Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH TRONG SINH HOẠT CHI BỘ CHO ĐẢNG VIÊN LÀ HỌC VIÊN Ở TIỂU ĐOÀN 2 – TRƯỜNG SĨ QUAN CHÍNH TRỊ HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.56 KB, 25 trang )

TRƯỜNG SĨ QUAN CHÍNH TRỊ
ĐẠI ĐỘI 1 TIỂU ĐỒN 2

CHUN ĐỀ KHOA HỌC HỌC VIÊN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH
TRONG SINH HOẠT CHI BỘ CHO ĐẢNG VIÊN LÀ HỌC VIÊN Ở TIỂU ĐỒN 2
– TRƯỜNG SĨ QUAN CHÍNH TRỊ HIỆN NAY

CHỦ NHIỆM CHUYÊN ĐỀ
Thượng sĩ: Lê Quang Hòa

HÀ NỘI - 2017

1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan chuyên đề ‘‘Một số giải pháp nâng cao chất lượng tự
phê bình và phê bình trong sinh hoạt chi bộ cho đảng viên là học viên ở
Tiểu đồn 2 – Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay’’ là cơng trình nghiên cứu
của riêng tơi, khơng sao chụp, trùng lặp với bất kì cơng trình nào đó được cơng
bố, nếu sai tơi xin chịu hồn toàn trách nhiệm trước Hội đồng khoa học các cấp.
Người thực hiện
Thượng sĩ : Lê Quang Hòa

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU


Phần thứ nhất:

Tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt chi bộ cho
đảng viên là học viên tại Tiểu đồn 2 – Trường Sĩ
quan Chính trị hiện nay – Một số vấn đề lí luận và
thực tiễn.
1.1.Tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt chi bộ cho
đảng viên là học viên - Một nhiệm vụ quan trọng thường
xuyên của cấp uỷ, tổ chức Đảng và đảng viên.
1.2.Thực trạng cơng tác tự phê bình và phê bình trong
sinh hoạt chi bộ cho đảng viên là học viên đào tạo cán bộ
chính trị cấp phân đội tại Tiểu đồn 2 – Trường Sĩ quan
Chính trị hiện nay.

Phần thứ hai:

Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác tự phê
bình và phê bình trong sinh hoạt chi bộ cho đảng viên
là học viên tại Tiểu đoàn 2 - Trường Sĩ quan Chính trị
hiện nay.
2.1.Yêu cầu chung nhằm nâng cao chất lượng cơng tác
tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt chi bộ cho đảng
viên là học viên tại Tiểu đồn 2 – Trường Sĩ quan Chính
trị hiện nay.
2.2. Một số giải pháp nâng cao nhằm chất lượng cơng tác
tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt chi bộ cho đảng
viên là học viên tại Tiểu đoàn 2 – Trường Sĩ quan Chính
trị hiện nay.

KẾT LUẬN

BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
3


Viết đầy đủ
Trường Sĩ quan Chính trị
Vững mạnh tồn diện
Xó hội chủ nghĩa

Chữ viết tắt
TSQCT
VMTD
XHCN

4


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của chuyên đề:
Trong thế giới sự vận động tồn tại và phát triển của mọi mặt sự vật hiện
tượng luôn nảy sinh những mâu thuẫn khác nhau. Học thuyết Mác-Lênin đã
khẳng định vấn đề này và đã đưa ra những quy luật vận động cơ bản của các sự
vật hiện tượng và chỉ ra được bản chất của chúng. Giữa sự thống nhất và đấu
tranh của hai mặt đối lập trong đó Mác-Ănghen đã chỉ ra được sự thống nhất chỉ
là tạm thời. Đấu tranh là nguồn gốc động lực của sự phát triển; là tuyệt đối.
Quá trình hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong xã hội cũng khơng nằm
ngồi quy luật nêu trên, biểu hiện cụ thể dưới hình thức đấu tranh tự phê bình và
phê bình.
Các tổ chức Đảng cũng như các thành viên trong Đảng muốn duy trì sự
phát triển và tồn tại của mình đều phải thực hiện tốt vấn đề tự phê bình và phê

bình. Nhận thức điều này một cách sâu sắc Đảng ta đã chính thức đưa vào
nguyên tắc của Đảng đó là nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong Đảng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng, nhân dân ta.
Người đã tiếp thu kế thừa những tư tưởng về sự phê phán khoa học của chủ
nghĩa Mác - Lê nin, kết hợp với triết lý tự răn mình của các nhà hiền triết
phương Đơng hình thành lên luận điểm "tự phê bình và phê bình". Đây khơng
chỉ là tư tưởng mà còn là phương châm sống của Người, là việc làm thường
xuyên trong quá trình lãnh đạo cách mạng.
Hồ Chí Minh rất coi trọng "tự phê bình và phê bình" xem đây là nguyên tắc
của sinh hoạt Đảng, là thứ vũ khí sắc bén giúp cho Đảng ta ngày càng thêm
mạnh, nhờ đó mà chúng ta sửa chữa được khuyết điểm, phát huy được những ưu
điểm, tiến bộ không ngừng. Bản thân Người cũng là một tấm gương mẫu mực
về tự phê bình và phê bình.
Đảng Cộng sản Việt Nam đội tiền phong của giai cấp công nhân và nhân
dân lao động Việt Nam, đại biểu cho lợi ích toàn dân tộc - lấy chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hoạt
5


động của mình. Đã ln qn triệt, tiếp thu, kế thừa và vận dụng sáng tạo những
tư tưởng "tự phê bình và phê bình" trong suốt quá trình lãnh đạo của cách mạng
Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay để đáp ứng yêu cầu của cách mạng, Đảng ta
xác định lấy phát triển kinh tế làm nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm
vụ then chốt và để cụ thể hố chủ trương đó Đảng ta đã phát động thực hiện
cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng, trong đó lấy tự phê bình và phê bình
của Đảng và các tổ chức đảng viên làm nền tảng cơ sở và là mục tiêu chính, đã
làm dấy lên phong trào toàn Đảng, toàn dân, toàn quân một đợt sinh hoạt chính
trị sơi nổi, bổ ích và đã thu được những kết quả bước đầu, được tồn thể nhân
dân đồng tình ủng hộ. Các chi bộ cơ sở được coi là trung tâm nền tảng cho việc
thực hiện thắng cuộc vận động này.
Bởi vì: chi bộ là nền tảng cơ sở Đảng, là cầu nối giữa Đảng với quần

chúng, nơi trực tiếp biến các chủ trương đường lối của Đảng thành hiện thực và
cũng là nơi để cho Đảng tổng kết thực tiễn, đánh giá thực tiễn hoạt động lãnh
đạo là cũng là nơi quần chúng trực tiếp đề đạt phản ánh nguyện vọng của mình
đối với Đảng: " Các chi bộ có mạnh thì Đảng mới mạnh". Chính vì vậy việc xây
dựng chi bộ trong sạch vững mạng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ không thể
xem nhẹ vấn đề tự phê bình và phê bình được
2. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu của chuyên đề.
Mục tiêu nghiên cứu của chuyên đề nhằm đi sâu làm rừ một số vấn đề lý
luận, thực tiễn, từ đó đề xuất giải pháp tích cực nhằm nâng cao chất lượng tự
phê bình và phê bình cho đảng viên là học viên tại tiểu đồn 2 - TSQCT hiện
nay.
Nhiệm vụ của chuyên đề là làm sáng tỏ những cơ sở lý luận về nâng cao
chất lượng tự phê bình và phê bình cho đảng viên, đánh giá thực trạng cơng tác
này ở tiểu đồn những ưu, khuyết điểm, nguyên nhân, kinh nghiệm và tìm ra
một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tự phê bình và phê bình cho đảng
viên là học viên tại tiểu đoàn 2 - TSQCT hiện nay.
6


3. Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề.
Đối tượng nghiờn cứu của chuyên đề là nâng cao chất lượng tự phê bình và
phê bình là học viên tại Tiểu đồn 2 – TSQCT hiện nay.

7


Phần thứ nhất:
TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH CHO ĐẢNG VIÊN LÀ HỌC VIÊN
TIỂU ĐOÀN 2 - TRƯỜNG SĨ QUAN CHÍNH TRỊ HIỆN NAY – MỘT SỐ
VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:

1.1. Tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt chi bộ cho đảng viên là
học viên - Một nhiệm vụ quan trọng thường xuyên của cấp uỷ, tổ chức
Đảng và đảng viên.
1.1.1. Vai trò, bản chất và nội dung tự phê bình và phê bình:
* Vai trị của tự phê bình và phê bình:
Tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng Mác-Lê-Nin, là
phương pháp căn bản để mỗi tổ chức Đảng và đảng viên tăng cường sự đồn kết
nhất trí, nâng cao sức chiến đấu. Đồng thời giúp cho mỗi cán bộ, Đảng viên phát
huy được những ưu điểm khắc phục được những khuyết điểm để từ đó sửa chữa
những sai lầm khuyết điểm của mình để một ngày hồn thiện hơn. Để thực hiện
tốt tự phê bình và phê bình địi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên hiểu thấu, phải có
đánh giá một cách khách quan toàn diện, trung thực và mang tính khoa học
ngun tắc này cịn địi hỏi ở mỗi con người phải có cái "tâm" trong sáng, tinh
thần vị tha và ln cầu tiến bộ, phải có bản chất của một người cộng sản, mỗi cá
nhân phải thực sự mang hết tinh thần trí tuệ của mình để cống hiến một cách vơ
tư thoải mái khơng có thành kiến hẹp hòi cá nhân, cục bộ để làm mất đi phẩm
chất cách mạng của mình. Chính vì vậy tự phê bình và phê bình khơng những là
một việc làm thường xun mà nó cịn là một nghệ thuật.
Vì vậy để thực hiện tự phê bình và phê bình tốt, cần phải hiểu " tự phê bình
và phê bình" là làm như thế nào ?.
Tự phê bình và phê bình theo một nghĩa chung đó là: Tìm ra những ưu
điểm, để từ đó đóng góp và phát huy, chỉ ra những nhược điểm, khuyết điểm để
khắc phục. Từ đó tăng cường đồn kết thống nhất trong nội bộ, khơng ngừng
nâng cao chất lượng công tác giúp cho cán bộ, đảng viên và tổ chức Đảng tiến
bộ. Đối với mỗi tổ chức Đảng viên cũng như mỗi Đảng viên tự phê bình và phê
8


bình cần thiết như cơm để ăn, nước để uống, khơng khí để thở, thiếu tự phê bình
và phê bình thì khơng thể tiến bộ được và dễ bị mắc những sai lầm, khuyết điểm

nghiêm trọng, hoặc kéo dài. Các Mác -người thầy của CNXHKH cũng coi tự
phê bình và phê bình là một cách bộc lộ những năng lực bản chất của tập thể và
là cách thức sử dụng sức mạnh của lực lượng tinh thần trong tập thể.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã định nghĩa về tự phê bình và phê bình một cách
dễ hiểu đó là: "phê bình là nêu những ưu điểm vạch khuyết điểm của đồng chí
mình. Người đã khẳng định " tự phê bình là cá nhân ( cơ quan hoặc đoàn thể )
phải thật thà nhận khuyết điểm của mình để từ đó tìm ra những phương pháp sửa
chữa và khắc phục và để người khác giúp mình sửa chữa những sai lầm khuyết
điểm đó và cũng là bài học cho những người khác rút kinh nghiệm mà tránh để
không mắc phải những sai phạm khuyết điểm mà những người trước đó đã mắc
phải... phê bình là thấy ai ( cá nhân hay tập thể ) có khuyết điểm thì thành khẩn
nói cho họ biết để họ sửa chữa để họ tiến bộ.
* Bản chất của tự phờ bỡnh và phờ bỡnh:
Như vậy dù hiểu theo góc độ nào thì trước hết tự phê bình thực chất là một
hình thức cá nhân tự ý thức, tự đánh giá bản thân mình ( đầu tiên là trình độ ý
thức rõ về bản thân mình ) về vai trị vị trí của mình cũng như những hành vi của
mình trong những điều kiện hồn cảnh nhất định. Sự đánh giá tự chỉ trích, răn
mình về đạo đức, hành vi thường được dựa trên cơ sở nhận thức về sự kiện, quá
trình hiện tượng sảy ra cũng như những yêu cầu về chuẩn mực nhất định đã
được xã hội thừa nhận.
Tự phê bình là đánh giá phù hợp trong đó sự đánh giá của bản thân phù hợp với
sự đánh giá khách quan của tập thể xã hội, tức là phù hợp với những chuẩn mực
xã hội cho phép. Nếu không ý thức đúng, thiếu đi sự khách quan khoa học trong
đánh giá thì dẫn đến tự đánh giá quá cao ( kiêu ngạo, tự phụ ) hoặc tự đánh giá
quá thấp ( tự ti, mặc cảm...) so với yêu cầu và chuẩn mực cho phép. Trong
những trường hợp này buộc tập thể phải dùng tới vũ khí phê bình để chỉ ra
những điều mà cá nhân đó chưa tự ý thức hoặc cố tình khơng thấy, không nhận.
9



Tự phê bình cần phải được xây dựng trên cơ sở hiểu biết khoa học, khách quan,
trung thực với cái tâm trong sáng, nghiêm túc. Nếu quá chủ quan tự ti về mình
rất dễ dẫn đến thái độ bảo thủ, cực đoan khi bị phê phán nặng nề. Phê bình chính
là một hình thức ý kiến của cá nhân, tập thể và dư luận tập thể lên án, phê phán
sự sai phạm của cá nhân khác trong quá trình thực hiện mục tiêu, yêu cầu và
nhiệm vụ của tập thể. Thực chất đó là sự phán xét đánh giá của một người, một
nhóm người đối với một cá nhân hay một nhóm khác trong cộng đồng.
* Nội dung tự phê bình và phê bình:
Sự phê phán có thể dưới nhiều góc độ khác nhau, vì vậy nó cũng theo nhiều
xu hướng khác nhau, rất đa dạng và phức tạp thậm chí cịn trái ngược nhau. Tuy
nhiên ở trong tập thể sự phán xét, đánh giá về thái độ, hành vi của cá nhân, vai
trị, phẩm chất của một nhóm người. Từ đó làm rõ sự phù hợp giữa yêu cầu địi
hỏi và thực tế đạt được. Khi sự phê bình đạt đến "dư luận quần chúng" sẽ có sức
mạnh to lớn và có thể được coi là tiêu chuẩn tin cậy để đánh giá sự đúng sai.
Nếu khơng có sự phê bình thì cá nhân, tập thể thiếu cơ hội để điều chỉnh và hồn
thiện nhân cách của mình.
Như vậy tự phê bình và phê bình là hai vấn đề khác nhau nhưng lại có quan
hệ hữu cơ với nhau, đó là quan hệ biện chứng giữa tự đánh giá của cá nhân và sự
đánh giá phán xét của tập thể, của người khác đối với một cá nhân hay tập thể
khác. Khơng thể coi nhẹ mặt nào.
Tự phê bình và phê bình phải đi đơi với nhau. Mục đích là cho mọi người
học những ưu điểm của nhau và giúp nhau sửa chữa những khuyết điểm. Mỗi tổ
chức Đảng, đảng viên phải coi trọng tự phê bình và phê bình. Nói như thế là
chúng ta chú trọng đến việc tự mình xem xét, đánh giá phê bình mình, hồn
thiện mình trước. Sau đó đóng góp ý kiến thiết thực cho người khác; ngược lại
đóng góp ý kiến cho người khác cũng chính là phục vụ cho chính mình. Chỉ có
tự phê bình tốt mới có thể tự phê bình những khuyết điểm sai phạm.

10



Tuy nhiên do mỗi tổ chức cá nhân thường hay chủ quan không thấy được
hết tác dụng và kết quả của việc mình làm ít có thể đánh giá được đúng mức
khuyết điểm của mình cho nên việc lấy ý kiến phê bình của tổ chức khác, của
đồng chí khác là việc làm rất cần thiết.
Tự phê bình và phê bình khơng phải chỉ để riêng bản thân một tổ chức hoặc
một cá nhân tiến bộ mà còn giúp cho tổ chức khác, đồng chí khác học tập rút
kinh nghiệm để cùng tiến bộ, thực sự là người tiên phong gương mẫu, lãnh đạo
nhân dân, lãnh đạo đơn vị thực hiện thắng lợi các mục tiêu và các nhiệm vụ
được giao.
Nhận thức đúng đắn vấn đề tự phê bình và phê bình có ý nghĩa hết sức
quan trọng đối với mỗi cán bộ, đảng viên và các tổ chức Đảng (chống lại những
khuynh hướng quan điểm, coi nhẹ tự phê bình và phê bình hoặc coi tự phê bình
và phê bình là một hình thức qua loa, đại khái... ).
Từ đó, làm cơ sở thực hiện tốt sinh hoạt tự phê bình và phê bình góp phần
làm trong sạch, nâng cao uy tín, năng lực lãnh đạo của đảng viên và các tổ chức
Đảng, củng cố lòng tin của nhân dân đối với cán bộ, đảng viên, làm cho đảng ta
thực sự là người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của nhân dân.
1.1.2. Tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt chi bộ cho đảng viên Một hoạt động cơ bản của công tác xây dựng Đảng nhằm giữ nghiêm kỷ
luật Đảng.
Sinh hoạt tự phê bình và phê bình cho đảng viên có vai trũ chủ đạo trong
cơng tác duy trỡ, nõng cao trỏch nhiệm đảng viên của chi bộ, là nhiệm vụ
thường xuyên quan trọng của các chi bộ học viên đào tạo cán bộ chính trị cấp
phân đội nói chung, cán bộ chính trị cấp phân đội tại Tiểu đoàn 2 núi riờng.
Đảng là do nhiều đảng viên, nhiều người tiên tiến, tự nguyện có cùng mục
đích hợp lại, do đú nõng cao chất lượng tự phê bình và phê bình của Đảng
nghiêm hay khơng nghiêm là do mỗi đảng viên của Đảng có kỷ luật tốt hay
khơng. Chất lượng tự phê bình và phê bình của đảng viên sẽ hợp thành chất
11



lượng tự phê bình và phê bình của Đảng, là động lực quan trọng tạo nên sức
mạnh. Bản chất tự phê bình và phê bình của Đảng được thể hiện một cách sinh
động qua hành vi, thói quen kỷ luật của mỗi đảng viên.
Kết quả cơng tác tự phê bình và phê bình cho đảng viên có ảnh hưởng rất
lớn đến các mặt công tác khác trong công tác xây dựng đội ngũ đảng viên của
chi bộ.
Công tác tự phê bình và phê bình cho đảng viên có ảnh hưởng trực tiếp đến
công tác xây dựng Đảng, giúp cho các tổ chức Đảng quản lý chặt chẽ đội ngũ
đảng viên của mình về phương diện kỷ luật, nâng cao dân chủ, ý thức thái độ
trách nhiệm cho đảng viên. Trên cơ sở đó nâng cao phẩm chất đạo đức của
người đảng viên, có niềm tin vào mục tiêu lý tưởng cách mạng, có tinh thần
cảnh giác, ln đấu tranh bảo vệ đường lối quan điểm, nguyên tắc của Đảng.
Công tác tự phê bình và phê bình đảng viên cũng có quan hệ chặt chẽ với công
tác cán bộ, công tác rèn luyện kỷ luật là cơ sở để xây dựng đội ngũ cán bộ theo
quan điểm, đường lối của Đảng.
Đối với Đảng bộ quân đội hiện nay, trước yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, sự phát triển của nội dung bảo vệ Tổ quốc
không chỉ đơn thuần là bảo vệ chủ quyền, thống nhất và tồn vẹn lãnh thổ mà đó
phát triển thêm nhiều nội dung mới, đó chính là những u cầu nhiệm vụ hết sức
nặng nề. Kẻ thù lại ra sức chống phá với âm mưu "phi chính trị hố" quân đội,
tách quân đội khỏi sự lãnh đạo của Đảng, theo yêu cầu năng lực lãnh đạo, sức
chiến đấu của các tổ chức Đảng lại càng cao. Sức mạnh và năng lực đó tất yếu
đũi hỏi phẩm chất, năng lực của mỗi đảng viên cũng phải được nâng lên cho phù
hợp tình hình, nhiệm vụ mới, để xây dựng quân đội ta trở thành một quân đội
anh hùng, quân đội của dân, do dân và vỡ dõn theo hướng cách mạng, chính
quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đảm bảo cho qn đội ln là lực lượng
chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành của Đảng, Nhà nước và của nhân dân.
Tiểu đoàn 2 – TSQCT là đơn vị đào tạo cán bộ chính trị, chính trị viên cấp
phân đội cho tồn qn. Đặc điểm đó dẫn đến nhiệm vụ của Tiểu đoàn là hết sức

12


nặng nề nhằm thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng, nhằm củng cố và tăng
cường quốc phũng an ninh, xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ,
từng bước hiện đại.
Để thực hiện được điều đó, yêu cầu Đảng uỷ, Đảng bộ Tiểu đồn cần phải
chú trọng cơng tác tự phê bình và phê bình cho đảng viên là học viên, xây dựng
đội ngũ đảng viên, chính trị viên có những thói quen, hành vi kỷ luật tốt, phù
hợp quy định của đơn vị, quân đội, pháp luật Nhà nước và những quy tắc, chuẩn
mực của xã hội. Qua đó tự phê bình và phê bình cho đảng viên có ý thức tự phê
bình và phê bình, có đạo đức trong sáng, có lối sống trong sạch, lành mạnh, giản
dị, có năng lực và ý thức trách nhiệm. Làm tốt cơng tác tự phê bình và phê bình
cho đảng viên là học viên với Đảng bộ Tiểu đoàn sẽ là tiền đề nâng cao năng lực
lãnh đạo, xây dựng đoàn kết trong chi bộ chất lượng tổng hợp về phẩm chất
đạo đức, năng lực trình độ, thực hiện thắng lợi mục tiêu, yêu cầu đào tạo, tạo ra
nguồn cán bộ chính trị, chính trị viên đủ đức, đủ tài phục vụ quân đội sau này.
Như vậy, công tác tự phê bình và phê bình cho đảng viên nói chung, đặc
biệt đảng viên là học viên đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội tại Tiểu đồn 2 –
TSQCT nói riêng là một cơng tác quan trọng trong xây dựng Đảng. Nhận thức
đúng và có những hoạt động tích cực trong cơng tác này sẽ gúp phần to lớn giữ
nghiêm đoàn kết kỷ luật Đảng, đảm bảo là thứ vũ khí sắc bén giúp cho Đảng ta
ngày càng thêm mạnh, nhờ đó mà chúng ta sửa chữa được khuyết điểm, phát
huy được những ưu điểm, tiến bộ không ngừng.
1.2. Thực trạng chất lượng Tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt
chi bộ cho đảng viên là học viên đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội tại
Tiểu đồn 2 – Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay:
1.2.1- Đặc điểm tổ chức, hoạt động của Đảng bộ Tiểu đồn quản lý học
viên đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội tại Tiểu đoàn 2 – Trường Sĩ quan
Chính trị hiện nay.


13


Được thành lập vào ngày 05 tháng 8 năm 1976, Tiểu đồn 2 có nhiệm vụ
quản lí, giáo dục và rèn luyện học viên đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội bậc
đại học từ đối tượng quân nhân và học sinh phổ thơng.
Hiện nay Tiểu đồn gồm 5 Đại đội học viên đào tạo bậc đại học. Từ những
năm đầu khi mới thành lập, đến nay Tiểu đoàn 2 đó có một bề dày truyền thống
và kinh nghiệm. Đảng bộ Tiểu đồn có nhiệm vụ lãnh đạo đơn vị thực hiện
thắng lợi mọi nhiệm vụ, trong đó nhiệm vụ chính vẫn là quản lý, giáo dục và xây
dựng đơn vị.
Về cơ cấu tổ chức Đảng: Đảng uỷ thành lập ở Tiểu đồn, các đại đội có
Chi bộ, các Chi bộ đào tạo học viên năm thứ 5 đều có Chi uỷ. Đội ngũ Chi uỷ
viên, Bí thư, Phó Bí thư phần lớn là cán bộ khung. Đại đội trưởng và chính trị
viờn đều là cán bộ khung quản lý, 100% số cán bộ quản lý đều đó qua đào tạo
cơ bản tại Trường Sĩ quan Chính trị hoặc trường Sĩ quan Lục quân 1.
Trình độ học vấn: 100% đều tốt nghiệp THPT, có đảng viên là thí sinh
hồn thành chương trình phổ thơng thi vào, có đảng viên là qn nhân ở các đơn
vị ngồi, cũng có đảng viên là là quân nhân cử tuyển dự bị đại học. Vì vậy, tuy
đều có trình độ học vấn 12/12 song nhận thức cũng có phần khơng đồng đều.
Về cơ cấu độ tuổi: học viên trong Tiểu đồn có độ tuổi từ 22 đến 27, cơ
bản học viên là thí sinh thi vào có độ tuổi thấp hơn, đa phần trong số này là
những quần chúng ưu tú, có kết quả học tập cao, chấp hành nghiêm kỉ luật, là
đảng viên.
Về đặc điểm tính cách: Dù đó cú nhiều biến đổi trong quá trình học tập,
nhưng về cơ bản đặc điểm tính cách của đội ngũ đảng viên là học viên trong
Tiểu đoàn dễ gần, hiền lành, thật thà, vui vẻ. Song, cũng có học viên rất nóng
tính, bộc trực, thẳng thắn, chưa khéo léo trong cách giải quyết sự việc. Ngồi ra,
có một số đảng viên cũn rụt rè, chưa hăng hái tích cực tham gia vào các phong

trào, trong sinh hoạt tập thể cũng chưa mạnh dạn.
Những đặc điểm trên về tổ chức, hoạt động của Đảng bộ Tiểu đồn đó tạo
ra những thuận lợi và khó khăn đan xen trong quá trình giáo dục, nâng cao chất
14


lượng tự phê bình và phê bình cho đội ngũ đảng viên là học viên. Trong đó,
thuận lợi cơ bản là: Tiểu đồn ln được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ huy các cấp,
đặc biệt là Đảng uỷ Ban Giám hiệu Nhà trường. Trải qua hơn 40 năm xây dựng
và trưởng thành, Đảng bộ và đội ngũ lãnh đạo chỉ huy đó tích luỹ được nhiều
kinh nghiệm. Đảng bộ Tiểu đoàn trong nhiều năm liền đều đạt trong sạch vững
mạnh và có nhiều kinh nghiệm truyền thống quý báu. Chất lượng đầu vào của
học viên được nâng cao so với các khóa trước dẫn đến đội ngũ đảng viên được
kết nạp cũng có chất lượng cao hơn về mọi mặt, trong đó có chất lượng về rèn
luyện kỷ luật.
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản trên, công tác tự phê bình và phê bình cho
đảng viên của Đảng bộ Tiểu đồn cũng gặp khơng ít khó khăn: Do u cầu về
luân chuyển cán bộ nên hàng năm đều có cán bộ mới, kinh nghiệm, cũng ít dẫn
đến khó khăn trong quá trình tự phê bình và phê bình cho đảng viên. Đảng viên
là học viên có cả thí sinh và quân nhân thi vào nên nhận thức chưa đồng đều,
học viên đến từ nhiều vùng miền phong tục tập quán, tính cách khác nhau nên
cơng tác tự phê bình và phê bình cũng gặp khơng ít khó khăn. Vì vậy, yêu cầu
đặt ra với Đảng bộ Tiểu đoàn trong tự phê bình và phê bình cho đảng viên là rất
cao, cần phải tiến hành một cách linh hoạt, đa dạng, khéo léo và nghiêm túc.
1.2.2- Thực trạng chất lượng Tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt
chi bộ cho đảng viên là học viên đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội tại
Tiểu đoàn 2 – Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay:
* Điểm mạnh và nguyên nhân:
+ Nguyên nhân ưu điểm:
Các cấp đó làm tốt cụng tỏc giỏo dục quán triệt của Đảng về công tác tự

phê bình và phê bình, duy trì sinh hoat đúng chế đô, theo nguyên tắc tập trung
dân chủ. Chi bộ luôn đề cao vấn đề củng cố xây dựng chi bộ vững mạnh cả về
chính trị tư tưởng và tổ chức. Trong đó ln quan tâm đến cơng tác tự phê bình

15


và phê bình, coi đây là yếu tố tạo nên sự đoàn kết thống nhất, sức mạnh để chi
bộ hoàn thành nhiệm vụ.
Trước hết chi bộ đã tổ chức và duy trì đều đặn, thường xuyên các hoạt động
tự phê bình và phê bình. Đây là một điểm mạnh rất cơ bản được thể hiện qua các
hoạt động thường xuyên của chi bộ ở mọi lúc, mọi nơi công tác. Tự phê bình và
phê bình ln được gắn liền với hoạt động hàng ngày của chi bộ, của đơn vị.
Các buổi sinh hoạt hàng ngày, hàng tuần mọi vấn đề đều được đưa ra trao đổi
* Điểm yếu và nguyờn nhõn:
+ Nguyên nhân điểm yếu:
Do yêu cầu về luân chuyển cán bộ nên hàng năm đều có cán bộ mới, kinh
nghiệm, cũng ít dẫn đến khó khăn trong q trình tự phê bình và phê bình cho
đảng viên. Đảng viên là học viên có cả thí sinh và qn nhân thi vào nên nhận
thức chưa đồng đều, học viên đến từ nhiều vùng miền phong tục tập quán, tính
cách khác nhau nên cơng tác tự phê bình và phê bình cũng gặp khơng ít khó
khăn. Vì vậy, u cầu đặt ra với Đảng bộ Tiểu đồn trong tự phê bình và phê
bình cho đảng viên là rất cao, cần phải tiến hành một cách linh hoạt, đa dạng,
khéo léo và nghiêm túc.
Tinh thần đấu tranh của đảng viên còn chưa cao, cịn có biểu hiện nể nang
"dĩ hồ vi q" dễ người dễ ta, ngại va chạm, tuy gần gũi nhau, hiểu rõ về nhau
nhưng khơng đóng góp cho nhau nên một số đảng viên có vi phạm mà khơng
chịu sửa chữa. Các buổi sinh hoạt đóng góp ý kiến phê bình cho nội bộ cũng
như đóng góp ý kiến cho cấp uỷ Đảng cấp trên còn chung chung, chất lượng cịn
hạn chế. Tuy cịn có những hạn chế nhất định song có thể nói việc tự phê bình và

phê bình của các chi bộ lãnh đạo nhiệm vụ bảo đảm phục vụ đã đạt kết quả bước
đầu.
Trong sinh hoạt tự phê bình và phê bình đảng viên chưa mạnh dạn đấu
tranh với các biểu hiện sai trái, tiêu cực, tác phong sinh hoạt, thái độ thờ ơ với
việc công việc chung. Một số biểu hiện thiếu cố gắng, dừng lại tự bằng lòng với
16


chính mình khơng chịu khó học tập, rèn luyện để vươn lên, một số có biểu hiện
của chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, cục bộ, ngại khó khăn, gian khổ, khơng muốn hi
sinh quyền lợi của cá nhân mình. Một số đảng viên chưa thực sự gắn mình với
tập thể, chưa kịp thời báo cáo những vấn đề của bản thân.

17


Phần thứ hai:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ
BÌNH TRONG SINH SINH HOẠT CHI BỘ CHO ĐẢNG VIÊN LÀ HỌC
VIÊN TẠI TIỂU ĐOÀN 2-TRƯỜNG SĨ QUAN CHÍNH TRỊ HIỆN NAY
2.1. Yêu cầu chung nhằm nâng cao chất lượng tự phê bình và phê bình
trong sinh hoạt chi bộ cho đảng viên là học viên tại Tiểu đồn 2 – Trường Sĩ
quan Chính trị hiện nay:
Nâng cao nhận thức, phát huy được vai trò trách nhiệm của các Chi uỷ, Chi
bộ, phải tích cực, chủ động cả về nội dung, hình thức, trong suốt quá trình tiến
hành cơng tác tự phê bình và phê bình cho đảng viên phải ln bám sát nhiệm
vụ chính trị trung tâm của năm học, từng giai đoạn.
Nội dung giáo dục phải toàn diện, tập trung giáo dục như chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách, Điều lệ Đảng, Nghị quyết,
Chỉ thị các cấp; hiến pháp, pháp luật Nhà nước; kỷ luật quân đội; vai trũ, bản
chất, nội dung kỷ luật của Đảng, của quân đội.

Phải phát huy được vai trị tích cực tự giác của mọi đảng viên tham gia vào
công tác tự phê bình và phê bình, biến quá trình "phê bình" thành "tự phê bình ".
Thường xun phát huy trị của các tổ chức, lực lượng liên quan. Trong đó
tập trung vai trị của tổ chức đồn thanh niên, HĐQN…
2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tự phê bình và phê
bình cho đảng viên là học viên tại Tiểu đồn 2 – Trường Sĩ quan Chính trị
hiện nay.
2.2.1. Các cấp ủy Đảng và các đảng viên không ngừng học tập nâng cao
nhận thức mọi mặt.
Quan điểm xuyên suốt của Đảng ta về TPB và PB là phải dựa trên nguyên
tắc tổ chức và Điều lệ Đảng. Trong sinh hoạt TPB và PB, mỗi cá nhân, tổ chức
đảng phải thể hiện rừ tinh thần đấu tranh không khoan nhượng đối với những tư
tưởng và hành động sai trái đi ngược lại lợi ích của Đảng và của nhân dân. TPB
18


và PB trong Đảng đũi hỏi phải dân chủ, công khai, trung thực, thẳng thắn, chân
thành và cụ thể; TPB và PB là để tiến bộ, không lợi dụng TPB và PB để đả kích,
nói xấu, gây mất đồn kết nội bộ. TPB và PB phải được xuất phát từ động cơ
trong sáng, vỡ lợi ích chung của tập thể. Đây là những vấn đề có ý nghĩa quan
trọng quyết định đến chất lượng hiệu quả của buổi sinh hoạt; là cơ sở để thống
nhất nhận thức và hành động, hình thành tinh thần trách nhiệm và thái độ đúng
đắn của mỗi cán bộ, đảng viên đối với công tác TPB và PB của Đảng, làm cho
tính tự giác trong sinh hoạt của cán bộ, đảng viên được nâng cao.
Mục đích, ý nghĩa của sinh hoạt TPB và PB khơng gì khác là làm cho chi
bộ trong sạch, vững mạnh, cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện, tăng cường
đoàn kết nội bộ, các cá nhân, tổ chức không ngừng tiến bộ. Như Chủ tịch Hồ
Chí Minh từng dạy: Mục đích của việc TPB và PB đó là “cốt để giúp nhau sửa
chữa khuyết điểm, giúp nhau tiến bộ, tăng cường đồn kết thống nhất nội bộ,
làm cho cơng việc tốt hơn”. Trong sinh hoạt TPB và PB, mỗi cá nhân phải tự

nguyện, tự giác nói lên những yếu kém khuyết điểm của bản thân trước tập thể
chi bộ, tiếp thu ý kiến đóng góp với tinh thần cầu thị, coi đó là cơ hội để khắc
phục khuyết điểm và tiến bộ. Nhận thức về mục đích, ý nghĩa TPB và PB cũng
được thể hiện ở chỗ khi phê bình phải trên tinh thần đồng chí, đồng đội, thân
thiện, vì cơng việc chung, theo Bỏc: “phê bình phải thành khẩn, nghiêm trang,
đúng mực”.
Đối với tổ chức đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “... Đảng
khơng phài từ trên trời rơi xuống, Đảng là người, nên có sai lầm, tức là cũng có
lúc khỏe mạnh, lúc ốm đau, bệnh tật. Đó là lẽ thường tình, khơng vì thấy ốm đau
mà phát sinh tư tưởng lo sợ, bi quan, tuyệt vọng, giấu giếm bệnh tật trong
mình”.
Thơng qua sinh hoạt TPB và PB, mỗi đảng viên phải có trách nhiệm tìm
ra hạn chế, khuyết điểm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tập trung xây dựng tổ
chức đảng vững mạnh, xây dựng mối đoàn kết trong tập thể cấp ủy, chi bộ, tổ
19


chức đảng, không vỡ nể nang mà né tránh, che dấu khuyết điểm trong lãnh đạo,
chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ.
Việc giáo dục nhận thức, xây dựng ý thức tự giác TPB và PB phải được
tiến hành thường xuyên, sinh hoạt TPB và PB phải được lồng ghép trong tất cả
các loại hình sinh hoạt (sinh hoạt tổ đảng, sinh hoạt chi bộ; sinh hoạt chuyên
đề...).
2.2.2. Xác định và lựa chọn nội dung sinh hoạt TPB và PB phải cụ thể,
thiết thực, gắn với công tác lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức đảng
Sinh hoạt TPB và PB là một biện pháp hữu hiệu để xây dựng và củng cố tổ
chức đảng; thông qua TPB và PB để giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên, đấu
tranh chống lại những tàn dư phong kiến, xây dựng đạo đức, tác phong công tác
của người đảng viên. Trong sinh hoạt TPB và PB, việc lựa chọn đúng nội dung
sinh hoạt sẽ tạo điều kiện để phát huy dân chủ, nêu cao tính tự giác cũng như ý

thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và cấp ủy viên trong xây dựng Đảng,
nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng. Thực tiễn cho
thấy, ở đâu sinh hoạt TPB và PB được tiến hành thường xuyên, xác định đúng
nội dung, TPB và PB có chất lượng, thì ở đó nguyên tắc lãnh đạo của Đảng được
củng cố và giữ vững, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, chi bộ
ngày càng được nâng cao, nội bộ cơ quan đơn vị đoàn kết, thống nhất, tỉ lệ cán
bộ, đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ cao. Ngược lại, ở đâu xem nhẹ sinh hoạt
TPB và PB, nội dung khụng bám sát thực tiễn thì ở đó vai trị lãnh đạo của tổ
chức đảng bị bng lỏng, tỷ lệ đảng viên vi phạm kỷ luật cao, đoàn kết nội bộ
kém.
Lựa chọn nội dung TPB và PB, điều hành buổi sinh hoạt TPB và PB có
chất lượng là trách nhiệm của cấp ủy. Trên thực tế, đó có trường hợp lợi dụng
TPB và PB để giải quyết mẫu thuẫn cá nhân, góp ý phê bình theo kiểu “bới lơng
tìm vết”, làm lạc hướng nội dung sinh hoạt của chi bộ. Vì vậy, nội dung sinh
20


hoạt TPB và PB của chi bộ, tổ chức đảng cần tập trung vào những mặt yếu kém
của cán bộ, đảng viên, những vấn đề nổi cộm trong lãnh đạo của tập thể chi bộ.
Đối với tập thể chi bộ nên tập trung vào những vấn đề về việc ra chỉ thị,
nghị quyết lãnh đạo cơ quan đơn vị thực hiện nhiệm vụ; phương pháp triển khai
thực hiện nghị quyết; kết quả lãnh đạo trên các mặt công tác của cơ quan đơn vị;
tinh thần đoàn kết nội bộ v.v. trên từng mặt chỉ ra những vấn đề làm được, chưa
làm được, nguyên nhân và phương hướng khắc phục. Đối với cá nhân cán bộ,
đảng viên, thực hiện TPB và PB phải gắn với quyền hạn, trách nhiệm, nhiệm vụ
được giao.
Đó là những vấn đề về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, trình độ
chun mơn nghiệp vụ, năng lực cơng tác, ý chí học tập và rèn luyện, tinh thần
trách nhiệm với cơ quan, đơn vị v.v. TPB và PB đối với đảng viên phải như
Chủ Tịch Hồ Chí Minh từng nhắc: “phê bình việc chứ khơng phê bình người”;

thơng qua kết quả cơng tác để đóng góp, phê bình, cốt để đồng chí mình tiến bộ.
Việc xác định nội dung sinh hoạt phải căn cứ vào nhiệm vụ của chi bộ,
nhiệm vụ cụ thể của cán bộ, đảng viên theo thời gian nhất định, TPB và PB phải
kịp thời, hiệu quả.
2.2.3.Đảng viên trên từng cương vị, chức trách được phân công phải
luôn bám sát quá trỡnh thực hiện nhiệm vụ của từng bộ phận. Để từ đó có
những đánh giá nhận xét đúng người, đúng việc. Tiếp thu các ý kiến quần
chúng, ý kiến đóng góp của các tổ chức để TPB và PB. Tạo điều kiện để cá
nhân khắc phục khuyết điểm sau TPB và PB.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Hiểu được người cố nhiên là khó, nhưng
biết được mình cũng khơng phải là dễ”. Vì vậy, mỗi chi bộ, tổ chức đảng, đảng
viên rất cần đến những ý kiến đóng góp phê bình của các tổ chức trong cơ quan
đơn vị. Quần chúng và các tổ chức chính trị - xó hội trong cơ quan, đơn vị đóng
vai trị phản biện giống như một chiếc gương để chi bộ, tổ chức đảng, đảng viên
21


soi vào đó để hiểu được mình hơn, thấy được những ưu khuyết điểm của bản
thân một cách khách quan, trung thực để có quyết tâm sửa chữa. Phát huy dân
chủ, lắng nghe quần chúng luôn mang ý nghĩa quan trọng, thiết thực trong TPB
và PB. Cần phát huy cao độ vai trò phản biện đối với tập thể chi bộ và cán bộ,
đảng viên của Đồn TNCS Hồ Chí Minh; Cơng đồn, Hội đồng qn nhânv.v.
thơng qua sinh hoạt đóng góp ý kiến theo định kỳ; qua thư góp ý, trực tiếp đối
thoại v.v.
Đối với tập thể, phát hiện và tổ chức sửa chữa yếu kém, khuyết điểm để
không ngừng tiến bộ là mục đích cuối cùng của TPB và PB. Đối với cá nhân,
sau TPB và PB phải tự nhận thức được khuyết điểm của bản thân, xây dựng cho
mỡnh kế hoạch sửa chữa với quyết tâm cao bằng những hành động cụ thể, thiết
thực; phải xác định được nội dung, biện pháp, thời gian sửa chữa khuyết điểm
theo yêu cầu của chi bộ, tổ chức đảng.

Tổ chức đảng phải tạo điều kiện để đảng viên sửa chữa, khắc phục khuyết
điểm; theo dõi, động viên và biểu dương kịp thời sẽ tạo nên động lực cho đảng
viên tập trung rèn luyện, phấn đấu sau TPB và PB.
2.2.4. Làm tốt mọi công tác chuẩn bị, điều hành sinh hoạt TPB và PB
đúng trọng tâm, bảo đảm nguyên tắc
Sinh hoạt TPB và PB nếu không được chuẩn bị tốt, điều hành không bám
nguyên tắc dễ nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Vì vậy, đối với cấp ủy, bí thư chủ
trỡ buổi sinh hoạt, việc tập trung cao độ trong điều hành nội dung là hết sức
quan trọng. Bên cạnh đó, cần phải đặc biệt chú ý đến các tình huống phát sinh
và chủ động đưa buổi sinh hoạt TPB và PB đi đúng nội dung chương trình theo
kế hoạch, đạt được mục đích, u cầu đề ra. Cơng tác chuẩn bị quyết định đến
60% kết quả hoàn thành nhiệm vụ, nhưng trên hết, cấp ủy phải luôn bám nguyên
tắc, phổ biến chủ đề TPB và PB đến từng đảng viên trước buổi sinh hoạt, tập
hợp ý kiến quần chúng và các tổ chức cho từng vấn đề, từng nội dung. Phát huy
22


dân chủ trên cơ sở giữ vững kỷ luật Đảng trong phát ngôn, tuy nhiên, không khi
buổi sinh hoạt phải được điều chỉnh cân bằng trên cơ sở điều chỉnh tâm lý và
khơng bó cứng các nội dung TPB và PB theo cách tìm khuyết điểm, đóng góp và
u cầu sửa chữa.
Đối với sinh hoạt TPB và PB, năng lực điều hành của người chủ trì sinh
hoạt (thường là bí thư chi bộ) thể hiện ở khả năng xác định và lựa chọn chính
xác nội dung của buổi sinh hoạt. Điều khiển cho hội nghị chi bộ xoay quanh
những nội dung đó xỏc định mà khơng vượt ra ngồi phạm vi đó. Biết dừng và
kết luận đúng lúc khi đó đạt được mục đích, yêu cầu đề ra. Uy tín của người chủ
trỡ nằm trong sự cảm hóa, thu hút và bằng những kết luận đúng đắn. Để nâng
cao năng lực điều hành, địi hỏi người chủ trì phải có trình độ nhận thức về mọi
mặt, nhất là trình độ chuyên môn và năng lực tiến hành công tác Đảng, cơng tác
chính trị. Bên cạnh đó là sự nêu gương về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống,

tác phong cơng tác, tích cực hoạt động thực tiễn, trách nhiệm, nhiệt tình trong
cơng việc, sai sót bắm nắm cơ quan đơn vị và gần gũi với mọi người.

23


KẾT LUẬN
Tự phê bình và phê bình là một trong những quy luật phát triển của đảng ta,
một nguyên tắc trong sinh hoạt của Đảng, vấn đề tự phê bình và phê bình ở bất
cứ thời kỳ nào cũng rất quan trọng. Trong giai đoạn hiện nay trước sự chống phá
quyết liệt của các thế lực thù địch, sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường và
mỗi tổ chức Đảng, đảng viên càng đòi hỏi Đảng ta phải giữ được uy tín, vai trị
lãnh đạo trước u cầu của nhiệm vụ mới, điều đó đặt ra yêu cầu phải thường
xuyên thực hiện tốt tự phê bình và phê bình.
Làm tốt vấn đề tự phê bình và phê bình ngay từ bây giờ sẽ giúp cho mỗi
đảng viên có được phẩm chất, năng lực để hoàn thành tốt chức trách của mình
góp phần xây dựng qn đội vững mạnh tiến lên chính quy tinh nhuệ từng bước
hiện đại góp phần đáp ứng được yêu cầu của cách mạng Việt Nam trong tình
hình mới.

.

24


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng bộ Tiểu đoàn 2, NQ Đại hội Đảng bộ Tiểu đoàn NK 2010 - 2015
2. ĐCS VN, Văn kiện ĐHĐB Toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, HN2011
3. Hồ Chí Minh, Tồn tập, Tập 9, Nxb CTQG, HN, 1996
4. Hồ Chí Minh, Tồn tập, Tập 10, Nxb CTQG, HN, 2000

5. Hồ Chí Minh, Tồn tập, Tập 12, Nxb CTQG, HN, 1996
6. Hồ Chí Minh, Về đoàn kết, dân chủ và kỷ luật trong QĐND VN,
Nxb QĐND, H.1982

25


×