TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
Môn thi: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT DÂN SỰ
Họ và tên sinh viên: LÃ MINH VŨ
MSSV: 030736200167
THƠNG TIN BÀI THI
Bài thi có: (bằng số): 10 trang
Lớp học phần: D02
MÃ ĐỀ THI
Đề 01
(bằng chữ): Mười trang
YÊU CẦU:
Các mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo quy định
của Bộ luật Dân sự năm 2015.
BÀI LÀM
MỤC LỤC
1. Đặt vấn đề .................................................................................................. 01
2. Nội dung các mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân ................. 01
2.1. Khái niệm năng lực hành vi dân sự của cá nhân ............................. 01
2.2. Các mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân ........................... 02
2.2.1. Năng lực hành vi đầy đủ ............................................................. 02
2.2.2. Năng lực hành vi một phần ......................................................... 02
2.2.3. Mất năng lực hành vi dân sự ....................................................... 03
2.2.4. Người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi ............ 05
2.2.5. Hạn chế năng lực hành vi dân sự ................................................ 06
2.3. Liên hệ thực tiễn ................................................................................. 07
3. Kết luận ...................................................................................................... 10
Tài liệu tham khảo ........................................................................................
1. Đặt vấn đề
Trong pháp luật dân sự Việt Nam, cá nhân là chủ thể quan trọng tham
gia vào mọi quan hệ pháp luật dân sự. Trạng thái chủ thể của một người chỉ có
thể hồn chỉnh, đầy đủ và độc lập nếu người đó có đầy đủ năng lực hành vi dân
sự. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là năng lực được hình thành khi có
những điều kiện nhất định và mức độ khác nhau tương ứng với khả năng nhận
thức và điều khiển hành vi của cá nhân. Ngày nay quyền tự do của cá nhân ngày
càng cao và cuộc sống hàng ngày của mỗi cá nhân cũng rất đa dạng và phức
tạp, kéo theo sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực giao lưu dân sự. Tranh chấp
về năng lực pháp luật dân sự của con người khi tham gia vào các quan hệ pháp
luật dân sự không phải lúc nào cũng thỏa đáng. Vì con người muốn trở thành
chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự điều đó yêu cầu phải đạt đến
trình độ phát triển nhất định về thể lực và trí lực, trong khi nhiều giao dịch dân
sự diễn ra trên thực tế mà người tham gia giao dịch không đáp ứng được yêu
cầu. Các điều kiện liên quan đến hoạt động làm phát sinh tranh chấp khi thực
hiện gia dịch. Ví dụ, người tham gia giao dịch khơng có năng lực hành vi dân
sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc tình trạng lợi dụng người chưa
thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự để tiến thành giao dịch dân sự.
Đó cũng chính là lí do tơi chọn đề tài “Các mức độ năng lực hành vi dân sự
của cá nhân theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015” để thực hiện bài thi
kết thúc học phần Những vấn đề chung về luật dân sự và gửi đến giảng viên
hướng dẫn cô Trương Thị Thanh Trúc.
2. Nội dung các mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân
2.1. Khái niệm năng lực hành vi dân sự của cá nhân
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành
vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự (Căn cứ Điều 19 Bộ luật
Dân sự 2015). Tư cách chủ thể của cá nhân chỉ đầy đủ, hoàn thiện, độc lập khi
họ có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, ngoài năng lực pháp luật dân sự vốn là
thuộc tính được pháp luật ghi nhận cho mọi cá nhân. Nếu năng lực pháp luật
dân sự là tiền đề, là quyền dân sự khách quan của chủ thể thì năng lực hành vi
là khả năng hành động của chính chủ thể để tạo ra các quyền, thực hiện quyền
và nghĩa vụ của họ. Ngoài ra, năng lực hành vi dân sự còn bao hàm cả năng lực
tự chịu trách nhiệm dân sự khi vi phạm nghĩa vụ dân sự. Cùng với năng lực
pháp luật, năng lực hành vi dân sự là thuộc tính của cá nhân, tạo thành tư cách
chủ thể độc lập của cá nhân trong các quan hệ dân sự.
1
2.2. Các mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân
2.2.1. Năng lực hành vi đầy đủ:
Điều 20 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người thành niên như sau:
1. Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên.
2. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp
quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này.
Người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân
sự đầy đủ, trừ trường hợp bị tuyên bố mất năng lực hành vi hoặc hạn chế năng
lực hành vi dân sự. Pháp luật chỉ quy định độ tuổi tối thiểu mà không quy định
độ tuổi tối đa của những người có năng lực pháp luật dân sự đầy đủ. Những
người này có đầy đủ tư cách chủ thể, toàn quyền tham gia vào quan hệ dân sự
với tư cách là chủ thể độc lập và tự chịu trách nhiệm về những hành vi do họ
thực hiện. Những người từ đủ 18 tuổi trở lên được suy đốn là có năng lực hành
vi dân sự đầy đủ. Họ chỉ bị mất năng lực hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành
vi khi có quyết định của toà án về việc hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân
sự. Theo quy định của Luật hơn nhân và gia đình thì nữ từ 18 tuổi (17 tuổi 1
ngày) trở lên có quyền kết hơn nhưng theo quy định này thì nữ đủ tuổi kết hơn
vẫn có thể chưa có đầy đủ năng lực hành vi.1
Ví dụ: anh Nguyễn Văn A sở hữu một chiếc xe tải có giấy tờ hợp pháp,
anh có quyền bán, tặng cho, để thừa kế, thế chấp cho bất kỳ người nào mà
không ai được quyền ngăn cản. Khi thực hiện các giao dịch trên, anh A có nghĩa
vụ chuyển giao tài sản của mình cho người nhận hoặc cơ quan, tổ chức nhận
đúng tài sản đã giao kết và các giấy tờ có liên quan đến tài sản đó.
2.2.2. Năng lực hành vi một phần:
Người có năng lực hành vi một phần (khơng đầy đủ) là những người
chỉ có thể xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm trong một giới hạn
nhất định do pháp luật dân sự quy định.
Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người chưa thành niên như sau:
1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo
pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
Trường Đại học luật Hà Nội (2018), giáo trình luật dân sự Hà Nội, tập 1, Nhà xuất bản Công an nhân dân
Hà Nội, tr.90.
1
2
3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực
hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao
dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác
lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản,
động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải
được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Như vậy, cá nhân từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi là những người có năng
lực hành vi dân sự một phần. Họ có thể bằng hành vi của mình tạo ra quyền và
phải chịu những nghĩa vụ khi tham gia các giao dịch để thoả mãn những nhu
cầu thiết yếu hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. Tuy pháp luật không quy định
những giao dịch nào là giao dịch “phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày” và
“phù hợp với lứa tuổi” nhưng có thể hiểu đó là những giao dịch có giá trị nhỏ,
phục vụ những nhu cầu học tập, vui chơi trong cuộc sống được người đại diện
của họ cho phép thực hiện mà không cần sự đồng ý trực tiếp của người đại diện
(mua dụng cụ học tập, ăn quà, vui chơi giải trí…). Người đại diện của những
cá nhân ở lứa tuổi này có thể yêu cầu tuyên bố những giao dịch do người chưa
thành niên thực hiện mà khơng có sự đồng ý của họ là vơ hiệu và tồ án xem
xét trong những trường hợp cụ thể để chấp nhận yêu cầu đó theo quy định tại
Điều 130 Bộ luật Dân sự 2015. Nếu những người đại diện không yêu cầu tồ
án xem xét tính hiệu lực của những giao dịch này thì những giao dịch đó mặc
nhiên được coi là có hiệu lực.
Những người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể tự mình xác lập, thực
hiện các giao dịch trong phạm vi tài sản riêng mà họ có và khơng cần sự đồng
ý của người đại diện. Trong trường hợp pháp luật có quy định về sự đồng ý của
người đại diện thì áp dụng tương tự như trường hợp vị thành niên nói chung
(như di chúc của người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, việc định đoạt tài sản là
nhà ở và đất đai…).2
2.2.3. Mất năng lực hành vi dân sự:
Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người mất năng lực hành vi dân
sự như sau:
1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không
thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi
Trường Đại học luật Hà Nội (2018), giáo trình luật dân sự Hà Nội, tập 1, Nhà xuất bản Công an nhân dân
Hà Nội, tr.92-93.
2
3
ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên
bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám
định pháp y tâm thần.
Khi khơng cịn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự
thì theo u cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan
hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định
tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do
người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
Khái niệm “mất” thông thường được hiểu là đang tồn tại, đang có một
hiện tượng, một sự vật nhưng sau đó khơng cịn hiện tượng, sự vật đó nữa. Năng
lực hành vi dân sự của cá nhân cũng là thuộc tính nhân thân của cá nhân và đầy
đủ khi cá nhân đến tuổi thành niên. Thông thường, năng lực hành vi của cá
nhân chấm dứt cùng với sự chấm dứt của năng lực pháp luật của cá nhân đó
(chết hoặc tồ án tun bố là đã chết). Tuy nhiên, người thành niên có thể bị
tuyên bố mất năng lực hành vi khi có những điều kiện, với những trình tự, thủ
tục nhất định. Nếu cá nhân bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể
nhận thức và làm chủ được các hành vi của mình thì bị coi là mất năng lực hành
vi dân sự (Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015). Trên cơ sở kết luận của tổ chức giám
định có thẩm quyền, tồ án có thể tun bố một người bị mất năng lực hành vi
theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan. Mọi giao dịch dân sự của
những người này do người đại diện của họ xác lập, thực hiện. Ví dụ: sau tai nạn
hoặc bị thảm họa thiên tai, nạn nhân do bị thương tích hay bị hoảng loạn khơng
cịn nhận thức, làm chủ được hành vi của mình và tổ chức giám định pháp y
tâm thần đã có kết luận chính thức thì mọi giao dịch dân sự của cá nhân đó phải
do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
Trong trường hợp vì những ngun nhân mà do đó, họ bị tuyên bố là
mất năng lực hành vi nhưng nay không cịn tồn tại nữa thì họ hoặc những người
có quyền, lợi ích liên quan có quyền u cầu tồ án hủy bỏ quyết định tuyên bố
mất năng lực hành vi. Ví dụ: anh T là người mắc bệnh tâm thần nhưng sau thời
gian điều trị đã khỏi bệnh, đã có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của
mình. Khi có yêu cầu của anh T hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan
hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định
tuyên bố anh T mất năng lực hành vi dân sự. Anh T có quyền tham gia xác lập,
thực hiện các giao dịch dân sự.
4
Tuy nhiên, giải quyết việc này theo chính yêu cầu của người đó sẽ bị
vướng mắc về tố tụng. Theo quy định khi họ mất năng lực hành vi dân sự thì
cũng sẽ mất năng lực hành vi tố tụng, họ khơng thể tự khởi kiện hoặc u cầu
tồ án mà phải thơng qua hành vi của người có năng lực hành vi tố tụng dân sự,
vì vậy, Bộ luật Tố tụng dân sự cần giải quyết vướng mắc này.3
2.2.4. Người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi:
Điều 23 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi như sau:
1. Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ
khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành
vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc
của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần,
Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức,
làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người
giám hộ.
2. Khi không cịn căn cứ tun bố một người có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có
quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết
định hủy bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ
hành vi.
Đây là chủ thể mới được ghi nhận tại Điều 23 Bộ luật dân sự 2015 với
các đặc điểm: Có các yếu tố về thể chất (sự khuyết thiếu về cơ thể như cá nhân
bị câm, mù, điếc hoặc bị tai nạn liệt người,…) hoặc các yếu tố về tinh thần (cú
sốc tâm lí,…) mà khơng đủ khả năng nhận thức và làm chủ hành vi nhưng chưa
đến mức mất năng lực hành vi dân sự. Có yêu cầu của người này, người có
quyền và lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan gửi đến tịa án.
Có kết luận giám định pháp y tâm thần. Tòa án ra quyết định tuyên bố là người
có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi, chỉ định người giám hộ, xác
định quyền và nghĩa vụ của người giám hộ. Nếu sau đó khơng cịn các căn cứ
nêu trên và có kết luận giám định pháp lí tâm thần là họ có khả năng nhận thức
Trường Đại học luật Hà Nội (2018), giáo trình luật dân sự Hà Nội, tập 1, Nhà xuất bản Công an nhân dân
Hà Nội, tr.93-94.
3
5
và điều khiển hành vi một cách bình thường thì tòa án sẽ ra quyết định hủy bỏ
quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi.4
2.2.5. Hạn chế năng lực hành vi dân sự:
Điều 24 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người bị hạn chế năng lực hành
vi dân sự như sau:
1. Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá
tán tài sản của gia đình thì theo u cầu của người có quyền, lợi ích liên quan
hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tịa án có thể ra quyết định tuyên bố người
này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự và phạm vi đại diện.
2. Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của
người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý
của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh
hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.
3. Khi khơng cịn căn cứ tun bố một người bị hạn chế năng lực hành
vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích
liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ
quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Năng lực hành vi của người đã thành niên có thể bị hạn chế trên cơ sở
những điều kiện và thủ tục được quy định tại Điều 24 Bộ luật Dân sự 2015.
Năng lực hành vi của người thành niên bị hạn chế khác với năng lực hành vi
một phần của người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi mặc dù về
hình thức có vẻ giống nhau. Năng lực hành vi của người từ đủ 6 tuổi đến dưới
18 tuổi mặc nhiên được công nhận là năng lực hành vi đầy đủ khi đạt độ tuổi
nhất định còn việc hạn chế năng lực hành vi phải thông qua tồ án theo trình tự
tố tụng dân sự và được áp dụng với những người nghiện ma túy và các chất
kích thích dẫn đến hậu quả phá tán tài sản của gia đình. Nghiện ma túy và các
chất kích thích khác phải là nguyên nhân dẫn đến phá tán tài sản của gia đình
và việc u cầu tồ án tun bố hạn chế năng lực hành vi không chỉ thuộc những
người có quyền, lợi ích liên quan mà quan trọng hơn là các cơ quan hoặc tổ
chức hữu quan cũng có quyền u cầu tồ án, điều này tạo điều kiện tốt hơn để
Trường Đại học luật Hà Nội (2018), giáo trình luật dân sự Hà Nội, tập 1, Nhà xuất bản Công an nhân dân
Hà Nội, tr.95-96.
4
6
quy định này được thực thi về mặt thực tế mà khơng chỉ về pháp lí. Căn cứ vào
tình trạng thực tế và theo yêu cầu của những người có quyền, lợi ích liên quan,
tổ chức hữu quan, tồ án có thể ra quyết định tuyên bố một người bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự. Người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện do toà án quyết định. Giao dịch
dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải
có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu
cầu sinh hoạt hàng ngày. Khi khơng cịn căn cứ tun bố một người bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự thì theo u cầu của chính người đó hoặc của người có
quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, toà án ra quyết định hủy
bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự. Việc tuyên bố một
người mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự dẫn đến
những hậu quả pháp lí nhất định, tư cách chủ thể của những người này như
những người có năng lực hành vi dân sự một phần.5
2.3 Liên hệ thực tiễn
- Tình huống 1: Con trai của chị A (15 tuổi) tự ý lấy tiền tiết kiệm để
mua một chiếc điện thoại đời mới, trị giá lên đến gần ba chục triệu đồng. Ngay
khi phát hiện, chị A đã cùng con trai ra cửa hàng để đề nghị họ cho trả lại, có
chịu phí hồn trả. Tuy nhiên, chủ cửa hàng không đồng ý, với lý do thuận mua
vừa bán, hàng hóa đảm bảo chất lượng. Về nguyên tắc, với hàng hóa có giá trị
lớn, cửa hàng có được bán cho người dưới 18 tuổi hay không?
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền
dân sự và nghĩa vụ dân sự. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như
nhau, không bị hạn chế trừ trường hợp do pháp luật quy định. Nếu như năng
lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi
người đó chết, năng lực hành vi dân sự của cá nhân, theo Điều 19 Bộ luật Dân
sự năm 2015 quy định là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập,
thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
Con trai chị A dưới 18 tuổi là người chưa thành niên, tùy theo độ tuổi
để xác định năng lực hành vi dân sự của con chị A khi tham gia giao dịch dân
sự. Nội dung này được quy định cụ thể tại Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015.
Trường Đại học luật Hà Nội (2018), giáo trình luật dân sự Hà Nội, tập 1, Nhà xuất bản Công an nhân dân
Hà Nội, tr.94-95.
5
7
Ngoài ra, cũng cần lưu ý về giao dịch dân sự do người mất năng lực
hành vi dân sự hay người bị Tòa án hạn chế năng lực hành vi dân sự phải do
người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
Trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác, giao dịch dân sự khơng
có một trong các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 117 của Bộ luật này
thì vơ hiệu.
Nếu pháp luật quy định về hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện
có hiệu lực của giao dịch dân sự thì ngồi điều kiện về chủ thể, tính tự nguyện,
mục đích nêu trên, cịn phải đảm bảo điều kiện về hình thức của giao dịch. Ví
dụ: Giao dịch mua bán bất động sản thì hợp đồng phải được lập thành văn bản,
có công chứng hoặc chứng thực…
Điều 125 của Bộ luật này quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do người
chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập,
thực hiện.
Tóm lại, nếu con trai chị A không bị mất năng lực hành vi dân sự, không
bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bạn nên đối chiếu quy định nêu trên để xác
định giao dịch mua bán giữa con trai bạn và cửa hàng điện thoại có bị vơ hiệu
hay khơng.
Trường hợp con trai chị A dưới 15 tuổi, không được sự đồng ý của bố
mẹ với tư cách là người đại diện hợp pháp, giao dịch mua bán vô hiệu. Hậu quả
pháp lý được quy định tại Điều 131 Bộ luật này.
Ngược lại, trường hợp con trai chị A đủ mười lăm tuổi trở lên thì có
quyền tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó. Việc cửa hàng điện thoại khơng
đồng ý cho hồn trả là đúng quy định của pháp luật.6
- Tình huống 2: Con trai của chị B năm nay 21 tuổi, bị nghiện ma túy.
Cậu ấy không chỉ bỏ bê việc học hành, ăn ngủ mà còn phát sinh rất nhiều khoản
nợ nần. Thậm chí, có cả chuyện xã hội đen đến nhà uy hiếp, chị B phải cắn răng
trả nợ thay. Cậu ta còn lấy trộm nhiều đồ đạc có giá trị của gia đình đem bán.
Khi phát hiện, gia đình B phải bỏ tiền ra chuộc, song cũng có nhiều trường hợp
người mua khơng đồng ý với lý do thuận mua vừa bán, hàng hóa khơng phải
đăng ký quyền sở hữu.
Thu Hường, Năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên, Trang thông tin tuyên truyền, phổ biến
pháp
luật,
ngày
đăng
26/05/2020,
<
>.
6
8
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền
dân sự và nghĩa vụ dân sự. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như
nhau. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp
pháp luật có liên quan quy định khác. Nếu như năng lực pháp luật dân sự của
cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết, thì năng lực
hành vi dân sự của cá nhân, theo Điều 19 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định
là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa
vụ dân sự và Điều 24 của Bộ luật này quy định về hạn chế năng lực hành vi dân
sự.
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp con trai B được xác định bị nghiện
ma túy, cơ ấy hoặc người có quyền, lợi ích liên quan có quyền u cầu Tịa án
ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Khi đó, việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người
bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người
đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng
ngày của họ.
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm
phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Điều kiện có hiệu
lực của giao dịch dân sự được quy định tại Điều 117 Bộ luật này.
Nói cách khác, giao dịch dân sự khơng có một trong các điều kiện được
quy định nêu trên thì vơ hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.
Cũng chính vì vậy, khi Tịa án đã quyết định tuyên bố con trai cô B là người bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự, về nguyên tắc, giao dịch dân sự do cậu ta xác
lập, thực hiện bị vơ hiệu. Bởi vì, Điều 125 của Bộ luật này quy định giao dịch
dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự,
người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự xác lập, thực hiện.
Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. Khi
giao dịch dân sự vơ hiệu thì các bên khơi phục lại tình trạng ban đầu, hồn trả
cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp khơng thể hồn trả được bằng hiện vật
thì trị giá thành tiền để hoàn trả.7
Ngọc Đức, Hạn chế năng lực hành vi dân sự của người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác, Trang
thơng tin tun truyền phổ biến pháp luật, ngày đăng 20/02/2020, < >.
7
9
3. Kết luận
Những quy định về mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân trong
Bộ luật Dân sự năm 2015 có nhiều điểm mới, tích cực phù hợp với điều kiện
thực tế. Những quy định này là cơ sở để cá nhân có thể bảo vệ quyền lợi hợp
pháp của mình, đồng thời giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể giải
quyết những tranh chấp phát sinh liên quan đến vấn đề này. Mặc dù vậy, những
quy định về mức độ năng lực hành vi dân sự trong Bộ luật Dân sự năm 2015
vẫn còn tồn tại một số vướng mắc, hạn chế, bởi vậy, pháp luật hiện hành cũng
cần phải có những sửa đổi, bổ sung để quy định về mức độ năng lực hành vi
dân sự của cá nhân được hoàn thiện hơn.
Qua việc thực hiện bài tiểu luận “Các mức độ năng lực hành vi dân sự
của cá nhân theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015” đã thấy rõ được quy
định của pháp luật về các mức độ năng lực dân sự của cá nhân, để áp dụng vào
thực tiễn các trường hợp sao cho thích hợp với giao dịch dân sự. Mọi giao dịch
dân sự mà con người muốn tham gia đều đòi hỏi yếu tố bắt buộc về điều kiện
năng lực chủ thể. Trong đó, năng lực hành vi dân sự của cá nhân là một nội
dung khơng thể tách rời, góp phần tạo nên năng lực chủ thể. Một cá nhân khơng
có năng lực hành vi dân sự thì đương nhiên khơng thể có năng lực chủ thể.
Nghiên cứu toàn diện các quy định pháp luật về năng lực hành vi dân sự của cá
nhân giúp cho hoạt động lập pháp và hoạt động thực tiễn có căn cứ khoa học
trong việc xác định chính xác, đầy đủ nội dung của năng lực chủ thể.
Và lời cuối cùng tôi xin trân thành gửi lời cảm ơn đến cô Trương Thị
Thanh Trúc giảng dạy bộ môn luật Dân sự, đã tận tình hướng dẫn và truyền tải
những kiến thức q giá để tơi có thể hồn thành bài tiểu luận cuối kì. Trong
quá trình thực hiện nội dung của bài tiểu luận khơng tránh khỏi những thiếu
sót, sẽ còn những vấn đề, nội dung chưa được giải quyết triệt để, sâu sắc và
khoa học, rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của cơ để bài tiểu luận hồn
thiện hơn. Xin trân thành cảm ơn cơ!
10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Dân sự 2015 – Luật số: 91/2015/QH13;
2. Ngọc Đức, Hạn chế năng lực hành vi dân sự của người nghiện ma túy, nghiện
các chất kích thích khác, Trang thơng tin tun truyền phổ biến pháp luật, ngày
đăng
20/02/2020,
<
/>
/asset_publisher/kyB8zPQFRdzV/content/han-che-nang-luc-hanh-vi-dan-sucua-nguoi-nghien-ma-tuy-nghien-cac-chat-kich-thich-khac >;
3. Thu Hường, Năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên, Trang
thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật, ngày đăng 26/05/2020, <
>;
4. Trường Đại học luật Hà Nội (2018), giáo trình luật dân sự Hà Nội, tập 1,
Nhà xuất bản Công an nhân dân Hà Nội.