Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Tiểu luận môn kế toán quốc tế phân tích và so sánh vấn đề kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quyết định 48 thông tư 138 với IFRS cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 64 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
--------------

KẾ TOÁN QUỐC TẾ
Chuyên đề:
PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH VẤN ĐỀ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
VỪA VÀ NHỎ THEO QUYẾT ĐỊNH 48, THÔNG TƢ 138
VỚI IFRS CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
GVHD: PGS.TS. Mai Thị Hoàng Minh
Lớp: Cao học Kế toán K25
Nhóm: 9 (Chuyên đề 9)
Thành viên:
1. Nguyễn Thị Vân
2. Huỳnh Cao Khải
3. Phan Thị Minh Thùy
4. Đinh Nguyễn Trần Quang
5. Lê Mỹ Duyên
6. Trần Thanh Trúc


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
Sự cầnthiết của đề tài:................................................................................................ 1

I.

II. Mục tiêu nghiên cứu: ................................................................................................. 2
III.


Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: ........................................................................ 2

IV.

Phƣơng pháp nghiên cứu: ...................................................................................... 2

V. Một số viết tắt đƣợc sử dụng: .................................................................................... 3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA & CHUẨN
MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ CHO DNNVV (IFRS FOR SMES) &
CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM ÁP DỤNG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ
VỪA .................................................................................................................................... 4
I.

Khái niệm SMEs ....................................................................................................... 4

II. Quan điểm xây dựng chuẩn mực báo cáo tài chính cho SMEs và xu hƣớng lựa
chọn áp dụng IFRS for SMEs trên thế giới ...................................................................... 6
III.

Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cho DNNVV (IFRS for SMEs) ................. 7

1. Lịch sử hình thành.................................................................................................. 7
2. Khái quát một số đặc điểm của IFRS for SMEs .................................................... 8
IV.

Chuẩn mực kế toán Việt Nam áp dụng cho DNNVV ............................................ 9

1. Tổng quan DNNVV ở Việt Nam ........................................................................... 9
2. Giới thiệu chungChuẩn mực kế toán áp dụng cho DNNVV ở Việt Nam: .......... 10
Chương 2:PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNh SỰ KHÁC BIỆT GIỮA IFRS FOR SMES VÀ

VAS ÁP DỤNG CHO SMES ............................................................................................ 15
I.

Khác biệt giữa IFRS for SMEs và VAS áp dụng cho SMEs về số lƣợng chuẩn mực
15

II. Phân tích một số khác biệt quan trọng giữa IFRS for SMES và VAS for SMEs ... 17
1. Chính sách kế toán, ƣớc tính và sai sót ................................................................ 17
2. Hàng tồn kho ........................................................................................................ 29


3. Chi phí đi vay ....................................................................................................... 34
4. Bất động sản đầu tƣ .............................................................................................. 36
5. Kế toán đầu tƣ vào công ty liên kết, liên doanh................................................... 38
6. TSCĐ hữu hình, vô hình ...................................................................................... 46
7. Thuê tài sản .......................................................................................................... 49
8. Doanh thu ............................................................................................................. 50
9. Thay đổi tỷ giá hối đối ......................................................................................... 52
10.

Thuế thu nhập doanh nghiệp (tƣơng ứng VAS 17 & IFRS cho SMEs) ........... 53

Chương 3: NHỮNG MẶT HẠN CHẾ ĐỊNH HƢỚNG XÂY DƢ̣NG VAS FOR SMES 56
I.

Những mặt hạn chế .................................................................................................. 56

II. Định hƣớng xây dựng VAS for SMEs .................................................................... 57
CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN ................................................................................................. 58
Tài liệu tham khảo ............................................................................................................. 59



So sánh quyết định 48, Thông tư 138 và IFRS cho Doanh nghiệ p vừ a và nhỏ

LỜI MỞ ĐẦU
I.

Sự cầnthiết của đề tài:
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay đã và đang trở thành một trong

những xu thế chủ yếu của quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại.Quá trình toàn cầu hóa đòi hỏi
các quyết định kinh tế, dù đƣợc đƣa ra ở bất kỳ vị trí địa lý nào trên thế giới, đều không
thể không đề cập đến yếu tố quốc tế. Tuy nhiên, do đặc điểm luật pháp, kinh tế, chính trị,
xã hội, văn hóa giữa các quốc gia khác nhau nên việc soạn thảo, ban hành chuẩn mực kế
toán của từng quốc gia cũng có sự khác nhau, phù hợp với điều kiện riêng của mình. Do
đó, những thông tin tài chính đƣợc lập dựa vào những chuẩn mực này sẽ có những khác
biệt rất lớn. Để có thể hiểu, so sánh, ghi nhận, đo lƣờng và cung cấp thông tin tài chính
một cách trung thực – hợp lý nhằm giúp cho hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt
động đầu tƣ nói riêng đạt đƣợc kết quả tốt, bất kể sự khác nhau cả về không gian lẫn thời
gian là một thách thức rất lớn đối với kế toán. Đây cũng chính là nguyên nhân thúc đẩy
các nhà thiết lập chuẩn mực kế toán – các hiệp hội, tổ chức kế toán trên thế giới mà tiêu
biểu là FASB và IASB – đã liên tục thực hiện các dự án hòa hợp kế toán để thống nhất
các nguyên tắc kế toán trong việc lập báo cáo tài chính, ban hành, sửa đổi và bổ sung các
chuẩn mực kế toán quốc tế làm cơ sở cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chuẩn
mực kế toán quốc gia, hạn chế tối đa những sự khác biệt giữa các quốc gia trên phạm vi
toàn thế giới.
Theo xu thế chung của thế giới, Việt Nam cũng đã và đang từng bƣớc chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế thông qua việc gia nhập ASEAN (1995), tham gia vào APEC
(1998), WTO ( 2006), tham gia Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dƣơng TPP
(2015) và là 1 trong 10 thành viên của cộng đồng kinh tế ASEAN đƣợc thành lập vào

ngày cuối cùng năm 2015. Tham gia vào nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam phải đối mặt với
rất nhiều thách thức to lớn từ sự cạnh tranh của các quốc gia trong khu vực và trên toàn
thế giới. Do đó, Việt Nam đã và đang từng bƣớc xây dựng hành lang pháp lý về kế toán
Kế toá n quó c tế – Nhóm 9

Page 1


So sánh quyết định 48, Thông tư 138 và IFRS cho Doanh nghiệ p vừ a và nhỏ

theo thông lệ của quốc tế nhằm nâng cao chất lƣợng thông tin báo cáo tài chính, trong đó
có một bộ phận quan trọng là Hệ thống kế toán áp dụng cho các DNNVV - những doanh
nghiệp ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia hiện nay. Vì nhu cầu
thông tin của các đối tƣợng trong DNNVV mang tính đặc thù nên việc áp dụng Chuẩn
mực kế toán từ Hệ thống Chuẩn mực kế toán chung phải đƣợc chọn lọc kỷ càng để có thể
cung cấp thông tin một cách phù hợp nhất. Chính vì vậy việc so sánh và phân tích giữa
Chuẩn mực Kế toán quốc tế cho các DNNVV với Quyết Định 48, Thông tƣ 138 và
Chuẩn mực Kế toán Việt Nam sẽ cho chúng ta cái nhìn tổng quát và những hiểu biết cụ
thể hơn về việc áp dụng các Chuẩn mực Kế toán cho DNNVV ở Việt Nam sao cho hợp lý
nhất.
II.

Mục tiêu nghiên cứu:
- Mục tiêu chính của đề tài là tìm hiểu nội dung củaChuẩn mực kế toán quốc tế
áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam
áp dụng đầy đủ và không đầy đủ cho DNNVV để so sánh nhữngđiểm giống
nhau và khác nhau giữa hai Chuẩn mực.
-

Đi vào phân tích nhữngđiểm giống và khác nhau trên từ đóđề ra các định

hƣớng, giải pháp nhằm phát triển Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam về
các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

III. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Đề tài chỉ thực hiện nghiên cứu dựa vào việc so sánh và phân tích vấn đềkế toán
doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quyết định 48, thông tƣ 138 với IFRS cho doanh nghiệp
vừa và nhỏ. Vì vậy, đối tƣợng của đề tài chủ yếu tập trung vàohai đối tƣợng làChuẩn mực
kế toán quốc tế áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa và các Chuẩn mực Kế toán
Việt Nam áp dụng đầy đủ và không đầy đủ cho DNNVV.
IV. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng dụng phƣơng pháp hệ thống hóa, tổng hợp, phân tích để xem xét Hệ
thống chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam dành cho các
DNNVV.
Kế toá n quó c tế – Nhóm 9

Page 2


So sánh quyết định 48, Thông tư 138 và IFRS cho Doanh nghiệ p vừ a và nhỏ

Đồng thời sử dụngphƣơng pháp nghiên cứu đối chiếu, so sánh, và logic,… để làm
nổi bật lên mục tiêu của nghiên cứu.
V.

Một số viết tắt đƣợc sử dụng:

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa


IFRS

Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

SMEs

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

IASB

Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế

IFRS for SMEs Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
VAS

Chuẩn mực kế toán Việt Nam

Kế toá n quó c tế – Nhóm 9

Page 3


So sánh quyết định 48, Thông tư 138 và IFRS cho Doanh nghiệ p vừ a và nhỏ

Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA & CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH
QUỐC TẾ CHO DNNVV (IFRS FOR SMES) & CHUẨN
MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM ÁP DỤNG CHO DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
I.


Khái niệm SMEs

Doanh nghiệp nhỏ và vừa đƣợc hiểu là các doanh nghiệp có quy mô hoạt động nhỏ
xét về số lao động, quy mô vốn kinh doanh và tổng doanh thu.
Tuy nhiên, SMEs là khái niệm chƣa đƣợc sử dụng thống nhất trên toàn thế giới.
Tại mỗi quốc gia tùy vào điều kiện kinh tế hay tùy vào giai đoạn phát triển kỹ thuật
công nghệ mà có những chính sách hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiêp mà theo đó
xác định các tiêu chí phân loại SMEs [1]. Tại mỗi quốc gia khác nhau có điều kiện kinh
tế , xã hội, chính trị khác nhau nên các tiêu chí phân loại SMEs khác nhau cũng là điều
dễ thấy. Mặc dù vậy,thƣờng các tiêu chí phân loại SMEs chủ yếu dựa vào định lƣợng
(số lƣợng lao động, tổng tài sản hay doanh thu…), định tính (sự chia tách quyền quản
lý và điều hành, phạm vi hoạt động…) [2] .
Hội đồng IASB cũng dựa vào tiêu chuẩn định tính để xác định SMEs .IASB cho
rằng SMEs là các công ty không có trách nhiệm giải trình công khai và phát hành báo
cáo tài chính trên cơ sở chung cho đối tƣợng bên ngoài doanh nghiệp. Một công ty
đƣợc xem là công ty có trách nhiệm giải trình công khai nếu đáp ứng một trong hai
điều kiện [3]:
-

Nợ và vốn của công ty được giao dịch hoặc đang trong quá trình sắp được giao
dịch trên thị trường chứng khoán.

-

Công ty nắm giữ tài sản theo ủy thác của một nhóm các đối tượng bên ngoài như
là những hoạt động kinh doanh chính của công ty

Theo định nghĩa trên, SMEs là các công ty không phải là tổ chức kinh doanh dịch vụ
tài chính (ngân hàng, bảo hiểm, tổ chức tín dụng) hoặc các công ty có cổ phiếu niêm

yết. Mặc có trách nhiệm giải trình công khai nhƣng SMEs phải phát hành báo cáo tài
chính cho các đối tƣợng sử dụng thông tin bên ngoài nhƣ nhà đầu tƣ, chủ nợ, nhà cung
cấp…
Kế toá n quó c tế – Nhóm 9

Page 4


So sánh quyết định 48, Thông tư 138 và IFRS cho Doanh nghiệ p vừ a và nhỏ

Nhƣ vậy, theo quan điểm của IASB, SMEs là những công ty chƣa niêm yết.
Pacter, ngƣời chịu trách nhiệm chính về IFRS for SMEs phát biểu rằng: “Các quốc gia
quyết định áp dụng IFRS for SMEs sẽ tự xây dựng tiêu chuẩn định lƣợng” [4] . Mặc dù,
IASB không đƣa ra tiêu chuẩn định lƣợng để phân loại SMEs nhƣng IASB đã xây dựng
IFRS for SMEs dựa trên các giao dịch thƣờng gặp của doanh nghiệp có khoảng 50 lao
động [5] và khẳng định IFRS for SMEs phù hợp với tất cả SMEs.
Theo cô Nguyễn Xuân Hƣng qua khái niệm về SMEs của IASB, có thể rút ra một
số đặc điểm của SMEs chi phối đến việc ban hành các chuẩn mực cho SMEs là :
“Yêu cầu công bố thông tin của SMEs không nghiêm ngặt như các công ty cổ
phần niêm yết vì đối tượng sử dụng thông tin chủ yếu của SMEs là chủ sở hữu và
chủ nợ, không phải là các cổ đông trên thị trường vốn” [2].
“SMEs có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đơn giản hơn các công ty niêm yết lớn
do SMEs có nguồn lực bị giới hạn, thị trường hoạt động không rộng lớn. Vì thế,
các chính sách kế toán áp dụng cho SMEs cũng đơn giản hơn” [2].
Chính vì vậy, khi áp dụng IFRS cho SMEs thì mỗi quốc gia sẽ tự xây dựng các
tiêu chuẩn định lƣợng cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của quốc gia
mình.
Tại Việt Nam theo Điều 3, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của
Chính phủ, định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa:
-


Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy
định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng
nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng
cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn
vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau:

Kế toá n quó c tế – Nhóm 9

Page 5


So sánh quyết định 48, Thông tư 138 và IFRS cho Doanh nghiệ p vừ a và nhỏ

DOANH NGHIỆP
SIÊU NHỎ

Quy mô

Số lao động

Khu vực
Nông, lâm
nghiệp &
thủy sản

Công
nghiệp &
xây dựng
Thương

mại & dịch
vụ

10 ngƣời trở xuống

10 ngƣời trở xuống

DOANH NGHIỆP
VỪA

Tổng
nguồn vốn

Số lao động

Tổng
nguồn vốn

Số lao
động

20 tỷ đồng
trở xuống

từ trên 10
ngƣời đến
200 ngƣời

từ trên 20
tỷ đồng

đến 100 tỷ
đồng

từ trên 200
ngƣời đến
300 ngƣời

20 tỷ đồng
trở xuống

từ trên 10
ngƣời đến
200 ngƣời

từ trên 20
tỷ đồng
đến 100 tỷ
đồng

từ trên 200
ngƣời đến
300 ngƣời

10 tỷ đồng
trở xuống

từ trên 10
ngƣời đến
50 ngƣời


từ trên 10
tỷ đồng
đến 50 tỷ
đồng

từ trên 50
ngƣời đến
100 ngƣời

Tùy theo tính chất, mục tiêu của từng chính sách, chương trình trợ giúp mà cơ
quan chủ trì có thể cụ thể hóa các tiêu chí nêu trên cho phù hợp.

-

II.

10 ngƣời trở xuống

DOANH NGHIỆP NHỎ

Quan điểm xây dựng chuẩn mực báo cáo tài chính cho SMEs và xu hƣớng lựa
chọn áp dụng IFRS for SMEs trên thế giới

Theo Cordery & Baskerville [12], có hai cách thức xây dựng chuẩn mực báo cáo
tài chính cho SMEs phổ biếnlà:
-

Không xây dựng một bộ chuẩn mực báo cáo tài chính riêng cho SMEs.Theo
đó chỉ có một bộ chuẩn mực sử dụng chung cho tất cả các loại hình doanh
nghiệp. Trên cơ sở bộ chuẩn mực này, quy định những điểm giảm trừ riêng

cho SMEs về chuẩn mực áp dụng, chính sách kế toán và yêu cầu công bố (Úc,
New Zealand,Canada, Việt Nam…)

-

Xây dựng một bộ chuẩn mực báo cáo tài chính riêng cho SMEs. Quan điểm
này đang được nhiều quốc gia áp dụng (Anh, Malaysia, Hồng Kông…). IASB
cũng xây dựng IFRS for SMEs trên quan điểm này.

Kế toá n quó c tế – Nhóm 9

Page 6


So sánh quyết định 48, Thông tư 138 và IFRS cho Doanh nghiệ p vừ a và nhỏ

Sau khi IFRS for SMEs ban hành, nhiều quốc gia đặc biệt là các quốc gia đang
phát triển đã chấp nhận và thực thi hoặc có kế hoạch áp dụng trong tƣơng lai [15]. Tuy
nhiên, không phải quốc gia nào cũng áp dụng hoàn hay không áp dụng hoàn toàn IFRS
for SMEs mà chia thành 3hƣớng:
1. Thay thế hoàn toàn chuẩn mực kế toán quốc gia bằng IFRS for SMEs (Nam
Phi, Singapore, Philippines, Brazil, Thái Lan…).
2. Điều chỉnh lại IFRS for SMEs sao cho phù hợp điều kiện kinh tế, xã hội của
quốc gia mình (Hồng Kông).
3. Tự xây dựng chuẩn mực kế toán quốc gia áp dụng cho SMEs (Mỹ, Đức,
ThụySĩ).
Các quốc gia phát triển có nền kinh tế phát triển hầu nhƣ không áp dụng IFRS for
SMEs, mà tự ban hành chuẩn mực cho riêng mình (Mỹ, Đức, Thụy Sĩ)
Các nƣớc đang phát triển rất ủng hộ việc áp dụng IFRS for SMEs vì việc ban hành
chuẩn mực với quốc gia này không phải là điều dễ dàng nhƣng IASB đã làm đƣợc điều

này.Hơn vậy, IFRS for SMEs giúp các quốc gia này nâng cao chất lƣợng báo cáo tài
chính mà vẫn giữ đƣợc cân đối lợi ích và chi phí khi tuân thủ chuẩn mực.

III. Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cho DNNVV (IFRS for SMEs)
1.

Lịch sử hình thành

Trong năm 2001, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của SMEs và với mục
đích giảm áp lực cho SMEs trong việc tuân thủ chuẩn mực kế toán khi trình bày báo cáo
tài chính, IASB đã thực hiện dự án xây dựng chuẩn mực báo cáo tài chính cho SMEs [6].
Tháng 6/2004, IASB đã ban hành tài liệu thảo luận về chuẩn mực báo cáo tài
chính quốc tế cho SMEs là “Quan điểm sơ bộ ban đầu về chuẩn mực kế toán cho các
doanh nghiệp nhỏ và vừa” [7]. IASB đã nhận đƣợc hơn 100 ý kiến [8]. Những ý kiến chủ
yếu là IFRS không thích hợp với SMEs và đa số các ý kiến đều tán thành IASB nên xây
dựng chuẩn mực riêng cho SMEs. Chuẩn mực này nên xây dựng trên cơ sở của IFRS
nhƣng giới hạn yêu cầu công bố cũng nhƣ sử dụng các nguyên tắc ghi nhận và đo lƣờng
đơn giản hơn.
Tháng 4/2005, IASB đã lấy ý kiến khảo sát về hai vấn đề: thứ nhất, nguyên tắc ghi
nhận và đo lƣờng;thứhai, nội dung nào của IFRS nên loại trừ cho SMEs.
Kế toá n quó c tế – Nhóm 9

Page 7


So sánh quyết định 48, Thông tư 138 và IFRS cho Doanh nghiệ p vừ a và nhỏ

Tháng 2/2007, IASB ban hành bản dự thảo IFRS for SMEs.Cùng với bản dự thảo
này, hai tài liệu khác cũng đƣợc IASB ban hành là “Cơ sở để kết luận về dự thảo IFRS
for SMEs” và “Dự thảo hƣớng dẫn áp dụng IFRS for SMEs.

Đến cuối năm 2007, IASB đã nhận đƣợc 161 thƣ phảnhồi đóng góp ý kiến về
bản dự thảo từ các nhà nghiên cứu và các tổ chức nghề nghiệp. Đồng thời, IASB cũng
thực hiện nhiều thử nghiệm với 116 SMEs ở 20 quốc gia khác nhau để xác định các điểm
hạn chế của SMEs khi áp dụng bản dự thảo IFRS for SMEs [10].Dựa trên các ý kiến phản
hồi và kết quả từ chƣơng trình thử nghiệm, IASB đã tiến hành sửa đổi bản dự thảo từ
tháng 9 đến cuối năm 2008.
Tháng 7/2009, IASB chính thức ban hành IFRS for SMEs.
2.

Khái quát một số đặc điểm của IFRS for SMEs

IFRS for SMEs là bộ chuẩn mực kế toán riêng chỉ áp dụng cho SMEs, đƣợc xây
dựng dựa trên “Khuôn mẫu lý thuyết cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính”
(Framework for the Preparation and Presentation of Financial Statements) của IFRS, dài
230 trang, trình bày thành 35 phần cho từng chuẩn mực. IFRS for SMEs giảm về cả nội
dung và mức độ phức tạp so với IFRS. Cụ thể:
 Các nội dung không phù hợp với SMEs bị loại bỏ nhƣ thu nhập trên cổ phiếu,
báo cáo bộ phận, báo cáo giữa niên độ, hợp đồng bảo hiểm, tài sản nắm giữ
cho việc bán.
 Giảm bớt các lựa chọn theo IFRS, chỉ sử dụng lựa chọn đơn giản nhất, cụ thể
bỏ các lựa chọn phức tạp nhƣ đánh giá lại bất động sản, nhà xƣởng và máy
móc thiết bị, đánh giá lại tài sản cố định vô hình…
 Một số các nguyên tắc, phƣơng pháp liên quan đến việc ghi nhận, đánh giá tài
sản, nợ phải trả, thu nhập, chi phí cũng nhƣ các chính sách kế toán đơn giản
hơn quy định của IFRS. Điển hình nhƣ:
-

Lợi thế thương mại được cho phép phân bổ tối đa trong 10 năm nếu thời
gian sử dụng hữu ích không xác định một cách đáng tin cậy (khác với IAS
36, IFRS 3, lợi thế thương mại không được phân bổ và phải được soát xét

hàng năm về việc suy giảm giá trị).

-

Chi phí đi vay được ghi nhận là chi phí (ngược lại với quy định của IAS 23,
cho phép vốn hóa chi phí đi vay).

-

Chi phí nghiên cứu và phát triển cũng được ghi nhận là chi phí (khác với

Kế toá n quó c tế – Nhóm 9

Page 8


So sánh quyết định 48, Thông tư 138 và IFRS cho Doanh nghiệ p vừ a và nhỏ

quy định của IAS 38 cho phép vốn hóa chi phí nghiên cứu và phát triển
trong một số trường hợp thỏa yêu cầu).
 Các yêu cầu trình bày thông tin cũng đơn giản hơn.
Với sự đơn giản về chính sách kế toán cũng nhƣ yêu cầu công bố, nhiều ý kiến
phản hồi từ các quốc gia cho rằng IFRS for SMEs thật sự đáp ứng yêu cầu của SMEs
trong việc cung cấp thông tin báo cáo tài chính có chất lƣợng, đồng thời cũng giảm gánh
nặng cho SMEs khi phải tuân thủ IFRS với những quy định quá phức tạp. Các ý kiến
cũng đánh giá việc áp dụng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho SMEs, SMEs có thể thu hút tài
chính từ bên ngoài, dễ dàng trong việc lập báo cáo tài chính hợp nhất, tăng tính so sánh
của báo cáo tài chính[11].

IV. Chuẩn mực kế toán Việt Nam áp dụng cho DNNVV

1.

Tổng quan DNNVV ở Việt Nam
Hiện nay, ở Việt Nam, doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) nói chung, doanh

nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ nói riêng đang ngày càng khẳng định vai trò đối với nền
kinh tế đất nƣớc. Theo số liệu của các cơ quan chức năng, DNVVN chiếm tới 95% trong
tổng số DN tại Việt Nam, đóng góp trên 40% GDP, thu hút hơn 50% tổng số lao động,
chiếm 17,26% tổng nguồn thu nộp ngân sách nhà nƣớc.
Nhờ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, nên
năm 2001 Chính phủ đã có Nghị định số 90/2001/NĐ-CP về DNVVN. Theo đó, coi
DNVVN là “cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, có đăng ký kinh doanh theo pháp luật
hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng, hoặc số lao động trung bình hàng năm
không quá 300 ngƣời”. Nhƣng nhiều chuyên gia không đồng đình với định nghĩa trên.
Cụ thể, tiêu chí phân loại DNVVN dựa vào vốn đăng ký là chƣa chuẩn xác vì vốn thực tế
hoạt động tại DN là bao nhiêu, có đáp ứng đƣợc yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh
doanh hay không, thì chƣa có cơ quan nào đánh giá, do đó, câu chuyện thiếu vốn trong
quá trình sản xuất kinh doanh luôn là vấn đề thƣờng trực tại các DNVVN. Vì vậy, trong
giai đoạn khủng hoảng kinh tế vừa qua, số lƣợng DNVVN giảm nhiều do gặp khó khăn
Kế toá n quó c tế – Nhóm 9

Page 9


So sánh quyết định 48, Thông tư 138 và IFRS cho Doanh nghiệ p vừ a và nhỏ

trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt là vấn đề vốn để duy trì hoạt động và tiếp tục đầu tƣ
phát triển. Các DNVVN quy mô lao động lớn ngày càng giảm, thậm chí còn có khá nhiều
DN phá sản chỉ sau một thời gian ngắn hoạt động.
Giới thiệu chungChuẩn mực kế toán áp dụng cho DNNVV ở Việt Nam:


2.

Khái niệm DNNVV đƣợc xác định theo những tiêu chuẩn khác nhau tại những
quốc gia khác nhau. Tại Việt Nam, theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP ban hành ngày
30/06/2009 về trợ giúp phát triển DNNVV, DNNVV đƣợc chia thành 3 cấp: siêu nhỏ,
nhỏ và vừa theo hai tiêu chí là quy mô tổng nguồn vốn và số lao động bình quân. Những
ngành nghề cụ thể sẽ có tiêu chuẩn khác nhau nhƣng số lao động không quá 300 ngƣời và
quy mô vốn dƣới 100 tỷ đồng.
Mặc dù có sự khác biệt giữa các quốc gia về tiêu chí ghi nhận DNNVV, song theo
số liệu của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế, số lƣợng các DNNVV chiếm trên 99%
số doanh nghiệp toàn thế giới (Số liệu tại hội thảo “IFRS for SMEs Implementation
Update” ngày 24/6/2010, IASB). Cụ thể, với 52 thị trƣờng chứng khoán lớn nhất thế giới
chỉ có khoảng 45.000 công ty niêm yết toàn cầu. Châu Âu có khoảng 25 triệu doanh
nghiệp tƣ nhân, con số này ở Mỹ là 20 triệu và ở Anh có 4,7 triệu doanh nghiệp tƣ nhân
có ít hơn 100 lao động, chiếm 99,6% tổng số doanh nghiệp.
Đặc điểm chung của DNNVV là đối tƣợng sử dụng thông tin kế toán tƣơng đối
hẹp, chủ yếu là chủ doanh nghiệp, chủ nợ, nhà cung cấp, khách hàng mà không tập trung
tới nhóm những nhà đầu tƣ tài chính tiềm năng. Đây cũng là mục tiêu mà Hội đồng chuẩn
mực kế toán quốc tế IASB hƣớng tới khi xây dựng bộ chuẩn mực IFRS for SMEs.
Với chủ trƣơng tạo mọi điều kiện thuận lợi để các DNNVV phát triển, đóng vai trò
ngày càng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, hệ thống chuẩn mực và chế độ kế toán
áp dụng cho các DNNVV đã đƣợc nghiên cứu và ban hành trong thời gian qua nhƣ:
-

Chế độ kế toán DNNVV ban hành theo quyết định 1177/TC-QĐ-CĐKT ngày
23/12/1996 của Bộ trưởng Bộ tài chính.

Kế toá n quó c tế – Nhóm 9


Page 10


So sánh quyết định 48, Thông tư 138 và IFRS cho Doanh nghiệ p vừ a và nhỏ

-

Quyết định số 144/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
quy định sửa đổi bổ sung chế độ kế toán DNNVV theo quyết định 1177 nêu trên.

-

Hệ thống 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam được ban hành từ năm 2001 đến năm
2006 theo các quyết định của Bộ trưởng Bộ tài chính.

-

Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban
hành chế độ kế toán DNNVV thay thế quyết định 1177/TC-QĐ-CĐKT.

Tóm lại:
Trong hai cách thức xây dựng chuẩn mực báo cáo tài chính cho SMEs của
Cordery & Baskerville [12], Việt Nam chọn không xây dựng một bộ chuẩn mực báo cáo
tài chính riêng cho SMEs. Theo đó chỉ có duy nhất một bộ chuận mực kế toán áp dụng
chung cho tất cả các doanh nghiệp và có những điểm giảm trừ cho SMEs.
Cho đến nay Bộ tài chính đã ban hành 26 chuẩn mực kế toán, Quyết định số
48/2006/QĐ - BTC ngày 14/09/2006 về chế độ kế toán áp dụng cho SMEs [13], Thông tƣ
138/2011/TT-BTC ngày 4 tháng 10 năm 2011về hƣớng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế
toán doanh nghiêp nhỏ và vừa[14]. Theo đó việc áp dụng bộ chuẩn mực chung cho SMEs
tại Việt Nam cũng đƣợc quy định thành 3 nhóm: một là, nhóm các chuẩn mực kế toán áp

dụng đầy đủ; hai là, nhóm các chuẩn mực kế toán áp dụng không đầy đủ; ba là, nhóm
các chuẩn mực kế toán không ápdụng. Cụ thể nhƣ sau:

Các chuẩn mực kế toán áp dụng đầy đủ:
STT Số hiệu và tên chuẩn mực
1

CM số 01 - Chuẩn mực chung

2

CM số 05 - Bất động sản đầu tƣ

3

CM số 14 - Doanh thu và thu nhập khác

4

CM số 16 - Chi phí đi vay

Kế toá n quó c tế – Nhóm 9

Page 11


So sánh quyết định 48, Thông tư 138 và IFRS cho Doanh nghiệ p vừ a và nhỏ

5


CM số 18 - Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng

6

CM số 23 - Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm

7

CM số 26 - Thông tin về các bên liên quan

Các chuẩn mực kế toán áp dụng không đầy đủ
STT

Số hiệu và tên chuẩn mực

Nội dung không áp dụng
Phân bổ chi phí sản xuất chung cố định theo
công suất bình thƣờng máy móc thiết bị.

1

CM số 02- Hàng tồn kho

2

CM số 03- TSCĐ hữu hình

3

CM số 04 TSCĐ vô hình


4

CM số 06 - Thuê tài sản

Bán và thuê lại tài sản là thuê hoạt động.

5

CM số 07- Kế toán các khoản
đầu tƣ vào công ty liên kết

Phƣơng pháp vốn chủ sở hữu.

Thời gian khấu hao và phƣơng pháp khấu hao.

- Phƣơng pháp vốn chủ sở hữu;

6

CM số 08- Thông tin tài chính
về những khoản vốn góp liên
doanh

- Trƣờng hợp bên góp vốn liên doanh góp vốn
bằng tài sản,nếu bên góp vốn liên doanh đã
chuyển quyền sở hữu tài sản thì bên góp vốn liên
doanh chỉ đƣợc hạch toán phần lãi hoặc lỗ có thể
xác định tƣơng ứng cho phần lợi ích của các bên
góp vốn liên doanh khác;

- Trƣờng hợp bên góp vốn liên doanh bán tài sản
cho liên doanh: Nếu bên góp vốn liên doanh đã
chuyển quyền sở hữu tài sản và tài sản này đƣợc
liên doanh giữ lại chƣa bán cho bên thứ ba độc
lập thì bên góp vốn liên doanh chỉ đƣợc hạch
toán phần lãi hoặc lỗ có thể xác định tƣơng ứng

Kế toá n quó c tế – Nhóm 9

Page 12


So sánh quyết định 48, Thông tư 138 và IFRS cho Doanh nghiệ p vừ a và nhỏ

cho phần lợi ích của các bên góp vốn liên doanh
khác. Nếu liên doanh bán tài sản này cho bên thứ
ba độc lập thì bên góp vốn liên doanh đƣợc ghi
nhận phần lãi, lỗ thực tế phát sinh từ nghiệp vụ
bán tài sản cho liên doanh.
7

CM số 10- Ảnh hƣởng của
việc thay đổi tỷ giá hối đoái

Chênh lệch tỷ giá phát sinh khi chuyển đổi báo
cáo tài chính của cơ sở ở nƣớc ngoài.

8

CM số 15 - Hợp đồng xây

dựng

Ghi nhận doanh thu, chi phí hợp đồng xây dựng
trong trƣờng hợp nhà thầu đƣợc thanh toán theo
tiến độ kế hoạch.

9

CM số 17- Thuế thu nhập
doanh nghiệp

Thuế thu nhập hoãn lại.

10

CM số 21- Trình bày báo cáo
tài chính

Giảm bớt các yêu cầu trình bày trong báo cáo.

11

CM số 24 - Báo cáo lƣu
chuyển tiền tệ

Chỉ khuyến khích áp dụng chứ không bắt buộc

12

CM số 29 – Thay đổi chính

sách kế toán, ƣớc tính kế toán
và các sai sót

Áp dụng hồi tố đối với thay đổi chính sách kế
toán.

Các chuẩn mực kế toán không áp dụng
Số hiệu và tên chuẩn mực

STT
1

CM số 11- Hợp nhất kinh doanh.

2

CM số 19- Hợp đồng bảo hiểm.

3

CM số 22- Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài
chính tƣơng tự.

4

CM số 25- Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tƣ vào công ty con.

Kế toá n quó c tế – Nhóm 9

Page 13



So sánh quyết định 48, Thông tư 138 và IFRS cho Doanh nghiệ p vừ a và nhỏ

5

CM số 27 - Báo cáo tài chính giữa niên độ.

6

CM số 28 – Báo cáo bộ phận.

7

CM số 30- Lãi trên cổ phiếu.

Kế toá n quó c tế – Nhóm 9

Page 14


So sánh quyết định 48, Thông tư 138 và IFRS cho Doanh nghiệ p vừ a và nhỏ

Chương 2:PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNh SỰ KHÁC BIỆT
GIỮA IFRS FOR SMES VÀ VAS ÁP DỤNG CHO SMES
I.

Khác biệt giữa IFRS for SMEs và VAS áp dụng cho SMEs về số lƣợng chuẩn
mực
Quốc tế có riêng một bộ chuẩn mực cho SMEs còn Việt Nam không xây dựng bộ


chuẩn mực riêng mà chỉ có một bộ chuẩn mực trên cơ sở đó , quy định những điểm giảm
trừ riêng cho SMEs về chuẩn mực áp
So với IFRS for SMEs, chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) áp dụng cho SMEs
có một số khác biệt. Đó là, một số chuẩn mực theo quy định của IFRS for SMEs nhƣng
Việt Nam chƣa có; khác biệt về các nội dung VAS có quy định nhƣng không áp dụng
hoặc áp dụng không đầy đủ cho SMEs và một số khác biệt về các chính sách kế toán áp
dụng nhƣ IFRS for SMEs không yêu cầu vốn hóa chi phí đi vay, không cho phép áp dụng
phƣơng pháp tính giá LIFO đối với hàng tồn kho…[2] . Cụ thể nhƣ bảng sau:

S
IFRS FOR SMES
VAS ÁP DỤNG CHO SMES
T
Các chuẩn
mực Việt Nam chưa ban hành
T
Phần 1
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chƣa có
(Section
Phần11 1)
Công cụ tài chính cơ bản
Chƣa có
Phần12
Công cụ tài chính khác
Chƣa có
Phần 24
Tài trợ của Chính phủ
Chƣa có

Phần 27
Giảm giá trị tài sản
Chƣa có
Phần 28
Lợi ích của nhân viên
Chƣa có
Phần 31
Siêu lạm phát
Chƣa có
Phần 34
Các hoạt động đặc thù
Chƣa có
Phần 26
Thanh toán trên cơ sở cổ
Chƣa có
Các chuẩn mựcphiếu
Việt Nam đã ban hành tương đương với IFRS for SMEs nhưng không
áp dụng cho SMEs

Kế toá n quó c tế – Nhóm 9

Page 15


So sánh quyết định 48, Thông tư 138 và IFRS cho Doanh nghiệ p vừ a và nhỏ

Báo cáo tài chính riêng và
VAS 25
báo cáo tài chính hợp nhất
Hợp nhất kinh doanh và lợi

Phần 19
VAS 11
thế thƣơng mại
Các chuẩn mực Việt Nam đã ban hành tương đương với IFRS for SMEs nhưng áp
dụng không đầy đủ cho SMEs
Phần 9

Phần 3, 4, 5,
6, 7, 8

Các chuẩn mực liên quan đến
báo cáo tài chính

VAS 21, VAS 07

Phần 10

Chính sách kế toán, ƣớc tính
và sai sót

VAS 29 - không áp dụng hồi tố với
thay đổi chính sách kế toán
VAS 02
IFRS for SMEs không cho phép áp
dụng phƣơng pháp LIFO khi tính giá
hàng tồn kho

Phần 13

Hàng tồn kho


Phần 14, 15

Kế toán các khoản đầu tƣ vào
công ty liên kết, liêndoanh

VAS 07, 08 - không áp dụng phƣơng
pháp vốn chủ sở hữu

Phần 17, 18

TSCĐ hữu hình, VH

VAS 03, 04 - không áp dụng thời gian
khấu hao và phƣơng pháp khấu hao

Phần 20

Thuê tài sản

VAS 06 - không áp dụng bán và thuê
lại tài sản là thuê hoạt động

Phần 23

Doanh thu

Phần 29

Thuế thu nhập doanh nghiệp


Phần 30

Thay đổi tỷ giá hối đoái

VAS 14 - không áp dụng ghi nhận
doanh thu và chi phí hợp đồng xây
dựng trong trƣờng hợp nhà thầu đƣợc
thanh toán theo tiến độ kế hoạch
VAS 17 - không áp dụng quy định
thuế thu nhập hoãnlại
VAS 10 - không áp dụng quy định
chênh lệch tỷ giá hối đoái khi chuyển
đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở
nƣớc ngoài

Các chuẩn mực Việt Nam đã ban hành tương đương với IFRS for SMEs áp dụng đầy
đủ cho SMEs

Kế toá n quó c tế – Nhóm 9

Page 16


So sánh quyết định 48, Thông tư 138 và IFRS cho Doanh nghiệ p vừ a và nhỏ

Phần 2
Phần 22

Các nguyên tắc và khái niệm

Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu VAS 01 - Chuẩn mực chung

Phần 16

Bất động sản đầu tƣ

Phần 21

Các khoản dự phòng và nợ
tiềm tàng

Phần 25

Chi phí đi vay

Phần 32
Phần 33

Các sự kiện phát sinh sau
ngày kết thúc kỳ kế toán năm
Thông tin về các bên liên
quan

VAS 05
IFRS for SMEs yêu cầu ghi nhận giá
trị hợp lý đối với bất động sản đầu tƣ
VAS 18
VAS 16
IFRS for SMEs không yêu cầu vốn
hóa chi phí đi vay nếu thỏa mãn điều

kiện
VAS 23
VAS 26

Trên đây là những đặc điểm khác biệt của 2 bộ chuẩn mực. Sự khác biệt này cũng
là điều đễ hiểu bởi sự khác biệt về điều kiện kinh tế xã hội và bộ chuẩn mực của Việt
đƣợc xây dựng trên IAS/IFRS nhƣng đã lâu không cập nhật , chỉnh sửa nên cũng lạc hậu
hơn so với thế giới.
II.

Phân tích một số khác biệt quan trọng giữa IFRS for SMES và VAS for SMEs

1.

Chính sách kế toán, ước tính và sai sót

a.

Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán
IAS: Các chuẩn mực của IASB và các hƣớng dẫn có xem xét đến các hƣớng dẫn

thực hiện khác của IASB;
Nếu không có Chuẩn mực hay hƣớng dẫn thì xem xét đến các yêu cầu và các
hƣớng dẫn trong các chuẩn mực của IASB đối với các vấn đề tƣơng tự và các khái niệm,
tiêu chuẩn ghi nhận và các khái niệm xác định tài sản, nợ phải trả, thu nhập và chi phí
trong các qui định chung cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính; và

Kế toá n quó c tế – Nhóm 9

Page 17



So sánh quyết định 48, Thông tư 138 và IFRS cho Doanh nghiệ p vừ a và nhỏ

Nếu không có chuẩn mực hay hƣớng dẫn, Ban Giám đốc doanh nghiệp phải đƣa ra
các xét đoán đối với việc xây dựng và áp dụng chính sách kế toán. Trong việc đƣa ra xét
đoán đó, Ban Giám đốc phải xem xét đến các nguồn theo thứ tự ƣu tiên giảm dần nhƣ
sau:
-

Các yêu cầu và các hướng dẫn trong các chuẩn mực của IASB đối với các vấn đề
tương tự;

-

Quy định chung đối với việc lập và trình bày báo cáo tài chính; và

-

Các quy định mới nhất của các tổ chức ban hành chuẩn mực khác có cùng những
quy định chung để xây dựng các chuẩn mực kế toán, hướng dẫn kế toán và các
thông lệ được chấp nhận trong cùng ngành.
VAS: Chuẩn mực kế toán Việt Nam yêu cầu việc áp dụng các chuẩn mực kế toán,

các văn bản hƣớng dẫn các chuẩn mực và các chính sách, chế độ kế toán do Bộ Tài chính
ban hành.
Thay đổi chính sách kế toán
IAS: Doanh nghiệp chỉ thay đổi chính sách kế toán nếu thay đổi là do:

b.

-

Theo yêu cầu của một chuẩn mực hoặc một hướng dân; hoặc

-

Việc thay đổi sẽ cung cấp các thông tin đáng tin cậy và phù hợp hơn về ảnh hưởng
của các giao dịch, các sự kiện hoặc điều kiện về tình hình tài chính, tình hình hoạt
động hoặc các luồng tiền của doanh nghiệp.
VAS: Trong thực tế, các doanh nghiệp cần có sự phê duyệt của Bộ Tài chính

trong trƣờng hợp áp dụng các chính sách kế toán khác so với các chuẩn mực.
c.

TÓM TẮT IAS 8:
Tham khảo thêm tại: />
chinh-sach-ke-toan-thay-doi-uoc-tinh-ke-toan-va-cac-sai-sot.html
10.1

Phần này cung cấp hƣớng dẫn cho việc lựa chọn và áp dụng các chính sách kế

toán sử dụng trong việc lập BCTC. Nó cũng bao gồm các thay đổi ƣớc tính kế toán và
điều chỉnh sai sót trong BCTC kỳ trƣớc.
Kế toá n quó c tế – Nhóm 9

Page 18


So sánh quyết định 48, Thông tư 138 và IFRS cho Doanh nghiệ p vừ a và nhỏ


Lựa chọn và áp dụng chính sách kế toán:
10.2

Chính sách kế toán là cụ thể nguyên tắc, căn cứ, công ƣớc, quy tắc và thông lệ

đƣợc áp dụng bởi một thực thể trong việc chuẩn bị và trình bày báo cáo tài chính.
10.3

Các doanh nghiệp đƣợc khuyến khích áp dụng chuẩn mực này. Tuy nhiên, doanh

nghiệp không cần phải áp dụng chuẩn mực này nếu ảnh hƣởng của việc không áp dụng
chúng là không trọng yếu.
10.4

Nếu chuẩn mực này không phù hợp với một giao dịch, sự kiện hoặc điều kiện

khác, Ban giám đốc doanh nghiệp phải đƣa ra các xét đoán đối với việc xây dựng và áp
dụng chính sách kế toán và đảm bảo các yêu cầu sau:
(a) Phù hợp với các yêu cầu ra quyết định kinh tế của người sử dụng, và
(b) Đáng tin cậy, đảm bảo BCTC phải:
(i)

Thể hiện trung thực tình hình tài chính, kết quả hoạt động và dòng
tiền của doanh nghiệp;

(ii)

Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch, sự kiện và điều
kiện khác và không phải chỉ về mặt hình thức


10.5

(iii)

Khách quan, không bị tác động làm sai lệch

(iv)

Đảm bảo nguyên tắc thận trọng

(v)

Thể hiện tất cả các điểm trọng yếu

Trong việc đƣa ra xét đoán đó, Ban Giám đốc phải xem xét đến các nguồn theo

thứ tự ƣu tiên giảm dần nhƣ sau:
(a) Các yêu cầu và các hướng dẫn trong các chuẩn mực của IASB đối với các vấn đề
tương tự;
(b) Các định nghĩa, điều kiện ghi nhận và các tiêu chuẩn đo lường đối với tài sản, nợ,
thu nhập và chi phí và nguyên tắc tại Phần 2: Khái niệm và nguyên tắc.
10.6

Khi đƣa ra các xét đoán nhƣ mô tả trong đoạn 10.4, BGĐ cần xem xét các yêu cầu

và hƣớng dẫn đầy đủ tại IFRS áp dụng cho các vấn đề tƣơng tự và liên quan.
Kế toá n quó c tế – Nhóm 9

Page 19



So sánh quyết định 48, Thông tư 138 và IFRS cho Doanh nghiệ p vừ a và nhỏ

Tính nhất quán các chính sách kế toán:
10.7

Doanh nghiệp phải áp dụng nhất quán 1 chính sách kế toán cho tất cả các giao

dịch giống nhau trừ trƣờng hợp có sự cho phép phân loại các đối tƣợng và các chính sách
khác nhau có thể thích hợp đƣợc quy định tại IFRS này. Khi đó, chính sách kế toán đó
phải áp dụng thống nhất cho mỗi thể loại.

Thay đổi trong chính sách kế toán:
10.8

Doanh nghiệp chỉ đƣợc phép thay đổi chính sách kế toán khi sự thay đổi đó:

(a) Là cần thiết để phù hợp với Chuẩn mực này
(b) Báo cáo tài chính cung cấp thông tin đáng tin cậy và phù hợp hơn về những tác
động của các giao dịch, sự kiện khác hoặc điều kiện đối với tình hình tài chính, kết
quả hoạt động hoặc dòng tiền của đơn vị.
10.9

Những trƣờng hợp không đƣợc thay đổi chính sách kế toán:

(a) Việc áp dụng một chính sách kế toán khác cho các giao dịch, sự kiện hoặc các
điều kiện khác làm xuất hiện sự khác biệt về bản chất từ những phát sinh trước đó.
(b) Có tác động không đáng kể
(c) Thay đổi về cấu trúc chi phí khi việc ghi nhận theo giá trị hợp lý không còn khả
dụng (hoặc ngược lại) cho một tài sản mà IFRS có yêu cầu khác hoặc cho phép

được xác định theo giá trị hợp lý.
10.10 Nếu IFRS này cho phép lựa chọn áp dụng kế toán (bao gồm cả các cơ sở đo
lƣờng) cho một giao dịch cụ thể hoặc sự kiện hoặc điều kiện khác và doanh nghiệp thay
đổi lựa chọn trƣớc đó của nó, đó là một sự thay đổi trong chính sách kế toán.
10.10A

Việc áp dụng ban đầu của một chính sách định giá lại tài sản theo Phần 17

Tài sản, máy và thiết bị là một sự thay đổi trong chính sách kế toán đƣợc xử lý nhƣ một
đánh giá lại theo Phần 17. Do đó một sự thay đổi từ mô hình chi phí cho mô hình định giá
lại cho một lớp học bất động sản, nhà máy và thiết bị phải đƣợc hạch toán hồi tố, thay vì
theo đoạn 10.11-10.12.
Kế toá n quó c tế – Nhóm 9

Page 20


So sánh quyết định 48, Thông tư 138 và IFRS cho Doanh nghiệ p vừ a và nhỏ

Áp dụng thay đổi trong chính sách kế toán:
10.11 Doanh nghiệp hạch toán việc thay đổi chính sách kế toán nhƣ sau:
(a) Kết quả của sự thay đổi trong các yêu cầu của IFRS này phù hợp với các quy định
chuyển tiếp, nếu có, được quy định trong việc sửa đổi đó;
(b) Doanh nghiệp được yêu cầu thực hiện theo IAS 39: Công cụ tài chính: Ghi nhận
và đo lường thay vì theo Phần 11: Công cụ tài chính cơ bản và Phần 12: Công cụ
tài chính khác như yêu cầu tại đoạn 11.2 và yêu cầu điều chỉnh của IAS 39. Doanh
nghiệp chịu trách nhiệm cho sự thay đổi trong chính sách kế toán phù hợp với các
điều chỉnh trước đó và theo quy định tại IAS 39 (điều chỉnh) nếu có.
(c) Doanh nghiệp phải hạch toán hồi tố cho tất cả các thay đổi khác trong chính sách
kế toán (xem đoạn 10.12).


Áp dụng hồi tố:
10.12 Khi sự thay đổi chính sách kế toán đƣợc áp dụng hồi tố theo đoạn 10.11 thì doanh
nghiệp phải điều chỉnh số dƣ đầu kỳ các khoản mục bị ảnh hƣởng đã đƣợc trình bày trong
phần vốn chủ sở hữu của kỳ sớm nhất và các số liệu so sánh cho mỗi kỳ trƣớc cũng phải
đƣợc trình bày nhƣ thể đã đƣợc áp dụng chính sách kế toán mới

Công bố thông tin về thay đổi trong chính sách kế toán:
10.13 Khi có sự điều chỉnh IFRS này có khả năng ảnh hƣởng đến các kỳ trƣớc, kỳ hiện
tại hoặc tƣơng lai, doanh nghiệp phải công bố các nội dung sau đây:
(a) Bản chất của sự thay đổi trong chính sách kế toán
(b) Số lượng điều chỉnh cho mỗi mục trên BCTC bị ảnh hưởng của kỳ này và các kỳ
trước.
(c) Giá trị điều chỉnh của các kỳ trước
(d) Giải thích nếu không xác định hoặc công bố theo mục (b) và (c)
Kế toá n quó c tế – Nhóm 9

Page 21


So sánh quyết định 48, Thông tư 138 và IFRS cho Doanh nghiệ p vừ a và nhỏ

Báo cáo tài chính của các kỳ tiếp theo không cần thiết phải lặp lại các công bố nói trên.
10.14 Khi có sự thay đổi tự nguyện về chính sách kê toán có khả năng ảnh hƣởng đến
các kỳ trƣớc, kỳ hiện tại hoặc tƣơng lai, doanh nghiệp phải công bố các nội dung sau đây:
(a) Bản chất của sự thay đổi trong chính sách kế toán
(b) Giải thích lý do tại sao việc áp dụng chính sách kế toán mới lại cung cấp thông tin
đáng tin cậy và phù hợp hơn.
(c) Trình bày riêng biệt về mức độ, số lượng các điều chỉnh cho mỗi mục bị ảnh
hưởng trên BCTC.

(i)

Kỳ hiện tại

(ii)

Từng kỳ trước

(iii)

Tổng hợp trước khi trình bày lại

(d) Giải thích nếu không xác định hoặc công bố theo mục (c)
Báo cáo tài chính của các kỳ tiếp theo không cần thiết phải lặp lại các công bố nói trên.

Thay đổi ƣớc tính kế toán:
10.15 Khi Doanh nghiệp thay đổi ƣớc tính kế toán có nghĩa là Doanh nghiệp tính giá trị
thay đổi trong đó bao gồm cả thay đổi về giá trị ghi sổ của một tài sản, nợ phải trả, hoặc
hình thức tiêu dùng một tài sản của Doanh nghiệp mình trong cả hai kỳ báo cáo tài chính
ở hiện tại và cả tƣơng lai.
10.16 Không giống nhƣ hạch toán sự thay đổi trong chính sách kế toán, chúng ta sẽ điều
chỉnh phi hồi tố khi muốn hạch toán sự thay đổi trong ƣớc tính kế toán:
(a) Trong giai đoạn báo cáo hiện tại, nếu thay đổi chỉ ảnh hướng đến kỳ hiện tại;
(b) Trong cả các kỳ báo cáo hiện tại và tương lai, nếu việc thay đổi ảnh hưởng đến cả
hai
10.17 Đến giai đoạn mà sự thay đổi trong ƣớc tính kế toán làm phát sinh thay đổi về tài
sản, nợ phải trả, hoặc liên quan đến vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp phải ghi nhận bằng

Kế toá n quó c tế – Nhóm 9


Page 22


×