Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

tiểu luận cao cấp chính trị môn nhà nước và pháp luật công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.65 KB, 25 trang )

BÀI THU HOẠCH
LỚP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ HỆ TẬP TRUNG

TÊN MÔN HỌC:

NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
TÊN BÀI THU HOẠCH:

CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN,
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO THANH THIẾU
NIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Họ và tên học viên:
Mã học viên:
Lớp: Cao cấp lý luận chính trị
Hệ: Tập trung
Khóa học: 2021 - 2022

- NĂM 2021


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................ 3
1. Thực trạng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật tại TP. Hồ Chí Minh.................... 3
2. Ngun nhân tình trạng vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên .......................... 4
3. Chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phổ biến, giáo dục
pháp luật cho thanh thiếu niên ................................................................................. 5
4. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên Thành phố
Hồ Chí Minh ........................................................................................................... 7
4.1. Công tác chỉ đạo thực hiện............................................................................... 7


4.2. Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật............. 9
5. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật cho thanh thiếu niên Thành phố Hồ Chí Minh................................................... 17
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 20


1

MỞ ĐẦU
Ở nước ta, thanh thiếu niên chiếm khoảng 35% dân số, là thế hệ kế tục sự
nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, lớp người xây dựng và phát triển đất
nước. Sự phát triển của thanh thiếu niên không những quan hệ đến vận mệnh và
tồn tại của đất nước, mà còn ảnh hưởng đến tương lai của dân tộc. Vì vậy, “giáo
dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, đào tạo thanh niên thành những người thừa
kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng, vừa chuyên” như lời Hồ Chủ tịch là
nhiệm vụ cần thiết trong mọi thời đại và cấp bách trong tình hình hiện nay. Trong
đó, giáo dục pháp luật, trang bị kiến thức pháp luật cho thanh thiếu niên là nhiệm
vụ không thể thiếu trong việc bồi dưỡng, phát triển thanh thiếu niên Việt Nam.
Xác định thanh thiếu niên luôn là lực lượng chiến lược của quốc gia dân tộc,
Đảng đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm giáo dục tồn diện cho thanh
niên, nâng cao tri thức, trình độ văn hóa cho thanh niên. Tại Nghị quyết hội nghị
Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 (khóa VII), đã nêu: “thanh niên là lực
lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự nghiệp đổi mới
có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trong
cộng đồng thế giới hay khơng, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường
xã hội chủ nghĩa hay không, phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên, vào
việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên; Công tác thanh niên là vấn đề sống
còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách
mạng...”. Báo cáo văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X cũng

nêu:“đối với thế hệ trẻ, thường xuyên giáo dục chính trị, truyền thống, lý tưởng,
đạo đức và lối sống; tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí
tuệ, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Đồng thời, Nghị quyết số 25-NQ/TW
ngày 25/7/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với


2

công tác thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
tiếp tục khẳng định “xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam có ý thức chấp hành
pháp luật…”.
Trên cơ sở chủ trương, chính sách nêu trên của Đảng, công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho thanh thiếu niên luôn
được Nhà nước quan tâm, ban hành nhiều văn bản, đề án, chương trình về phổ
biến, giáo dục pháp luật, trong đó thanh niên ln được xác định là đối tượng
chính. Ban thường vụ Thành Đồn cũng đã có nhiều giải pháp sáng tạo để tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả cho đoàn viên thanh thiếu niên thành
phố.
Nhận thấy đây là một chủ đề có giá trị thực tiễn, em thực hiện đề tài:
“Cơng tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên
Thành phố Hồ Chí Minh” làm tiểu luận kết thúc môn học Nhà nước và Pháp
luật. Do nhận thức của bản thân còn hạn chế nên bài tiểu luận khơng thể tránh
khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của Q thầy cơ.


3

PHẦN NỘI DUNG
1. Thực trạng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật tại TP. Hồ Chí Minh


Theo thống kê của Công an TP HCM, trong số 516 vụ phạm pháp do người
dưới 18 tuổi thực hiện, số người bỏ học phạm tội chiếm hơn 71%. Hiện nay, các
bạn trẻ tiếp nhận thông tin, thụ hưởng thông tin từ internet, từ smartphone q
nhanh nhưng lại khơng có bộ lọc thơng tin. Nhìn nhận các vụ phạm pháp, hành vi
bạo lực học đường liên tiếp xảy ra ở nhiều nơi trên cả nước, nhiều nghi phạm và
nạn nhân đều rất trẻ, đang là học trò, khiến dư luận rất lo lắng. Trong các vụ việc
này có dáng dấp băng nhóm, gây hậu quả đau lòng và dài lâu. Đặc biệt, trong thời
buổi công nghệ, mạng xã hội phát triển là nét mới so với trước đây. Hành vi của
người trẻ do tác động của mạng xã hội lan truyền nhanh dẫn đến những mâu
thuẫn, xúc phạm lẫn nhau. Từ đó, dẫn tới những người trẻ cư xử bạo lực, vi
phạm pháp luật. Theo phịng Cảnh sát hình sự (PC02), Cơng an TP HCM trong
giai đoạn từ năm 2018 đến quý I/2021 trên địa bàn TP HCM xảy ra 516 vụ phạm
pháp do người dưới 18 tuổi thực hiện, truy bắt được 884 đối tượng. Đáng chú ý,
độ tuổi tội phạm dưới 14 tuổi chiếm 3,62%, đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chiếm
27,26% và dưới 18 tuổi chiếm 69,12%. Trong số 884 người phạm tội thì có tới
553 thiếu niên bỏ học chiếm tỉ lệ 71,44%.
Thủ đoạn phạm tội của các đối tượng này khơng cịn đơn giản do bồng bột,
thiếu suy nghĩ mà đã có sự tính tốn, chuẩn bị kỹ càng và khá tinh vi, để lại
những hậu quả nghiêm trọng, gây bức xúc xã hội. Các vụ án có bị cáo là thanh,
thiếu niên gia tăng. Thanh, thiếu niên phạm tội không chỉ tăng về số lượng mà
tuổi đời phạm tội của các bị cáo là người chưa thành niên cũng trẻ hóa.


4

2. Nguyên nhân tình trạng vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên
Theo đánh giá của ngành chức năng và các chuyên gia, tình trạng trẻ vị
thành niên phạm tội chủ yếu do lối sống buông thả, lười lao động, thích ăn chơi
đua địi; một số khác do trình độ văn hóa thấp, thiếu hiểu biết pháp luật. Bên

cạnh đó, khơng ít trường hợp phạm tội vì thiếu sự quan tâm từ gia đình.
Qua điều tra và xét xử các vụ án, cơ quan chức năng cho biết có rất nhiều
ngun nhân dẫn đến tình trạng trẻ hóa tội phạm. Đó là xuất phát từ hồn cảnh
gia đình khó khăn, khi lên thành phố Hồ Chí Minh kiếm sống, nhiều em bị các
đối tượng xấu lôi kéo, tụ họp thành những nhóm trộm, cướp để có tiền tiêu xài.
Đó là từ việc gia đình tan vỡ, các em bị khủng hoảng tâm lý, ít được quan tâm,
dạy bảo nên rơi vào con đường tội lỗi. Thực tế, gia đình là yếu tố có ảnh hưởng
lớn nhất đến việc hình thành nhân cách của mỗi cá nhân trong thời thơ ấu. Bởi,
kể từ khi mới sinh ra, gia đình là mơi trường đầu tiên mà những đứa trẻ sinh
sống, nhận thức của trẻ bước đầu hình thành từ những hành vi của những người
xung quanh, bao gồm cả những hành vi tốt hay xấu.
Phần lớn các đối tượng vi phạm pháp luật rơi vào hồn cảnh gia đình khó
khăn về kinh tế; bố mẹ ly hôn, ly thân hoặc là đối tượng hình sự, rượu chè, cờ
bạc; gia đình thường xảy ra bạo lực, thiếu quan tâm đến trẻ, để trẻ em lang thang
kiếm sống hoặc nuông chiều quá mức, để trẻ tiếp xúc với những thành phần xấu
của xã hội, bị kẻ xấu lôi kéo vào con đường phạm pháp.... Khi những bậc làm
cha, làm mẹ nhận ra sự quá thờ ơ trong việc chăm sóc, giáo dục con em mình thì
hậu quả đau lịng cũng đã xảy ra, con em họ còn quá nhỏ để gánh chịu những bi
kịch ấy.
Cùng với sự thiếu quan tâm, giám sát từ gia đình, nguyên nhân khiến trẻ vị
thành niên phạm tội gia tăng, là việc giáo dục kiến thức pháp luật cũng như giáo


5

dục trẻ về các kỹ năng nhận diện hành vi sống chuẩn mực theo pháp luật tại nhà
trường chưa được coi trọng. Điều này dẫn tới thực trạng đáng buồn học sinh học
quá tải các môn học, kỹ năng nhưng lại bị “đói” kiến thức pháp luật, khơng nhận
biết được hành vi nào là sai trái.
Một nguyên nhân khác là vai trò định hướng của xã hội đối với trẻ vị thành

niên vẫn còn mờ nhạt và chưa hiệu quả. Trong khi đó, q trình hội nhập, các yếu
tố văn hóa nước ngồi du nhập vào nước ta phong phú và phức tạp nhưng xã hội
lại thiếu một “bộ lọc” hiệu quả đối với các yếu tố văn hố đó. Kết quả là bên cạnh
những yếu tố văn hóa tích cực, tiến bộ, khơng ít yếu tố tiêu cực xuất hiện. Sự
bùng nổ thông tin với sự xâm nhập của các băng, đĩa có nội dung bạo lực, khiêu
dâm, đồi trụy khiến một bộ phận không nhỏ trẻ em vùi đầu vào các quán internet
để chát, chơi game online (chủ yếu là game bạo lực). Trong môi trường xã hội
nhiều biến động đó, đạo đức của một bộ phận khơng nhỏ trẻ em đi xuống với
biểu hiện là đề cao lối sống hưởng thụ, ăn chơi lêu lổng, đua đòi, thích thể hiện
mình, dẫn đến phạm tội nghiêm trọng.
3. Chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phổ
biến, giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên
Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản có nội dung liên quan đến
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết pháp luât, ý thức chấp
hành pháp luật gắn với giáo dục chính trị, tư tưởng, lý tưởng, truyền thống, bồi
dưỡng lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước, xây dựng đạo đức, lối sống lành mạnh
cho thanh, thiếu niên, tập trung vào các văn bản chủ yếu sau đây:
1. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại

biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã nêu rõ: “Đổi mới nội dung, phương thức
giáo dục chính trị, tư tưởng, lý tưởng, truyền thống, bồi dưỡng lý tưởng cách
mạng, lòng


6

yêu nước, xây dựng đạo đức, lối sống lành mạnh, ý thức tôn trọng và nghiêm
chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật cho thế hệ trẻ”.
2. Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban Chấp hành Trung


ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh
niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa khẳng định: “Tiếp tục xây
dựng thế hệ thanh niên Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc; kiên
định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức cách mạng, ý thức
chấp hành pháp luật…”.
3. Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về

tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng,
đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015 - 2030 đã xác đinh:
“Trong thời gian tới, công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống
cho thế hệ trẻ phải được tiếp tục tăng cường và nâng cao về chất lượng, nhằm
góp phần xây dựng thế hệ trẻ Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc,
kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức trong sáng, ý
thức tuân thủ pháp luật…”.
4. Hiến pháp năm 2013 (Điều 37) quy định: “Thanh niên được Nhà nước, gia

đình và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ,
bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân”.
5. Luật Thanh niên năm 2020 quy định về quyền và nghĩa vụ của thanh niên

trong quản lý nhà nước và xã hội như: Nâng cao ý thức cơng dân, chấp hành
pháp luật, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân.
6.

Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012: quy định về hình thức, nội

dung cần tập trung cho Phổ biến, giáo dục pháp luật cho một số nhóm đối tượng
đặc thù, trong đó có thanh thiếu niên như:



7

- Người lao động trong các doanh nghiệp;
- Nạn nhân bạo lực gia đình;
- Người đang bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng (người từ đủ
12 tuổi đến dưới 18 tuổi), cơ sở cai nghiện bắt
buộc;
- Người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Có thể nhận thấy rằng, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến công tác giáo
dục, phổ biến pháp luật cho thanh thiếu niên, thông qua nhiều chủ trương và cơ sở
pháp lý để đẩy mạnh các hoạt động này.
4. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên
Thành phố Hồ Chí Minh
Thực hiện Chương trình cơng tác Đồn và phong trào thanh thiếu nhi Thành
phố hàng năm, góp phần thực hiện có hiệu quả cơng tác tun truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật cho đoàn viên, thanh thiếu nhi Thành phố, Ban Thường vụ
Thành Đồn đã triển khai cơng tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với
kết quả cụ thể như sau:
4.1. Công tác chỉ đạo triển khai thực hiện:
Trong năm 2021 Ban Thường vụ Thành Đoàn đã ban hành và tuyên truyền
các nội dung văn bản về định hướng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật năm 2021 đến các cơ sở Đoàn trực thuộc, bao gồm:
- Kế hoạch số 325-KH/TĐTN-BTG ngày 28/5/2021 của Ban Thường vụ
Thành
Đoàn về tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật năm
2021.
- Kế hoạch số 341-KH/TĐTN-BTG ngày 29/10/2021 của Ban Thường vụ
Thành Đoàn về tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày pháp luật nước Cộng hòa
xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” năm 2021 trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

- Hướng dẫn số 65-HD/TĐTN-BTG ngày 18/3/2021 của Ban Thường vụ


8

Thành


9

Đoàn về tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử quan trọng và các
chuyên đề nổi bật trong năm 2021.
- Chương trình 27-CTr/TĐTN-VP cơng tác Đồn và phong trào thanh thiếu nhi
Thành phố năm 2021, chủ đề “Thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp”;
- Chương trình 06-Ctr/TĐTN-BTNTH Cơng tác Đồn và phong trào thanh
niên khu vực Đại học - Cao đẳng - Trung cấp năm học 2020 - 2021;
- Chương trình 05-Ctr/TĐTN-BTNTH cơng tác Đồn và phong trào thanh niên
Khu vực trường học trực thuộc Quận - huyện Đoàn năm học 2020 - 2021;
- Đề án số 11-ĐA/TĐTN-BMT.ANQP.ĐBDC ngày 01/10/2018 của Ban
Thường vụ Thành Đoàn về việc Đồn TNCS Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí
Minh tham gia đảm bảo trật tự an tồn giao thơng giai đoạn 2018 - 2022;
- Kế hoạch liên tịch số 83-KHLT/TĐTN-BATGT ngày 15/10/2020 về việc
phối hợp hoạt động giữa Thành Đoàn và Ban An tồn giao thơng Thành phố năm
2021;
- Chương trình liên tịch số 93-CTLT/TĐTN-CA ngày 23/3/2021 về việc phối
hợp hoạt động giữa Thành Đồn và Cơng an Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021;
- Kế hoạch số 281-KH/TĐTN-BMT.ANQP.ĐBDC ngày 23/02/2021 về việc
Đồn TNCS Hồ Chí Minh Thành phố tham gia đảm bảo trật tự, an tồn giao thơng
năm 2021 với chủ đề “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật bảo đảm trật
tự, an tồn giao thơng”;

- Thông báo số 2064-TB/TĐTN-BMT.ANQP.ĐBDC ngày 15/7/2021 của Ban
Thường vụ Thành Đoàn về việc tổ chức Ngày hoạt động cao điểm “Chiến sĩ tình
nguyện chung tay xây dựng văn hóa giao thông” năm 2021;
- Kế hoạch số 282-KH/TĐTN-BMT.ANQP.ĐBDC ngày 23 tháng 02 năm
2021 của Ban Thường vụ Thành Đoàn về việc Đồn TNCS Hồ Chí Minh thành phố
Hồ Chí Minh tham gia phòng, chống ma túy trong thanh thiếu nhi năm 2021;
- Kế hoạch 327-KH/TĐTN-BMT.ANQP.ĐBDC về tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu
tác hại của ma túy và Luật phòng, chống ma túy” năm 2021;


1
0

- Thông báo số 2032-TB/TĐTN-BMT.ANQP.ĐBDC ngày 21 tháng 6 năm
2021 của Ban Thường vụ Thành Đoàn về việc tổ chức Ngày hoạt động cao điểm
“Chiến sĩ tình nguyện chung tay phòng, chống ma túy và tệ nạn xã hội” năm 2021.
4.2. Kết quả thực hiện công tác tuyên tuyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
Thành Đoàn tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thông tin tuyên truyền, phổ biến
giáo dục pháp luật thơng qua các kênh thơng tin của Đồn. Đầu tư đổi mới các sản
phẩm tuyên truyền pháp luật trên trang cộng đồng “Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí
Minh với pháp luật” (Trang cộng đồng “Tuổi trẻ TP. Hồ Chí Minh với Pháp luật”
thu hút
13.132 lượt thích, 14.218 người theo dõi.), tăng cường các hoạt động tương tác, tư
vấn pháp luật, giải đáp thông tin về luật trên trang cộng đồng. Tổ chức 07 chương
trình chương trình tư vấn pháp luật trực tuyến: Chương trình trực tuyến “Cử tri trẻ
TP. Hồ Chí Minh hỏi và đáp”; Chương trình trực tuyến hỏi và đáp “Chính sách
bảo hiểm xã hội học sinh, sinh viên năm học 2021 - 2022 và những tiện lợi của
ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số”; Chương trình Tư vấn pháp luật trực
tuyến với chủ đề “Thanh niên và những vấn đề pháp luật hậu covid-19”;
Talkshow tư vấn pháp luật hỗ trợ thanh niên công nhân với chủ đề: “Các chế độ,

chính sách dành cho người lao động mất việc và hành lang pháp lý hỗ trợ các
trường hợp trẻ em mồ côi bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19”; Chương trình tương
tác trực tuyến “Hiểu đúng, làm trúng”

đều nhận được sự quan tâm tương tác

đông đảo, trung bình có hơn 30.000 lượt tiếp cận và tương tác đối với mỗi chương
trình.
Cấp Thành tập trung thơng tin các quy định pháp luật mới, các chủ trương,
chính sách của Trung ương, thành phố, đặc biệt là các chủ trương, chính sách
phịng chống dịch bệnh COVID-19, cơng tác cách ly và hỗ trợ cách ly xã hội.
Trong năm
2021, Ban Thường vụ Thành Đoàn đã thực hiện hơn 20 bộ sản phẩm tuyên truyền
về phòng chống dịch COVID-19, các chủ trương chỉ đạo của Chính phủ và Thành


phố về cơng tác đảm bảo an tồn trong
với

1
1phịng

chống dịch COVID-19. Thích ứng


10

tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp trên địa bàn Thành phố, kịp thời
thông tin, tuyên truyền những chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước và
Thành phố đến người dân, Ban Thường vụ Thành Đoàn phối hợp với Sở Thông tin

truyền thông Thành phố Trung tâm báo chí Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện tổ
chức, tuyên truyền và tổng hợp câu hỏi cho chương trình “Dân hỏi - Thành phố trả
lời. Chương trình Livestream Dân hỏi - Thành phố trả lời là chương trình đầu tiên,
chưa có tiền lệ được chính quyền thành phố, quận huyện trả lời, đối thoại trực tiếp
với dân qua trang cộng đồng của mạng xã hội Facebook, giải đáp trực tiếp những
thắc mắc của người dân về an sinh xã hội, phịng chống Covid-19, phục hồi sau đại
dịch... Chương trình đã nhận được hơn 27.518 câu hỏi qua Google Forms, 419.243
lượt tương tác câu hỏi qua livestream, với hơn 8.753.000 lượt xem. Thực hiện Chỉ
thị số 19-CT/TU ngày 19/10/2018 của Ban Thường vụ Thành ủy TP. Hồ Chí Minh
về Cuộc vận động “Người dân TP. Hồ Chí Minh khơng xả rác ra đường và kênh
rạch vì thành phố sạch và giảm ngập nước”.
Thiết thực chào mừng bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu Hội
đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, cũng như tăng cường giáo dục, phổ
biến pháp luật về bầu cử đến đoàn viên, thanh niên, Thành Đoàn đã phối hợp với
Nhà Xuất bản Trẻ tái bản sách “Bác Hồ với Quốc hội”, thực hiện Bộ sticker Zalo
“Tôi - Cử tri trẻ”, thực hiện MV ca nhạc “Mỗi lá phiếu - Một niềm tin”, tổ chức
Chương trình trực tuyến “Cử tri trẻ - Hỏi và đáp” với 60.767 lượt tương tác, thực
bộ sản phẩm trực quan tuyên truyền về bầu cử, các biện pháp phòng, chống dịch
bệnh Covid-19 khi tham gia bầu cử, phối hợp tổ chức Hội nghị chuyên đề “Tập
huấn công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa
XV và Đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026”, phối hợp với
Báo Tuổi Trẻ tổ chức Diễn đàn trực tuyến “Khát vọng Thanh niên - Khát vọng Việt
Nam”,…


11

Định hướng cơ sở Đoàn nội dung cần tập trung tuyên truyền theo Quý và theo
đối tượng, cụ thể:
- Nội dung tuyên truyền theo quý:

+ Quý I: Tuyên truyền chủ đề Năm An tồn giao thơng 2021 “Nâng cao hiệu
lực, hiệu quả thực thi pháp luật bảo đảm trật tự an tồn giao thơng”, Luật Nghĩa vụ
Qn sự 2015, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Luật Tiếp cận
thông tin năm 2016, Luật An ninh mạng năm 2018, Nghị quyết 131/2020/QH14
của Quốc hội về tổ chức chính quyền đơ thị tại Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Q II: Tuyên truyền các nội dung Luật gắn với Tháng Công nhân (tháng
5), Tháng hành động Phòng, chống Ma túy và Tháng hành động vì trẻ em (tháng
6): Luật Bầu cử Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp năm 2015, Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Trẻ em năm 2016,
Bộ Luật Lao động năm 2019, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2021, Luật Phòng, chống
ma túy năm 2021.
+ Quý III: Tuyên truyền Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia năm 2019 và
Nghị định 100/2019/NĐ-CP về Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao
thơng đường bộ và đường sắt, Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Luật Giao
thông đường thủy nội địa năm 2004, Luật Đường sắt năm 2017.
+ Quý IV: Tuyên truyền “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam 9/11”, Luật Giáo dục năm 2019, Luật Giáo dục Đại học năm 2012 (sửa
đổi, bổ sung năm 2018), Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014, Luật Nghĩa vụ
Quân sự 2015 (Sửa đổi, bổ sung), Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 và các Bộ
Luật, Luật gắn với chuyên môn, đặc thù của từng đơn vị.


12

- Nội dung tuyên truyền theo khu vực, đối tượng:
+ Khu vực Địa bàn dân cư: Luật Cư trú năm 2020, Luật Hơn nhân và gia
đình năm 2014, Luật Trẻ em năm 2016.
+ Khu vực Lực lượng vũ trang: Luật Cơng an Nhân dân năm 2018, Luật
Quốc phịng năm 2018.
+ Khu vực Công nhân lao động: Luật Cán bộ, Công chức năm 2008, Luật

Viên chức năm 2010, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật cán bộ, công chức
và Luật Viên chức năm 2019, Bộ Luật Lao động năm 2019.
+ Khu vực Trường học: Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm
2009), Luật Giáo dục năm 2019, Luật Giáo dục Đại học năm 2012 (sửa đổi, bổ
sung năm 2018).
Thực hiện vai trò giám sát, phản biện của Đồn TNCS Hồ Chí Minh trong q
trình xây dựng, sửa đổi các Luật, Ban Thường vụ Thành Đoàn đã tổ chức lấy ý
kiến và tham gia các nội dung, hội nghị góp ý dự thảo các Luật và các Luật sửa đổi
do Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố tổ chức: Dự thảo Luật Phòng, chống ma túy
(sửa đổi); Dự thảo Luật thi đua, khen thưởng (sửa đổi); Dự thảo Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Bộ Luật Tố tụng hình sự.
Từ 01/11 đến hết ngày 30/11/2021, với chủ đề “Tuổi trẻ Thành phố nỗ lực
nâng cao hiệu quả công tác xây dựng và thi hành pháp luật, chung tay đẩy lùi đại
dịch COVID-19”. Ban Thường vụ Thành Đồn TP. Hồ Chí Minh đã ban hành các
văn bản định hướng nội dung, phương thức tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày
Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2021. Bên cạnh các nội
dung, hoạt động cấp Thành, các cơ sở Đoàn cũng chủ động phối hợp tổ chức hoạt
động hưởng ứng theo từng khu vực, địa bàn trú đóng phù hợp với tình dịch bệnh
COVID19. Chương trình tương tác trực tuyến “Hiểu đúng - Làm trúng” với sự phối hợp
của các đơn vị Đồn trường ĐH Sài Gịn, Đồn trường ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí
Minh,


13

Đồn trường ĐH Y dược TP. Hồ Chí Minh và Đoàn trường Y khoa Phạm Ngọc
Thạch; Hội nghị trực tuyến tuyên truyền Luật Thanh niên năm 2020 và Luật
Phòng, chống ma túy năm 2021 của Đồn Khối Dân - Chính - Đảng TP. Hồ Chí
Minh với sự tham gia của 20 đơn vị cơ sở Đồn đã tiếp sóng điểm cầu; Đoàn
trường ĐH Khoa học Tự nhiên ĐHQG TP. Hồ Chí Minh đăng cai tổ chức Ngày

hội Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam cấp ĐHQG TP. Hồ Chí Minh năm 2021;
Triển lãm trực tuyến “Hành trình Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam” của Đoàn
trường ĐH Kinh tế - Luật ĐHQG TP. Hồ Chí Minh; Cuộc thi trực tuyến và thiết kế
sản phẩm tuyên truyền infographic về quy trình cải cách hành chính gắn với hoạt
động chun mơn của Quận Đồn 4;…
- Đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Thành Đoàn:
Báo Tuổi trẻ, Báo Khăn Quàng Đỏ đầu tư nâng chất các tin, bài tuyên truyền
pháp luật, đầu tư các bài viết có nội dung tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức
chấp hành pháp luật của đoàn viên, thanh thiếu nhi và người dân Thành phố. Báo
Khăn Quàng đỏ tổ chức Hành trình “Cùng bạn đến trường an toàn” đến với 10
trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn thành phố với nhiều hoạt
động tuyên truyền thông qua các tiết mục văn nghệ, diễn kịch theo chủ đề an tồn
giao thơng, thực hiện các ấn phẩm tuyên truyền dành cho hơn 14.500 lượt thiếu
nhi, học sinh nhằm giáo dục, xây dựng văn hóa giao thơng phù hợp với từng độ
tuổi.
Nhà Văn hóa Thanh niên duy trì tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục
pháp luật thơng qua các hình thức sân khấu hóa, nhạc kịch. Phát huy hiệu quả Nhà
triển lãm “Tác hại của ma túy” kết hợp tuyên truyền Đề án Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh thành phố tham gia phịng, chống ma túy trong thanh thiếu nhi, giai đoạn
2018
- 2022. Bên cạnh đó, phối hợp với Ban An tồn giao thơng Thành phố để thực hiện
chương trình tuyên truyền pháp luật “Chuyện cần biết” và tổ chức các hoạt động
tuyên truyền về văn hóa giao thơng. Thực hiện chương trình nhạc kịch “Điều bạn
cần biết” tuyên truyền về pháp luật và văn hóa giao thơng bằng hình thức sân khấu


14

hóa cho hơn 12.350 lượt đồn viên thanh niên cơng nhân và người dân trong các
khu dân cư, khu công nghiệp, địa bàn có nguy cơ ùn tắc về giao thơng. Chương

trình tọa đàm trực tuyến về văn hóa giao thơng dưới góc nhìn pháp lý và tâm lý
với tên gọi “Văn hóa giao thơng - Lý và tình” trao đổi về các lỗi vi phạm luật giao
thông đường bộ thường xảy ra và trả lời những câu hỏi về Luật giao thông đường
bộ thu hút hơn
60.800 lượt xem và 9.195 lượt tương tác; Chương trình trực tuyến Ngày hoạt động
cao điểm “Chiến sĩ tình nguyện chung tay xây dựng văn hóa giao thơng” năm 2021
góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thơng của đồn viên, hội
viên, thanh thiếu nhi Thành phố với hơn 52.340 lượt xem và 6.381 lượt tương tác.
Nhà Văn hóa Sinh viên Thành phố xây dựng đội hình kịch tuyên truyền pháp
luật tổ chức các sân chơi tìm hiểu pháp luật trong sinh viên. Tổ chức hội thi tìm
hiểu pháp luật năm 2021 trên trang cộng đồng của Nhà Văn hóa Sinh viên thu
hút hơn
22.000 lượt nguời tham gia.
Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Cơng nhân Thành phố duy trì và nâng chất đội
hình tình nguyện tuyên truyền pháp luật “Rừng Đước”; Phát huy Câu lạc bộ
Chuyên gia hỗ trợ thanh niên công nhân trong việc hỗ trợ tư vấn pháp lý miễn phí
cho thanh niên cơng nhân. Thành lập “Đội hình tư vấn pháp lý trực tiếp” cho thanh
niên cơng nhân tại khu lưu trú văn hóa số 01, 24, 26. Tổ chức 10 phiên tịa giả
định về “An tồn giao thông” cho thanh niên công nhân; tổ chức 01 Ngày hội
“Thanh niên với văn hóa giao thơng”; tổ chức 03 chương trình kịch diễn đàn, tọa
đàm pháp luật; tuyên truyền pháp luật tại các khu lưu trú, nhà trọ, khu vực tập
trung đông thanh niên công nhân.
Trung tâm Hỗ trợ Học sinh - Sinh viên Thành phố thực hiện các chuyên đề
tuyên truyền, trang bị kiến thức pháp luật cho học sinh trung học phổ thông, học
sinh, sinh viên tại các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp... Thực hiện 30
chun đề về an tồn giao thơng, 30 chuyên đề tuyên truyền, trang bị kiến thức
pháp luật cho học sinh trung học phổ thông, sinh viên trường Đại học, Cao đẳng và


15


Trung cấp.


16

Trung tâm Công tác xã hội Thanh niên TP. Hồ Chí Minh duy trì và phát huy
cơng tác tư vấn pháp luật và các vấn đề xã hội dành đoàn viên, thanh niên thành
phố thông qua đầu số 1800.545.453 vào sáng thứ Năm hàng tuần. Triển khai các
hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phịng, chống HIV/AIDS thơng qua
chương trình tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho thanh niên chuẩn bị hòa nhập
với cộng đồng. Tổ chức 40 buổi tuyên truyền, tư vấn pháp luật cho người lao
động với hơn
800 lượt người tham dự; tập huấn 02 lớp tìm hiểu về Luật Người cao tuổi cho 100
sinh viên, tình nguyện viên Trung tâm.
Trung tâm Dịch vụ Việc làm Thanh niên Thành phố duy trì hoạt động tổ tư
vấn pháp lý về luật lao động, các quy định của pháp luật liên quan đến nghề
nghiệp và việc làm, các chính sách xuất khẩu lao động cho đồn viên, thanh niên,
người lao động.
- Đối với cơ sở Đoàn:
Các cơ sở Đồn đảm bảo tổ chức ít nhất 01 hoạt động tuyên truyền pháp luật
cho đoàn viên, thanh niên và thực hiện 01 sản phẩm tuyên truyền pháp luật đăng tải
trên trang cộng đồng tại địa phương, đơn vị hằng quý; đầu tư thực hiện các sản
phẩm tuyên truyền, giáo dục pháp luật, giới thiệu các văn bản pháp luật mới trên
các trang tin điện tử, trang cộng đồng của cơ sở đoàn. Các cấp bộ Đoàn đã tổ chức
1.118 hội thi tìm hiểu pháp luật (kiến thức, tiểu phẩm tình huống...), 108 ngày hội,
hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho 85.348 lượt đoàn viên, thanh niên,
27.399 lượt người dân.
Các đơn vị đã phát huy hiệu quả tủ sách pháp luật, hoạt động của các câu lạc
bộ, đội nhóm tư vấn pháp luật tại đơn vị; đẩy mạnh tổ chức, tuyên truyền, hỗ trợ

đoàn viên, thanh niên tiếp cận, sử dụng có hiệu quả hình thức trợ giúp pháp lý, dịch
vụ tư vấn pháp lý. Đặc biệt, các cơ sở Đoàn quan tâm tuyên truyền nhận diện về
các thủ đoạn của tội phạm trên địa bàn và trên không gian mạng. Thực hiện 1.310
tủ sách pháp luật tại các cơ sở Đoàn trên địa bàn thành phố; tổ chức, duy trì hoạt
động


17

163 CLB tuyên truyền pháp luật; tổ chức, duy trì 179 điểm, văn phòng tư vấn pháp
luật, trợ giúp pháp lý cho thanh niên với 13.492 người được hỗ trợ, tư vấn; tổ chức
274 lần tổ chức tuyên truyền, báo cáo về các thủ đoạn của tội phạm tại địa bàn dân
cư với 31.956 người dân, thanh thiếu nhi được tuyên truyền.
Các cấp bộ Đoàn đảm bảo tổ chức các hoạt động tuyên truyền phòng chống
tác hại của ma túy trong thanh niên, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục,
cảm hóa và hỗ trợ thanh niên hồn lương, sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng.
Tổ chức 986 hoạt động tuyên truyền phòng chống ma túy trong thanh thiếu niên
với
93.475 lượt đoàn viên, thanh niên được tuyên truyền; duy trì và thành lập mới 178
CLB, mơ hình hỗ trợ thanh niên hồn lương, sau cai nghiện tái hịa nhập cộng
đồng, thanh niên có nguy cơ vi phạm pháp luật.
Các cấp bộ Đoàn thành phố đã đẩy mạnh các tuyến tin, bài, tuyên truyền
Luật Bầu cử Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp và các hoạt động hưởng ứng,
vận động cử tri tham gia bầu cử an toàn, tham gia phòng, chống dịch bệnh trong
đợt tổ chức bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp trên
địa bàn thành phố; tiếp tục đẩy mạnh, cung cấp thông tin tuyên truyền trên báo chí,
mạng xã hội, tổ chức các hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật, tổ chức phiên tòa
giả định, tuyên truyền tham gia bầu cử tại các khu vực đông dân cư, nhà trọ của
công nhân, các khu công nghiệp - khu chế xuất qua các phương thức như: Thiết kế
các sản phẩm tuyên truyền, hướng dẫn bầu cử cho cử tri, diễu hành xe loa tuyên

truyền, tổ chức các hoạt động dành cho đối tượng cử tri trẻ, thành lập đội hình
thanh niên hỗ trợ cơng tác bầu cử, đội hình phun khử khuẩn đảm bảo an tồn tại
các điểm bầu cử, vận động đoàn viên, thanh niên từ đủ 18 tuổi tham gia bầu cử
đúng quy định. Các cơ sở Đồn tích cực tun truyền, chia sẻ trên các trang mạng
xã hội, trang thông tin điện tử của đơn vị các thông tin liên quan đến bầu cử, 22
Quận - Huyện Đoàn và Thành Đoàn Thành phố Thủ Đức tổ chức hoạt động diễu
hành xe loa tuyên truyền, triển khai và vận động đoàn viên, thanh thiếu nhi tham
gia Hội thi trực tuyến “Tôi - Cử tri trẻ” trên


18

trang cộng đồng “Tuổi trẻ TP. Hồ Chí Minh với Pháp luật”, kết quả đã thu hút hơn
15.600 tài khoản đăng ký và gần 36.000 lượt đoàn viên, hội viên, thanh niên tham
gia.
100% các cơ sở Đồn tùy vào tình hình, điều kiện cụ thể của đơn vị đã tổ
chức đa dạng các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 2021. Nội dung và hình thức tuyên truyền được các đơn vị
đầu tư nâng chất gắn với đặc thù của từng đối tượng cụ thể. Bên cạnh việc tổ chức
các phiên tòa giả định, kịch diễn đàn, thi kiến thức, năm nay các cơ sở Đồn cịn
chủ động kết nối với các đơn vị chuyên môn thực hiện các hoạt động ký kết liên
tịch trong phối hợp tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật trong đoàn viên,
thanh thiếu nhi. Điểm mới nay năm là sau mỗi hoạt động tại các địa điểm tổ chức
đều có hoạt động để đồn viên, thanh thiếu nhi và người dân đánh giá hiệu quả.
Thời gian tổ chức của các đơn vị cũng đảm bảo theo đúng định hướng của cấp
Thành, tạo nên sự đồng bộ, khơng khí sơi nổi chung trong tồn Thành phố.
5. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật cho thanh thiếu niên Thành phố Hồ Chí Minh
Để cơng tác tun truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên
Thành phố Hồ Chí Minh có hiệu quả, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp như

sau:
Một là, cần bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của
Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật cho thanh thiếu niên để triển khai thực hiện có hiệu quả.
Hai là, cần có cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các Sở, ban ngành, Mặt trận tổ
quốc và các Đoàn thể, đặc biệt phát huy vai trò của Sở tư pháp thành phố, Thành
Đồn TP. Hồ Chí Minh.
Ba là, chú trọng đổi mới thường xuyên về nội dung và hình thức phổ biến,
giáo


19

dục pháp luật. Cần khắc phục tình trạng một số nội dung phổ biến, giáo dục pháp
luật còn dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm. Cách thức xây dựng nội dung trong
các tài liệu tuyên truyền, phổ biến còn cứng nhắc, khn mẫu, chưa phù hợp với
trình độ hiểu biết, nhu cầu tâm lý lứa tuổi của thanh thiếu niên, thiếu sự gắn kết với
những tình huống pháp luật thực tế nên chưa tạo được sức hút và khơi dậy ý thức
tự tìm hiểu pháp luật trong mỗi bạn thanh thiếu niên. Về hình thức, cần tiếp tục
phát huy các hình thức tuyên truyền hiệu quả thời gian qua như thông qua tổ chức
hội nghị, tọa đàm, sinh hoạt chuyên đề, cung cấp các tin bài, cấp phát tài liệu hỏi
đáp, tờ gấp, tờ rơi, panơ, áp phích, khai thác, tìm hiểu pháp luật qua tủ sách pháp
luật, tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh, truyền hình, báo chí, các mơ hình
phiên tịa giả định... Đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền qua tổ chức sân khấu
hóa, các trang web, mạng xã hội, qua các phiên tòa xét xử lưu động. Ngoài ra, cần
lồng ghép việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại các buổi sinh hoạt
cộng đồng. Xây dựng và phát huy phương châm mỗi đoàn viên thanh niên là một
tuyên truyền viên trong cộng đồng.
Bốn là, tăng cường công tác tuyền truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật khơng
tách rời với việc nâng cao trình độ dân trí và cải thiện đời sống, việc làm cho thanh

thiếu niên. Việc tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật sẽ tạo điều
kiện cho việc nâng cao trình độ văn hóa pháp lý của thanh thiếu niên
Năm là, cần phải có các phương thức tác động làm thay đổi cách nghĩ, cách
nhìn của thanh thiếu niên đối với pháp luật, chủ động hơn trong tiếp cận pháp luật.
Sáu là, phát huy sự chủ động, sáng tạo của Đồn các trường có đào tạo về
pháp lý như Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế Luật, ĐHQG –
HCM với nhiều mơ hình hoạt động tun truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
hiệu quả như Phiên tòa giả định..


20

KẾT LUẬN
Công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên của
quá trình thi hành pháp luật và có vai trị hết sức quan trọng trong việc tăng cường
pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của
Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Đặc biệt với đối tượng thanh thiếu niên
đang trong giai đoạn hình thành nhân cách rất cần quan tâm giáo dục đặc biệt.
Trong nhiều năm qua, Thành Đồn Thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp cùng
các Sở, Ban, Ngành triển khai có hiệu quả các hoạt động phổ biến, tuyên truyền,
giáo dục pháp luật. Công tác kết nối từ cấp Thành đến cơ sở được thực hiện tốt,
xây dựng hệ thống tư liệu dùng chung về các sản phẩm tuyên truyền phát luật từ
cấp Thành đến cơ sở. Phát huy được chuyên môn, sự chủ động và vai trò của các
đơn vị sự nghiệp trực thuộc Thành Đoàn và các cơ sở Đoàn có chun mơn, ngành
luật. Cơng tác ứng dụng cơng nghệ thơng tin phát huy khơng gian mạng, hình thức
tun truyền trực tuyến trong tuyên truyền pháp luật được đầu tư thực hiện từ cấp
Thành đến cơ sở. Thích ứng nhanh với tình hình dịch bệnh COVID-19, hoạt động
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện bằng hình thức trực
tuyến, có tính lan tỏa sâu rộng, tiếp cận được đơng đảo đồn viên, thanh niên.
Em xin trân trọng cám ơn Quý thầy cô Bộ môn Nhà nước và Pháp luật Học

viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh khu vực 2 đã nhiệt tình, sáng tạo truyền tải
nhiều kiến thức hay, nhiều quan điểm khoa học, sáng tạo, thực tiễn để cá nhân
em nhận thức sâu sắc, toàn diện về nhà nước và pháp luật Việt Nam, có thêm
kiến thức để triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
cho thanh thiếu niên thành phố Hồ Chí Minh.


20

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.

Báo cáo chính trị Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ XIII, nhiệm kỳ
2021 - 2026

2.

Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh
niên thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

3.

Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách
mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015 - 2030

4.

Luật phổ biến, giáo dục pháp luật 2012


5.

Luật Thanh niên 2020

6.

Báo cáo công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật của Ban thường
vụ Thành Đồn TP. Hồ Chí Minh


×