Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp rèn luyện kĩnăng phát âm tiếng anh cho sinh viên hệ chính quy năm hai khoa tiếng anh trường đại học mở hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.83 KB, 11 trang )

HANOI OPEN UNIVERSITY
Faculty of English
----------

BÀI TIỂU LUẬN MÔN
PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Tên đề tài:Nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp rèn luyện kĩ
năng phát âm tiếng anh cho sinh viên hệ chính quy năm hai
khoa Tiếng Anh trường Đại học Mở Hà Nội

Hà Nội , 11-2020


MỤC LỤC:
Nội dung
A. Phần mở đầu
1.1.
Lý do chọn đề tài
1.2.
Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
1.3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.
Nội dung nghiên cứu
1.5.
Câu hỏi nghiên cứu
1.6.
Phương pháp nghiên cứu
1.6.1. Phương pháp nghiên cứu chính
1.6.2. Phương pháp nghiên cứu hỗ trợ


B. Phần nội dung nghiên cứu

Chương 1: Cơ sở lí luận
1.1.
1.2.

Các nghiên cứu trước( Khái niệm )
Cơ sở lý thuyết

Chương 2: Thực trạng vấn đề nghiên cứu
2.1.
2.2.
2.3.

Khái quát về vấn đề nghiên cứu
Thực trạng vấn đề nghiên cứu ( các lỗi thường hay mắc phải )
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng của vấn đề nghiên cứu

Chương 3: Giải pháp cho thực trạng của vấn đề nghiên cứu
C. Kết luận và kiến nghị
1.
Kết luận
2.
Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục (nếu có)


A- PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

- Lí do lí luận: Ngày nay, học tiếng Anh là một yêu cầu bắt buộc với
mọi người vì nước ta đang trong thời kì hội nhập và tiếng Anh là cầu
nối quan trọng giúp chúng ta có thể dễ dàng hợp tác , giao lưu văn hóa
với các nước trên thế giới bởi lẽ nó có sức ảnh hưởng vơ cùng lớn và
là ngôn ngữ thong dụng bậc nhất. Khi giao tiếp bằng tiếng Anh điều
đầu tiên người ta để ý ở bạn là cách phát âm chứ không phải ngữ pháp
hay từ vựng. Và để hiểu được ý nhau thì bạn cần phát âm chuẩn đầu
tiên.
- Lí do thực tiễn :nếu chỉ có những từ vựng và cấu trúc ngữ pháp đơn
giản nhưng bạn phát âm đúng thì người nghe sẽ hiểu ý bạn và ngược
lại nếu bạn có từ vựng hay cấu trúc ngữ pháp phức tạp nhưng bạn phát
âm sai thì người nghe sẽ khơng hiểu gì cả nên học phát âm chuẩn là
vô cùng quan trọng khi học bất cứ một ngoại ngữ nào . Nếu bạn phát
âm chuẩn bạn sẽ nghe và hiểu được ngôn ngữ đó .Như thế , nó giúp
bạn giao tiếp tốt hơn trong bất cứ hoàn cảnh nào. Do vậy , phát âm
(pronunciation) rất quan trọng nên ta cần tìm hiểu và nghiên cứu thật
kĩ để sửa đổi và khắc phục cho tốt , nếu được thì hạn chế tối đa việc
phát âm sai.
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
- Mục đích : Nghiên cứu để hiểu rõ hơn về cách phát âm đúng , phát âm
chuẩn . Từ đó, nó giúp chúng ta biết cách khắc phục tốt nhất .Những
lỗi phát âm thong thường chút ta sẽ không gặp mắc lỗi nữa và tự tin
hơn trong vấn đề giao tiếp tiếng Anh mà không lo lắng rằng người
khác không hiểu mình nói gì.
- Mục tiêu : giúp các bạn sinh viên đại học Mở ngành ngơn ngữ Anh
năm hai có kết quả tốt hơn trong giao tiếp thông qua con đường phát
âm chuẩn xác mà đúng đắn hơn từ đó việc học các kĩ năng khác cũng
được bổ trợ và kết quả học tập nâng cao hơn nhiều.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng : nghiên cứu , đề xuất một số biện pháp rèn luyện kĩ năng



phát âm tiếng Anh cho sinh viên trường đại học Mở Hà Nội khoa
Tiếng Anh năm hai.
- Phạm vi nghiên cứu ; khoa Tiếng Anh trường đại học Mở Hà Nội.
4. Nội dung nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan vấn đề là những sinh viên phát
âm tiếng Anh cịn chưa chuẩn cần có những biện pháp khoa học trong
cách học tập để cải thiện . Thực trạng đáng báo động vì dễ thấy vấn đề
này bị xem nhẹ sinh viên hay mắc lỗi nhiều vấn đề cả to và nhỏ trong
phát âm. Đưa ra giải pháp hiện tại là trao đổi kĩ năng phát âm với giáo
viên hoặc người có chun mơn và ghi âm lại phát âm của sinh viên khoa
tiếng Anh năm hai trường đại học Mở Hà Nội.
5. Câu hỏi nghiên cứu
- Những khó khăn của sinh viên năm 2- Khoa Tiếng Anh- Trường Đại học
Mở Hà Nội trong việc vận dụng từ vựng để phát âm một cách chính xác trong q
trình giao tiếp là gì?
- Những giải pháp và biện pháp gì có thể giúp giải quyết những khó khăn
của sinh viên năm 2- Khoa Tiếng Anh- Trường Đại học Mở Hà Nội trong việc vận
dụng phát âm một cách chính xác trong quá trình giao tiếp?
6. Phương pháp nghiên cứu chính
- Phương pháp nghiên cứu chính :nghiên cứu tài liệu , chọn lọc thông tin
cần thiết của bản thân và kinh nghiệm phát âm rồi dần dần sửa theo
- Phương pháp nghiên cứu bổ trợ : nhờ chỉ dẫn của giáo viên hoặc người
có chun mơn sau đó ghi âm lại nhờ chỉnh sửa

B- PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN
a. Khái niệm “ Thế nào là phát âm chuẩn?”
Cách phát âm tiếng Anh được chia 3 mức độ:

- Mức độ 1: Người nghe không hiểu ý bạn nói gì
- Múc độ 2: Người nghe có thể hiểu ý bạn nói nhưng phải tập trung cao
độ.
- Mức độ 3: Người nghe có thể dễ dàng hiểu được ý bạn tức bạn phát
âm từ đúng theo phiên âm và trọng âm của từ. Đối với các đơn vị


ngôn ngữ lớn hơn như cum từ , câu , đoạn cũng có ngữ điệu đúng
 Phát âm chuẩn là phát âm ở mức độ 3 khi bạn nói mà người nghe
hiểu được bạn muốn nói gì một cách dễ dàng là bạn đã phát âm
chuẩn, người nghe ở đây không nên hiểu là thầy cô dạy bạn hay
bạn bè cùng lớp vì họ đã quá quen với cách phát âm của bạn rồi
nên việc hiểu là dễ dàng, người nghe ở đây là người bản xứ.
b. Vai trò
Luyện phát âm có vai trị quan trọng trong q trình học ngơn ngữ.
Đối với mỗi ngơn ngữ chúng có âm thanh khác nhau . Trong tiếng
Anh, để nghe nói tốt tiếng Anh khơng phải ngơn ngữ mẹ đẻ thì bảng
ngữ âm như là nền tảng cơ bản . Học tiếng Anh như xây nhà , cái gì sẽ
quan trọng nhất? Chính vậy đó là nền móng . Muốn xây càng cao thì
nền móng phải càng vững , và ngữ âm là nền tảng cơ bản đầu tiên với
những ai muốn nghe và nói tốt.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
a. Các lỗi thường hay mắc phải
- Phân biệt giữa /b/ và /p/ : /p/ là âm vô thanh do khi phát âm dây
thanh trong cơ quan phát âm không rung , luồng hơi bật mạnh ra ngồi cịn /b/ là âm
hữu thanh do dây thanh rung nên luồng khí bật ra ngồi nhẹ hơn so với /p/.
Ví dụ: pie /pai/ và buy/bai/

- Quên mất âm cuối
Một lỗi dễ nhận thấy là họ thường quên mất phụ âm cuối khi nói tiếng Anh. Điều

này cũng khá dễ hiểu vì trong tiếng Việt, chúng ta không hề phát âm phụ âm cuối.
Nhưng bạn biết không, việc ‘phớt lờ’ hay ‘nuốt’ các phụ âm cuối sẽ gây ra rất
nhiều sự hiểu lầm tai hại. Vì trong tiếng Anh, việc bỏ đi âm cuối hay phát âm sai
âm cuối đều khiến người nghe hiểu nhầm hoặc khó hiểu. Ví dụ như:
Các từ life (cuộc sống), light (ánh sáng), line (đường thẳng), like


(thích) đều có âm đầu là /l/ và âm đơi /ai/ nhưng âm cuối khác nhau dẫn
đến khác nghĩa. Nếu bạn đọc những từ này mà không bật phụ âm cuối thì
người nghe có thể hiểu nhầm thành từ “lie” (dối trá).
- Không phân biệt nguyên âm ngắn và dài
*Nhầm lẫn âm /i:/ và âm /ɪ/
Việc phát âm nhầm lẫn hai âm dài, ngắn này sẽ khiến người đối diện hiểu nhầm lời
bạn nói. Ví du như, nếu bạn phát âm từ “leave” với nguyên âm /i/ ngắn thì người
nghe có thể hiểu thành từ “live”.
Tương tự:
 /i:/: Need /ni:d/ ; read /ri:d/; leave /li:v/; seat /si:t/
 /ɪ/: Knit /nɪt/; rid /rɪd/; live /lɪv/; sit /sɪt/
*Nhầm lẫn âm /ʊ/ và âm /uː/
Nhiều người cũng thi thoảng phát âm lẫn lộn giữa hai nguyên âm này, nên từ
“foot” và “food” nghe rất giống nhau.
Một số ví dụ:
 /u:/: Room /ru:m/; food /fu:d/; wood /wu:d/
 /ʊ/: Book /bʊk/; foot /fʊt/; would /wʊd/
*Nhầm lẫn âm /t/, /tr/, /dʒ/ với âm /tʃ/
Một lỗi sai phổ biến mà người Việt thường mắc phải khi phát âm tiếng Anh là thay
thế các âm /t/ /tr/ & /ʤ/, với âm /ʧ/.
 /t/: time /taim/; task /tæsk/; talent /’tælənt /; cutter / ‘kətər/



 /tr/: trash /trӕ∫/; transit /’trænsɪt/; hatred /’heɪtrɪd /; tried /ˈtrɑɪd/
 /ʤ/: cage / keɪdʒ/; badge /bæʤ/; grudge /grədʒ /
* Nhầm lẫn âm /ð/ với /d/ hay /z/
Nhiều người học thấy việc đặt đầu lưỡi giữa răng khá khó khăn (phát âm âm /ð/)
nên thay vào đó, họ mặc nhiên dùng ln âm /d/ hoặc /z/ cho dễ nói. Có lẽ một
phần vì âm /ð/ khơng có trong tiếng Việt, cịn /d/ và /z/ thì tương tự với /d/ hoặc
/gi/.
 /ð/: weather /’wɛðər /; loathe /loʊð /; then /ðɛn/; rather /’rỉðər/
*Nhầm lẫn âm /ʃ/ giữa /s/
Khơng ít người dùng /s/ và /ʃ/ lẫn lộn với nhau, mà đặc biệt là chúng ta thường
dùng /s/ thay thế cho các âm /ʃ/ (khi nó là âm đầu), chẳng hạn như: “shoe” sẽ thành
“sue”, … Nếu bạn để ý, sẽ thấy lỗi phát âm này rất phổ biến ở những người miền
Bắc, giống như cách họ nhầm lẫn các âm /x/ và /s/ trong tiếng Việt.
Tương tự:
 /s/: muscle /məsəl /; person /’pɜrsən/
 /ʃ/(âm đầu): shine /ʃaɪn/; shape /ʃeɪp/
 /ʃ/(âm cuối): selfish /sɛlfɪʃ /; cash /kæʃ /
*Nhầm lẫn âm /r/ với /z/
Âm /r/ trong tiếng Việt thường được người Bắc phát âm nhẹ, nghe như /z/. Vì thế
nên nhiều người vẫn bị nhầm lẫn giữa hai âm này khi họ học phát âm tiếng Anh.
Thi thoảng âm /r/ còn bị bỏ quên khi nói (khi /r/ đứng giữa hoặc cuối từ) nên gây
khó hiểu cho người nghe. Ví dụ:
 /r/ (âm đầu): rat /ræt /; reason /’rizən /


 /r/ (âm giữa): parking /’pærkɪŋ /; caring /’kɜriŋ/
 /r/ (âm cuối): letter /’lɛtər/; closer /’kloʊzər/
*Nhầm lẫn giữa /l/ với /n/
Bạn đã từng bắt ai đó nói “pull” thành “pun” hay “call” thành “cơn”, “will” thành
“win” chưa? Thực tế thì rất nhiều người có thói quen dùng /n/ cho tất cả những từ

có /l/, đặc biệt là khi /l/ nằm ở cuối từ. Có thể lý do là bị ảnh hưởng bởi tiếng Việt
(trong tiếng Việt âm /l/ không nằm ở cuối từ bao giờ) hoặc có thể do /l/ khó đọc
(lưỡi phải cong khi đọc /l/). Ví dụ:
 /l/ (âm đầu): light /lait/; laugh /læf /; learn / lɜrn/
 /l/ (âm giữa): fault /fɔlt /; falling /’fɑlɪŋ /
 /l/ (âm cuối): recall /ri’kɑl /; identical /aɪ’dɛntɪkəl /
*Nhầm lẫn âm /j/ với /z/
Những người từ các tỉnh phía nam hay trung Việt Nam cũng thường phát âm âm
đầu /j/ của một từ thành /z/. Ví dụ:
/j/: young /jəŋ/, yellow /’jɛloʊ /
- Nói sai hoặc khơng dùng ngữ điệu, trọng âm
Một trong những lỗi cơ bản nhất của người Việt khi nói tiếng Anh là khơng để ý
đến trọng âm từ, trọng âm câu (nhịp điệu) và không dùng ngữ điệu khi nói, do ảnh
hưởng từ ngơn ngữ mẹ đẻ. Tiếng Việt là ngơn ngữ có thanh điệu, nghĩa là mỗi từ sẽ
có xuất hiện dấu để phân biệt với các từ khác. Chắc hạn như: “năng, nắng, nặng”,
tuy vần giống nhau nhưng có dấu khác nhau “ngang, sắc, nặng” dẫn đến nghĩa của
từ khác nhau. Trong khi đó, tiếng Anh là ngơn ngữ khơng có thanh điệu. Khi phát
âm hay nói, chúng ta cần sử dụng nhịp điệu hoặc ngữ điệu để thể hiện ý nghĩa, thái
độ và cảm xúc của mình. Việc dùng sai hay bỏ qua khơng dùng nhịp điệu/ ngữ điệu


có thể khiến người nghe hiểu nhầm ý mình. Và cũng sẽ khiến chúng ta gặp khó
khăn khi nghe người khác nói.
Một số trường hợp sai hoặc thiếu trọng âm sẽ làm thay đổi nghĩa của từ mà bạn
muốn nói, như: Từ “present” có 2 cách đánh trọng âm. Nếu trọng âm rơi vào âm
tiết đầu /’prezәnt/ , thì “present” sẽ được hiểu tính từ (hiện tại), hoặc danh từ (món
quà). Ngược lại, trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai /pri’zent/ thì từ này sẽ được hiểu
là động từ (đưa ra, giới thiệu, trình bày).
CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP
1. Học tiếng Anh theo cách bạn học tiếng mẹ đẻ

Như bạn thấy ở trên, hầu hết các lỗi phát âm tiếng Anh thường gặp đều xuất phát
từ việc người học bị ảnh hưởng quá nhiều từ ngôn ngữ mẹ đẻ của mình, dẫn đến áp
đặt những suy nghĩ, hiểu biết, thói quen của mình về việc nói tiếng mẹ đẻ lên việc
nói ngơn ngữ thứ hai. Để khắc phục các lỗi trong phát âm tiếng Anh, trước hết
chúng ta cần tôn trọng sự khác biệt cơ bản giữa tiếng Anh và tiếng Việt để phá vỡ
đi những hiểu biết, ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ lên việc học tiếng Anh.
2. Luyện nghe thường xuyên
Luyện nghe thường xuyên là một trong những cách cần thiết trong việc học tiếng
Anh. Việc nghe nhiều sẽ giúp bạn quen với âm thanh tiếng Anh. Một khi bạn nghe
được thì hiển nhiên bạn cũng sẽ thấy việc nói tiếng Anh cũng sẽ khơng cịn khó
khăn như những buổi đầu học. Có hai cách luyện nghe tiếng Anh hiệu quả là:
Nghe “tắm ngôn ngữ” – nghe bị động
Hãy nghe nhạc, xem video, xem phim tiếng Anh thật nhiều. Việc tự tạo cho riêng
mình mơi trường để tiếp xúc với tiếng Anh là một cách để tai bạn cảm nhận được
từng âm thanh mới lạ, hay khó. Bạn có thể nghe nhạc, podcast lúc tắm, nấu ăn, lau


nhà, hay đang ở ngoài đường. Và xem những video tiếng Anh phù hợp với sở thích
để vừa giải trí vừa học tiếng Anh. Khi bạn nghe “tắm ngôn ngữ”, bạn chỉ đơn thuần
nghe mà thôi, không cần quá tập trung vào ngơn từ hay ý nghĩa. Tại sẽ đón nhận
mọi âm thanh một cách hoàn toàn bị động. Sau khi luyện nghe như này một thời
gian, bạn sẽ thấy rõ kỹ năng nghe của mình tiến bộ hơn hẳn đó.
Nghe chủ động
Ngồi việc nghe bị động – nghe “tắm ngơn ngữ” thì nghe chủ động cũng là một
phương pháp hiệu quả để nâng cao kỹ năng phát âm tiếng Anh. Ap dụng phương
pháp nghe này vào việc xem phim, hay các chương trình truyền hình của Anh, Mỹ,
Úc. Trong lúc xem, chú ý cách các nhân vật trong phim phát âm các từ và sử dụng
ngữ điệu khi nói.
Luyện cơ lưỡi với tongue twisters
Sử dụng tongue twisters để luyện nói tiếng Anh cũng là một cách hay và hiệu quả.

Muốn nói tiếng Anh chuẩn và lưu lốt, cơ lưỡi của bạn cần dẻo và linh hoạt. Trong
tiếng Anh có nhiều từ rất khó phát âm vừa nhanh vừa đúng, như các âm /l/, /ʃ/, hay
các tổ hợp phụ âm phức tạp. Bạn hãy dành thời gian luyện tập phát âm những từ/
cụm từ khó với tongue twisters nhé!
 Ví dụ như luyện hai âm /s/ và /ʃ/. với câu tongue twister sau: “She sells
sea shells on the sea shore.”
Nắm vững các kiến thức cơ bản về phát âm trong tiếng Anh






Hệ thống âm tiếng Việt
IPA
Nối âm
Trọng âm, ngữ điệu
Các giọng tiếng Anh khác nhau


 Ngữ pháp cơ bản để nói tiếng Anh

C- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1 Kết luận .
Qua quá trình nghiên cứu rút ra được bài học : do khoảng cách về ngơn ngữ khác
nhau , do thói quen đọc theo lối cảm tính với từ mới mà khơng tra từ điển , do do
tính e dè khơng dám mạnh dạn nhờ người khác chỉnh sửa, do khơng luyện nói
thường xun, do không chú trọng nhiều về phát âm tiếng Anh, do tính chủ quan,
nên học cách chủ động
2 Kiến nghị.

Hi vọng bài nghiên cứu tiếp chúng ta có thể chuyên sâu hơn về vấn đề phát âm
và kĩ năng nói tiếng Anh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách ‘ từ điển Oxford’, ‘ Pronunciation plus của Martin Hewings & Sharon
Goldste’;
- website : www.antimoon.com/how/pronuncsoundsipa ;
tienganh360.com/forum/index.php ; hoctienganhgiaotiep.edu.vn/nguam



×