20 ứng dụng hỗ trợ dành cho Android trong
năm 2011
Thị trường Android Market có thể không được “đông vui” như iPhone App Store,
nhưng vẫn đủ để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng, liên tục phát triển và đổi mới.
Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn danh sách 20 ứng dụng tiện
ích nhất dành cho hệ điều hành Android dựa trên ý kiến chia sẻ và đóng góp của cộng
đồng người sử dụng.
1. Google Voice:
Số lượng người sử dụng dịch vụ hỗ trợ Google Voice đang tăng lên ngày càng nhiều, với hệ
thống tiện ích chức năng khá đa dạng, Google Voice cung cấp cho người sử dụng 1 số điện thoại
cố định, qua đó có thể thực hiện các cuộc gọi đến nhiều nơi hoặc thiết bị hỗ trợ khác nhau. Bên
cạnh đó là khả năng truy cập tất cả các hòm thư voicemail và text từ Internet. Ứng dụng này còn
tích hợp sâu hơn nữa vào bên trong hệ thống, chúng có thể làm cho những cuộc gọi đi trông
giống như từ số Google Voice, do vậy người dùng hoàn toàn giữ được bí mật về số điện thoại
thật của họ.
>>> Một số bài tham khảo về Google Voice
Video tham khảo:
2. Advanced Task Killer:
Một trong những nhu cầu thực tế nhiều nhất trong việc quản lý, giám sát các hệ điều hành dành
cho thiết bị di động là đảm bảo được hiệu suất hoạt động cũng như tuổi thọ của pin lưu trữ.
Advanced Task Killer – ATK là một trong số ít ứng dụng đáp ứng được điều này, chỉ với một
vài thao tác đơn giản, người dùng đã có thể dễ dàng tắt bỏ nhiều ứng dụng khác nhau, theo cách
thủ công hoặc thiết lập sẵn.
Video tham khảo:
3. Dropbox:
Dropbox là 1 dịch vụ tiện ích dựa trên nền tảng Cloud, có khả năng tự động kết hợp, đồng bộ
file và thư mục giữa nhiều máy tính sử dụng nhiều hệ điều hành khác nhau: Windows, Mac,
hoặc Linux. Phiên bản Dropbox dành cho Android còn có thể tích hợp với nhiều ứng dụng hỗ
trợ khác (ví dụ như Documents To Go) để truy cập và mở file tài liệu. Chương trình cho phép
người dùng sử dụng file PDF, ảnh, các định dạng file văn bản phổ biến chỉ với thao tác kéo và
thả tương ứng trên điện thoại.
Video tham khảo:
4. Evernote:
Một khi bạn đã quen với việc sử dụng bàn phím ảo trên những chiếc smartphone thì đây lại trở
thành 1 trong những công cụ soạn thảo tuyệt vời và không thể thiếu, Evernote chính là sự lựa
chọn không thể bỏ qua trong trường hợp này. Với cách thức hoạt động tương tự như Dropbox
trong việc lưu trữ dữ liệu, nhưng quá trình đồng bộ sẽ được tiến hành ngay lập tức khi bạn hoàn
tất việc soạn thảo.
Video tham khảo:
5. Taskos:
Trong số rất nhiều ứng dụng hỗ trợ to – do (tạo thông tin nhắc nhở người dùng) thì Taskos tỏ ra
vượt trội hơn cả vì giao diện đơn giản, tính năng dễ sử dụng và thân thiện với người sử dụng.
Một trong những ưu điểm lớn nhất của chương trình này là khả năng nhận dạng thông tin qua
giọng nói của người dùng, tất cả những gì bạn cần làm là nói to và rõ ràng công việc cần làm,
chương trình sẽ ngay lập tức hiển thị thông tin cụ thể tương ứng.
Video tham khảo:
6. DroidAnalytics:
Vì một lý do nào đó mà Google chưa chính thức cung cấp bất kỳ ứng dụng nào cho dịch vụ
Google Analytics trên nền tảng mobile (cả Android hoặc iPhone), nhưng thay vào đó các bạn
có thể tham khảo và sử dụng DroidAnalytics. Một sự lựa chọn khác cũng rất hữu ích là
mAnalytics Pro.
Video tham khảo:
7. Documents To Go:
Phiên bản miễn phí của Documents To Go cung cấp cho người dùng ứng dụng đọc file Word và
Excel, nhưng nếu muốn tạo, chỉnh sửa hoặc “nhúng” thêm tài liệu định dạng PowerPoint thì họ
phải tiến hành nâng cấp lên phiên bản đầy đủ – Full với mức giá 15$. Bên cạnh đó, QuickOffice
cũng là 1 sự lựa chọn không thể bỏ qua.
Video tham khảo:
8. Google Docs:
Nếu bạn thường xuyên phải làm việc với Google Docs (bao gồm việc upload các file Microsoft
Office tới các dịch vụ của Google) thì đây chính là chương trình cần thiết. Đây thực sự là 1 giải
pháp hữu hiệu và kế thừa đầy đủ các tính năng cần thiết của những chương trình quản lý văn bản,
chỉ ngoại trừ 1 điểm là luôn mở file qua trình duyệt chứ không phải như phần mềm thông
thường.
Video tham khảo:
9. Tripit:
Trong số các ứng dụng hỗ trợ người dùng trong việc giám sát, quản lý các chuyến du lịch thì
Tripit chính là sự lựa chọn phù hợp nhất dành cho các bạn. Với cơ chế hoạt động tương tự như
những hệ thống backend, người dùng chỉ việc chuyển tiếp thông tin xác nhận qua email về
chuyến bay, khách sạn, các chuyến xe đã thuê và Tripit sẽ tự động phân loại, sắp xếp chúng
sao cho phù hợp nhất có thể. Hoặc trong trường hợp bạn dùng Gmail thì có thể sử dụng plug – in
hỗ trợ để tự động thu thập những thông tin cần thiết từ email, sau đó áp dụng vào Tripit.
Video tham khảo:
10. Places:
Nếu bạn cần tìm kiếm 1 tiện ích hỗ trợ trong việc tìm kiếm các cửa hàng, dịch vụ gần nhất với vị
trí hiện tại, thì Places chính là sự lựa chọn không thể tốt hơn. Từ các cửa hàng ăn nhanh, quán
cafe, điểm bắt taxi, trạm xăng dầu Places tính toán rất chính xác dựa trên thông tin từ Google
Local, bên cạnh đó, chương trình còn tích hợp hoàn toàn ổn định với Google Maps.