Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH VIỆC VẬN DỤNG QUY LUẬT NÀY TRONG HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 22 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HỒ CHÍ MINH


BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
ĐỀ TÀI:
QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH. VIỆC VẬN DỤNG QUY LUẬT
NÀY TRONG HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN.
LỚP L04--- NHÓM L04-9 --- HK 201
NGÀY NỘP ………………
Giảng viên hướng dẫn: An Thị Ngọc Trinh
Sinh viên thực hiện
Nông Tiến Đạt
Dương Bảo Quyên
Nguyễn Đức Bin
Nguyễn Bùi Mai Anh
Bùi Trung Thoại
Huỳnh Huy Thịnh

Mã số sinh viên
1913072
1914870
1912709
1912581
1912140
1915307

Thành phố Hồ Chí Minh – 2020

Điểm số



MỤC LỤC
1. PHẦN MỞ ĐẦU:.....................................................................................................2
2. NỘI DUNG:..............................................................................................................3
Chương 1. Quy luật phủ định của phủ định...........................................................3
1.1.1. Phủ định siêu hình....................................................................................3
1.1.2. Phủ định biện chứng.................................................................................4
1.1.3. Các đặc điểm của phủ định biện chứng:.................................................5
1.1.4. Chu kì:.......................................................................................................5
1.1.5. Đường xốy ốc:..........................................................................................6
1.2. Nội dung quy luật phủ định của phủ định:...................................................7
1.3. Kế thừa siêu hình............................................................................................7
1.4. Kế thừa biện chứng.........................................................................................8
1.5. Ý nghĩa của phương pháp luận......................................................................9
Chương 2: Vận dụng quy luật của phủ định trong hoạt động phát triển nền
nông nghiệp Việt Nam..............................................................................................9
2.1 Khái quát về nền nông nghiệp nước ta hiện nay...........................................9
2.2 Đánh giá thực trạng liên hệ vạn dụng quy luật phủ định của phủ định
trong hoạt động phát triển nền nơng nghiệp Việt Nam....................................10
2.2.1 Những tích cực đã đạt được trong việc vận dụng quy luật phủ định của
phủ định trong phát triển nền nông nghiệp Việt Nam...................................10
2.2.2 Những hạn chế và nguyên nhân..............................................................16
2.2.3 Những giải pháp khắc phục hạn chế......................................................18
3. KẾT LUẬN............................................................................................................20
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO:....................................................................................20

1


1. PHẦN MỞ ĐẦU:

Quy luật phủ định của phủ định là một trong ba quy luật cơ bản của phép duy vật biện
chứng trong chủ nghĩa duy vật biện chứng của Marx – Lenin. Quy luật này giúp ta
hiểu và biết được khuynh hướng phát triển phổ biến của sự vật, hiện tuợng, từ đó vận
dụng quy luật để phục vụ trong đời sống thực tiễn hàng ngày.
Hiện nay trong đời sống thực tiễn, không tránh khỏi sự lệch lạc về tư duy phát triển
của sự vật , hiện tượng - điều này kìm nén thậm chí phủ định sự tiến bộ của thời đại.
Việc hiểu và vận dụng đúng quy luật phủ định của phủ định càng trở nên cần thiết và
là hành trang tư duy cần trang bị cho mỗi người. Hiểu và nắm bắt quy luật, ta có thể
tạo điều kiện chủ quan, khách quan tích cực để thôi thúc cái mới, cái tiến bộ phát
triển. Đồng thời xem xét, nhìn rõ được những thứ lạc hậu nhưng vẫn sử dụng được từ
đó loại bỏ, xóa đi tránh sử dụng kém hiệu quả, thêm vào đó bài trừ tư tưởng bảo thủ,
giáo điều phụ nhận cái mới. Đồng thời, thông qua quan sát rộng và kĩ càng sự phát
triển của sự vật hiện tượng, ta cịn có khả năng dự đốn được cái đích cuối cùng , từ
đó đưa ra phương pháp , mục tiêu khai thác sự vật, hiện tượng một cách hợp lý và
hiệu quả.

2


2. NỘI DUNG:
Chương 1. Quy luật phủ định của phủ định
1.1. Phủ định là khái niệm chỉ sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác trong quá trình
vận động và phát triển.
1.1.1. Phủ định siêu hình: chấm dứt sự phát triển.
-Diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngồi
-Xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật.
-Sự vật sẽ bị xóa bỏ hồn tồn, khơng tạo ra và khơng liên quan đến sự vật mới.

Ví dụ: Cây bị gió đánh gẩy đổ


Ảnh 1
Ví dụ về cây bị gió đánh gãy đổ là một ví dụ cho sự phủ định siêu hình. Tác nhân bên
ngồi là điều kiện thời tiết ở đây là gió, xố bỏ đi sự tồn tại vốn có của cái cây này.
1.1.2. Phủ định biện chứng: là khái niệm dùng để chỉ sự phủ định làm tiền đề, tạo
điều kiện cho sự phát triển.
-Diễn ra do sự phát triển bên trong bản thân sự.
-Xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật.
-Sự vật khơng bị xóa bỏ hồn tồn, mà là cơ sở cho sự xuất hiện sự vật mới và sẽ
tiếp tục tồn tại và phát triển trong sự vật mới.

3


Ví dụ: Sự tiến hóa của loại người

(Ảnh 2)
Sự tiến hố của con người là một ví dụ điển hình về sự phủ định biện chứng. Để phù
hợp với môi trường sống hình thái cũng những các đặc điểm khác của con người cũng
dần thay đổi, phát triển hơn, nhưng mặc dù thay đổi nó vẫn giữ được những đặc điểm
nổi trổi của giai đoạn trước.
1.1.3. Các đặc điểm của phủ định biện chứng:
- Tính khách quan:
Sự vật, hiện tượng tự phủ định mình do mâu thuẩn bên trong nó gây ra.
Ví dụ: Chế độ phong kiến tồn tại nhiều mâu thuẩn bên trong nó như con người bị
ảnh hưởng nặng nề bởi tư tưởng nho giáo, mâu thuẩn giữa các giai cấp (địa chủ nơng dân), …Vì vậy nó bị thay thế bởi chế độ tư bản chủ nghĩa.
- Tính kế thừa:
Loại bỏ các yếu tố khơng phù hợp và cải tạo các yếu tố của sự vật, hiện tượng cũ còn
phù hợp để đưa vào sự vật, hiện tượng mới.
=> Khắc phục được những hạn chế của sự vật, hiện tượng cũ mà cịn có thể phát triển
những cái còn phù hợp của cái cũ lên một mức cao hơn.

- Tính phổ biến:
Diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy.
- Tính đa dạng, phong phú:
Đa dạng, phong phú về hình thức và nội dung phủ định. Mối sự vật, hiện tượng khác
nhau sẽ có các hình thức và nội dung phủ định khác nhau.
=> Phủ định biện chứng là vòng khâu tất yếu của sự liên hệ và sự phát triển.

4


1.1.4. Chu kì:
Số lần phủ định trong một chu kì phát triển có thể nhiều hơn hai, tuỳ theo tính chất
của q trình phát triển cụ thể, nhưng ít nhất cũng phải trải qua hai lần mới dẫn đến
sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới, hoàn thành được một chu kì phát triển. Điểm kết
thúc của chu kì cũ đồng thời là điểm xuất phát của chu kì mới và tiếp tục phát triển
đến vơ tận.

Ảnh 3
Chu kì của hạt lúa
Hạt lúa khi đưa vào môi trường nhiệt độ, độ ẩm thích hợp sẽ nảy mầm, sau một thời
gian cây con sẽ mọc lên từ hạt lúa ban đầu lúc này hạt lúa ban đầu đã khơng cịn tức
đã bị xoá bỏ (kết thúc lần phủ định 1).
Cây con được chăm sóc dần dần trở thành những cây lúa trưởng thành, kết hạt. Đến
khi lúa đã chín, những hạt lúa từ những cây trưởng thành được thu hoạch, những cây
lúa trưởng thành đó cũng khơng cịn nữa (kết thúc lần phủ định 2)
Những hạt lúa sau khi thu hoạch sẽ được chọn lọc, những hạt lúa có phẩm chất tốt sẽ
được giữ lại để gieo trồng vào vụ mùa sau. Cứ như vậy chu kì này được lặp đi lặp lại
vơ tận, tưởng chừng như chu kì này vẫn giậm chân tại chỗ nhưng nó đã có sự phát
triển, những hạt giống sau mang nhiều phẩm chất tốt hơn hạt giống trước.
1.1.5. Đường xoáy ốc:

- Chỉ sự vận động của những nội dung mang tính kế thừa có trong sự vật hiện
tượng mới nên không đi theo đường thẳng mà diễn ra theo những đường trịn khơng
nằm trên một mặt phẳng tựa như đường xoáy ốc.
- Biểu hiện tính quanh co, phức tạp, tính kế thừa, tính lặp lại, tính tiến lên, tính vơ
tận của q trình phát triển.
- Sự phát triển dường như lặp lại nhưng trên cơ sở mới cao hơn, đây cũng chính là
đặc điểm quan trọng nhất của quy luật phủ định của phủ định.

5


(Ảnh 4: minh họa đường xoáy ốc đi lên)
1.2. Nội dung quy luật phủ định của phủ định:
- Nêu lên mối liên hệ, sự kế thừa giữa cái khẳng định và cái phủ định, nhờ đó phủ
định biện chứng là điều kiện cho sự phát triển, nó bảo tồn nội dung tích cực của các
giai đoạn trước và bổ sung thêm những thuộc tính mới làm cho sự phát triển đi theo
đường xoáy ốc.
- Quy luật phủ định của phủ định coi sự phát triển của sự vật hiện tượng là do mâu
thuẩn bên trong chúng quy định. Mỗi lần phủ định là kết quả của sự đấu tranh và
chuyển hoá giữa những mặt đối lập trong sự vật hiện tượng. Phủ định lần thứ nhất làm
cho sự vật hiện tượng cũ chuyển thành sự vật hiện tượng đối lập với nó, phủ định lần
thứ hai dẫn đến sự ra đời của sự vật hiện tượng mới mang nhiều nội dung tích cực của
sự vật hiện tượng cũ nhưng cũng đã mang khơng ít nội dung đối lập với sự vật hiện
tượng đó.
1.3. Kế thừa siêu hình: Đối tượng giữ lại ngun si những gì bản thân nó đã có ở giai
đoạn phát triển trước, khơng tự mình rủ bỏ những yếu tố đã tỏ ra lạc hậu hết thời,
không cịn phù hợp, thậm chí cịn ngáng đường, ngăn cản sự phát triển tiếp theo của
chính nó, của đối tượng mới.
Ví dụ: Hủ tục là những thói hư, tật xấu, những thứ lạc hậu, tồi tàn làm cho xã hội bị
trì trệ, chậm phát triển. Những hủ tục này mang màu sắc mê tín đã thành vật cản, gánh

nặng trong đời sống con người. Dù đem lại nhiều bất lợi như vậy nhưng hiện nay ở
một số vùng của nước ta nói riêng và trên thế giới nói chung vẫn cịn một số hủ tục lạc
hậu như nạn tảo hơn, cướp vợ, ma trùng, đẽo sọ người chết, …

6


Ảnh 5: Cướp vợ

Ảnh 6: Tảo hôn

1.4. Kế thừa biện chứng:
-Sự vật, hiện tượng mới ra đời vẫn giữ lại có chọn lọc và cải tạo yếu tố cịn thích hợp
để chuyển sang chúng; loại bỏ các yếu tố không cịn thích hợp của sự vật, hiện tượng
cũ đang gây cản trở cho sự phát triển của sự vật, hiện tượng mới.
-Đặc điểm của kế thừa biện chứng là duy trì các yếu tố tích cực của sự vật, hiện
tượng bị phủ định dưới dạng vượt bỏ, các yếu tố chọn giữ lại sẽ được cải tạo, biến đổi
để phù hợp với sự vật, hiện tượng mới.
-Giá trị của sự kế thừa biện chứng chịu sự quy định bởi vai trò của yếu tố phù hợp
được kế thừa; do vậy, việc giữ lại yếu tố tích cực của sự vật, hiện tượng bị phủ định
làm cho sự vật, hiện tượng mới có chất giàu có hơn, phát triển cao hơn, tiến bộ hơn.
-Đảm bảo mối dây liên hệ thông suốt bền chặt giữa đối tượng mới với đối tượng cũ,
giữa nó với q khứ của chính nó.
7


Ví dụ: Chiếc áo dài từ xưa đã trở thành một biểu tượng khơng thể thiếu khi nói đến
người phụ nữ Việt Nam. Ngày nay để phù hợp với xã hội hiện đại cũng như sở thích
của mỗi người mà chiếc áo dài đã được cách tân rất nhiều. Từ màu sắc, hoa văn, chất
liệu vải, …Tuy nhiên nó vẫn giữ được cấu trúc của chiếc áo dài xưa. Nước ta cũng tích

cực đưa hình ảnh chiếc áo dài Việt Nam vươn ra thế giới thông qua các lễ hội, sự kiện.

Ảnh 7: Áo dài ngày xưa

Ảnh 8: Áo dài ngày nay

1.5. Ý nghĩa của phương pháp luận:
- Quy luật này chỉ ra khuynh hướng tiến lên của sự vận động của sự vật hiện tượng; sự
thống nhất giữa tính tiến bộ và tính kế thừa của sự phát triển. Vì vậy có thể xác định
được kết quả cuối cùng của sự phát triển.
- Quy luật này giúp nhận thức đúng về xu hướng của sự phát triển đó là q trình diễn
ra quanh co, phức tạp, khơng hề đều đặn thẳng tắp, khơng va vấp, khơng có những
bước thụt lùi. Trái lại là không biện chứng, không khoa học, khơng đúng về mặt lí
luận.
- Quy luật này giúp nhận thức đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng mới ra đời phù hợp với
quy luật phát triển, biểu hiện giai đoạn cao về chất trong sự phát triển.
- Ủng hộ cái mới tạo điều kiện cho nó phát triển hợp quy luật; biết kế thừa có chọn lọc
những yếu tố tích cực và hợp lí của sự vật, hiện tượng cũ làm cho nó phù hợp với xu
thế vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng mới.

8


Chương 2: Vận dụng quy luật của phủ định trong hoạt động phát triển nền nông
nghiệp Việt Nam
2.1 Khái quát về nền nông nghiệp nước ta hiện nay
Nước ta là một nước nông nghiệp lâu đời, nông nghiệp chiếm một phần quan trọng
trong thành phần kinh tế của nước ta, chiếm 13,96% tổng GDP với lực lượng lao động
đông đảo gần 19,3 triệu người, chiếm 34,7% số lượng người lao động cả nước là 54,7
triệu người (số liệu năm 2019). Dựa trên tình hình thực tiễn phát triển chung của thế

giới và việc quan sát hiệu quả kinh tế nông nghiệp mang lại, nhà nước ta đã đưa ra chủ
trương, đường lối phát triển nơng nghiệp hiện đại hóa tạo ra giá trị cao, nông nghiệp
phát triển bền vững theo hướng tập trung và khép kín, bảo vệ mơi trường đồng thời
giảm bớt tỉ trọng nông nghiệp trong tổng nền kinh tế quốc dân ( GDP ), và tăng tỉ
trọng các ngành cơng nghiệp và dịch vụ. Nhưng khơng vì thể Đảng ta bỏ qua sự quan
trọng của nền nông nghiệp vốn là ngành sản xuất được đánh giá là thế mạnh và điểm
yếu của kinh tế. Thực tế sản xuất ở nước ta vẫn còn đang lạc hậu, sản xuất trên quy mơ
lớn và có sản lượng tương đối cao nhưng hiệu quả kinh tế thấp do chất lượng sản phẩm
chưa cao, thị trường bán hàng con đang hạn chế do khó tiếp cận thị trường khó tính và
cần nguồn sản phẩm chất lượng cao. Để xây dựng nên một nền nông nghiệp phát triển
đáp ứng với sự phát triển của thời đại, tạo ra giá trị cao ta phải áp dụng các thành tựu
khoa học kĩ thuật, máy móc trang thiết bị vào việc sản xuất. Hướng dẫn nông dân canh
tác chăm sóc và truyền dạy kiến thức nâng cao về nông nghiệp, gắn nông nghiệp sạch
bền vững với sản xuất. Dựa trên thực tiễn đó ta vận dụng quy luật phủ định của phủ
định để giải quyết cấp thiết những gì đang được đặt ra.
2.2 Đánh giá thực trạng liên hệ vạn dụng quy luật phủ định của phủ định trong
hoạt động phát triển nền nông nghiệp Việt Nam
2.2.1 Những tích cực đã đạt được trong việc vận dụng quy luật phủ định của
phủ định trong phát triển nền nông nghiệp Việt Nam
- Cải tiến giống vật nuôi và cây trồng nông nghiệp
Giống lợn lai F1 được nuôi để lấy thịt được lai từ 2 loài heo bố mẹ là lợn bố
Yorkshire có nguồn gốc nước ngồi và lợn mẹ Móng Cái từ Quảng Ninh. Lợn F1
được kế thừa khả năng cho nhiều thịt của loài lợn Yorkshire nước ngồi, lại vừa thích
nghi tốt được với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa của nước ta. Giống lợn đã khắc
phục được việc khơng chịu được khí hậu Việt Nam của lợn Yorkshire, đồng thời cải
thiện việc cho năng suất thịt ít của lợn thuần chủng Việt Nam là loại lợn Móng Cái.
Giống lợn lai được tạo ra đã tạo ra hiệu quả kinh tế cao cho chăn ni.
Giống lúa Việt lai 20 (VL20) cho đặc tính vượt trội như trồng ngắn ngày, có năng
suất cao, chống chịu tốt với điều kiện thời tiết khắc nhiệt, ít bị sâu bệnh, cho gạo
mềm dẻo và thơm. Đây là giống lúa được TS Nguyễn Văn Hoan và cộng sự của ông

phát triển dựa trên lúa cơ sở dòng bất dục mẹ kiểu TMGS và dòng bố là dòng phục
hồi R20, giống VL20 khắc phục những đặc điểm dễ sâu bệnh, chống trọi thời tiết
kém, và mang đặc tính dẻo thơm năng suất cao của giống bố mẹ. Giống lúa đã được
đem trồng khắp cả nước đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân.
9


Ảnh 9: Giống lúa VL20
-

Áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, sử dụng máy móc, cơ sở
vật chất thiết bị hiện đại.

Trước đây, người nông dân Việt Nam sử dụng trâu để cáy cầy để thồ hàng, hình ảnh
con trâu đã gắn liền với cây lúa và nông nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, vào gần 15
năm trở lại đây, máy cáy bắt đầu được sử dụng rộng rãi để thay thế sức trâu cầy cấy
trên đồng ruộng Việt Nam, máy cày vốn là một sản phẩm của khoa học và máy móc,
máy cày đem lại hiệu quả kinh tế cao do có năng suất cao hơn trâu, hoạt động liên
tục, không cần quá nhiều sức người. Có thể thấy máy cày đã kế thừa chức năng của
trâu cày nhưng trên mức độ cao hơn, hiệu quả hơn. Tương tự máy cày, nhiều loại
máy móc đang và đã được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp như máy dập thóc,
máy thu hoạch ngơ …
Cải tiến phương thức ni heo dựa trên máy móc tự dộng. Từ sản xuất quy mơ nhỏ
lẻ mang tính chất hộ gia đình sang sản xuất quy mơ tập trung. Heo được chăm sóc
thơng qua hệ thống ăn và nước uống cung cấp hoàn toàn tự động, con người chỉ điều
khiển hệ thống mà khơng trực tiếp thực hiện, heo thậm chí tiếp cận với các phương
thức chăm sóc đặc biệt với quạt và âm nhạc để cho chất lượng thịt cao nhất. Có thể
thấy trong việc sản xuất này, hệ thống máy móc đã thay thế con người cho hiệu quả
cao, hơn nữa trong quá trình sản xuất, hệ thống máy luôn được cải thiện và cải tiến
liên tục thông qua thực tiễn xảy ra. Điều này hồn tồn giúp ích lớn cho phát triển

kinh tế hiện nay

10


Ảnh 10: Hệ thống nuôi heo hiện đại.
-

Sản xuất khép kín, tạo ra chuỗi cung ứng liền mạch giữa người dân và doanh
nghiệp.
Chuỗi cung ứng, và giá trị nông sản Việt Nam đang gặp vấn đề lớn do thông qua

quá nhiều q trình trung gian chuyển tiếp để nơng sản có thể đến tay người tiêu
dung hiện nay. Có thể kể 1 q trình nơng sản đến với tay người tiêu dùng như sau:
người nông dân – thương lái – doanh nghiệp chế biến – các siêu thị nhỏ lẻ - người
tiêu dùng. Việc thông qua quá nhiều khâu như vậy khiến giá trị nơng sản giảm, dịng
tiền chu chuyển qua nhiều trung gian=> thâm hụt dịng tiền. Người nơng dân bán với
giá thấp, mà khi nông sản tới người tiêu dùng giá lại cao. Để khắc phục tình trạng
trên thì phải cắt bỏ các khâu trung gian, tạo ra mơ hình khép kín trong sản xuất. Phải
đổi mới cải thiện các mơ hình, giữ lại đặc tính tốt của mơ hình tốt đồng thời cải thiện
đặc tính xấu, thêm đặc tính tốt, mơ hình cần phải giảm tối đa các khâu trung gian.

11


-

Ảnh 11: Mơ hình 3F của cơng ty C.P Việt Nam
Nâng cao trình độ tay nghề, vốn hiểu biết và dân trí của người nơng dân


Một trong những vụ việc nổi cộm và luôn âm ỉ suốt thời gian vừa qua trong nông
nghiệp là vụ việc thương lái Trung Quốc thu mua sản phẩm nông nghiệp lạ. Cái lạ ở
đây chính là họ mua những thứ gây hủy diệt và tổn hại kinh tế lâu dài cho cây trồng,
vật nuôi của người nơng dân: móng trâu, lá cà phê, rễ sim. Mua lá cà phê làm cho cây
cà phê không thể nào ra phát triển tiếp và cho ra quả - thứ mang lại giá trị cho cây cà
phê, đồng thời làm chết cây cà phê vốn là cây công nghiệp lâu năm, mất ít nhất 3 năm
trồng thì cây mới cho ra đều quả thu hoạch ổn định. Mua móng trâu, mọi người bắt
đầu đổ xơ thịt trâu, bán móng bán kiêm ln thịt trâu dẫn tới khơng có trâu cày mùa
vụ. Nạn trộm chân trâu bắt đầu nhen nhóm, chặt trộm chân chứ khơng trộm cả con,
làm ảnh hưởng tới an ninh trật tự. Điều này phản ánh rõ trình độ dân trí của người
dân chưa cao, sự thiếu hiểu biết và tầm nhìn kém sâu rộng. Để giải quyết tình trạng
trên, chính quyền địa phương đã có những hoạt động tuyên truyền, lớp học tập để
hướng dẫn cho người nông dân, đồng thời cấm thương lái Trung Quốc hoạt động
không đúng theo pháp luật. Kết quả bước đầu những hiện tượng trên đã bị loại bỏ.

12


-

Gắn sản xuất nông nghiệp với môi trường, khai thác hiệu quả tối đa tài nguyên
đồng thời bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thực tế nước ta là nước chịu ảnh hưởng lớn từ biến đổi khí hậu. Nằm trong top 10
quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất của biến đổi khí hậu. Điều này là thách thức cực kì
lớn cho nền nơng nghiệp vốn chưa phát triển và tương đối thô sơ, đơn giản mang
nặng tính truyền thống. Khi mà nền sản xuất cịn chưa được phát triển lại phải ứng
phó với biến đổi khó lường của thời tiết. Điều này là thách thức lớn cho cả người dân
lần chính quyền vùng sở tại. Với những gì đang xảy ra tại vùng đồng bằng sơng cửu
long hiện tại: xâm nhập mặn, sói mịn sạt lở đất đai ven biển. Việc xây dựng đê kè

sóng được đề ra, và gấp rút thực hiện, hệ thống đê kè chắn sịng này có ý nghĩa cực
kỳ lớn, chống nhập mặn chống sạt lở, chống sóng. Thơng qua quan sát quá trình, dự
báo những diễn biến xảy ra tiếp theo, hệ thống sóng đang được cải tiến, và sửa đổi để
phù hợp hồn tồn với khí hậu đang diễn biến phức tạp.

Ảnh 12: Đê kè sóng ở đồng bằng sông cửu long
Trong hoạt động sản xuất cây cơng nghiệp ở miền nam hiện nay. Lượng chất hóa
học (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón vơ cơ) được sử dụng 1 cách tràn lan, thiếu
kiểm soát. Điều này gây hậu quả xấu rất lớn tới môi trường: nguồn đất, nguồn nước và
khơng khí. Về lâu về dài tác động tiêu cực sẽ càng rõ ràng, đất bạc màu, nước bị ô
nhiễm. Sức khỏe và cả tinh thần con người bị đe dọa khi mà nguồn nước uống đã bị ô
nhiểm kéo theo hệ lụy thiếu nước sinh hoạt, giá cả nước sạch tăng đột biến. Dùng quy
luật của phủ định để giải quyết tình trạng trên bằng cách đưa ra các quy định về sử
dụng chất hóa học, quy định khác nhau sẽ có cách dùng và cách thải bỏ khác nhau để
tối ưu hóa được dư lượng các chất độc hại này, các hoạt động tổ chức chỉ đạo của xã
phường địa phương, hướng dẫn đúng cách cho người dân cách thải bỏ bao bì, chai lọ
đựng , đưa ra chế tài phù hợp để xử phạt những người vi phạm về nguyên tắc bảo vệ
môi trường.

13


Ảnh 13: Chai lọ hóa học ảnh hưởng xấu tới môi trường
-

Nghiên cứu sâu hơn nữa về cây trồng, vật nuôi, đưa ra phương thức khai thác hợp
lý.
Tằm vốn là lồi cơn trùng có ý nghĩa kinh tế cao trong nơng nghiệp. Tằm là lồi dễ
ni, ăn là dâu, tơ từ tằm có chất lượng cao. Được đưa vào sản xuất may mặc quần
áo. Để nâng cao hơn nữa khả năng phát triển sản xuất tơ tằm, nhờ nghiên cứu và quan

sát, tằm đực cho nhiều tơ hơn tằm cái=> tận dụng đối ta số lượng tằm đực để sản xuất
tơ. Bằng cách can thiệp vào quá trình sản xuất cũ, trong quá trình nở trứng tằm, sử
dụng tác động bên ngoài thay đổi AND của trứng tằm. Làm cho trứng tằm hoàn toàn
là trứng đực, các con tằm sau khi nuôi đến thu hoạch đều cho lượng tơ cao vì là tằm
đực.
Sen là 1 cây quốc hoa của Việt Nam, không chỉ mang giá trị về mặt biểu tượng, về
hình ảnh. Thân sen cịn có thể dùng tạo ra lụa tơ sen, Myanmar là nước đầu tiên là
nước đầu tiên dệt lụa từ thân sen, nước ta cũng đã học hỏi và nghiên cứu dười dự án
của Viện Kinh tế sinh thái trực thuộc bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Thành
công đầu tiên là sản phẩm tơ lụa sen được dệt từ tay người nghệ nhân Phan Thị
Nhuận. Tơ lụa sen có nhiều ưu điểm và rất đẹp, sản phẩm từ tơ lụa sen mịn màng tinh
khiết, êm ái. Tợ lụa sen có giá trị đã góp phần bảo vệ nghề truyền thống dệt lụa cũng
như tận dụng tối đa lợi ích mà sen mang lại.

14


Ảnh 14: Những chiếc khăn được dệt từ tơ lụa sen
2.2.2 Những hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thực trạng vận dụng quy luật phủ định của
phủ định vẫn còn nhiều hạn chế. Cụ thể những hạn chế và nguyên nhân đi kèm đó là:
Thứ nhất, hạn chế về mặt vận dụng hệ thống lý luận lý thuyết được thể hiện:
-

Áp dụng lý thuyết không đúng, không phù hợp với thực tiễn đặt ra.

+ Nguyên nhân: Do không thể hiểu rõ đúng đắn về quy luật cũng như triết học
Marx-Lenin, khơng có sự nhìn nhận đúng đắn về thực tiễn đặt ra.
-


Bảo thủ, cứng nhắc trong cách vận dụng, dẫn tới vận dụng chưa triệt để, linh hoạt
kém và phát sinh vấn đề khi thực tế thay đổi. Sử dụng máy móc một cách cứng
nhắc thiếu đi sự biến đổi để phù hợp với đặc điểm nông nghiệp Việt Nam.
+ Do tư tưởng bảo thủ thiếu cầu tiến và học hỏi.

-

Thiếu nhận thức đúng đắn về sự vật hiện tượng, gây khó khăn trong vận dụng.
+ Do thiếu đi kiến thức cần thiết của sự vật hiện tượng, hiểu sai gây nhầm lẫn

-

Vận dụng nhưng chưa hiểu rõ bản chất của quy luật.
+ Nắm chưa rõ quy luật phủ định của phủ định của triết học Marx-Lenin.
15


-

-

-

Thiếu sự phối hợp của các nguyên lý, quy luật của các phương pháp luận khác.
Thiếu hiểu biết về các phương pháp luận, các nguyên lý các quy luật khác trong
triết học Marx-Lenin.
+ Thiếu kiến thức và tính linh hoạt trong tư duy.
Vận dụng không đi đôi với lý thuyết, phủ định triết học Marx-Lenin.
+ Nguyên nhân do thiếu đi tri thức, nhận thức đúng đắn chủ quan về vai trị
triết học Marx-Lenin trong đời sống thực tiễn.

Khơng cầu tiến, thiếu quá trình học tập liên tục, dẫn đến đi thiếu kiến thức và lạc
hậu so với thời đại.
+ Nguyên nhân là do thiếu động lực để phát triển, tinh thần tự mãn với những
gì đạt được.

Thứ hai, hạn chế, nguyên nhân của nó trong vận dụng quy luật vào thực tiễn:
-

-

-

-

Thiếu đi nguồn lực về kinh tế để phát triển và thay đổi phương thức sản xuất. Để
thay đổi được phương thức sản xuất và áp dụng được khoa học kĩ thuật thì cần
nguồn vốn nhất định. Mà bối cảnh nơng nghiệp Việt Nam vẫn cịn giá trị thấp thì
việc có nguồn vốn để phát triển là thách thức lớn.
+ Nguyên nhân của việc này chính là bản thân nước ta vẫn còn là nước đang
phát triển, bản thân ngành nơng nghiệp vẫn chưa có giá trị cao nên người dân
thiếu đi điều kiện kinh tế thay đổi, phát triển phương thức sản xuất dựa trên khoa
học công nghệ và máy móc hiện đại
Nguồn lực con người cịn hạn chế. Thiếu đi nguồn lao động nơng nghiệp có trình
độ học vấn và tay nghề cao. Hơn nữa, lao động có học thức và tay nghề trong
nơng nghiệp có xu hướng chuyển sang làm các ngành nghề khác.
+ Nguyên nhân là do q trình đào tạo nguồn nhân lực cịn hạn chế, mặt khác
lao động phổ thông hiện nay xuất phát từ thời điểm nước ta còn lạc hậu, giáo dục
chưa được phát triển như hiện nay nên trình độ kém. Trước cơ hội của những
ngành nghề mới tạo ra giá trị cao, lao động nông nghiệp đã đuổi theo, hơn nữa
nơng nghiệp thường mang tính mùa vụ ở 1 số vùng, miền điều này càng thúc đẩy

quá trình này xảy ra.
Sự khác nhau cơ bản của nông nghiệp Việt Nam so với nông nghiệp các nước
phát triển. Điều này khiến cho vận dụng gặp nhiều khó khăn, cần có cải tiến và
vận dụng linh hoạt đề phù hợp với nông nghiệp Việt Nam.
+ Điều nay là do điều kiện về mặt địa lý, kinh tế, chính trị-xã hội ở mỗi nước
là khác nhau.
Những phát sinh trong thực tiễn thường khó xử lý. Những phát sinh có thể là thiên
tai bão lũ bất ngờ, các vụ việc chất thải độc hại không mong muốn lan tràn, dịch
bệnh bùng phát lây lan trong nông nghiệp được lây lan từ các quốc gia khác.
+ Do thiếu công cụ để giải quyết, công cụ ở đây là tiền bạc và các nguồn tư
liệu, công cụ sản xuất

2.2.3 Những giải pháp khắc phục hạn chế
Hạn chế đặt ra trong việc vận dụng được đặt ra. Ta cần phải thực hiện hành động đưa
ra các giải pháp khắc phục hạn chế:
16


Thứ nhất, giải quyết hạn chế về mặt vận dụng hệ thống lý luận lý thuyết
- Áp dụng lý thuyết không đúng, không phù hợp với thực tiễn đặt ra.
=> Giải pháp đưa ra là chủ động trong việc học tập, nắm rõ quy luật phủ định của phủ
định, nhận thức đúng đắn về triết học Marx-Lenin Marx-Lenin. Tích cực trong việc
quan sát thực tiễn. Liên tục đổi mới phương thức áp dụng để phù hợp với thực tiễn đặt
ra.
- Bảo thủ, cứng nhắc trong cách vận dụng, dẫn tới vận dụng chưa triệt để, linh hoạt
kém và phát sinh vấn đề khi thực tế thay đổi. Sử dụng máy móc một cách cứng nhắc
thiếu đi sự biến đổi để phù hợp với đặc điểm nông nghiệp Việt Nam.
=> Giải pháp đưa ra là linh hoạt trong vận dụng, sử dụng nhiều cách tiếp cận đến vấn
đề hơn, vận dụng gắn liền với kết quả và thành tựu đạt được, theo dõi kết quả vận
dụng đưa ra hướng giải quyết hiệu quả hơn nếu chưa phù hợp thực tiễn. Sử dụng máy

móc hợp lý hiệu quả, cần hướng dẫn người dân sử dụng máy móc cũng như cải tiến
máy móc phù hợp hơn với từng điều kiện khác nhau.
- Thiếu nhận thức đúng đắn về sự vật hiện tượng, gây khó khăn trong vận dụng.
=>Tìm hiểu sự vật hiện tượng. Hiểu đúng khuynh hướng phát triển của sự vật hiện
tượng, liên hệ vận dụng đến các sự vật, hiện tượng khác có đặc trưng, tính chất tương
đồng.
- Vận dụng nhưng chưa hiểu rõ bản chất của quy luật.
=> Học tập nắm rõ chủ nghĩa Marx-Lenin, trang bị đầy đủ kiến thức quy luật phủ định
của phủ định
- Vận dụng không đi đôi với lý thuyết, phủ định triết học Marx-Lenin
=> Gắn lý thuyết với thực tế. Khơng quan trọng hóa quá mức bên nào, cân bằng học
tập giữa lý thuyết và thực tế. Bài trừ thái độ tư tưởng giáo điều phủ định triết học
Marx-Lenin. Kiên quyết chống lại các tư tưởng, quan điểm chống chủ nghĩa xã hội,
chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Thiếu sự phối hợp của các nguyên lý, quy luật của các phương pháp luận khác.
Thiếu hiểu biết về các phương pháp luận, các nguyên lý các quy luật khác trong triết
học Marx-Lenin.
=> Không chỉ tập trung vào quy luật đang vận dụng, học tập các nguyên lý, quy luật
khác để phối hợp với quy luật đang vận dung. Học cách kết hợp các nguyên lý quy luật
với nhau, bổ sung kiến thức cho nhau về mặt lý luận giữa những người làm cơng tác
phát triển.
- Khơng cầu tiến, thiếu q trình học tập liên tục, dẫn đến đi thiếu kiến thức và lạc
hậu so với thời đại.

17


=> Rèn luyện nhu cầu phát triển, tạo ra động lực cho bản thân, gia đình để cùng nhau
phát triển đi lên. Phủ định hệ tư tưởng thỏa mãn đi lùi với xu hướng phát triển liên tục
chung của toàn thế giới.

Thứ hai, giải quyết hạn chế vận dụng trong thực tiễn
-

Thiếu đi nguồn lực về kinh tế để phát triển và thay đổi phương thức sản xuất. Để
thay đổi được phương thức sản xuất và áp dụng được khoa học kĩ thuật thì cần
nguồn vốn nhất định. Mà bối cảnh nơng nghiệp Việt Nam vẫn cịn giá trị thấp thì
việc có nguồn vốn để phát triển là thách thức lớn.

=>Giải quyết bằng cách, nhà nước, ngân hàng hỗ trợ cho người dân vay vốn để phát
triển sản xuất. Xây dựng đề án, chiến lược sản xuất các vật tư trang thiết bị, máy móc
nơng nghiệp hiện đại trong nước để giảm giá thành giúp cho người dân dễ dàng tiếp
cận hơn
-

Nguồn lực con người còn hạn chế. Thiếu đi nguồn lao động nơng nghiệp có trình
độ học vấn và tay nghề cao. Hơn nữa, lao động có học thức và tay nghề trong
nơng nghiệp có xu hướng chuyển sang làm các ngành nghề khác

=> Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho nông nghiệp từ bậc đại học cao đẳng,
các trường nghề. Đưa ra những khóa học hữu ích về nông nghiệp cho bà con nông
dân. Theo dõi tình hình chuyển dịch lao động các ngành nghề để có biện pháp điều
chỉnh, phân bố nhân lực một cách đồng đều.
-

Sự khác nhau cơ bản của nông nghiệp Việt Nam so với nông nghiệp các nước
phát triển. Điều này khiến cho vận dụng gặp nhiều khó khăn, cần có cải tiến và
vận dụng linh hoạt đề phù hợp với nơng nghiệp Việt Nam.

=> Tìm hiểu sự khác biệt của đặc điểm nông nghiệp Việt Nam so với các nước khác.
Từ đó có cách sử dụng máy móc thiết bị hợp lý hơn. Hơn nữa tích cực học hỏi ở các

nước có nơng nghiệp phát triển mạnh như Isarel, Mỹ, để vận dụng vào phát triển
nông nghiệp Việt Nam. Quan sát tình hình thực tế và trong nước để nhận diện xu
hướng phát triển của sự vật hiện tượng, có tác động đến nông nghiệp và đất nước.
-

Những phát sinh trong thực tiễn thường khó xử lý.

=> Chuẩn bị trước các vật tư, tư liệu để ứng phó với những vấn đề phát sinh. Dạy cho
bà con nông dân công tác hậu cần. Chủ động nắm bắt tình hình khu vực và thế giới,
chú ý tới các hiệu ứng thời tiết. Chính quyền có cơng tác ngăn chặn, xử lý nếu dịch
bệnh xảy ra.
3. KẾT LUẬN
Bài tiểu luận “Quy luật phủ định của phủ định và vận dụng quy luật phủ định của
phủ định trong hoạt động phát triển nông nghiệp Việt Nam” đã nêu lên được toàn bộ
nội dung ý nghĩa của quy luật phủ định của phủ định. Dựa vào đó, nhóm làm đề tài đã
vận dụng quy luật vào hoạt động phát triển nông nghiệp tại Việt Nam.

18


Dựa trên những gì đang diễn ra thực tế trong nhiều lĩnh vực kinh tế-chính trị- xã
hội. Khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng luôn đi đôi với phủ định biện
chứng, dựa vào đó việc vận dụng quy luật phủ định của phủ định trở nên quan trọng và
là kim chỉ nam cho phát triển, đổi mới đất nước trong thời đại mới hiện nay.Quá trình
vận dụng quy luật phủ định của phủ định đã đạt được nhiều mặt tích cực như. Đạt hiệu
quả trong việc vận dụng vào nông nghiệp, với nhiều thành tựu trong thực tế. Góp phần
khơng nhỏ vào việc xây dựng và phát triển một nền nơng nghiệp giá trị cao và an tồn.
Vận dụng quy luật của phủ định là quá trình lâu dài, cần phải có thời gian, thơng qua
hoạt động, các vấn đề đặt ra thực tế. Từng bước thay đổi trong sản xuất, gắn liền sản
xuất với lý thuyết và vận dụng lý thuyết. Tuy nhiên quá trình vận dụng này vẫn chưa

dừng lại và nội dung vận dụng luôn luôn được phát triển và nâng cao hơn nữa để đạt
hiệu quả cao.
Hoạt động vận dụng quy luật phủ định của phủ định không tránh khỏi những hạn chế
và sai lầm nhất định, với những nguyên nhân phức tạp. Việc giải quyết hạn chế này là
công việc cấp thiết cần được giải quyết nhanh nhưng khơng vì thể mà cẩu thả, vô trách
nhiệm
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Áo Dài Hạnh. (09/01/2019). Lịch Sử Áo Dài Việt Nam Qua Các Thời Kỳ – Áo Dài
Xưa Và Nay. Truy cập từ />2. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2020). Giáo trình Triếc học Mac Lênin. Hà Nội: NXB
Chính trị quốc gia. Nxb
3. chimyenphung0712. (khơng rõ). 5OOG HẠT GIỐNG CỎ LÚA MÌ (ươm nảy mầm).
Truy cập từ />%E1%BB%8E-L%C3%9AA-M%C3%8C-(%C6%B0%C6%A1m-n%E1%BA%A3ym%E1%BA%A7m)-i.116351117.3505369134
4. Hồng Điệp. (17/06/2020). Thái Bình mùa lúa chín. Truy cập từ
/>5. HocLuat.vn. (20/12/2019). Phủ định siêu hình là gì? Cho ví dụ?. Truy cập từ
/>6. Minh Khang. (25/08/2018). Hiểm họa từ phơi nhiễm thuốc bảo vệ thực vật. Truy
cập từ />7. Loigiaihay.com. (Không rõ). Phủ định là gì? Phủ định biện chứng là gì? Phủ định
biện chứng giữ vai trị gì đối với sự phát triển? Tại sao? Thế nào là “phủ định của
phủ định”? Cho ví dụ minh hoạ. Truy cập từ />
19


phu-dinh-bien-chung-la-gi-phu-dinh-bien-chung-giu-vai-tro-gi-doi-voi-su-phat-trientai-sao-the-nao-la-phu-dinh-cua-phu-dinh-cho-vi-du-minh-hoa-c126a20408.html
8. Hà My. (09/01/2015). Những hủ tục hôn nhân đáng sợ. Truy cập từ
/>9. Phạm Kim Oanh. (25/11/2020). TẢO HÔN LÀ GÌ? HẬU QUẢ PHÁP LÝ TẢO
HƠN?. Truy cập từ />10. Sỹ Phu. (08/06/2016). Con đường xoắn ốc “bộ chủ quản”!. Truy cập từ
/>11. Hà Phương, Hạo Nhiên, & Nguyễn Lan. (09/01/2020). Á hậu Lục Bảo Quyên đẹp
kiêu sa trong áo dài ‘Hoàng bào’ của NTK Tuấn Hải. Truy cập từ
/>12. Pigprogress. (21/04/2017). Tháo gỡ khó khăn nhờ bài học chăn nuôi heo thành
công của Đan Mạch. Truy cập từ />13. Nguyễn Minh Quang. (16/06/2017). Giải pháp ứng phó sạt lở Đồng bằng sông
Cửu Long. Truy cập từ />14. Chu Thảo. (27/01/2016). Thuyết tiến hóa là một thuyết giải thích về nguồn gốc

loài người phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, thuyết này cũng có những khúc mắc khó
giải thích dẫn đến sự nghi ngờ về tính đúng đắn của nó. Truy cập từ
/>15. THƠNG TẤN XÃ VIỆT NAM. (16/09/2018). Bão Florence gây thiệt hại nặng nề
tại các bang Đông Nam nước Mỹ. Truy cập từ />16. Tơ lụa Việt Nam. (25/07/2019). Lụa Tơ Sen – Tuyệt Phẩm Kết Tinh Từ Tinh Túy
Của Quốc Hoa Việt Nam. Truy cập từ />
20


17. Trang CafeF. (16/12/2018). Trang CafeF nói về mơ hình nơng nghiệp khép kín:
C.P. Việt Nam tiên phong trên vịng đua 3F />18. TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG CÔNG NGHỆ CAO VIỆT
NAM.
(Không
rõ).
GIỐNG
LÚA
LAI
VL20.
Truy
cập
từ
/>19. Vforum. (11/03/2017). Sự khác nhau giữa phủ định biện chứng và phủ định siêu
hình. Truy cập từ />20. 五六 Ngun. (khơng rõ). Màu vàng lúa mì hạt nhân hạt quả lắc. Truy cập từ
/>20. Không rõ. (Không rõ). Không rõ. Truy cập từ />x=21/san-pham/giong-lua-tl-6

21



×