
- Các nhân tố thuộc về chính trị pháp luật:
Một thể chế chính trị, một hệ thống pháp luật chặt chẽ, rõ ràng, mở rộng
và ổn định sẽ làm cơ sở cho sự đảm bảo điều kiện thuận lợi và bình đẳng cho
các DN tham gia cạnh tranh lành mạnh, đạt hiệu quả cao cho DN và xã hội. Như
các chính sách mậu dịch tự do, chính sách tài chính, chế độ tiền lương…
- Các nhân tố về Khoa học Cơng nghệ:
Nhóm nhân tố Khoa học Cơng nghệ tác động một cách quyết định đến hai
yếu tố cơ bản nhất, tạo nên khả năng cạnh tranh trên thị trường hay khả năng
tiêu thụ sản phẩm của DN, đó là hai yếu tố chất lượng và giá bán.
- Các yếu tố về Văn hóa – Xã hội:
Phong tục tập quán, lối sống, thị hiếu, thói quen tiêu dùn g, tơn giáo tín
ngưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến mức tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của DN.
SVTH: Nguyễn Thu Hằng

14


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Chu Thị Thủy

- Các yếu tố tự nhiên:
Các nhân tố tự nhiên có thể tạo ra các thuận lợi và khó khăn trong việc
phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, các nhân tố tự nhiên bao
gồm, sự thay đổi thời tiết, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý…
* Các nhân tố thuộc nhóm mơi trường vĩ mơ:

- Yếu tố khách hàng: Khách hàng lầ đối tượng mà DN phục vụ và là yếu tố
quyết định đến sự thành công hay thất bại của DN. Bởi vì khách hàng tạo nên thị
trường, quy mô của khách hàng tạo nên quy mô thị trường.
- Số lượng các DN trong nghành và cường độ cạnh tranh của nghành.
Số lượng các DN trong nghành và đối thủ ngang sức tác động rấ t lớn đến
khả năng cạnh tranh của DN. Nếu DN có quy mô lớn, khả năng cạnh tranh của
DN sẽ cao hơn các đối thủ khác trong nghành.
Các nhà cung ứng yếu tố đầu vào cho q trình sản xuất có thể chia sẻ lợi
nhuận của một DN trong trường hợp DN đó có khả năng trang trải các chi p hí
tăng thêm cho đầu vào được cung cấp.
2.3.2. Các nhân tố bên trong Doanh Nghiệp
Những nhân tố thuộc về bản thân DN ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản
phẩm bao gồm: tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất về mặt số lượng và chất
lượng sản phẩm, tình hình dự trữ, công tác tiếp cận thị trường, xác định giá bán
hợp lý, uy tín DN,… Một nhân tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến tình
hình tiêu thụ của DN là giá bán sản phẩm.
- Giá bán sản phẩm:
Việc tiêu thụ sản phẩm chịu tác động rất lớn của nhân tố giá cả sản p hẩm
về nguyên tắc, giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa và giá cả xoay
quanh giá trị hàng hóa, theo cơ chế thị trường hiện nay giá cả được hình thành
và tự phát trên thị trường theo sự thỏa thuận giữa người mua và người bán. Giá
cả hàng hóa có thể kích thích hoặc hạn chế cung cầu, do đó giá cả hàng hóa ảnh
hưởng trực tiếp đến việc tiêu thụ của DN. DN xác định giá đúng sẽ đảm bảo khả
năng tiêu thụ và thu lợi hay tránh được ứ đọng, hạn chế thua lỗ. Giá cả được sử
SVTH: Nguyễn Thu Hằng

15


Luận văn tốt nghiệp


GVHD: TS. Chu Thị Thủy

dụng như một vũ khí trong cạnh tranh. Song DN cũng cần hết sức thận trọng
trong cạnh tranh qua giá. Trong định giá cũng cần nhận thức được rằng giá cả là
một nhân tố thể hiện chất lượng. Người tiêu dùng đánh giá chất lượng hàng hóa
thơng qua giá cả của nó khi đứng trước những hàng hóa cùng loại hay tha y thế(
vì khách hàng thường có tâm lý tiền nào của ấy). Vì vậy doanh nghiệp cần chú ý
khi định giá vì giá thấp khơng phải là lúc nào cũng thúc đẩy tiêu thụ.
- Chất lượng sản phẩm và bao gói:
Khi nói đến chất lượng sản phẩm hàng hóa là nói đến những đặc tính nội
tại của sản phẩm được xác định bằng những thơng số có thể đo được hoặc so
sánh được phù hợp với điều kiện hiện tại và thoả mãn được những nhu cầu hiện
tại nhất định của xã hội. Chất lượng sản phẩm là một yếu tố quan trọng thúc đẩy
hoặc kìm hãm hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, các chương trình quảng cáo
khi nói về sản phẩm của Công ty, nhiều sản phẩm đưa tiêu chuẩn chất lượng lên
hàng đầu: “chất lượng tốt nhất”, “Chất lượng vàng”, “Chất lượng tuyệt hảo”…
Người tiêu dùng khi mua hàng trước hết phải nghĩ tới hàng hóa có đáp ứng
được nhu cầu của họ, tới chất lượng mà nó có. Chất lượng hàng hóa chính là con
đường mà DN thu hút khách và tạo dựng, giữ gìn chữ tín tốt nhất.
Khi tiếp cận với hàng hóa cái mà người tiêu dùng gặp phải là bao bì, mẫu
mã. Vẻ đẹp hấp dẫn của nó tạo ra sự thiện cảm, làm “ siêu lòng” người tiêu dùng
trong giây lát để từ đó họ có quyết định mua hàng một cách nhanh chóng. Vì
vậy DNTM cần đầu tư chi phí cho bao gói, quảng cáo để thu hút khách hàng
thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa cho DN.
- Việc tổ chức bán hàng của Doanh nghiệp
Công tác tổ chức bán hàng của DN cũng là nhân tố quan trọng thúc đẩy kết
quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty cao hay thấp, công tác tổ chức bán
hàng gồm nhiều mặt:
+ Hình thức bán hàng: Một DN nếu kết hợp tổng hợp các hình thức bán:

bán bn, bán lẻ tại kho, tại cửa hàng giới thiệu sản phẩm, thông qua các đại
lý…tất nhiên sẽ tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn một DN chỉ áp dụng đơn
thuần một hình thức bán hàng nào đó.

SVTH: Nguyễn Thu Hằng

16


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Chu Thị Thủy

+ Tổ chức thanh toán: Khách hàng sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi áp dụng
nhiều hình thức thanh tốn khác nhau như: thanh toán chậm, thanh toán ngay,
thanh toán bằng thẻ, hay thanh toán bằng tiền mặt,...
+ Dịch vụ kèm theo sau khi bán: Để cho khách hàng được thuận lợi và
cũng là tăng thêm sức cạnh tranh trên thị trường, trong cơng tác tiêu thụ sản
phẩm, các DN cịn tổ chức các dịch vụ kèm theo khi bán như: dịch vụ vận
chuyển, bảo quản, lắp đặt, hiệu chỉnh sản phẩm và có bảo hành sửa chữa…
Quảng cáo giới thiệu sản phẩm.
- Mặt hàng và chính sách mặt hàng kinh doanh :
Mặt hàng và chính sách mặt hàng kinh doanh ln là yếu tố quan trọng
ảnh hưởng tới tiêu thụ hàng hóa. Câu hỏi đầu tiên khi DN bắt tay vào kinh
doanh là DN sẽ bán cái gì, đối tượng tiêu dùng là ai…Lựa chọn đúng mặt hàng
kinh doanh, có chính sách mặt hàng kinh doanh đúng sẽ đảm bảo cho việc tiêu
thụ hàng hóa của DN.
- Dịch vụ trong và sau bán:
Là những dịch vụ liên quan đến thực hiện hàng hóa và đối với người mua,
đó là những dịch vụ miễn phí. Nó giúp tạo tâm lý tích cực cho người mua và

tiêu dùng hàng hóa sau nữa cũng là thể hiện trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh
doanh của DN. Những dịch vụ trong và sau bán được thực hiện là dịch vụ vận
chuyển tận nhà cho khách hàng, lắp đặt, vận hành chạy thử… Đây cũng là vũ
khí cạnh tranh lành mạnh và hữu hiệu. Hầu hết khi thực hiện những sản p hẩm
kỹ thuật cao, giá trị lớn đều có dịch vụ này
- Mạng lưới phân phối của Doanh nghiệp:
Lựa chọn thiết lập đúng đắn mạng lưới các kênh tiêu thụ có ý nghĩa to lớn
thúc đẩy tiêu thụ . Kênh tiêu thụ là đường đi của hàng hóa từ DN đến người tiêu
dùng hay sử dụng. Trên đường đi của hàng hóa đến tay người tiêu dùng có thể
sử dụng những trung gian ( bán buôn, bán lẻ, đại lý…). Thông thường DN
thường sử dụng 3 kênh phân phối hàng hóa đó là :
+ Kênh cực ngắn: là kênh đi từ DN tới thẳng người tiêu dùng không qua
trung gian.
+ Kênh ngắn: Là kênh trong đó DN sử dụng một người trung gian là
người bán lẻ. Thường đó là đại lý bán lẻ của DN.
+ Kênh dài: Là kênh có từ 2 người trung gian trở lên trong phân phối
SVTH: Nguyễn Thu Hằng

17


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Chu Thị Thủy

Việc thiết lập kênh phân phối phải căn cứ vào chính sách, chiến lược tiêu
thụ mà DN đang theo đuổi, khả năng, nguồn lực của DN ( sức mạnh tài chính, vị
trí địa lý, kinh nghiệm phân phối, danh tiếng…)
- Vị trí điểm bán:
Vị trí điểm bán ảnh hưởng rất lớn tới việc tiêu thụ hàng hóa trong DN.

Việc nắm vững thời cơ, lựa chọn đúng đắn địa điểm kinh doanh và quản lý kinh
doanh tốt là cái đảm bảo vững chắc cho sự đứng vững và tăng trưởng của DN.
- Quảng cáo:
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay quảng cáo đóng vai trị rất lớn
trong việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Quảng cáo nhằm giới thiệu sản
phẩm tới người tiêu dùng và kích thích nhu cầu của họ. Quảng cáo là việc áp
dụng các biện pháp kỹ thuật để kích thích tiêu thụ hàng hóa. Hiệu quả quảng cáo
phụ thuộc vào việc sử dụng kỹ thuật ( phương tiện) và nghệ thuật ( ngơn ngữ,
hình ảnh, thời điểm…) để có thể tác động đến khách hàng nhiều nhất.
- Hoạt động của người bán hàng và đại lý:
Đối với các DN, hoạt động của người bán hàng, đại lý chiếm vị trí trung
tâm trong hoạt động tiêu thụ vì họ là người trực tiếp thực hiện việc bán hàng, thu
tiền về. Doanh số mà DN đạt được cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào họ.
Người bán hàng có ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi mua hàng của khách hàng.
Hoạt động của người bán hàng tốt không những thúc đẩy tiêu thụ mà cịn tạo
chữ tín, tạo sự tín nhiệm của khách hàng với sản phẩm của DN.
2.2.3.Một số nhân tố khác
Kinh doanh trên thị trường là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các DN với
nhau, vì vậy tốc tốc độ tiêu thụ hàng hóa cịn phụ thuộc vào quy mô, số lượng
đối thủ cạnh tranh, thị hiếu của người tiêu dùng. Những nhân tố này có ảnh
hưởng trực tiếp tới tốc độ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của DN. Sản phẩm sản
xuất ra phải phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, có như vậy mới thỏa mãn
được nhu cầu của khách hàng mới mong tăng tốc độ tiêu thụ. Đây cũng là nhân
tố ảnh hưởng không nhỏ tới lượng cầu trên thị trường. Người tiêu dùng sẽ mua
nhiều hơn nếu hàng hóa hợp với thị hiếu và thiết yếu đối với họ.

SVTH: Nguyễn Thu Hằng

18



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Chu Thị Thủy

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH THỰC
TRẠNG TIÊU THỤ BÁNH KẸO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẮC MỸ
TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI
3.1.1. Phương pháp nghiên cứu các vấn đề
Qua quá trình thực tập của mình, theo hướng dẫn của nhà trường và tài
liệu được cung cấp tại Công ty, em đã sử dụng hai phương pháp nghiên cứu để
thu thập dữ liệu đó là phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp và phương p háp thu
thập dữ liệu thứ cấp.
• Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:
Có rất nhiều phương pháp để thu thập các thông tin sơ cấp , nhưng trong
đề tài tốt nghiệp của mình em thu thập tài liệu sơ cấp bằng phương p háp p hỏng
vấn trực tiếp, điều tra thông qua bảng hỏi, phiếu thăm dị ý kiến khách hàng…
• Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:
Qua quá trình tham khảo tài liệu, tóm tắt được nội dung tài liệu, phân
tích, tổng hợp thơng tin. Để có đầy đủ tài liệu có chất lượng phục vụ cho quá
trình thực hiện đề tài, em tiến hành thu thập các tài liệu thứ cấp: thu thập tài liệu
từ sách báo, từ Internet, các nghiên cứu trước đây, từ báo cáo của địa p hương,
các cơ quan, các cơ sở sản xuất kinh doanh.
+ Tham khảo các luận văn, tài liệu của các khóa 34-A3 tại thư viện trường
Đại Học Thương Mại về đề tài “Các biện pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ
sản phẩm ở Công ty bánh kẹo Hải Hà”.
+ Các giáo trình, bài giảng của trường Đại Học Thương Mại: “giáo trình
Kinh tế Doanh nghiệp thương mại dịch vụ, Quản trị Doanh nghiệp thương mại,
đề cương bài giảng Kinh tế thương mại”...
+ Ngồi ra cịn em cũng nghiên cứu các tài liệu của Cơng ty về “q trình

hình thành và phát triển, các bảng biểu liên quan đến doanh thu, chi phí, kết quả
kinh doanh vủa Cơng ty” được cung cấp trong quá trình th ực tập tổng hợp và
làm luận văn tốt nghiệp hoàn chỉnh.

SVTH: Nguyễn Thu Hằng

19


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Chu Thị Thủy

3.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Là phương pháp sử dụng lý luận và những dẫn chứng cụ thể để p hân tích
sự biến động của các sự vật, hiện tượng dựa trên các số liệu đã có.
Qua q trình nghiên cứu tìm hiểu em lựa chọn p hương p háp p hân tích
kinh tế, phiếu điều tra, trắc nghiệm để phân tích dữ liệu trong Luận văn tốt
nghiệp của mình


Phương pháp phân tích kinh tế:
- Dùng các chỉ tiêu phân tích kinh tế để phân tích từ đó thấy được tốc độ

phát triển, tình hình kinh doanh, vị trí mà Cơng ty đang đứng trong thị trường
kinh doanh cùng loại mặt hàng. Qua các chỉ tiêu này cũng giúp Cơng ty có các
biện pháp để phát huy hay cải thiện tình hình kinh doanh của mình để đưa ra các
quyết định đúng đắn giúp Công ty phát triển. Các chỉ tiêu được dùng để p hân
tích thường là doanh thu, chi phí, lợi nhuận kinh doanh, kết quả kinh doanh. Qua
các chỉ tiêu này công ty phải phấn đấu luôn đạt lợi nhuận năm sau cao hơn năm

trước…
- Phân tích xu hướng biến động của tình hình kinh doanh đ ể có các biện
pháp kịp thời thúc đẩy hoặc hạn chế rủi ro có thể gặp phải
Dùng các biểu đồ trong bảng tính Excel để thấy rõ kết quả đạt được của Công ty
trong thời gian hoạt động kinh doanh…
- Dùng phiếu điều tra, bảng hỏi nhân viên làm việc tại Công ty, khách
hàng tiêu thụ sản phẩm của Công ty để thấy thực trạng tiêu thụ hàng hóa của
Cơng ty…
3.2. Đánh giá kết quả thực trạng tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo của Công ty
Cổ phần Bắc Mỹ
3.2.1. Giới thiệu sơ lược về Công ty
Tên Công ty
A. Giới thiệu chung về Công ty

SVTH: Nguyễn Thu Hằng

20


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Chu Thị Thủy

CÔNG TY CỔ PHẦN BẮC MỸ
Công ty cổ phần Bắc Mỹ được thành lập theo quyết định số:
119/2003/QĐ-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2003 của bộ cơng nghiệp nhẹ. Có tên
giao dịch bằng tiếng Việt: Công Ty Cổ Phần Bắc Mỹ( tiếng nước ngoài: Bac My
Joint Stock Company), tên viết tắt: Bac My JSC.
Trụ sở giao dịch: Số 5, dãy nhà 2A, Trung tâm giới thiệu sản phẩm Đình
Bảng, phường Đình Bảng, thị xã Từ sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Trụ sở chính: 613 đường hỏa lò, Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội.
ĐT:02413.602774 , Fax: 02413.760703
MST: 0102050338 Số đăng ký kinh doanh: 0102050338
Tài khoản giao dịch: 102010000730020 tại ngân hàng Công Thương
Việt Nam chi nhánh Tiên Sơn-Bắc Ninh.
Email:.Bac My.bn.@.gmail.com
Người đại diện theo pháp luật của cơng ty.
Giám đốc: Nguyễn Thị Nga

Dân tộc: Kinh

Giới tính: Nữ

Quốc tịch: Việt Nam

Công ty cổ phần Bắc Mỹ là một đơn vị hạch toán độc lập chuyên sản
xuất kinh doanh các mặt hàng bánh kẹo và một số sản phẩm phụ khác p hục vụ
nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Tiền thân của cơng ty là xí nghiệp bánh kẹo Xuân Phương thành lập
ngày 25/12/1984. Đến tháng 4/1985 xí nghiệp chính thức đi vào hoạt động. Khi
mới đi vào hoạt động xí nghiệp đã gặp khơng ít khó khăn, về vốn và cơ sở vật
chất kỹ thuật còn nghèo nàn, quy mô sản xuất nhỏ. Đến nay sau 26 năm thành
lập và phát triển cơng ty đã chọn cho mình một hướng đi đúng đắn. Hiện nay số
lao động khoảng 1500 người, với số vốn cổ phần 49%,và 51 % thuộc vốn chủ sở
hữu của công ty bánh kẹo Hải Hà.

SVTH: Nguyễn Thu Hằng

21



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Chu Thị Thủy

B. Cơ cấu nhân sự trong công ty
Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SỐT
TRỊ

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

Các phịng
ban

Xí nghiệp
kẹo

Phịng tổ
chức

Xí nghiệp
bánh

Phịng kế
tốn tài chính


Xí nghiệp
phụ trợ

Cửa hàng giới
thiệu sản phẩm

Nghiên cứu
thị trường
Đội xe

Phịng KT
vật tư

Kho

Phòng kinh
doanh
Phòng XNK

Phòng KTCN đầu tư
Phòng Quản
lý chất lượng
Văn phịng
Cơng ty

SVTH: Nguyễn Thu Hằng

Hình 1.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức


22


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Chu Thị Thủy

Tính đến ngày 28/12/2009 tồn bộ Cơng ty có 1450 cán bộ cơng nhân viên.
Trong đó có 155 cán bộ quản lý và 1295 công nhân. Công ty luôn đảm bảo tốt các
điều kiện lao động cho người lao động, bảo đảm việc làm, thu nhập ổn định, môi
trường lao động tốt và thực hiện khuyến khích kịp thời về vật chất và tinh
Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty gồm:
+Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của Cơng ty
gồm tất cả các cổ đơng có quyền biểu quyếtt. Đại hội đồng cổ đông thông qua
các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại các cuộc họp
hoặc lấy ý kiến bằng văn bản.
+Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của Công ty, nhân danh Công ty
quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Cơng ty.
+Ban giám sát: Tạo điều kiện cho giám đốc công ty tổ chức thực hiện
các nghị quyết, quyết định của hội đồng quản trị theo nhiệm vụ mà đại hội đồng
cổ đông đã đề ra.
+Giám đốc điều hành: Do hội đồng quản trị bổ nhiệm trong số các thành
viên hội đồng quản trị. Giám đốc Công ty là người thực hiện các nghị quyết,
quyết định của hội đồng quản trị và chủ động điều hành SXKD theo điều lệ của
Công ty và theo quy định phân cơng của hội đồng quản trị.
+Phó Giám đốc: phụ trách lĩnh vực chuyên môn như quản lý vật liệu và tiêu
thụ sản phẩm cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty luôn được nhịp nhàng,
chịu trách nhiệm về việc huy động vốn, xem xét về việc tính giá thành, lỗ lãi.
+Kế tốn trưởng: phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước Công ty về
mọi mặt hoạt động tài chính của Cơng ty.

+ Văn phịng: có chức năng lập định mức thời gian cho các loại sản
phẩm, tính lương đối với những sáng kiến là sáng tạo của người lao động.
Các phòng ban nghiệp vụ: Các phịng, ban nghiệp vụ có chức năng tham
mưu và giúp việc cho Ban Tổng Giám đốc, trực tiếp điều hành theo chức năng

SVTH: Nguyễn Thu Hằng

23


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Chu Thị Thủy

chuyên môn và chỉ đạo của Ban Giám đốc. Cơng ty hiện có 6 phòng nghiệp vụ
với chức năng được quy định như sau:
- Phịng Tổ chức - Hành chính: Có chức năng xây dựng phương án kiện
toàn bộ máy tổ chức trong Công ty, quản lý nhân sự, thực hiện công tác hành
chính quản trị.
- Phịng Kinh doanh: Có chức năng trong việc xác định mục tiêu, p hương
hướng hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt hiệu quả cao nhất.
- Phòng Kế tốn - Tài chính: Có chức năng trong việc lập kế hoạch sử dụng
và quản lý nguồn tài chính của Cơng ty, phân tích các hoạt động kinh tế, tổ chức
cơng tác hạch tốn kế tốn theo đúng chế độ kế toán thống kê và chế độ quản lý
tài chính của Nhà nước.
- Phịng Kỹ thuật Cơng nghệ: Có chức năng hoạch định chiến lược phát
triển khoa học công nghệ, ứng dụng khoa học công nghệ mới, nâng cấp hoặc
thay thế máy móc thiết bị hiện đại có tính kinh tế cao, tham gia giám sát các
hoạt động đầu tư về máy móc, thiết bị của Cơng ty và các cơng trình đầu tư xây
dựng cơ bản.

- Phịng Xuất nhập khẩu: Làm các thủ tục về thanh toán XNK, thủ tục hải
quan ..
- Phòng Kế hoạch vật tư: Lập kế hoạch sản xuất, theo dõi các mã hàng, làm
các thủ tục xuất hàng, vận chuyển hàng hoá, quản lý các kho hàng của Cơng ty.
- Phịng quản lý chất lượng
- Văn phịng cơng ty
- Tại các xí nghiệp trực thuộc đều có các văn phịng thực hiện quản lý các
cơng nhân tại xí nghiệp. Những văn phịng này thực hiện việc tính năng xuất,
lương, thưởng, bảo hiểm, ốm đau.
3.2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty Cổ phần Bắc Mỹ.
Công ty Cổ phần Bắc Mỹ là đơn vị sản xuất nghành thực phẩm với khối
lượng lớn, trang thiết bị đa dạng, phối hợp giữa tự động hóa, cơ giới hóa và bán
cơ giới, tỉ trọng thiết bị hiện đại ngày càng lớn.
SVTH: Nguyễn Thu Hằng

24


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Chu Thị Thủy

Mơ hình sản xuất hiện nay của cơng ty gồm 5 xí nghiệp thành viên: Xí
nghiệp bánh, kẹo, phụ trợ. Ngồi ra cịn có 2 đơn vị thành viên là: Nhà máy thực
phẩm Việt Trì và nhà máy bột dinh dưỡng Nam Định.
Với đa dạng hóa các loại sản phẩm bánh kẹo, mỗi loại có đặc trưng
riêng do thành phần cấu thành lên chúng khơng hồn tồn giống nhau. Song do
chúng có đặc thù chung nên được phân tán thành các nhóm sản p hẩm như: sản
phẩm kẹo cứng, sản phẩm kẹo mềm, bánh bích quy, bánh kem xốp và chúng
được sản xuất trên cùng một dây truyền cơng nghệ có thể sản xuất ra các loại

sản phẩm khác nhau nhưng có sự tách biệt về mặt thời gian. Quy trình cơng
nghệ sản xuất sản phẩm công ty theo kiểu giản đơn, chế biến liên tục, khép kín,
sản xuất với mẻ lớn và cơng tác sản xuất được tiến hành cơ giới hóa một p hần
thủ công. Do chu kỳ sản xuất ngắn và đối tượng sản xuất là bánh kẹo nên khi kết
thúc ca máy cũng là khi sản phẩm hoàn thành.
3.3.Đặc điểm tổ chức bộ máy sản xuất và dây truyền công nghệ
3.3.1.Đặc điểm tổ chức sản xuất
Công ty cổ phần Bắc Mỹ có 7 xí nghiệp thành viên.
+Xí nghiệp bánh: chuyên sản xuất các loại bánh quy và bánh kem xốp.
+Xí nghiệp kẹo,sản xuất các loại kẹo như: kẹo mềm, sô côla cứng, kẹo
sôôla mểm, kẹo dứa, kẹo gôm, kẹo chew.
+xí nghiệp cơ khí hay cịn gọi là xí nghiệp phụ trợ chuyên thực hiện sửa
chữa lớn các máy móc thiết bị của cơng ty, xí nghiệp này cịn có thêm bộ p hận
sản xuất phụ với nhiệm vụ cắt giấy nhãn gói kẹo,cắt bìa, in hộp, lót kẹo.
+Nhà máy thực phẩm Việt trì chuyên sản xuất kẹo, glucza, bao bì in.
+Nhà máy bột dinh dưỡng Nam Định chuyên sản xuất bánh kem xốp và
bột dinh dưỡng
3.3.2.Đặc điểm về sản phẩm.
Thứ nhất, công ty cổ phần Bắc Mỹ đã trải qua 26 năm hoạt động sản
xuất kinh doanh các loại bánh kẹo khác nhau,và đã khẳng định thế mạnh của
mình trên thị trường trong nước và luôn đi đầu trong việc đưa ra các sản p hẩm
SVTH: Nguyễn Thu Hằng

25


×