Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

“Quy luật phủ định của phủ định. Vận dụng quy luật này trong hoạt động thực tiễn”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.09 KB, 9 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC.............................................................................................................0
MỞ ĐẦU...............................................................................................................0
NỘI DUNG...........................................................................................................1
Chương 1. Những vấn đề lý luận chung của quy luật phủ định của phủ
định.....................................................................................................................1
1. Khái niệm phủ định, phủ định siêu hình, phủ định biện chứng............1
2. Nội dung của quy luật phủ định của phủ định (phủ định trái phủ
định)................................................................................................................2
3. Ý nghĩa phương pháp luận.......................................................................3
Chương 2. Vận dụng quy luật phủ dịnh của phủ định trong thủ tục xây
dựng mới Hiến pháp ở Việt Nam.....................................................................4
1. Khái quát về Hiến pháp và thủ tục xây dựng mới Hiến pháp ở Việt
Nam.................................................................................................................4
2. Nội dung của quy luật phủ định của phủ định trong thủ tục xây dựng
Hiến pháp mới ở Việt Nam............................................................................5
3. Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận quy luật phủ định của phủ định
để đưa ra giải pháp nâng cao tỉnh hiệu quả của thủ tục xây dựng Hiến
pháp mới ở Việt Nam.....................................................................................7
KẾT LUẬN.....................................................................................................7
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................8
PHỤ LỤC..............................................................................................................9

0


MỞ ĐẦU
Quy luật phủ định của phủ định là một trong ba quy luật cơ bản của phép
biện chứng duy vật. Quy luật nói lên khuynh hướng cơ bản, phổ biến của mọi sự
vận động, phát triển diễn ra trong thế giới thông qua những chu kỳ “phủ định của
phủ định” – đó là khuynh hướng đi lên. Quy luật đã chỉ rõ quá trình vận động,


phát triển của sự vật hiện tượng là quá trình phủ định biện chứng, theo đó cái
mới ra đời trên nền tảng cái cũ, trên cơ sở kế thùa cái cũ còn phù hợp, lọc bỏ
những cái lạc hậu lỗi thời, tạo tiền đề cho sự phát triển của sự vật không bị gián
đoạn và siêu hình.
Ở Việt Nam, việc lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm kim chỉ nam cho mọi
hành động có ý nghĩa hết sức to lớn đối với công cuộc xây dựng đất nước, đặc
biệt là trong lĩnh vực pháp luật. Và cụ thể là trong thủ tục lập hiến cũng như thủ
tục xây dựng Hiến pháp mới.
Nhằm khái quát nội dung quy luật phủ định của phủ định cũng như thủ tục
xây dựng Hiến pháp mới và các biện pháp nâng cao hiệu quả của thủ tục lập hiến
nên người học đã chọn đề tài: “Quy luật phủ định của phủ định. Vận dụng quy
luật này trong hoạt động thực tiễn”.
NỘI DUNG
Chương 1. Những vấn đề lý luận chung của quy luật phủ định của phủ định
Quy luật phủ định của phủ định là quy luật về khuynh hướng cơ bản, phổ
biến của mọi vận động, phát triển diễn ra trong ác lĩnh vực tự nhiện, xã hội và tư
duy; đó là khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng thông qua
những lần phủ định biện chứng, tạo thành hình thức mang tính chu kỳ “phủ định
của phủ định”. Khuynh hướng này về cơ bản là khuynh hướng đi lên.

1


1. Khái niệm phủ định, phủ định siêu hình, phủ định biện chứng
Trong thế giới, bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng đều trải qua quá trình
sinh ra, tồn tại, phát triển và diệt vong. Đây là điều tất yếu trong quá trình vận
động và phát triển của sự vật. Sự thay thế đó được gọi là sự phủ định. Nói theo
cách khác, Sự phủ định chỉ sự thay thế lẫn nhau trong quá trình vận động phát
triển của các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan.
Phủ định siêu hình là chấm dứt sự tồn tại của sự vật, không tạo điều kiện

tiền đề làm cho sự vật phát triển. Hay còn gọi là phủ định sạch trơn.
Sự phủ định biện chứng là những sự phủ định tạo ra điều kiện, tiền đề
cho quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng. Phủ định biện chứng là phạm trù
triết học dùng để chỉ sự phủ định tự thân sự phát triển tự thân, là mắt khâu trong
quá trình dẫn tới sự ra đời sự vật mới, tiến bộ hơn sự vật cũ.

1

Phủ định biện

chứng có hai đặc điểm cơ bản là tính khách quan và tính kế thừa.
Phủ định biện chứng có tính khách quan do nguyên nhân của sự phủ định
nằm trong chính bản thân sự vật, hiện tượng. Đó là kết quả của quá trình đấu
tranh giải quyết mâu thuẫn tất yếu, bên trong sự vật hiện tượng; tạo khả năng ra
đời của cái mới thay thế cái cũ, nhờ đó tạo nên xu hướng phát triển của chính
bản thân nó. Vì thế, phủ định biện chứng cũng chính là sự tự thân phủ định.
Phủ định biện chứng có tính kế thừa do chúng kế thừa những nhân tố hợp
quy luật và loại bỏ nhân tố trái quy luật. Phủ định biện chứng không phải là sự
phủ định sạch trơn cái cũ mà trái lại trên cơ sở những hạt nhân hợp lý của cái cũ
để phát triển thành cái mới, rạo nên tính liên tục của sự phát triển. Đây là đặc
điểm cơ bản nhất của phủ định biện chứng. Chúng giúp phân biệt phủ định biện
chứng và phủ định siêu hình. Nhờ có tính kế thừa ta biết được sự vật ra đời như
thế nào, từ đâu. Sự vật mới ra đời từ cái cũ – tính kế thừa. Cho biết được sự vật ở
giai đoạn sau phát triển hơn giai đoạn trước như thế nào. Thông qua tính kế thừa

1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Giáo trình Triết học Mác – Lênin, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
tr.283.

2



ta cải biến cho phù hợp để tạo ra cái mới. Thấy được sự vật liên tục vận động
phát triển theo khuynh hướng đi lên.
2. Nội dung của quy luật phủ định của phủ định (phủ định trái phủ định)
Qúa trình phủ định của phủ định diễn ra vô tận trong bản thân mỗi sự vật,
hiện tượng tạo nên sự vận động, phát triển vô tận của thế giới vật chất theo
khuynh hướng từ trình độ thấp đến trình độ cao hơn.
Trong chuỗi phủ định tạo nên quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng,
mỗi lần phủ định biện chứng đều tạo ra những điều kiện tiền đề cho sự phát triển
tiếp theo của nó, trải qua nhiều lần phủ định, tức “phủ định của phủ định” sẽ tất
yếu dẫn tới kết quả là sự vận động theo chiều hướng đi lên của sự vật, hiện
tượng.
Mỗi chu kỳ phát triển của sự vật, hiện tượng thường trải qua hai lần phủ
định cơ bản với ba hình thái tồn tại chủ yếu của nó. Sự phủ định của phủ định kết
thúc một chu kỳ phát triển, đồng thời lại là điểm xuất phát của một chu kỳ mới
và được lặp lại vô tận. Hình thái cuối mỗi chu kỳ lặp lại những đặc trưng cơ bản
của hình thái ban đầu chu kỳ đó nhưng trên cơ sở cao hơn về trình độ phát triển
nhờ kế thừa được những nhân tố tích cực và loại bỏ được những nhân tố tiêu cực
qua hai lần phủ định biện chứng.
Sự phát triển đó không phải theo hình thức một con đường thẳng mà theo
đường “xoắn ốc”. V.I Lênin đã khái quát con đường đó như sau: “Sự phát triển
hình như diễn lại những giai đoạn đã qua, nhưng dưới một hình thức khác, ở một
trình độ cao hơn (“phủ định của phủ định”; sự phát triển có thể nói là theo đường
trôn ốc chứ không theo đường thẳng…” 2
3. Ý nghĩa phương pháp luận
Quy luật phủ định của phủ định là cơ sở để chúng ta nhận thức đúng đắn
và xu hướng phát triển của sự vật. Quá trình phát triển của các sự vật và hiện
tượng không diễn ra một cách thẳng tắp, ngược lai, quá trình đó diễn ra quanh
2 V.I.Lênin (1980), V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, tập 26, tr.65.


3


co, phức tạp, trong đó bao gồm nhiều chu kỳ khác nhau. Chu kỳ sau bao giờ
cũng tiến bộ hơn chu kỳ trước.
Ở mỗi chu kỳ phát triển sự vật có những đặc điểm riêng biệt. Do đó,
chúng ta phải hiểu những đặc điểm đó để có cách tác động phù hợp sao cho sự
phát triển nhanh hoặc phát triển chậm, Điều nay phụ thuộc vào tác dụng của sự
vật đối với đời sống của con người.
Theo quy luật phủ định của phủ định, trong thế giới khách quan, mọi sự
vật luôn luôn xuất hiện cái mới thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu;
cái mới ra đời từ cái cũ trên cơ sở kế thừa tất cả những nhân tố tích cự của cái cũ.
Cần nâng cao tính tích cực của nhân tố chủ quan trrong mọi hoạt động, có niềm
tin vào sự tất thắng của cái mới, ủng hộ cái mới và đấu tranh cho cái mới thắng
lợi. Do đó, cần khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, giáo điều, kìm hãm sự phát
triển của cái mới, làm trái với quy luật phủ định của phủ định.
Theo quan điểm biện chứng về sự phát triển, trong quá trình phủ định,
chúng ta phải biết kế thừa có phê phán; kế thừa những nhân tố hợp quy luật và
lọc bỏ, vượt qua, cải tạo cái tiêu cực, trái quy luật nhằm thúc đất sự vật, hiện
tượng phát triển theo hướng tiến bộ.3
Chương 2. Vận dụng quy luật phủ dịnh của phủ định trong thủ tục xây
dựng mới Hiến pháp ở Việt Nam
1. Khái quát về Hiến pháp và thủ tục xây dựng mới Hiến pháp ở Việt Nam
Hiến pháp có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống pháp luật và đời
sống chính trị của mỗi quốc gia, là Tuyên ngôn của mỗi quốc gia, mỗi Nhà
nước.4 Hiến pháp là đạo luật cơ bản, đạo luật gốc của Nhà nước. Các quy định
của Hiến pháp là cơ sở pháp lý cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật
và tổ chức hoạt động của bộ máy Nhà nước. Lịch sử lập hiến của Việt Nam đã
3 Bộ giáo dục và đào tạo (2017), Gi áo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin, Nxb. Chính trị
Quốc gia Sự Thật, Hà Nội, tr. 156.

4 Xem (Truy cập lúc 12h, 20/12/2017)

4


chứng kiến 7 lần tiến hành hoạt động lập hiến, trong đó năm lần ban hành mới
Hiến pháp (1946, 1959, 1980, 1992, 2013). Mỗi bản Hiến pháp gắn lền với một
giai đoạn phát triển của các mạng, của dân tộc. Chính vì mỗi giai đoạn phát triển
của cách mạng, của dân tộc đòi hỏi cần phải có những quy định chung nhất phù
hợp với sự phát triển của giai đoạn thời bấy giờ. Khi ấy, từng bản Hiến pháp mới
lại lần lượt được ra đời. Để lập ra các bản Hiến pháp ấy ta phải đảm bảo đúng
thủ tục lập hiến. Từng giai đoạn có sự sáng tạo trong các giai đoạn của thủ tục
lập hiến là khác nhau, nhưng chung quy lại, thủ tục lập hiến nói chung và xây
dựng mới Hiến pháp nói riêng gồm các giai đoạn: sáng quyền lập hiến (yêu cầu
xây dựng hoặc sửa đổi hiến pháp), soạn thảo, thông qua và công bố Hiến pháp.5
2. Nội dung của quy luật phủ định của phủ định trong thủ tục xây dựng
Hiến pháp mới ở Việt Nam
Qua từng bước xây dựng Hiến pháp mới, bản Hiến pháp đang còn hiện lực
dần dần được sửa đổi bổ sung và hoàn thiện. Những bản Hiến pháp dự thảo được
chỉnh sửa ở sau có sự điều chỉnh và cải tiến hoàn thiện hơn so với bản Hiến pháp
đang có hiệu lực. Sự cải tiến ấy mang tính chất kế thừa và phát triển dựa trên bản
Hiến pháp ban đầu, nhằm mục đích hoàn thiện hơn cái cũ chứ không phải thay
đổi hoàn toàn cái cũ. Do đó, ta có thể thấy thủ tục lập hiến ở Việt Nam qua từng
bước có tính kế thừa và phát triển, tuân theo quy luật phủ định của phủ định. Quy
luật ấy được thể hiện như sau:
Đầu tiên là giai đoạn sáng quyền lập hiến (yêu cầu xây dựng hoặc sửa đổi
hiến pháp). Khi ấy, bản Hiến pháp được đưa ra xem xét chính là bản Hiến pháp
vẫn còn hiệu lực thi hành. Là cái khẳng định đầu tiên trong quy luật phủ định của
phủ định.
Tiếp đó là quá trình soạn thảo Hiến pháp – Hiến pháp dự thảo được xây

dựng dựa trên bản Hiến pháp vẫn còn hiệu lực thi hành. Nội dung của Hiến pháp
dự thảo sẽ căn cứ vào tình hình kinh tế - chính trị lúc bấy giờ để có những sự cải
5 Xem (Truy cập lúc 19h,
23/12/2017)

5


tiến, mở rộng phù hợp hơn với sự phát triển của đất nước. Chẳng hạn, Hiến pháp
năm 1946 không quy định quyền của người lao động được giúp đỡ về vật chất
khi già yếu, bệnh tật hoặc mất sức lao động nhưng trong bản Hiến pháp dự thảo
năm 1959 đã bổ sung thêm điều này do lúc bấy giờ đất nước đã thống nhất và
quyền lợi của người dân thuộc mọi đối tượng được chú trọng. 6 Quá trình này
chính là sự phủ định lần thứ nhất – Hiến pháp dự thảo phủ định Hiến pháp hiện
hành.
Giai đoạn thứ 3 là thông qua và công bố Hiến pháp – Chỉnh sửa, bổ sung
vào bản Hiến pháp dự thảo và công bố bản Hiến pháp mới. Trong giai đoạn này,
bản Hiến pháp dự thảo được xây dựng qua giới đoạn thứ 2 sẽ được công bố và
lấy ý kiến của toàn thể người dân. Bản Hiến pháp dự thảo sẽ được xem xét và bổ
sung thêm những ý kiến khác nhau từ nhiều người. Từ những điều trên, bản Hiến
pháp mới sẽ được hoàn thiện cả về nội dung và kỹ thuật lập hiến (câu từ, cấu
trúc,..). Ví dụ, Đây là sự phủ định thứ hai – Bản Hiến pháp mới phủ định Bản
Hiến pháp dự thảo. Bản Hiến pháp mới này dường như quay trở lại khẳng định
ban đầu nếu việc xây dựng Hiến pháp mới lại tiếp tục diễn ra nhưng trên cơ sở
cao hơn (Sự đúng đắn và phù hợp của Hiến pháp được nâng cao hơn,…).
Sơ đồ cụ thể:
Khẳng định (Hiến pháp hiện hành) – phủ định lần 1 (Hiến pháp dự thảo) –
phủ định lần 2 (Hiến pháp mới).
Ta có thể thấy rằng, quy luật phủ định của phủ định đã khái quát xu hướng
tiến lên của Hiến pháp – xu hướng phát triển. Các bản Hiến pháp ra đời sau có sự

phát triển và tiến bộ hơn so với các bản Hiến pháp trước đó. Sự phát triển ấy
diễn ra theo đường “xoáy ốc” biểu thị rõ đầy đủ các đặc trưng của quá trình phát
triển biện chứng của sự vật: tính kế thừa, tính lặp lại, tính tiến lên. Ví dụ như
thông qua 5 bản Hiến pháp, nguyên tắc quyền làm chủ của nhân dân vẫn được
ghi nhận nhưng ngày một cụ thể và rõ ràng hơn bằng việc bổ sung và củng cố
các chế định.
6 Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội,
tr.66.

6


3. Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận quy luật phủ định của phủ định để
đưa ra giải pháp nâng cao tỉnh hiệu quả của thủ tục xây dựng Hiến pháp
mới ở Việt Nam
Để nâng cao tính hiệu quả của thủ tục xây dựng Hiến pháp mới ở Việt
Nam ta có thể áp dụng một số giải pháp sau đây:
Thứ nhất, quy luật phủ định của phủ định là cơ sở để chúng ta nhận thức
đúng đắn và xu hướng phát triển của Hiến pháp Việt Nam, cũng như Hiến pháp
của các nước khác trên thế giới. Để Hiến pháp sau có hiệu quả hơn Hiến pháp
trước đó ta cần hiểu rõ và chú trọng đến từng giai đoạn của thủ tục xây dựng
Hiến pháp mới và luôn đảm bảo các giai đoạn trong thủ tục ấy được diễn ra đầy
đủ.
Thứ hai, Đảng và Nhà nước chú trọng đến việc phát triển tri thức về pháp
luật, đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền cho người dân. Từ đó, các giai đoạn trong
thủ tục được thực hiện một cách hiệu quả nhất, đảm bảo được sự xuất hiện cái
mới thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu; cái mới ra đời từ cái cũ trên
cơ sở kế thừa tất cả những nhân tố tích cực của cái cũ.
Thứ ba, tăng cường vai trò của nhưng người có quyền hạn và nhiệm vụ
trực tiếp trong quá trình xây dựng Hiến pháp mới bằng cách bổ sung thêm các tài

liệu tham khảo cần thiết, tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức pháp
luật, tạo điều kiện cho họ tự bổ túc kiến thức chuyên ngành, kiến thức pháp luật.
KẾT LUẬN
Nói tóm lại, việc nắm rõ và hiểu biết đúng đắn quy luật phủ định của phủ
định là điều thiết yếu trong quá trình xây dựng và phát triển nhà nước Việt Nam.
Đặc biệt là trong thủ tục xây dựng Hiến pháp mới. Tuy nhiên, vì Hiến pháp là
đạo luật cơ bản nhất ta nên hạn chế sửa đổi và thay đổi Hiến pháp để đảm bảo
tính ổn định của hệ thống pháp luật. Để làm được điều đó, cần nâng cao sự hiểu
biết và vận dụng đúng đắn phát huy tối đa quy luật phủ định của phủ định,
7


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu giấy
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Giáo trình Triết học Mác – Lênin, Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Bộ giáo dục và đào tạo (2017), Gi áo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác – Lê nin, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự Thật, Hà Nội, tr. 156.
3. V.I.Lênin (1980), V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, tập 26.
4. Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam,
Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
Trang web
1. />2. />AnPhamItemID=31

PHỤ LỤC

8




×