Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.74 KB, 4 trang )
Nêm mắm muối vào thức ăn cho bé
sao cho đúng
Mỗi ngày, lượng muối bé cần ăn tùy thuộc vào độ tuổi và độ trưởng thành của thận
bé. Nếu bé dung nạp lượng muối lớn, có thể gây ứ đọng dẫn đến phù thũng, rối loạn
nhịp tim…
Lượng muối, mắm đủ cho bé
Mỗi ngày, lượng muối bé cần ăn tùy thuộc vào độ tuổi và độ trưởng thành của thận bé.
Thường gặp các trường hợp cha mẹ cho bé ăn nhiều muối hơn là thiếu muối.
Thời điểm bắt đầu cho bé ăn dặm (6 tháng tuổi) không nên thêm muối hay gia vị khác.
Sau thời gian này, nếu sử dụng bột ăn liền có gia vị sẵn thì không nêm gì thêm. Nếu ăn
bột gạo xay (hoặc 8 tháng ăn cháo) thì bắt đầu nêm một ít muối (hoặc nước mắm, nước
tương, đường…), tùy từng món. Sau khi thịt (cá, bột và cháo) đã chín thì nêm muối (nước
mắm) trực tiếp vào cháo hay bột. Cần nêm trước khi cho rau và dầu ăn.
Lượng muối cho bé theo từng độ tuổi:
- Bé 1-3 tuổi: 1,5g/ngày.
- Bé 4-8 tuổi: 1,9g/ngày.
- Bé 9-13 tuổi: 2,2g/ngày.
- Bé 14-18 tuổi: 2,3g/ngày.
Lượng nước mắm dùng cho bé chỉ nên khoảng 1/3 thìa cafe rồi tăng dần. Nên nêm nhạt
vì vị giác của bé còn rất nhạy. Nêm vừa miệng người lớn là quá mặn đối với bé.
Những lưu ý khác
Nếu cho bé ăn ít muối (hoặc không ăn muối, nước mắm) thì cũng không sợ thiếu muối
cho cơ thể vì trong thực phẩm tự nhiên (thịt, cá, rau, quả…) dù không nêm cũng đã có
một lượng natri (muối là NaCl). Khi đó, cơ thể bé tự khắc sẽ điều tiết theo hướng tiết
kiệm natri, không cho thải ra nước tiểu nhiều.
Trong trường hợp bé ăn thừa muối thì lượng dư sẽ được thải qua nước tiểu. Tuy nhiên,
nếu ăn muối quá nhiều khiến thận làm việc nhiều, lâu dài dễ đưa đến cao huyết áp, tổn
hại thận. Thận của bé chưa hoàn thiện về mặt chức năng, việc dùng mắm, muối có thể là
gánh nặng cho thận, chưa kể thận chưa đủ khả năng xử lý được lượng muối lớn trong cơ
thể, có thể gây ứ đọng muối dẫn đến cao huyết áp, phù thũng, rối loạn nhịp tim,…