NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH MÁC
Chủ đề: Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội và tính độc lập tương đối
của ý thức xã hội
I. Tồn tại xã hội
Khái niệm: là phương diện sinh hoạt vật chất và các điều kiện sinh hoạt vật
chất của xã hội. (Những gì cần cho sự tồn tại và phát triển của xã hội)
Bao gồm:
- Điều kiện tự nhiên – hoàn cảnh địa lý
- Dân cư (vd: Dân số già gây ảnh hưởng đến nền kinh tế)
- Phương thức sản xuất (yếu tố cơ bản nhất đóng vai trị quyết định)
Các yếu tố thống nhất biện chứng với nhau.
II. Ý thức xã hội
a) Khái niệm:
- Ý thức xã hội: phương diện sinh hoạt tinh thần của xã hội.
- Ý thức cá nhân: thế giới tinh thần của những con người riêng biệt, cụ thể.
Cũng như xã hội là một tập hợp nhiều cá thể người thì ý thức xã hội và ý
thức cá nhân có quan niệm biện chứng của cái chung và cái riêng. Chúng
thống nhất với nhau nhưng không đồng nhất.
- Do ý thức xã hội có kết cấu phức tạp, nên có thể chia theo nhiều phương
diện để tiếp cận:
b) Phân tích theo trình độ phản ánh thế giới
- Ý thức thơng thường: tri thức, quan niệm hình thành từ thực tiễn hoạt động
hằng ngày, chưa được hệ thống, khái quát
Vd: các câu ca dao, tục ngữ
“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/ Bay cao thì nắng bay vừa thì râm”
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười
đã tối”
- Ý thức lý luận: tư tưởng, quan điểm đã được hệ thống, khái quát thành học
thuyết
Vd: chủ nghĩa Mác Lê nin…
c) Phân tích theo phương thức phản ánh
- Tâm lý xã hội: sự phản ánh trực tiếp và tự phát đối với hoàn cảnh sống
(buồn, vui, hỉ, nộ, ái, ố thường ngày)
- Hệ tư tưởng xã hội: là sự phản ánh gián tiếp và tự giác (hệ thống quan
niệm, quan điểm)
Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
+ Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội; ý thức xã hội là sự phản ánh của
tồn tại xã hội
+ Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
+ Ý nghĩa phương pháp luận
III. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
[Slide 1: TTXH quyết định YTXH; YTXH phản ánh TTXH]
- Ngay từ khái niệm: Ý thức xã hội là phương diện sinh hoạt tinh thần của
xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những
giai đoạn phát triển nhất định.
- Chủ nghĩa duy vật: vật chất có trước, vật chất quyết định ý thức đời sống
tinh thần của xã hội hình thành và phát triển trên cơ sở của đời sống vật
chất.
TT có trước, YT có sau, YT chẳng qua chỉ là TT đã được nhận thức sáng
tạo: YTXH có khả năng phản ánh đúng, đầy đủ, chính xác TTXH
[Slide 2: Tiểu chốt]
Nguồn gốc và bản chất của YT là do TT quyết định.
- Vậy nên, khơng thể tìm nguồn gốc tư tưởng, tâm lý xã hội trong bản thân
nó mà phải đi tìm trong hiện thực vật chất. (tư tưởng, tâm lý xã hội là 1 dạng
phản ứng lại với đời sống tự không tự sinh ra trong bộ não >< chủ nghĩa duy
tâm: rằng mọi thứ đều tồn tại bên trong tâm thức và thuộc về tâm thức.)
[Slide 3: Vai trò quyết định của TTXH đối với YTXH]
- TTXH quyết định YTXH không phải một cách đơn giản, trực tiếp mà
thường thông qua các khâu trung gian phức tạp.
- TTXH nào sẽ sinh ra YTXH đó nhưng khơng phải bất cứ tư tưởng, quan
niệm, lú luận… nào cũng phản ánh rõ ràng và trực tiếp những mối quan hệ
kinh tế thời đại mà đôi khi phải xét đến cùng mới thấy được.
- TTXH biến đối sẽ kéo theo sự biến đổi tất yếu của YTXH. Trong đó
TTXH biến đổi trước, YTXH biến đổi sau Ý thức xã hội là sự phản ánh
đối với tồn tại xã hội và phụ thuộc và tồn tại xã hội Khi tồn tại xã hội biến
đổi, ý thức xã hội biến đổi theo
Vậy nên ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, chúng ta thấy có những lý
luận, quan điểm, tư tưởng khác nhau
Vd: Văn học là một hình thái ý thức xã hội (nằm trong đời sống tinh thần)
nên văn học bắt nguồn từ cuộc sống và phản ánh cuộc sống. Ta dễ dàng thấy
được có nhiều dịng văn học nở rộ và tàn lụi theo từng thời kì lịch sử. Giai
đoạn trước CMT8 thịnh hành dòng văn học hiện thực phê phán, lên án gay
gắt xã hội thực dân nửa phong kiến và cầu cứu yếu ớt bất lực cho những số
phận nông dân thấp cổ bé họng. Sở dĩ có dịng văn học này bởi đương thời
xã hội đang ở thời kì đen tối, các nhà văn nhà thơ cũng bế tắc khơng tìm
được lối thốt cho thời cục (chưa giác ngộ CM) nhân vật rơi vào đường
cùng (Lão Hạc chết, chị Dậu chạy vào màn đêm tối như cái tiền đồ của
chị…)
[Slide 4: Tiểu chốt]
- Hệ tư tưởng thống trị xã hội: ý thức xã hội có tính giai cấp (vì tồn tại xã
hội phân giai cấp), phản ánh điều kiện sinh hoạt vật chất và lợi ích khác
nhau, đối lập nhau giữa các giai cấp. Mỗi giai cấp đều có đời sống sinh hoạt
tinh thần đặc thù của nó Hệ tư tưởng thống trị xã hội là hệ tư tưởng
của giai cấp thống trị Giai cấp chi phối tư liệu sản xuất vật chất chi
phối luôn tư liệu sản xuất tinh thần.
- Nếu muốn ý thức biến đổi, phải tác động làm thay đổi tồn tại xã hội
Vd: Liên hệ thực tiễn ở nước ta
IV. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
1. Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội
Nhiều yếu tố của ý thức xã hội cũ vẫn còn tồn tại rất lâu kể cả khi cơ sở tồn
tại xã hội của nó đã khơng còn do:
- Ý thức xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội. (tồn tại xã hội có sự biến
đổi thì ý thức xã hội mới biến đổi)
- Tồn tại xã hội biến đổi trước và biến đổi không ngừng nhưng ý thức xã hội
biến đổi sau và biến đổi dần dần
- Sự bảo thủ của thói quen, tập quán, phong tục…
- Ý thức xã hội ln gắn với lợi ích của những nhóm người nhất định họ
sẽ ra sức bảo vệ cái cũ, chống đối cái mới
Vd: CM có trước, văn học CM có sau. Chiến tranh kết thúc rồi, theo qn
tính, dịng văn học cách mạng vẫn cịn nhưng yếu thế hơn so với dòng văn
học phản chiến và văn học cảm hứng thế sự.
2. Ý thức xã hội vẫn có thể vượt trước tồn tại xã hội
- Tư tưởng khoa học tiên tiến có thể dự báo tương lai
Có thể tổ chức, định hướng, chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người
Vd: Các sản phẩm thuộc lĩnh vực khoa học viễn tưởng (Wall-E, The
Matrix..)
- Tuy nhiên sự vượt trước này vẫn phụ thuộc vào tồn tại xã hội.
3. Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển
- Bất cứ một quan điểm lý luận nào cũng là sự kế thừa những tài liệu lý luận
của các thời đại trước
- Không thể giải thích một tư tưởng nào đó nếu chỉ dựa vào những quan hệ
kinh tế hiện có mà cần phải chú ý tới các giai đoạn phát triển tư tưởng trước
đó.
- Thực tế chứng minh, có những giai đoạn hưng suy của các hình thái ý thức
(văn học, triết học, nghệ thuật…) khơng hồn tồn trùng khớp với sự hưng
suy của nền kinh tế Hưng suy của YTXH đôi khi khơng hồn tồn
giống với TTXH
Vd: Chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác cũng dựa trên nhiều cơ sở lý luận
thời đại trước như chủ nghĩa duy vật cổ đại, chủ nghĩa duy vật cận đại v.v..
- Sự kế thừa cũng mang tính giai cấp: Giai cấp cấp tiến tiếp nhận những di
sản tư tưởng tiến bộ; giai cấp bảo thủ tiếp thu, khôi phục những tư tưởng,
những lý thuyết xã hội phản tiến bộ của những thời kỳ lịch sử trước.
4. Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong sự phát
triển của chúng
- Là một nguyên nhân làm cho trong mỗi hình thái ý thức có những mặt,
những tính chất khơng thể giải thích được một cách trực tiếp từ tồn tại xã
hội
- Lúc nào cũng có sự giao thoa, tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã
hội
Vd: các trào lưu hội họa, văn học, điêu khắc; văn-sử-triết bất phân; văn học
CM chịu ảnh hưởng bởi chính trị; văn học cổ đại ảnh hưởng triết học, tơn
giáo…
- Thơng thường mỗi giai đoạn lịch sử có những hình thái ý thức nổi lên hàng
đầu, chi phối các hình thái cịn lại
Vd: chính trị chi phối trào lưu văn học cách mạng
5. Ý thức xã hội có khả năng tác động trở lại tồn tại xã hội
- “Sự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tơn giáo, văn học, nghệ
thuật v.v. đều dựa trên cơ sở phát triển kinh tế. Nhưng tất cả chúng cũng có
ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh hưởng đến cơ sở kinh tế” – Ăngghen
Vd: pháp luật, tôn giáo ảnh hưởng đến kinh tế: thời trung đại, quan niệm
nho giáo “sĩ-nông-công-thương” cho thương nhân là tầng lớp thấp kém nhất
thậm chí khơng được thi làm quan kiềm hãm nghề thương, kiềm hãm trao
đổi buôn bán
- Mức độ ảnh hưởng của tư tưởng đối với sự phát triển xã hội phụ thuộc vào
điều kiện lịch sử cụ thể, mối quan hệ kinh tế, giai cấp thống trị, mức độ
phản ánh đúng nhu cầu xã hội….
-----------------------------------------------------------Vì sao phương thức sản xuất là yếu tố cơ bản nhất và đóng vai trò quyết
định?
- Khái niệm: phương thức sản xuất là cách thức tiến hành sản xuất ra của cải
vật chất
- Quy luật: Phương thức sản xuất mới ra đời, thay thế phương thức sản xuất
cũ đã lỗi thời mọi mặt của đời sống xã hội cũng có sự thay đổi căn bản
(kết cấu kinh tế, kết cấu giai cấp, các quan điểm tư tưởng xã hội đến, các tổ
chức xã hội). Phương thức sản xuất quyết định sự chuyển biến của xã
hội loài người qua các giai đoạn lịch sử.
- Lịch sử loài người đã trải qua 5 xã hội tương ứng với 5 phương thức sx:
Cộng sản ngun thủy
Săn bắn, hái lượm
Chiếm hữu nơ lệ
Bóc lột nơ lệ
Phong kiến
Sở hữu ruộng đất; tô thuế
Tư bản
Tư sản sở hữu tư liệu sản xuất
Cộng sản chủ nghĩa
Tư liệu sản xuất là của chung
Phân biệt hai khái niệm nhận thức và ý thức:
- Nhận thức: là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào
trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở
thực tiễn. Sự nhận thức của con người vừa ý thức, vừa vô thức, vừa cụ thể,
vừa trừu tượng và mang tính trực giác. Q trình nhận thức sử dụng tri thức
có sẵn và tạo ra tri thức mới.
- Ý thức: một trạng thái hay đặc tính của sự nhận thức.