Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Phân tích và so sánh CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA, VỢ NHẶT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.67 KB, 24 trang )

BÀ CỤ TỨ - NGƯỜI ĐÀN BÀ HÀNG CHÀI
a. Vài nét về tác giả tác phẩm:
- Kim Lân là một cây bút chuyên viết truyện ngắn, “một nhà văn viết ít nhưng
ngày càng được khâm phục nhiều”. “Vợ nhặt” là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim
Lân, rút từ tập “Con chó xấu xí” (1962)
- Nguyễn Minh Châu là nhà văn tài năng đi tiên phong trong công cuộc đổi mới nền
văn học Việt Nam sau 1975. “Chiếc thuyền ngoài xa” là một tác phẩm xuất sắc của
ông ở giai đoạn này.
b. Giải thích ý kiến:
Ý kiến chỉ ra sự giống nhau của hai nhân vật: đều yêu thương con bằng sự thấu
hiểu lẽ đời; đồng thời chỉ ra sự khác nhau: tình yêu thương con của bà cụ Tứ là sự
vị tha, bao dung, lạc quan; cịn tình u thương con của người đàn bà hàng chài là
sự chịu đựng, hi sinh, nhẫn nhục. Đó là những nét riêng của tình mẫu tử trong hai
tác phẩm “Vợ nhặt” – Kim Lân và “Chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn Minh Châu.
c. Chứng minh:
* Điểm tương đồng: Cả hai nhân vật đều yêu thương con bằng sự thấu hiểu lẽ đời.
- Bà cụ Tứ:
+ Khi biết người phụ nữ theo không con mình về làm vợ, bà cụ Tứ lặng người, cúi
đầu nín lặng, khóc, vừa xót xa cho số kiếp con trai, vừa tủi thân, tủi phận cho chính
mình vì ngèo mà không lấy nổi vợ cho con.
+ Đồng cảm với người vợ nhặt “Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này người
ta mới lấy đến con mình”, đồng cảm với con trai “…Mà con mình mới có được vợ”,
vun vén cho hạnh phúc của đôi trẻ “Ừ, thơi thì các con đã phải dun, phải kiếp với
nhau, u cũng mừng lịng…”…
- Người đàn bà hàng chài:
+ Tình yêu thương con bằng sự thấu hiểu lẽ đời khiến chị phải nhẫn nhục, chịu
đựng sự đày ải tàn nhẫn của người chồng để con thuyền có người đàn ơng khỏe
mạnh “chèo chống khi phong ba” và “để cùng làm ăn nuôi nấng một sấp con”
+ Khi đối thoại với Phùng và Đẩu ở Tịa án huyện, chị đã nói “Đàn bà ở thuyền
chúng tôi phải sống cho con chứ khơng thể sống cho mình như ở trên đất được”.
* Sự khác biệt:


Tình yêu thương con của bà cụ Tứ là sự vị tha, bao dung, lạc quan.


- Thấu hiểu việc vượt quyền cha mẹ của Tràng
- Cảm thơng, xót thương cho tính cách và trân trọng giá trị của người vợ nhặt.
- Suy nghĩ, hành động, lời nói ln lạc quan, hướng về tương lai trong những ngày
đói.
+ Bà truyền cho con cái niềm hi vọng “khơng ai khó ba đời”
+ Hành động xăm xắm thu dọn, quét tước nhà cửa.
+ Dự định ngăn buồng cho đôi trẻ, mua đôi gà, bữa cơm mừng dâu mới với “chè
khốn”…
Tình u thương con của người đàn bà hàng chài là sự chịu đựng, hi sinh, nhẫn
nhục:
- Người đàn bà hàng chìa chịu đựng, hi sinh xin chồng đưa mình lên bờ mà đánh
khi các con đã lớn vì sợ các con sẽ bị tổn thương khi chứng kiến cảnh bạo lực đau
lịng.
- Vì lo những phản ứng dữ dội của thằng Phác có thể làm điều dại dột với ba nó mà
chị phải cắn răng gửi thằng con chị yêu thương nhất lên rừng ở với ông ngoại đã
nửa năm nay.
Khi chồng đánh đập đau đớn chị lặng lẽ chịu đựng, nhẫn nhục như một người câm
nhưng khi thằng Phác lao vào đánh bố để cứu mẹ, chị lại không nén nổi nỗi đau
đớn. Chị “mếu máo” gọi con. “ơm chầm lấy nó rồi lại bng ra”, “chắp tay vái lấy
vái để rồi ơm chầm lấy”. Đó là nỗi đau của người mẹ khi không che chắn nổi cho
tuổi thơ của các con được trong sáng, nỗi sợ hãi cho sự phát triển tính cách của
con trong mơi trường tăm tối, bạo lực…
d. Đánh giá:
- Khẳng định sự đúng đắn của ý kiến:
+ Chỉ ra được những khác biệt trong tình yêu thương con của hai nhân vật. Từ đó
giúp người đọc nhận ra được những nét độc đáo của mỗi hình tượng, những khám
phá riêng trong cách thể hiện, xuất phát từ cái nhìn khác nhau về con người của

hai nhà văn trong hai giai đoạn văn học khác nhau.
+ Đồng thời giúp người đọc cảm nhận được sự gặp gỡ trong tư tưởng nhân đạo của
hai nhà văn và những tư tưởng, tình cảm mà họ gửi gắm.


So sánh A Phủ và Tràng
Hình tượng người lao động từ lâu đã trở thành một đề tài lớn của văn
học nghệ thuật thu hút biết bao ngòi bút văn chương. Khơng ít tác
giả đã thành cơng về đề tài này trong đó có Kim Lân và Tơ Hồi. Với
hai tác phẩm “Vợ nhặt” và “Vợ chồng A Phủ”, cả hai nhà văn đã
dựng nên được hình tượng con người lao động với bao phẩm chất
đáng quý. Đó là anh Tràng hiền lành nhân hậu trong “Vợ nhặt” và A
Phủ chàng trai của tự do trong “Vợ chồng A Phủ”.
Kim Lân là một cây bút chuyên viết truyện ngắn, thế giới nghệ thuật
của ông tập trung ở khung cảnh nông thơn và người nơng dân. Tác
phẩm “Vợ nhặt” trích trong tập truyện “Con chó xấu xí”. Truyện
được viết ngay sau Cách mạng với tên gọi “Xóm ngụ cư”. Nhưng do
thất lạc bản thảo nên sau khi hịa bình lập lại, tác giả đã viết lại
thành “Vợ nhặt”.
Nếu Kim Lân thiên về đề tài nơng thơn thì Tơ Hồi lại rất am hiểu
văn hóa nhiều vùng miền khác nhau trên đất nước ta. Trong đó đặc
biệt là văn hóa Tây Bắc. Chính vùng đất và con người nơi đây đã thổi
hồn vào trang viết của ơng để lại bao hình ảnh đẹp. “Vợ chồng A
Phủ” là một trong những tác phẩm xuất sắc của Tơ Hồi viết về con
người và thiên nhiên nơi đây.
Cả hai thiên tài truyện ngắn Kim Lân và Tơ Hồi đều là đại biểu ưu
tú của dịng văn học hiện thực phê phán. Dưới ngòi bút của các nhà
văn hiện thực, con người lao động hiện lên với những phẩm chất
chung đáng quý. A Phủ và Tràng đều là những con người lao động
lương thiện, nhân hậu, sống nghĩa tình. Ở họ cịn ngời sáng bởi

phẩm chất lao động cần cù, chịu thương chịu khó. Họ khao khát mái
ấm gia đình, khao khát tình yêu, khao khát tự do trong một thế kỷ
bạo tàn. Họ đều là nạn nhân đáng thương của chế độ xã hội cũ, bị
bóc lột, bị đẩy đến con đường cùng. Nhưng ở họ vẫn luôn khao khát
được sống, được vươn lên. Tràng bị nạn đói dồn đẩy đến vực thẳm
của cái chết nhưng vẫn khát vọng mái ấm, anh đã xây hạnh phúc
trên nền thảm đạm của chết chóc mà vẫn hi vọng được đổi đời. A Phủ
bị lăng nhục, bị chà đạp nhưng vẫn khao khát tự do. Anh đã vượt
ngục để đến miền đất hứa Phiềng Sa cùng Mị xây đắp hạnh phúc của
mình. Ở họ tuy điều kiện hồn cảnh sống và lịch sử khác nhau
nhưng đều có những kết thúc tốt đẹp dù trước đó là một chuỗi bi


kịch cuộc đời tăm tối.
Bên cạnh những điểm giống nhau đó, ở hai nhân vật này có nhiều
điểm riêng biệt mang đến những vẻ đẹp khác nhau.
Trước hết ta hãy đến với nhân vật Tràng. Tìm hiểu vào truyện ta
thấy, Tràng là người dân ngụ cư nghèo khổ, có phẩm chất hiền lành,
tốt bụng; sẵn lòng cưu mang người đồng cảnh ngộ trong nạn đói
khủng khiếp.
Tràng là dân ngụ cư nghèo khổ, làm nghề đẩy xe bò thuê. Anh sống
với mẹ già. Gia cảnh nghèo túng. Cái được gọi là “nhà” thì ln
“vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ
dại”. Đã vậy, Tràng lại có ngoại hình xấu xí, thơ kệch. Ngay cả đến
tên gọi cũng là tên gọi của một loại đồ vật dùng trong nghề mộc (Cái
Tràng, cái Đục). Với vài nét bút phác họa giản đơn, Tràng hiện lên có
phần giống với những thằng đần, thằng ngốc trong truyện cổ tích.
Cái lưng thì được nhà văn tạo thành “lưng gấu”, cái mặt thì ấn tượng
bởi “hai con mắt nhỏ tý gà gà. Quai hàm bạnh”. Tính cách thì phần
trẻ con nhiều hơn. Vì thế chẳng mấy ai thèm nói chuyện, trừ lũ trẻ

hay chọc ghẹo khi anh ta đi làm về.
Nhưng Kim Lân khơng có ý định viết truyện cổ tích với thằng đần
thằng ngốc mà ông đang kể lại một sự thật, sự thật đắng lịng về cái
đói và tình người năm đói. Thật ra, ban đầu Tràng khơng chủ tâm
tìm vợ. Tràng cũng thừa biết, người như hắn thì khơng thể có vợ. Khi
đẩy xe bị mệt mỏi anh chỉ hò một câu cho vui “Muốn ăn cơm trắng
mấy giò này/ Lại đây mà đẩy xe bò với anh nì”. Tràng chỉ muốn hị
để xua đi mỏi mệt trong người. Anh cũng chẳng có ý chịng ghẹo ai
cả. Ai ngờ có người đàn bà đói xơng xáo đến đẩy xe thật. Nhưng vì
đùa vui nên Tràng đã khơng giữ đúng thỏa thuận của câu hò. Nhưng
Tràng cảm thấy hạnh phúc biết bao khi gặp được cái “cười tít mắt
của thị” bởi “từ xưa đến giờ có ai cười với hắn một cách tình tứ như
vậy đâu”.
Hơm sau gặp lại: Khi Tràng đang ngồi nghỉ trước cổng chợ tỉnh thì
bất ngờ có người đàn bà sầm sập chạy đến, cong cớn, sưng sỉa với
hắn “Điêu, người thế mà điêu”. Tràng không nhận ra người đàn bà
ngày trước đẩy xe cho mình. Trước mặt hắn là một người đàn bà
thảm hại đã bị cái đói tàn hại cả nhan sắc lẫn nhân cách: “Thị gầy
sọp hẳn đi, ngực gầy lép, khuôn mặt lưỡi cày hốc hác, quần áo rách
như tổ đỉa”. Thấy người đàn bà đói, rách rưới thảm hại. Tràng động


lịng thương. Có ai ngờ được rằng trong con người thơ kệch ấy lại có
một tấm lịng thương người cao cả. Thế rồi Tràng cho người đàn bà
kia ăn, không chỉ ăn mà còn cho ăn rất nhiều “bốn bát bánh đúc”.
Đó chính là lịng thương một con người đói khát hơn mình chứ
Tràng khơng hề có ý định lợi dụng hoặc chịng ghẹo.
Vốn tính hay đùa, Tràng lại tầm phơ tầm phào “Nói đùa chứ có về
với tớ thì ra khuân đồ lên xe rồi về”. Nói đùa thế thôi, ai ngờ thị về
thật. Lúc đầu Tràng phảng phất lo sợ về cái đói và cái chết“mới đầu

anh cũng chợn, nghĩ: thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết
có ni nổi khơng, lại cịn đèo bịng”. Đó là nỗi sợ hãi có thật nhất
lại là thời đói kém như thế này. Nhưng có lẽ tình thương người và
khát vọng hạnh phúc đã lớn hơn nỗi sợ hãi nên sau đó anh chặc lưỡi
“Chậc kệ!” Chỉ một từ “kệ” thơi, Tràng như đã bỏ lại sau lưng mình
tất cả nỗi sợ hãi, mọi lo nghĩ để vun vén cho cái hạnh phúc của
mình.
Trong hồn cảnh khốn cùng, Tràng vẫn khát khao hạnh phúc, có ý
thức tạo dựng mái ấm gia đình:
Khi người phụ nữ chấp nhận làm vợ, Tràng đã có ý thức chăm sóc:
“hắn đưa thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con đựng
vài thứ lặt vặt và ra hàng cơm đánh một bữa no nê…”. Tràng cịn
hào phóng “ mua hai hào dầu để thắp sáng”.
Trên đường về: (khác với anh Tràng hôm qua buồn bã, cúi mặt lo âu
nghĩ ngợi). Hơm nay Tràng có niềm vui lạ, một niềm hạnh phúc tràn
ngập khiến mặt Tràng cứ “phớn phở khác thường”. Thỉnh thoảng lại
cịn cười nụ một mình. Lúc thì hắn đi sát người đàn bà, lúc lại lùi ra
sau một tí, hai tay cứ xoa vào vai nọ vai kia, lại muốn nói đùa một
câu, lại cứ thấy ngường ngượng. Kim Lân đã làm người đọc thấy
được sự thay đổi về tâm lí của Tràng. Tràng thật sự đã khác với
Tràng hơm qua. Trong lịng Tràng tràn ngập niềm vui sướng miên
man khiến “Trong một lúc Tràng hình như quên hết những cảnh
sống ê chề, tăm tối hằng ngày, quên cả cái đói khát ghê gớm đang
đe dọa, quên cả những tháng ngày trước mặt. Trong lòng hắn bây
giờ chỉ cịn tình nghĩa giữa hắn với người đàn bà đi bên. Một cái gì
mới mẻ, lạ lắm, chưa từng thấy ở người đàn ơng nghèo khổ ấy, nó
ơm ấp, mơn man khắp da thịt Tràng, tựa hồ như có bàn tay vuốt
nhẹ dọc sống lưng”. Thế là rõ rồi: Hạnh phúc đang làm anh thay đổi.
Khi về đến nhà, lúc đầu Tràng thấy “ngượng nghịu” rồi cứ thế “ đứng



tây ngây ra giữa nhà, chợt hắn thấy sờ sợ”. Nhưng đó chỉ là cảm
giác thống qua thơi. Hạnh phúc lớn lao quá khiến Tràng lại lấy lại
được thăng bằng nhanh chóng. Lúc sau Tràng tủm tỉm cười một
mình với ý nghĩ có phần ngạc nhiên sửng sốt, khơng dám tin đó là
sự thật: “hắn vẫn cịn ngờ ngợ như khơng phải thế. Ra hắn đã có vợ
rồi đấy ư ?”. Đó là sự ngạc nhiên trong sung sướng.
Lúc chờ đợi Mẹ về: Tràng nóng ruột, đi đi lại lại. Chưa bao giờ người
ta thấy hắn nơn nóng như thế. Khi mẹ về, hắn mừng rỡ, rối rít như
trẻ con vì dù sao Tràng vẫn cịn có mẹ – đó là đấng tối cao của Tràng
vì chỉ có mẹ mới quyết định được hạnh phúc của hắn. Tràng nóng
lịng thưa chuyện với mẹ. Bắt mẹ ngồi lên giường để thưa chuyện.
Cho thấy, anh Tràng khơng cịn là người vơ tư nông cạn nữa. Tràng
đã ý thức được việc lấy vợ là việc hệ trọng cả một đời. Nên với hắn,
đây là giây phút thiêng liêng và trọng đại. Khi được đồng ý, Tràng
thở đánh phào một cái nhẹ cả người. Thế là Tràng đã có gia đình, có
vợ, khơng tốn tiền cưới hỏi, Tràng lấy được vợ thật hiển hách.
Tràng có khát vọng sống mãnh liệt, có niềm tin vào tương lai tươi
sáng. Từ một anh phu xe cục mịch, sống vô tư, chỉ biết việc trước
mắt, Tràng đã là người quan tâm đến những chuyện ngoài xã hội và
khao khát sự đổi đời.
Sau khi lấy vợ, Tràng trở thành một người sống có trách nhiệm, biết
suy nghĩ chín chắn. Nhà văn đã mang đến cho người đọc hơi thở mới
của Tràng vào sau cái đêm tân hôn. Tràng thức dậy, đầu tiên đó là
một cảm giác dễ chịu “Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở
trong giấc mơ đi ra”. Đó là tâm trạng hạnh phúc. Tràng cảm động
khi thấy mẹ và vợ dọn dẹp lại nhà cửa nhất là khi nghe tiếng chổi
tre quét từng nhát sàn sạt trên sân. Một nỗi lòng yêu thương, một
nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng “Bỗng
nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng.

Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái
nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng”. Đấy chính là hạnh phúc
đang thức tỉnh anh. Cuộc sống đang vẫy gọi anh.
Khi tiếng trống thúc thuế ngồi đình vang lên vội vã, dồn dập, Tràng
đã thần mặt ra nghĩ ngợi, đây là điều hiếm có đối với Tràng xưa nay.
Trong ý nghĩ của anh lại “vụt hiện ra cảnh những người nghèo đói
ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp” để cướp kho thóc của Nhật và
“đằng trước là lá cờ đỏ”. Tràng nhớ tới cảnh ấy và lòng ân hận, tiếc


rẻ và trong óc vẫn thấy đám người đói và lá cờ bay phấp phới…Chi
tiết này thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. Tác giả mở
ra con đường sống cho những con người đang đứng bên bờ vực của
cái chết đó là chỉ có đi theo cách mạng mới có thể giải phóng được
số phận của mình. Nhà văn dự báo, rồi đây Tràng sẽ có mặt trong
đồn người đói ấy, Tràng sẽ đi phá kho thóc Nhật. Và cuộc sống sẽ
lại mở ra trang đời mới.
Xây dựng nhân vật Tràng, nhà văn đã đặt nhân vật trong tình huống
truyện độc đáo; diễn biến tâm lí được miêu tả chân thực, tinh tế;
ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, phù hợp với tính cách nhân vật. Đây là
loại nhân vật tiêu biểu cho phát ngôn của nhà văn trong tác phẩm.
Nếu như nhân vật Tràng của Kim Lân với những vẻ đẹp tâm hồn
sáng ngời nhân cách, phẩm giá thì A Phủ của Tơ Hồi cũng mang
đến cho người đọc nhiều vẻ đẹp lấp lánh của tâm hồn.
A Phủ là một chàng trai có số phận éo le, là nạn nhân của những hủ
tục lạc hậu: A Phủ người Háng Bla. Cha mẹ, anh chị em của A Phủ
mất trong một trận dịch đậu mùa. Năm ấy A Phủ mười tuổi. Tuy còn
nhỏ nhưng A Phủ đã mang trong mình một cá tính mạnh mẽ. Khi có
người làng đói bắt A Phủ bán cho người Thái dưới cánh đồng thấp. A
Phủ ngang bướng không cam chịu ở dưới cánh đồng thấp, A Phủ

trốn lên núi cao rồi lưu lạc đến Hồng Ngài.
Tết đến xuân về, mọi người đều có quần áo mới cịn A Phủ thì chỉ độc
một cái vịng vía trên cổ. A Phủ chẳng lấy nổi vợ vì hủ tục của làng
bản. Vì A Phủ “khơng có bố mẹ, khơng có ruộng, khơng có bạc”.
Dù cuộc đời chịu nhiều bất hạnh nhưng A Phủ là một con người có
phẩm chất tốt đẹp.
A Phủ là chàng trai tự do của núi rừng, anh yêu lao động, giỏi
giang: “biết đúc lưỡi cày, biết đục cuốc, lại cày giỏi và săn bị tót rất
bạo…”. A Phủ rất khỏe, chạy nhanh như ngựa. A Phủ đã trở thành
niềm khát khao của bao cô gái trong làng “ Lấy được A Phủ là bằng
được con trâu tốt trong nhà”. Nhưng A Phủ nghèo nên không lấy
được vợ. Tuy vậy, vượt lên trên hồn cảnh khó khăn, A Phủ vẫn sống
một đời sống tâm hồn phóng khống, hồn nhiên, u đời, yêu chính
nghĩa, tự tin của tuổi trẻ. “Đang tuổi chơi, trong ngày Tết đến, dù
chẳng có quần áo mới như nhiều trai làng khác, A phủ chỉ có độc
một chiếc vòng trên cổ. A Phủ cũng cứ cùng trai làng đem sáo,
khèn con quay và quả pao đi tìm người yêu ở các làng trong rừng”.


A Phủ là nạn nhân của cường quyền và nạn nhân của chính sách
cho vay nặng lãi của bọn chủ nô phong kiến miền núi.
Đau khổ hơn, A Phủ là đứa con của núi rừng tự do mà vẫn khơng
thốt khỏi kiếp sống nô lệ. Sự việc xảy ra vào đêm hội mùa xuân.
Thấy thái độ hống hách của A Sử , A Phủ đã “ném con quay bằng gỗ
lăng vào mặt A Sử” rồi “xộc tới, nắm cái vòng cổ, kéo dập đầu
xuống, xé vai áo, đánh tới tấp”. Hành động dữ dội đó của A Phủ có
nguyên cớ sâu xa từ mối hận thù giai cấp, anh rất ghét thói cường
quyền bạo ngược của bọn người giàu có.
Vì tội đánh con quan, A Phủ bị nhà thống lý bắt về xử kiện. Tại nhà
thống lý, A Phủ bị tay chân nhà Pá Tra đánh đập rất dã man, tàn

bạo. A Phủ đã chứng tỏ mình là con người bất khuất, cứng rắn gan
dạ. A Phủ bị đám trai làng xộc đến đánh “môi và mắt dập chảy
máu… hai đầu gối sưng lên như mặt hổ phù”. A phủ khơng hề khóc
lóc van xin, trái lại “A Phủ quỳ, chịu đòn, chỉ im như tượng đá”.
Cuối cùng trong cảnh xử kiện A Phủ đã bị Pá Tra buộc nộp vạ một
trăm bạc trắng. Vì khơng có tiền để nộp vạ nên A Phủ phải vay nợ
một trăm bạc trắng. Chính sách cho vay nặng lãi ấy đã biến chàng
trai trẻ yêu tự do thành nô lệ với bản án chung thân suốt đời đúng
như lời tên Pá Tra đã nói “đời mày, đời con mày, đời cháu máy tao
cũng bắt thế, bao giờ trả hết nợ mới thơi”. Đó là kiếp sống bị khinh
rẻ, bị ngược đãi và phải gánh vác những công việc nặng nhọc, nguy
hiểm nhất như “săn bị tót, bẫy hổ, chăn ngựa quanh năm một thân
một mình rong ruổi ngồi gị bãi, nương rừng”. Tính mạng của A
Phủ sống hay chết cũng được quyết định bởi bàn tay tàn bạo của
Thống lý Pá Tra.
A Phủ u tự do có lịng ham sống và khát vọng tự do:
Chỉ vì để hở bắt mất một con bị, A Phủ đã rơi vào thảm họa mới.
Thớng lí qt thẳng vào mặt A Phủ “Quân ăn cướp làm mất bị
tao…” . Rời A Phủ bị trói đứng vào cột bằng dây mây cuốn từ chân
lên vai. Nếu không bắt được hở đem về thì cho A Phủ “đứng chết ở
đấy”. Tuy vậy, với khát vọng sống mãnh liệt, bản chất gan góc, bất
khuất sẵn có, A Phủ khơng cam chịu hết mà tìm mọi cách tự giải
thốt: “Đêm đến, A phủ cúi xuống, nhay đứt hai vịng dây, nhích
dần dây trói một bên tay”. Nhưng cha con thống lý lại về và tròng
thêm vào cổ A Phủ một cái dây thịng lọng.
Sau bao ngày bị A Phủ “trói đứng ở trong góc nhà”, “chỉ đứng


nhắm mắt” và thần chết đã in dấu trên hai hõm má xám lại vì
tụt vọng và khở đau của A Phủ. A Phủ đã nằm bên bờ vực của cái

chết “Cơ chừng chỉ đêm mai là người kia chết đau, chết đói, chết
rét, phải chết”. Cịn nỡi đau nào lớn hơn khi con người ta ý thức
được rằng mình sẽ chết, sắp chết, chứng kiến cái chết đang lan
khắp cơ thể mà đành bất lực tuyệt vọng. A Phủ đã khóc “một dịng
nước mắt lấp lánh bị xuống hai hõm má đã xám đen lại”. Nhưng
dòng nước mắt ấy đã làm động lòng người thiếu phụ. Mị đã từ vô
cảm đã đồng cảm với nỗi đau của A Phủ để rồi sau cuộc đấu tranh nội
tâm dữ dội, Mị đã cắt đứt dây trói cứu sống A Phủ.
Và với sự trợ giúp của Mị, A Phủ đã được tự do. Hai người trốn khỏi
Hồng Ngài, tới khu du kích ở Phiềng Sa, gặp cán bộ A Châu. A Phủ
và Mị lần lượt trở thành chiến sĩ du kích cùng bộ đội giải phóng quê
hương.
Nghệ thuật xây dựng nhân vật: nhân vật A Phủ chủ yếu được khắc
họa qua hành động, tính cách. Trần thuật hấp dẫn. Ngơn ngữ mộc
mạc, giản dị đậm tố chất núi rừng Tây Bắc. Dựng cảnh tài tình… Đó
là những thành cơng của Tơ Hồi trong cách xây dựng nhân vật A
Phủ.
Có thể nói qua hai nhân vật Tràng và A Phủ, cả hai nhà văn Kim Lân
và Tơ Hồi đã phát hiện và trân trọng những vẻ đẹp và phẩm chất
cao quý của người lao động. Đồng thời qua số phận nhân vật, hai
nhà văn đã bộc lộ niềm cảm thông chân thành, sâu sắc và mở lối đi
cho nhân vật. Với những giá trị ấy, nửa thế kỷ trôi qua, tác phẩm
“Vợ chồng A Phủ” và “Vợ nhặt” vẫn là tác phẩm có sức sống và có
giá trị lâu bền nhất. Đó cũng chính là giá trị nhân đạo sâu sắc của
hai tác phẩm. Vì những lẽ trên, Kim Lân và Tơ Hồi rất xứng danh
với nhà văn của những con người lao động chân chính.


So sánh Tràng và Chí Phèo
“…Sáng hơm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái

lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hơm nay hắn vẫn
cịn ngỡ ngàng như khơng phải.
Hắn chắp hai tay sau lưng, lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè
sáng lóa xói vào hai con mắt cịn cay sè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái,
và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác
lạ. Nhà cửa, sân vườn, hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng.
Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy
đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khơ cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy
ăm ắp. Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch.
Ngồi vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét
lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản,
bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn
thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ
cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn
vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên
người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm
chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà...”.
(Trích Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai. NXB Giáo dục, 2008)
Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhận vật Tràng trong đoạn trích trên. Liên
hệ với tâm trạng nhân vật Chí Phèo vào buổi sáng sau khi gặp Thị Nở (Truyện Chí
Phèo, Nam Cao, Ngữ văn 11, tập 1, NXB Giáo dục 2008) để bình luận ngắn gọn về
tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà văn.
1. Giới thiệu chung
– Giới thiệu Kim Lân và truyện ngắn Vợ nhặt.
– Nêu vấn đề cần nghị luận
2. Phân tích
a. Khái quát về tác phẩm, đoạn trích:
b. Cảm nhận về tâm trạng của nhân vật Tràng trong đoạn trích:
* Về nội dung:
- Sung sướng, hạnh phúc, hãnh diện.

- Có sự thay đổi trong suy nghĩ:
+ Yêu thương, gắn bó với gia đình.
+ Thấy có trách nhiệm phải lo lắng cho vợ con.
- Niềm tin vào tương lai tươi sáng.
* Về nghệ thuật:
- Đặt nhân vật vào tình huống độc đáo để nhân vật bộc lộ phẩm chất, tính cách
- Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, ngơn ngữ mộc mạc, giản dị, đậm chất nơng thơn
và có sự gia cơng sáng tạo của nhà văn.
- Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn, dựng cảnh sinh động với nhiều chi tiết đặc sắc.
.
3. Liên hệ với tâm trạng nhân vật Chí Phèo vào buổi sáng sau khi gặp Thị Nở


(Truyện Chí Phèo, Nam Cao) để bình luận ngắn gọn về tư tưởng nhân đạo của mỗi
nhà văn.(1.0đ)
- Khái quát diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở: Lần đầu tiên hắn tỉnh
rượu, tỉnh ngộ để nhận thức về cuộc đời mình trong quá khứ, hiện tại, tương lai;
khao khát được trở lại làm người lương thiện…
- Bình luận về tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà văn:
+ Qua diễn biến tâm trạng của Chí Phèo, Nam Cao thể hiện niềm thương cảm trước
bi kịch con người, tin tưởng vào sự thức tỉnh lương tâm của người nơng dân trước
cách mạng;
+Trong đoạn trích Vợ nhặt, cùng tả tâm trạng nhân vật vào buổi sáng, Kim Lân đã
phát hiện ta sự thay đổi và trưởng thành trong nhận thức, tình cảm và hành động
của nhân vật Tràng từ lúc “nhặt”được vợ. Qua đó, tác giả có cái nhìn trân trọng, ca
ngợi người nơng dân dù trong hồn cảnh hết sức bi đát vẫn có ý thức xây dựng
hạnh phúc gia đình.
- So sánh::
+Giống nhau: Cả hai nhà văn dù ở 2 thời kì cách mạng khác nhau nhưng đều gặp ở
tư tưởng nhân đạo: khám phá sức sống, khát vọng hạnh phúc, nâng niu trân trọng,

ca ngợi vẻ đẹp của tâm hồn con người.
+Khác nhau: Tuy nhiên số phận mỗi nhân vật lại hoàn toàn khác nhau. Nhân vật
Chí Phèo tuy thức tỉnh để khao khát hồn lương như cuối cùng rơi vào bi kịch bị cự
tuyệt quyền làm người. Nhân vật Tràng cuối cùng đã được đổi đời, tìm thấy hạnh
phúc đích thực của cuộc đời…
- Đánh giá: Đó là tư tưởng nhân đạo mới mẻ, sâu sắc; góp phần nâng cao giá trị nội
dung của văn xi hiện đại Việt Nam, hướng người đọc có tình cảm yêu thương, tin
tưởng vào sức mạnh của con người trên con đường đi tìm hạnh phúc…
4. Kết bài:
Kết luận về nội dung, nghệ thuật thể hiện nhân vật Tràng qua đoạn trích. Cảm
nghĩa của bản thân về tư tưởng nhân đạo của 2 nhà văn.


So sánh Thị Nở và Vợ Nhặt
THỊ NỞ - VỢ NHẶT
MB
Giới thiệu kết quả về Nam Cao và Chí Phèo, Kim Lân và truyện ngắn Vợ nhặt.
Khám phá riêng của mỗi tác giả.
TB:
1. Khám phá riêng của Chí Phèo trong Nam Cao :
-Thân phận khốn khổ của người nông dân: Chí Phèo từ đứa trẻ bỏ rơi bơ vơ, khơng
nhà cửa, khơng họ hàng thân thích, làm anh canh điền cho nhà Bá Kiến rồi bị đầy
vào tù.
Bị đẩy vào con đường tha hoá, lưu manh, bị huỷ hoại nhân tính đến nhân hình, bị
gạt bỏ ra ngồi xã hội loài người, trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.
Khi thức tỉnh nhân tính, Chí Phèo khao khát trở về cuộc sống lương thiện, nhưng bị
xã hội làng Vũ Đại lạnh lùng cự tuyệt. Chí Phèo rơi vào bi kịch bị cự tuyệt quyền
làm người dẫn đến cái chết đầy bi phẫn.
Qua Chí Phèo, Nam Cao xây dựng một hình tượng xã hội phổ biến ở nơng thơn
Việt Nam trước Cách Mạng, một bộ phận người lao động lương thiện bị đẩy vào con

đường tha hoá, lưu manh hoá.
2. Khám phá riêng của Kim Lân trong Vợ nhăt
-Thân phận nghèo hèn của mẹ con Tràng (dân ngụ cư, nghèo túng, khơng lấy nổi
vợ, dáng đi lịng khịng.. )
-Tình cảnh thê thảm của người nơng dân trong nạn đói khủng khiếp năm 1945..
Cảnh ngộ và vợ Tràng ngồi vêu bên kho thóc, mặt lưỡi cày xám xịt.. câu chuyện
nhặt được vợ của Tràng và cảnh rước nàng dâu về nhà chồng đã phơi bày sự nghèo
đói và thê thảm.
3. Kết thúc của hai tác phẩm
a. Khác nhau
-Truyện “Chí Phèo” bằng cách lặp lại hình ảnh cái lị gạch cũ đã xuất hiện ở phần
đầu tác phẩm khi nghe tin Chí Phèo chết, Thị Nở nhìn ngang xuống bụng và trong
đầu Thị thống hiện ra hình ảnh lị gạch bỏ khơng và vắng người qua lại.
-Còn truyện “Vợ nhặt” kết thúc bằng hình ảnh hiện lên trong đầu Tràng : đồn
người đi phá kho thóc của Nhật cũng với lá cờ đỏ của Việt Minh bay phấp phới.
Hình ảnh này đối lập với hình ảnh về cuộc sống thê thảm của người nông dân được
miêu tả ở những phần trước của thiên truyện.
b. Giải thích vì sao có sự khác nhau.
Do hoàn cảnh sáng tác và hoàn cảnh lịch sử : “Chí Phèo” viết trước Cách Mạng
(viết năm 1940, in năm 1941) trong hoàn cảnh đêm tối của XHVN đương thời. Còn
“Vợ nhặt” viết sau năm 1945 khi quần chúng đã được CM giải phóng.
Chí Phèo thuộc khuynh hướng văn học CM từ sau năm 1945 có khả năng và cần
thiết phải chỉ ra chiều hướng phát triển tích cực của đời sống XH.
Kết thúc của Chí Phèo đầy ám ảnh góp phần tạo nên kết cấu theo kiểu vịng trịn,
thể hiện sự bế tắc của số phận người nông dân, đồng thời cho thấy hiện tượng Chí
Phèo vẫn tiếp tục tồn tại trong xã hội cũ. Còn kết thúc “Vợ nhặt” mở ra một hướng
giải thoát cho số phận các nhân vật, chỉ ra con đường sống của người nông dân và


cho thấy khi bị đẩy vào tình trạng đói khát đường cùng thì những người nơng dân

nghèo khổ sẽ hướng đến cách mạng.
4.Phân tích đặc sắc, tư tưởng nhân đạo của mỗi tác phẩm.
a. Của “Chí Phèo”
- Tố cáo tội ác của xã hội cũ đẩy người nông dân lương thiện vào tình trạng tha
hố, lưu manh hố, huỷ hoại cả nhân tính lẫn nhân hình của con người và khi trở
về với cuộc sống lương thiện thì bị xã hội lạnh lùng cứ tuyệt.
- Từ đó cất lên tiếng kêu khẩn thiết đòi quyền sống, quyền làm người lương thiện
cho những người cùng khổ thuộc xã hội.
Thể hiện niềm tin và bản chất lương thiện của người lao động. Khẳng định khát
vọng lương thiện của họ ngay cả khi bị đẩy vào tình trạng lưu manh hố. Với “Chí
Phèo”, Nam Cao là nhà văn đồng tình với khát vọng lương thiện của con người.
b. Của “Vợ nhặt”
- Sự cảm thơng với tình trạng đói khổ cùng cực của người dân lao động như nằm
bên bờ vực thẳm của cái chết.
- Khẳng định bản chất tốt đẹp của người lao động. Trong cảnh cùng đường đói khát,
họ vẫn cưu mang đùm bọc lẫn nhau.
- Thể hiện khát vọng đầy tính nhân bản của con người. Khi bị đẩy tới bước đường
cùng, người lao động vẫn không bao giờ mất hết niềm tin; vẫn khao khát có một
mái ấm gia đình, khát khao về hạnh phúc, họ không nghĩ về cái chết mà chỉ nghĩ
về sự sống.


So sánh Mị và Chí Phèo
Đề bài: So sánh nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tơ Hồi và Chí
Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao. Để thấy rõ được sự hồi sinh
thức tỉnh vượt qua những ngày tháng dài sống trong tăm tối.
Tơ Hồi và Nam Cao được xem là hai cây bút xuất sắc trong nền văn học hiện đại
Việt Nam. Hai ơng có đặc điểm chung là ưa thích viết về những người nơng dân
chịu thương chịu khó bị áp bức bọc lột. Nếu như Nam Cao đi sâu khai thác hình
ảnh người nơng dân ở làng Đại Hồng – quê hương nhà văn tiêu biểu là nhân vật

Chí Phèo. Thì Tơ Hồi lại tìm đến những người nơng dân chịu thương chịu khó ở
vùng núi Tây Bắc xa xôi tiêu biểu là nhân vật Mị. Hai nhân vật khác nhau nhưng
đều có điểm chung là sự hồi sinh thức tỉnh sau những ngày tháng dài sống trong
tăm tối.
Nam Cao và Tơ Hồi được xem là có sự đồng điều tâm hồn, gặp gỡ về mặt tư tưởng
nhân đạo.Khi văn thơ của họ đều là tiếng nói yêu thương cảm thông sâu sắc với số
phận con người trong xã hội phong kiến phải chịu áp bức bóc lột đến tha hóa cả
bản thân.Tuy nhiên, nhân vật của họ khơng bị khuất phục trước bóng đen của
quyền lực mà ngay cuối đường họ đã được hồi sinh quay trở lại với bản ngã thiện
lương.
Trước khi hồi sinh về với ước vọng sống bình thường cả Chí và Mị đều là những
người nơng dân hiền lành chăm chỉ.Chí Phèo vốn là một anh nông dân chăm chỉ ở
đợ cho nhà Bá Kiến.Vì ham mê nhục dục của bà Ba cùng sự ghen tuông đớn hèn
của Bá Kiến đã đẩy chàng thanh niên đó vào tù. Nhà tù thực dân nơi đầy oan trái
đã làm tha hóa con người hiền lành của Chí và trả lại một kẻ mất đi cả nhân hình
và nhân tính. Trên mặt Chí có biết bao nhiêu là vết sẹo “vằn dọc vằn ngang”, “răng
cạo trắng hớn”, “đầu trọc lốc” trơng gớm ghiếc. Về nhân tính hắn được xem là con
quỷ của làng Vũ Đại chuyên rạch mặt ăn vạ. Chí đã phải đối mặt với bi kịch đau đớn
nhất của cuộc đời cha mẹ ruồng bỏ hắn, dân làng từ chối hắn.Khơng một ai đón
nhận hắn trở về với xã hội.Hắn bị xã hội chối bỏ quyền làm người và coi như “cục
thịt thừa” trong làng.
Mị vốn là một cô gái xinh đẹp tài giỏi được biết bao chàng trai ngưỡng mộ muốn có
được nàng.Tuy nhiên, người con gái hương sắc vẹn toàn ấy lại rơi vào tấn bi kịch
của cuộc đời khi phải làm dâu gạt nợ cho gia đình nhà Thống Lí Pá Tra.Từ đây, cuộc
đời của Mị bước vào chuỗi ngày dài tăm tối. Mị sống ở nhà Thống Lí lầm lũi như một
con rùa trong xó cửa. Ngày ngày chỉ biết quay sợi, thái cỏ ngựa, lên nương…làm
quần quật từ sáng đến đêm. Đến con trâu con ngựa cịn có lúc được nghỉ ngơi ăn cỏ
còn đàn bà con gái nhà này khơng lúc nào được ngơi tay. Vì thế mà lúc nào, mặt
cô cũng buồn rười rượi.Mị sống một cuộc sống không biết ngày mai sống mà như
đã chết.

Để lý giải cho sự hồi sinh của hai nhân vật Chí Phèo và Mị cả Nam Cao và Tơ Hồi
đã xây dựng những tình huống kịch tính thức tỉnh nhân vật có bước chuyển biến về


suy nghĩ cũng như hành động.
Ta thấy, ở nhân vật Chí Phèo sau những ngày dài chìm trong men rượu. Đêm hơm
đấy Chí đã gặp Thị Nở – người con gái xấu như ma chê quỷ hờn của nàng Vũ Đại.
Sau cái đêm tình trong vườn chuối đó đã thực sự hồi sinh con người Chí. Hắn lại
nghe thấy những tiếng động thân thương của cuộc sống hàng hàng. Hắn cũng nhớ
ra cũng đã có thời mình mơ ước được sống một cuộc sống bình dị.Vợ chồng bảo
nhau làm ăn, ni lợn, chăn gà xây dựng gia đình hạnh phúc. Một ước mơ về cuộc
sống bình thường như bao người khác nay lại được khơi gợi lên từ khi gặp Thị Nở.
Chí lại muốn làm người lương thiện. Hắn đến tìm Bá Kiến và kết thúc cuộc đời đầy
đau khổ của mình bằng câu hỏi “Ai cho tao lương thiện”.Mặc dù, Chí Phèo đã chết
nhưng trước khi chết hắn đã tìm lại được thiện lương trong con người.
Đối với nhân vật Mị sự thức tỉnh của Mị nằm ở hoàn cảnh Mị trong cái đêm tình
mùa xuân ấy và khi nhìn thấy những giọt nước mắt lăn dài trên gị má của A Phủ.
Lòng ham sống mãnh liệt được đánh thức trong Mị. Mị nghe thấy tiếng áo gọi bạn
tình và cô lại muốn mặc váy, muốn được sửa soạn đi chơi hội như ngày xưa. Những
hành động đấy cho thấy chứng tỏ Mị đã đã thức tỉnh. Sức sống tiềm tang trong con
người đã được đánh thức nhờ tiếng sáo.Rồi đến khi cô chứng kiến A Phủ bị cha con
nhà Thống Lí hành hạ trói ở cây cột ngồi sân. Cơ biết nếu khơng chạy khỏi đây thì
cũng chết dần chết mòn như những người con dâu sống trong nhà Thống Lí trước
đây. Nên cơ đã cởi trói cho A Phủ và cùng anh chốn đi tìm chân trời mới.
Cả Nam Cao và Tơ Hồi đều xót thương và đồng cảm cho nhân vật của mình.Sự hồi
sinh về nhân tính cũng như khát vọng sống mãnh liệt của Chí Phèo và Mị là tiếng
nói phê phán gay gắt xã hội phong kiến thối nát. Nơi mà con người ta đã dùng
quyền lực để áp bức đẩy những người nông dân hiền lành trở nên bị tha hóa mất
hết ý thức sống.
Hai truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hồi và Chí Phèo của Nam Cao đã cho ta

thấy mặc dù viết về cuộc đời của hai nhân vật có số phận khác nhau. Nhưng điểm
chung giữ nhân vật Chí Phèo và Mị là đều có một cuộc đời bất hạnh. Trải qua nhiều
đau khổ mất mát họ mới tìm lại được con người trước đây của mình.Sự hồi sinh và
thức tỉnh của họ chính là tiếng nói cảm thương của tác giả. Và thể hiện được giá trị
nhân văn sâu sắc trong hai tác phẩm.


A Sử và người đàn ơng làng chài
Có ý kiến cho rằng: nhân vật người đàn ông hàng chài và người vợ trong truyện
ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu khơng khác gì nhân vật A Sử
và Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tơ Hồi.
Anh/chị có đồng tình với ý kiến trên khơng? Từ cảm nhận về các nhân vật người
đàn ông hàng chài, người đàn bà hàng chài, A Sử, Mị, anh/chị hãy bình luận ý kiến
trên.
Yêu cầu chung
– Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học của thí sinh, địi hỏi thí sinh
phải huy động kiến thức về tác phẩm văn học, kĩ năng
tạo lập văn bản và khả năng cảm thụ văn chương của mình để làm bài.
– Thí sinh có thể phân tích và kiến giải theo những cách khác nhau, nhưng phải có
lí lẽ, có căn cứ xác đáng, khơng được thốt li văn bản
tác phẩm.
u cầu cụ thể
Ý1: Giới thiệu hai tác giả Nguyễn Minh Châu và Tơ Hồi, hai tác phẩm, dẫn dắt vấn
đề đặt ra trong đề bài. (0,5đ)
Ý2: Giải thích ý kiến
Ý kiến trên vừa đúng vừa chưa hồn chỉnh, vì hai nhân vật người đàn ông hàng
chài và A Sử; hai nhân vật người đàn bà hàng chài và Mị vừa có nét giống nhau
vừa có nét khác nhau. (0,5đ)
Ý3: Cảm nhận, bình luận
(2,5đ)

– Ý kiến trên khơng sai vì hai cặp nhân vật trong hai tác phẩm có nhiều nét tương
đồng:
+ Hai nhân vật người chồng đều có những hành động vũ phu, thơ bạo với người vợ
của mình.
+ Hai người phụ nữ đều phải nếm trải bi kịch bị bạo hành; đều có vẻ ngồi lặng lẽ,
cam chịu nhưng bên trong lại tiềm ẩn nguồn sức sống mãnh liệt,… Tâm hồn họ ẩn
chứa nhiều phẩm chất đáng quý.
– Nhưng ý kiến trên chưa hồn tồn chính xác và cần được bổ sung vì mỗi cặp
nhân vật được khắc họa với những nét tính cách riêng; mối quan hệ giữa họ cũng
không giống nhau:
+ Cách đối xử của nhân vật A Sử với Mị thể hiện bản chất tàn ác của một kẻ giàu
sang, quyền thế, sa đọa, coi sinh mạng con người như cỏ rác; trong khi hành động
của người đàn ông hàng chài lại bắt nguồn từ nỗi đau khổ, uất hận do cuộc sống
khốn cùng, bế tắc,… ông thô bạo, vũ phu, tàn nhẫn nhưng không mất hết nhân
tính.


+ Giữa Mị và A Sử khơng có tình cảm, khơng có sự gắn kết nào về mặt tình cảm;
cịn giữa cặp vợ chồng hàng chài lại có tình thương, có một đàn con cần phải ni
nấng.
+ Bi kịch của Mị bắt nguồn từ mâu thuẫn giai cấp giữa kẻ giàu và người nghèo,
giữa kẻ bóc lột và người bị bóc lột; cịn bi kịch của người đàn bà hàng chài nảy
sinh từ hiện thực cuộc sống bề bộn, ngổn ngang những gian khó của một đất nước
vừa trải qua mấy chục năm chiến tranh tàn phá.


Chí Phèo và hồn trương ba
So Sánh bi kịch tha hóa của hai nhân vật Chí Phèo (“Chí Phèo,,- Nam Cao) và hồn
Trương Ba ( “Hồn Trương Ba,da hàng thịt,,- Lưu Quang Vũ).
Bài tham khảo

Nam Cao là nhà văn lớn, có những đóng góp quan trọng cho văn học dân tộc. Nếu
chọn ra ba tác giả văn xuôi nổi tiếng nhất thế kỉ XX của người Việt thì chắc chắn
khơng thể vắng ơng- nhà văn của những trí thức, những nông dân nghèo khổ,
khốn cùng. Vànếu phải chọn ra ba kiệt tác của Nam Cao thì khơng thể khơng có
“Chí Phèo,,. Trong một số câu chữ không quá nhiều, nhà văn đã chuyển tải được
những thơng điệp có ý nghĩa rất lớn với con người. Còn Lưu Quang Vũ lại được xem
như một nhà soạn kịch tài năng nhất của văn học Việt Nam hiện đại. Ông là tác giả
của gần 50 vở kịch trong đó có những vở gây chấn động dư luận như “ Lời thề thứ
9, “Tôi và chúng ta,, “Hồn Trương Ba, da hàng thịt,,.. Kịch của Lưu Quang Vũ đã
phản ánh được những vấn đề bức thiết của thời đại, đồng thời mang tính triết lí sâu
sắc. Truyện ngắn “Chí Phèo,, của Nam Cao và vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng
thịt,, của Lưu Quang Vũ tuy ra đời trong những hoàn cảnh xã hội - lịch sử khác
nhau nhưng tất thảy đều đề cập đến những bi kịch của con người, trong đó có bi
kịch tha hóa.
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về bi kịch. Thông thường, người ta cho rằng
bi kịch là trạng thái đau khổ về tinh thần khi con người đứng trước những mâu
thuẫn khơng thể hóa giải, khi mong muốn khát vọng và thực tiễn hồn tồn trái
ngược… Cịn “tha hóa,, theo nhiều nhà nghiên cứu, vốn có xuất xứ từ trong triết
học của Hê-ghen.Giờ đây, nó đã biến đổi về nghĩa rất nhiều so với ban đầu. Tha hóa
được hiểu là đánh mất giá trị, bản chất thơng thường vốn có. Chúng ta vẫn quen
dùng hai chữ ấy để chỉ những gì thuộc về con người và các hoạt động của con
người, liên quan đến chủ thể con người, theo hướng chẳng tốt đẹp gì. Do những
nguyên nhân khác nhau, cả Chí Phèo và Trương Ba, hai nhân vật trung tâm trong
hai tác phẩm đều rơi vào bi kịch tha hóa đau đớn.
Trong tác phẩm “Chí Phèo,,, khác với các nhà văn hiện thực phê phán đương thời
Nam Cao khơng đi sâu miêu tả q trình đói cơm, rách áo bần cùng khốn khổ của
người nông dân, mặc dù trong thực tế, đó cũng là một hiện thực phổ biến.Nhà văn
trăn trở băn khoăn suy ngẫm nhiều hơn về một hiện thực cịn thảm khốc hơn cả đói
rét bần cùng. Đó là sự tha hóa…
Tác phẩm được mở đầu bằng tiếng chửi ngoa ngoắt, thách thức của Chí. Hắn chửi

trời, chửi đời, chửi làng VĐ, chửi những ai không chửi nhau với hắn và cuối cùng
chửi người đã sinh ra hắn.Đây là tiếng chửi của một tên say rượu, một tiếng chửi vô
thức. Nhưng đôi khi trong vô thức, con người lại thể hiện chính mình nhiều hơn khi
tỉnh.Qua tiếng chửi của CP, người đọc cảm thấy như đang đối diện với một con
“người- vật,, quái gở, đang ở tận cùng của khổ đau, đang trút lên cuôc đời tiếng nói
hằn học, phẫn uất, đầy đau khổ của mình.Cũng qua tiếng chửi của Chí, người đọc
nhận ra ba thái độ khác nhau: thái độ hằn học, thù địch đau khổ của Chí, thái độ
khinh miệt dửng dưng của người đời, thái độ phẫn uất thương cảm của tác giả.Tiếng
nói nhân ái của nhà văn đã đánh thức tấm lòng người đọc. Qua cách dẫn dắt của
người kể chuyện, người đọc hiểu rằng trước kia Chí vốn hiền lành lương thiện, tự


trọng.Hắn đã từng mơ ước được sống bằng hai bàn tay lao động của mình với “một
gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải..,,.Làm canh điền cho lí
Kiến bị bà bà lợi dụng xúc phạm Chí cảm thấy rất nhục.Chỉ sau khi ở tù về, hắn mới
hóa thành một kẻ khác hẳn “Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn…,,.Cái mặt
hắn cũng trở nên dị biệt “khơng trẻ cũng khơng già, nó khơng cịn phải là mặt
người,nó là mặt một con vật lạ..,,Sau khi ở tù về, hắn đã trở thành con quỷ dữ của
làng Vũ Đại.Những cơn say triền miên đã cướp đi ngày tháng của hắn “Hắn ăn
trong lúc say, ngủ trong lúc say, thức dậy vẫn còn say, đập đầu chửi bới rạch mặt
ăn vạ trong lúc say..,,Trong cơn say, hắn đã phá nát bao cơ nghiệp , đập nát bao
nhiêu cảnh yên vui, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người lương
thiện,,.Chí Phèo đã trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.Nhưng hắn chưa bao giờ
nhận ra sự thật nghiệt ngã ấy. Thậm chí cịn tự đắc “Anh hùng làng này cóc thằng
nào bằng ta,,.Sự tha hóa hằn in trong bộ dạng trong ngôn ngữ trong hành động và
cả trong những ngộ nhận của nhân vật về mình. Chí đã rơi vào tình trạng đáng lo
ngại mà khơng biết.
Bị đối xử tàn bạo Chí đã phản kháng bằng sự bạo tàn. Đó là sự “phẫn nộ tối tăm,,
như Lênin đã từng nói. Trong “Chí Phèo,,, Nam Cao đã chỉ ra rằng, Chí Phèo khơng
phải một ngoại lệ. Bên cạnh hắn cịn có Binh Chức, Năm Thọ.. Đó là kết quả tất yếu

của một lô-gic: một khi đã có Bá Kiến, Lí Cường, Đội Tảo.. thì tất sẽ có Chí Phèo,
Năm Thọ, Binh Chức…Đó khơng chỉ là sản phẩm của sự thống trị mà còn là một
phương tiện thống trị “Khơng có những thằng đầu bị thì lấy ai trị những thằng đầu
bị.,,.Xã hội khơng chỉ đẻ ra Chí Phèo mà cịn tiếp tục ni dưỡng Chí Phèo, biến
những con người như Chí Phèo thành cơng cụ thống trị xã hội.
Cũng như Chí Phèo, Trương Ba trước đây là con người hồn tồn khác. Trương Ba
là người nơng dân chăm chỉ, khéo léo,yêu thương vợ con, chiều quý các cháu, tốt
bụng với hàng xóm láng giềng, yêu cây cỏ...Từ khi sống trong xác anh hàng
thịt,Trương Ba trở nên vụng về, thơ tục, thơ bạo, vơ tình…Trương Ba thích bán thịt,
ham uống rượu, những nước cờ khơng cịn phóng khống mà tủn mủn, vơ hồn…
Trương Ba đã bị xác hàng thịt điều khiển, chi phối. Nếu Chí Phèo tha hóa mà khơng
biết mình tha hóa, thì Trương Ba lại nhận thấy rất rõ tình trạng khốn khổ của mình.
Cho dù khơng muốn thừa nhận, cho dù muốn bám víu vào trị chơi tâm hồn thì
Trương Ba vẫn khơng thể phủ nhận sự thật là ơng đang đánh mất mình “ Mày đã
thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta a, mày đã tìm đủ mọi cách để lấn
át ta,,. Cuộc đối thoại thẳng thắn giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt đã đã diễn tả
khá sâu sắc nỗi hoang mang hoài nghi, sự bất lực của con người. Mọi lí lẽ của
Trương Ba khơng thể lung lay thứ lập luận lấm láp bụi trần nhưng hùng hồn thuyết
phục của xác hàng thịt “Hai ta đã hòa vào nhau làm một rồi,,. Dù khinh bỉ xác
hàng thịt, Trương Ba vẫn phải quay trở lại xác hàng thịt. Sự thay đổi của hồn
Trương Ba trong thời gian trú ngụ ở xác hàng thịt càng ngày càng rõ nét.
Lưu Quang Vũ đã khéo léo mượn lời các nhân vật khác- những người thân trong
gia đình Trương Ba để chỉ ra điều ấy.Hồn Trương Ba bây giờ đâu còn là người làm
vườn chăm chỉ, hết lòng yêu thương vợ con như trước. Ông cũng chẳng quan tâm
dến chuyện của bà con làng xóm. Hồn Trương Ba thơ lỗ phũ phàng khơng cịn nhẹ
nhàng khéo léo khi chữa diều, chăm sóc cây cối như trước nữa. Ngày cả chị con
dâu người thơng cảm cho tình cảnh của hồn Trương Ba, cũng xót xa ngỡ ngàng bởi


khơng thấy hình ảnh con người “hiền hậu, vui vẻ tốt lành,, của Trương Ba trước đây.

Những lời thoại sau đó của hồn Trương Ba với Đế Thích chứng tỏ nhân vật đã ý thức
sâu sắc, thấm thía về tình cảnh trở trêu của mình:“ Ơng chĩ nghĩ đơn giản là cho
tơi sống nhưng sống như thế nào thì ơng chẳng cần biết,,.
Nỗi khốn khổ của Trương Ba và Chí Phèo đều do kẻ thống trị gây nên. Bá Kiến nhẫn
tâm đẩy Chí Phèo vào tù 7,8 năm. Tiếp thu sự giáo dục của nhà tù thực dân Chí
Phèo đã trở thành kẻ côn đồ hung hãn. Hắn vùng lên liều mạng để trả thù. Nhưng
hắn đã gặp kẻ thống trị nham hiểm, xảo quyệt và bị biến thành công cụ cho kẻ thù
của mình. Ơng Trương Ba hiền hậu tử tế, tốt bụng còn đang rất khỏe mạnh,mặc dầu
chưa tận số đã phải chết thay cho một tên bạc ác bất nhân, lừa thầy phản bạn, dối
trá tham tàn bởi cung cách làm việc luộm thuộm, thiếu trách nhiệm, muốn xong
việc nhanh của Nam Tào. Nếu cứ để Trương Ba chết đi thì tác phẩm chỉ là tiếng nói
tố cáo sự cẩu thả vô trách nhiệm của Nam Tào. Nhưng Đế Thích đã sữa chữa sai
lầm của Nam Tào bằng cách để cho hồn Trương Ba sống lại trong thân xác hàng
thịt. Khơng chỉ Nam Tào mà Đế Thích cũng mắc phải sai lầm. Đâu phải cứ làm điều
tốt cho người khác là mang lại hạnh phúc cho họ.Ở địa vị cao, mà không thận
trọng với những quyết định của mình, con người dễ gây ra những sai lầm khơng
thể sửa chữa. Bi kịch tha hóa của hồn Trương Ba có nguyên nhân trực tiếp từ sự
tắc trách, quan liêu của quan nhà trời. Nhưng còn nguyên nhân gián tiếp ? Ấy là
định kiến của con người về xác hàng thịt. Đối với những người thân của Trương Ba
và ngay cả Trương Ba, xác hàng thịt là hiện thân cho những gì tầm thường phàm
tục nhất. Song đó lại là những nhu cầu thiết thực cho mọi sự sống: được ăn, được
mặc, được thỏa mãn những nhục cảm cá nhân.. Phủ nhận những nhu cầu ấy là phủ
nhậnphần bản năng trong mỗi người. Vậy thì đâu chỉ có Trương Ba bất hạnh. Xác
hàng thịt cũng thật đáng thương !.
Chí Phèo tha hóa đã gây ra bao thảm cảnh cho dân làng. Còn hồn Trương Ba đã
trở thành tâm điểm của sự rối ren. Không chỉ riêng hồn Trương Ba hay gia đình ơng
khốn đốn mà cịn bao gia đình khác, bao nhiêu cuộc sống khác chao đảo, chịu hệ
lụy. Lỗi lầm bắt đầu từ tiên thánh, những kẻ nắm vận mệnh con người và sau đó
con người với sự vô sỉ, thỏa hiệp cùng cái xấu đã đẩy tất cả dến chỗ rối ren hơn.
Tái hiện sống động và rõ nét bi kịch tha hóa của Chí Phèo, Nam Cao đã bộc lộ một

cái nhìn hiện thực sắc sảo đồng thời nói lên sự gắn bó đồng cảm thấu hiểu sâu sắc
cuộc sống của người nơng dân. Ơng đã đem đến cho những trang viết của mình
sức mạnh của sự khám phá phát hiện. Trước Nam Cao, các nhà văn hiện thực chỉ
mới chú ý tới tình trạng bần cùng hóa. Trước Nam Cao, Nguyên Hồng mới chỉ phản
ánh và miêu tả loại nhân vật lưu manh thành thị. Hiện tượng tha hóa, lưu manh ở
nơng thơn với những đặc điểm riêng, với ý nghĩa quan trọng của nó lần đầu tiên
được Nam Cao quan tâm và miêu tả tập trung, rõ nét. Ông đã đem đến cho văn
học hiện thực 1930-1945 một điển hình về người nơng dân, phơi bày bản chất của
nông thôn đen tối trước Cách mạng. Với Lưu Quang Vũ, sự tha hóa của hồn Trương
Ba cũng là một hiện thực nhức nhối trong xã hội. Con người “muốn nuôi sống xác
thân/ Đem làm thịt linh hồn,, ( Chế Lan Viên). Nhưng bi kịch của Trương Ba còn gợi
ra những suy tư về mối quan hệ giữa hồn và xác, giữa ý thức và bản năng...Có ai
là tồn vẹn hồn hảo khơng? Những địi hỏi của thân xác có phải tội lỗi đáng ghê
tởm khơng ? Vở kịch do vậy vừa có ý nghĩa xã hội vừa mang tính triết lí sâu xa.


Những điều mà hai nhà văn muốn nói qua tấn bi kịch tha hóa khơng chỉ có
thế.Người đọc có thể sẽ nhớ dến một ý kiến rất sâu sắc của Nguyễn Minh Châu: “
Có một số khá đơng con người bây giờ đang sống trong một cái thế rất chông
chênh giữa một câu nói lịch sử và một câu nói gắt bẳn(...). Và trong từng con
người ln ln có tiếng gọi thì thầm “Đừng nói thế, đừng làm thế!,, Rồi lại một lời
thúc giục khác: “ Cứ nói bừa đi! Cứ làm bừa đi!,,. Nam Cao, Lưu Quang Vũ, Nguyễn
Minh Châu đã rung chuông thức tỉnh mỗi con người chúng ta. Bởi nhiều khi chúng
ta vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm nhưng ít khi chúng ta thành quan tịa của
chính mình. Trong một cơn say, Tự Lãng đã hỏi Chí Phèo: “Con người ta đứng lên
bằng cái gì,,. Lời giải đáp tùy thuộc vào bản lĩnh và hoàn cảnh của mỗi con người.
Có điều, ngã xuống ở đâu thì nên đứng lên ở đó!


Phùng- Vũ Như Tô

Nghệ thuật luôn đi lên từ cái nhìn chân chính. Đúng như thế, nói đến nghệ thuật ta
khơng thể khơng nhắc đến cuộc sống vì hai thứ ấy luôn gắn liền với nhau. Hai nhà
văn Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Minh Châu tuy viết hai tác phẩm ở hai giai đoạn
khác nhau nhưng họ cùng hướng đến quan niệm về nghệ thuật. Quan niệm đó
được thể hiện qua hình tượng hai nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngồi xa và
Vũ Như Tơ trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài. Hai nhà văn đã xây dựng lên hai nhân
vật có nhiều nét tương đồng một cách trùng hợp và tài tình. Cũng nhờ như thế mà
hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người đều được họ tìm thấy và nâng
tầm giá trị.
Đầu tiên là Nguyễn Minh Châu, ông được xem là một trong những nhà văn tiên
phong trong công cuộc đổi mới văn học, văn của ông giản dị mà sâu sắc, thấm thía
nhiều dư vị về cuộc đời, thấm đẫm nghệ thuật, cái mà ông luôn xem là bắt nguồn
từ hiện thực cuộc sống. Cũng nhờ như thế mà nhân vật Phùng đã ra đời qua chính
ngịi bút của ơng.
Phùng là một nhiếp ảnh gia, theo lời đề nghị của trưởng phịng, ơng phải chụp một
bức ảnh để đăng cho bộ lịch cuối năm, sau nhiều ngày lao lực tìm kiếm, anh bắt
gặp một hình ảnh chiếc thuyền đang từ từ ghé vào bờ trong một buổi sáng sương
mù trắng như sữa có pha đơi chút màu hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Quá thăng
hoa trong cảm xúc khi khám phá ra được một bức tranh mực tàu của một danh
họa thời cổ, anh nhanh chóng bấm máy liên thanh và có những bức ảnh ăn ý
khơng dễ gì có được trong một đời làm nghệ thuật.
Chứng kiến buổi làm việc giữa Đẩu, một người đồng đội cũ nay là chánh án toà án
huyện, với người phụ nữ khốn khổ kia, Phùng mới vỡ lẽ ra rằng, người phụ nữ phải
cam chịu một bề, khơng chống trả những trận địn của chồng và khơng chịu giải
phóng là vì tình u vơ bờ bến đối với những đứa con. Phùng căy đắng nhận ra
rằng, đằng sau cảnh đẹp như mơ kia là bao ngang trái, éo le của đời thường mà
anh chưa hiểu hết. Trưởng phòng rất hài lòng về tấm ảnh. Mãi về sau, nó vẫn được
treo ở nhiều nơi, nhất và những gia đình sành nghệ thuật. Nhưng mỗi khi nhìn kỹ
bức ảnh, cảm xúc của anh ln lẫn lộn trào dâng.
Tình huống được tạo nên từ ngịi bút của ơng là sự tương phản giữa nghệ thuật và

cuộc sống, nghệ thuật thì ở ngồi xa cịn cuộc đời thì lại thật gần, nghệ thuật thì
đẹp nhưng cuộc đời sao đầy rẫy bao ngang trái. Ơng cho người đọc thấy được cái
nhìn đa diện, nhiều chiều về cuộc sống, chánh án Đẩu và nghệ sĩ Phùng đã hiểu ra
nhiều điều về con người, về cuộc sống khi chứng kiến câu chuyện và tiếp xúc với
người đàn bà hàng chài, từ đó ơng gợi mở những vấn đề mới vô cùng triết lý cho
sáng tạo và nghệ thuật.
Tiếp đến là Nguyễn Huy Tưởng, nhà văn có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử,
ơng có rất nhiều đóng góp nổi bật ở thể loại tiểu thuyết và kịch, một trong những
vở kịch để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho người đọc là Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài mà
thông qua nhân vật Vũ Như Tô ta càng thấy được mối quan hệ mật thiết giữa nghệ


thuật và cuộc sống.
Vũ Như Tô được biết đến qua tác phẩm của ông là một kiến trúc sư thiên tài và đam
mê nghệ thuật, bị hôn quân Lê Tương Dực bắt xây dựng Cửu Trùng Đài để làm nơi
hưởng lạc, vui chơi với các cung nữ. Nhưng ông là một nghệ sĩ có nhân cách và có
lý tưởng nghệ thuật hết sức cao đẹp, không phải là người ham sống sợ chết hay chỉ
vì chút cơng danh mà phải bán thân mình cho nghệ thuật. Lúc đầu, ơng nhất định
thà chết chứ không xây dựng Cửu Trùng Đài cho tên vua bạo ngược, nhưng khi
nhận ra giá trị nghệ thuật để lại cho đời thì ơng lại qn mất một thực tế là dân
chúng đang đói khổ.
Cửu Trùng Đài càng xây cao bao nhiêu thì mồ hơi, nước mắt và cả máu xương của
nhân dân ngày càng tăng lên bấy nhiêu. Vũ Như Tô càng quyết tâm xây dựng Cửu
Trùng Đài thì các mâu thuẫn ngày càng theo đó mà khó giải quyết và Đan Thiềm
càng khuyến khích Vũ Như Tơ xây Cửu Trùng Đài thì xung đột giữa người nông dân
và con người nghệ thuật ngày càng tăng cao. Có thể nói đó là một khát vọng hết
sức chân chính nhưng nó được đặt khơng đúng chỗ , khơng kịp thời, khơng tính
đến giá trị cuộc sống thì nghiễm nhiên chính nó sẽ tự trở thành tai họa. Trong việc
xây dựng Cửu Trùng Đài, Vũ Như Tô vừa là phạm nhân và cũng vừa là nạn nhân.
Diễn biến mâu thuẫn trong con người Vũ Như Tô và Đan Thiềm mặc dù được giải

quyết nhưng không được thõa đáng. Vũ Như Tô bị giết mặc dù trong thâm tâm ông
không hề có ý định hại dân, khi chết ông vẫn chưa nhận ra được sai lầm của mình.
Qua tấn bi kịch của Vũ Như Tô, tác giả đã đặt ra những vấn đề sâu sắc và có ý nghĩa
mn thuở về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, giữa lý tưởng nghệ thuật
cao siêu thuần túy của mn đời với lợi ích thiết thực và trực tiếp của nhân dân.
Cả hai tác phẩm này đều xây dựng lên một nhân vật hết lòng đam mê nghệ thuật
nhưng chỉ vì chưa thấy rõ sự đối lập mà dẫn đến những kết cục đáng buồn. Nghệ sĩ
Phùng đã thấy được mặt trái của sự việc và đã kịp thời sửa sai nhưng Vũ Như Tô
phải lấy cả cái giá của nghệ thuật để đổi bằng chính mạng sống của mình. Tuy được
viết vào hai bối cảnh xã hội khác nhau, văn hóa mà đối tượng tồn tại khác nhau và
phong cách của hai nhà văn cũng hoàn toàn khác nhau, nhưng họ đều có một
điểm chung đã lật ra lá bài của nghệ thuật. Nghệ thuật phải gắn liền với cuộc sống,
phục vụ cuộc sống, nếu nghệ thuật xa rời cuộc sống, xa rời quần chúng thì chỉ đem
lại bi kịch thảm khốc như của Vũ Như Tô hay cái nhìn phiến diện về cuộc sống của
nghệ sĩ Phùng. Tuy rằng nghệ thuật là cái đẹp của cuộc sống nhưng khơng phải lúc
nào nó cũng đẹp. Đằng sau của tấm huy chương rạng rỡ luôn gồ gề và nhiều khuyết
điểm. Ngồi ra, nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vì cuộc sống, phục vụ cho
cuộc sống, nghệ thuật xa rời cuộc sống chỉ là nghệ thuật suông, không xứng đáng
là nghệ thuật chân chính, đều đó địi hỏi người nghệ sĩ phải biết tìm tịi, khám phá
cuộc sống, hiểu nó trên nhiều phương diện. Nghệ sĩ chân chính cũng giống như
nghệ thuật chân chính và nghệ thuật ln phải vì nhân sinh khơng chỉ bó hẹp nghệ
thuật vì nghệ thuật.
Như Tố Hữu đã từng tâm sự
Nhân dân là bể
Văn nghệ là thuyền
Thuyền xơ dóng dậy


Sóng đẩy thuyền lên
Cả hai nhà văn đã cho ta nhận thức được cái đẹp của nghệ thuật như thế nào, con

đường tìm kiếm, đi đến và chinh phục nghệ thuật sẽ ra sao. Tuy không đem lại kết
cục như mong đợi nhưng hai nhà văn dường như đã bộc lộ hết vẻ tài tình qua
những lời văn của mình. Ngơn ngữ điêu luyện, có tính tổng hợp cao, dùng ngôn từ
và hành động của nhân vật để khắc họa tính cách, đó chính là cái tài mà khơng dễ
ai có được. Và cũng nhờ nghệ thuật chân chính mà cái tài đó càng thêm sâu sắc
hơn, thấm đẫm với chúng ta hơn.



×