Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

TƯ TƯỞNG của lê NIN về tôn GIÁO TRONG tác PHẨM THÁI độ của ĐẢNG CÔNG NHÂN đối với tôn GIÁO ý NGHĨA đối với VIỆC GIẢI QUYẾT vấn đề tôn GIÁO ở nước TA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.99 KB, 16 trang )

MỘT SỐ TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA V.I.LÊNIN VỀ VẤN ĐỀ TÔN GIÁO
TRONG TÁC PHẨM “VỀ THÁI ĐỘ CỦA ĐẢNG CÔNG NHÂN ĐỐI VỚI
TÔN GIÁO”. Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC GIẢI QUYẾT
VẤN ĐỀ TÔN GIÁO Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.
Trong quá trình đấu tranh, xây dựng thế giới quan mới, C.Mác và
Ph.Ăngghen đã không thể không đấu tranh với các trào lưu tư tưởng sai trái
đương thời, trong đó có tư tưởng về tôn giáo. Chính trong quá trình đó, với việc
phát hiện ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các ông
đã dùng học thuyết của mình để giải thích tôn giáo; đề cập đến các vấn đề cơ bản
về nguồn gốc, bản chất, tính chất, chức năng của tôn giáo; lập trường, phương
pháp giải quyết vấn đề tôn giáo của giai cấp vô sản; phê phán các trào lưu tư
tưởng duy tâm tôn giáo và các trào lưu tư tưởng sai lầm khác. Song do nhiều lý
do, vấn đề tôn giáo chủ yếu chỉ được các ông nghiên cứu ở góc độ thế giới quan
gắn với đấu tranh giai cấp, còn góc độ văn hóa, đạo đức của tôn giáo chưa được
các ông đề cập nhiều.
Đến đầu thế kỷ XX, điều kiện lịch sử thế giới nói chung và ở nước Nga
nói riêng đã có sự phát triển. Giai đoạn này, chủ nghĩa tư bản phát triển thành đế
quốc chủ nghĩa, vấn đề giành chính quyền đã đặt ra trực tiếp. Ở Nga, “Giáo hội ở
trong cảnh phụ thuộc theo kiểu nông nô vào nhà nước, và những công dân Nga ở
trong cảnh phụ thuộc theo kiểu nông nô vào quốc giáo” 1. Đạo chính thống là
công cụ để nô dịch, kìm kẹp tinh thần quần chúng. Các giới phản động cố gắng
làm cho tôn giáo hoạt động sôi nổi lên, hòng thông qua tuyên truyền tôn giáo để
lôi kéo quần chúng nhân dân ra khỏi cuộc đấu tranh cách mạng, sử dụng tư
tưởng tôn giáo để củng cố chế độ Nga hoàng. Lênin chỉ rõ: “Khắp nơi bọn tư sản
phản động đã chú trọng, và ở nước ta hiện nay, chúng cũng bắt đầu chú trọng
khêu lên những sự thù hằn tôn giáo, để làm cho quần chúng chú ý về phía đó,
khiến cho họ không để ý đến vấn đề chính trị và kinh tế thật sự quan trọng và
chủ yếu”2. Những điều kiện mới trong 10 năm đầu của thế kỷ XX đòi hỏi Lênin
phải vận dụng và phát triển sáng tạo những quan điểm của C.Mác và
Ph.Ăngghen về toàn diện các vấn đề, trong đó có vấn đề tôn giáo.
1


2

V.I. Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ Matxcơva, 1979, Tập 12, tr.171.
V.I. Lênin, Sđd, tr.174.


2
Về vấn đề tôn giáo, từ năm 1905 đến 1909, Lênin viết 3 tác phẩm chuyên
luận. Tháng 12 năm 1905, Người viết “Chủ nghĩa xã hội và tôn giáo”, đăng trên
báo “Đời sống mới”, trong đó các tư tưởng cơ bản của Chủ nghĩa Mác về nguồn
gốc, bản chất của tôn giáo, thái độ của giai cấp vô sản đối với tôn giáo, lập
trường phương pháp giải quyết vấn đề tôn giáo được Lênin đề cập rõ ràng, chi
tiết. Tháng 5 năm 1909, Người viết “Về thái độ của đảng công nhân đối với tôn
giáo” đăng trên báo “Người vô sản”. Tháng 6 năm 1909, Người viết “Thái độ
của giai cấp và của các đảng phái đối với tôn giáo và giáo hội”, đăng trên báo
“Người dân chủ xã hội”, thông qua những tác phẩm này để tỏ rõ thái độ của
mình, thái độ của đảng công nhân đối với vấn đề tôn giáo.
Là một tác phẩm trong hệ thống các tác phẩm bàn về vấn đề tôn giáo, tác
phẩm “Về thái độ của đảng công nhân đối với tôn giáo”, viết năm 1909 là một
trong những tác phẩm tiêu biểu, Lênin đã đứng vững trên lập trường thế giới
quan vô thần khoa học để xem xét và giải quyết các vấn đề về tôn giáo. Để tập
trung làm rõ những tư tưởng cơ bản của Lênin về tôn giáo trong tác phẩm, trước
hết cần tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử ra đời của tác phẩm này.
Sau khi chính phủ Nga hoàng đàn áp đẫm máu cuộc cách mạng 1905 –
1907, ở Nga một chế độ khủng bố tàn bạo đã được thiết lập. Các thế lực cơ hội
phản động tập trung mọi lực lượng và phương thức nhằm tấn công vào tất cả
các lĩnh vực của đời sống xã hội, chúng lợi dụng các tín đồ tôn giáo để chống lại
cách mạng. Nhận định về xã hội Nga thời kì này, Lênin viết: “Có tình trạng thoái
trí, mất tinh thần, phân liệt, chạy dài, từ bỏ lập trường, nói chuyện dâm bôn chứ
không phải chính trị nữa. Xu hướng ngày càng ngả sang triết học duy tâm; chủ

nghĩa thần bí dùng để che đậy tinh thần phản cách mạng” 3. Xu hướng ngả sang
triết học duy tâm, bảo vệ phương diện tư tưởng cho thế lực phản cách mạng, tạo
điều kiện phục hồi những tư tưởng thần bí tôn giáo đã in dấu trong khoa học, văn
học, nghệ thuật. Chiếm địa vị thống trị trong triết học là những hình thức chủ
nghĩa duy tâm phản động. Trong giới tư sản, đặc biệt là trong một bộ phận tri
thức lan chuyền rộng rãi “ thuyết tìm thần”. Đó là một trào lưu triết học tôn giáo
phản động. Những đại biểu của trào lưu ấy cho rằng: nhân dân Nga “đã mất
chúa” và nhiệm vụ là phải “tìm thần”.

3

V.I.Lênin, Toàn tập, Tập 41, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1979, tr.11-12.


3
Bên cạnh trào lưu “tìm thần” là trào lưu “tạo thần”. Những người theo
trào lưu “tạo thần” đứng đầu là Lunatsácxki đã mưu toan biến chủ nghĩa xã hội
thành một tôn giáo mới. Họ cho rằng, nếu mang hình thức tôn giáo thì chủ nghĩa
xã hội sẽ “gần gũi và dễ hiểu hơn” đối với nhân dân Nga. Như vậy, lúc này tôn
giáo trở thành một vấn đề lớn ở nước Nga, ảnh hưởng trực tiếp đến phong trào
công nhân và việc tập hợp lực lượng chuẩn bị cho cách mạng. Lênin nhận xét:
“Một điều không thể nghi ngờ được là hiện nay, sự quan tâm đối với mọi cái có
liên quan đến tôn giáo đã lan tới những giới rộng rãi trong “xã hội” và đã ăn sâu
vào các giới trí thức gần gũi với phong trào công nhân, cũng như vào một vài bộ
phận trong công nhân”4 .
Đảng dân chủ - xã hội Nga lúc này chia thành hai phái, phái Bônsêvich
và phái Mensêvich. Tư tưởng cơ bản của phái Mensêvich là cơ hội xét lại, ủng
hộ tư tưởng của chính phủ Nga hoàng, cho rằng nhà nước phải can thiệp vào
vấn đề tôn giáo, phải đầu tư cho các hoạt động tôn giáo. Mặt khác, chính phủ
Nga hoàng lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống lại cách mạng vô sản. Như vậy, có

thể thấy vấn đề này chỉ được thức tỉnh khi quần chúng được giáo dục, giác ngộ.
Trước tình hình đó, Lênin ý thức rất rõ thái độ của Đảng đối với tôn
giáo: đây là vấn đề cực kỳ quan trọng và bức thiết, cần phải giải quyết về mặt lý
luận những vấn đề hết sức cấp bách liên quan đến tôn giáo, như: nguồn gốc,
bản chất xã hội của tôn giáo; thái độ của Đảng Bônsêvich với tôn giáo, con
đường khắc phục những ảnh hưởng của tôn giáo ra khỏi đời sống xã hội… Mục
đích chính là để tập hợp rộng rãi lực lượng, thực hiện cuộc đấu tranh cách
mạng. Do đó, tháng 5 năm 1909, Lênin đã viết tác phẩm “Về thái độ của Đảng
công nhân đối với tôn giáo”, tác phẩm đăng trên báo “Người vô sản” ngày 13
tháng 5 năm 1909. Đây là tác phẩm ngắn, viết dưới dạng một bài báo nhưng hàm
chứa những nội dung lý luận khoa học hết sức sâu sắc xung quanh vấn đề tôn
giáo. Nó không chỉ có ý nghĩa thiết thực đối với cách mạng Nga lúc đó mà còn là
những chỉ dẫn hết sức khoa học đối với các đảng cộng sản, các nhà nước xã hội
chủ nghĩa trong việc giải quyết các vấn đề tôn giáo hiện nay.
Dưới góc độ tiếp cận triết học, tác giả tập trung đi sâu nghiên cứu một
số tư tưởng cơ bản của Lênin về tôn giáo trong tác phẩm, thông qua đó làm rõ ý
4

V.I.Lênin, Toàn tập, Tập 17, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1979, tr.510.


4
nghĩa của những tư tưởng cơ bản ấy đối với việc giải quyết vấn đề tôn giáo ở
nước ta hiện nay.
Một là: Cùng với tác phẩm “Chủ nghĩa xã hội và tôn giáo”, tác phẩm
“Về thái độ của đảng công nhân đối với tôn giáo” là tác phẩm lý luận đề cập
sâu sắc đến nguồn gốc của tôn giáo, trong đó tập trung chủ yếu vào giải quyết
vấn đề nguồn gốc xã hội của tôn giáo.
Các nhà duy vật trước C.Mác mà đỉnh cao là Lútvích PhoiơBắc đã đề
cập đến nguồn gốc nhận thức, nguồn gốc tâm lý của tôn giáo. Lút vích PhoiơBắc

viết: “Cảm giác về sự phụ thuộc là cơ sở của tôn giáo”, “Một nguyên nhân khác
của lòng tin vào thượng đế: con người áp dụng quan niệm về sự sáng tạo có tính
mục đích của mình vào giới tự nhiên. Giới tự nhiên có tính mục đích - ergo, nó
đã được sáng tạo bằng thực thể có lý tính”. PhoiơBắc chính là người có công lớn
nhất trong việc vạch ra nguồn gốc, bản chất của tôn giáo, theo quan điểm của
ông: “Tư tưởng và dụng ý của con người như thế nào thì chúa của con người như
thế”; “Thánh thần của con người có trong tinh thần và trái tim của anh ta”... Tuy
nhiên do lập trường duy tâm và phương pháp nhận thức siêu hình về các vấn đề
xã hội, PhoiơBắc đã không thấy thấy được ý thức của con người nói chung, tình
cảm tôn giáo nói riêng cũng là sản phẩm xã hội lịch sử. Vì thế PhoiơBắc không
thấy được nguồn gốc xã hội của tôn giáo.
Bằng cách tiếp cận sâu sắc nguồn gốc của tôn giáo, C.Mác và Ph.Ăngghen
đã nhìn thấy nguồn gốc xã hội của tôn giáo và coi đây là nguồn gốc chủ yếu làm
nảy sinh và tồn tại của tôn giáo. Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, nguồn gốc chủ yếu
làm nảy sinh và tồn tại của tôn giáo là sự bế tắc, sự túng quẫn, cùng cực của
những người lao động bị áp bức, bóc lột trong xã hội có giai cấp. Mác viết: “Sự
nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo
là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái
tim”. Các ông chỉ rõ: “Con người sáng tạo ra tôn giáo, chứ không phải tôn giáo
sáng tạo ra con người”. Tôn giáo là sự phản ánh và sự phản kháng của con người
đối với hiện thực. Thông thường, khi mới ra đời các tôn giáo đều phản ánh
nguyện vọng của quần chúng, nhưng trong quá trình tồn tại và phát triển thường
bị các thế lực, giai cấp thống trị lợi dụng để chống lại quần chúng.
Kế thừa và vận dụng sáng tạo tư tưởng của Mác và Ăngghen, Lê nin đã
đề cập sâu sắc những vấn đề về nguồn gốc kinh tế - xã hội của tôn giáo trong
thời đại tư bản chủ nghĩa.


5
Trước hết, Lênin phê phán quan điểm của những người cấp tiến và

những người duy vật trong giai cấp tư sản, họ cho rằng nguồn gốc của tôn giáo là
do tình trạng ngu dốt của nhân dân. Lê nin cho rằng quan điểm đó không triệt để.
Ông khẳng định: “Đó là quan điểm văn hoá chủ nghĩa nông cạn, chật hẹp kiểu tư
sản. Một quan điểm như thế không giải thích được khá sâu sắc nguồn gốc của
tôn giáo, không giải thích theo quan điểm duy vật mà là theo quan điểm duy
tâm”5. Như vậy, có thể thấy, Lênin không phủ nhận nguồn gốc nhận thức của
tôn giáo, tức là sự ngu dốt của nhân dân. Nhưng theo ông, nếu tuyệt đối hoá
nguồn gốc nhận thức và cho đó là nguyên nhân duy nhất cho sự nảy sinh và tồn
tại của tôn giáo thì đó là quan điểm nông cạn, duy tâm và không thể chỉ ra nguồn
gốc chủ yếu, đích thực của tôn giáo. Và theo Lê nin, cách giải thích đó là cách
giải thích của giai cấp tư sản, cách giải thích đó chỉ vì lợi ích của giai cấp tư sản.
Ông khẳng định: “Trong các nước tư bản chủ nghĩa hiện nay, những nguồn gốc
ấy của tôn giáo chủ yếu là những nguồn gốc xã hội”6. Lênin cho rằng chính sự
áp bức bóc lột hết sức tàn bạo, dã man, vô liêm sỉ của giai cấp tư sản đã đẩy
giai cấp công nhân và nhân dân lao động đến chỗ bần cùng, túng quẫn, đau
thương và bế tắc. Chính điều đó đã dẫn quần chúng đến với tôn giáo. Tôn giáo
trong xã hội tư bản chủ nghĩa thực sự là “tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức”.
Ông viết: “Sự áp bức đối với quần chúng lao động về mặt xã hội, tình trạng có
vẻ hoàn toàn bất lực của họ trước các thế lực mù quáng tư bản đang hàng ngày
hàng giờ gây ra cho những người lao động bình thường, những nỗi thống khổ
cực kỳ ghê gớm, những sự đau thương thật là khủng khiếp, nhiều gấp nghìn lần
so với những biến cố phi thường như chiến tranh, động đất... đó là những nguồn
gốc sâu xa nhất hiện nay của tôn giáo” 7. Ông còn chỉ rõ: “Sự sợ hãi đã tạo ra
thần linh” sợ hãi trước thế lực mù quáng của tư bản... là thế lực bất cứ lúc nào
trong đời sống của người vô sản và người tiểu chủ, cũng đe dọa đem lại cho họ
và đang đem lại cho họ sự phá sản “đột ngột”, “bất ngờ”, “ngẫu nhiên”, làm cho
họ phải diệt vong, biến họ thành một người ăn xin, một kẻ bần cùng, một gái
điếm, và dồn họ vào cảnh chết đói, đó chính là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo
hiện đại”8. Lê nin cho rằng chính sự bất lực, bế tắc, cùng quẫn của giai cấp bị
áp bức bóc lột tất đẻ ra lòng tin vào cuộc đời tốt đẹp ở thế giới bên kia. Vì thế,

V.I.Lênin, Sđd, tr.515.
V.I.Lênin, Sđd, tr.515.
7 V.I.Lênin, Sđd, tr.515-516.
8 V.I.Lênin. Sđd, tr,515-516.
5
6


6
tôn giáo được ví như “thuốc phiện”, như thứ “rượu tinh thần” xoa dịu nỗi đau
khổ và bù đắp niềm tin nơi trần thế cho quần chúng bị áp bức bóc lột. Tôn giáo
là hạnh phúc ảo tưởng, là những bông hoa giả trang điểm cho những xiềng xích
trên cổ người lao động.
Như vậy, trên cơ sở kế thừa những tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen,
và phân tích sự bần cùng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động dưới ách áp
bức bóc lột tư bản, Lênin đã một lần nữa khẳng định nguồn gốc kinh tế - xã hội
của tôn giáo. Lênin không coi đó là nguồn gốc duy nhất, nhưng ông khẳng định
đó là cội rễ “chủ yếu” và “sâu xa” của tôn giáo trong xã hội tư bản hiện đại. Sự
phân tích và khẳng định đó của Lênin có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ, phát
triển quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen, đấu tranh chống các quan điểm sai
trái xung quanh vấn đề tôn giáo, đồng thời có tác dụng giác ngộ, tập hợp quần
chúng vào cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản.
Hai là: Thái độ của đảng công nhân là cần chủ trương đấu tranh tiến
tới loại trừ và xóa bỏ ảnh hưởng của tôn giáo trong đời sống xã hội, tuy nhiên
phải xác định hình thức đấu tranh phù hợp, không được tuyên chiến với tôn
giáo.
Trong tác phẩm, Lê nin đã khẳng định rõ thái độ của Đảng công nhân là
đối địch với tôn giáo; là chủ trương đấu tranh tiến tới loại trừ và xoá bỏ ảnh
hưởng của tôn giáo trong đời sống xã hội. Thái độ ấy được Lênin luận giải trên
hai cơ sở: Lênin khẳng định lại luận điểm của C.Mác “tôn giáo là thuốc phiện

đối với nhân dân” - luận điểm này chính là hòn đá tảng của toàn bộ thế giới quan
mácxít về vấn đề tôn giáo. Do đó, việc giải phóng giai cấp, giải phóng nhân loại
tất yếu phải giải phóng họ khỏi thứ “thuốc phiện” độc hại đó, phải loại trừ tôn
giáo khỏi đời sống tinh thần của con người. Đồng thời, Lênin chỉ ra rằng “Đảng
dân chủ - xã hội xây dựng toàn bộ quan điểm của mình trên cơ sở chủ nghĩa xã
hội khoa học, nghĩa là trên cơ sở chủ nghĩa Mác... cơ sở triết học của chủ nghĩa
Mác là chủ nghĩa duy vật biện chứng... tức là chủ nghĩa duy vật tuyệt đối vô
thần, kiên quyết thù địch với mọi tôn giáo”9. Luận điểm này của Lênin đã làm
nổi bật thái độ của đảng công nhân đối với tôn giáo. Theo đó, đảng công nhân
không chỉ đối lập với tôn giáo về mặt thế giới thế giới quan mà đối lập cả về thái
độ quan điểm chính trị. Đảng công nhân chủ trương giải phóng giai cấp, giải
9

V.I.Lênin, Sđd, tr,510-511.


7
phóng nhân loại, đem hạnh phúc thực sự đến cho con người, còn tôn giáo chủ
trương ru ngủ quần chúng trong thứ “thuốc phiện” độc hại, trong hạnh phúc ảo
tưởng, đem đến cho loài người những “bông hoa giả”, “trang điểm” trên xiềng
xích của họ. Vì vậy, Lênin đã khẳng định lại quan điểm của chủ nghĩa Mác là
“bao giờ cũng coi tôn giáo và các giáo hội, tất cả các tổ chức tôn giáo hiện có,
đều là những cơ quan của thế lực phản động tư sản, dùng để bảo vệ chế độ bóc
lột và đầu độc giai cấp công nhân”10.
Vì vậy, Lênin kịch liệt phê phán thái độ nửa vời, cải lương trong đấu
tranh chống tôn giáo. Ông nhấn mạnh rằng Ăngghen đã “công kích nhà duy vật
và vô thần Đuyrinh là đã thiếu cương quyết giữ vững lập trường tư tưởng chủ
nghĩa duy vật của mình, đã để lại kẽ hở cho tôn giáo và triết học tôn giáo” 11.
Đồng thời Lênin cũng đấu tranh quyết liệt với “thuyết tạo thần” theo kiểu
Phoiơbắc hay theo kiểu của Lunatsácxki. Ở đây, Lênin cũng nhấn mạnh rằng

Ăngghen đã trách cứ Phoiơbắc “là đã đấu tranh với tôn giáo không phải nhằm
mục đích tiêu diệt nó, mà là nhằm nhào nặn lại nó, chế tạo ra một thứ tôn giáo
mới, cao thượng”12. Lênin cũng coi khẳng định của Lunatsácxki “Chủ nghĩa xã
hội là một tôn giáo”, là một hình thức quá độ từ chủ nghĩa xã hội sang tôn giáo –
đây chính là sự tuyên truyền cho “Chủ nghĩa tạo thần”.
Tóm lại, theo Lê nin: “Người Mác-xít phải là người duy vật, nghĩa là kẻ thù
của tôn giáo”. Nhiệm vụ của đảng công nhân là giáo dục, tổ chức quần chúng đấu
tranh chống lại mọi tôn giáo, giải phóng họ khỏi những thiên kiến tôn giáo độc hại.
Là kẻ thù của tôn giáo, nhưng những người mácxít không được “tuyên
chiến” với tôn giáo. Đây là bài học được Mác - Ăngghen và Lênin rút ra từ cuộc
đấu tranh chống tôn giáo trong phong trào xã hội chủ nghĩa. Lênin phê phán
những kẻ ba hoa, “tả khuynh”, “cách mạng hơn” muốn thay thế việc tuyên
truyền, giáo dục chủ nghĩa vô thần, chống tôn giáo một cách có hệ thống bằng
những biện pháp hành chính nhằm chống lại nhà thờ và các tín đồ. Lênin đã nhắc
lại lời của Ăngghen “coi lời tuyên chiến ầm ĩ của họ với tôn giáo là dại dột” 13 và
rằng: “tuyên chiến như thế là một phương pháp tốt nhất làm kích động thêm sự
V.I.Lênin, Sđd, tr.510-511.
V.I.Lênin, Sđd, tr.510–511.
12 V.I.Lênin, Sđd, tr.510–511.
13 V.I.Lênin, Sđd, tr.510-511.
10
11


8
quan tâm của người ta đối với tôn giáo, và làm cho tôn giáo đi đến chỗ tiêu vong
thực sự một cách khó khăn hơn”14.
Mặt khác, Lênin cũng công kích kịch liệt những sự xuyên tạc của bọn cơ
hội đối với các nguyên tắc của học thuyết vô thần của giai cấp vô sản, khi bọn
chúng đem thay thế luận điểm của Mác cho rằng: “Tôn giáo là một việc tư nhân”

đối với nhà nước (theo nghĩa nhà nước không được dính đến tôn giáo, các đoàn
thể tôn giáo không được dính đến nhà nước, bất kỳ ai cũng được hoàn toàn tự do
theo tôn giáo mình thích...) bằng những lời lẽ xét lại nói rằng tôn giáo là công
việc riêng đối với từng đảng viên cũng như với toàn đảng nói chung. Một lập
trường như vậy sẽ dẫn tới chỗ điều hoà với tôn giáo và nhà thờ, điều này hoàn
toàn mâu thuẫn với thế giới quan mácxít. Và ông khẳng định lại quan điểm của
đảng công nhân đối với tôn giáo bằng việc dẫn lại lời của Ăngghen rằng: Đảng
dân chủ - xã hội coi tôn giáo là việc của tư nhân đối với nhà nước, chứ không
phải đối với bản thân đảng dân chủ - xã hội, không phải đối với chủ nghĩa Mác,
đối với Đảng công nhân. Điều đó hoàn toàn hợp lôgic vì đảng công nhân có mục
tiêu cao cả là giải phóng loài người một cách triệt để, trả lại giá trị chân chính
cho con người, tất nhiên đảng ấy phải xua tan “đám mây mù” tôn giáo, giải thoát
con người không chỉ khỏi ách áp bức vật chất mà cả vòng nô lệ tinh thần.
Về vấn đề đảng viên có tôn giáo, theo Lênin, “không nên nhất luật, và
bất cứ trong trường hợp nào, cũng tuyên bố rằng các linh mục không thể trở
thành đảng viên Đảng Dân chủ – Xã hội, nhưng lại càng không nên nhất luật
tuyên bố ngược lại. Nếu có một linh mục nào lại cùng đi với chúng ta để cùng
hoạt động chính trị, tận tâm làm tròn nhiệm vụ của mình trong Đảng và không
chống lại cương lĩnh của Đảng, thì chúng ta có thể kết nạp người ấy vào hàng
ngũ Đảng Dân chủ – Xã hội”15. Khi đó mâu thuẫn về thế giới quan chỉ là mâu
thuẫn trong tư tưởng của đảng viên đó mà thôi, họ tự đấu tranh với bản thân
mình. Ngược lại, nếu tín đồ vào đảng mà chỉ với mục đích tuyên truyền tôn giáo
trong đảng, không thực hiện cương lĩnh, kỷ luật đảng thì không thể kết nạp họ
được, nếu đã kết nạp thì phải kiên quyết đưa họ ra khỏi đảng. “Chúng ta không
những phải sẵn sàng kết nạp, mà còn cố gắng để thu hút vào trong Đảng Dân chủ
- Xã hội tất cả những công dân còn tin vào Thượng Đế; chúng ta nhất định phản
14
15

V.I.Lênin, Sđd, tr,511-512.

V.I. Lênin, Sđd, tr.519-520.


9
đối bất cứ sự xúc phạm nhỏ nào đến tín ngưỡng tôn giáo của họ, nhưng chúng ta
thu hút họ để giáo dục họ theo tinh thần cương lĩnh của chúng ta, chứ không phải
để họ tích cực chống lại cương lĩnh ấy” 16. Rõ ràng giai cấp vô sản không kỳ thị
với tôn giáo như kẻ thù thường vu khống trong giai đoạn hiện nay.
Bằng cách phân tích trên, có thể khẳng định: theo quan điểm của Lênin
thì đảng của giai cấp công nhân là “đối địch”, là “kẻ thù” của tôn giáo, vì đảng
ấy là đảng theo chủ nghĩa vô thần triệt để, đảng ấy chủ trương giải phóng loài
người khỏi vòng nô lệ về cuộc sống vật chất và sự đầu độc trong đời sống tinh
thần. Tuy nhiên, thái độ ấy phải được thực hiện bằng những chiến lược, sách
lược, bằng con đường đúng đắn. Mọi biểu hiện “tả khuynh” hay “hữu khuynh”
đều không thể xoá bỏ được tôn giáo mà còn làm cho tôn giáo khó đi đến chỗ tiêu
vong hơn. Đây là một thái độ hết sức đúng đắn được rút ra từ thực tiễn đấu tranh
chống tôn giáo trong lịch sử và từ việc vận dụng sáng tạo thế giới quan duy vật
biện chứng vào xem xét đời sống tôn giáo, chỉ ra nguồn gốc thực sự của tôn giáo
và phương pháp đấu tranh để loại trừ nguồn gốc ấy.
Ba là, trong tác phẩm, Lênin đề cập đến vấn đề sách lược, phương pháp
đấu tranh của Đảng công nhân đối với tôn giáo: Phải tập hợp quần chúng vào
cuộc đấu tranh xóa bỏ nguồn gốc tôn giáo, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư
bản để xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trên cơ sở phân tích một cách hết sức khoa học nguồn gốc của tôn giáo,
Lênin cho rằng không thể xoá bỏ tôn giáo bằng những lời lẽ tuyên chiến ầm ĩ,
bằng những biện pháp cấm đoán, hay bằng những biện pháp đàn áp tôn giáo.
Làm như vậy là chỉ làm lợi cho tôn giáo, đưa tôn giáo đến chỗ khó tiêu vong
hơn. Lênin cũng chỉ ra rằng không thể bằng tuyên truyền giáo dục một cách
thuần tuý chủ nghĩa vô thần mà giải thoát được cho quần chúng khỏi những thiên
kiến tôn giáo độc hại. Ông viết “Không một quyển sách tuyên truyền nào sẽ tẩy

trừ được tôn giáo trong đám quần chúng bị nhà tù tư bản làm cho đần đồn, bị lệ
thuộc vào những thế lực mù quáng tư bản, chừng nào đám quần chúng ấy vẫn
còn chưa học tập, đấu tranh một cách đoàn kết, nhất trí, có tổ chức, có kế hoạch
và có ý thức chống các nguồn gốc ấy của tôn giáo, chống sự thống trị của tư bản
dưới tất cả mọi hình thức của nó” 17. Điều ấy có nghĩa là cuộc đấu tranh chống
16
17

V.I. Lênin, Sđd, tr.511.
V.I.Lênin, Sđd, tr.516.


10
tôn giáo cũng như mọi hoạt động nhằm giáo dục chủ nghĩa vô thần chỉ có giá trị
thật sự khi nó gắn với cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản nhằm xoá bỏ
xã hội hiện tồn - xã hội đã làm cho con người bị tha hoá và đẩy họ đến với tôn
giáo; xây dựng một xã hội mới tốt đẹp, đem lại hạnh phúc thật sự trong cuộc
sống trần tục cho quần chúng lao động.
Không phủ nhận vai trò của việc tuyên truyền giáo dục chủ nghĩa vô
thần, chống tôn giáo nhưng Lênin cho rằng chỉ có lôi kéo quần chúng vào cuộc
đấu tranh giai cấp thì cuộc đấu tranh chống tôn giáo mới thực sự có hiệu quả.
Ông viết “Cuộc đấu tranh giai cấp ấy sẽ đưa những công nhân theo đạo thiên
chúa đến với Đảng dân chủ - xã hội và với chủ nghĩa vô thần, dẫn đến một cách
trăm lần có hiệu quả hơn là chỉ tuyên truyền về chủ nghĩa vô thần” 18. Như vậy,
điều quan trọng nhất trong đấu tranh chống tôn giáo không phải là tuyên truyền
chống lại nó mà là vấn đề đoàn kết, tập hợp quần chúng công nhân trong cuộc
đấu tranh giai cấp chống ách tư bản. Theo Lênin, công tác tuyên truyền của Đảng
dân chủ - xã hội về chủ nghĩa vô thần phải phục vụ việc phát triển cuộc đấu tranh
giai cấp của quần chúng bị bóc lột chống lại bọn bóc lột. Như vậy, đấu tranh
chống tôn giáo gắn liền với đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội, vì thắng lợi của chủ

nghĩa xã hội. Và chỉ có thắng lợi của chủ nghĩa xã hội thì cuộc đấu tranh chống
tôn giáo mới đạt được hiệu qủa trên thực tế.
Lênin cũng yêu cầu những người mácxít phải phân biệt rõ cuộc đấu
tranh chống tôn giáo ở các nước phương Tây “như Đức, Pháp” của giai cấp tư
sản với cuộc đấu tranh chống tôn giáo của Đảng dân chủ - xã hội. Theo Lênin,
cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống chủ nghĩa tăng lữ là một thủ đoạn để
đánh lạc hướng quần chúng công nhân làm cho họ khỏi chủ ý đến chủ nghĩa xã
hội. Còn cuộc đấu tranh của Đảng dân chủ xã hội chống tôn giáo là phục vụ cho
cuộc đấu tranh đảm bảo sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.
Theo Lênin, để có thái độ và sách lược đấu tranh chống tôn giáo đúng
đắn, cần giải quyết một số vấn đề về nhận thức: trước hết cần nhận rõ tính chất
độc hại, phản tiến bộ, phản văn hoá của tôn giáo “tôn giáo là thuốc phiện của
nhân dân”; tiếp đến là cần vạch rõ vai trò giai cấp của giáo hội và tăng lữ với
chính phủ, qua đó vạch trần tính chất phản động của giáo hội; đồng thời, cần
phải giải thích rõ ràng luận điểm “tuyên bố tôn giáo là một việc của tư nhân”
18

V.I.Lênin. Sđd, tr.517-518.


11
nhằm chống lại sự xuyên tạc của bọn cơ hội và tránh sự hiểu lầm trong đảng viên
của Đảng dân chủ - xã hội.
Về phương pháp luận chung nhất trong cuộc đấu tranh chống tôn giáo,
Lênin yêu cầu những người mácxít phải đứng vững trên lập trường duy vật biện
chứng, phải có quan điểm lịch sử cụ thể, phải có hình thức và phương pháp đấu
tranh sáng tạo. Ông viết “Người Mác-xít phải là người duy vật, nghĩa là kẻ thù
của tôn giáo, nhưng phải là người duy vật biện chứng, nghĩa là đặt vấn đề đấu
tranh chống tôn giáo không phải một cách trừu tượng... lúc nào cũng giống lúc
nào, mà phải đặt vấn đề một cách cụ thể, căn cứ vào thực tế cuộc đấu tranh giai

cấp đang diễn ra và có tác dụng giáo dục quần chúng nhiều hơn hết và có hiệu
quả hơn hết”19.
Như vậy, theo Lênin: đối với những người mácxít, tất yếu phải tiến hành
cuộc đấu tranh chống tôn giáo. Song cuộc đấu tranh đó đòi hỏi phải có phương
pháp đúng đắn. Phải tập hợp quần chúng vào cuộc đấu tranh xoá bỏ nguồn gốc
tôn giáo, cuộc đấu tranh giai cấp chống chủ nghĩa tư bản và đấu tranh cho chủ
nghĩa xã hội. Thông qua cuộc đấu tranh ấy mà giáo dục chủ nghĩa vô thần cho
quần chúng, khắc phục, tẩy trừ những nọc độc của tôn giáo.
Bốn là, theo Lênin: thế giới quan duy vật biện chứng là thế giới quan
khoa học trong cuộc đấu tranh chống tôn giáo, giai cấp vô sản phải đứng trên
lập trường duy vật biện chứng trong cuộc đấu tranh chống tôn giáo.
Trong tác phẩm, Lênin đã đề cập: muốn giải quyết, xem xét và đấu tranh
chống tôn giáo cần phải đứng vững trên lập trường thế giới quan duy vật biện
chứng. Sự đối lập của những người theo Đảng dân chủ - xã hội và những người
theo tôn giáo là ở thế giới quan, giữa một bên là thế giới quan vô thần khoa học
và một bên là thế giới quan duy tâm tôn giáo. Sự đối lập giữa hai thế giới quan
đó tất yếu dẫn đến sự đối lập giữa hai hệ tư tưởng: một bên là hệ tư tưởng vô
thần khoa học và một bên là hệ tư tưởng tôn giáo. Cuộc đấu tranh tư tưởng trên
lĩnh vực triết học đó là cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy
tâm, giữa phép biện chứng và phép siêu hình, biểu hiện về mặt xã hội đó là cuộc
đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản. Theo Lênin, toàn bộ những
quan điểm, đường lối của Đảng dân chủ - xã hội đối với vấn đề tôn giáo được rút
19

V.I.Lênin, Sđd, tr.518.


12
ra một cách tất yếu từ chủ nghĩa duy vật biện chứng. Chỉ có đứng trên cơ sở thế
giơi quan duy vật biện chứng chúng ta mới có thể hiểu đúng đắn quan điểm, thái

độ và sách lược đấu tranh chống tôn giáo của đảng dân chủ - xã hội.
Mặt khác, Lênin cũng yêu cầu người mácxít phải là người theo chủ
nghĩa duy vật biện chứng, từ đó mới có thể xác định được chiến lược, sách lược
và những biện pháp đấu tranh chống tôn giáo có hiệu quả. Giai cấp vô sản muốn
giành lại con tim, khối óc của quần chúng nhân dân đang bị tôn giáo lôi kéo, mê
hoặc thì chí có con đường duy nhất đúng là phải đứng trên lập trường của chủ
nghĩa duy vật biện chứng để tập hợp quần chúng nhân dân lao động vào cuộc
đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản, lật đổ chế độ tư bản chủ
nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Tóm lại, tác phẩm “Về thái độ của đảng công nhân đối với tôn giáo” thể
hiện sự đứng vững trên lập trường thế giới quan vô thần khoa học của Lênin. Tác
phẩm là một hình mẫu về việc giữ vững nguyên tắc tính đảng trong xem xét, giải
quyết vấn đề tôn giáo. Thông qua tác phẩm này, Lênin đã đề cập và giải quyết
một cách sâu sắc những vấn đề lý luận về tôn giáo, đặc biệt là việc luận giải
nguồn gốc xã hội của tôn giáo; thái độ của những người mácxít đối với tôn giáo
và sách lược đấu tranh chống tôn giáo của Đảng mácxít. Cùng với hệ thống các
tác phẩm viết về vấn đề tôn giáo, tác phẩm “Về thái độ của Đảng công nhân đối
với tôn giáo” góp phần quan trọng trong việc tích cực truyền bá, làm sâu sắc
thêm và cụ thể hóa quan điểm của Mác, Ăngghen về tôn giáo vào trong Đảng dân
chủ - xã hội và phong trào công nhân Nga. Đồng thời, nó cũng là cơ sở lý luận
quan trọng để thống nhất nhận thức và hành động của những người cộng sản Nga
lúc đó xung quanh vấn đề tôn giáo thông qua việc đề ra sách lược giải quyết vấn
đề tôn giáo và thực hiện sách lược đó trong quá trình lãnh đạo cách mạng.
Ngay sau khi cách mạng tháng Mười Nga thành công, khi chính quyền đã
về tay nhân dân, trong quá trình xây dựng xã hội mới, Lênin đã từng bước hiện
thực hóa tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen và của tác phẩm về vấn đề tôn giáo ở
Liên bang Xô Viết. Ngày 23 tháng 1 năm 1918, Lênin đã tuyên bố sắc luật “Về
việc tách giáo hội ra khỏi nhà nước, trường học ra khỏi nhà thờ”. Đây là văn kiện
đầu tiên của Nhà nước Xô Viết về vấn đề tôn giáo. Ngày 31 tháng 3 năm 1921,
Người gửi thư cho G.V.Tsitseerin, nhất trí gửi công văn cho tổ chức đảng của

các nước cộng hòa cổ Hồi giáo nhằm uốn nắn tư tưởng cho cán bộ tuyên truyền


13
phải tế nhị, không được xúc phạm tình cảm tôn giáo của tín đồ Hồi giáo. Ngày 9
và 21 tháng 4 năm 1921, Người gửi thư cho V.M.Môlôtốp nhắc nhở sai lầm của
một tờ báo đăng một bức thư của Ban Chấp hành Trung ương nhân dịp Lễ Phục
sinh đã “vạch trần sự giả dối của tôn giáo” và cho rằng làm như thế là không tế
nhị; cần công bố một bức thư với tinh thần “phải nhắc nhở mọi người nhất thiết
phải tránh sự xúc phạm đến tôn giáo”20. v.v…
Do nhiều lý do, Lênin chưa thể đề cập toàn diện đến các mặt của tôn giáo
như văn hóa tôn giáo, những ảnh hưởng tích cực của nó. Sau khi Lênin mất, có
lúc, có nơi không nhận thức và thực hiện đúng những tư tưởng về tôn giáo của
Người, thậm chí còn đưa ra nhiều biện pháp cực đoan trong xem xét, giải quyết
vấn đề tôn giáo, gây ra những tác hại không nhỏ đến việc đoàn kết quần chúng
cản trở đến tiến trình cách mạng.
Sau này, những tư tưởng cơ bản đó của Chủ nghĩa Mác - Lênin được
Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng một cách tài tình, sáng tạo, phù hợp với điều
kiện, hoàn cảnh Việt Nam, đem lại hiệu quả to lớn trong vận động, tập hợp lực
lượng, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộ Việt Nam. Người vận dụng và
thực hiện tốt sách lược của những người cách mạng đối với vấn đề tôn giáo, tư
tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo thể hiện trên một số nét cụ thể: thật sự
tôn trọng tự do, tín ngưỡng của nhân dân; theo Hồ Chí Minh: mọi công tác tôn
giáo đều hướng tới xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng khối đoàn kết
giữa đồng bào theo đạo và không theo đạo, giữa đồng bào lương và đồng bào
theo đạo thiên chúa; Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng cộng sản Việt nam và các cơ
quan, lưc lượng chức năng phải luôn luôn sáng tạo hình thức, phương pháp mới
trong công tác tôn giáo. Nội dung chính của tư tưởng Hồ Chí Minh đã thể hiện
sâu sắc sự vận dụng và phát triển sáng tạo những quan điểm của Lênin trong tác
phẩm “Về thái độ của đảng công nhân đối với vấn đề tôn giáo”.

Tác phẩm “Về thái độ của đảng công nhân đối với tôn giáo” ra đời
cách đây gần 100 năm nhưng giá trị khoa học của nó vẫn còn nguyên vẹn. Nó
vẫn là cơ sở để xem xét và giải quyết vấn đề tôn giáo trong xã hội hiện đại. Đặc
biệt, đối với nước ta, thông qua việc giải quyết vấn đề tôn giáo càng cho thấy
giá trị khoa học của các quan điểm của Lênin về vấn đề tôn giáo.
20

V.I. Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ Matxcơva, 1979, Tập 52, tr.180.


14
Nước ta là một quốc gia đa tôn giáo, sự thăng trầm của tôn giáo Việt
Nam, cũng luôn gắn liền với sự thăng trầm của lịch sử xã hội Việt Nam. Trong
lịch sử, các tín ngưỡng tôn giáo (dù nội sinh hay ngoại nhập) cũng đã góp phần
tích cực trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ tổ quốc trong từng giai
đoạn lịch sử khác nhau. Hiện nay, các tôn giáo Việt Nam chiếm một tỉ lệ tương
đối lớn trong cộng đồng con người và dân số Việt Nam. Theo số liệu thống kê về
số lượng tín đồ một số tôn giáo chính ở nước ta hiện nay: Đạo Phật: khoảng gần
10 triệu tín đồ, Đạo công giáo: 5.324.492 tín đồ, Đạo tin lành: khoảng 800.000
tín đồ, Đạo hồi: khoảng 64.990 tín đồ, Đạo cao đài: 2.276.976 tín đồ và Đạo
hoà hảo: có khoảng 1.232.572 tín đồ… Tính chung, số lượng tín đồ tôn giáo ở
nước ta hiện nay chiếm khoảng 25% dân số.
Ở nước ta quan hệ giữa tôn giáo và chính trị cũng đã từng bị các thế lực
chính trị bẻ lái theo khuynh hướng tiêu cực. Sự biến dạng quan hệ giữa tôn giáo
và chính trị gắn liền với chiêu bài sử dụng tôn giáo vào mục đích xâm lược của
thực dân Pháp và sau đó là đế quốc Mỹ. Trong giai đoạn cách mạng nước ta hiện
nay, các thế lực phản động đứng đầu là đế quốc Mỹ chưa từ bỏ dã tâm đen tối lợi
dụng tôn giáo để thực hiện mục đích chính trị chống phá cách mạng nước ta, sử
dụng tôn giáo như là một chiêu bài hòng thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”.
Trong điều kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), chúng

ta phải tiếp tục cảnh giác với âm mưu: Mỹ lợi dụng Việt Nam đẩy mạnh hội
nhập kinh tế thế giới, tiếp tục dùng đòn “tôn giáo”, sử dụng các phương tiện
thông tin xuyên tạc, vu cáo; dùng tiền bạc, đưa tài liệu vào trong nước nhằm kích
động số tay sai, cực đoan vu khống quan điểm, chính sách của Đảng ta về vấn đề
tôn giáo, lợi dụng để can thiệp vào nội bộ các nước, đòi các nước phải theo
“Luật tự do tôn giáo quốc tế” (HR2431) mà Mỹ đã dựng lên.
Một số sự việc xảy ra ở Tây Nguyên, Huế, thành phố Hồ Chí Minh và
một số địa phương khác thời gian qua đã bọc lộ rõ âm mưu lợi dụng tôn giáo của
Mỹ và các thế lực thù địch.
Trên cơ sở quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và những bài học trong việc giải quyết những vấn đề về tôn giáo; từ
tình hình tôn giáo ở nước ta hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã đề đường lối
chính sách toàn diện đồng bộ và triệt để, giải quyết vấn đề tôn giáo một cách
khoa học. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, với một nền kinh tế còn


15
phát triển thấp, đời sống của nhân dân tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn rất
khó khăn, trình độ văn hoá, dân trí còn hạn chế, cộng với những tác động của
mặt trái của cơ chế thị trường; tình trạng bất công, mất dân chủ... vẫn còn tương
đối phổ biến trong xã hội thì tôn giáo vẫn còn tồn tại một cách khách quan.
Chúng ta không thể nóng vội tả khuynh, máy móc, siêu hình trong giải quyết vấn
đề tôn giáo, càng không thể tuyên chiến với tôn giáo, vì như thế theo Lênin càng
làm cho tôn giáo nảy sinh và khó loại bỏ nó. Đồng thời, chúng ta cũng cần phải
khắc phục những thái độ “bàng quan”, “buông xuôi”, “hữu khuynh” trong việc
giải quyết vấn đề tôn giáo. Tôn giáo “là thuốc phiện của nhân dân”, là “thứ ruợu
tinh thần” độc hại cần phải loại bỏ nó ra khỏi đời sống tinh thần nhân dân. Nó là
một nội dung cơ bản trong cuộc đấu tranh chính trị tư tưởng, đấu tranh giai cấp ở
nước ta. Giải phóng nhân dân khỏi vòng hạnh phúc ảo tưởng, khỏi vòng nô lệ
của tôn giáo gắn liền với cuộc đấu tranh giai cấp, gắn liền với cuộc đấu tranh cho

chủ nghĩa xã hội. Đó là quan điểm nhất quán của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và cũng là của Đảng ta.
Để tiếp tục thực hiện tốt sự chỉ dẫn của Lênin trong tác phẩm “Về thái độ của
đảng công nhân đối với tôn giáo” và những quan điểm của Đảng ta hiện nay,
chúng ta cần thống nhất nhận thức đối với việc giải quyết vấn đề tôn giáo: Thứ
nhất, tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Thứ
hai, thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín
ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình
thường theo đúng luật pháp của nhà nước. Thứ ba, đoàn kết đồng bào theo các
tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và không theo tôn giáo. Chăm lo phát
triển kinh tế, văn hoá nâng cao đời sống của đồng bào có đạo. Thứ tư, từng bước
hoàn thiện luật pháp về tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng bào theo đạo và các vị chức
sắc tôn giáo có nghĩa vụ làm tròn trách nhiệm của công dân đối với Tổ quốc,
sống “tốt đời, đẹp đạo”, phát huy những giá trị tốt đẹp về văn hoá, đạo đức của
tôn giáo. Thống nhất nhận thức và hành động theo quan điểm của Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ X về vấn đề tôn giáo: “Đồng bào các tôn giáo là bộ phận quan
trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện chính sách nhất quán tôn
trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của
công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật. Đoàn kết đồng
bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo


16
tôn giáo. Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo. Động
viên, giúp đỡ đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn giáo sống “tốt đời, đẹp
đạo”. Các tổ chức tôn giáo hợp pháp hoạt động theo pháp luật và được pháp luật
bảo hộ. Thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời
sống vật chất, văn hóa của đồng bào các tôn giáo. Tăng cường công tác đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo, đấu tranh ngăn chặn các hoạt động mê
tín dị đoan, các hành vi lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo làm phương hại đến lợi ích

chung của đất nước, vi phạm quyền tự do tôn giáo của nhân dân” 21
Quân đội ta là đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân sản xuất.
Ngoài chức năng sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi, quân đội còn tham
gia tích cực có hiệu quả vào việc phát triển kinh tế xã hội mà trực tiếp là trên địa
bàn đóng quân, tích cực tuyên truyền và vận động nhân dân thực hiện các đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, trong đó có những vấn đề về
tôn giáo. Trên những địa bàn xung yếu, quân đội cùng với các lực lượng chính trị
xã hội khác thực sự là tai mắt của Đảng, Nhà nước, kịp thời phát hiện và cùng
với tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể xã hội địa phương, giải quyết
một cách hiệu quả tình hình phức tạp tôn giáo nảy sinh. Để thực hiện tốt quan
điểm, đường lối của Đảng về vấn đề tôn giáo, chúng ta phải thực hiện tốt một số
biện pháp trong quân đội: Một là, không ngừng tuyên truyền, giáo dục đường lối,
chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước cho cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị và
cho nhân dân địa phương nơi đóng quân. Hai là, thực hiện tốt chính sách tôn
giáo ngay trong các đơn vị quân đội đối với các quân nhân theo tôn giáo. Ba là,
thực hiện tốt chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào tôn
giáo ở nơi đóng quân.

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2006, tr.122-123.
21



×