Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Một số giải pháp nhắm xây dựng và phát triển một số giá trị văn hóa kinh doanh của công ty cổ phần bánh kẹo hải châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (781.28 KB, 63 trang )

Trường đại học Thương Mại

Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ GIẢI PHÁP NHẰM
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ GIÁ TRỊ VĂN HÓA
KINH DOANH CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU
1.1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Có thể nhận thấy rằng, vấn đề xây dựng văn hóa kinh doanh là một vấn đề
mang tính bức thiết cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay để có thể cạnh tranh trên
thị trường và vươn đến sự phát triển bền vững.
Lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng việc phát hu y đúng đắn và hiệu quả
các giá trị văn hóa kinh doanh luôn là nguồn lực nội sinh đối với sự phát triển của xã
hội. Xã hội lớn có nền văn hóa lớn (văn hóa xã hội), xã hội nhỏ cũng có nền văn hóa
riêng biệt của nó. Kinh doanh là một “xã hội nhỏ”, nó chịu ảnh hưởng của văn hóa xã
hội và đồng thời cấu thành nên văn hóa xã hội.
Thực tiễn sản xuất kinh doanh ngày càng chứng minh văn hóa là một nguồn lực
nội sinh của sự phát triển kinh tế, kinh doanh. Việc đưa các nhân tố văn hóa vào hoạt
động kinh doanh và kinh doanh có văn hóa là một nhân tố quan trọng bảo đảm sự phát
triển bền vững của doanh nghiệp. Mặt khác, sự phát triển của hoạt động kinh doanh
ngày càng khẳng định việc kinh doanh không chỉ đơn thuần là lợi nhuận mà còn nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần cho con người, tức là hướng tới yếu tố văn hóa. Đây
chính là những cơ sở thực tiễn để hình thành nên một lĩnh vực nghiên cứu mới: văn
hóa kinh doanh.
Mặt khác, qua q trình thực tập và nghiên cứu tại Công ty cổ phần bánh kẹo
Hải Châu em nhận thấy rằng vấn đề xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh vẫn
cịn nhiều hạn chế trong quá trình thực hiện. Vì vậy em lựa chọn đề tài: “Một số giải
pháp nhắm xây dựng và phát triển một số giá trị văn hóa kinh doanh của Cơng ty cổ
phần Bánh kẹo Hải Châu” làm đề tài luận văn của mình.
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài
Nội dung luận văn được phân tích theo 3 vấn đề:


- Về mặt lý luận: Đề tài khái quát hóa cơ sở lý luận về văn hóa, văn hóa kinh
doanh, giá trị văn hóa kinh doanh.
- Về mặt thực tiễn: Đề tài đi sâu phân tích thực trạng văn hóa kinh doanh nói
chung và văn hóa kinh doanh của Công ty cổ phần đầu Bánh kẹo Hải Châu nói riêng.
Nguyễn Quang Tiệp

1

Lớp K43-A4


Trường đại học Thương Mại

Luận văn tốt nghiệp

- Giải pháp: Đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra “Một số giải nhằm xây dưng và phát
triển một số giá trị văn hóa kinh doanh của Cơng ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu”.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Qua nghiên cứu và tiếp cận văn hóa trên nhiều khía cạnh, nhiều góc nhìn khác
nhau nhằm đưa ra các khái niệm về văn hóa, văn hóa kinh doanh, các giá trị văn hóa
kinh một cách có hệ thống, đồng thời làm rõ vai trị của việc xây dựng và phát triển các
giá trị văn hóa kinh doanh đối với hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp. Đồng thời nghiên cứu, phân tích thực trạng việc xây dựng
và phát triển giá trị văn hóa kinh doanh của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu. Em
xin đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng và phát triển một vài giá trị văn hóa kinh
doanh của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại Công ty cổ phần bánh kẹo
Hải Châu.
- Thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng việc xây dựng và phát triển

các giá trị văn hóa của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu, với những số liệu thu thập
trong vòng 3 năm trở lại đây (2008 – 2010), định hướng giải pháp đến năm 2015.
- Nội dung: Đề tài nghiên cứu về văn hóa kinh doanh, các giá trị văn hóa kinh
doanh, vai trị của văn hóa kinh doanh, nhân tố ảnh hưởng tới quá trình xây dựng và
phát triển các giá trị văn hóa kinh doanh của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu. Từ
đó đưa ra một số giải pháp nhắm xây dựng và phát triển một số giá trị văn hóa kinh
doanh của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu.
1.5. Kết cấu luận văn
Ngoài các phần: lời cảm ơn, mục lục, phụ lục, bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, danh
mục từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn bao gồm 4 chương như
sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu giải pháp nhằm xây dựng và phát triển một
số giá trị văn hóa kinh doanh của Cơng ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu.
Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về giải pháp xây dựng và phát triển
một số giá trị văn hóa kinh doanh của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu

Nguyễn Quang Tiệp

2

Lớp K43-A4


Trường đại học Thương Mại

Luận văn tốt nghiệp

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạnh về giải
pháp nhằm xây dựng và phát triển một số giá trị văn hóa kinh doanh của Cơng ty cổ
phần bánh kẹo Hải Châu.

Chương 4: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm xây dựng và phát triển một số
giá trị văn hóa kinh doanh của Cơng ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu.

Nguyễn Quang Tiệp

3

Lớp K43-A4


Trường đại học Thương Mại

Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ
VĂN HÓA KINH DOANH
2.1. Một số khái niệm, định nghĩa cơ bản
2.1.1. Khái niệm văn hóa
(Theo TS. Đỗ Minh Cương, sách: Văn hóa và triết lý kinh doanh, năm 2000)
Văn hóa là một khái niệm rất rộng lớn bao gồm nhiều loại đối tượng, tính chất
và hình thức biểu hiện khác nhau.Mỗi phương diện lại có góc nhìn, cách tiếp cận và ý
kiến khác nhau do vậy có rất nhiều định nghĩa khác nhau về vă n hóa.
Theo phạm vi nghiên cứu rộng nhất, văn hóa là tổng thể nói chung những
giá trị vật chất và tinh thân do con người sáng tạo ra trong q trình lịch sử.
Tuy nhiên văn hóa có 3 đặc tính cơ bản sau:
Thứ nhất:Văn hóa là cái thuộc tính bản chất của con người, chỉ có ở lồi người
và do con người sinh ra.Văn hóa dùng để chỉ đặc điểm và nhân tố nhân tính, nhân văn
chung của lồi người, nó có trong mối quan hệ, hoạt động và sản phẩm của con người.
Thứ hai: Đối với cộng đồng, dân tộc, văn hóa ln có tính đặc thù,nó được thể
hiện ra như một kiểu sống (lối sống, kiểu ứng sử và hành động…) riêng biệt và ổn

định của họ trong lịch sử; nó có tính di tồn qua nhiếu thế hệ.
Thứ ba:Cốt lõi của văn hóa và nhân tố quy định tính đặc thù của kiểu sống khác
nhau trong xã hội là bảng giá trị của họ.
Đó là hệ thống các giá trị, gồm ba loại giá trị chính là chân-thiện-mỹ với nội
dung có nhiều yếu tố khác nhau và được sắp xếp theo thang bậc khác nhau ở mỗi một
cộng đồng người.
Tóm lại từ những phân tích trên có thể rút ra một định nghĩa về văn hóa như sau:
Văn hóa là nguồn lực nội sinh của con người, là kiểu sống, bảng giá trị của
các tổ chức, cộng đồng người trước hết là hệ các giá trị chân- thiện- mỹ.
2.1.2. Khái niệm kinh doanh
(Theo TS. Đỗ Minh Cương, sách: Văn hóa và triết lý kinh doanh, năm 2000)
Kinh doanh là một hoạt động cơ bản của con người, xuất hiện cùng với hàng
hóa và thị trường. Nếu là danh từ, kinh doanh là một nghề - được dùng để chỉ những
con người thực hiện các hoạt động nhằm mục đích kiếm lời, cịn nếu là động từ thì
kinh doanh là một hoạt động – là việc thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các công
Nguyễn Quang Tiệp

4

Lớp K43-A4


Trường đại học Thương Mại

Luận văn tốt nghiệp

đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng các dịch vụ
trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.
Mục đích chính của kinh doanh- với tư cách là một nghề hay là một hoạt độngđều là đật được, đem lại lợi nhuận cho chủ thể kinh doanh.Vì vậy bản chất của kinh
doanh là kiếm lợi.

2.1.3. Khái niệm văn hóa kinh doanh
(Theo TS. Đỗ Minh Cương, sách: Văn hóa và triết lý kinh doanh, năm 2000)
Trong nền kinh tế thị trường, kinh doanh là một nghề chính đáng xuất phát từ
nhu cầu phát triển của xã hội, do sự phân công lao động xã hội tạo ra. Còn việc kinh
doanh như thế nào, mang lại lợi ích và giá trị cho ai thì đó chính là vấn đề của văn hóa
kinh doanh.
“Văn hóa kinh doanh là tồn bộ các nhân tố văn hóa được chủ thể kinh doanh
chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh tạo nên bản sắc
kinh doanh của chủ thể đó.”
Văn hố kinh doanh là những giá trị văn hoá gắn liền với hoạt động kinh doanh.
Các giá trị văn hóa này được dùng để đánh giá các hành vi, do đó, được chia sẻ và phổ
biến rộng rãi giữa các thế hệ thành viên trong doanh nghiệp như một chuẩn mực để
nhận thức, tư duy và cảm nhận trong mối quan hệ với các vần đề mà họ phải đối mặt.
Văn hố kinh doanh khơng chỉ tạo ra tiêu chí cho cách thức kinh doanh hằng ngày mà
cịn tạo ra những khn mẫu chung về quan điểm và động cơ trong kinh doanh.
Văn hóa kinh doanh là tất cả các giá trị tinh thần (dưới dạng vật thể hoặc phi vật
thể) có được của một doanh nghiệp trong suốt quá trình hình thành, tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp ấy - đã trở thành chuẩn mực và nguồn động lực chủ yếu nhất thâm nhập vào và chi phối các quan niệm, tập quan và hành vi kinh doanh hướng về sự
chất lượng, sáng tạo, trách nhiệm và kết hợp hài hịa các lợi ích. Văn hóa kinh doanh
liên kết con người trong nội bộ với nhau, liên kết doanh nghiệp và xã hội bằng những
giá trị nhân văn, đặt con người vào vị trí trung tâm và quyết định sự cạnh tranh thắng
lợi và phát triển bền vững.
2.1.4. Khái niệm giá trị văn hóa kinh doanh
(Theo TS. Đỗ Minh Cương, sách: Văn hóa và triết lý kinh doanh, năm 2000)
Mặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau về văn hóa kinh doanh nhưng lại đều có
chung một quan điểm về các giá trị văn hóa kinh doanh. Giá trị văn hóa kinh doanh là
Nguyễn Quang Tiệp

5


Lớp K43-A4


Trường đại học Thương Mại

Luận văn tốt nghiệp

những nét văn hóa đặc trưng cơ bản tạo nên cái diện mạo, cái cốt cách và bản sắc riêng
của từng doanh nghiệp góp phần phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp
khác.Có thể nói các giá trị văn hóa doanh nghiệp được coi là chìa khóa thành cơng c ủa
các doanh nghiệp.
Các giá trị văn hóa kinh doanh được thể hiện qua các yếu tố: triết lý kinh doanh,
đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nhân, trách nhiệm xã hội, các giá trị cốt lõi của
doanh nghiệp...
2.2. Một số lý thuyết về văn hóa kinh doanh
Khi bàn về văn hóa kinh doanh, đã tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau:
- Theo PGS.TS Dương Thị Liễu (Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm
2004/tr15):
“Văn hóa kinh doanh là tồn bộ các nhân tố văn hóa được chủ thể kinh doanh
chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh tạo nên bản sắc của
chủ thể kinh doanh đó”.
- Theo TS. Đỗ Minh Cương (Sách: Văn hóa và Triết lý kinh doanh, năm
2000/tr50)
“Văn hóa kinh doanh là việc sử dụng các nhân tố văn hóa vào trong hoạt động
kinh doanh của chủ thể, là cái văn hóa mà các chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá
trình kinh doanh hình thành nên những kiểu kinh doanh ổn định và đặc thù của họ”
- Theo GS. Phạm Xuân Nam (Sách: Văn hóa và kinh doanh, NXB Khoa học Xã
hội, Hà nội năm 1996)
“Văn hoá kinh doanh là phương pháp kinh doanh bằng nắm bắt thông tin, ra
sức cải tiến kỹ thuật, công nghệ, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, quan tâm thích

đáng đến đời sống vật chất và tinh thần của người lao động, bồi dưỡng và phát huy
tiềm năng sáng tạo của họ trong việc tạo ra hàng háo và chất lượng dịch vụ có chất
lượng tố, hìn thức đẹp, giá cả hợp lý, đáp ứng được nhu cầu của thị trường, giữ được
chữ tín với người tiêu dùng trong và nước ngoài.”
Các nhà khoa học đều khẳng định văn hóa kinh doanh là việc vận dụng các
nhân tố văn hóa vào hoạt động kinh doanh, đó là các nhân tố: khoa học -kĩ thuật- công
nghệ, phương thức tổ chức quản lý, giao tiếp và ứng xử…Nhằm tạo ra tính hiệu quả
kinh doanh, sản phẩm chất lượng cao, giữ được chữ tín, quan tâm đến người lao động,
tạo ra nguồn lực phát triển kinh doanh bền vững.
Nguyễn Quang Tiệp

6

Lớp K43-A4


Trường đại học Thương Mại

Luận văn tốt nghiệp

2.3. Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu
Ở Việt Nam đã có những cuộc hội thảo về mối quan hệ văn hóa và kinh doanh,
về đạo đức kinh doanh, sau đó đã có một số cơng trình nghiên cứu vấn đề này.
Các cơng trình nhiều ít đã đề xuất các biện pháp, giải pháp nhằm xây dựng và
phát triển cũng như khai thác các nhân tố văn hóa trong hoạt động kinh tế, kinh doanh.
Tuy nhiên một số cơng trình vẫn cịn một số hạn chế nhất định như: nội dung
còn khá sơ sài, giải pháp cịn chung chung chưa mang tính ứng dụng cao, chưa nêu b ật
được những nét đặc trưng riêng biệt trong lĩnh vực kinh doanh cụ thể.
Một số cơng trình tiêu biểu như:
➢ Luận văn tốt nghiệp của sinh viên Mai Thị Dung, lớp K39 – A6, trường Đại học

Thương Mại (2007) với đề tài: “Xây dựng một số giá trị văn hóa nổi bật của
văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH TM&DV Đức Thành”
➢ .Luận văn tốt nghiệp của sinh viên Trần Thị Liên Trang, lớp K39 – A3, trường
Đại học Thương Mại (2007) với đề tài: “Xây dựng một số giá trị văn hóa
doanh nghiệp điển hình ở Trung tâm thơng tin di động KVI”
➢ Luận văn tốt nghiệp của Nguyễn Thanh Hùng, trường Đại học Thương mại
(2007) với đề tài: “Xây dựng một số giá trị doanh nghiệp điển hình ở cơng ty
TNHH Hịa Bình”
➢ Luận văn tốt nghiệp của Vũ Thị Ngọc, trường Đại học thương mại (2009) với
đề tài: “Xây dựng một số giá trị văn hóa doanh nghiệp điển hình tại công ty
TNHH Hưng Phát”
Đề tài: “Một số giải pháp nhằm xây dựng và phát triển một số giá trị văn hóa
kinh doanh của Cơng ty Cổ phần bánh kẹo Hải Châu” được thực hiện trên cơ sở kế
thừa những vấn đề lý luận cơ bản về văn hóa kinh doanh. Tuy nhiên, xét trong phạm vi
cụ thể là Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Châu thì đây là một đề tài hoàn toàn mới,
chưa từng được nghiên cứu bởi bất cứ một cơng trình nào.
2.4. Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu của đề tài
2.4.1. Nội dung của văn hóa kinh doanh
Văn hóa kinh doanh là một phương diện của văn hóa trong xã hội và là văn hóa
trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh.Văn hóa k inh doanh bao gồm toàn bộ những giá
trị vật chất và tinh thần, những phương thức và kết quả hoạt động của con người được
tạo ra và sử dụng trong q trình kinh doanh. Một hệ thống văn hóa kinh doanh hoàn
Nguyễn Quang Tiệp

7

Lớp K43-A4


Trường đại học Thương Mại


Luận văn tốt nghiệp

chỉnh bao gồm các nhân tố cấu thành là triết lý kinh doanh, đạo đức kinh doanh, trách
nhiệm xã hội, văn hóa doanh nhân và các hình thức văn hóa khác.
a, Triết lý kinh doanh
Triết lý kinh doanh là những tư tưởng triết học phản ánh thực tiễn kinh doanh
thông qua con đường trải nghiệm, suy ngẫm, khái quát hóa của các chủ thế kinh doanh
và chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh.
Đó là một hệ thống bao gồm những giá trị cốt lõi có tính pháp lý và đạo lý tạo
nên phong thái đặc thù của chủ thể kinh doanh và phương thức phát triển bền vững của
hoạt động này.Đôi khi triết lý kinh doanh còn là cơ sở để các nhà quản trị đưa ra
những quyết định quản lý có tính chiến lược quan trọng trong những tình huống mà sự
phân tích lãi lỗ khơng giải quyết được.Đồng thời, triết lý kinh doanh còn là phương
tiện để giáo dục và phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động kinh doanh.
Hình thức biểu hiện của triết lý kinh doanh cũng rất khác nhau với mỗi chủ thể
kinh doanh cụ thể. Đó có thể là một văn bản được in ra thành một cuốn sách nhỏ hoặc
dưới dạng một câu khẩu hiệu hoặc bài hát. Triết lý kinh doanh cũng có thể khơng thể
hiện ra bằng dạng vật chất mà tồn tại ở những giá trị niềm tin định hướng cho quá trình
kinh doanh. Và dù dưới hình thức nào thì triết lý kinh doanh luôn trở thành ý thức
thường trực trong mỗi chủ thể kinh doanh, chỉ đạo hành v i của họ.
Kết cấu nội dung của triết lý kinh doanh thường bao gồm những bộ phận sau:
Sứ mệnh và các mục tiêu kinh doanh cơ bản.
Các phương thức hành động để hoàn thành được những sứ mệnh và mục tiêu –
nhằm cụ thể hóa hơn cách diễn đạt những sứ mệnh và mục tiêu.
Các nguyên tắc tạo ra một phong cách ứng xử, giao tiếp và hoạt động kinh
doanh đặc thù của doanh nghiệp
b, Đạo đức kinh doanh
Đạo đức kinh doanh gồm những nguyên tắc và chuẩn mực có tác dụng hướng
dẫn hành vi trong mối quan hệ kinh doanh; chúng đ ược những người hữu quan (như

nhà đầu tư, khách hàng, người quản lý, người lao động, đại diện cơ quan pháp lý, cộng
đồng dân cư, đối tác, đối thủ cạnh tranh,..), sử dụng để phán xét một hành động cụ thể
là đúng hay sai, hợp đạo đức hay phi đạo đức.
Đạo đức kinh doanh đề cập đến các nguyên tắc và quy tắc có tác dụng chi phối
quyết định cá nhân hay tập thể. Ngày nay, hoạt động kinh doanh địi hỏi các chủ thể có
Nguyễn Quang Tiệp

8

Lớp K43-A4


Trường đại học Thương Mại

Luận văn tốt nghiệp

những hành vi phù hợp với đạo lý dân tộc và các quy chuẩn về cái thiện và cái tốt
chung của toàn nhân loại. Do vậy, đạo đức kinh doanh sẽ góp phần phát triển mối quan
hệ với người lao động, với chính quyền, với khách hàng, với đối thủ cạnh tranh, với
nhà cung cấp và với cộng đồng xã hội, từ đó góp phần tạo nên mơi trường kinh doanh
ổn định.
c, Trách nhiệm xã hội
Nhằm giải quyết các vấn đề nguồn lực và năng lực hoạt động của tổ chức để
nâng cao hiệu quả hoạt động hay là đạt được mục tiêu mà nhà quản trị mong muốn đạt
tới trong phạm vi giới hạn của pháp luật cho phép.Trách nhiệm xã hội được thực hiện
không phải chỉ bằng kinh tế mà phải bằng hàng loạt các yếu tố ngồi kinh tế.
→ Vì thế các tổ chức hoạt động trong nền kinh tế thì phải cân bằng giữa lợi ích
kinh tế và lợi ích xã hội.
d, Văn hóa doanh nhân
Nhà lãnh đạo khơng chỉ là người quyết định cơ cấu tổ chức và cơng nghệ của

doanh nghiệp, mà cịn là người quyết định đến: triết lý kinh doanh, đạo đức kinh
doanh, các chuẩn mực trong quan hệ và ứng sử trong hoạt động kinh doanh….Hệ tư
tưởng của nhà lãnh đạo sẽ phản chiếu lên văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh.
Nhà lãnh đạo góp phần chính tạo lên văn hóa kinh doanh c ủa doanh nghiệp, quyết định
việc hình thành các giá trị văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp. Văn hóa của nhà
lãnh đạo thể hiện ở: Tầm, Tâm, Tài:
Tầm: Tầm chí tuệ, tầm năng lực, tầm nhìn, ngang tầm. Định hướng tổ chức
bằng tầm nhìn, nhìn xa, trơng rộng, nhìn toàn diệ n cân nhắc mọi mặt của vấn đề để
quyết định đúng, vạch ra được các kế hoạch và mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để công
ty hướng đến.
Tâm: Tuân thủ các nguyên tắc đạo đức, quy tụ long người, gần gũi, thấu hiểu
được tâm tư, nguyện vọng của người chịu sự lãnh đạo, dám thừa nhận khuyết điểm,
tạo môi trường tin cậy và hợp tác, trao gửi niềm tin với nhân viên, thức tỉnh những
điều tốt đẹp của nhân viên.
Tài: Dẫn dắt mọi người hành trình đến đích một cách thơng minh và lương
thiện. Khai thác năng lực tiềm ẩn của nhân viên, nhạy bén trong kinh doanh, lãnh đạo
cơng ty thích ứng với mọi thay đổi của môi trường và dành được cơ hội tốt cho doanh

Nguyễn Quang Tiệp

9

Lớp K43-A4


Trường đại học Thương Mại

Luận văn tốt nghiệp

nghiệp, điều hành, phối hợp hoạt động các bộ phận trong công ty hiệu quả, hóa giải

được mâu thuẫn trơng nội bộ, tạo ra được động lực tinh thần, niềm tin của mọi người.
e, Các hình thức văn hóa khác


Các quy chế, quy định và truyền thống, tập tục, thói quen, nghi lễ
Văn hố kinh doanh cịn được thể hiện thơng qua các quy chế, quy định, bởi vì

các quy chế, quy định này sẽ tạo lập khung khổ cho các hoạt động quản trị cũng như
cách thức tiến hành các hoạt động quản trị. Các quy chế, quy định càng cụ thể và rõ
ràng bao nhiêu thì khả năng thể hiện của văn hoá quản trị càng rõ bấy nhiêu
Bên cạnh các quy chế, quy định về quản trị thì truyền th ống, tập tục, thói quen,
nghi lễ cũng là yếu tố tạo lập nên văn hố kinh doanh. Nó tạo ra những chuẩn mực
chung trong suy nghĩ và hành động của các thành viên, có thể chỉ là ngầm định hoặc
được thể hiện rõ ràng ra ngoài trong suy nghĩ và hành động của các thành viên, trong
trường hợp là các nghi lễ, nghi thức. Các chuẩn mực chung trong sinh hoạt và lề lối
làm việc này sẽ cho các thành viên biết những điều nên làm và những điều không được
làm, cái gì là quan trọng, những đức tính cần trau dồi, thói quen phải từ bỏ,...


Truyền thuyết, giai thoại
Đây là những câu chuyện về quá trình hình thành và phát triển của doanh

nghiệp, về những năm tháng gian khổ và vinh quang của doanh nghiệp hay về một
nhân vật anh hùng của doanh nghiệp (nhất là hình tượng người sáng lập, thủ lĩnh).
Các câu chuyện này được xây dựng dựa trên những sự kiện trong quá khứ được
thêm thắt những tình tiết hư cấu. Các giai thoại này được các thành viên trong doanh
nghiệp truyền tụng và lấy đó làm tấm gương để noi theo. Các truyền thuyết (giai thoại)
có tác dụng duy trì bầu khơng khí tích cực trong doanh nghiệp, tạo nên tính hư ảo,
những tín điều có tính tơn giáo và niềm tin nội thân của doanh nghiệp.



Những hành vi của các nhà quản trị
Văn hoá bao giờ cũng thể hiện qua các “vật mang” cụ thể, đối với văn hoá kinh

doanh, “vật mang” quan trọng nhất chính là các nhà quản trị.Nhà quản trị phải là những
người mang văn hoá kinh doanh và tác động đến nhân viên một cách mạnh mẽ nhất.
Bản lĩnh chính là phẩm chất tự khẳng định mình của nhân cách độc lập về hành
vi của mình, khơng bị áp lực từ bên ngồi. Người quản trị doanh nghiệp có bản lĩnh là
người vững vàng trước sóng gió của thương trường, có khả năng nhận biết, suy đốn
mọi diễn biến của thương trường, từ đó lựa chọn cho mình có con đường đi riêng c ủa
Nguyễn Quang Tiệp

10

Lớp K43-A4


Trường đại học Thương Mại

Luận văn tốt nghiệp

chính mình, biết xử lý mọi rủi ro một cách đúng đắn đối với các tình huống trong cuộc
sống, trong sự biến đổi nhấp nháy của thị trường. Căn cứ vào bản lĩnh của nhà quản trị
được thể hiện trong những tình huống cụ thể cũng có thể đánh giá được văn hố qu ản
trị của một doanh nghiệp.


Biểu trưng và biểu hiện bề ngồi
Đây là nội dung hữu hình, là tầng bề mặt dễ quan sát nhất của văn hóa kinh doanh.
Khi một người ở bên ngoài đến giao tiếp với doanh nghiệp, điều mà họ dễ nhận


thấy nhất về văn hóa kinh doanh đó là các hành vi, ứng xử, giao tiếp của các thành
viờn và các biểu tượng của doanh nghiệp như logo, biển hiệu, màu sắc, cách thức trang
trí doanh nghiệp, slogan, kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng sản phẩm,... của doanh nghiệp.
Đây là bộ phận quan trọng của văn hóa kinh doanh làm nên sự khác biệt, một hình ảnh
riêng của doanh nghiệp trong con mắt của các khách hàng, các đối tác và xã hội.
Như vậy triết lý kinh doanh, đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nhân và các
hình thức văn hóa khác là bốn nhân tố cấu thành kh ông thể thiếu và không thể tách rời
của một hệ thống văn hóa kinh doanh hồn chỉnh.ứng với mỗi loại hình kinh doanh cụ
thể, bốn nhân tố này sẽ tạo nên hệ thống văn hóa kinh doanh đặc trưng của mỗi loại
hình chủ thể đó.
2.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc xây dựng và phát triển một số giá trị văn hóa
kinh doanh
a. Nhân tố chủ quan


Chính sách xây dựng văn hóa kinh doanh
Các chủ trương, chính sách của cấp trên chính là những định hướng cho

sự phát triển của văn hóa kinh doanh của Doanh nghiệp. Để đưa một vấn đề nào đó
vào hoạt động kinh doanh thì cũng cần có các văn bản hướng dẫn từ cấp trên hoặc là
một định hướng cụ thể cho sự phát triển chung của toàn ngành chứ không thể tự bản
thân Doanh nghiệp tự đưa ra. Bởi vì, các chủ trương đó cịn phải căn cứ vào nền văn
hóa dân tộc, xu hướng phát triển và định hướng phát triển theo từng thời kỳ.


Nhân tố con người
Nhân tố con người bao giờ cũng được coi là nhân tố hàng đầu trong việc phát

triển văn hóa kinh doanh vì con người chính là nguồn lực của mọi nguồn lực. Hoạt

động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển đòi hỏi chất lượng của đội ngũ cán bộ
sản xuất kinh doanh ngày càng cao hơn. Đánh giá nhân tố con người bao gồm các khía
Nguyễn Quang Tiệp

11

Lớp K43-A4


Trường đại học Thương Mại

Luận văn tốt nghiệp

cạnh: số lượng, cơ cấu nhân sự, trình độ cán bộ, năng lực điều hành kinh doanh, ph ẩm
chất đạo đức nghề nghiệp …
Vấn đề đầu tiên cần quan tâm đó là trình độ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, họ
phải là những người có trình độ cao, có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề
nghiệp và ln vì lợi ích tập thể, lợi ích chung … Người lãnh đạo h ội đủ những yếu tố
như vậy mới có đủ khả năng đưa Doanh nghiệp phát triển và làm gương cho các nhân
viên dưới quyền.
Đối với các nhân viên nói chung cũng phải có trình độ chun mơn nghiệp vụ,
am hiểu xã hội và phải thực sự là những có trình độ, có năng lực.
Chỉ khi có đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ, có năng lực trong q trình
giao tiếp, làm việc cùng khách hàng mới có thể tạo niềm tin nhằm lôi kéo cũng như sự
trung thành của khách hàng.


Trang thiết bị công nghệ của công ty
Bất kì doanh nghiệp nào cũng phải có vốn và cơ sở vật chất, trang thiết bị công


nghệ phục vụ cho quá trình kinh doanh thể hiện sức mạnh tài chính và ưu thế của
doanh nghiệp mình.
Các trang thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh hiện đại, môi trường làm
việc văn minh, lịch sự là yếu tố không thể thiếu và phải khơng ngừng nâmg cao
thì mới tạo được sự tin tưởng và thoải mái cho đội ngũ nhân viên khi làm việc.


Phong cách làm việc của nhân viên
Trong hoat động sản xuất cũng như kinh doanh, các nhân viên phải chú ý đến

tác phong làm việc, quy trình sản xuất, tiêu chuẩn sản phẩm cũng như các yếu tố kỹ
thuật nhằm đảm bảo sản phẩm sản xuất ra đạt chất lượng tiêu chuẩn.
Khi khách hàng sử dụng sản phẩm họ sẽ cảm nhận được chất lượng theo cam kết, sẽ
làm cho khách hàng cảm thấy hài lòng hơn từ đó sẽ làm tăng uy tín của Doanh nghệp.
b. Nhân tố khách quan


Nền văn hóa xã hội
Văn hóa kinh doanh là một bộ phận của văn hóa dân tộc, văn hóa xã hội.Vì vậy

sự phản chiếu của văn hóa dân tộc, văn hóa xã hội và văn hóa kinh doanh là một điề u
tất yếu. Mỗi cá nhân trong một nền văn hóa kinh doanh đều phụ thuộc vào một nền
văn hóa dân tộc cụ thể, với một phần nhân cách tuân theo các giá trị văn hóa của dân
tộc cụ thể. Mức coi trọng tính cá nhân hay tính tập thể, khoảng cách phân cấp của xã
Nguyễn Quang Tiệp

12

Lớp K43-A4



Trường đại học Thương Mại

Luận văn tốt nghiệp

hội, tính linh hoạt chuyển đổi giữa các tầng lớp xã hội, tính thận trọng,...là những nhân
tố của văn hóa xã hội tác động rất mạnh mẽ đến văn hóa kinh doanh.
Ví dụ như văn hóa kinh doanh Mỹ là điển hình của văn hóa kinh doanh đề cao
chủ nghĩa cá nhân.Ở các công ty Mỹ, cá nhân ra quyết định và chịu trách nhiệm về
quyết định của mình, thành tích cá nhân rất được coi trọng. Người Mỹ sẵn sàng bỏ
việc nếu tìm được chỗ làm tốt hơn cũng như một cơng ty sẵn sàng sa thải nhân viên
nếu thấy không phù hợp và khơng cần thiết nữa. Nhưng văn hóa Nhật lại ngược lại, họ
đề cao chủ nghĩa tập thể, phương châm của người Nhật là “tập thể nghĩ, cá nhân tơi
hành động”, họ coi nhau như một gia đình.Đổi lại các thành viên của công ty hết sức
trung thành với công ty.


Thể chế xã hội
Thể chế xã hội bao gồm thể chế chính trị, thể chế kinh tế, thể chế văn hóa, các

chính sách của chính phủ, hệ thống pháp chế... những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến
môi trường kinh doanh và qua đó ảnh hưởng tới việc phát triển văn hóa kinh doanh.
Chính sách của chính phủ và hệ thống pháp chế có ảnh hưởng rất lớn đến chiến
lược kinh doanh và các mối quan hệ bên trong của chủ thể kinh doanh.
Ngoài những yếu tố thuộc về các chính sách và hệ thống pháp chế của chính
phủ thì chính nền kinh tế thị trường cũng đặt ra nh ững yêu cầu cho sự phát triển của
văn hóa kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường, các đơn vị kinh doanh sẽ phải tiến
hành các hoạt động sao cho đạt được doanh thu cao nhất với chi phí ít nhất. Để làm
được mục tiêu này, nhất thiết chủ thể kinh doanh phải có văn hóa để khai thác và sử
dụng cá nguồn lực khan hiếm như nguồn vốn, tài nguyên, lực lượng lao động, khoa

học công nghệ sao cho hiệu quả nhất. Đồng thời, cạnh tranh trong nền kinh tế thị
trường cũng buộc các nhà kinh doanh phải có đạo đức, tơn trọng co n người, có cuộc
sống trong sạch, có tác phong tự chủ, năng động sáng tạo, có tinh thần dám nghĩ, dám
làm, dám chấp nhận rủi ro, dám chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của mình - đó
chính là bản lĩnh văn hóa của nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trườn g.
Đặc biệt là thông qua quan hệ giao tiếp với khách hàng, bạn hàng, các đối thủ,
các nhà quản lý và xã hội, chủ thể kinh doanh hình thành được các bản sắc văn hóa
riêng từ việc kế thừa và tiếp thu các giá trị văn hóa tốt đẹp của nhân loại, những giá trị
truyền thống quý báu của dân tộc và thể hiện những giá trị đó trong các sản phẩm được

Nguyễn Quang Tiệp

13

Lớp K43-A4


Trường đại học Thương Mại

Luận văn tốt nghiệp

sản xuất ra, cả trong cách ứng xử, giao tiếp kinh doanh thì doanh nghiệp không những
sẽ đạt được mục tiêu lợi nhuận mà còn hướng đến sự phát triển bền vững
Tuy nhiên kinh tế thị trường cũng tác động tiêu cực đến văn hóa kinh doanh bởi
vì đây là mảnh đất của chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thực dụng vô đạo đức, chỉ biết
chạy theo lợi nhuận mà làm ăn phi pháp.


Sự khác biệt và sự giao lưu văn hóa
Giữa các quốc gia, các chủ thể kinh doanh và các cá nhân trong đơn vị kinh


doanh khơng bao giờ có cùng một kiểu văn hóa thuần nhất.Trong nền văn hóa Mỹ
đánh giá cao lối sống cá nhân và tính thẳng thắn thì nền văn hóa châu Á lại tn thủ
luật lệ xã hội.Sự khác biệt về văn hóa có thể là nguyên nhân gây căng thẳng hoặc dẫn
tới xung đột văn hóa.Sự xung đột này tác động khác mạnh đến việc hình thành bản sắc
văn hóa kinh doanh phù hợp.


Q trình tồn cầu hóa
Tiến trình tồn cầu hóa, quốc tế hóa nền kinh tế góp phần làm cho hoạt động

kinh doanh phát triển mạnh mẽ. Quá trình này mở cửa cho các nền kinh tế hòa nhập
cùng nền kinh tế thế giới, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội phát huy hết
khả năng của mình, nâng cao trình độ kinh doanh cho phù hợp với yêu cầu của thị
trường. Trong q trình tồn cầu hóa diễn ra sự giao lưu văn hóa giữa các nền văn hóa
kinh doanh, đã bổ sung thêm giá trị văn hóa mới cho văn hóa kinh doanh mỗi nước,
làm phong phú hơn kho tàng kiến thức về kinh doanh, biết cách chấp nhận những luật
chơi chung, những giá trị chung để hợp tác cùng phát triển. đồng thời trong quá trình
này, các giá trị văn hóa truyền thống của các quốc gia được khơi dậy, làm tơn vinh tên
tuổi của quốc gia đó trên thị trường thế giới.
Hoạt động kinh doanh ngày càng mang tính tồn cầu, khả năng cạnh tranh quốc
tế ngày càng địi hỏi gay gắt vì vậy các chủ thể kinh doanh phải khai thác các thế
mạnh, trong đó văn hóa là một điển hình. Nền kinh tế tồn cầu làm cho môi trường
kinh doanh biến đổi nhanh hơn và nâng các chuẩn mực văn hóa lên cao, đi ều đó địi
hỏi các chủ thể phải xây dựng được nền văn hóa có tính thích nghi, có sự tin cậy cao
độ để cạnh tranh thành công. Nếu không, họ sẽ không thể tồn tại.


Khách hàng
Các thủ thể kinh doanh tồn tại và phát triển khơng vì lợi nhuận trước mắt mà


phải vì lợi nhuận lâu dài và bền vững. Với vai trị là người góp phần tạo ra doanh thu,
Nguyễn Quang Tiệp

14

Lớp K43-A4


Trường đại học Thương Mại

Luận văn tốt nghiệp

khách hàng cũng đóng góp một phần rất quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận lâu dài
và bền vững cho chủ thể kinh doanh. Nhưng trong xã hội hiện dại, khách hàng không
mua những sản phẩm thuần túy, họ mua những giá trị, họ đưa ra quyết định dựa trên
bối cảnh văn hóa chứ khơng đơn thuần là những quyết định có tính chất thiệt hơn.
Khách hàng địi hỏi nhiều hơn, họ có tính cách, suy nghĩ, lập trường riêng, có nghĩa là
họ có văn hóa riêng của họ. Cuộc sống càng hiện đại, cung cách bn bán càng phát
triển thì họ càng được tự do hơn trong lựa chọn. Do đó, nhu cầu, thẩm mỹ, trình độ
dân trí về kinh tế của khách hàng tác động trực tiếp tới văn hóa kinh doanh của các chủ
thể kinh doanh.
2.4.3. Vai trò của việc xây dựng và phát triển một số giá trị văn hóa kinh doanh đối
với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
a, Văn hóa kinh doanh là phương thức phát triển sản xuất kinh doanh bền vững
Hoạt động kinh doanh được thúc đẩy bằng nhiều động cơ khác nhau, trong đó
động cơ kiếm được nhiều lợi nhuận là động cơ quan trọng nhất
Tuy nhiên, mục tiêu lợi nhuận không phải là mục tiêu duy nhất, không phải nhà
kinh doanh nào cũng chỉ hoạt động vì sự ích kỷ và giàu có của bản thân bởi vì:
Thứ nhất, động cơ khiến các nhà kinh doanh kiếm lợi không chỉ là nhu cầu sinh

lý và bản năng mà nó cịn do các nhu cầu cao cấp hơn (hay có tính văn hóa hơn) là nhu
cầu mong muốn được xã hội tôn trọng, mong muốn được tự thể hiện, sáng tạo. Thực tế
đã chứng minh, nhiều nhà kinh doanh đã từng đóng góp tiền để làm từ thiện, phục vụ
các hoạt động xã hội…mà ko nhằm mục đích lợi nhuận, quảng cáo hay phô trương
Thứ hai, lợi nhuận dù quan trọng nhưng cũng không phải vật chuẩn và vật
hướng dẫn duy nhất đối với hoạt động kinh doanh, vì ngồi lợi nhuận ra cịn có pháp
luật và văn hóa điều chinhd
Từ hai lý do trên có thể thấy rằng kinh doanh và văn hóa có mối quan hệ biện
chứng với nhau. Trong đó kinh doanh có văn hóa là lối kinh doanh có mục đích và
theo phương thức cùng đạt tới cái lợi, cái thiện và cái đẹp, và trái với nó là lối kinh
doanh phi văn hóa sẵn sàng chà đạp lên mội giá trị và không từ bất cứ thủ đoạn nào để
kiếm lời
Xét từ góc độ kết quả và hiệu quả kinh doanh thì:
Kinh doanh phi văn hóa có thể đạt hiệu quả cao và khiế n chủ thể kinh doanh
giàu có nhanh hơn vì họ tìm mọi cách để trốn tránh pháp luật và vơ hiệu hóa sự điều
Nguyễn Quang Tiệp

15

Lớp K43-A4


Trường đại học Thương Mại

Luận văn tốt nghiệp

tiết của các chuẩn mực văn hóa, họ gian dối, thất tín, gây ô nhiễm, dùng mọi phương
cách để kiếm lời… Những kiểu kinh doanh này sẽ khơng lâu bền vì đó là kiểu kinh
doanh chụp giật nên nếu bị phát hiện sẽ bị khách hàng tẩy chay, pháp luật trừng trị và
cả xã hội lên án.

Kinh doanh có văn hóa khơng thể giúp chủ thể kinh doanh đạt hiệu quả ngay
bởi vì nó chú trọng đến việc đầu tư lâu dài, việc giữ gìn chữ tí n. Tuy nhiên khi đã qua
được giai đoạn khó khăn ban đầu thì các nguồn đầu tư lâu dài như nhân lực, cơng
nghệ, tài chính,… phát huy được tác dụng và các chủ thể kinh doanh sẽ có những bước
phát triển lâu dài và bền vững.
Ngày nay, khi thông tin trên thị trường được cập nhật nhanh chóng, chính xác
và đầy đủ, khách hàng sẽ được cung cấp kịp thời các dữ kiện xác thực về các nhà kinh
doanh, về doanh nghiệp và hàng hóa của họ thì lối kinh doanh phi văn hóa sẽ mất dần
khơng gian để tồn tại, và kinh doanh có văn hóa sẽ là phương thích kinh doanh duy
nhất của tương lai.
Tóm lại chỉ với phương thức kinh doanh có văn hóa mới có thể kết hợp được
hiệu quả cao và phát triển bền vững của chủ thể kinh doanh.
b, Văn hóa kinh doanh là nguồn lực phát triển kinh doanh
Văn hóa kinh doanh là nguồn lực phát triển kinh doanh được thể hiện thông qua
ba nội dung sau:
Thứ nhất, trong tổ chức và quản lý kinh doanh
Vai trò của văn hóa thể hiện ở sự lựa chọn phương hướng kinh doanh, sự hiểu
biết về sản phẩm, dịch vụ, về những mối quan hệ giữa người với người trong tổ chức;
về việc biết tuân theo các quy tắc và quy luật của thị trường; ở việc phát triển và bảo
hộ những hàng hóa có bản sắc văn hóa dân tộc. Ngồi ra, văn hóa kinh doanh cịn thể
hiện thơng qua việc hướng dẫn và định hướng tiêu dùng, thông qua chỉ đạo, tổ chức,
hướng dẫn một phong cách có văn hóa trong kinh doanh… Và khi tất cả những yếu tố
văn hóa đó kết tinh vào hoạt động kinh doanh tạo thành phương thức kinh doanh có
văn hóa – thì đây là một nguồn lực rất quan trọng để phát triển kinh doanh. Điều đó sẽ
giúp chủ thể tạo phong cách kinh doanh trung thực, ngay thẳng, đáp ứng nhu cầu của
cuộc sống, khơng bao giờ vì lợi ích riêng của một cá nhân hay một nhóm kinh doanh
nào mà hi sinh lợi ích của cộng động, quốc gia và xã hội; văn hóa kinh doanh sẽ tạo ra
mối quan hệ thân thiết giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng theo nguyên tắc các bên
Nguyễn Quang Tiệp


16

Lớp K43-A4


Trường đại học Thương Mại

Luận văn tốt nghiệp

cùng có lợi, nó kích thích sự cạnh tranh lành mạnh nhằm tiến tới phát triển mạnh mẽ
hơn, chứ không phải diệt trừ lẫn nhau. Nguồn lực này sẽ không làm tổn hại đến các
truyền thống và tập quán tốt đẹp của người dân.
Đặc biệt nếu khơng có mơi trường văn hóa trong sản xuất – kinh doanh tức là
không sử dụng các giá trị vật chất và giá trị tinh thần vào hoạt động kinh doanh thì
khơng sử dụng được các tri thức, kiến thức về kinh doanh và đương nhiên không thể
tạo ra các sản phẩm hàng hóa dịch vụ, khơng thể tạo ra hiệu quả và không thể phát
triển sản xuất kinh doanh được.
Thứ hai, văn hóa trong giao lưu, giao tiếp kinh doanh
Văn hóa kinh doanh hướng dẫn tồn bộ hoạt động giao lưu, giao tiếp trong kinh
doanh. Đặc biệt là trong mối quan hệ giữa mua và bán, khi giao tiếp với khách hàng,
chúng ta có những lời chào và lời nói tế nhị nhã nhặn và lịch sự, có những dịch vụ hậu
mãi thích hợp thì sẽ tạo được mối quan hệ lâu dài với khách hàng và lúc này văn hóa
kinh doanh sẽ trở thành một nguồn lực cực kì quan trọng cho chủ thể kinh doanh trong
quá trinh hoạt động. Ngoài ra, trong thái độ với đối tác làm ăn, với đối thủ cạnh tranh
mà có văn hóa chúng ta sẽ tạo được mơi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo ra các cơ
hội cho sự tồn tại và phát triển lâu dài.
Hơn thế nữa văn hóa trong giao tiếp kinh doanh cịn được thể hiện thơng qua
đàm phán, kí kết các hợp đồng thương mại, thông qua việc soạn thảo thông điệp về nội
dung và hình thức quảng cáo,…Tất cả các lĩnh vực đó khi được thăng hoa lên bởi văn
hóa sẽ tạo ra nguồn lực tiềm năng cho chủ thể kinh doanh.

Thứ ba, văn hóa trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của chủ thể kinh doanh
Trước hết, trách nhiệm xã hội của chủ thể kinh doanh là sự gánh vác tự nguyện
những nghĩa vụ, trách nhiệm vượt lên những trách nhiệm về kinh doanh pháp lý và
thỏa mãn được những mong muốn của xã hội.
Kinh doanh không chỉ chú trọng đến những lợi nhuận đơn thuần mà cịn phải
quan tâm thích đáng đến trách nhiệm xã hội của các chủ thể kinh doanh. Các phúc lợi
mà các chủ thể được hưởng đã quy định họ phải có nghĩa vụ đóng góp cho xã hội như
đóng góp ngân sách nhà nước, tham gia các hoạt động từ thiện xã hội… Đó chính là
tính nhân văn của hoạt động kinh doanh.
c, Văn hóa kinh doanh là điều kiện để đẩy mạnh kinh doanh quốc tế.

Nguyễn Quang Tiệp

17

Lớp K43-A4


Trường đại học Thương Mại

Luận văn tốt nghiệp

Khi trao đổi thương mại quốc tế đương nhiên sẽ tạo ra cơ hội tiếp xúc giữa các
nền văn hóa khác nhau của các nước và việc hiểu văn hóa của quốc gia đến kinh doanh
là một điều kiện quan trọng của thành công trong kinh doanh quốc tế.
Thông qua giao lưu văn hóa sẽ làm biến đổi một cách tế nhị và dần dần thói
quen, thị hiếu và sở thích của người bản địa, và những thay đổi này sẽ mở ra thị trường
mới cho các nhà sản xuất.Ngày nay, trong điều kiện hợp tác quốc tế, nhiều trường hợp
giao lưu văn hóa lại đi trước và thúc đẩy sự giao lưu kinh doanh.


Nguyễn Quang Tiệp

18

Lớp K43-A4


Trường đại học Thương Mại

Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
THỰC TRẠNG VỀ GIẢI PHÁP NHẰM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
MỘT SỐ GIÁ TRỊ VĂN HĨA KINH DOANH CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN
BÁNH KẸO HẢI CHÂU
3.1. Phương pháp nghiên cứu các vấn đề
3.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
a. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Nhằm thu thập dữ liệu sơ cấp, phục vụ điều tra thực trạng công tác xây dựng và
phát triển một số giá trị văn hóa kinh doanh tai Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu,
Em sử dụng hai phương pháp chính: phương pháp điều tra thơng qua bảng câu hỏi,
phương pháp phỏng vấn


Phương pháp điều tra thông qua bảng câu hỏi:
Bằng viêc xây dựng bảng câu hỏi đóng, với nội dung câu hỏi có các phương án

lựa chọn sẵn (đúng và phù hợp với nội dung hỏi) nhằm điều tra tình hình thực tế văn
hóa kinh doanh tại Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu trong giai doạn hiện nay
(Những nội dung chi tiết cụ thể của bảng câu hỏi được đính kèm trong mục lục).



Phương pháp phỏng vấn:
Gồm những câu hỏi mở, sử dụng để trực tiếp phỏng vấn một số nhà lãnh đạo và

cán bộ nhân viên trong cơng ty nhằm tìm hiểu sâu hơn các vấn đề mà phiếu điều tra
trắc nghiệm chưa thể làm rõ được.
b. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp từ các nguồn
➢ Dựa vào báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình quản lý và sử dụng lao
động của công ty trong những năm gần đây (2008- 2010).
➢ Thu thập thông tin từ webside của công ty: haichau.com.vn
➢ Dựa vào các đề tài nghiên cứu cấp trường.
➢ Tài liệu từ các giáo trình như Giáo trình Quản trị học, Giáo trình Quản trị Doanh nghiệp…
3.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu


Phương pháp thống kê: các số liệu về tình hình kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh từ 2008 – 2010, từ đó đưa ra kết luận.

Nguyễn Quang Tiệp

19

Lớp K43-A4


Trường đại học Thương Mại



Luận văn tốt nghiệp

Phương pháp so sánh: so sánh các số liệu trong 3 năm, lập bảng thống kê và
các cột so sánh về các chỉ tiêu số tương đối, số tuyệt đối giữa các năm với nhau.

➢ Phương pháp phân tích tổng hợp: phân tích kết quả điều tra, phỏng vấn.
3.2. Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố mơi trường đến quá
trình xây dựng và phát triển một số giá trị văn hóa kinh doanh của Cơng ty cổ
phần Bánh kẹo Hải Châu.
3.2.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu
a. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty:
Công ty Bánh kẹo Hải Châu là một doanh nghiệp Nhà nước thành viên của
Tổng Công ty mía đường I - Bộ Nơng nghiệp và phát triển nông thôn, tiền thân là Nhà
máy Hải Châu được thành lập ngày 2/9/1965 do hai tỉnh Thượng hải và Quảng Châu
(Trung Quốc) giúp đỡ. Để biểu thị tình hữu nghị nhà máy đã mang tên ghép của hai
tỉnh là Hải Châu. Thực hiện chủ trương của Chính Phủ, tháng 2/2005 đã chuyển đổi
thành Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Châu


Tên : Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Châu



Địa chỉ : Số 15 – Mạc Thị Bưởi - Hai Bà Trưng – Hà Nội



Điện thoại: (84-4)8624826 – 8621664




Fax: (84-4) 862481520



Đại diện : Nguyễn Đình Khiêm- Chủ tịch HĐQT- Tổng giám đốc

Web : haichau.com.vn

b. Cơ cấu nhân sự của công ty


Tổng số CBCNV : 800 người



Về trình độ của cán bộ công nhân viên của công ty:

-

Thạc sĩ

-

Đại học trở lên : 165 người



Số nhân lực tốt nghiệp khối kinh tế và quản trị kinh doanh: 80 người, trong đó


: 3 người

từ trường Đại học Thương Mại: 4 người

Nguyễn Quang Tiệp

20

Lớp K43-A4


Trường đại học Thương Mại

Luận văn tốt nghiệp

Đại hội đồng
quản trị
Ban Kiểm
sốt
Hội đồng quản
trị

Ban điều
hành

Phịng
tổ
chức

Phịng

hành
chính,
bảo vệ

Phịng

thuật

Phịng
đầu tư
xây
dựng
cơ bản
và Kế
hoạch
vật tư

Các
chi
nhánh

Phịng
tài vụ

Phịng
kinh
doanh
thị
trường


Các xí
nghiệp

(Nguồn: Phịng Kế tốn)
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Châu


Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận và mối quan hệ giữa các

phòng ban, bộ phận trong công ty:
-

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, chịu trách nhiệm trước cổ
đông và người lao động trong công ty về lợi nhuận và quyền lợi hợp pháp
của họ. Hội đồng quản trị là đại diện vốn sở hữu, chịu trách nhiệm trước
nhà đầu tư về việc bảo tồn và phát triển vốn.

-

Giám đốc Cơng ty là người đại diện pháp nhân cho Công ty, chỉ đạo trực tiếp
mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty.

Nguyễn Quang Tiệp

21

Lớp K43-A4


Trường đại học Thương Mại

-

Luận văn tốt nghiệp

Phó giám đốc kỹ thuật giúp việc cho giám đốc, phụ trách công tác kỹ thuật, bồi
dưỡng nâng cao trình độ cơng nhân, điều hành kế hoạch tác nghiệp c ác phân
xưởng.

-

Phó giám đốc kinh doanh giúp việc cho giám đốc phụ trách công tác kinh
doanh tiêu thụ sản phẩm, công tác hành chính quản trị và bảo vệ.



Các phịng ban có chức năng tham mưu cho Giám đốc là:
-

Phòng kế hoạch - vật tư tham mưu cho Giám đốc và kế hoạch tổng hợp, kế
hoạch giá thành, điều độ sản xuất, cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm.

-

Phòng kỹ thuật tham mưu cho Giám đốc về kỹ thuật gồm tiến bộ kỹ thuật, quản
lý quy trình kỹ thuật.

-

Phịng hành chính theo dõi thực hiện các mặt hành chính, quản trị đời sống, y
tế, sức khỏe.


-

Phịng tài chính - kế tốn( tài vụ) tham mưu cho Giám đốc về công tác kế tốn,
tài chính góp phần quan trọng vào việc quản lý các hoạt động kế tốn - tài
chính.

-

Phịng tổ chức có chức năng tham mưu cho Giám đốc về tổ chức cán bộ, lao
động, soạn thảo các nội quy, quy chế tuyển dụng lao động.

-

Ban bảo vệ tổ chức công tác bảo vệ nội bộ, công tác tự vệ và nghĩa vụ dân sự.

-

Ban xây dựng cơ bản lập kế hoạch xây dựng, thực hiện sửa chữa nhà xưởng,
văn phòng công ty.

c. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty


Tổ chức bán bn, bán lẻ, bán đại ly kí gửi các mặt hàng bánh, kẹo phục vụ
cho tiêu dùng đồng thời tổ chức các hoạt động dịch vụ kinh doanh ở các trung
tâm thương mại lớn.




Quản lý sử dụng vốn kinh doanh, cơ sở vật chất đúng chính xác hiệu quả kinh
tế cao đảm bảo phát triển vốn với nhiều hình thức thích hợp



Chấp hành đầy đủ chính sách, chế độ, pháp luật của Nhà nước và các quy
định của Bộ Nông nghiệp.



Quản lý đội ngũ CBCNVC của Công ty theo chính sách chế độ của Nhà nước,
chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho CBCNVC bồi dưỡng và nâng cao
cho họ về trình độ văn hóa và chuyên môn nghiệp vụ.

d. Đặc diểm sản xuất kinh doanh của Công ty
Nguyễn Quang Tiệp

22

Lớp K43-A4


Trường đại học Thương Mại


Luận văn tốt nghiệp

Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty:`
+ Sản xuất bánh kẹo, socola, gia vị và chế biến các loại thực phẩm khác
+ Dịch vụ thương mại tổng hợp cho thuê văn phịng nhà xưởng.




Các sản phẩm chủ yếu của cơng ty bao gồm :
- Kinh doanh các loại sản phẩm bánh kẹo gồm:
+ Bánh quy Hương Thảo
+ Bánh quy Hướng Dương
+ Bánh Hải Châu
+ Lương khô
+ Bánh quy bơ
+ Bánh quy kem
+ Bánh kem xốp các loại
+ Bánh kem xốp phủ Sôcôla
+ Kẹo các loại: Kẹo cốm, kẹo sữa dừa, kẹo Sôcôla sữa...
- Kinh doanh các sản phẩm bột canh:
+ Bột canh thường
+ Bột canh iốt
+ Bột canh cao cấp
- Kinh doanh các sản phẩm nước uống có cồn và khơng có cồn
- Kinh doanh các sản phẩm mì ăn liền
- Kinh doanh vật tư, nguyên vật liệu, bao bì ngành công nghiệp thực phẩm
- Xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng của Công ty được phép kinh doanh (Theo

giấy phép kinh doanh cấp ngày 29 - 09 - 1994).
3.2.2. Đánh giá tổng quan tình hình xây dựng và phát triển một số giá trị văn hóa
kinh doanh của Cơng ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu.
a. Triết lý kinh doanh
Trước đây công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu là một doanh nghiệp nhà nước
vì vậy triết lý kinh doanh của cơng ty dựa trên quan điểm, đường lối chính sách của
Đảng và Nhà nước đối với quản lý doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó triết lý kinh

doanh của công ty cũng dựa trên quan điểm, nhận thức của ban lãnh đạo cơng ty về
văn hóa, về triết lý kinh doanh. Nghĩa là ở Hải Châu cách thức tạo lập triết lý kinh
doanh là tự nhiên theo phương thức thích ứng theo kinh nghiệm, hình thành từ thực
Nguyễn Quang Tiệp

23

Lớp K43-A4


Trường đại học Thương Mại

Luận văn tốt nghiệp

tiễn hoạt động kinh doanh. Đây là kiểu xây dựng triết lý ngầm định, dưới căn cứ vào
hành động của cấp trên để phán đốn và vận dụng vào cơng việc. Bên cạnh đó, một
cách thức xây dựng triết lý kinh doanh cũng được áp dụng trong cơng ty, đó là vận
dụng chủ trương của Nhà nước và cơ quan chủ quản và thể hiện triết lý trơng qua các
hoạt động đó. Trong những năm qua việc xây dựng triết lý kinh doanh chủ yếu theo
mục thức này.
Được thành lập trong thời kỳ chiến tranh ác liệt với phương châm hoạt động
của Hải Châu là “ĐỒN KẾT – VƯỢT KHĨ – DŨNG CẢM – CẦN CÙ – SÁNG
TẠO”. Phương châm này đã đi cùng Hải Châu vượt qua bao gian khó và đi lên cho
đến ngày nay khi Hải Châu đã chở thành Cơng ty cổ phần vẫn vậy. CBNV cơng ty
ln: đồn kết một lịng, dũng cảm vượt khó, cần cù- sáng tạo sản xuất kinh doanh.
b. Đạo đức kinh doanh
Các nhà quản trị ngày nay ở công ty cổ phần Bánh kẹo Hải châu trong quá trình
thực hiện hoạt động kinh doanh ln có các hành vi phù hợp với đạo lý dân tộc và các
quy chuẩn về cái thiện và cái tốt chung của tồn nhân loại. Do vậy góp phần phát triển
mối quan hệ với người lao động, với chính quyền, với khách hàng, với đối thủ cạnh

tranh, với nhà cung cấp và với cộng đồng xã hội, từ đó góp phần tạo nên mơi trường
kinh doanh ổn định. Không dùng thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời. Giữ chữ tín,
lời hứa trong kinh doanh, nhất quán trong nói và làm. Trung thực chấp hành luật pháp
của Nhà nước, không làm ăn phi pháp như trốn lậu thuế,… Điều này thể hiện tính
trung thực trong kinh doanh. Tôn trọng con người, các mối quan hệ tốt đẹp giữa cấp
trên và cấp dưới, giữa các cấp quản trị, giữa mọi cộng sự và người dưới quyền luôn
được duy trì. Sự tơn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn
trọng tiềm năng phát triển của nhân viên cũng là những giá trị dễ nhận thấy trong công
ty. Quan tâm đúng mức, tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợp pháp khác. Đối
với khách hàng công ty lại càng đặc biệt tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý của
khách hàng. Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi
trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội.
c. Trách nhiệm xã hội
Hàng năm công ty luôn thực hiện nghiêm túc cũng như nộp đủ, đúng hạn nghĩa
vụ thuế với cơ quan thuế. Tích cực tham gia công tác bảo vệ môi trường: Xử lý chất
thải trước khi thải ra bên ngồi, nâng cao cơng nghệ sản xuất giảm thiểu khí thải độc
Nguyễn Quang Tiệp

24

Lớp K43-A4


Trường đại học Thương Mại

Luận văn tốt nghiệp

hại…Công ty đã trích từ nguồn phúc lợi và vận động CBNV tích cực ủng hộ đồng bào
bị lũ lụt, các tổ chức từ thiện, Hội chữ thập đỏ, Hội người mù, nạn nhân nhiễm chất
độc màu da cam, Hội cựu chiến binh…từ Trung ương tới địa phương với số tiền hàng

năm gần trăm triệu đồng.
Với đạo lý “uống nước nhớ nguồn” Công ty đã nhận phụng dưỡng đến cuối đời
4 bà mẹ Việt Nam Anh hùng, trong đó có mẹ Nguyễn Thị Hiển ở tận Đà Nẵng và bà
mẹ Việt Nam Anh hùng ở tận Đại Lộc – Quảng Nam.
Văn hóa kinh doanh của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu, được hình thành,
xây dựng và phát triển gắn liền với q trình đổi mới nền kinh tế của nước ta.Cơng ty
đã đạt được khá nhiều thành tựu quan trọng như: tạo dựng được môi trường làm việc
tốt cho nhân viên, tinh thần trách nhiệm cao giữa các nhân viên, công ty không những
quan tâm tới đời sống vật chất mà cả đời sống tinh thần của các nhân viên.
Công ty luôn chăm lo giải quyết đủ việc làm cho công nhân viên chức. Ngày
cơng bình qn 24,5-25 cơng/tháng. Thu hút thêm hàng trăm lao động mới, đưa tổng
số lao động bình qn của cơng ty hiện nay là 800 người, thu nhập bình quân của
người lao động mỗi năm được nâng cao (tăng trên 10%), năm 2010 là 3,3
trđ/người/tháng.
Thực hiện đầy đủ các chế độ BHXH, BHYT, cải thiện điều kiện làm việc, vệ
sinh, môi trường, thi đua phát huy tinh thần sáng tạo, cải tiến kỹ thuật và thực hành tiết
kiệm…
Hàng năm Công ty đã giải quyết cho 10% CBCNV đi tham quan lễ hội và nghỉ
mát bằng nguồn kinh phí chun mơn và bổ sung nguồn kinh phí cơng đồn, chi ăn
giữa ca, các dịp lễ tết chăm lo giải quyết một số cơng trình phúc lợi tập thể, trích từ
nguồn phúc lợi động viên, khuyến khích động viên con em CBNV học giỏi và có
nhiều thành tích cao trong học tập.
Với phương châm hoạt động “ĐOÀN KẾT – VƯỢT KHÓ – DŨNG CẢM –
CẦN CÙ – SÁNG TẠO”, Công ty đã phát huy cao độ tinh thần tự chủ, năng động,
sáng tạo xây dựng và thực hiện xuất sắc các mục tiêu chiến lược, kịp thời đưa ra các
giải pháp nhằm xây dựng Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Châu đi lên với một diện
mạo mới: hiệu quả và phát triển bền vững.
d. Văn hóa doanh nhân

Nguyễn Quang Tiệp


25

Lớp K43-A4


×