Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

VẤN ĐỀ VỀ CÂU TRONG TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (851.01 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC – MẦM NON

BÀI TẬP LỚN

Học phần: PR4149-FR09

TIẾNG VIỆT

TÊN ĐỀ TÀI:
VẤN ĐỀ VỀ CÂU TRONG TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI

CHỮ KÝ

SINH VIÊN: HUỲNH ĐƠNG ĐƠNG
MSSV:
LỚP:
GVHD: TS. GVC. TRẦN HỒNG ANH

ĐỒNG THÁP, THÁNG 12 NĂM 2021


1

MỤC LỤC
Nội dung
Mở đầu
Nội dung
Nội dung 1
1.1 Khái quát về câu:


1.1.1 Câu và phát ngôn:
1.1.2 Khái niệm về câu:
1.2 Đặc điểm của câu:
Nội dung 2
2.1 Các thành phần câu:
2.1.1. Thành phần nòng cốt:
a. Chủ ngữ.
b. Vị ngữ.
2.1.2.Thành phần phụ:
a. Trạng ngữ
b. Đề ngữ
c. Liên ngữ
d. Tình thái ngữ
e. Giải thích ngữ
2.2. Phân loại câu
2.2.1. Phân loại câu theo mục đích sử dụng.
a. Câu trần thuật
b. Câu nghi vấn.
c. Câu cảm thán.
d. Câu cầu khiến.
2.2.2. Phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp.
a. Câu đơn.
b. Câu ghép
Nội dung 3
Kết luận
Tài liệu tham khảo

Trang
2
3

3
3
3
3
3
4
4
4
4
4
5
5
6
7
7
8
9
9
9
10
11
11
11
11
13
14
17
18



2

PHẦN MỞ ĐẦU
“Tiếng mẹ gọi trong hồng hơn khói sẫm
Cánh đồng xa cị trắng rủ nhau về
Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm
Nghe xạc xào gió thổi giữa cau tre.”
Lưu Quang Vũ.
Chính đời sống sinh hoạt, lao động của người Việt đã hình thành và ni dưỡng nên tiếng nói dân tộc.
Tiếng Việt được cất lên từ trong hồng hơn, trên những cánh đồng xa, dịng sơng trắng, trên những
hàng cau tre,nó cũng được ngân lên từ sự lấm láp, nhọc nhằn và lam lũ của đời sống lao động , từ
những tâm tình ngọt ngào,sâu lắng của người Việt. Tiếng Việt đâu chỉ đơn thuần là một thứ ngơn ngữ,
nó là thứ tiếng ơng cha ta đã đổ biết bao nhiêu xương máu để giữ gìn. Chính vì lẽ đó mà bộ mơn Tiếng
Việt đã được ra đời nhằm cung cấp cho sinh viên các kiến thức khoa học, những hiểu biết, cách nhìn
khái qt, tồn diện về tiếng Việt nói chung. Một trong các nội dung trọng tâm đó tơi đã cảm thấy thú
vị về chủ đề: Vấn đề về câu trong tiếng Việt hiện đại, do đó bài tập lớn này tơi xin được phép trình
bài xoay quanh vấn đề trên với các nội dung sau:
 Nội dung 1: Khái quát về câu tiếng Việt: Tôi sẽ trình bày đặc điểm, khái quát về câu.
 Nội dung 2: Các thành phần của câu và phân loại câu: Tơi sẽ trình bày các thành phần câu và
phân loại câu.
 Nội dung 3: Bài tập thực hành.
Thông qua các nội dung đó ta sẽ nhìn nhận rõ mặt cấu trúc, mặt sử dụng và mặt nghĩa gắn với ngữ
cảnh nhất định của câu.
Trong quá trình thực hiện làm bài tập lớn này do thời gian cũng như năng lực có hạn chắc chắn sẽ gặp
phải nhiều thiếu sót. Mong rằng quý thầy cô thông cảm bỏ qua cho em.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô!


3


PHẦN NỘI DUNG
Nội dung 1: Khái quát về câu tiếng Việt:
1.1 Khái quát về câu:
1.1.1 Câu và phát ngôn:
- Sự phân biệt câu và phát ngôn là phân biệt các đơn vị thuộc cùng một cấp độ nhưng xuất phát từ các
phương diện nghiên cứu khác nhau: cụ thể câu là đơn vị ngơn ngữ, cịn phát ngơn là đơn vị của lời
nói.
+ Ở phương diện cấu tạo ngữ pháp, câu là đơn vị ngôn ngữ được tạo nên bởi các đơn vị nhỏ hơn
(từ ngữ cố định, cụm từ tự do) theo những quy tắc ngữ pháp nhất định.
+ Ở phương diện sữ dụng, mỗi câu luôn gắn với tình huống cụ thể, nhằm một tình huống cụ thể,
nhằm một mục đích giao tiếp cụ thể, biểu hiện một ý nghĩa cụ thể. Câu cụ thể đó được gọi là phát
ngơn-phát ngơn chính là câu trong hoạt động giao tiếp.
* Ví dụ:
Tổ hợp Hơm nay bà ăn cơm chưa? là câu khi được xét ở bình diện cấu tạo ngữ pháp, được
phân tích thành các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, chưa gắn với mục đích và hồn cảnh giao tiếp cụ thể
nào. Trong hoàn cảnh sử dụng cụ thể, câu trên được thực hiện hóa thành câu phát ngơn gắn với mục
đích giao tiếp cụ thể: hỏi, lời thăm hỏi, bày tỏ sự quan tâm,...
1.1.2 Khái niệm về câu:
- Câu là một tập hợp từ ngữ kết hợp với nhau theo một quy tắc nhất định, diễn đạt một ý tương đối
trọn vẹn, dùng để thực hiện một mục đích nói năng nào đó và cũng là đơn vị thơng báo nhỏ nhất.
+ Ví dụ:
 Thứ năm tơi cùng gia đình đi xem kịch.
1.2 Đặc điểm của câu:
- Câu là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngơn ngữ, là loại đơn vị khơng có sẵn trong ngôn ngữ
là kết hợp tự do của những đơn vị có sẵn (từ, cụm từ cố định) hoặc những đơn vị khơng có sẵn (các
kiểu cụm từ tự do).
+ Về ngữ pháp: Câu là lõi của phát ngôn là đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên văn bản.


4

+ Về nội dung: Câu có chức năng thơng báo, truyền đạt tư tưởng, thể hiện một ý tương đối trọn vẹn
và biểu thị thái độ, tình cảm của người nói, người viết.
+ Về hình thức: Mỗi câu có cấu trúc ngữ pháp nhất định:
 Khi nói: có ngữ điệu và cách kết thúc riêng phù hợp từng loại.
 Khi viết: Chữ cái đầu câu viết hoa, kết thúc bằng dấu câu.
Nội dung 2: Các thành phần của câu và phân loại câu:
2.1. Các thành phần câu:
2.1.1. Thành phần nòng cốt:
a. Chủ ngữ:
- Chủ ngữ là bộ phận thứ nhất trong câu, nêu người hay sự vật làm chủ sự việc.
- Phần lớn danh từ và đại từ giữ chức vị là chủ ngữ trong câu, các loại từ khác, đặc biệt là tính từ và
động từ (gọi chung là thuật từ) cũng có khi làm chủ ngữ. Trong trường hợp này, tính từ và động từ
được hiểu như một danh từ.
- Chủ ngữ có thể dùng trả lời câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì? Việc gì? Sự vật gì?, v.v..
- Một câu có một hoặc nhiều chủ ngữ.
→ Chủ ngữ là một trong hai thành phần nòng cốt của câu, nêu lên đối tượng thông báo.
- Trong các câu kể cụ thể:
 Trong câu kể Ai làm gì? : Chủ ngữ chỉ người, sự vật( con vật, cây cối chúng thường được
nhân hóa) đồng thời có hoạt động được nói đến ở vị ngữ.
 VD: Thầy giáo đang lên lớp học. → trong câu trên “Thầy giáo” chính là chủ ngữ.
 Trong câu kể Ai thế nào? : Chủ ngữ chỉ sự vật có đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái được
nói đến ở vị ngữ.
 VD: Hai mai nở rộ sắc màu vàng. → trong câu trên “Hoa mai” chính là chủ ngữ.
 Trong câu kể Ai là gì? : Chủ ngữ chỉ sự vật được giới thiệu nhận định ở vị ngữ.
 VD: Bác Hồ là vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. → trong câu trên “Bác Hồ”
chính là chủ ngữ.
b. Vị ngữ:


5

- Vị ngữ là bộ phận chính trong câu để nêu rõ hoạt động, đặc điểm, bản chất,trạng thái,…của người,sự
vật đã được nhắc đến trong câu, thường đứng sau chủ ngữ, nêu lên đặc trưng của chủ thể nói ở chủ
ngữ.
- Tương tự như chủ ngữ, vị ngữ là một từ, một cụm từ hoặc có khi là một cụm chủ vị.
- Một câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ.
→ Vị ngữ là một trong hai thành phần nòng cốt của câu, nêu lên hành động, trạng thái, tính chất,
quan hệ của đối tượng đã nói ở chủ ngữ.
- Trong các câu kể cụ thể:
 Trong câu kể Ai làm gì? : Vị ngữ nêu lên hoạt động của người, sự vật( con vật, cây cối chúng
thường được nhân hóa).
 Thầy giáo đang lên lớp học. → trong câu trên “ đang lên lớp học” chính là vị ngữ.
 Trong câu kể Ai thế nào? : Vị ngữ nêu lên đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật.
 VD: Hai mai nở rộ sắc màu vàng. → trong câu trên “nở rộ sắc màu vàng” chính là vị
ngữ.
 Trong câu kể Ai là gì? : Vị ngữ thường giới thiệu nhận định về sự vật, đặc biệt thường nối
với chủ ngữ bằng từ là.
 VD: Bác Hồ là vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. → trong câu trên “vị cha già
kính yêu của dân tộc Việt Nam” chính là vị ngữ.
2.1.2 Thành phần phụ:
a. Trạng ngữ:
- Khái niệm trạng ngữ: Là thành phần phụ của câu dùng để nêu lên hoàn cảnh, không gian, thời gian,
phương tiện cách thức,…diễn ra của sự việc được nói đến trong câu.
- Vị trí và hình thức: Trạng ngữ sẽ đứng đầu câu cũng có thể đứng giữa hoặc cuối câu. Trong câu
thường được ngăn cách với thành phần chính bởi dấu phẩy.
- Dấu hiệu nhận biết: thường xuất hiện ở các câu khi nào?, Ở đâu?, Tại sao?,…
- Phân loại trạng ngữ: Trạng ngữ được chia thành 9 loại cơ bản:
 Trạng ngữ chỉ thời gian:
 Trạng ngữ chỉ thời gian nêu thời điểm hoặc thời đoạn diễn biến sự việc nêu trong câu.
 VD: Hơm nay, tơi có một bữa tiệc sinh nhật.



6
 Trạng ngữ chỉ nguyên nhân:
 Trạng ngữ này chỉ nguyên nhân diễn ra sự vệc trong câu. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân có
quan hệ với từ đứng trước. Đó là các quan hệ từ: vì, do, tại bởi...
 VD: Vì gió to, những chú chim gặp khó khăn khi bay.
 Trạng ngữ chỉ không gian:
 Trạng ngữ chỉ không gian nêu địa điểm, nơi chốn, phạm vi không gian diễn ra sự việc
nêu trong câu.
 VD: Trong chùa, các chú tiểu đang ngồi vui chơi.
 Trạng ngữ chỉ mục đích:
 Trạng ngữ này chỉ mục đích của sự việc được nêu trong câu. Trạng ngữ chỉ mục đích có
quan hệ từ đứng trước. Các quan hệ từ mở đầu trạng ngữ chỉ mục đích: để ,vì... ( vói ý
nghĩa mục đích).
 VD: Để kịp hạn nộp bài tập, sinh viên phải làm việc tộc độ.
 Trạng ngữ chỉ điều kiện/ giả thiết:
 Trạng ngữ chỉ điều kiện giả thiết biểu thị điều kiện hoặc giả thiết để sự việc trong câu
trở thành hiện thực. Trạng ngữ chỉ điều kiện giả thiết có quan hệ từ đứng trước. Các quan
hệ từ mở đầu trạng ngữ chỉ điều kiện giả thiết : nếu, hễ, giá mà...
 VD: Hễ có bão, lũ người dân lại bị ảnh hưởng kinh tế.
 Trạng ngữ chỉ nhượng bộ, tương phản:
 Trạng ngữ chỉ phương tiện cách thức là các trạng ngữ nêu phương tiện hoặc cách thức
của sự việc được nêu trong câu. Trạng ngữ chỉ phương tiện , cách thức có thể dùng quan
hệ từ hoặc không dùng quan hệ từ đứng trước. Các quan hệ từ thường được sử dụng:
bằng, với, dưới, qua...
 VD: Bằng cái vẻ đẹp ơn hịa và dễ dãi, Nghị Quế nhìn vào mặt chị Dậu.
 Trạng ngữ chỉ phương diện:
 Trạng ngữ chỉ phạm vi phương diện là loại trạng ngữ chỉ phạm vi phương diện hay đối
tượng có quan hệ với sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ chỉ phạm vi, phương diện có
quan hệ với từ đứng trước. Các quan hệ từ thường được sử dụng: về, đối với, với...

 VD: Đối với học sinh, giáo dục đạo đức và trí tuệ là điều rất cần thiết.
 Trạng ngữ chỉ tính huống:
 Trạng ngữ chỉ tình huống là các trạng ngữ nêu tình huống sự việc được nói đến trong
câu. Trạng ngữ chỉ tình huống có thể được biểu diễn bằng:
vị từ hoặc tổ hợp quan hệ từ + danh từ cụm danh từ
 VD: Giữa sống và chết, người lính khơng có gì ngồi tình yêu thương đùm bọc của
người xung quanh.
b. Đề ngữ:


7
- Khái niệm đề ngữ: Là thành phần phụ của câu, thường đứng trước nòng cốt câu để nêu lên một sự
việc, sự vật, tình trạng...với mục đích nhấn mạnh như một chủ đề. Là thành phần trong cấu trúc câu
thuộc yếu tố phụ có ý nghĩa và tác dụng là góp khởi ý hoặc nêu vụ việc khởi nguồn cho một câu, một
văn bản câu sắp được kể đến.
- Vị trí và hình thức: Đề ngữ thường tách khỏi nồng cốt câu bằng dấu phẩy hoặc trợ từ thì.
- Dấu hiệu nhận biết: Thường kết hợp với các quan hệ từ như: còn ,đối, với, và,…
- Các đạng đề ngữ thường gặp:
 Đề ngữ khơng có mối tương quan nào về nghĩa, biểu hiện với một thành phần khác trong câu:
 VD: Giàu thì anh chê là trụy lạc, nghèo thì anh chê là ích kỷ nhỏ nhen nơ lệ.
 Đề ngữ có mối tương quan về nghĩa biểu hiện với một thành phần khác trong câu :
 VD: Hai nội dung, một phần lí thuyết, một phần bài tập.
c. Liên ngữ:
 Khái niệm liên ngữ:
- Là thành phần biệt lập, thường đứng trước nồng cốt câu , dùng để liên kết ý câu chứa nó với ý của
các phần văn bản có liên quan , đứng trước hoặc sau nó.
 Đặc điểm liên ngữ:
- Thường có chức năng tường minh hoá, cụ thể hoá mối quan hệ giữa các đơn vị mà nó kết nối. Chẳng
hạn như :






Nêu ý nghĩa giải thích : nghĩa là, nói cách khác, tức là,...
Nêu ý nghĩa tổng kết, khái quát: tóm lại, kết cục,...
Nêu quan hệ đồng nhất, đối lập, tương phản: đồng thời, ngược lại, thật vậy.
Nếu ý nghĩa tương đồng: ngồi ra, bên canh đó, vả lại, hơn nữa,...
 VD: Bình là em của Bảo. Bảo là acủa Nam học giỏi. Tóm lại, Nam là học sinh tồn diện.
d. Tình thái ngữ:
 Khái niệm tình thái ngữ:
- Là các biểu thức tình thái chuyên biệt, được dùng để biểu thị một số ý nghĩa tình thái của câu phát
ngơn như ý kiến, đánh giá, thái độ.
 Đặc điểm tình thái ngữ:
- Tình thái ngữ khơng biểu thị ý nghĩa miêu tả của câu mà chỉ ý nghĩa tình thái. Ý nghĩa tình thái
thường gặp trong cái trường hợp sau:


8
 Tình thái chỉ ý kiến
 Tình thái chỉ quan hệ thái độ - tình cảm
 Tình thái hộ đáp
 Một số loại tình thái ngữ:
- Một số tình thái chỉ ý kiến:
 Tình thái khẳng định: thường biểu thị bằng: nhất định, chắc chắn, quả là, thế nào... cũng...,
đích thị...
 Chắc chắn hơm ấy có mưa.
 Tình thái phủ định: thường được biểu thị bằng: làm gì có, đâu có, đời nào, đâu phải...
 Đời nào tơi lại nói thế.
 Tình thái biểu thị sự đánh giá:

 Đánh giá về lượng: chí ít, là cùng, chứ mấy, là mấy
 Mua cái máy này chục triệu chứ mấy.
 Đánh giá về tính có lí, vơ lí: ai lại, lẽ ra, đáng lẽ,...
 Ai lại ăn mặc như thế bao giờ.
 Đánh giá về điều kiện mai mắn hoặc chẳng mai mắn: cũng may, may sao, họa may,...
 Cũng may là mọi người đến kịp giờ.
 Đánh giá về nguyên nhân: chẳng qua là, âu cũng là,...
 Âu cũng là số nó thế.
- Tình thái chỉ quan hệ, thái độ, tình cảm:
 Chỉ thái độ hồi nghi: ngộ nhỡ, hình như, chẳng lẽ, chưa biết chừng, khơng khóe,...
 Ngộ nhỡ khơng phải thế thì sao?
 Chỉ thái độ chấp nhận miễn cưỡng: thơi vậy, đành vậy...
 Bạn nói thế thì đành vậy.
 Chỉ cách xử xự lịch sự: cảm phiền, làm ơn, xin lỗi,...
 Cảm phiền cho tôi qua.
 Chỉ thái độ, tình cảm vui buồn bất ngờ: ối, a, trời, lạy trời,...
 Lạy trời thằng bé khơng sao!
- Tình thái hô đáp: Thường được biểu thị bằng: thưa, bẩm, vâng, dạ,..hoặc “ danh từ chung+ơi”.
 Bầm ơi, có rét khơng Bầm?
e. Giải thích ngữ:
 Khái niệm giải thích ngữ:


9
- Là bộ phận chêm xen để chú thích một khía cạnh nào đó liên quan đến sự tình trong câu giúp cho
người đọc, người nghe hiểu rõ nội dung vấn đề.
 Đặc điểm giải thích ngữ:
- Thường đứng sau từ ngữ được giải thích.
 Được tách biệt với từ ngữ giải thích chỗ ngắt hơi (khi nói).
 Được tách biệt với từ ngữ giải thích bằng dấu gạch ngang hoặc dấu phẩy, dấu ngoặc đơn (khi

viết).
 Một số loại giải thích ngữ thường gặp:
- Giải thích ngữ có chức năng chứng minh:
 Lão làm bộ đấy! Thật ra lão chỉ tâm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết đấy chứ chả vừa đâu: Lão
vừa xin tơi một ít bã chó.
- Giải thích ngữ có chức năng bình luận:
 Cơ bé nhà bên ( có ai ngờ ) cũng vào du kích.
- Giải thích ngữ có chức năng giải thích:
 Ơng Sáu (trong truyện Chiếc lược ngà) là một người cha hết mực yêu thương con gái.
2.2 Phân loại câu:
2.2.1. Phân loại câu theo mục đích sử dụng.
a. Câu trần thuật:
 Khái niệm về câu trần thuật:
- Câu câu trần thuật là kiểu câu có chức năng chính dùng để kể, miêu tả, nhận định về một sự kiện,
một hiện tượng.
 Đặc điểm câu trần thuật:
- Khi nói: Có ngữ điệu kể, cuối câu hơi hạ giọng.
- Khi viết: Kết thúc câu bằng dấu chấm (.) hoặc ba chấm (...).
 Phân loại câu trần thuật:


10
- Đối chiếu nội dung câu với hiện thực khách quan được kể, với cách nhìn nhận, đánh giá của người
nói, có thể chia câu kể thành 2 loại:
 Câu trần thuật khẳng định: là câu xác nhận sự có mặt của sự vật, hiện tượng hay sự kiện, xác
nhận sự có mặt của đặt trưng đối tượng trong hiện thực hoặc trong tưởng tượng
 Câu trần thuật phủ định: là câu xác nhận sự vắng mặt của vật, hiện tượng hay sự kiện trong
tưởng tượng bằng những phương tiện hình thức xác định như: khơng, chưa, chẳng.
b. Câu nghi vấn:
 Khái niệm câu nghi vấn:

- Câu nghi vấn là kiểu câu có chức năng chính biểu thị hồi nghi hay thắc mắc, cần được giải đáp nội
dung đó bằng một câu trả lời.
 Đặc điểm câu nghi vấn:
- Khi nói: Lên giọng ở cuối câu hay nhấn mạnh các từ dùng để hỏi.
- Khi viết: Cuối câu thường có dấu chấm hỏi (?).
 Phân loại câu nghi vấn:
- Câu nghi vấn tổng quát ( CNVTQ):
 CNVTQ được dùng khi người nói biết có một sự việc xảy ra, nhưng chưa biết một chi tiết nào
về sự việc đó, và muốn biết thơng tin về tồn bộ sự việc. Trong có có chứa các từ: gì, cái gì,
rồi, chưa, có hoặc không,...
 VD: Anh ăn cơm chưa?
- Câu nghi vấn chuyên biệt ( CNVCB):
 CNVCB là câu nêu điều hoài nghi, thắc mắc về một vật, một việc ở nòng cốt câu. Điều hoài
nghi được biểu hiện bằng một đại từ nghi vấn: ai, gì, nào, sao, bao nhiêu, thế nào...
 VD: Anh tìm ai?
- Câu nghi vấn lựa chọn ( CNVLC):
 CNVLC là câu đưa ra 2 khả năng giải đáp đã xác định về điều hoài nghi, để người trả lời chọn
một trong hai khả năng đó làm câu trả lời. Trong câu loại này thường có từ nghi vấn là: hay
được đặt giữa 2 vế lựa chọn.
 VD: Bạn thích tiền hay vàng?
 Lưu ý câu nghi vấn:


11

Trong thực tế cịn có những câu nghi vấn khơng dùng để hỏi.
VD: Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh ? là câu để khẳng định.
c. Câu cảm thán:
 Khái niệm câu cảm thán:
- Câu cảm thán là câu có chức năng chính bộc lộ cảm xúc, tình cảm. Câu cảm thán khơng địi hỏi phải

có phần miêu tả, không bắt buộc phải gắn với 1 sự việc hay 1 hiện tượng được biểu hiện tong cấu trúc
câu.
- Trong câu cảm thán thường có các từ: ơi, ối, ủa, ái chà, chao ôi, biết bao, biết mấy,...
 VD: Đẹp ơi là đẹp!
 Đặc điểm câu cảm thán:
- Khi nói: Có ngữ điệu thể hiện cảm xúc.
- Khi viết: Cuối câu thường có chấm cảm ( !)
d. Câu cầu khiến:
 Khái niệm câu cầu khiến:
- Câu cầu khiến là câu có chức năng chính nhằm địi hỏi người đối thoại ( hay địi hỏi bản thân người
nói được giả định ở ngôi giao tiếp thứ 2) thực hiện một hành động hay một chuyển biến. Nội dung
hành động, chuyển biến biểu hiện ở nòng cốt câu.
- Trong câu thường xuất hiện các từ cảm thán: hãy đừng chớ, thôi, nào,...
 VD: Chúng ta cùng đi nào!
 Đặc điểm câu cầu khiến:
- Khi nói: Ngữ điệu cầu khiến, nhấn mạnh vào các từ chỉ mệnh lệnh, nguyện vọng...
- Khi viết: Nếu cần, có thể thêm dấu chấm cảm ( !) cuối câu.
2.2.2. Phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp:
a. Câu đơn:
 Câu đơn bình thường ( CĐBT ):
- CĐBT (còn được gọi là câu đơn 2 thành phần hoặc câu hai trung tâm cú pháp) được cấu tạo bằng
một kết cấ chủ vị nồng cốt.


12
- Trong CĐBT, chủ ngữ và vị ngữ có mối quan hệ qua lại với nhau:
 Chủ ngữ sẽ biểu thị cái được thông báo, là sự vật, sự việc được nói đến hoặc là điểm xuất pháp
của cái thơng báo ở vị ngữ.
 Vị ngữ biểu thị cái thông báo, là hành động, trạng thái, tính chất, đặc điểm, quan hệ,... của sự
vật, sự việc được biểu thị ở chủ ngữ.

- Phân loại CĐBT:
 Nếu chỉ có 2 thành phần nồng cốt thì câu được xem là câu đơn tối thiểu.
 VD: Hoa nở.
 Nếu có các thành phần phụ thì câu được xem là câu đơn mở rộng thành phần.
 VD: Mùa xuân, hoa đào đua nhau khoe sắc
 Nếu căn cứ vào mối quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ, căn cứ vào nội dung biểu đạt của câu, có
thể chia câu đơn thành 4 loại:





Câu
Câu
Câu
Câu
 Câu

hành động: VD: Đàn cá heo / lại kéo đến.
trạng thái: VD: Sương / tan dần.
tính chất: VD: Trời / rất lạnh.
quan hệ: VD: Em / sẽ là mùa xuân của mẹ.
đơn đặc biệt ( CĐĐB ):

- CĐĐB ( còn gọi là câu đơn 1 thành phần hoặc câu 1 trung tâm cú pháp) có nồng cốt là một từ, cụm
từ chính phụ hay cụm từ đẳng lập.
- Dựa vào nội dung biểu đạt và mục đích sử dụng của câu, có thể phân CĐĐB thành 3 kiểu chính:
 Câu gọi đáp: Kiểu câu này dùng làm lời gọi hay lời đáp, được tạo thành bởi tình thái từ gọiđáp, danh từ, danh từ + tình thái từ gọi đáp.
 VD: Cha ơi!
 Câu cảm thán: Kiểu câu này dùng để biểu thị hay bộc lộ cảm xúc, được tạo thành bởi tình thái

từ ( thường là thán từ), từ ngữ có nội dung biểu thị cảm xúc hay kết hợp từ ngữ + tình thái từ
biểu thị cảm xúc.
 VD: Thôi chết!
 Câu tồn tại: Căn cứ vào đặc điểm từ loại của từ ngữ làm nồng cốt câu ta phân ra thành 2 loại:
 CĐĐB danh từ: CĐĐB danh từ có trung tâm cú pháp chính là danh từ, cụm danh từ (
đẳng lập và chính phụ ). Chúng mang ý nghĩa chỉ sự tồn tại hiển nhiên của vật, hoặc nêu
lên vật, hiện tượng như đang bày ra trước mắt hay xuất hiện tại thời điểm đó.
 VD: Chân đèo Mã Phục.


13
 CĐĐB vị từ: CĐĐB vị từ có trung tâm cú pháp chính là động từ, tính từ, cụm động từ,
cụm tính từ. Chúng mang ý nghĩa nêu sự tồn tại của hành động trạng thái, tính chất, hay
biểu thị một cảm xúc, một mệnh lệnh.
 VD: Xung phong!
b. Câu ghép:
- Câu ghép là câu có từ hai kết cấu chủ vị nồng cốt trở lên, mỗi kết cấu là một vế câu, nêu lên một hay
các sự việc trong câu ghép có quan hệ nghĩa với nhau, quan hệ nghĩa này thể hiện bằng quan hệ ngữ
pháp nào đó.
- Căn cứ vào sự có mặt hay vắng mặt của từ ngữ làm phương tiện liên kết các vế câu, ta chia câu ghép
thành 2 loại sau: Câu ghép không dùng từ ngữ liên kết các vế câu và câu ghép dùng từ ngữ liên kết
các vế câu.

 Câu ghép không dùng từ ngữ liên kết các vế câu:
- Kiểu câu ghép này, quan hệ giữa các vế câu không được đánh dấu bằng từ ngữ liên kết mà được thể
hiện qua trật tự các vế câu.
- Hai vế câu thường được ngăn cách nhau bằng dấu phẩy (,) , dấu chấm phẩy (;) hay dấu hai chấm (:).
- Căn cứ vào mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu, có thể phân biệt một số kiểu câu ghép không dùng
từ ngữ liên kết các vế câu như sau:
 Câu ghép chỉ quan hệ đối xứng: Kiểu câu này thường có 2 vế, các vế có sự đối ứng với nhau

về số lượng âm tiết, về nghĩa và từ loại của các từ cùng vị trí.
 VD: Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược.
 Câu ghép chỉ quan hệ liệt kê: Kiểu câu này có thể có số vế câu lớn hơn hai, mỗi vế câu liệt kê
một trong một chuỗi sự kiện, sự việc.
 VD: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.
 Câu ghép chỉ quan hệ thuyết minh, giải thích: Kiểu câu này có một vế câu thuyết minh hoặc
giải thích cho vế cịn lại về một phương diện nào đó, như nguyên nhân, cách thức.
 VD: Cảnh vật xung quanh tơi có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
 Câu ghép dùng từ ngữ liên kết các vế câu:
- Các câu ghép loại này, các vế câu được nối với nhau bằng quan hệ từ, cặp quan hệ từ, cặp phụ từ
hoặc cặp đại từ xưng hô.
- Phân loại câu ghép dùng từ ngữ liên kết các vế câu:


14
 Câu ghép dùng quan hệ từ làm phương tiện liên kết các vế câu: Căn cứ vào quan hệ ý nghĩa
giữa các vế câu, có thể chia câu ghép dùng quan hệ từ làm phương tiện liên kết vế câu thành
các kiểu sau:
 Câu ghép chỉ Nguyên nhân, kết quả: Kiểu câu ghép này dùng phương tiện liên kết vế
câu là các quan hệ từ: vì, do, bởi vì, tại vì, cho nên,....hoặc cặp quan hệ từ: vì....nên....,
do....nên...,tại.....nên....
 VD: Vì tên Dậu là thân nhân của hắn, nên chúng con bắt phải nộp thay.
 Câu ghép chỉ Điều kiện, giả thiết – hệ quả: Kiểu câu ghép này dùng phương tiện liên kết
vế câu là các quan hệ từ: nếu mà, giá mà, hễ mà hoặc các cặp quan hệ từ: nếu..thì.., giá
mà...thì...,hễ mà...thì..
 VD: Lão sẽ đẹp trai lắm, nếu lão có một cái mỏ vừa phải.
 Câu ghép chỉ Nhượng bộ, tương phản hoặc tăng tiến: Kiểu câu ghép này dùng phương
tiện liên kết vế câu là các quan hệ từ: tuy, mặc dầu, dẫu, nhưng hoặc các cặp quan hệ từ:
tuy... nhưng mà..., mặc dù....nhưng...
 VD: Tuy miệng nói vậy, nhưng lịng lão nghĩ khác.

 Câu ghép chỉ Mục đích, sự kiện: Kiểu câu này dùng phương tiện liên kết vế câu là quan
hệ từ để cho.
 VD: Để bài thi đạt được điểm cao thì bạn phải học hành một cách khoa học.
 Câu ghép chỉ quan hệ đồng thời hay liệt kê: Kiểu câu này quan hệ từ đặt giữa 2 vế câu
là từ và.
 VD: Cô đang giảng bài chi tiết và bọn trẻ đang nắn nót viết bài.
 Câu ghép chỉ quan hệ nối tiếp: Kiểu câu này quan hệ từ đặt giữa 2 vế câu là từ rồi.
 VD: Mây tan dần, rồi mưa bắt đầu ngớt.
 Câu ghép chỉ quan hệ đối chiếu: Kiểu câu này quan hệ từ đặt giữa 2 vế câu là các từ cịn,
mà, thì.
 VD: Đã lâu rồi tôi không thăm cậu ấy mà tôi cũng không đến nhà cậu ấy được.
 Câu ghép chỉ quan hệ lựa chọn: Kiểu câu này quan hệ từ đặt giữa 2 vế câu là: hay là,
hoặc là.
 VD: Bạn đọc hay tôi đọc ?
 Câu ghép dùng cặp phụ từ hô ứng làm phương tiện liên kết câu: Kiểu câu ghép này dùng các
cặp từ hô ứng: không những..mà còn..,chưa...đã...,càng..càng...,vừa mới...đã... làm phương
tiện diễn đạt quan hệ giữa các vế câu.
 VD: Nó càng nói tơi càng khơng muốn nghe.
 Câu ghép dùng cặp đại từ hô ứng làm phương tiện liên kết câu: Kiểu câu ghép này dùng các
cặp từ hơ ứng: ai...người nấy..., gì...ấy...,bao giờ...bấy giờ...,nào...ấy... làm phương tiện liên
kết giữa các vế câu.
 VD: Bao giờ tôi về,bấy giờ anh sẽ hiểu mọi việc.
Nội dung 3: Bài tập thực hành:


15

Bài tập bắt buộc: Cho văn bản sau: Cây gạo. Hãy phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu có
trong văn bản sau.
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp

đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn
ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lanh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen…đàn đàn
lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn
mà vui không thể tưởng tượng được. Ngày hội mùa xuân đấy!
Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những chuỗi ngày tưng bừng ồn ã, lại
trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập
bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.
Theo Vũ Tú Nam (SGK TV3, Tập 2, trang 142)
Bài làm
- Mùa xuân ,

/ cây gạo /

Trạng ngữ chỉ thời gian

- Từ xa nhìn lại,

gọi đến bao nhiêu là chim.

Chủ ngữ

Vị ngữ

/ cây gạo / sừng sững như một tháp đèn khổng lồ.

Trạng ngữ chỉ không gian

Chủ ngữ

Vị ngữ


- Hàng ngàn bông hoa / là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi.
Chủ ngữ

Vị ngữ

- Hàng ngàn búp nõn / là hàng ngàn ánh nến trong xanh.
Chủ ngữ

Vị ngữ

- Tất cả / đều lóng lanh, lung linh trong nắng.
Chủ ngữ

Vị ngữ

- Chào mào, sáo sậu, sáo đen… / đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống.
Chủ ngữ

Vị ngữ

- Chúng / gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng tượng được.
Chủ ngữ

Vị ngữ

- Ngày hội mùa xuân đấy! ( câu thiếu vị cụm chủ-vị )
Trạng ngữ chỉ thời gian

- Hết mùa hoa,

Trạng ngữ chỉ thời gian

/ chim chóc / cũng vãn.
Chủ ngữ

Vị ngữ

- Cây gạo / chấm dứt những chuỗi ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư.
Chủ ngữ

- Cây
Chủ ngữ

Vị ngữ

/ đứng im cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về

thăm quê mẹ.

Vị ngữ


16
Bài tập tự chọn : Cho văn bản sau:Hồ Ba Bể. Hãy phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp của các
câu có trong văn bản sau.
Hồ Ba Bể nằm giữa bốn bề vách đá, trên độ cao 1200 mét so với mực nước biển. Chiều dài của hồ
bằng một buổi chèo thuyền độc mộc. Hai bên hồ là những ngọn núi cao chia hồ thành ba phần liền
nhau: Bể Lầm, Bể Lèng, Bể Lù.
Mỗi hòn đá, gốc cây, mỗi loài thú, loài chim, cho đến từng loài thủy tộc nơi đây đều gắn với một sự
tích li kì, sắc nước, hương trời ở đây cũng mang màu sắc huyền thoại. Các cô gái ngồi bên khung cửi

dệt thổ cẩm soi bóng xuống hồ. Người Việt Bắc nói rằng: "Ai chưa biết hát bao giờ đến Ba Bể sẽ biết
hát. Ai chưa biết làm thơ đến Ba Bể sẽ làm được thơ." Ai chưa tin điều đó xin hãy đến Ba Bể một lần.
Theo DƯƠNG THUẤN (SGK TV4, Tập 1, trang 11)
BÀI LÀM
- Hồ Ba Bể nằm giữa bốn bề vách đá, trên độ cao 1200 mét so với mực nước biển.→ Câu đơn
- Chiều dài của hồ bằng một buổi chèo thuyền độc mộc. → Câu đơn
- Hai bên hồ là những ngọn núi cao chia hồ thành ba phần liền nhau: Bể Lầm, Bể Lèng, Bể Lù. →
Câu ghép
- Mỗi hịn đá, gốc cây, mỗi lồi thú, lồi chim, cho đến từng loài thủy tộc nơi đây đều gắn với một sự
tích li kì, sắc nước, hương trời ở đây cũng mang màu sắc huyền thoại. → Câu ghép
- Các cô gái ngồi bên khung cửi dệt thổ cẩm soi bóng xuống hồ. → Câu đơn
- Người Việt Bắc nói rằng: "Ai chưa biết hát bao giờ đến Ba Bể sẽ biết hát. Ai chưa biết làm thơ đến
Ba Bể sẽ làm được thơ." → Câu ghép
- Ai chưa tin điều đó xin hãy đến Ba Bể một lần. → Câu đơn


17

PHẦN KẾT LUẬN
Thông qua nội dung kiến thức trên đã góp phần to lớn trong q trình hình thành mảng kiến thức về
cácvấn đề về câu trong tiếng Việt hiện đại. Chẳng hạn giúp ta hiểu rõ được cách phân loại câu và phân
tích các thành phần cấu tạo của câu để sau này khi nói và viết chúng ta sẽ dẽ dàng truyền đạt một cách
dễ hiểu nhất đến cho người nghe và đọc.
Nhờ có bộ mơn Tiếng Việt này đã khiến cho chúng ta hiểu rõ được căn kẽ ngơn ngữ bình dị đời sống
hằng ngày của mình một cách khoa học, chính xác. Thơng qua nó, người đọc và học sẽ vô cùng thú
vị, yêu càng yêu hơn thứ tiếng nói, cái ngơn ngữ mang hồn dân tộc này:
Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước khơng thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.


Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy
Một tiếng vườn rợp bóng lá cành vươn
Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối
Tiếng heo may gợi nhớ những con đường.
Lưu Quang Vũ.

Bài tập lớn đến đây xin hết, một lần nữa cảm ơn thầy cô đã đọc qua ạ!


18

TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Lê A (Chủ biên), Tiếng Việt (Tập 1, 2, 3), NXB Giáo Dục.
2. Lê A (Chủ biên), Tiếng Việt (tài liệu đào tạo GV tiểu học theo dự án phát triển GV tiểu học
của Bộ GD-ĐT), NXB Giáo Dục.
3. Bộ GD&ĐT, SGK hiện hành Tiếng Việt 3,4,5, NXB Giáo Dục.



×