Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.82 KB, 36 trang )

Báo cáo tổng hợp

Đại học kinh tế quốc dân

MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................................................................1
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY:...............................................................1
1.1.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY.......................................................................................................1
1.1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA CÔNG TY..............................................................................................2
1.1.3. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU........................4
1.2 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA CÔNG TY..........................................7
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................................................33
LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................................................................................34


Báo cáo tổng hợp

Đại học kinh tế quốc dân

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
SƠ ĐỒ
MỤC LỤC.................................................................................................................................................................1
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY:...............................................................1
1.1.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY.......................................................................................................1
1.1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA CÔNG TY..............................................................................................2
1.1.3. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU........................4
1.2 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA CÔNG TY..........................................7
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................................................33
LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................................................................................34

BẢNG


Bảng 1.

Dây chuyền sản xuất máy móc tại công ty Hải Châu......Error: Reference
source not found

Bảng 2:

Bảng tóm tắt tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty
.............................................................Error: Reference source not found


Báo cáo tổng hợp

Đại học kinh tế quốc dân

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
BÁNH KẸO HẢI CHÂU
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY:
1.1.1. Thông tin chung về công ty.
- Tên Tiếng Việt: Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu
- Tên Tiếng Anh: Hai Chau Confectionery Joint Stock Company
- Địa chỉ: Số 15, Phố Mạc Thị Bưởi, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng,
Hà Nội
- Điện thoại: 04 38624826
- Fax: 04 38621520
- Email:
- Website: www.haichau.com.vn
- Tài khoản: 7301.0660F Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Nội
- Mã số thuế: 0100114184
- Giấy phép thành lập và hoạt động: số 013006565 do Sở kế hoạch và Đầu

tư Thành
phố Hà Nội cấp ngày 18/01/2005 thay đổi lần thứ 4 ngày 05/10/2007
- Vốn điều lệ: 30.000.000.000 VND
- Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Đình Khiêm, Chủ tịch Hội
đồng Quản
trị kiêm Tổng Giám đốc
- Người công bố thông tin:
- Ông Nguyễn Đình Khiêm
- Chức vụ: Tổng Giám đốc
- Email dùng để công bố thông tin:
Trụ sở làm việc của Công ty được đặt trên khu vực chung cư rộng lớn ở
phía Nam
thành phố với diện tích trên 55.000m 2 tại địa bàn Quận Hai Bà Trưng - Thành phố

1


Báo cáo tổng hợp

Đại học kinh tế quốc dân

Hà Nội, giao thông đi lại thuận lợi và còn là nơi trung tâm du lịch của cả nước.
Hiện tại Công ty có 6 phòng ban, 7 chi nhánh,4 Xí nghiệp và 1 phân xưởng.
Theo chủ trương của thành phố là di chuyển các nhà máy ra ngoại thành Hà
nội. Hiện nay Công ty đã có cơ sở sản xuất đặt tại xã Vĩnh Khúc – Huyện Văn
Giang - Tỉnh Hưng Yên, cách Hà nội 25 km và đã chuyển dần các Xí nghiệp sản
xuất sang cơ sở mới.
1.1.2. Lịch sử hình thành của công ty
Công ty Bánh kẹo Hải Châu là một doanh nghiệp Nhà nước, thành viên của
Tổng Công ty mía đường I - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tiền thân là

Nhà máy Hải Châu.
Công ty được thành lập ngày 2/9/1965 theo quyết định 305/ QĐBT của bộ
trưởng bộ công nghiệp nhẹ về việc tách ban kiến thiết và chuẩn bị sản xuất cho
nhà máy Hải Châu.
Theo quyết định số: 1355 NN – TCCB ngày 29/09/1994 của bộ trưởng Bộ
NN & CNTP. Nhà máy Hải Châu được bổ xung ngành nghề kinh doanh và được đổi
tên thành Công ty bánh kẹo Hải Châu.
Căn cứ quyết định số 3656 QĐ/ BNN – TCCB ngày 20/10/ 2004 của bộ
trưởng Bộ NN & PTNN về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ
phần. Ngày 30/12/2004 Công ty bánh kẹo Hải Châu đã tổ chức đại hội cổ đông sáng
lập thống nhất đổi tên công ty bánh kẹo Hải Châu thành công ty cổ phần bánh kẹo
Hải Châu.
Là một trong những Công ty hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất
bánh, kẹo, thực phẩm với trên 40 năm không ngừng phát triển, liên tục đổi mới
công nghệ và đầu tư thiết bị hiện đại với qui mô phát triển ngày càng cao. Trong
những năm gần đây (1995 - 2010), Công ty tiêp tục đầu tư và nâng cao công suất
chất lượng gồm 7 dây chuyền thiết bị hiện đại nhất của Cộng hoà Liên Bang Đức,
Hà Lan, Đài Loan, Trung Quốc... và sản xuất các chủng loại sản phẩm rất đa dạng:
bánh bích quy, quy kem, lương khô tổng hợp, kem xốp, kem xốp phủ sôcôla, kẹo
cứng, kẹo mềm các loại, bột canh và bột canh I-ốt các loại với gần 100 chủng loại

2


Báo cáo tổng hợp

Đại học kinh tế quốc dân

mặt hàng rất phong phú và chất lượng cao.
Quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty tăng lên hàng năm với tốc độ

tăng trưởng bình quân trên 20% năm, doanh thu sản phẩm hàng hoá trên 160 tỷ
VNĐ/năm, tăng trên 350% so với năm đầu mới đầu tư. Tổng sản phẩm bánh, kẹo,
bột canh các loại hiện nay gần 20.000 tấn/năm.
Để cùng hoà nhập với xu thế phát triển chung của nền kinh tế thị trường,
Công ty đã xây dựng và triển khai thực hiện hiện chương trình ISO-9001: 2008,
công tác quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty đã ngày càng đổi mới hơn về
phương thức quản lý, với đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý kinh tế
chiếm tỷ trọng 20% lực lượng lao động và công nhân kỹ thuật lành nghề được đào
tạo chuyên sâu, giàu tiềm năng kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo, chế
biến thực phẩm.
Tất cả các sản phẩm Hải Châu đều được sản xuất từ nguyên liệu có chất
lượng cao, được chọn lọc kỹ lưỡng và kiểm tra ngặt nghèo theo tiêu chuẩn Nhà
Nước. Trong tổ chức sản xuất được thực hiện trên dây chuyền khép kín bằng công
nghệ tiên tiến từ khâu sơ chế nguyên liệu đến khâu đóng gói sản phẩm đều đảm
bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật và các điều kiện vệ sinh môi trường.
Sản phẩm Hải Châu từ lâu được ưa chuộng trên hầu hết khắp các miền đất
nước và ngày càng được người tiêu dùng tín nhiệm bởi chất lượng luôn đảm bảo,
chủng loại phong phú, giá cả hợp lý, bao bì mẫu mã thường xuyên được đổi mới
ngày càng tốt hơn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Trong những năm gần đây,các sản phẩm của Công ty tham gia các kỳ hội
chợ triễn lãm trong nước và quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam hàng năm đều
được tặng thưởng Huy chương vàng và được bình chọn vào TOP TEN "Hàng Việt
Nam chất lượng cao".
Do có những bề dày thành tích sản xuất kinh doanh, Công ty đã được đón
nhận nhiều phần thưởng cao quý của Nhà Nước: 1 Huân chương Kháng chiến, 5
Huân chương Lao động, 3 Huân chương Chiến công và nhiều hình thức khen
thưởng khác: Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ, Bộ Ngành - Thời kỳ đổi mới.

3



Báo cáo tổng hợp

Đại học kinh tế quốc dân

1.1.3. Quá trình phát triển của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu
Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc
bộ Nông nghiệp thực phẩm nay là bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Công
ty sản xuất kinh doanh chuyên ngành: bánh kẹo các loại, bột canh, hạt nêm…
Quá trình hình thành và phát triển của công ty được chia thành 3 giai đoạn
như sau:
+ Giai đoạn 1: Từ năm 1965 đến năm 1975
Ngày 2 – 9 -1965 được sự giúp đỡ của hai tỉnh Quảng Châu và Thượng Hải
(Trung Quốc). Bộ công nghiệp nhẹ quyết định thành lập nhà máy bánh kẹo Hải
Châu nằm trên đường Minh Khai về phía đông nam Hà Nội với quy mô diện tích
là 55.000m2. Khi mới thành lập công ty chỉ có 3 phân xưởng sản xuất chính bao
gồm:
- Phân xưởng mỳ sợi: Công ty có 6 dây chuyền mỳ sợi, công suất từ 2.5 – 3
tấn / ca.
- Phân xưởng kẹo: Công ty có 2 dây chuyền sản xuất kẹo, công suất đạt 1.5
tấn / ca.
- Phân xưởng bánh biscuit: Công ty có 1 dây chuyền sản xuất có công suất
là 2.5 tấn / ca.
Năm 1972 nhà máy Hải Châu tách phân xưởng sản xuất kẹo chuyển sang
nhà máy miến Tương Mai và sau này thành lập lên nhà máy bánh kẹo Hải Hà.
+ Giai đoạn 2: Từ năm 1976 đến năm 1990
Sau ngày miền nam giải phóng hoàn toàn, nhà máy Hải Châu đứng trước
những vận hội và thách thức mới. Các xí nghiệp, doanh nghiệp vẫn sản xuất kinh
doanh trong hàng rào bao cấp.
Năm 1976 bộ công nghiệp cho sát nhập nhà máy sữa mẫu sơn và thành lập

xưởng sấy phun. Phân xưởng này sản xuất 2 mặt hàng:
- Sữa đậu lành: công suất từ 2.4 – 2.5 tấn/ ca.
- Bột canh: công suất từ 3.5 – 7 tấn/ ca.
Năm 1978, bộ công nghiệp thực phẩm điều cho hải châu 4 dây máy mỳ ăn

4


Báo cáo tổng hợp

Đại học kinh tế quốc dân

liền của nhà máy mỳ Sam Hoa từ thành phố Hồ Chí Minh với công suất là 2.5
tấn /ca. Đến năm 1989 thì không sản xuất nữa và dây chuyền sản xuất bánh quy
Đài Loan được chuyển sang thay thế từ đó.
+ Giai đoạn 3: Từ năm 1991 đến năm 2004
Thời gian này công ty đã mạnh dạn đầu tư mở mộng xây dựng, lắp đặt thêm
nhiều dây chuyền mới cụ thể:
- Năm 1991: mở rộng đầu tư, công ty vay vốn đầu tư dây chuyền bánh quy
đài loan với công suất 2.12 tấn / ca, số tiền 9 tỷ đồng việt nam.
- Năm 1993 đầu tư dây chuyền thiết bị bánh kem xốp của cộng hoà liên
bang đức với công suất 1tấn / ca, với số tiền là 9 tỷ VNĐ.
- Năm 1994 mua trang thiết bị máy bao gói nam triều tiên, số tiền 500 triệu
đồng vn, đầu tư thêm dây chuyền phủ socola cho các sản phẩm kem xốp, bánh quy
công suất 1 tấn / ca, số tiền là 3,5 tỷ VNĐ.
- Năm 1996 triển khai phương án tìm đối tác liên doanh và thành lập xí
nghiệp liên doanh hải châu – bao bì sản xuất kẹo socola tiêu thụ trong nước và
xuất khẩu, góp vốn liên doanh 200.000 USD mở rộng phát triển bột canh.
- Năm 1996 đã nghiên cứu đưa công nghệ bột canh iốt vào sản xuất. Ngoài
sự tài trợ của chương trình quốc gia PCRLI, Công ty đầu tư trang thiết bị 500 triệu

đồng.
- Năm 1996 – 1997 nhập hai dây chuyền kẹo thiết bị hiện đại và chuyển
giao công nghệ của CHLB Đức, công suất 3400 tấn/ năm, số tiền đầu tư 20 tỷ
đồng vn.
- Năm 1998 – 1999 công ty tiếp tục đầu tư 1 bước mới, di chuyển mặt bằng
nâng công suất dây chuyền bánh bích quy từ 2.1 lên 3.2 tấn / ca. Đầu tư một dây
chuyền in phun điện tử, 2 máy đóng gói kẹo, hoàn thiện dây chuyền sản xuất bánh
quy ép và một số trang thiết bị mới cho phân xưởng bánh kem xốp, bột canh.
- Năm 2001- 2002 công ty tiếp tục đẩy mạnh thêm một bước mới công tác
đầu tư: Bổ xung thiết bị, công nghệ sản xuất các sản phẩm socola thanh và viên
với tổng mức đầu tư 7 tỷ đồng, xây dựng dự án khả thi đầu tư một dây chuyền

5


Báo cáo tổng hợp

Đại học kinh tế quốc dân

bánh mềm cao cấp của tây âu voíư thiết bị đồng bộ và công nghệ hiện đại của hà
lan, công suất 2.200 tấn / năm với tổng muéc đầu tư trên 67 tỷ đồng. Đưa ra thị
trường sản phẩm bánh mềm cao cấp custard cake phục vụ nhân dân.
+ Giai đoạn 4: Từ năm 2005 đến năm 2011
Thực hiện chủ trương của đảng, Nhà nước về chuyển đổi mô hình quản lý
các doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần, công ty đã tiến hành đánh giá lại
toàn bộ tài sản, lập phương án phát triển sản xuất kinh doanh. Bộ nông nghiệp và
PTNN đã có quyết định số 3665 QĐ / BNN – TCCB ngày 22/10/2004 về việc
chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước công ty bánh kẹo Hải Châu thành công ty cổ
phần bánh kẹo Hải Châu. Tổng số vốn điều lệ được xác định là 30 tỷ VNĐ.
Trong thời gian này công ty tiến hành tập trung đẩy mạnh công tác đầu tư

máy móc thiết bị để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm
sức lao động thủ công, cụ thể:
Từ năm 2006 – 2009 công ty đầu tư tổng số 11 máy bao gói bột canh đưa
sản lượng bột canh lên khá cao, bình quân 15000 tấn / mỗi năm, sản phẩm bột
canh sản xuất luôn giữ vững được thương hiệu và đồng hành cùng với Hải Châu
để phục vụ người tiêu dùng trong cả nước và xuất khẩu. Cùng thời điểm đó đầu tư
4 máy gói kẹo xoắn, 2 máy bao gói kem xốp, 1 máy bao gói bánh quy đã cải tiến
việc đóng sản phẩm tạo mẫu mã đẹp nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm có
hiệu quả và tăng trưởng 7% so với năm trước.
Tháng 9/ 2008 công ty bắt đầu triển khai dự án đầu tư dây chuyền bánh mỳ
trung quốc với công suất 120 kg / giờ. Xí nghiệp bánh mỳ được thành lập đến
tháng 3/ 2009 sản xuất chính thức và sản phẩm bánh mỳ đã được thị trường và
người tiêu dùng ưa chuộng.
Tháng 6/ 2009 công ty đã thực hiện lập cơ sở sản xuất nhà máy bánh kẹo
Hải Châu tại xã Vĩnh Khúc, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên trên mảnh đất rộng
54.645 m2.
Tháng 8/2009 Công ty đã di dời dây chuyền bánh qui và dây lương khô
sang Nhà máy Bánh kẹo Hải Châu và thành lập XN bánh cao cấp.

6


Báo cáo tổng hợp

Đại học kinh tế quốc dân

Tháng 4/ 2010 Công ty đã di dời dây chuyền kẹo và dây chuyền bánh mềm
sang Nhà máy Bánh kẹo Hải Châu và thành lập XN bánh kẹo cao cấp.
Tháng 4/ 2010 Công ty đã di dời dây chuyền kem xốp sang Nhà máy Bánh
kẹo Hải Châu và thành lập XN kem xốp.

Tiếp tục thực hiện đa dạng hoá sản phẩm theo định hướng chiến lược của
hội đồng quản trị. công ty đã thực hiện dự án đầu tư dây chuyền sản xuất hạt nêm.
Tháng 8/ 2010 đã hoàn thành lắp đặt, chuyển giao công nghệ để tiến hành sản xuất
chính thức vào tháng 9/ 2010, thành lập nên XN bột nêm.
Tháng 1/2011 Công ty quyết định thành lập thêm Phân xưởng cơ điện.
Đến tháng 4/2011 theo quyết định của Hội đồng quản trị Công ty đã sát
nhập XN bánh cao cấp và XN kem xốp thành XN bánh qui – kem xốp.
Tại Hà nội hiện nay còn XN bánh mỳ và XN gia vị thực phẩm.
1.2 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA CÔNG TY

1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty:
Theo giấy phép kinh doanh cấp ngày 19/9/1994 Công ty bánh kẹo Hải Châu
có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh những mặt hàng chủ yếu sau:
- Các sản phẩm bánh kẹo
- Các sản phẩm bột gia vị
- Các sản phẩm nước uống có cồn và không cồn
- Các sản phẩm mì ăn liền
- Các loại vật tư nguyên liệu, bao bì ngành công nghiệp thực phẩm
1.2.2. Đặc điểm hoạt động – sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần
bánh kẹo Hải châu:
 1.2.2.1. Quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần bánh kẹo
Hải châu
 a. Đặc điểm tổ chức sản xuất – kinh doanh của công ty
 Một số loại sản phẩm của công ty là:
- Bánh bích quy: bánh hương thảo, bánh quy cam, bánh Q+, bánh quy nếp,
bánh quy vani, bánh quy fance......

7



Báo cáo tổng hợp

Đại học kinh tế quốc dân

- Bánh kem xốp: kem xốp 110g, kem xốp 310g, bánh kem xốp elysant, bánh
kem xốp anper....
- Bánh mềm Hà Lan: custard cake.
- Kẹo: kẹo chew, chew taro, kẹo nho nhân café, kẹo cứng...
- Bột canh: bột canh ngon hải châu, bột canh iốt hải châu...
- Hạt nêm: hạt nêm jito, hạt nêm hải châu...
- Bánh mỳ: bánh mỳ hastar, bánh mỳ bơ ruốc...
Đáp ứng nhu cầu chuyên môn hoá sản xuất, quản lý sản xuất được chặt chẽ,
công ty hiện nay có bốn xí nghiệp và một phân xưởng trực tiếp tham gia sản xuất
gồm :
+Xí nghiệp Qui – Kem xốp: Gồm một dây chuyền Đài loan sản xuất bánh
quy, các loại lương khô và một dây chuyền sản xuất bánh kem xốp các loại.
+ Xí nghiệp bánh kẹo cao cấp: Gồm một dây chuyền Hiện đại của Đức sản
xuất kẹo cứng, kẹo chew và một dây chuyền cuar Hà lan sản xuất bánh custard.
+Xí nghiệp gia vị thực phẩm: Gồm một dây chuyền sản xuất bột canh và
một dây chuyền sản xuất bột nêm.
+ Xí nghiệp bánh mỳ: gồm một dây chuyền sản xuát bánh mỳ và một dây
chuyền sản xuất sôcôla.
Ngoài ra, còn có phân xưởng cơ điện chuyên sửa chữa, bảo dưỡng máy móc
đảm bảo hệ thống điện trong công ty được hoạt động liên tục,
Các phân xưởng làm việc theo ca, mỗi ca đều có trưởng ca chịu trách nhiệm
chung toàn bộ công việc diễn ra trong ca sản xuất
Ngoài các tổ sản xuất, mỗi Xí nghiệp đều có bộ phận quản lý gồm:
+ Giám đốc xí nghiệp: Phụ trách chung hoạt động sản xuất của xí nghiệp
+ Các phó giám đốc xí nghiệp: Hỗ trợ giám đốc trong việc quản lý xí nghiệp
+ Nhân viên kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về quy trình kỹ thuật và công nghệ

sản xuất
+Nhân viên thống kê: Ghi chép số liệu phục vụ cho việc cung cấp số liệu
cho phòng tài chính – kế toán công ty

8


Báo cáo tổng hợp

Đại học kinh tế quốc dân

+ Thủ kho xí nghiệp: Chịu trách nhiệm theo toàn bộ số liệu nhập, xuất tồn
kho vật tư nguyên liệu trong phạm vi xí nghiệp.
b. Đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty:
Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu thuộc loại hình doanh nghiệp công
nghiệp sản xuất, thực hiện hoạt động sản xuất chế biến thực phẩm. Với nguyên liệu
chính được sử dụng là các loại nguyên liệu như: bột mì, đường, sữa, dầu
shorterning, tinh dầu các loại,… để tạo ra các sản phẩm của Công ty.
Quá trình sản xuất ở các dây chuyền này đều là sản xuất hàng loạt, chu kỳ
sản xuất ngắn, , sản lượng ổn định, sản phẩm dở dang gần như không có. Các dây
chuyền sản xuất của Công ty đều có những đặc trưng riêng biệt. Dưới đây là quy
trình công nghệ một số sản phẩm chủ yếu:
Quy trình sản xuất bột canh
Bột canh Hải Châu là sản phẩm bột canh được tiêu thụ nhiều nhất trên thị
trường. Đây là thương hiệu đã được khẳng định nhiều năm trên thị trường. Sản
phẩm cũng lả một trong những thế mạnh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu.
Có được điều đó là do Công ty đã có được công nghệ sản xuất hợp lý làm chất
lượng sản phẩm được nâng cao.
Quy trình sản xuất Bột canh Hải Châu gồm các bước cơ bản sau: Đầu tiên là
khâu Rang muối, xay hạt tiêu, mỳ chính. Những nguyên liệu này phải được rang, xay ở

một tiêu chuẩn nhất định. Sau đó, chúng được cân lên với một trọng lượng, tỷ lệ quy
định và trộn đều với nhau. Tiếp đó, sẽ được đóng gói thành sản phẩm bột canh.
Quy trình trên được khái quát bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ 01: Quy trình công nghệ sản xuất bột canh
Rang muối

Xay hạt tiêu

Cân
nguyên
liệu và
pha trộn
đều

Mỳ chính

9

Bao

gói

Nhập
kho
thành
phẩm


Báo cáo tổng hợp


Đại học kinh tế quốc dân

Qui trình sản xuất bánh qui:
Qui trình sản xuất bánh qui gồm các bước sau: Đầu tiên là khâu chuẩn bị
nguyên liệu, các nguyên liệu đường,bột mỳ, sữa, dầu shorterning, tinh dầu ….được
cân đong theo công thức sản xuất rồi được đổ vào máy trộn, trộn đều với nhau theo
thời gian qui đính sau đó được đưa vào máy cán tạo hình theo khuôn mẫu của từng
loại sản phẩm. Tiếp đó đưa vào lò nướng theo nhiệt độ và thời gian nhất định, bánh
ra lò qua dây chuyền làm nguội được phân loại và bao gói rồi nhập kho bảo
quản.Qui trình trên được khái quát như sau:
Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ sản xuất bánh quy
Chuẩn bị
nguyên liệu

Trộn

Cán, tạo hình

Nướng

Nhập kho
Bảo quản

Bao gói

Phân loại

Làm nguội

Qui trình sản xuất bánh kem xốp

Ngoài các sản phẩm trên thì sản phẩm bánh kem xốp cũng đang dược ưa
chuộng trên thị trường, sản phẩm luôn gữi được uy tín và chất lượng. Công ty
không ngừng cải tiến mẫu mã và chất lượng sản phẩm lượng sản phẩm này.
Sau đây là qui trình sản xuất kem xốp: Bột mỳ, bột sắn, dầu thực vật và
nước được cân đong theo công thức sau đó đổ vào máy trộn, trộn đều rồi bơm vào
khuôn và cho nướng tạo ra bánh đa.
Cùng lúc đó các loại nguyên liệu: đường, dầu shoterning, tinh dầu, hương
liệu đư vào máy đánh kem tạo ra kem. Bánh đa được chuyển sang phết kem sau đó
qua khâu cắt tạo hình theo từng khuôn mẫu của sản phẩm rồi được bao gói tạo ra
thành phẩm nhập kho. Qui trình trên được khái quát như sau:

10


Báo cáo tổng hợp

Đại học kinh tế quốc dân

Sơ đồ 3: Qui trình sản xuất bánh kem xốp
Nguyên
Liệu

Trộn
bột

Nguyên
Liệu

Trộn kem


Nướng

Phết
kem

Cắt
bánh

Thành
phẩm

Bao
gói

Nhập
kho

1.2.2.2. Trang thiết bị công nghệ sản xuất
a. Đánh giá năng lực kinh doanh của công ty:
Thiết bị công nghệ là yếu tố trực tiếp nâng cao chất lượng, cải tyieens mẫu
mã, mở rộng sản phẩm của công ty. Trong những năm gần đây công ty đã đổi mới
công nghệ một số dây chuyền sản xuất kẹo hiện đại nhằm sản xuất ra những sản
phẩm có chất lượng cao, tăng năng suất.
b. Tình hình trang thiết bị của công ty
Bảng 1. Dây chuyền sản xuất máy móc tại công ty Hải Châu
ST
T

Tên dây chuyền


Số
lượng

Nơi sản xuất

Năm sử
dụng

Công suất

1

Dây chuyền bánh qui
Đài Loan

1

Đài Loan

1991

2.5 tấn/ ca

2

Dây chuyền kem xốp

1

CHLB - Đức


1995

1.6 tấn/ ca

3

Dây chuyền socola

1

CHLB - Đức

2001

0.5 tấn/ ca

4

Dây chuyền bánh mỳ

1

Trung quốc

2010

5

Dây chuyền kẹo cứng


1

CHLB - Đức

1997

2,4 tấn/ ca

Bán tự động

6

Dây chuyền kẹo mềm

1

CHLB - Đức

1997

3 tấn/ ca

Bán tự động

1

Hà lan

2003


1tấn/ ca

Tự động

1
1

Trung quốc
Trung quốc

2010
2002

1 tấn/ ca
10 tấn/ ca

7
8
9

Dây chuyền bánh
custrad
Dây chuyền bột nêm
Dây chuyền bột canh

Trình độ
trang thiết bị
Tự động, bao
gói thủ công

Tự động, bao gói
bán thủ công
Tự động
Bán tự động

Bán tự động
Bán tự động

Nguồn: Phòng kỹ thuật – công ty bánh kẹo Hải Châu

11


Báo cáo tổng hợp

Đại học kinh tế quốc dân

Do trang thiết bị cũ, lạc hậu nên công ty đã có chế độ sửa chữa máy móc, thiết
bị đại tu 3 năm/lần, trung tu 1 năm/lần, bảo đảm sự hoạt động liên tục và bền lâu
của trang thiết bị
1.3 TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH
DOANH CỦA CÔNG TY:
Sơ đồ 4: Tổ chức Bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu
Đại hội đồng cổ
đông

Ban kiểm soát

Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc


Phó tổng giám đốc
máy móc TB

P. Kế
hoạch
vật tư

Phó tổng giám đốc
kinh tế

Phòng
XDCB

Phòng
Kế toán
- tài vụ


nghiệp
qui kem
xốp

Chi
nhánh
Hà Nội

Phó tổng giám đốc
kỹ thuật



nghiệp
bánh kẹo
cao cấp

Chi
nhánh
Việt Trì

Chi
nhánh
Hải
Dương

Phòng
Tổ chức

XN gia
vị thực

phẩm

Chi
nhánh

Nam

Phó tổng giám đốc
Kinh doanh


P. KD thị

P.Kỹ
thuật


nghiệp
bánh mỳ

Chi
nhánh
Nghệ
An

Phân
xưởng

điện

Chi
nhánh
Đà
Nẵng

Chi
nhánh
TP Hồ
Chí
Minh


(Nguồn: phòng tổ chức)

12


Báo cáo tổng hợp

Đại học kinh tế quốc dân

1.3.1.Bộ máy quản lý
Cơ cấu quản lý của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu được tổ chức theo
kiểu trực tuyến chức năng, thi hành chế độ một thủ trưởng ở tất cả các khâu. Mọi
công nhân viên và các phòng ban đều chấp hành mọi mệnh lệnh của tổng giám đốc.
Tổng giám đốc có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất ở công ty. Các phòng ban có
nhiệm vụ tham mưu cho tổng giám đốc, chuẩn bị quyết định, theo dõi, kiểm tra
giám sát, hướng dẫn các bộ phận thực hiện các quyết định của tổng giám đốc theo
đúng chức năng của mình. Mối quan hệ giữ các phòng ban là mối quan hệ ngang
cấp.
Để phù hợp với quy mô ngày càng lớn mạnh và sự phát triển vượt bậc của
mình, công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu được tổ chức theo hướng năng động về
kinh doanh, chuyên môn hóa về công nghệ, giải pháp, dịch vụ.
Ban lãnh đạo công ty
+ Hội đồng Quản trị
- Ông Nguyễn Đình Khiêm, Chủ tịch
- Ông Ngô Văn Long, Uỷ viên
- Bà Phạm Thị Mai Hương, Uỷ viên
- Bà Lê Thị Thủy, Uỷ viên
- Bà Trần Thị Lệ Châm, Ủy viên
+ Ban điều hành ( Ban giám đốc)
- Ông Nguyễn Đình Khiêm, Tổng Giám đốc

- Bà Phạm Thị Mai Hương, Phó Tổng Giám đốc kiêm Kế toán trưởng
- Bà Lê Thị Thủy, Phó Tổng Giám đốc kinh doanh
- Bà Hồ Thị Thanh Thuỷ, Phó Tổng Giám đốc kỹ thuật
- Ông Nguyễn Trọng Đồng, Phó Tổng Giám đốc kỹ thuật
+ Ban Kiểm soát:
- Bà Bà Nguyễn Thị Hồng Hải – Trưởng ban
- Bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, Ủy viên
- Bà Ngô Thu Hồng, Ủy viên

13


Báo cáo tổng hợp

Đại học kinh tế quốc dân

+ Có 2 cấp quản lý của Doanh nghiệp:
+ Cấp 1: Cấp công ty (bao gồm: Tổng Giám đốc, phóTổng giám đốc kế
hoạch sản xuất kinh doanh và các phòng ban chức năng).
+ Cấp 2: Cấp xí nghiệp :Mô hình tổ chức quản lý của Công ty cổ phần phát
triển công nghệ mới theo kiểu trực tuyến chức năng.
1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận quản lý:
a.Ban giám đốc
+ Tổng giám đốc
Tổng giám đốc do đại hội đồng cổ đông bổ nhiệm. Là người chỉ huy cao nhất
trong doanh nghiệp, có nhiệm vụ quản lý toàn diện mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty; điều hành hoạt động của công ty theo đúng mục tiêu, chiến lược
phát triển của công ty đã đề ra, thay mặt công ty chịu trách nhiệm trước nhà nước,
hội đồng quản trị và các cổ đông về toàn bộ hoạt động của mình.
+ Phó Tổng giám đốc kiêm kế toán trưởng

Có nhiệm vụ phụ trách trực tiếp và điều hành phòng Tài chính – kế toán.
Theo dõi đề xuất các biện pháp quản lý về tài chính và bảo toàn vốn của doanh
nghiệp. Tham gia cùng Tổng giám đốc chỉ đạo điều hành các khâu hoạch toán quản
lý điều hành hoạt động tài chính, tiền vốn cổ phần cổ phiếu. lập kế hoạc tài chính
vốn, phụ trách và ký các hợp đồng tròng lĩnh vực tài chính. Đề xuất kế hoạch chi
tiêu.
+ Hai Phó giám đốc kỹ thuật:
Thay mặt Tổng giám đốc chỉ đạo, điều hành sản xuất toàn công ty. Phụ trách
công tác kỹ thuật thiết bị, tổ chức nghiên cứu phương án bổ xung, cải tiến thiết bị,
máy móc.
Chỉ đạo rà soát kế hoạch quản lý , sửa chữa thiết bị máy móc.
Quản lý về quy trình công nghệ, nghiên cứu sản phẩm mới, thiết kế hay cải
tiến mẫu mã bao bì. Giúp tổng giám đốc lãnh đạo về mặt sản xuất hay cố vấn khắc
phục những vướng mắc từ phòng kỹ thuật trong quá trình sử dụng máy móc thiết bị,
trình giám đốc và cố vấn giám đốc giải quyết những hư hỏng từ quá trình sản xuất.

14


Báo cáo tổng hợp

Đại học kinh tế quốc dân

Phụ trách và chỉ đạo lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm. Chỉ dạo công tác
xay dựng các định mức kỹ thuật tiêu hao NVL.
Phụ trách công tác xây dựng, thực hiện chương trình quản lý chất lượng ISO
và chỉ đạo thực hiện áp dụng hệ thống ISO 9001-2008
* Phó giám đốc kinh doanh:
Phụ trách, quản lý điều hành hoạt động kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, xây
dựng chiến lược phát triển thị trường trong nước và nước ngoài. Được Tổng giám

đốc Ủy quyền ký các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm và hợp đồng mua bán hàng kinh
doanh ngoài
b. Các phòng ban:
*Phòng tổ chức lao động:
Tham mưu cho ban Giám đốc về các mặt tổ chức, công tác tổ chức cán bộ, lao
động tiền lương
- Soạn thảo nội quy, quy chế quản lý, các quyết định, công văn và chỉ thị
-Điều động, tuyển dụng lao động
- Công tác đào tạo
- Công tác BHLD
- Giải quyết các chế độ, chính sách về lao động
* Phòng kỹ thuật:
- Tham mưu cho Ban Giám đốc điều hành các công tác khoa học kỹ thuật, an
toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường.
- Công tác tiến bộ kỹ thuật
- Quản lý và xây dựng kế hoạch, lịch tu sửa thiết bị
- Quản lý quy trình kỹ thuật và quy trình công nghệ sản xuất
- Tham gia đào tạo công nhân kỹ thuật an toàn
- Nghiên cứu các mặt hàng mới mẫu mã bao bì
- Soạn thảo các chương trình quy phạm
- Giải quyết các sự cố máy móc công nghệ sản xuất
* Phòng tài vụ:
- Tham mưu cho Giám đốc về công tác quản lý tài chính kế toán.

15


Báo cáo tổng hợp

Đại học kinh tế quốc dân


- Các kế hoạch tổng hợp ngắn hạn (1 năm), dài hạn và kế hoạch tác nghiệp.
- Theo dõi và tập hợp số liệu về kết quả sản xuất kinh doanh bàng nghiệp vụ
kế toán. Xác lập tính hiệu quả của hệ thống tài chính Công ty.
- Theo dõi công nợ và thanh toán đúng các khoản tiền vay, các khoản phải
thu, phải trả trong nội bộ Công ty và các đối tác kinh doanh.
- Tính toán nộp đúng cac khoản phải nộp vào ngân sach nhà nước, trích nộp
các quỹ tài chính sử dụng trong công ty theo đúng chế độ hiện hành.
- Lập và gửi báo cáo đúng thời hạn các văn bản tài chính, thống kê, quyết toán.
* Phòng hành chính: Tham mưu cho ban Giám đốc các mặt sau:
- Công tác hành chính quản trị
- Công tác đời sống
- Công tác y tế, sức khoẻ
* Phòng kế hoạch Vật tư: Tham mưu cho Ban Giám đốc các mặt sau:
- Kế hoạch tổng hợp ngắn hạn, dài hạn
- Kế hoạch giá thành
- Điều độ sản xuất
- Cung ứng vật tư và nguyên liệu
* Phòng xây dựng cơ bản:
- Tham mưu cho Ban Giám đốc thực hiện công tác xây dựng cơ sở hạ tầng,
sửa chữa...
Ngoài ra, Công ty có bảy chi nhánh ở khắp các tỉnh thành trên cả nước, năm
xí nghiệp sản xuất, một phân xưởng phụ đó là phân xưởng cơ điện: có nhiệm vụ
sửa chữa, bảo dưỡng máy móc của 6 phân xưởng sản xuất chính. Toàn bộ các chi
phí phát sinh của phân xưởng cơ điện như chi phí nhân công , nguyên vật liệu, công
cụ dụng cụ… dùng để sửa chữa máy móc thiết bị phân xưởng sản xuất chính được
hạch toán vào TK 627 chung cho các phân xưởng.
* Các xí nghiệp: là nơi trực tiếp sản xuất ra các loại sản phẩm theo kế hoạch
của Công ty.
* Các chi nhánh: là nơi tiêu thụ, phát triển thị trường cho các sản phẩm của

Công ty.

16


Báo cáo tổng hợp

Đại học kinh tế quốc dân

1.4. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA
CÔNG TY:
1.4.1. Kết quả kinh doanh của công ty:
Là một trong những công ty hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất
bánh kẹo thực phẩm qua bao bước thăng trầm của nền kinh tế nước nhà,với trên 40
năm không ngừng phát triển liên tục,công ty đã đạt được một số kết quả nhất định.
Bảng 2: Bảng tóm tắt tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty
So Sánh
TT

CHỈ TIÊU

1

Doanh thu thuần bán hàng

2

Các khoản giảm trừ

3


Năm 2010

Năm 2011

388.169.062.801 425.045.123.768

Tuyệt đối

Tỷ lệ
(%)

36.876060.967

9.5

59.755.369

15.3

Doanh thu thuần bán hàng

387.778.805.814 424.595.111.412 36.818.305.598

9.5

4

Giá vốn hàng bán


343.776.482.845 375.738.139.124 31.961.656.279

9.3

5

Lợi nhuận gộp tiêu thụ

6

Doanh thu hoạt động tài chính

7
8
9

390.256.987

450.012.356

44.002.322.969

48.856.972.288

4.854.649.319

11

452.456.251


508.000.586

55.544.335

12.3

Chi phí tài chính

10.476.258.752

11.562.358.938

1.086.100.186

10.37

14.358.259.287
10.789.256.254

17.287.125.342
9.625.589.363

2.928.866.055
-1.163.666.891

20.4
-10.78

10


Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Lợi nhuận thuần từ hoạt
động KD

8.831.004.960

10.889.899.231

2.058.894.304

23.3

11

Thu nhập khác

1.150.256.368

1.395.259.342

245.002.974

21.3

12

Chi phí khác

956.056.257


1.069.258.241

113.201.984

11.84

13

Lợi nhuận khác

294.200.111

326.001.101

31.800.990

10.81

14

Tài sản ngắn hạn

97.216.980.320 113.736.002.152 16.519.021.832

16.99

15

Tài sản dài hạn


136.309.275.555 131.723.256.637

-4.586.018.918

-3.36

16

Tổng nguồn vốn
Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế
Lợi nhuận sau thuế thu
nhập DN
Thu nhập bình quân

233.526.255.875 245.459.258.789 15.933.002.914

5.12

17
18
19

9.125.205.071

11.215.900.332

2.090.995.261


22.9

6.843.903.803
4.550.000

8.411.925.249
4.920.000

1.568.021.446
370.000

22.9
8.13

(Số liệu do phòng tài chính kế toán công ty cung cấp)

17


Báo cáo tổng hợp

Đại học kinh tế quốc dân

Trên đây là tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong
2 năm 2010 và 2011.Theo bảng số liệu ta nhận thấy rằng tốc độ và quy mô phát
triển của công ty ngày càng tăng cao được thể hiện qua các chỉ tiêu:
- Chỉ tiêu lợi nhuận: lợi nhuận từ hoat động kinh doanh của công ty trong năm
2011 đạt 10.889.899.231 đ , tăng so với năm 2010 là 2.058.894.304 đ,tương đương
là 23.3%.Chỉ tiêu lợi nhuận cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty rất
có hiệu quả trong thời gian qua.Có được kết quả đó là do công ty đã đầu tư nhiều

máy móc trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn, đội
ngũ công nhân lành nghề tạo thuận lợi cho hoạt động của công ty từ việc tăng doanh
thu đến giảm thiểu các chi phí mang lại hiệu quả cao trong sản xuất.
- Chỉ tiêu thu nhập bình quân: Thu nhập bình quân của người lao động 2009
tăng so với 2010 là 370.000đ tương đương 8.13% trong khi đó số lao động giảm
120 người (810 người năm 2010 xuống 690 người năm 2011).Chỉ tiêu này cho thấy
một thực tế là thu nhập của người lao động tăng lên trong khi số lao động giảm
xuống là kết quả thu được trong việc mạnh dạn đầu tư máy móc hiện đại, giảm lao
động thủ công ,hạ thấp chi phí, giảm gía thành sản phẩm.Từ đó ổn định và từng
bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động.
1.4.2. Tình hình vốn, tài chính
Vốn là một trong những yếu tố quyết định năng lực sản xuất kinh doanh của
công ty. Vốn của công ty tăng lên rất nhanh trong những năm qua. Theo quyết định
thành lập doanh nghiệp Nhà nước và giấy phép kinh doanh của công ty ngày
29/9/1997 và ngày 9/11/1994 thì vốn điều lệ của công ty là 30 tỷ đồng. Hiện nay
tổng số vốn cố định của công ty khoảng 60 tỷ đồng và tổng vốn lưu động khoảng 7
tỷ đồng.
Trong 60 tỷ đồng vốn cố định, thì vốn do Nhà nước cấp khoảng 4 tỷ đồng,
vốn tự có của công ty khoảng 13.5 tỷ đồng, vốn vay từ tổng công ty khoảng 22 tỷ
đồng, vốn vay ngân hàng khoảng 20,5 tỷ đồng
Mặc dù vốn cuả công ty tăng rất nhanh nhưng chúng ta dễ dàng nhận thấy tỷ
lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu là hơn hai lần. Đó là một điều khá nguy hiểm , hơn

18


Báo cáo tổng hợp

Đại học kinh tế quốc dân


nữa, vốn vay của công ty đầu tư vào tài sản cố định có thời gian thu hồi vốn lâu nên
mức độ rủi ro là rất cao. Mặt khác, công ty phải trả lãi chi vốn vay cao nên mặc dù
doanh thu hàng năm tăng nhanh nhưng lợi nhuận phát sinh tăng rất chậm. Đây là
một bất lợi cho khả năng tăng thêm lượng vốn tự có của công ty
Vốn ít lại bị các đại lý, người mua trả chậm, nên công ty rất khó khăn trong
việc nắm bắt các cơ hội xuất hiện trên thị trường, đầu tư mở rộng công nghệ sản
xuất, mở rộng sản phẩm làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty. So với các đối
thủ cạnh tranh, đặc biệt là các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài thì năng lực
về vốn của công ty còn nhiều hạn chế. Đó là điểm yếu của công ty trong việc mở
rộng thị phần

19


Báo cáo tổng hợp

Đại học kinh tế quốc dân

PHẦN 2: TỔ CHÚC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU
2.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CÔNG TY

Bộ máy công tác kế toán của Công ty được tổ chức theo từng lĩnh vực theo
mô hình trực tuyến, chức năng. Cách thức tổ chức bộ máy kế toán trong Công ty
phù hợp với quy mô doanh nghiệp, loại hình sản xuất với địa bàn quản lý tập trung.
Điều đó giúp cho lãnh đạo Công ty có thể nắm bắt được chính xác kịp thời toàn bộ
thông tin. Cơ sở để xây dựng bộ máy kế toán cũng như hình thành bộ máy nhân sự
của Phòng kế toán - tài vụ là các phần hành kế toán.
Theo hình thức này toàn bộ công tác kế toán trong công ty được tiến hành một
cách tập trung tại phòng kế toán của Công ty. Tại các xí nghiệp không có bộ máy kế

toán mà chỉ có các nhân viên kinh tế, có nhiệm vụ thống kê các hoạt động xí nghiệp
của sau đó gửi lên phòng kế toán của Công ty để ghi vào sổ và tÍnh giá thành sơ bộ.
Sơ đồ 5: Bộ máy kế toán của công ty
Kế toán trưởng
trưởng phòng TC-KT

Phó phòng tài vụ kiêm
kế toán giá thành, tiêu thụ

Kế
toán
công
nợ, giá
thành
SP

Kế
toán
tiền
mặt

Phó phòng tài vụ – kế toán
tổng hợp

Kế
toán
tiền
lương
& BH


Kế
toán
tiền
gửi NH

20

Kế
toán
NVL
CCDC

Thủ
quỹ


Báo cáo tổng hợp

Đại học kinh tế quốc dân

Đứng đầu là Kế toán trưởng: Bà Phạm Thị Mai Hương, tốt nghiệp Học viện
Tài chính năm 1982, khoa Kế toán, chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp, hệ Chính
quy. Bà đã có kinh nghiệm công tác trong vai trò kế toán 28 năm. Bà đã học qua các
lớp bồi dưỡng chính trị…. Hiện bà là kế toán trưởng kiêm Phó tổng giám đốc kinh
doanh của Công ty. Bà là người trực tiếp phụ trách Phòng kế toán - tài vụ của Công
ty, chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên và Tổng giám đốc Công ty về
các vấn đề có liên qan đến tình hình tài chính, công tác kế toán của Công ty. Có
nhiệm vụ quản lý, điều hành và thực hiện công tác kế toán tài chính theo hoạt động
chức năng chuyên môn, chỉ đạo công tác quản lý sử dụng vật tư, tiền vốn trong toàn
Công ty theo đúng chế độ tài chính do Nhà nước ban hành.

Giúp việc cho Kế toán trưởng là Phó phòng kế toán ( kiêm kế toán tổng
hợp): do chị Khúc Minh Phương phụ trách. Chị tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế
quốc dân, chuyên ngành kế toán tổng hợp, hệ chính quy. . Hiện nay bà là Phó
phòng kế toán của Công ty, đảm nhiệm kế toán tổng hợp..Bà có nhiệm vụ là hàng
tháng căn cứ vào Nhật ký chung để vào sổ tổng hợp, sổ cái các tài khoản có liên
quan, lập Bảng cân đối số phát sinh và các Báo cáo tài chính khác theo đúng quy
định của Nhà nước, cùng với Kế toán trưởng quyết toán cũng như thanh tra, kiểm
tra công tác kế toán của Công ty.
Phó phòng kế toán kiêm giá thành, tiêu thụ sản phẩm: do chị Hà Thị
Phương Thảo đảm nhiệm. Chị có nhiệm vụ theo dõi tình hình tài chính và tiêu thụ
sản phẩm của các chi nhánh.
Các nhân viên kế toán phần hành bao gồm:
Kế toán tiền mặt: do chị Phạm Kim Tuyết phụ trách. Chị tốt nghiệp trường
Đại học Thương mại năm 2005, khoa Kế toán, hiện chị đang học thêm Văn bằng hai
trường Đại học Ngoại thương - Hà Nội. Chị theo dõi tình hình thu - chi, sử dụng quỹ
tiền mặt hàng ngày của Công ty, tiến hành thanh toán với người mua, người bán; thanh
toán các khoản lương cho cán bộ công nhân viên trong Công ty và theo dõi thanh toán
với Ngân sách nhà nước. Kế toán tiền mặt phản ánh tình hình và sự biến động của các
loại tiền mặt tại quỹ của Công ty bằng việc sử dụng sổ quỹ tiền mặt.

21


Báo cáo tổng hợp

Đại học kinh tế quốc dân

Kế toán tiền gửi ngân hàng và tài sản cố định và xây dựng cơ bản: Anh
Nguyễn Hữu Phi phụ trách.anh tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế quốc dân, chuyên
ngành kế toán tổng hợp, hệ chính quy. Anh phụ trách theo dõi tình hình của các

khoản tiền gửi, tiền vay, các khoản tiền phải nộp bằng Uỷ nhiệm chi của Công ty để
lên sổ chi tiết tiền gửi, tiền vay. Theo dõi tình hình thanh toán của Công ty với
khách hàng, nội bộ Công ty thông qua tài khoản tiền gửi tại các Ngân hàng; theo dõi
tình hình tăng giảm tài sản cố định trong Công ty; trích lập khấu hao và lên sổ sách
liên quan. Anh cũng theo dõi, hạch toán quá trình đầu tư xây dựng cơ bản, tham gia
vào công tác quyết toán công trình xây dựng.
Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: do chị Giang phụ trách. Chị tốt
nghiệp trường, Đại học Thương mại khoa kế toán. Công việc của chị là hàng ngày
căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho nguyên vật liệu, để vào sổ chi tiết vật tư,
đồng thời thực hiện kế hoạch hạch toán các nghiệp vụ có liên quan đến nhập - xuất tồn nguyên vật liệu. Định kỳ, tiến hành kiểm kê kho cùng với thủ kho để đối chiếu
số liệu trên sổ sách và thực hiện tại kho.
Kế toán tiền lương: do chị Nguyễn Thị Lục phụ trách.Chị tốt nghiệp Đại học
Thương Mại, khoa Kế toán. Chị có nhiệm vụ căn cứ vào Bảng tổng hợp thanh toán
lương và phụ cấp do tổ nghiệp vụ các xí nghiệp, các phòng ban chức năng, từ đó lập
bảng tính và phân bổ các khoản trích theo lương. Đồng thời, cô cũng theo dõi tình
hình tạm ứng của nhân viên trong Công ty.
Kế toán phụ trách công nợ, tiêu thụ và tính giá thành: do chị Trịnh
Quỳnh Dung phụ trách. Chị theo dõi các khoản công nợ, tình hình thanh toán công
nợ với các nhà cung cấp và các khách hàng, theo dõi tình hình tiêu thụ, cung cấp số
liệu một cách kịp thời cho kế toán tổng hợp.
Ngoài sáu kế toán viên nêu trên, phòng Kế toán của Công ty còn có một Thủ
quỹ là chị Nguyễn Hằng Chung. Chị có nhiệm vụ quản lý thu chi tiền mặt. Hàng
ngày căn cứ vào chứng từ gốc như phiếu thu, phiếu chi, thủ quỹ xuất tiền mặt hoặc
nhập quỹ, sau đó ghi sổ quỹ phần thu, phần chi tiền đó, cuối ngày đối chiếu với kế
toán tiền mặt. Khi có yêu cầu của cấp trên, thủ quỹ cùng các bộ phận có liên quan

22


Báo cáo tổng hợp


Đại học kinh tế quốc dân

tiến hành kiểm kê quỹ tiền mặt hiện có và chịu trách nhiệm về mọi trường hợp thừa
thiếu quỹ tiền mặt của Công ty.
2.2. TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH
KẸO HẢI CHÂU

2.2.1.Các chính sách kế toán chung
Tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu áp dụng hình thức kế toán trên máy
vi tính và ghi sổ theo hình thức ''Nhật ký chung'' (áp dụng theo quyết định 15/2006
QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính). Bên cạnh đó, Công ty sử dụng phần
mềm kế toán Vietsun - Accounting để thực hiện công tác kế toán nhanh chóng,
chính xác, đạt hiệu quả cao. Phần mềm này đã được Công ty sử dụng từ năm 2006.
Toàn bộ sổ sách kế toán đều được ghi chép theo hình thức này và theo đúng quy
định của chuẩn mực kế toán. Công ty là một doanh nghiệp có quy mô vừa nên đã
kết hợp kết hợp kế toán thủ công với kế toán máy, sử dụng hình thức ghi sổ là Nhật
ký chung để đảm bảo yêu cầu cung cấp thông tin cần thiết.
- Đồng tiền sử dụng trong hạch toán là Việt nam đồng.

- Niên độ kế toán của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu bắt đầu từ ngày
01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 của năm báo cáo.
- Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu hạch toán thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ.
- Nguyên tắc và phương pháp quy đổi tiền tệ theo tỷ giá của ngân hàng nhà
nước việt nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
- Công tác tổ chức hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
thường xuyên.
- Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định : theo phương pháp đường
thẳng.

- Công ty áp dụng phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập để
tính trị gía nguyên vật liệu xuất kho.
- Hệ thống tài khoản áp dụng theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006
của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

23


×