Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

tiểu-luận-tư-tưởng-HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (627.65 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUN
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN
Mơn học: Tư tưởng Hồ Chí Minh
TÊN ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
ĐỒN KẾT DÂN TỘC VÀ ĐỒN KẾT QUỐC TẾ TRONG
PHỊNG, CHỐNG DỊCH COVID – 19 HIỆN NAY
Sinh viên :
Lớp

:

Mã SV

:

Nghành

:

Đắk Lắk, tháng 09, năm 2021


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Năm 2020 là một năm khó khăn và đầy thử thách đối với các quốc gia trên
toàn thế giới. Tất cả đang đối mặt với đại dịch COVID-19 được xem như


thảm họa toàn cầu mà nhân loại đang phải đối diện. Đại dịch này đã tác động
toàn diện đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,
y tế, giáo dục, tôn giáo... Ngày 31/01/2020, WHO tuyên bố tình trạng khẩn
cấp tồn cầu đối với dịch viêm phổi cấp do vi-rút Cô-rô-na chủng mới gây ra.
Ngày 11/3/2020, tổ chức Y tế thế giới chính thức cơng bố dịch COVID-19 do
vi-rút Cơ-rơ-na chủng mới (SARS-CoV-2) là đại dịch tồn cầu.
Ở Việt Nam ta, với phương châm “chống dịch như chống giặc” Đảng, Nhà
nước và nhân dân ta đã chung sức, chung lịng; thành cơng đẩy lùi 3 làn sóng
Covid. Có được tinh thần và chiến thắng ấy, một phần là nhờ vào sức mạnh
đại đoàn kết dân tộc của Đảng và nhân dân ta. Có lẽ đối với mỗi người dân
Việt Nam chúng ta đều thấm nhuần trong mình tư tưởng về đại đoàn kết dân
tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để rồi mỗi khi có xâm lăng, tinh thần ấy lại kết
thành một làn sóng mạnh mẽ đánh đuổi qn xâm lược. Khơng chỉ có được sự
đồn kết của dân tộc mà cịn có đồn kết của bạn bè quốc tế, luôn giúp đỡ
Việt Nam trong việc cung cấp Vacxin, giúp người dân có một sức khỏe tốt để
chống lại sự tấn công của virut. Trong bối cảnh hiện nay, khi mà “giặc
Covid” một lần nữa lại tấn cơng Việt Nam, thì hơn bao giờ hết, tư tưởng Hồ
về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế chính là vũ khí mạnh mẽ và lợi
hại mà chúng ta có để qt sạch Cơ-Vy ra khỏi bờ cõi. Vậy Đảng Nhà nước và
nhân dân ta sẽ vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết dân tộc và
đoàn kết quốc tế như thế nào để phịng chống đại dịch Covid lần thứ 4 tấn
cơng vào Việt Nam?
Đó chính là lý do, tiểu luận chọn nghiên cứu đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về
đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế và vận dụng vào cơng tác phịng
chống đại dịch Covid 19 ở Việt Nam hiện nay.
3


2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận của đề tài: Tiểu luận nghiên cứu tầm quan trọng, hình thức

tổ chức, nguyên tắc, phương pháp của đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc
tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Chỉ rõ thực trạng dịch bệnh Covid 19. Từ đó,
vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết dân tộc vào cơng tác phịng
chống dịch bệnh Covid 19 ở nước ta hiện nay.
3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết dân tộc và
đồn kết quốc tế và vận dụng vào cơng tác phịng chống đại dịch Covid 19 ở
Việt Nam hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu: Từ tháng 3/2020 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài được tiến hành dựa trên cơ sở lý luận của tư tưởng Hồ
Chí Minh. Đồng thời dựa trên quan điểm, chủ chương, phương hướng nhiệm
vụ của Đảng, các chỉ thị, quyết định của Chính Phủ về cơng tác phịng chống
dịch bệnh Covid 19 ở nước ta hiện nay.
Ngồi ra, tiểu luận cịn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phương
pháp khảo cứu tài liệu, tổng kết thực tiễn, phương pháp logic, thống kê, so
sánh, đánh giá nhằm phục vụ đề tài.
5. Kết cấu tiểu luận
Mở đầu
Nội dung:
Chương 1: Cơ sở lý luận tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết dân tộc và
đồn kết quốc tế
Chương 2: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn
kết quốc tế vào cơng tác phịng chống dịch bệnh Covid 19 ở Việt Nam hiện nay
Kết luận
Tài liệu tham khảo

4



CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
ĐẠI ĐỒN KẾT DÂN TỘC VÀ ĐỒN KẾT QUỐC TẾ
1.1.

Cơ sở lý luận về tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc

1.1.1. Tầm quan trọng của đại đoàn kết dân tộc
Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành
cơng của cách mạng
Đồn kết làm nên sức mạnh, là kim chỉ nam giúp cho nhân dân ta giành được
những thắng lợi to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đại đoàn
kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, cơ bản, nhất quán và lâu dài,
xun suốt tiến trình cách mạng Việt Nam.
Đồn kết và sự thành công của cách mạng là mối quan hệ gắn bó hữu cơ với
nhau, có đồn kết thì mới có thành cơng. Người đã từng nói:
“Đồn kết, đồn kết, đại đồn kết
Thành cơng, thành cơng, đại thành cơng”
Đồn kết quyết định đến thành cơng, là then chốt, sức mạnh của cách mạng
Việt Nam. Muốn có được thắng lợi, lực lượng, vũ khí thiết bị,… là chưa đủ
mà phải được tổng hợp và quy tụ của cả một hệ thống sức mạnh dân tộc.
Hồ Chí Minh nhiều lần đã nhấn mạnh về luận điểm này trong những bài nói,
bài viết của mình. Người khẳng định, đồn kết có vai trò quan trọng, đưa cách
mạng Việt Nam giành được nhiều thắng lợi to lớn
- Khi nói chuyện với anh chị cơng chức thủ đơ (31/11/1954): Đồn kết là sức
mạnh của chúng ta. Đoàn kết chặt chẽ, chúng ta nhất định sẽ khắc phục được
mọi khó khăn, phát triển thuận lợi, làm trịn mọi nhiệm vụ nhân dân giao phó”
- Trong thư gửi các đơn vị miền Nam ngày 16/12/1954: “ Đồn kết là một lực
lượng vơ địch của chúng ta, để khắc phục mọi khó khăn, giành thắng lợi”
- Khi nói chuyện tại lớp chỉnh huấn của Bộ Quốc Phòng và các lớp Tổng cục
tháng 5/1975: “ Bây giờ còn một điểm rất quan trọng, cũng là điểm mẹ. Điểm

này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt. Đó là đồn kết”

5


Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc
Hồ Chí Minh đã tun bố trước tồn thể nhân dân tộc mục đích của Đảng lao
động Việt Nam trong 8 chữ:
“ ĐOÀN KẾT TỒN DÂN, PHỤNG SỰ TỔ QUỐC”- trích lời kết thúc buổi
ra mắt của Đảng lao động Việt Nam 3/3/195.
Đại đoàn kết dân tộc cần phải được quán triệt trong mọi đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng, trong mọi giai đoạn của cách mạng. Đại đoàn
kết dân tộc cũng là nhu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng do quần
chúng tiến hành.

Hồ Chí Minh nói chuyện
với cán bộ tun truyền
và huấn luyện miền núi
về cách mạng XHCN
1.1.2. Đại đoàn kết dân tộc là đại đồn kết tồn dân
Hồ Chí Minh đề cập đến vấn đề “ dân” và “nhân” một cách rõ ràng, toàn diện
và thuyết phục. Hễ là con người Việt Nam thuộc ròng giống con Rồng cháu
Tiên đều nằm trong khối đại đồn kết dân tộc, khơng phân biệt, tầng lớp, đảng
phái, giai cấp, giàu nghèo, quý tộc, tín ngưỡng,…
Người nói: “Đồn kết của ta khơng những rộng rãi mà cịn lâu dài. Ai có tài,
có đức, có lịng phụng sự Tổ Quốc, phục vụ nhân dân, thì ta kết hợp với họ”.
“dân” và “nhân” trong tư tưởng của Hồ Chí Minh là một tập thể đơng đảo
quần, là chủ thể của khối đại đoàn kết dân tộc.
1.1.3. Hình thức tổ chức của khối đại đồn kết dân tộc
Hình thức tổ chức của khối đại đồn kết dân tộc là mặt trận dân tộc thống nhất

Bác cho rằng: Đại đồn kết dân tộc khơng chỉ dừng lại ở lý luận, tinh thần hay
những lời kêu gọi mà phải biến thành sức mạnh vật chất, lực lượng có tổ chức
6


mặt trận nhân dân. Sức mạnh tổ chức đó chính là mặt trận dân tộc thống nhất.
Sức mạnh của toàn dân tộc chỉ có được khi tập hợp, tổ chức thành một khối
vững chắc, được giác ngộ về mục tiêu chiến đấu và hoạt động theo một đường
lối chính trị đúng đắn trong Mặt trận dân tộc thống nhất.
Mặt trận dân tộc thống nhất là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của nhân dân
ta. Là nơi quy tụ, tập hợp đông đảo các tầng lớp, giai cấp, dân tộc, tôn giáo,
đảng phái, tổ chức, cá nhân yêu nước ở trong và ngồi nước vì mục tiêu độc
lập dân tộc, thống nhất Tổ Quốc, tự do và hạnh phúc của nhân dân.
Mặt trận dân tộc thống nhất ở các thời kì khác nhau phải có cương lĩnh, điều
lệ phù hợp, nhằm đáp ứng yêu cầu của từng thời kì cách mạng. Tất cả đều vì
mục tiêu chung là độc lập, tự do, hạnh phúc cho nhân dân.
Một số nguyên tắc cơ bản về xây dựng và hoạt động của mặt trận dân tộc
thống nhất
Nguyên tắc thứ nhất: Mặt trận dân tộc phải được xây dựng trên nền tảng khối
liên minh cơng- nơng- trí, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đây là nguyên tắc quan
trọng nhất trong hoạt động và tổ chức, làm cho mặt trận thực sự quy tụ được
cả dân tộc, tập hợp được toàn dân, kết hợp thành một khối vững chắc.
Nguyên tắc thứ hai: Phải xuất phát từ mục tiêu vì nước, vì dân, thương dân,
chống áp bức bóc lột. Hồ Chí Minh cho rằng “độc lập mà dân khơng được
hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chả có nghĩa lý gì”. Độc lập, tự do” là
nguyên lý bất di, bất dịch, là ngọn cờ đoàn kết, là mẫu số chung để quy tụ các
tầng lớp, giai cấp, đảng phái, dân tộc, tôn giáo vào trong mặt trận.
Nguyên tắc thứ ba: Mặt trận dân tộc thống nhất phải hoạt động theo nguyên
tắc hiệp thương dân chủ, bảo đảm đoàn kết ngày càng rộng rãi và bền vững.
Mọi vấn đề của mặt trận đều phải được đưa ra để tất cả cùng bàn bạc công

khai, đi đến sự nhất trí cuối cùng, loại trừ mọi sự áp đặt hoặc dân chủ hình
thức. Tất cả các thành viên phải vì lợi ích chung, đặt lợi ích chung lên trên
hàng đầu.

7


Nguyên tắc thứ tư: Mặt trận dân tộc nhất là khối đoàn kết lâu dài, chặt chẽ,
chân thành, thân ái giúp nhau cùng tiến bộ, có sự nhất trí chung về lập trường,
tư tưởng, vừa đoàn kết, vừa đấu tranh, vừa học hỏi cái tốt, phê bình cái xấu.
Phương pháp đại đoàn kết dân tộc
Phương pháp thứ nhất: Phương pháp tuyên truyền vận động giáo dục quần
chúng. Là một phương pháp khoa học, nghê thuật cách mạng, phải tìm tịi,
chọn lọc, đưa ra được những hình thức phù hợp, đúng đắn để thực hiện một
cách hiệu quả tới dân chúng, giúp mọi người gắn bó với nhau hơn. Nội dung
tuyên truyền phải đi đúng hướng với nguyện vọng và quyền lợi của dân
chúng. Hồ Chí Minh đã từng nêu cao vô vàn khẩu hiệu “ Độc lập dân tộc,
người cày có ruộng”, “ Dân tộc trên hết, Tổ Quốc trên hết”,… Đó chính là
những nội dung tun truyền, giáo dục thấm nhuần vào lòng người
Phương pháp thứ hai: phương pháp tổ chức. Phải xây dựng một hệ thống,
phương pháp toàn diện, xây dựng một cách trong sạch, vững mạnh, trí tuệ,
phát triển kinh nghiệm, đề ra hướng đi đúng đắn để dẫn dắt để đạt được mục
tiêu cuối cùng. Thống nhất về cả tư tưởng và hành động. Mặt trận dân tộc
càng thống nhất bao nhiêu thì khối đại đồn kết càng mạnh mẽ bấy nhiêu.
Phương pháp thứ ba: phương pháp xử lý đồng bộ các mối quan hệ nhằm thực
hiện thêm bạn, bớt thù. Đây là phương pháp để xử lý mối tương quan ba chiều
của lực lượng cách mạng, lực lượng trung gian và lực lượng phản cách mạng
1.2. Cơ sở lý luận về tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế
1.2.1. Tầm quan trọng của đoàn kết quốc tế
Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh

thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng Việt Nam
Sức mạnh dân tộc là tổng hợp các yếu tố truyền thống, văn hóa, lịch sử, kinh
tế, chính trị của dân tộc nhằm phát huy lợi thế so sánh trong cuộc đấu tranh
giành độc lập, xây dựng và phát triển đất nước: sức mạnh của chủ nghĩa yêu
nước, sức mạnh tự lực, tự cường, sức mạnh đoàn kết

8


Sức mạnh thời đại là sức mạnh của phong trào thế giới: sức mạnh của sự đồng
tình, sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế.
Đánh giá vai trò đồn kết quốc tế với nước ta, Hồ Chí Minh đã nói: “Có sức
mạnh cả nước một lịng, lại có sự ủng hộ nhân dân thế giới cùng phương pháp
cách mạng thích hợp, nhất định chúng ta sẽ đi đến đích cuối cùng”
Sức mạnh dân tộc chính là yếu tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt
Nam thì đồn kết quốc tế là nhân tố thường xuyên và hết sức quan trọng giúp
cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi hồn tồn.
Thực hiện đồn kết quốc tế nhằm góp phần cùng nhân dân thế giới thực
hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng của thời đại
Thực hiện đoàn kết quốc tế khơng chỉ vì mục tiêu riêng của một quốc gia mà
cịn vì sự nghiệp chung của cả lồi người trong cuộc đấy tranh chống chủ
nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế vì các mục tiêu cách mạng
của thời đại.
Bác chỉ ra rằng: chúng ta khơng chỉ chiến đấu vì độc lập của đất nước mình,
mà cịn vì độc lập của các nước khác, khơng chỉ vì lợi ích của dân tộc mà cịn
vì lợi ích cao cả của thời đại: hịa bình, độc lập, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
Chúng ta cần phải kiến quyết, đấu tranh chống lại mọi biểu hiện của chủ
nghĩa dân tộc vị kỷ, chủ nghĩa Sovanh và mọi thứ chủ nghĩa cơ hội khác
1.2.2. Lực lượng đoàn kết và hình thức tổ chức
Các lực lượng cần đồn kết

Với phong trào cộng sản và công nhân thế giới: là lực lượng lịng cốt của
đồn kết quốc tế. Sự đồn kết giai cấp vô sản với quốc tế là một đảm bảo
vững chắc cho thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản cũng như lực lượng ủng hộ
mạnh mẽ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.
Với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc: Nhằm để làm suy yếu phong
trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Hồ Chí Minh đã kiến
nghị quốc tế cộng sản những biện pháp nhằm làm cho các dân tộc thuộc địa
hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại để chống chủ nghĩa đế quốc
9


Với các lực lượng tiến bộ, những người yêu chuộng hịa bình, dân chủ, tự do và
cơng lý: Hồ Chí Minh tìm ra cách để đồn kết, gắn cuộc đấu tranh độc lập ở
Việt Nam với mục tiêu bảo vệ hịa bình, tự do bình đẳng, tranh thủ sự ủng hộ
của các lực lượng tiến bộ trên thế giới, đẩy mạnh ngoại giao nhân dân, đại
diện và hợp tác với các tổ chức chính trị, văn hóa của nhân dân thế giới, xây
dựng quan hệ hữu nghị, đoàn kết với các lực lượng tiến bộ thế giới.
Hình thức tổ chức
Hồ Chí Minh đã xây dựng nên các mặt trận:
Đối với các dân tộc trên bán đảo Đông Dương: Đông Dương độc lập đồng
minh, Mặt trận đoàn kết Việt – Miên – Lào
Với các nước Châu – Á: Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông
Với các nước thuộc địa: Mặt trận nhân dân Á – Phi đoàn kết với Việt Nam
Với lực lượng tiến bộ thế giới: Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa, Mặt trận
nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam chống đế quốc xâm lược
1.2.3. Nguyên tắc đoàn kết quốc tế
Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích, có tình, có lý
“Có lý” là phải tn thủ những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lenin,
phải xuất phát từ lợi ích chung của cách mạng thế giới.
“Có tình” là sự thơng cảm, tơn trọng lẫn nhau trên tinh thần, tình cảm của

những người cùng chung lý tưởng, cùng chung mục tiêu đấu tranh.
Để đoàn kết quốc tế: Hồ Chí Minh giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội, đoàn kết thống nhất trên nền tảng của chủ nghĩa
Mác-Lênin và chủ nghĩa quốc tế vơ sản, có lý, có tình. Để đảm bảo cho phong
trào cộng sản và công nhân tồn thắng thì đồn kết giữa các Đảng là điều
quan trọng nhất. Thấu hiểu, cảm thơng có tác dụng rất lớn trong việc củng cố
khối đại đoàn kết quốc tế của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Để đoàn kết với các dân tộc trên thế giới: giương cao ngọn cờ độc lập, tự do,
quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Độc lập tự do cho mỗi dân tộc là tư tưởng
nhất quán, thể hiện nhất quán quan điểm có tính ngun tắc: tơn trọng chủ
10


quyền tồn vẹn lãnh thổ, tơn trọng độc lập, quyền tự quyết của các quốc gia
và dân tộc thế giới, đồng thời luôn mong muốn quan hệ hữu nghĩ giữa các
nước dựa trên những cơ sở và nguyên tắc đó.
Để đoàn kết với các lực lượng tiến bộ trên thế giới: giương cao ngọn cờ hịa
bình trong cơng lý. Giương cao ngọn cờ chống chiến tranh xâm lược được bắt
nguồn từ truyền thống hòa hiếu của dân tộc ta kết hợp với chủ nghĩa nhân
đạo cộng sản và những giá trị nhân văn nhân loại. Nó có vai trị cảm hóa, lơi
kéo các lực lượng tiến bộ thế giới đứng về phía nhân dân Việt Nam.
Đồn kết trên cơ sở độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường
Để đoàn kết tốt chúng ta có phải nội lực tốt. Nội lực chính là nhân tố quyết
định. Cịn nguồn lực ngoại sinh chỉ tác động thơng qua nội lực. Hồ Chí Minh
đã luôn nêu cao khẩu hiệu “Tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính”
muốn người ta giúp mình, trước hết mình phải giúp lấy mình trước đã. Để làm
được điều đó Hồ Chí Minh đã chỉ rõ Đảng cần phải có đường lối độc lập, tự
chủ và đúng đắn. Muốn tranh thủ ủng hộ của bạn bè quốc tế, muốn gắn bó
cách mạng Việt Nam với quốc tế thì cần phải đoàn kết trên cơ sở độc lập, tự
chủ, tự lực, tự cường.


11


CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN
KẾT DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ VÀO CƠNG TÁC PHỊNG
CHỐNG ĐẠI DỊCH COVID 19 Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
2.1. Thực trạng dịch bệnh Covid 19 ở Việt Nam hiện nay
Với phương châm “chống dịch như chống giặc”. Việt nam ta với tinh thần chủ
động đã đánh bại nhiều làn sóng Covid tấn cơng với quy mơ lớn. Thành quả
chống dịch của Việt Nam cũng đã được nhiều nước trên thế giới ngưỡng mộ
và đánh giá cao. Tuy nhiên, sau hơn một năm tưởng như đã thành công khống
chế đại dịch, thì đến đầu mùa hè năm 2021, đợt dịch Covid 19 thứ 4 tấn công
vào Việt Nam dữ dội hơn nhiều so với những đợt trước. Hiện nay đã lan rộng
đến 59/63 tỉnh thành phố. Theo các số liệu ước tính, đến nay, đã có hơn
250.000 người nhiễm vius và hơn 5000 ca tử vong.
Số ca nhiễm

Số ca hồi phục

Số ca tử vong
Theo trang thông tin về dịch bệnh viêm
đường hô hấp Covid 19 ( số liệu thống kê
đến ngày 19/8/2021)

5 tỉnh thành phố ghi nhận số ca Covid mắc cao là TP Hồ Chí Minh, Bình
Dương, Bắc Giang, Đồng Nai và Long An.
Sáng 19/8/2021 đã có trên 115.000 ca công bố khỏi bệnh. Tổng số ca tử vong
tính đến cuối ngày 18/8/2021 là 6770 ca.
Về tình hình xét nghiệm

Việt Nam đã thực hiện 210.030 xét nghiệm cho 676.379 lượt người.
12


Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến 19/8/2021 đã thực hiện 8.676.847 mẫu
cho 25.118.695 lượt người.
Về tình hình tiêm vaccine COVID-19
Trong ngày 17/8 có 395.979 liều vaccine COVID-19 được tiêm. Tổng số liều
vaccine đã được tiêm là 15.518.869 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 14.032.444
liều, tiêm mũi 2 là 1.486.425 liều.

2.2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết dân tộc vào cơng
tác phịng chống đại dịch Covid 19 ở Việt Nam hiện nay.
2.2.1 Chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ trong việc huy
động toàn dân tham gia chống dịch
Ngay từ khi xuất hiện những ca bệnh đầu tiên, chúng ta đã xác định đây là
một dịch bệnh có tính chất nguy hiểm và mức độ lây lan lớn.
Chính vì vậy, ngày 29/1/2020 Ban Bí thư đã ban hành cơng văn số 79-CV/TW
gửi các tỉnh, thành phố, các cơ quan Trung ương yêu cầu phải coi phòng,
chống dịch là nhiệm vụ "trọng tâm, cấp bách". Kêu gọi tồn thể nhân dân cả
nước đồng lịng chống dịch.
Ngày 30/3/2020, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng
ra lời kêu gọi nhân dân ta chung sức, chung lòng,
cùng nhau vượt qua khó khăn để chiến thắng đại
dịch. Với tinh thần coi trọng tính mạng, sức khỏe của
con người là trên hết. Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận phịng dịch.
Ngày 17/3/2020 Đồn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam ra Lời kêu gọi "Tồn dân ủng hộ phịng, chống dịch Covid-19".
13



Kết luận số 07-KL/TW ngày 11-6-2021 của Bộ
Chính trị, Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 287-2021 của Quốc hội khóa XV. Nghị quyết số
86/NQ-CP ngày 6-8-2021 của Chính phủ và Lời
kêu gọi tồn dân đồn kết phịng, chống đại dịch
Covid-19 ngày 29-7-2021 nhằm khơi dậy mạnh mẽ truyền thống yêu nước,
tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, nỗ lực vượt khó, của dân tộc ta trong
phịng, chống dịch Covid-19. Phục hồi, phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã
hội và đời sống của nhân dân.
2.2.2 Tỏa sáng tinh thần đại đồn kết của dân tộc ta trong phịng chống
dịch bệnh.
Kế thừa truyền thống đoàn kết dân tộc, tinh thần yêu nước và hưởng ứng lời
kêu gọi của Đảng, Chính phủ, cả nước ta đã chung tay chống dịch. Từ các
cấp, các bộ, ngành, địa phương đến đơn vị, tổ chức, cá nhân...đều tích cực
tham gia phịng chống Covid 19.
Những cán bộ, chiến sĩ, nhân viên y tế ở tuyến đầu
khơng quản ngày đêm làm việc hết mình. Khơng ít y
bác sĩ đã bị nhiễm bệnh, nhưng với tinh thần, ý chí
quyết tâm cao vì cộng đồng, họ đã nêu cao tinh thần
đồn kết. Đặc biệt, có hàng nghìn các bạn sinh viên trường y tuy chưa tốt
nghiệp nhưng đã xung phong đến các vùng tâm dịch, tăng cường cho các y
bác sĩ.
Lực lượng cán bộ ngày đêm rà soát, khoanh vùng dập dịch. Nhiều doanh trại
quân đội, khách sạn, kí túc xá các trường đại học được
dùng làm khu cách ly. Các chiến sĩ làm nhiệm vụ ln
tận tình hướng dẫn nhân dân thực hiện đúng quy định
của Chính phủ và quy định 5K của Bộ Y Tế.
Tinh thần tương thân tương ái trong đại dịch

14



Trong đại dịch, tinh thần tương thân tương ái, thương người như thể thương
thân được lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá
nhân tích cực tham gia ủng hộ quỹ vaccine phịng chống Covid. Nhiều doanh
nghiệp đã đóng góp hàng trăm tỷ đồng phục vụ cơng tác chống dịch như: Tập
đồn Vingroup, tập đồn điện lực Quốc Gia, Cơng ty sữa Vilamilk....Ngồi ra,
đã có rất nhiều tấm lịng hảo tâm của các ơng bà, các mẹ, các chị thậm trí các
em nhỏ...gom tiền, mang quà ủng hộ những người làm nhiệm vụ tuyến đầu.
Ở nhiều nơi trên cả nước đã hình thành những cây ATM đặc biệt: ATM gạo,
khẩu trang, xuất cơm, cửa hàng 0 đồng, bếp ăn từ thiện lan tỏa tình yêu
thương đến đồng bào.
Mặc dù dịch bệnh cam go, nguy hiểm. Nhưng tổ quốc ta ln giang rộng
vịng tay đón những cơng nhân làm việc từ nước ngồi trở về q hương.
Quyết tâm “khơng bỏ ai lại phía sau”.
2.3 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết quốc tế vào cơng tác
phịng chống đại dịch Covid 19 ở Việt Nam hiện nay.
Cùng với việc vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết dân
tộc vào cơng tác phịng chống đại dịch Covid 19. Đảng, Nhà nước và nhân
dân ta cịn tích cực phát huy tinh thần quốc tế trong bối cảnh diễn biến phức
tạp của dịch bệnh:
Tăng cường đoàn kết quốc tế, hợp tác đa phương
Ngay từ những ngày đầu tiên bùng phát đại dịch, Việt Nam đã chủ động chia
sẻ khó khăn với 20 quốc gia và các tổ chức quốc tế bằng việc cung cấp các
thiết bị, vật tư y tế với phương châm “Giúp bạn là giúp mình”.
Việt Nam đã tặng Lào và Campuchia các thiết bị y tế như: quần áo bảo hộ,
khẩu trang y tế, hệ thống xét nghiệm virus SARS-CoV-2... trị giá hơn 14 tỷ
đồng. Tặng Indonesia 500 dụng cụ xét nghiệm, Myanmar 50.000 USD. Tặng
Cuba 5.000 tấn gạo. Tặng Trung Quốc trang thiết bị y tế gồm máy thở, quần
áo sát khuẩn, găng tay, khẩu trang y tế với tổng trị giá 500.000 USD.


15


Với các đối tác chiến lược, Việt Nam đã trích 1 phần nguồn lực của mình hỗ
trợ khẩu trang, quần áo bảo hộ DuPont, vải kháng khuẩn chống giọt cho các
nước Nhật, Nga, Pháp, Đức, Italy, Tây Ban Nha, Anh, Hoa Kỳ, Thụy Điển...
Bên cạnh hoạt động trao tặng vật tư y tế, Việt Nam ln có động thái kêu gọi
bạn bè quốc tế “chống kẻ thù chung”. Với cương vị chủ tịch ASEAN 2020, ta
đã chủ trì Hội đồng điều phối ASEAN, trao đổi về các biện pháp phối hợp và
hợp tác trong ASEAN để ứng phó dịch bệnh. Tổ chức Hội nghị trực tuyến cấp
Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Hoa Kỳ hợp tác quốc tế phòng, chống dịch
COVID-19. Khởi động cơ chế ứng phó khẩn cấp của khu vực ASEAN và với
các đối tác Trung, Nhật, Hàn. Tham gia Hội nghị Thượng đỉnh G20, Hội nghị
cấp cao trực tuyến phong trào khơng liên kết về phịng, chống dịch bệnh…
Chia sẻ thông tin, kinh nghiệm chống dịch
Việt Nam đã cùng các nước như Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp,
Ấn Độ, Australia,… tiến hành nhiều cuộc điện đàm khác nhau, tập trung cập
nhật tình hình dịch bệnh, chia sẻ kinh nghiệm, biện pháp phòng, chống dịch,
hợp tác hiệu quả trong công tác bảo hộ công dân, cung ứng trang thiết bị y tế,
phối hợp trong các hình thức viện trợ nhân đạo, duy trì giao thơng, giao
thương, tạo điều kiện cho mở cửa và hồi phục nền kinh tế hậu COVID-19.
Hiện nay, Việt Nam vẫn thường xuyên trao đổi với các đối tác, mong muốn
sớm có vaccine và phác đồ điều trị, tiến tới kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh.
Có thể nói, tinh thần yêu nước, truyền thống đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc
tế của nhân dân Việt Nam ta khơng phải ngẫu nhiên mà có. Tinh thần ấy đã
được rèn luyện, hun đúc trong suốt quá trình đấu trang bảo vệ Tổ Quốc mà
người thắp sáng lên ngọn lửa ấy chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuộc chiến
chống Covid chắc chắn sẽ còn nhiều thách thức lớn đối với nhân loại. Song,
với tinh thần đoàn kết, đồng lịng của Đảng, Chính Phủ, nhân dân ta và nhân

dân thế giới. Chúng ta chắc chắn sẽ thành cơng, qt sạch Cơ-vy, khơi phục
cuộc sống bình thường mới, xây dựng và phát triển đất nước ngày càng văn
minh, thịnh vượng.
16


KẾT LUẬN
Dựa trên cơ sở lý luận về vấn đề “ đại đoàn kết dân tộc, đại đoàn kết quốc tế”
Tiểu luận đã vận dung tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề này vào cơng tác
phịng chống đại dịch COVID 19 hiện nay”. Ngoài việc đã làm sáng tỏ được
những luận điểm chính. Hiểu được tầm quan trọng cũng như là vai trị của “
đại đồn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế” – là sức mạnh then chốt cho mọi hoạt
động cách mạng, là kim chỉ nam dẫn lối đến mục tiêu chung. Tiểu luận còn
chứng minh được vấn đề “đại đoàn kết dân tốc, đoàn kết quốc tế” khơng phải
là điều dễ dàng, mà địi hỏi phải được xây dựng trên mọi khía cạnh, triết lý,
tình cảm,…. Giúp dân giác ngộ được triết lí, nhận thức được tầm quan trọng,
sự đúng đắn về đoàn kết. “Đoàn kết” không chỉ được áp dụng trong thời
chiến, mà ngay cả thời bình như hiện nay khi dịch bệnh hồnh hành, cướp đi
bao nhiêu sinh mệnh con người, làm ảnh hưởng tới cả tinh thần lẫn tài sản.
Việt Nam chúng ta đang phải chiến đấu kiên cường “chống dịch như chống
giặc” để đẩy lùi Covid, nhân dân Việt Nam đồng lòng, đoàn kết thực hiện
nghiêm chỉnh mọi văn bản, nghị quyết của Chính Phủ về phịng chống dịch.
Hàng ngàn các y bác sĩ - anh hùng áo trắng, vì một mục tiêu chung “ dập
dịch” đã cùng nhau, chung tay, chung sức đoàn kết đi thẳng đến tâm dịch, một
tinh thần tương thân tương ái hết sức sâu sắc, ý nghĩa. Bên cạnh đó, sự quan
tâm, giúp đỡ của bạn bè quốc tế luôn ủng hộ Việt Nam cả tinh thần lẫn vật
chất là động lực to lớn giúp chúng ta chiến thắng đại dịch. Các trang thiết bị,
vật tư y tế nguyên liệu như máy thở, giường bệnh, các loại vacxin trong bối
cảnh hiện nay mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc.
Có thể khẳng định rằng “ đồn kết” là phẩm chất, là tinh thần đùm bọc, là sức

mạnh, là nguồn sống của dân tộc ta. Từ xưa tới nay, chưa có một đất nước nào
thương dân thương con như Việt Nam, chưa có một đất nước nào đồn kết
như Việt Nam, dù trong mọi hoàn cảnh, dân tộc Việt Nam vẫn khắc sâu một
tinh thần thép, một tinh thần đoàn kết dân tộc vững chắc, kiên cố.

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản
Chính Trị Quốc Gia Sự Thật, Hà Nội, 2021.
2. TS Tống Thị Nga, Vận dụng bài học đoàn kết của chủ tịch Hồ Chí Minh
trong cuộc chiến chống Covid 19, Trang thông tin điện tử Đảng Cộng Sản
Việt Nam, tháng 8/2021.
3. PGS-TS Bùi Đình Phong, Bài học về đại đồn kết tồn dân với cơng cuộc
chống đại dịch Covid 19 hiện nay, Cổng thơng tin điện tử Quốc Hội Nước
Cộng Hịa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam, tháng 8/2021.
4. Thiếu tướng Đoàn Xuân Bộ, Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi
đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19, Báo Quân Đội Nhân
dân, tháng 8/2021.
5. Hà Văn, Đoàn kết, thống nhất hơn nữa để chiến thắng dịch bệnh, mang lại
cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc dân cho nhân, Báo điện tử Chính Phủ
Nước Cộng Hịa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam, tháng 8/2021.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×