Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Tài liệu ĐẠO ĐỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 133 trang )

 

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
 
 
 

 

ĐẠO ĐỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
ĐẠO ĐỨCCHO HỌC SINH TIỂU HỌC
 

2006 

 


TIỂU MÔ ĐUN 1
ĐẠO ĐỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

Mục tiêu
Học xong phần này, học viên cần đạt :

Về kiến thức
- Phân tích được vai trò quan trọng của giáo dục đạo đức, các con đường cơ bản để giáo
dục đạo đức cho học sinh tiểu học.
- Trình bày được các phương pháp cơ bản để giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học.
- Xác định được những giá trị đạo đức cơ bản của con người Việt Nam thời kì cơng
nghiệp hố, hiện đại hố.


- Mơ tả được những đặc trưng cơ bản của giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học hiện
nay.
- Nêu và giải thích được tầm quan trọng và nhiệm vụ của việc phối hợp các lực lượng
xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện việc giáo dục đạo đức cho học sinh
tiểu học.

Về kĩ năng
- Lựa chọn, vận dụng hợp lí phương pháp, hình thức giáo dục vào giảng dạy, giáo dục
đạo đức cho học sinh tiểu học.
- Biết phối hợp các lực lượng trong và ngồi nhà trường để giáo dục đạo đức, góp phần
hình thành nhân cách tồn diện cho học sinh.

Về thái độ
- Có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Gương mẫu rèn luyện phẩm chất đạo đức, không ngừng tự hoàn thiện để trở thành tấm
gương đạo đức trước học sinh.

GIỚI THIỆU TIỂU MÔĐUN
STT
1
2
3
4

Tên chủ đề

Số tiết

Đạo đức và giáo dục đạo đức ở tiểu học
Những giá trị đạo đức cơ bản của con người Việt

Nam thời kì cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Những đặc điểm cơ bản của giáo dục đạo đức
cho học sinh tiểu học hiện nay.
Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài
nhà trường nhằm thực hiện việc giáo dục đạo
đức cho học sinh tiểu học.

11
1
1
2

Trang số


TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ ĐỂ THỰC HIỆN TIỂU MÔĐUN
1. Tài liệu học tập và tham khảo
l

Môđun : Đạo đức và phương pháp giáo dục đạo đức ở Tiểu học, xuất bản năm 2005.

l

Luật Giáo dục, 2005.

l

Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em.

l


Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam.

Một số văn kiện của Đảng và Nhà nước về văn hoá, giáo dục đào tạo, khoa học - công
nghệ (Văn kiện Đại hội VIII, Nghị quyết 4 - BCHTW khóa VII, Nghị quyết 2 BCHTW khóa VIII).

l

GS.VS. Phạm Minh Hạc (Chủ biên). Phát triển tồn diện con người Việt Nam trong
thời kì cơng nghiệp hố, hiện đại hố - Trích đề tài KHXH 04-04 (trang 105-107, 112-113,
158-160).
l

l

Hà Nhật Thăng. Giáo dục hệ thống giá trị đạo đức và nhân văn. NXB Giáo dục, 1998.

Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh. NXB Chính trị Quốc gia, 2003 (Phần tư tưởng
Hồ Chí Minh về đạo đức, tr.333 - 373)

l

2. Thiết bị, đồ dùng dạy học
l

Máy chiếu, bảng trong (nếu có).

l

Đầu video, băng / đĩa hình.


l

Giấy khổ to, A4.

l

Bút dạ, băng dính, kéo, giấy màu, phiếu học tập.

CHỦ ĐỀ 1 (1 tiết)
ĐẠO ĐỨC VÀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC Ở TIỂU HỌC
Mục tiêu
Học xong phần này, học viên cần đạt :

Về kiến thức
* Trình bày được :
- Nguồn gốc, bản chất, chức năng, vai trò xã hội của đạo đức.
- Yêu cầu đạo đức trong một số lĩnh vực xã hội.
- Một số phẩm chất đạo đức của cá nhân cần được giáo dục cho học sinh hiện nay.
* Nêu được mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung của giáo dục đạo đức ở tiểu học.
* Mô tả và giải thích được các con đường, các phương pháp cơ bản để giáo dục đạo đức
cho học sinh tiểu học.

Về kĩ năng
- Vận dụng nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức vào thực tiễn giáo dục và dạy học.


- Kết hợp các con đường giáo dục đạo đức vào thực tiễn giáo dục một cách có hiệu quả.

Về thái độ

- Có ý thức thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục đạo đức, góp phần hình thành
nhân cách tồn diện cho học sinh.
- Có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức giáo
dục đạo đức, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện.
- Có thái độ quyết tâm rèn luyện, tu dưỡng để trở thành tấm gương đạo đức cho học sinh
noi theo.

Nội dung
Trong chủ đề này, các bạn sẽ được tìm hiểu các nội dung cơ bản :
* Một số vấn đề về đạo đức
* Yêu cầu đạo đức trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội hiện nay
* Một số phẩm chất đạo đức cá nhân
* Giáo dục đạo đức
1. Một số vấn đề cơ bản về đạo đức
1.1. Đạo đức và các thành tố cấu thành đạo đức

Hoạt động 1 TÌM HIỂU KHÁI NIỆM VÀ CẤU TRÚC ĐẠO ĐỨC
Thời gian : 30 phút

Nhiệm vụ
* Thảo luận về tình huống sau :
Một cụ già định qua đường, nhưng đường đông quá không qua được. Một em học sinh
nhìn thấy thế, đã đưa cụ qua đường.
- Bạn hãy nhận xét hành vi của em bé đó. Căn cứ vào đâu để đánh giá hành vi của em
bé ?
* Kết hợp nhận xét về hành vi trên với thông tin cơ bản dưới đây để trả lời các câu hỏi :
- Bạn hiểu đạo đức là gì ? Nêu các thành tố của đạo đức xã hội.
- Giữa đạo đức và hành vi đạo đức có mối quan hệ như thế nào ?

Thông tin cơ bản

Đạo đức là cái “gốc” của mỗi con người, vì vậy, giáo dục đạo đức là việc làm quan
trọng và cần thiết trong việc hình thành nhân cách tồn diện. “Có tài mà khơng có đức
là người vơ dụng ; có đức mà khơng có tài thì làm việc gì cũng khó” (Hồ Chí Minh).
Đạo đức là một bộ phận quan trọng trong các hình thái ý thức xã hội. Theo quan niệm
Mác-xít : đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực của đời sống xã hội và hành vi
của con người. Nó quy định những nghĩa vụ của người này với người khác, nghĩa vụ
của con người đối với xã hội nguồn ?
Việc thực hiện các quy tắc, chuẩn mực đạo đức phản ánh các quan hệ, hành vi của cá
nhân đối với cộng đồng, xã hội thông qua những lợi ích nhất định.


* Chuẩn mực đạo đức
- Chuẩn mực đạo đức là những phép tắc, mang tính quy phạm - tính khn mẫu trong
quan hệ ứng xử giữa con người với con người, con người với xã hội. Đó là những yêu
cầu, được thể hiện bằng những tiêu chuẩn cụ thể, làm cơ sở cho việc đánh giá hành vi
của con người.
Ví dụ :

“Một lịng thờ mẹ, kính cha
Cho trịn chữ hiếu mới là đạo con”
(Ca dao)

* Mối quan hệ giữa chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực pháp luật
- Hệ thống chuẩn mực đạo đức gồm :
+ Chuẩn mực điều chỉnh hành vi có giá trị tích cực : phải làm và nên làm.
+ Chuẩn mực điều chỉnh hành vi có giá trị tiêu cực : không được làm, không nên làm.
+ Chuẩn mực điều chỉnh hành vi có giá trị trung hồ : có thể làm.
- Loại chuẩn mực địi hỏi “phải làm” và “không được làm” là những yêu cầu tối thiểu
trong định hướng, điều chỉnh hành vi của con người. Nó thuộc về chuẩn mực pháp lí,
mang tính bắt buộc thực hiện. Vi phạm loại chuẩn mực này sẽ bị sự cưỡng chế thơng

qua bộ máy chun chính của Nhà nước.
Loại chuẩn mực đòi hỏi “nên làm” và “không nên làm” là chuẩn mực do dư luận xã hội
và lương tâm điều chỉnh. Tức là, có sự thơi thúc từ bên trong - sự tự cưỡng chế tự
nguyện, tự giác. “Nên làm”, được hiểu là “mong muốn làm”. “Khơng nên làm” được
hiểu là “khơng mong muốn làm”. Đó là chuẩn mực đạo đức được thực hiện do nhu cầu,
động cơ, tình cảm bên trong, do ý chí và lương tâm của con người.
Như vậy, tuy đạo đức và pháp luật đều là những quy phạm xã hội, nhưng pháp luật
là đạo đức tối thiểu, các quy định của pháp luật là thể hiện ở mức tối thiểu nhất các
yêu cầu đạo đức trong xã hội. Đạo đức là pháp luật tối đa, nó bao hàm các quy định
của pháp luật. Thực hiện chuẩn mực đạo đức là một nhu cầu xã hội cao, địi hỏi ở
chủ thể tính tích cực, tự nguyện, khơng vụ lợi. Nếu khơng thực hiện, sẽ bị dư luận
xã hội lên án, bị hổ thẹn và cắn rứt lương tâm. “Điều đáng sợ không phải là cái chết
về thể xác, mà là cái chết về lương tâm khi thể xác cịn sống...”. Đó chính là chức
năng của toà án lương tâm trong mỗi con người. Trong xã hội ta hiện nay - xã hội
công dân, thực hiện chuẩn mực pháp luật là một nghĩa vụ đạo đức lớn nhất của mỗi
công dân với tinh thần : “Sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật”.
Trong Đạo đức học, quan hệ đạo đức, ý thức đạo đức và thực tiễn đạo đức được coi là
những thành tố cấu thành đạo đức xã hội.
Quan hệ đạo đức là một bộ phận hợp thành của những quan hệ xã hội, tạo thành một hệ
thống những quan hệ xác định giữa con người và con người, giữa cá nhân và xã hội. Nó
xác định nội dung khách quan của những nhu cầu đạo đức.


Ý thức đạo đức là ý thức về hệ thống những quy tắc và chuẩn mực hành vi phù hợp với
những quan hệ đạo đức đang tồn tại. Trong đó xác định những ranh giới của hành vi con
người và những giá trị đạo đức của nó. Trong ý thức đạo đức, ngồi những nội dung
chuẩn mực cịn bao hàm cả những cảm xúc, những tình cảm đạo đức của con người.
Thực tiễn đạo đức là quá trình hiện thực hố ý thức đạo đức trong đời sống thực tiễn.
Đó là sự hoạt động của con người trong các lĩnh vực xã hội khác nhau, những cộng
đồng xã hội khác nhau dưới ảnh hưởng của những lí tưởng và niềm tin đạo đức.

1.2. Nguồn gốc, bản chất của đạo đức

Hoạt động 2. TÌM HIỂU VỀ NGUỒN GỐC,BẢN CHẤT CỦA ĐẠO ĐỨC
Thời gian : 20 phút

Nhiệm vụ
* Đọc thông tin cơ bản dưới đây và cùng trao đổi : Vì sao đạo đức là một phạm trù lịch sử ?
Tìm ví dụ minh hoạ.

Thông tin cơ bản
Đạo đức là một hiện tượng xã hội, xuất hiện ngay từ giai đoạn đầu tiên khi xã hội lồi
người mới hình thành. Đạo đức ra đời, phát triển cùng quá trình biến đổi kinh tế - xã hội
và sự tiến bộ về văn hoá vật chất, tinh thần của con người. Hiện nay có nhiều quan niệm
khác nhau về nguồn gốc, bản chất của đạo đức. Theo quan điểm triết học Mác-Lênin,
đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, có quan hệ với các hình thái ý thức xã hội khác,
nảy sinh từ tồn tại xã hội, phát triển cùng sự biến đổi của tồn tại xã hội, của các điều
kiện sinh hoạt vật chất, hoàn cảnh lịch sử - xã hội khác nhau. Nhưng, đạo đức khác với
các hình thái ý thức xã hội khác ở chỗ nó điều chỉnh hoạt động của con người trong các
mối quan hệ xã hội, giúp con người tự hồn hiện nhân cách của mình.
Đạo đức là một phạm trù lịch sử. Khi điều kiện kinh tế - xã hội sinh ra nó thay đổi thì
tất yếu các quan hệ xã hội và quan hệ đạo đức cũng thay đổi theo. Vừa với tư cách như
một sự định hướng cho các quan hệ xã hội ; vừa với tư cách phản ánh quan hệ đạo đức
của xã hội mới thì sớm hay muộn ý thức đạo đức cũng thay đổi. Trong xã hội có sự
phân chia giai cấp, đạo đức mang tính giai cấp. Các giai cấp thống trị áp đặt hệ tư tưởng
của mình, trong đó có ý thức đạo đức, nhằm bảo vệ địa vị, lợi ích của chúng. Những ý
thức, tư tưởng đó ln đối lập với ý chí, nguyện vọng, lẽ sống của giai cấp bị trị. Trong
xã hội ta hiện nay, sự thống nhất giữa các chuẩn mực đạo đức và pháp luật là cơ sở cho
việc xây dựng và hoàn thiện nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa.
Những quy tắc, chuẩn mực đạo đức được xã hội thừa nhận, đó là ý thức xã hội. Nó chi
phối đời sống đạo đức của các cá nhân trong xã hội. Ý thức xã hội được cá nhân tiếp

nhận chuyển hố thành ý thức cá nhân, được cá thể hóa và thể hiện ra thông qua hành vi
đạo đức, dưới những biểu hiện : xúc cảm, tình cảm, động cơ, ham muốn, niềm tin, hành
động đạo đức,...

Đánh giá hoạt động 1, 2
Câu 1 : Điền vào ô

chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai.

a) Đạo đức và tôn giáo là hai hiện tượng xã hội giống nhau về bản chất, vì đều nói
đến tính thiện và hướng thiện.


b) Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực quy định nghĩa vụ của người này với
người khác, với xã hội.
c) Đạo đức là sự lừa dối, bịa đặt vì bản chất của con người là cá nhân, con người
sống vì cái tơi, chăm lo cho cái tơi của mình ; nhưng đạo đức lại đề cập tới bản
chất xã hội, lợi ích xã hội và người khác.
d) Đạo đức là những quy ước có tính chủ quan của con người, là sự thoả hiệp đơi bên
cùng có lợi, chẳng hạn : Có đi có lại mới toại lòng nhau.
đ) Đạo đức bắt nguồn từ tồn tại xã hội, phản ánh tồn tại xã hội và biến đổi cùng sự
phát triển của tồn tại xã hội. Do đó, khơng có hệ thống chuẩn mực đạo đức tuyệt
đối cho mọi thời đại.
e) Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực được xã hội thừa nhận, nhờ đó con
người nhận thức, kiểm tra và điều chỉnh được hành vi của mình.
Câu 2 : Bạn hãy vận dụng kiến thức trong thông tin trên và kinh nghiệm thực tiễn, giải
thích, chứng minh luận điểm : “Có tài mà khơng có đức là người vơ dụng, có đức mà
khơng có tài thì làm việc gì cũng khó”.
Câu 3 : Có đồng nghiệp cho rằng : “Người tài tự khắc biết mình phải hành động như thế
nào để trở thành người tốt”.

Xin cho biết quan điểm của bạn về ý kiến đó và giải thích tại sao.
1.3. Chức năng của đạo đức

Hoạt động 3. TÌM HIỂU CHỨC NĂNG CỦA ĐẠO ĐỨC
Thời gian : 25 phút

Nhiệm vụ
* Bạn hãy đọc và phân tích các chức năng trong thơng tin cơ bản sau, mỗi chức năng
cho một ví dụ.
* Phân biệt chức năng điều chỉnh hành vi của đạo đức và chức năng điều chỉnh hành vi
của pháp luật.

Thông tin cơ bản
Là một hình thái ý thức xã hội, hình thành và biến đổi trên cơ sở của sự phát triển tồn tại
xã hội, đạo đức có các chức năng xã hội sau :
* Chức năng giáo dục : Con người muốn hành động theo lẽ phải, làm điều thiện,
tránh điều ác thì phải hiểu biết, phải được tác động giáo dục về các quy tắc chuẩn
mực đạo đức, giúp con người có cơ sở, có khả năng để lựa chọn, tự đánh giá, tự
điều chỉnh hành vi, qua đó việc thực hiện đúng chuẩn mực đạo đức. Mặt khác,
những hành vi đúng chuẩn mực sẽ được xã hội ủng hộ tôn vinh. Điều đó có tác
dụng giáo dục rất lớn với xã hội. Vì vậy, cổ nhân có câu : Rèn luyện đạo đức là cái
thứ nhất, học văn hoá là cái thứ hai. Khơng làm được cái thứ nhất thì rất khó đạt
được cái thứ hai.
* Chức năng điều chỉnh hành vi : Trên cơ sở các quy tắc, chuẩn mực đạo đức và sự tác
động của dư luận xã hội, chủ thể đạo đức tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp
với chuẩn mực đạo đức. Thiếu sự điều chỉnh đó, con người khơng thể hồn thiện nhân


cách, thậm chí phạm sai lầm, bị dư luận xã hội lên án. Yếu tố giúp con người tự điều
chỉnh chính là sức mạnh của lương tâm. Con người khi khơng cịn sự điều chỉnh của

lương tâm sẽ trở thành ác thú hơn mọi ác thú.
* Chức năng kiểm tra đánh giá : Chủ thể đạo đức căn cứ vào quy tắc, chuẩn mực đạo
đức đối chiếu việc thực hiện của bản thân với các quy tắc, chuẩn mực đó, tự đánh giá
mức độ thực hiện của mình, qua đó tự điều chỉnh hành vi. Mặt khác, chuẩn mực đạo
đức giúp mỗi người căn cứ vào đó nhận xét, đánh giá hành vi của người khác. Từ đó,
biết cổ vũ, tôn vinh những hành vi hợp đạo đức ; lên án, loại trừ những hành vi trái đạo
đức.

Đánh giá hoạt động 3
Câu 1 : Vì sao “con người khi khơng còn sự điều chỉnh của lương tâm sẽ trở thành ác
thú hơn mọi ác thú” ?
Câu 2 : Khi gặp dư luận xã hội không ủng hộ cách ứng xử của mình, bạn sẽ làm gì?
Vì sao ? Hãy đánh dấu x vào ô trước cách ứng xử của bạn.
a) Bình tĩnh xem xét.
b) Tìm cách dập tắt.
c) Khơng quan tâm.

Thông tin phản hồi cho các hoạt động
* Hoạt động 1
- Gợi ý phân tích tình huống đạo đức :
+ Em học sinh đó đã thực hiện một hành vi hợp đạo lí : “Kính trọng người già”.
+ Căn cứ vào chuẩn mực đạo đức được xã hội thừa nhận để khẳng định điều đó.
- Mối quan hệ giữa đạo đức và hành vi đạo đức :
+ Các quy tắc, chuẩn mực đạo đức là cơ sở cho nhận thức và rèn luyện hành vi đạo đức.
Vì vậy, để hình thành ý thức và hành vi đạo đức, việc giáo dục đạo đức có vai trị rất
quan trọng. Vì thế, Hồ Chủ tịch đã khẳng định :
“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”.
+ Hành vi đạo đức là quá trình biến ý thức đạo đức thành mục đích, động cơ, thái độ,
hành vi đạo đức. Đó là kết quả của nhận thức đạo đức, là thực tiễn đạo đức. Thực tiễn

đó là cơ sở cho sự điều chỉnh, bổ sung, phát triển quy tắc, chuẩn mực đạo đức.

* Hoạt động 2
- Đạo đức là một phạm trù lịch sử vì :
+ Nó bắt nguồn từ tồn tại xã hội, bị quy định bởi tồn tại xã hội.
+ Xã hội không ngừng vận động, phát triển. Điều kiện kinh tế - xã hội không ngừng
thay đổi. Do đó các quan niệm, quan điểm về đạo đức cũng khơng phải là cái gì nhất
thành bất biến. Khơng có chuẩn mực đạo đức chung cho mọi thời đại lịch sử. Sự hình
thành các giá trị đạo đức mang tính kế thừa và phát triển.


Ví dụ : Xã hội phong kiến đưa ra chuẩn mực đối với phụ nữ : “Tam tòng, tứ đức”.
Nghĩa vụ “tam tịng” khơng cịn phù hợp với chuẩn mực đạo đức “Giỏi việc nước, đảm
việc nhà” của người phụ nữ mới và sự nghiệp đấu tranh giải phóng phụ nữ hiện nay ;
nhưng “tứ đức” được kế thừa, phát triển và là một tiêu chuẩn quan trọng của người phụ
nữ mới.
- Gợi ý trả lời câu hỏi đánh giá
Câu 1
a. S
d. S

b. Đ
đ. Đ

c. S
e. Đ

Câu 2
- Đức, tài là hai mặt cốt yếu trong một nhân cách toàn diện.
- Đức là cái gốc trong một con người, là tính thứ nhất. Nếu khơng có đức, một

người có tài năng cũng có thể trở thành một kẻ phá hoại, khơng giúp ích gì cho bản
thân, gia đình và xã hội.
- Có đức mà khơng có tài, sẽ tiến hành mọi cơng việc khó khăn, thậm chí ln
gặt hái thất bại.
Do đó, cần phải tu dưỡng đạo đức đi đơi với rèn luyện tài năng - một trong những yêu
cầu cơ bản của rèn luyện nhân cách toàn diện hiện nay.
Câu 3
Phẩm chất đạo đức của con người không tự có, khơng do có tài mà thành, mà phải trải
qua học tập, rèn luyện mới có - giống như “Ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện
càng trong” (Hồ Chí Minh).

* Hoạt động 3
- Đạo đức và pháp luật cùng có chức năng điều chỉnh hành vi, hướng con người tới điều
thiện, chính nghĩa và giá trị sống tốt đẹp. Nhưng biện pháp thực hiện chức năng điều
chỉnh hành vi của đạo đức và pháp luật khác nhau :
+ Đạo đức : điều chỉnh bằng sức mạnh của dư luận xã hội, phong tục tập quán, sự tự
nguyện tự giác của chủ thể.
+ Pháp luật : Điều chỉnh bằng sức mạnh cưỡng chế của bộ máy chun chính, địi hỏi
chủ thể phải thực hiện nghĩa vụ pháp lí. Nhà nước sẽ áp dụng hình phạt nếu vi phạm
pháp luật.
- Sau khi phân tích, tìm ví dụ cho các chức năng của đạo đức, trao đổi kết quả thảo luận
giữa các nhóm, sau đó thống nhất ý kiến.
- Gợi ý trả lời câu hỏi đánh giá
Câu 1
“Con người khi khơng cịn sự điều chỉnh của lương tâm sẽ trở thành ác thú hơn
mọi ác thú” vì :
+ Lương tâm là một phạm trù cơ bản của Đạo đức học. Toà án lương tâm là toà
án đạo đức, toà án cao nhất, thể hiện lí trí của mỗi người. Nó làm chức năng



điều chỉnh hành vi của con người.
+ Khi lương tâm khơng cịn điều chỉnh hành vi của con người, thì con người cũng hồn
tồn mất lí trí, hành động theo bản năng, không đủ sáng suốt để chế ngự hành động của
mình, thậm chí phạm sai lầm nghiêm trọng, như tiêu diệt cả đồng loại của mình.
+ Triết lí trên đã chỉ ra cho chúng ta một điều quan trọng : Ln phải giữ cho lương tâm
mình trong sạch và dùng nó để đấu tranh với con người thứ hai, con người “đen tối”
trong bản thân mình.
Câu 2 : Đáp án (a).
Nên chọn đáp án này, vì như vậy bạn sẽ biết được vì sao dư luận khơng ủng hộ cách
ứng xử của mình và tự điều chỉnh hành vi nếu dư luận đó đúng.
2. Yêu cầu đạo đức trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội hiện nay
Trong phần này, bạn sẽ được tìm hiểu yêu cầu đạo đức trong một số lĩnh vực : giao tiếp,
quan hệ gia đình, lao động, học tập.
2.1. Một số yêu cầu đạo đức trong lĩnh vực giao tiếp.

Hoạt động 1. TÌM HIỂU YÊU CẦU ĐẠO ĐỨCTRONG LĨNH VỰC GIAO
TIẾP
Thời gian : 30 phút

Nhiệm vụ
* Đọc thông tin cơ bản của hoạt động này, sau đó trả lời câu hỏi : Bạn hiểu thế nào là
giao tiếp ? Khi thực hiện hành vi giao tiếp cần chú ý đến những yêu cầu gì ?
* Thảo luận nhóm xây dựng lời thoại, sau đó đóng vai để thể hiện hành vi giao tiếp
trong các tình huống :
- Một cuộc trao đổi thơng tin giữa giáo viên chủ nhiệm và Chi hội trưởng phụ huynh về
tình hình của lớp mình.
- Một cuộc trao đổi công việc giữa giáo viên và hiệu trưởng.
- Một cuộc trao đổi giữa giáo viên chủ nhiệm với lớp trưởng về tình hình của lớp.
* Cùng trao đổi, nhận xét về hành vi giao tiếp thơng qua đóng vai trong các tình huống
trên (tập trung vào cách ứng xử và phong cách giao tiếp).

* Qua hoạt động trên, cùng rút ra những yêu cầu đạo đức cơ bản trong giao tiếp để thực
hiện hành vi giao tiếp văn minh và hiệu quả.

Thông tin cơ bản
Giao tiếp là hoạt động có mục đích giữa người với người, giữa cá nhân với tập thể
nhằm trao đổi thông tin qua phương tiện chủ yếu là ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Hoạt
động giao tiếp là nhu cầu khách quan, tất yếu của con người trong đời sống xã hội.
Giao tiếp có vai trò quan trọng : là phương tiện để thực hiện nhu cầu, mục đích trong
các mối quan hệ xã hội. Thực tế đã chứng minh một lời nói, cử chỉ, có thể mang lại
danh dự, tiền bạc, uy thế hoặc cũng có thể làm mất tất cả. Các nhà kinh doanh, ngoại
giao... cho rằng kết quả giao dịch phụ thuộc một phần quan trọng vào kĩ năng giao tiếp,
đặc biệt là phương pháp tiếp cận.


Nội dung giao tiếp được thể hiện qua hai khía cạnh :
- Ngôn ngữ giao tiếp : Ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy, là phương tiện để biểu
đạt nhu cầu, mong muốn và trao đổi thông tin. Vốn ngôn ngữ và kĩ năng sử dụng ngôn
ngữ được tích luỹ trong q trình tự thân rèn luyện, học hỏi hằng ngày.
- Phong cách giao tiếp : Phong cách giao tiếp được bộc lộ qua ánh mắt, nét mặt, cử chỉ,
trang phục, thái độ,... Là sự tổng hoà các yếu tố đó, phong cách giao tiếp thể hiện trình
độ văn hố, học vấn, trí tuệ, bản lĩnh, kinh nghiệm sống của mỗi người. Khi giao tiếp,
đầu tóc, trang phục luộm thuộm là thiếu tôn trọng người khác ; nét mặt, cử chỉ cau có sẽ
làm người khác khó chịu ; ánh mắt, nét mặt thiếu đàng hoàng, sẽ làm cho người khác
phải cảnh giác ; thái độ thiếu tự tin sẽ đứng trước nguy cơ bị đối phương coi thường,
thậm chí có thể bị tấn cơng, uy hiếp làm cho việc thực hiện mục đích giao tiếp gặp khó
khăn hoặc rơi vào thế bất lợi. Đặc biệt, trong giao tiếp sư phạm, nếu khơng tạo được sự
giao hồ, cảm mến, niềm tin của học sinh thì giáo viên sẽ gặp nhiều khó khăn khi tiến
hành hoạt động giáo dục và dạy học, thậm chí kết quả ngược lại mong muốn. Điều quan
trọng trước hết trong giao tiếp sư phạm là phải tôn trọng nhân cách của học sinh và luôn
giữ tác phong mô phạm.

Trong giao tiếp, để phù hợp với chuẩn mực đạo đức hiện nay, cần thực hiện các yêu cầu sau :
- Chủ động trong giao tiếp : Trước khi giao tiếp phải có sự chuẩn bị chu đáo về nội
dung, cách đặt vấn đề, dự kiến các tình huống có thể xảy ra để thể hiện sự chu đáo, tự
tin, tôn trọng đối tượng giao tiếp. Nếu gặp tình huống bất ngờ cần bình tĩnh và linh hoạt
tìm cách ứng xử phù hợp.
- Động cơ giao tiếp phải trong sáng : Xuất phát từ lòng nhân ái, biết người biết mình,
bình đẳng, cơng bằng, khách quan.
- Tôn trọng đối tượng giao tiếp và tự trọng đối với danh dự của mình.
- Tế nhị, có hành vi văn minh
+ Biết cảm ơn, xin lỗi và đáp từ khi đạt được mục đích giao tiếp một cách đúng lúc, phù
hợp với hồn cảnh giao tiếp.
+ Ln đặt mình vào vị trí của đối tượng giao tiếp để hiểu và cảm thông với họ.
+ Khiêm tốn, biết khen chê đúng mức.
+ Lời nói gãy gọn, rành mạch, rõ nghĩa và âm lượng đủ nghe.
+ Biết lắng nghe ý kiến của người khác. “Người ta chỉ mất có hai năm để học nói,
nhưng phải mất sáu mươi năm để học cách im lặng”.
+ Biết làm cho người khác hài lịng một cách có văn hố.
- Phong cách giao tiếp
+ Không bày tỏ thái độ quá thái.
+ Tư thế, tác phong đàng hoàng, tự tin.
+ Trang phục lịch sự.

Đánh giá hoạt động 1
Câu 1


a) Vận dụng hiểu biết của mình, giải thích câu ca dao sau :
“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lịng nhau”.
(Ca dao)

b) Việc thực hiện lời khuyên của nhân gian đó đối với bạn cần thiết như thế nào ? Vì
sao ? (Đánh dấu x vào ô trước ý bạn tán thành)
Rất cần thiết.

Cần thiết.

Không cần thiết.

Câu 2
Trong một giờ học ở một lớp tại trường tiểu học N, cả trường đang im phăng phắc, bỗng
nghe tiếng quát của một giáo viên : “ Sao ngu thế, nói mãi mà vẫn làm sai !”
Bạn hãy cho biết suy nghĩ của mình trước hành vi trên (u cầu giải thích). Nếu biết
đồng nghiệp của bạn có lần ứng xử như vậy trước học sinh, bạn sẽ làm gì ?
2.2. Một số yêu cầu đạo đức trong quan hệ gia đình

Hoạt động 2. XÁC ĐỊNH MỘT SỐ YÊU CẦU ĐẠO ĐỨC TRONG QUAN HỆ
GIA ĐÌNH HIỆN NAY
Thời gian : 30 phút

Nhiệm vụ
* Đọc thông tin cơ bản của hoạt động 2, sau đó trao đổi nhóm :
- Chỉ ra các mối quan hệ trong gia đình.
- Trong các mối quan hệ gia đình, mỗi thành viên cần phải cư xử với nhau như thế nào
cho hợp đạo lí ?
* Cùng tham gia : Mỗi người đưa ra một câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao, danh ngôn,...
về quan hệ gia đình. Sau đó chọn những câu có tính chất “ý đẹp, lời hay” và cùng giải
thích ý nghĩa của các triết lí sống đó.
* Đóng vai : Thể hiện cách ứng xử của các thành viên trong gia đình khi ơng bà, cha
mẹ ốm mệt (gia đình có ba thế hệ), sau đó nhận xét cách ứng xử giữa các nhóm.


Thơng tin cơ bản
Gia đình là tế bào của xã hội, gồm tập hợp người cùng chung sống, được hình thành
bởi quan hệ hơn nhân và huyết thống. Các thành viên trong gia đình quan hệ với nhau
bởi quyền và nghĩa vụ về tài sản, nhân thân, và sự cộng đồng về đạo đức.
Khơng có gia đình, khơng có xã hội. Bởi vậy, gia đình có vai trị đặc biệt quan trọng
trong xã hội :
- Gia đình là : Tổ chức xã hội đầu tiên của con người, mà ở đó con người sinh ra và
lớn lên, đồng thời là môi trường giao tiếp đầu tiên của quá trình hình thành nhân
cách đối với mỗi người.
- Nơi bảo tồn, chuyển giao các giá trị văn hoá truyền thống, là thành trì chống lại các tệ
nạn xã hội.
- Trường học đầu tiên và suốt đời của con người. “Ý nghĩa cơ bản và mục đích của cuộc
sống gia đình - đó là giáo dục con cái”. “Gia đình cùng với những mối quan hệ giữa con cái
và bố mẹ là trường học đầu tiên giáo dục đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và thể chất. Bố và mẹ, các


anh chị, ông và bà là những người giáo dục đầu tiên của trẻ ở lứa tuổi trước khi đến trường
và họ vẫn là những người tiếp tục giáo dục khi con cháu họ đã đi học” (V.A.Xu-khôm-linxki).
- Nơi gắn bó, liên kết các thành viên thường xuyên, lâu dài và bền vững ; là tổ ấm đem
lại hạnh phúc cho cá nhân. Chính bởi vậy, “tình u gia đình - đó là tình cảm phổ biến
nhất và bền vững nhất,... với ý nghĩa là nhân tố có ảnh hưởng tới cuộc sống của con
người, nó là tình cảm quan trọng nhất và tốt đẹp nhất trong tất cả tình cảm tốt đẹp của
con người”. (H.G.Tréc-nư-sép-xki).
Với vai trò xã hội trên, gia đình có các chức năng cơ bản sau :
- Tái sản xuất con người, duy trì sự trường tồn của dòng họ và tái sản xuất sức lao động
cho xã hội.
- Làm kinh tế và tổ chức tốt cuộc sống gia đình về mọi mặt.
- Giáo dục, ni dưỡng con người cho xã hội.
Như vậy, “gia đình là một sự nghiệp to lớn và đầy trách nhiệm, bố mẹ lãnh đạo sự
nghiệp đó và chịu trách nhiệm về nó trước xã hội, trước hạnh phúc của mình và cuộc

sống của con cái”. Gia đình là nền tảng của xã hội, muốn có một xã hội văn minh, hạnh
phúc, trước hết phải làm cho mỗi gia đình hạnh phúc, văn minh.
Các mối quan hệ cơ bản trong gia đình là :
- Quan hệ vợ - chồng
- Quan hệ cha mẹ và con cái
- Quan hệ anh chị em
- Quan hệ dòng họ
Cách cư xử giữa các thành viên trong quan hệ gia đình cho hợp đạo lí làm người chính
là u cầu đạo đức quan trọng, vì đó là tiền đề để duy trì sự tồn tại của gia đình ; giáo
dục và hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ ; góp phần giáo dục, phát triển nhân cách
toàn diện cho con người .
- Trong quan hệ vợ chồng : Trên cơ sở hôn nhân tiến bộ, quan hệ vợ chồng là nền tảng
quyết định các quan hệ khác trong đời sống gia đình. Do đó, trong quan hệ vợ chồng
cần bảo đảm các yêu cầu sau :
+ Phải được xây dựng trên cơ sở tình yêu chân chính, niềm tin và sự thuỷ chung từ cả
hai phía. Sự thuỷ chung là điều kiện tiên quyết để làm cho gia đình trở thành thành trì
chống lại sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội, của đại dịch HIV/AIDS.
+ Có quan hệ bình đẳng - hợp tác, tơn trọng giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, cùng lưu giữ,
phát triển và chuyển giao truyền thống văn hoá của gia đình cho thế hệ sau.
+ Hồ thuận, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. “Thuận vợ thuận chồng, tát biển đơng cũng
cạn” (Tục ngữ), làm cho gia đình thực sự là nơi gắn bó, liên kết các thành viên thường
xuyên, lâu dài và bền vững, thực sự là tổ ấm đem lại hạnh phúc cho các thành viên.
+ Biết nhường nhịn nhau, tế nhị trong cư xử :
“Chồng giận thì vợ bớt lời


Cơm sơi bớt lửa có đời nào khê”
(Ca dao)
+ Thống nhất trong tổ chức, quản lí thực hiện các chức năng của gia đình và chi tiêu, sử
dụng tài sản.

+ Thống nhất trong sự quan tâm, phụng dưỡng cha mẹ và chăm sóc, giáo dục con cái.
- Quan hệ cha mẹ và con cái
+ Cha mẹ phải rất mực thương yêu, chăm lo giáo dục các con trở thành công dân tốt cho
xã hội. Yêu cầu này đòi hỏi các bậc cha mẹ :
l

Phải là tấm gương đạo đức trước con cái.

l

Biết giáo dục con theo khoa học và nghiêm khắc
“Uốn cây từ thuở còn non
Dạy con từ thuở con cịn bé thơ”.

(Ca dao)
l Biết tơn trọng quyền và bổn phận của con cái.
l

Đối xử công bằng giữa các con, giữa con trai và con gái.

l

Nhân từ, độ lượng đối với con.

+ Ngược lại, con cái phải làm tròn bổn phận với cha mẹ
l

Kính trọng, hiếu thảo với cha mẹ.

l


Vâng lời cha mẹ.

l

Ân cần quan tâm, chăm sóc cha mẹ.

l

Biết giữ gìn nền nếp, gia phong.

Khơng làm những điều trái đạo lí, pháp luật để cha mẹ đau lịng, phấn đấu trở thành
niềm tự hào của ông bà, cha mẹ.

l

- Quan hệ anh chị em : Anh chị em “máu chảy ruột mềm”, phải biết thương yêu, đùm
bọc lẫn nhau. Anh chị phải biết nhường nhịn, nêu gương tốt cho em. Làm em phải biết
tôn trọng và vâng lời anh chị.
- Quan hệ dịng họ : Đồn kết, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Bảo ban nhau giữ gìn
truyền thống của dịng họ. Khơng làm điều phi ln thường đạo lí, trái pháp luật để ảnh
hưởng đến danh gia. Đồn kết và hồ nhập cộng đồng - đó là truyền thống đạo đức quý
báu của dân tộc ta đã bao đời nay.

Đánh giá hoạt động 2
Câu 1 : Hãy nối các câu tục ngữ, thành ngữ ca dao với các mối quan hệ gia đình
cho
phù hợp :
1. Quan hệ vợ chồng.
2. Quan hệ cha mẹ, con cái.

3. Quan hệ anh, chị em.
4. Quan hệ dòng họ.

a. Chị ngã em nâng.
b. Đời cua cua máy, đời cáy cáy đào.
c. Giọt máu đào hơn ao nước lã.
d. Chồng em áo rách em thương


Chồng người áo gấm xơng hương mặc người.
e. Một lịng thờ mẹ kính cha
Cho trịn chữ hiếu mới là đạo con.
Câu 2
Bằng hiểu biết của mình, bạn hãy giải thích và chứng minh câu nói của N.I.Nơ-vi-cốp :
“Khơng gì có thể tác động lên tâm hồn non nớt của trẻ mạnh hơn quyền lực của sự làm
gương, cịn giữa mn vàn tấm gương thì khơng có gì sâu sắc và bền chặt bằng sự mẫu
mực của bố mẹ”.
Câu 3
a) Theo bạn, điều gì sẽ xảy ra trong tình huống sau ?
Một người mẹ trẻ thường cho con tiền để con tự đi ăn sáng hằng ngày. Cậu bé đã không
ăn sáng và dùng tiền đó để chơi điện tử nhưng mẹ nó khơng biết.
b) Giả sử đó là học sinh lớp bạn chủ nhiệm, bạn sẽ tác động đến phụ huynh học sinh
như thế nào ?
2.3. Một số yêu cầu đạo đức trong lao động

Hoạt động 3. XÁC ĐỊNH CÁC YÊU CẦU ĐẠO ĐỨC CƠ BẢNTRONG LAO
ĐỘNG
Thời gian : 30 phút

Nhiệm vụ

* Thảo luận nhóm theo các câu hỏi sau :
- Kể lại một số tấm gương về tinh thần lao động mà bạn biết. Bạn học được điều gì
trong câu chuyện đó ?
- Giải thích câu nói của Hồ Chủ tịch : “Lao động là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của
chúng ta”. Từ đó, rút ra vai trị của lao động đối với cuộc sống của con người.
- Cần có thái độ, tinh thần lao động như thế nào để đạt hiệu quả cao trong lao động ?
- Hãy tìm một số câu danh ngơn về lao động và giải thích ý nghĩa của các câu danh ngơn đó.
* Đọc thông tin sau để thực hiện nhiệm vụ trên.

Thông tin cơ bản
Lao động là hoạt động đặc trưng của con người, là nguồn gốc đầu tiên của các giá trị vật
chất, tinh thần, của tiến bộ xã hội, là cơ sở làm nảy sinh các quan hệ xã hội, trong đó có
quan hệ đạo đức.
- Lao động là cơ sở hình thành các mối quan hệ xã hội : Trước hết là quan hệ sản xuất,
cùng với quan hệ sản xuất là các quan hệ chính trị, pháp luật, đạo đức, khoa học, nghệ
thuật...,
do đó hình thành quan hệ xã hội.
- Trong lao động và cùng với lao động, ngôn ngữ xuất hiện.
- Lao động là nhu cầu khách quan, là cơ sở tồn tại của xã hội.
- Lao động là cơ sở của phát triển và tiến bộ xã hội.


- Lao động là động lực của sáng tạo các giá trị văn hố vật thể và phi vật thể.
Tóm lại, lao động là vinh quang. “Nếu nhân loại ngừng lao động sản xuất trong một
tuần thơi, chứ chưa nói một tháng hay một năm, thì lồi người sẽ chết đói” (V.I.Lê-nin).
“Khi lao động trở thành điều kiện khơng thể thiếu được của cuộc đời, nó mau chóng
biến thành danh dự và nền tảng đạo đức của xã hội”. Bởi vậy, Hồ Chủ tịch dạy : “Lao
động là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta”.
Với vai trò quan trọng trên, ngày nay, người lao động mới cần rèn luyện thái độ, đạo
đức trong lao động theo các yêu cầu cơ bản :

- Cần cù, sáng tạo, có ý chí vượt khó trong lao động.
- Có tinh thần kỉ luật, tự giác, tích cực, sáng tạo trong lao động.
- Phấn đấu đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả, hiệu suất cao.
- Biết cạnh tranh lành mạnh để tạo động lực vươn lên.
(Cạnh tranh lành mạnh : Có biện pháp, giải pháp mang lại lợi ích cho mình một cách
chính đáng theo pháp luật ; đồng thời, không làm phương hại đến danh dự, lợi ích của
cá nhân, đơn vị kinh tế, tổ chức kinh doanh, cơ quan khác và bảo vệ mơi trường tự
nhiên, xã hội).
- Có tinh thần hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau, tinh thần cộng đồng trách nhiệm. Biết đặt lợi
ích của mình trong lợi ích chung của tập thể, xã hội.
- Coi trọng lao động trí óc và lao động chân tay, coi trọng mọi ngành nghề.
- Khiêm tốn học tập nâng cao trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ và tiến bộ
không ngừng.
- Quý trọng người lao động và thành quả lao động của xã hội.
- Có tinh thần tiết kiệm, thái độ kiên quyết chống thói trây lười, dựa dẫm, tệ tham ơ,
lãng phí, tư tưởng “nước chảy bèo trơi” trong lao động.

Đánh giá hoạt động 3
Câu 1 : Điền dấu x vào ô

trước ý kiến đề cao vai trò của lao động.

a) “Tồn bộ lịch sử khơng phải là cái gì khác, mà chính là sự hình thành con người
bằng lao động của con người” (C. Mác).
b) Ai ơi chớ lấy học trò
Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm.
(Tục ngữ)
c) “Tiêu diệt những kẻ ăn bám và đề cao lao động, đó là xu hướng thường xun của
lịch sử” (N. Đơ-brơ-lui-bốp).
d) “Dấu hiệu đầu tiên của cuộc sống lành mạnh là lao động” (A. Bơ-gơ-mơ-lét).

đ) Ăn thì ăn những miếng ngon
Làm thì chọn việc cỏn con mà làm.
(Tục ngữ)
e) “Lao động bao giờ cũng là cơ sở cho cuộc sống con người và cho văn hoá”


(A.Ma-ca-ren-cơ).
g) “Ai lao động nhiều, người đó sẽ hạnh phúc” (L.D.Vanh-xi).
Câu 2 : Cho biết ý kiến của bạn trước quan điểm : Khơng có nghề nào sang, hèn. Mọi
cơng việc lao động đều vinh dự như nhau, đều có ích cho xã hội.
a) Đồng ý.

b) Lưỡng lự.

c) Không đồng ý.

Câu 3 : Giả sử trong tập thể sư phạm của mình, có đồng nghiệp của bạn có tư tưởng
trung bình chủ nghĩa, “nước chảy bèo trơi”, bạn có thể nói gì với người đó để tập thể sẽ
tốt hơn ?
2.4. Một số yêu cầu đạo đức trong học tập

Hoạt động 4. XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH YÊU CẦU ĐẠO ĐỨC CƠ BẢN
TRONG HỌC TẬP
Thời gian : 30 phút.

Nhiệm vụ
* Bạn hãy đọc thông tin cơ bản dưới đây và trả lời câu hỏi :
- Việc học tập có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với cuộc sống hiện nay của
mỗi chúng ta ?
- Thế nào là động cơ học tập đúng đắn và vì sao phải có động cơ học tập đúng đắn ?

* Làm việc trên phiếu học tập cá nhân : Điền dấu x vào ô

trước ý kiến bạn cho là đúng :

Để học tập đạt kết quả tốt, cần có thái độ học tập :
a) Có động cơ học tập đúng đắn.
b) Học đi đơi với hành.
c) Chỉ học những điều mình cần trước mắt.
d) Có tinh thần kiên trì, bền bỉ khắc phục khó khăn trong học tập.
đ) Có tình đồn kết giúp nhau cùng tiến bộ.
e) Điều mình biết, khơng nên dạy cho người khác.
g) Khiêm tốn học hỏi lẫn nhau : “Học thầy khơng tày học bạn”.
h) Chỉ cần có tấm bằng là yên tâm hành nghề suốt đời.
i) Trung thực, có ý thức tự lực vươn lên trong học tập : “Người học trị mà khơng
định vượt thầy thì thật đáng thương” (Lê-ơ-na).
k) Có tấm lịng “Tơn sư trọng đạo”, vì “Khơng thầy đố mày làm nên”.
l) Có đầu óc thiên tài, thì khơng cần phải học.
m) Có tinh thần say mê, sáng tạo trong học tập. Thực sự coi đó là nhu cầu hạnh phúc.
n) Có phương pháp học để tự học suốt đời : “Thật vô cùng may mắn cho ai học được
cách học” (Mê-an-đrơ).

Thông tin cơ bản
Học tập là nhu cầu khách quan của xã hội và con người, đồng thời là yêu cầu của xã hội
đối với mỗi người. Người xưa đã dạy : “Nhân bất học bất tri lí” (Người khơng học
khơng biết đạo lí), “Hiếu nhân, bất hiếu học kỉ giả ngu” (Những người muốn làm điều


nhân đức, trí thiện nhưng khơng học sẽ bị cái ngu che lấp mất đi).
Hiếu học là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, có rất nhiều
tấm gương tự học thành tài : Chu Văn An, Lê Quý Đôn, Lương Thế Vinh, Hồ Chủ tịch,...

Thời đại hiện nay khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão. Xã hội của thế kỉ XXI sẽ là
xã hội học tập. Nhân loại đang chuyển dần lên “nền kinh tế tri thức” : tri thức đã trở thành
nhân tố quyết định nhất sức cạnh tranh của mỗi đơn vị, doanh nghiệp, quốc gia trên trường
quốc tế. Để làm chủ tri thức và sáng tạo tri thức mới, duy nhất chỉ một con đường : Học tập
liên tục, suốt đời. Vì vậy Hiến pháp nước ta ghi : “Học tập là quyền và nghĩa vụ của cơng
dân” (Hiến pháp nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, điều 59).
Việc học tập có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bằng con đường học tập, con người có vốn
tri thức và văn hố để tồn tại, phát triển. Điều đó đã được khẳng định trong bốn trụ cột
của giáo dục mà UNESCO đưa ra.
- Học để biết : Học tập vừa là phương tiện, vừa là mục đích :
+ Học tập là phương tiện mà nhờ đó con người hiểu được bản thân, mơi trường sống,
phát triển nghề nghiệp, kĩ năng giao tiếp,...
+ Học tập là mục đích để có kiến thức, khả năng, kĩ năng sáng tạo, vươn tới làm chủ tương lai.
- Học để làm : Gắn học với hành. Học để có nghề nghiệp, việc làm và khả năng thích
ứng trong cuộc sống đầy biến động.
- Học để cùng chung sống trong thời đại hội nhập, phát triển và qua đó cùng học cách
sống của nhau, tôn trọng nhau, biết hành động vì mục đích chung và chung sống hồ
bình.
- Học để tự khẳng định mình : Học để có tri thức, phát triển cá nhân, tư duy độc lập,
năng động, sáng tạo và thăng tiến. “Học vấn là cái kho, lao động là chìa khố mở cái
kho ấy” (P.Bu-a-xtơ).
Dựa trên các trụ cột đó, con người thường xuyên học tập suốt đời. Có như vậy mới
phát triển, trở thành người có ích cho gia đình, xã hội. Bởi vậy, trong việc giáo dục
“phải dành vị trí rộng lớn nhất cho q trình tự bồi dưỡng... Chỉ có qua con đường tự
học, lồi người mới có thể phát triển mạnh mẽ lên được”. Còn trong sự nghiệp giáo dục
- đào tạo con người, “hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Muốn biến con người thành sức
mạnh của quốc gia - nội lực quan trọng của xây dựng, phát triển đất nước, các nhà sư
phạm cần dạy cho người học phương pháp tự học suốt đời. Cuộc sống là trường đại học
tổng hợp, “học trong trường đời là điều bắt buộc, không một ai tránh khỏi “ (G.Vút-beri). Do đó “chừng nào cịn sống thì anh hãy học đi. Đừng chờ tuổi già mang lại sự thơng
thái” (A. Xơ-lơng).

Chính vì vậy, để đạt kết quả học tập tốt, trước hết cần xác định động cơ học tập đúng
đắn, vì động cơ học tập là sự định hướng thực hiện mục đích : Học cho ai, học để làm gì
? Chỉ có thể đạt kết quả học tập tốt khi có mục đích học tập rõ ràng, đúng đắn và hiểu
được học tập là nhu cầu, là điều kiện để vươn tới làm chủ cuộc sống và hạnh phúc của
chính bản thân mình, của gia đình mình và vươn tới xây dựng một xã hội tốt đẹp. Học
tập là sự tự thân vận động suốt đời : “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” (Tục ngữ).


Động cơ học tập đúng đắn là xác định được học để có hiểu biết, để làm việc hữu ích cho
mình và xã hội ; để có vị trí, có quyết tâm lập nghiệp cao ; biết làm giàu chính đáng cho
mình, gia đình, xã hội ; biết cư xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật ; biết
mang lại hạnh phúc cho bản thân, gia đình, cộng đồng.
Cùng với xác định động cơ học tập, để đạt kết quả học tập tốt, cần phải xác định thái độ
học tập đúng, ý chí quyết tâm cao để thực hiện mục đích học tập.

Đánh giá hoạt động 4
Câu 1 : Bạn hãy giải thích câu nói : “Dạy tức là học hai lần” (G.Giu-be).
Câu 2 : Giả sử biết đồng nghiệp học cùng lớp với mình khơng làm được bài khó, nên đã
chép bài của người khác, bạn sẽ làm gì ? (Đánh dấu x vào ơ trước ý bạn chọn)
a) Mặc kệ

b) Can ngăn

c) Giúp họ hiểu và tự làm

Thông tin phản hồi cho các hoạt động
* Hoạt động 1
Câu 1
a) Sau khi trả lời câu hỏi, bạn hãy nhờ đồng nghiệp đánh giá, góp ý và tham khảo thêm
ý kiến của đồng nghiệp.

Ngồi ra có thể tham khảo ý kiến sau :
Lời nói là phương tiện giao tiếp quan trọng, thể hiện trí tuệ, phong cách giao tiếp của
mỗi người. Lời nói làm hài lịng người khác, sẽ tạo cho đối tượng giao tiếp tâm lí dễ
chịu, nghiêm túc lắng nghe, sẵn sàng trao đổi thông tin, nhu cầu,... và ngược lại.
Câu ca dao đó giúp chúng ta hiểu bài học giao tiếp : Hãy biết sử dụng ngơn ngữ trong
giao tiếp một cách có văn hố, văn minh, lịch sự, làm hài lòng người khác, thể hiện đạo
đức tôn trọng đối tượng giao tiếp. Nhất là đối với nhà giáo, lời nói là phương tiện dạy
học quan trọng. Việc sử dụng ngôn ngữ trong sáng, điễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu cùng thái
độ ân cần là một trong các kĩ năng sư phạm giúp cho giáo viên thu hút chú ý lắng nghe
của học sinh.
b) Tuỳ năng lực và kinh nghiệm giao tiếp của bạn, có thể chọn đáp án a, hoặc b.
Câu 2
Đó là hành vi giao tiếp sư phạm giữa giáo viên và học sinh. Trong câu chuyện trên, giáo
viên đã thiếu tôn trọng nhân cách của học sinh, vi phạm yêu cầu đạo đức trong giao tiếp
với học sinh và nguyên tắc sư phạm. Sự vi phạm đó có thể làm cho học sinh bị bạn bè
coi thường, mất lòng tin vào giáo viên, chán nản học tập,... Đó là điều tối kị trong dạy
học.
Bởi vậy, nếu gặp trường hợp tương tự của đồng nghiệp, bạn nên khuyên nhủ, góp ý,
giúp đỡ để đồng nghiệp sửa chữa. Hãy tôn trọng nhân cách của học sinh, coi học sinh
như một người bạn nhỏ của mình.

* Hoạt động 2
Câu1
1. d

2. e

3. a

4. c



Câu 2
Câu nói đó khẳng định : Người lớn phải là tấm gương đạo đức cho trẻ em. Trong gia
đình, cha mẹ có uy quyền đặc biệt trước con cháu. Điều quyết định uy quyền đó chính
là sự gương mẫu của các bậc cha mẹ. Sự gương mẫu tạo nên niềm tin, là động lực thơi
thúc, khích lệ con cháu phấn đấu noi theo để giữ gìn, phát huy, phát triển truyền thống
của gia đình. Vì thế dân tộc ta có câu : “Cha nào con ấy”, “Tơng nào giống ấy”.
Trong thời đại chúng ta, có rất nhiều gia đình văn hố. Phải kể tới một gia đình trí thức,
cha mẹ là tấm gương đoàn kết, yêu thương nhau, hiếu học, say mê nghiên cứu khoa học,
tận tuỵ đào tạo nhân tài cho gia đình và đất nước : Gia đình giáo sư Nguyễn Lân.
Câu 3
a) Cùng trao đổi với các đồng nghiệp và tham khảo ý kiến.
* Gợi ý :
“Một người mẹ trẻ thường cho con tiền để con tự đi ăn sáng hằng ngày. Cậu bé đã
không ăn sáng và dùng tiền để chơi điện tử nhưng mẹ nó khơng biết”. Đó là cách quản
lí con thiếu trách nhiệm. Khi quá ham chơi (nghiện điện tử), đứa trẻ có thể bê trễ học
hành, bỏ học, nói dối để xin tiền đi chơi,... thậm chí có trẻ đã ăn cắp tiền của gia đình và
người khác.
b) Nếu trong lớp mình chủ nhiệm xảy ra trường hợp tương tự, bạn nên trực tiếp tới gặp
phụ huynh học sinh để :
- Phản ánh tình hình học tập, rèn luyện của con em họ, trong đó có hiện tượng chơi điện
tử, sa sút học hành.
- Tế nhị phân tích tác hại của việc phụ huynh cho con tiền ăn sáng nhưng không có biện
pháp quản lí đúng.
- Giải thích để phụ huynh hiểu phương pháp quản lí giáo dục con.

* Hoạt động 3
Câu 1 : Đáp án a, c, d, e, g.
Câu 2 : Đáp án a.

Câu 3 : Bạn hãy trao đổi bài làm của mình với một số đồng nghiệp và tìm ra câu trả lời
khách quan.
* Gợi ý : Tư tưởng trung bình chủ nghĩa, “nước chảy bèo trơi” khi sống, làm việc trong
một tập thể, đó là tư tưởng trơng chờ, dựa dẫm trong lao động, khơng có tinh thần tự
giác, tích cực vươn lên vì danh dự, lợi ích chung, trong đó có cá nhân mình. Nếu gặp
trường hợp như vậy, bạn nên khuyên nhủ đồng nghiệp của mình thực hiện tốt quyền và
nghĩa vụ lao động ; đồng thời lôi cuốn họ vào các hoạt động của tập thể mà sự nhiệt
tình, tích cực của bạn chính là sức mạnh thực tế.

* Hoạt động 4
Các ý kiến đúng : a, b, d, đ, g, i, k, m, n. Đó chính là u cầu đạo đức trong học tập.
Câu 1


Sau khi làm bài có thể trao đổi với đồng nghiệp để bổ sung hiểu biết.
Gợi ý : “Dạy tức là học hai lần”, triết lí đó giúp chúng ta hiểu một điều hết sức giản dị,
nhưng cũng rất đỗi lớn lao. Muốn dạy người khác (trở thành thầy của người khác) trước
hết mình phải học và suốt đời khơng ngừng học tập để không bị tụt hậu. Khi dạy người
khác cũng có nghĩa là được học ở người khác điều mình chưa biết. Mỗi lần dạy khơng
chỉ ơn lại kiến thức đã biết, mà còn phải liên tục bổ sung thêm những kiến thức mới :
“Ôn lại điều đã học để biết thêm điều mới, kẻ ấy có thể làm thầy thiên hạ” (Khổng Tử).
Câu 2 : Đáp án c.
3. Một số phẩm chất đạo đức cá nhân
3.1. Phẩm chất trung thực, khiêm tốn, dũng cảm, tính nguyên tắc và kỉ luật.

Hoạt động 1. TÌM HIỂU KHÁI NIỆM TRUNG THỰC, KHIÊM TỐN, DŨNG
CẢM, TÍNH NGUYÊN TẮC VÀ KỈ LUẬT.
Thời gian : 30 phút.

Nhiệm vụ

* Giải thích bản chất của các khái niệm : trung thực, khiêm tốn, dũng cảm, tính ngun
tắc và kỉ luật.
* Mỗi khái niệm tìm một ví dụ minh hoạ.
Bạn hãy đọc thơng tin cơ bản của hoạt động để thực hiện nhiệm vụ này.

Hoạt động 2. XÁC ĐỊNH YÊU CẦU ĐẠO ĐỨC KHI RÈN LUYỆN
CÁC PHẨM CHẤT TRUNG THỰC, KHIÊM TỐN, DŨNG CẢM,
TÍNH NGUYÊN TẮC VÀ KỈ LUẬT
Thời gian : 45 phút

Nhiệm vụ
* Đọc thông tin cơ bản của hoạt động và phân tích các yêu cầu đạo đức cần thực hiện
khi hình thành các phẩm chất trung thực, khiêm tốn, lịng dũng cảm, tính nguyên tắc và
kỉ luật.
* Theo bạn, nếu không rèn luyện cho mình các phẩm chất trên, sẽ gặp khó khăn gì trong
cuộc sống ? Cho ví dụ.
Bạn có thể kết hợp thông tin cơ bản và trao đổi cùng đồng nghiệp để thực hiện nhiệm vụ
này.
* Thảo luận nhóm
Giải thích các triết lí sau :
- “Người trung thực có thể bị truy nã, nhưng không thể bị mất danh dự” (F.Vôn-te).
- “Phẩm giá con người là những viên đá quý, viên đá đó cịn lấp lánh đẹp đẽ hơn nếu
được lồng vào cái giá khiêm tốn” (L.Vô-vơ-nác).
- “Lịch sự và khiêm tốn chứng tỏ con người có văn hố thực sự” (Ơ.Ban-dắc).

Thơng tin cơ bản (cho hoạt động 1,2)
Trung thực


Phẩm chất trung thực là phẩm chất đầu tiên cần được rèn luyện ở mỗi người, vì tính

trung thực là cốt lõi để xây dựng mọi mối quan hệ xã hội, là cơ sở của niềm tin. Thiếu
nó con người sẽ trở thành dối trá, có thể phản bội, đánh mất niềm tin với mọi người,
thậm chí trở thành tội phạm.
Trung thực là tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ phải và chân lí trong mọi quan hệ, cư xử.
Trung thực có một giá trị đạo đức lớn lao ở chỗ : Nó địi hỏi chủ thể nhận thức, hành
động vì sự thật mà vì vậy lợi ích của chính mình trong trường hợp nào đó có thể bị thiệt
thịi, nhưng mang lại lợi ích cho người khác, bảo vệ lợi ích xã hội, chân lí, lẽ phải, thậm
chí có khi phải hi sinh lợi ích cá nhân.
Sống trung thực là một đức tính q báu. Nó khơng tự có, mà phải trải qua quá trình
khổ luyện. Để trở thành người trung thực, cần phải :
- Rèn luyện lòng dũng cảm, có lí trí và tơn trọng danh dự để trong mọi quan hệ lời nói,
hành động ln phù hợp với sự thật, lẽ phải, chân lí nhằm bảo vệ cơng bằng xã hội.
- Có sự cơng tâm : Ngay thẳng, khách quan, khơng thiên vị, khơng vì vụ lợi hoặc quan
hệ cá nhân, gia đình mà lời nói hoặc việc làm bị thiên lệch.
- Giàu lòng nhân ái và kiên định, thà chịu thiệt thòi, mất mát, hi sinh nhưng kiên quyết
khơng phản bội lại chính mình hoặc người khác - điều đó cần đến sự mạnh mẽ của
lương tâm, sự lựa chọn sáng suốt của trí tuệ.
Tuy nhiên, khơng phải mọi lời nói dối đều vơ đạo đức. Đơi khi sự nói dối vì tế nhị, vơ
hại, làm cho người khác tin tưởng, lạc quan phấn đấu vươn lên là cần thiết. Chị Võ Thị
Sáu khi bị địch bắt, dụ dỗ, đánh đập, tra khảo dã man, nhưng chị đã kiên quyết “không
biết”, một mực không khai cơ sở cách mạng. Chị đã dũng cảm hi sinh khi mười bảy
tuổi. Chị đã nêu tấm gương kiên cường, bất khuất trước kẻ thù.
Khiêm tốn
Khiêm tốn là một phẩm chất được đánh giá cao trong cuộc sống. Người có đức tính
khiêm tốn được mọi người quý trọng, gần gũi, tin tưởng, sẵn lòng giúp đỡ.
Người khiêm tốn là người biết tơn trọng, biết học tập thành tích, cơng lao của người
khác, biết coi thành cơng và ưu điểm của mình là một bộ phận của thành tích chung,
trung thực và cơng bằng trong đánh giá mình và mọi người.
Trong cuộc sống thường nhật, khi người ta tự đánh giá mình hoặc đánh giá hành vi của
người khác do thiếu khiêm tốn sẽ rơi vào các trường hợp :

- Hoặc là tự kiêu : Đánh giá quá cao về mình, coi thường người khác, dẫn tới :
+ Không công bằng.
+ Khoe khoang, khốc lác, do đó làm mất lịng tin với mọi người.
+ Chủ nghĩa cá nhân, ích kỉ, hẹp hịi, đố kị, làm cho mọi người phải cảnh giác khi tiếp
xúc với mình.
+ Có khi hãnh tiến, ảo tưởng, vì vậy dẫn đến thất bại khơng đáng có.
- Hoặc là tự ti : Mặc cảm về sự thấp kém của mình so với người khác, e dè, nhút nhát,
thiếu tự tin. Do vậy, dẫn đến hậu quả bất lợi.


+ Sống giấu mình, yếm thế, khơng dám thể hiện và tự khẳng định, làm cho mình trở
nên hèn kém.
+ Khơng có nhiều cơ hội để giao tiếp, học hỏi và thành đạt.
Tuy nhiên, đề trở thành người khiêm tốn khơng phải dễ. Nó địi hỏi mỗi người :
- Phải biết đánh giá và có thói quen đánh giá đúng về mình và người khác. Khơng tơ
hồng cho mình, khơng bôi đen cho người khác.
- Biết trân trọng những giá trị, thành tích, cơng lao của người khác và vui mừng trước sự
thành đạt, sự tiến bộ của người khác, có ý thức cầu thị.
- Biết phát huy ưu điểm và khắc phục sai lầm khuyết điểm của bản thân để tự khẳng
định và không ngừng vươn lên.
- Biết nghiêm khắc với bản thân mình, tế nhị góp ý với sai lầm khuyết điểm của người
khác.
- Phải tự mình và giúp người khác chống lại :
+ Tính kiêu ngạo : Quá đề cao mình, hạ thấp người khác. Như vậy, sẽ dẫn đến hậu quả
bất lợi trong giao tiếp : Hãnh tiến, ảo tưởng.
+ Tính tự ti : Mặc cảm về sự thấp kém của mình so với người khác, e dè, nhút nhát,
thiếu tự tin ; hoặc sống giấu mình, yếm thế, khơng dám thể hiện và tự khẳng định, làm
cho mình vì thế, trở nên lạc hậu.
+ Tính ích kỉ, hẹp hòi, níu áo, gây cản trở sự thăng tiến của người khác và tự hạ thấp
hoặc làm mất danh dự, lịng tin của mọi người với mình.

Lịng dũng cảm
Dũng cảm là sẵn sàng vượt qua mọi trở ngại, khó khăn, hi sinh mất mát, dám đương
đầu với hiểm nguy để bảo vệ và vươn tới cái thiện, chính nghĩa và chân lí.
Tinh thần dũng cảm là một phẩm chất cao quý của giá trị đạo đức, vì thiếu nó :
- Điều tốt đẹp của bản thân nếu có thì chỉ có trong ý thức mà khơng trở thành hiện thực.
- Cái ác và phi nghĩa trong xã hội dần gia tăng, trở thành một lực lượng chống lại con
người.
- Con người khơng thể vượt qua khó khăn thử thách, không dám hi sinh để đạt đến bến
bờ hạnh phúc.
Cũng như phẩm chất trung thực và khiêm tốn, lịng dũng cảm khơng sẵn có trong mỗi
chúng ta. Trong thực tế, đã khơng ít người chùn bước trước khó khăn, hoặc sa ngã vì
khơng
đủ
bản lĩnh và lí trí để vượt qua thói xấu của bản thân mình hoặc sự cám dỗ của những tiêu
cực xã hội. Bởi vậy, việc rèn luyện tinh thần dũng cảm đòi hỏi mỗi người :
- Trước hết phải có bản lĩnh, lí trí sáng suốt khi suy nghĩ, hành động để chiến thắng bản
thân mình và sự cám dỗ trước những tiêu cực xã hội.
- Có tài trí thơng minh, ý chí kiên định, lập trường vững vàng để bảo vệ lẽ phải.
- Dám hi sinh vì cơng lí, dẫu biết rằng phải mất mát, thiệt thòi.


- Biết yêu, biết ghét, biết vì mọi người, biết kết hợp hài hồ lợi ích cá nhân và lợi ích
của tập thể, cộng đồng, xã hội. Dũng cảm không có nghĩa là bất chấp tất cả để đạt được
lợi ích cá nhân.
Đoàn kết, mưu trí, dũng cảm là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nhờ phát huy
truyền thống đó, dân tộc ta đã làm nên các cuộc kháng chiến giữ nước oanh liệt. Trong
thời đại khoa học - Công nghệ hiện nay, thế hệ trẻ cần dũng cảm, dám nghĩ, dám làm,
góp phần đưa đất nước thốt khỏi nghèo nàn, lạc hậu.

Tính nguyên tắc và kỉ luật

Nguyên tắc là những quan điểm, tư tưởng phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật.
Nó chỉ đạo hành động, đảm bảo cho hành động của con người phù hợp đạo đức, luật
pháp, giữ gìn được sự trong sáng của lương tâm.
Người có tính ngun tắc là người ln vận dụng, thực hiện đúng các yêu cầu đạo đức,
pháp luật, kỉ luật để hành động phù hợp chuẩn mực đạo đức, pháp luật, quy định của xã
hội trong hoàn cảnh thực tế.
Kỉ luật : Phép tắc, luật lệ, quy định được gia đình, tổ chức, tập thể, xã hội đặt ra để mọi
người tuân theo để đảm bảo sự thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ trong tổ chức, tập thể
đó.
Tính kỉ luật : Sự chấp hành nghiêm chỉnh, tự giác các quy định của tập thể, của xã hội
mọi lúc mọi nơi.
Tính nguyên tắc và kỉ luật là một trong những phẩm chất đạo đức cơ bản của cá nhân.
Nó có vai trị định hướng hoạt động và ứng xử cho cá nhân nhằm xây dựng xã hội trật
tự thống nhất, có văn hố, mọi người tơn trọng nhau và tơn trọng trật tự chung.
Thực hiện tính ngun tắc và kỉ luật là sự tổng hợp các phẩm chất trung thực, khiêm
tốn, dũng cảm, biết giữ chữ tín, tự trọng và tôn trọng người khác, tôn trọng quy định của
tập thể, xã hội. Nó địi hỏi mỗi người :
- Có trí tuệ, tri thức, tình cảm, niềm tin và ý thức trách nhiệm trong quan hệ với người
khác, tập thể, xã hội.
- Hành động phải phù hợp với lẽ phải, với chân lí, đạo lí và pháp lí, phải trung thực,
đảm bảo tính khách quan và thật sự trong sáng.
- Kiên quyết chống lại thói vơ ngun tắc, tuỳ tiện, bảo thủ và cơ hội.
- Nguyên tắc luôn đi đôi với kỉ luật : Giữ vững kỉ luật là một nguyên tắc sống quan
trọng, là phương tiện để kiểm soát hành vi của con người và đạt đến tự do tất yếu của cá
nhân. Sinh thời, Hồ Chủ tịch đã từng dạy : “Người tự do nhất là người sống có kỉ luật
nhất”. Người sống có nguyên tắc cũng chính là có ý thức tổ chức kỉ luật nghiêm minh.
Điều đó phải được rèn luyện thường xuyên với ý chí mạnh mẽ, dũng cảm vượt qua
chính bản thân mình, chống lại sự do dự, vô kỉ luật và lối sống tự do tuỳ tiện nhật
thường.
Song, tính ngun tắc khơng đồng nhất với sự cứng nhắc, máy móc. Trong thực tế cuộc

sống, có khi phải biết cách thoả hiệp có nguyên tắc để giữ vững nguyên tắc cơ bản ;
phải biết mềm dẻo, linh hoạt “dĩ bất biến, ứng vạn biến” vì lợi ích của mình, của tập thể
và xã hội. Chính sự nhân nhượng có ngun tắc bằng việc vận dụng các đối sách mềm


dẻo với thù trong giặc ngoài của Hồ Chủ tịch sau Cách mạng Tháng Tám-1945 đã làm
cho nước ta giữ vững được chính quyền cách mạng non trẻ trước bối cảnh “ngàn cân
treo sợi tóc”. Trong xu thế tồn cầu hoá và hội nhập hiện nay Đảng và Nhà nước ta đã
đưa ra chính sách đối ngoại cực kì linh hoạt : Đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc
tế trên nguyên tắc giữ vững độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi nhằm tạo thế và
lực mới cho cơng cuộc đổi mới, cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, đưa đất nước
tiến lên vì sự nghiệp “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
3.2. Các đức tính cần, kiệm, giữ chữ tín

Hoạt động 3. TÌM HIỂU NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU ĐẠO ĐỨC CƠ BẢN
KHI RÈN LUYỆN CÁC ĐỨC TÍNH CẦN, KIỆM, BIẾT GIỮ CHỮ TÍN
Thời gian : 30 phút

Nhiệm vụ
* Đọc thơng tin cơ bản và giải thích nội dung, u cầu của việc rèn luyện các đức tính
cần, kiệm, giữ chữ tín.
* Cùng tham gia : Kể những tấm gương điển hình trong cuộc sống về các đức tính trên
và nêu suy nghĩ của bạn về những tấm gương đạo đức đó.

Thơng tin cơ bản
Cần : Lao động, làm việc cần cù, siêng năng, tự lực cánh sinh, có kế hoạch, sáng tạo,
năng xuất, hiệu suất cao. Đức tính này đối lập với thói trây lười, ỉ lại, dựa dẫm, gian dối
trong lao động, học tập, sinh hoạt. Nó địi hỏi mỗi người ý thức được trách nhiệm, nghĩa
vụ học tập, lao động của mình trước gia đình, cộng đồng, xã hội và tự giác thực hiện
nghĩa vụ đó với kết quả cao nhất. Đặc biệt, trong thời đại khoa học, công nghệ hiện nay,

người lao động chỉ đạt được năng suất, chất lượng hiệu quả cao khi làm chủ khoa học,
kĩ thuật và cơng nghệ. Điều đó địi hỏi phải không ngừng học tập, nghiên cứu khoa học,
ứng dụng tiến bộ kĩ thuật, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ. Nghĩa là, không
chỉ chuyên cần trong lao động mà cả trong học tập, tự học, tự đào tạo mình trở thành
người có trình độ văn hố, khoa học, công nghệ theo tiêu chuẩn của người lao động
mới. Dạy học là làm công việc tiếp nhận, chuyển giao tri thức từ thế hệ trước đến thế hệ
sau. Trong thời đại hiện nay, trước sự bùng nổ thông tin, để không bị tụt hậu người giáo
viên cần phải không ngừng tự học, tự đào tạo lại chính mình.
Kiệm : Tiết kiệm sức lao động, thời giờ, tiền bạc, của cải của dân, của nước, của bản
thân. Tiết kiệm là biết tiêu dùng hợp lí, có kế hoạch. Nó địi hỏi chúng ta phải biết xây
dựng kế hoạch làm việc và chi tiêu phù hợp với điều kiện cá nhân, gia đình, tập thể, đơn
vị và biết điều chỉnh kế hoạch đó phù hợp với hồn cảnh thực tế ; khơng phơ trương, xa
xỉ, lãng phí. Tiết kiệm cũng khơng có nghĩa là hà tiện, bần tiện, khi cần chi tiêu phải chi
tiêu đúng mức. Nếu hà tiện, có khi ảnh hưởng đến công việc của cá nhân và tập thể, đến
sức khỏe, thậm chí bỏ lỡ cơ hội tốt trong cuộc sống.
Giữ chữ tín : Đứng đắn, trung thực, trong sáng, giữ lịng tin với mọi người vì “một lần
bất tín, vạn sự khơng tin”.
Để rèn luyện những đức tính đó, địi hỏi mỗi người phải trung thực, dũng cảm, có tri
thức, ý chí, sống có ngun tắc và kỉ luật, ln nghiêm khắc với bản thân, lời nói phải đi
đôi với việc làm, mọi sự phản ánh phải đúng sự thật.
Cùng với các phẩm chất trung thực, khiêm tốn, dũng cảm, tính nguyên tắc và kỉ luật,


×