Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Chủ đề 7. Đột biến cấu trúc NST (Tải: https://link1s.com/yHqvN)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (631.36 KB, 18 trang )

CHUYÊN ĐỀ
ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ

A.LÍ THUYẾT
I.KHÁI NIỆM VỀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST
- Đột biến cấu trúc NST là sự thay đổi cấu hình của NST . Sự thay đổi này do sự biến đổi một
đoạn nhỏ nào đó của NST gồm nhiều gen bị mất hoặc được sắp xếp lại.
- Phương pháp quan sát : Dùng phương pháp tế bào học nhất là phương pháp nhuộm băng.
II.CÁC DẠNG ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST

Hình 1 . Các dạng đột biến cấu trúc NST dành cho chương trình cơ bản.


Hình 2. Khai triển và nâng cao các dạng đột biến cấu trúc NST

Hình 3. Phân dạng đột biến cấu trúc NST
Các ý chính lí thuyết cần nhớ :
a.Mất đoạn


- Đột biến làm mất đi 1 đoạn nào đó trên NST , đoạn bị mất gồm nhiều gen , có thể ở đầu hoặc ở
giữa NST , có thể gồm tâm động hoặc không .
b.Lặp đoạn
- Lặp lại 1 hay nhiều lần đoạn nào đó đã có trên NST  Tăng số gen trên NST
c.Đảo đoạn
-Đảo đoạn là dạng đột biến làm một đoạn nào đó của NST bị đứt, đảo ngược 1800 rồi nối vào vị
trí cũ.Đoạn đảo có thể chứa tâm động hoặc khơng .
- Đảo đoạn thường khơng thay đổi số gen vốn có ở NST, nhưng thay đổi trình tự các gen trong
phạm vi 1 NST (thay đổi lôcut).
d.Chuyển đoạn
Chuyển đoạn là dạng đột biến làm một đoạn của NST bị đứt, rồi đổi sang vị trí khác. Tùy theo vị


trí đoạn bị đứt chuyển đến, người ta phân biệt:
+ Chuyển đoạn trong 1 NST → làm thay đổi lôcut.
+ Chuyển đọan giữa 2 NST khơng tương đồng → làm thay đổi nhóm gen liên kết.
Chuyển đoạn giữa 2 NST có thể là tương hỗ hoặc không tương hỗ :
+ Trong chuyển đoạn tương hỗ, 2 NST trao đổi cho nhau đoạn NST.
+ Trong chuyển đoạn không tương hỗ, một đoạn của NST này (hoặc có khi cả một NST nguyên
vẹn) có thể sáp nhập vào NST khác.
III. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ LÀM PHÁT SINH ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST
1. Nguyên nhân
- Do tác nhân đột biến (phóng xạ, hố chất …) hoặc do môi trường nội bào bất thường.
- Kết quả tác động tuỳ thuộc từng NST, giai đoạn hình thái NST .
2. Cơ chế
Cơ chế phát sinh: Tác nhân đột biến hay rối loạn nội bào làm q trình nhân đơi hoặc tiếp hợp
của NST xảy ra bất thường. Nói chung, sự đứt đoạn là dạng đột biến ban đầu, thường xảy ra khi
NST ở dạng sợi mảnh, chưa xoắn đến mức cao nên dễ đứt trong phân bào, từ đó có thể gây ra
mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.
Cơ chế di truyền:


Nếu đột biến xảy ra trong giảm phân có thể sinh ra giao tử khác thường. Giao tử mang NST đã
đột biến kết hợp với giao tử khác (bình thường hoặc có đột biến) tạo nên hợp tử mang đột biến ,
từ đó sinh ra thể đột biến.
IV. HẬU QUẢ
1. Hậu quả đột biến cấu trúc NST
Nói chung, cấu trúc NST bị đột biến dẫn đến thay đổi tổ hợp gen hoặc gây rối loạn tiếp hợp, từ
đó biến đổi cân bằng các gen → thường có hại cho thể đột biến.
+ Hậu quả của mất đoạn: làm giảm số lượng gen trong NST → mất cân bằng hệ gen nghiêm
trọng →gây dị dạng, giảm sức sinh sản, hay gây chết. Ví dụ : ở người NST 21 mất đoạn gây ung
thư máu (SGK 12 nâng cao); hoặc NST 22 mất 1 phần vai dài tạo nên NST Philadelphia gây một
kiểu bệnh ung thư máu (SGK 12 chuẩn).

+ Hậu quả của lặp đoạn: làm tăng số gen vốn có → thường có hại, nhưng nói chung ít nghiêm
trọng hơn mất đoạn. Ví dụ : ở ruồi giấm, lặp đoạn Bar làm mắt lồi thành mắt dẹt.
+ Hậu quả của đảo đoạn: làm thay đổi trình tự gen → tăng hoặc giảm hoạt động của gen →
thường có hại nhưng ít nghiêm trọng. Trao đổi chéo ở vùng đảo đoạn → giao tử bất thường →
hợp tử chết.
+ Hậu quả của chuyển đoạn: thay đổi trình tự gen và nhóm gen liên kết thường giảm khả năng
sinh sản.
2. Vai trò đột biến cấu trúc NST
- Mất đoạn nhỏ có thể ứng dụng để loại bỏ gen không mong muốn ở một số giống cây trồng.
Nghiên cứu mất đoạn để lập bản đồ gen.
- Lặp đoạn → lặp gen → tăng sản phẩm gen → có ý nghĩa (như lặp đoạn ở đại mạch tăng hoạt
tính amilaza lợi cho sản xuất bia).
- Đảo đoạn không thay đổi vật chất di truyền vốn có → thay đổi trình tự gen → tăng độ đa dạng
→ tăng nguồn nguyên liệu cho tiến hoá.
- Trong tiến hố, chuyển đoạn đóng vai trị quan trọng đối với sự hình thành lồi mới. Chuyển
đoạn nhỏ khá phổ biến ở lúa, chuối, đậu … Trong tạo giống, người ta gây chuyển đoạn để
chuyển gen, gây chuyển đoạn ở cơn trùng có hại để tạo ra các dịng chuyển đoạn bị mất khả năng
sinh sản, từ đó phịng trừ sâu hại cùng lồi.
V.TĨM TẮT KIẾN THỨC BẰNG SƠ ĐỒ


B.PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP
* Đột biến cấu trúc NST xảy ra ở cấp độ tế bào nên có thể quan sát được sự xuất hiện của chúng
dưới kính hiển vi cịn đột biến gen thì khơng thể.
* Ứng dụng phần lí thuyết in nghiên ở phần lí thuyết để làm bài tập. ( Tham khảo thêm hình 1 )
* Một quần thể có n alen thì số kiểu gen có thể có của quần thể này được xác định bằng cơng
n(n  1)
thức :
2
C.BÀI TẬP ỨNG DỤNG

Câu 1.Khi nói về đột biến cấu trúc NST phát biểu nào sau đây là ĐÚNG ?
A.Đột biến mất đoạn làm kích thước NST ngắn lại nhưng AND thì vẫn giữ nguyên.
B.Lặp đoạn làm kích thước NST dài hơn , vị trí các gen xa hơn có thể làm thay đổi nhóm gen
LK.


C.Đảo đoạn làm kích thước NST khơng đổi , nhóm liên kết gen không đổi nhưng trật tự phân bố
của gen bị thay đổi.
D.Chuyển đoạn tương hổ và không tương hổ chỉ làm thay đổi vị trí gen .
Câu 2.Số phát biểu ĐÚNG trong các phát biểu dưới đây khi nói về đột biến cấu trúc NST ?
(1) Dạng đột biến cấu trúc NST chắc chắn dẫn đến làm tăng số lượng gen trên NST là lặp đoạn.
(2) Trao đổi đoạn giữa hai NST không tương đồng gây ra hiện tượng hoán vị gen.
(3) Dạng đột biến cấu trúc NST thường gây mất cân bằng gen nghiêm trọng nhất là mất đoạn.
(4) Dạng đột biến cấu trúc NST có vai trị quan trọng trong q trình hình thành lồi mới là đảo
đoạn.
(5) Dạng đột biến chuyển đoạn nhỏ được ứng dụng để loại khỏi NST những gen không mong
muốn ở một số cây trồng.
(6) Thực chất của đột biến cấu trúc NST là sự sắp xếp lại các khối gen trên và giữa các NST.
A.2.

B.3.

C.4.

D.5

Câu 3.Xét một cặp NST tương đồng có trình tự sắp xếp các gen như sau :
ABCDEFGH.IKL (1)



Abcdefgh.ikl (2)

Cả hai dạng đột biến sau đều xảy ra do rối loạn quá trình trong giảm phân nhưng loại đột biến I
đã tạo ra một loại giao tử có NST trên với trình tự sắp xếp như sau : ABCDefgH.IKL.Loại đột
biến II thì lại tạo ra được một loại giao tử khác là ABCDEKI.HGFL . Hiện tượng đã xảy ra
trong giảm phân nào sau đây là đúng ?
A.Dạng đột biến I là trao đổi đoạn NST không cân giữa hai cromatit của hai NST không tương
đồng , dạng đột biến II là đảo đoạn có tâm động và làm thay đổi hình dạng của NST.
B.Dạng đột biến I là nối đoạn NST bị đứt vào NST tương đồng và dạng đột biến II là đảo đoạn
nhưng không làm thay đổi hình dạng NST.
C.Dạng đột biến I là nối đoạn NST bị đứt vào NST không tương đồng và dạng đột biến II là đảo
đoạn nhưng không làm thay đổi hình dạng NST.
D.Dạng đột biến I là trao đổi đoạn không cân giữa hai cromatit của hai NST tương đồng , dạng
đột biến II là đảo đoạn chứa tâm động và làm thay đổi hình dạng NST.
Câu 4. Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là do tác nhân gây đột biến:


A. làm đứt gãy NST, rối loạn nhân đôi NST, trao đổi chéo khơng đều giữa các crơmatít.
B. làm đứt gãy nhiễm sắc thể, làm ảnh hưởng tới quá trình tự nhân đôi ADN.
C. tiếp hợp hoặc trao đổi chéo khơng đều giữa các crơmatít.
D. làm đứt gãy nhiễm sắc thể dẫn đến rối loạn trao đổi chéo.
Câu 5. Trao đổi đoạn không cân giữa 2 crômatit trong cặp tương đồng gây hiện tượng
A. chuyển đoạn.

B. lặp đoạn và mất đoạn.

C. đảo đoạn.

D. hoán vị gen.


Câu 6. Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không làm thay đổi hàm lượng ADN trên nhiễm sắc
thể là
A. lặp đoạn, chuyển đoạn.

B. đảo đoạn, chuyển đoạn trên cùng một NST.

C. mất đoạn, chuyển đoạn.

D. chuyển đoạn trên cùng một NST.

Câu 7. Đột biến làm tăng cường hàm lượng amylaza ở Đại mạch thuộc dạng
A. mất đoạn nhiễm sắc thể.

B. lặp đoạn nhiễm sắc thể.

C. đảo đoạn nhiễm sắc thể.

D. chuyển đoạn nhiễm sắc thể.

Câu 8 . Nội dung nào sau đây không đúng khi nói đến đột biến đảo đoạn NST
A. Các gen trong nhóm gen liên kết trên NST khơng bị thay đổi về thành phần và số lượng.
B. Góp phần làm tăng cường sự sai khác giữa các nòi trong loài.
C. Đoạn NST bị đảo phải nằm ở giữa và khơng mang tâm động.
D. Đoạn NST có thể chứa hoặc không chứa tâm động.
Câu 9. Những đột biến nào dưới đây không làm mất hoặc thêm vật chất di truyền
A. Đảo đoạn và chuyển đoạn.
B. Mất đoạn và lặp đoạn.
C. Chuyển đoạn tương hỗ và không tương hỗ.
D. Lặp đoạn và chuyển đoạn.
Câu 10. Khi nghiên cứu một dòng đột biến của một lồi cơn trùng được tạo ra từ phịng thí

nghiệm, người ta thấy trên nhiễm sắc thể số 2 có số lượng gen tăng lên so với dạng bình thường.
Dạng đột biến nào sau đây có thể là nguyên nhân gây ra sự thay đổi trên?


A. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể .

B. Đảo đoạn.

C. Mất đoạn.

D. Lặp đoạn.

Câu 11. Sự trao đổi chéo không cân giữa hai crômatit khác nguồn trong cặp nhiễm sắc thể kép
tương đồng xảy ra ở kì đầu của giảm phân I có thể làm phát sinh các loại đột biến nào sau đây?
A. Mất đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể.
B. Lặp đoạn và chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
C. Mất đoạn và lặp đoạn nhiễm sắc thể.
D. Lặp đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 12. Mô tả nào sau đây đúng với cơ chế gây đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể ?
A. Một đoạn nhiễm sắc thể nào đó đứt ra rồi đảo ngược 1800 và nối lại.
B. Các đoạn không tương đồng của cặp NST tương đồng đứt ra và trao đổi đoạn cho nhau.
C. Hai cặp NST tương đồng khác nhau trao đổi cho nhau những đoạn không tương đồng.
D. Một đoạn của NST nào đó đứt ra rồi gắn vào NST của cặp tương đồng khác.
Câu 13. Khi nói về đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Sự sắp xếp lại các gen do đảo đoạn góp phần tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hố.
B. Đảo đoạn NST làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên NST, vì vậy hoạt động của gen có
thể bị thay đổi.
C. Một số thể đột biến mang nhiễm sắc thể bị đảo đoạn có thể giảm khả năng sinh sản.
D. Đoạn NST bị đảo luôn nằm ở đầu mút hay giữa NST và không mang tâm động.
Câu 14. Những dạng đột biến cấu trúc làm tăng số lượng gen trên 1 NST là

A. Mất đoạn và lập đoạn
B. Lập đoạn và đảo đoạn
C. Lập đoạn và chuyển đoạn không tương hỗ
D. Đảo đoạn và chuyển đoạn khơng tương hỗ
Câu 15. Ở một lồi động vật, người ta phát hiện nhiễm sắc thể số II có các gen phân bố theo trình
tự khác nhau do kết quả của đột biến đảo đoạn là:


(1) ABCDEFG

(2) ABCFEDG

(3) ABFCEDG

(4) ABFCDEG

Giả sử nhiễm sắc thể số (3) là nhiễm sắc thể gốc. Trình tự phát sinh đảo đoạn là
A. (1) ←(3) → (4) → (1).

B. (3) → (1) → (4) → (1).

C. (2) →(1) → (3) → ( 4).

D. (1) ← (2) ← (3) → (4).

Câu 16. Ở một loài động vật, người ta đã phát hiện 4 nịi có trình tự các gen trên nhiễm sắc thể số
III như sau:
Nòi 1: ABCDEFGHI ; nòi 2: HEFBAGCDI; nòi 3: ABFEDCGHI; nòi 4: ABFEHGCDI.
Cho biết nòi 1 là nòi gốc, mỗi nòi còn lại được phát sinh do một đột biến đảo đoạn. Trình tự
đúng của sự phát sinh các nòi trên là

A. 1 → 3 → 4 → 2.

B. 1 → 4 → 2 → 3.

C. 1 → 3 → 2 → 4.

D. 1 → 2 → 4 → 3.

Câu 17. Ở ruồi giấm đoạn 16A nằm trên NST giới tính X bị lặp đoạn làm cho mắt lồi thành mắt
dẹt . Nếu lập đoạn 16A một lần và hai lần ở một số cá thể thì số loại kiểu gen nhiều nhất trong
quần thể ruồi là
A. 3

B. 5

C. 7

D. 9

Câu 18. Một nhóm tế bào sinh tinh chỉ mang đột biến cấu trúc ở hai nhiễm sắc thể thuộc
hai cặp tương đồng số 3 và số 5. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và khơng xảy
ra trao đổi chéo. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử không mang nhiễm sắc thể đột biến
trong tổng số giao tử là
A.

1
4

B.


1
2

D.

1
8

D.

1
16

Câu 19. Một nhóm tế bào sinh tinh chỉ mang đột biến chuyển đoạn tương hỗ ở hai nhiễm sắc thể
thuộc hai cặp tương đồng số 3 và số 5. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và khơng
xảy ra trao đổi chéo. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử mang nhiễm sắc thể đột biến ở cả hai
nhiễm sắc thể trong tổng số giao tử đột biến là
A.

1
.
3

B.

1
.
2

C.


2
.
3

D.

1
.
4

Câu 20. Xét cấu trúc nhiễm sắc thể số III của 4 dòng ruồi giấm (a, b, c và d) được thu thập ở bốn
vùng địa lý khác nhau nhận được kết quả như sau:
Dòng a: 1 2 6 5 4 3 7 8 9 10.

Dòng b: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10.


Dòng c: 1 2 6 5 8 7 9 4 3 10.

Dòng d: 1 2 6 5 8 7 3 4 9 10.

Biết rằng q trình hình thành các dịng khác nhau là do đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể. Nếu
dịng c là dịng gốc, thì hướng tiến hóa của các dòng là
A. c→ a → d → b

B. c → b → a → d

C. c → d → a → b


D. c → d → b → a

Câu 21. Ở người có sự chuyễn đoạn tương hỗ xẩy ra giữa NST số 13 và NST số 18. Tế bào giảm
phân sinh giao tử sẽ có tối đa bao nhiêu loại giao tử khác nhau về nguồn gốc bố mẹ của 2 cặp
NST này.
A. 8

B. 16

C. 20

D. 24

Câu 22. Trình tự các gen trên NST ở 4 nịi thuộc một lồi được kí hiệu bằng các chử cái như sau:
Nòi 1: ABGEDCHI;

Nòi 2: BGEDCHIA;

Nòi 3: ABCDEGHI;

Nòi 4: BGHCDEIA

Cho biết sự xuất hiện mỗi nòi là kết quả của một dạng đột biến cấu trúc NST từ nòi trước đó.
Trình tự đúng sự xuất hiện các nịi trên là:
A. 1 → 2 → 4 → 3

B. 3 → 1 → 2 → 4

C. 2 → 4 → 3 → 1


D. 2 → 1 → 3 → 4

Câu 23. Các gen abcde là các gen liên kết gần nhau trên NST ở E.coli. Có 3 đột biến mất đoạn nu
ngắn xảy ra trên phân đoạn NST này dẫn đến sự mất đi một số gen như sau:
Đột biến 1: mất các gen bde
Đột biến 2: mất các gen ac
Đột biến 3: mất các gen abd
Trên cơ sở 3 dạng đột biến này có thể dự đốn trình tự các gen trên NST
A. abcde

B. acbed

C. bdeac

D. Cadbe

Câu 24. Ở một cá thể sinh vật có sự chuyển đoạn tương hỗ xảy ra giữa một NST số 13 và một
NST số 18, lặp đoạn trên một NST của cặp NST số 8, đảo đoạn trên một NST của cặp số 15. Cơ
thể trên giảm phân sinh giao tử thì tỉ lệ giao tử không mang đột biến về các cặp NST trên là
A.

1
.
23

B.

16
.
23


C.

1
.
8

Câu 25. Phương pháp phát hiện đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thấy rõ nhất là
A.Phát hiện thể đột biến.

D.

1
.
16


B.Quan sát kiểu hình.
C.Quan sát tế bào kết thúc phân chia.
D.Nhuộm băng nhiễm sắc thể.
D.HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP
Câu 1.Khi nói về đột biến cấu trúc NST phát biểu nào sau đây là ĐÚNG ?
A.Đột biến mất đoạn làm kích thước NST ngắn lại nhưng AND thì vẫn giữ nguyên.
B.Lặp đoạn làm kích thước NST dài hơn , vị trí các gen xa hơn có thể làm thay đổi nhóm gen
LK.
C.Đảo đoạn làm kích thước NST khơng đổi , nhóm liên kết gen không đổi nhưng trật tự phân bố
của gen bị thay đổi.
D.Chuyển đoạn tương hổ và không tương hổ chỉ làm thay đổi vị trí gen .
Hướng dẫn : Câu a vì đã mất đoạn NST dẫn đến một đoạn AND trên NST cũng bị mất theo vậy
không như ban đầu , câu b các nhóm liên kết gen khơng bao giờ có thể thay đổi, câu d có thể

thay đổi cả vị trí gen , kích thước và nhóm liên kết gen.
Câu 2.Số phát biểu ĐÚNG trong các phát biểu dưới đây khi nói về đột biến cấu trúc NST ?
(1) Dạng đột biến cấu trúc NST chắc chắn dẫn đến làm tăng số lượng gen trên NST là lặp đoạn.
(2) Trao đổi đoạn giữa hai NST khơng tương đồng gây ra hiện tượng hốn vị gen.
(3) Dạng đột biến cấu trúc NST thường gây mất cân bằng gen nghiêm trọng nhất là mất đoạn.
(4) Dạng đột biến cấu trúc NST có vai trị quan trọng trong q trình hình thành lồi mới là đảo
đoạn.
(5) Dạng đột biến chuyển đoạn nhỏ được ứng dụng để loại khỏi NST những gen không mong
muốn ở một số cây trồng.
(6) Then thực chất của đột biến cấu trúc NST là sự sắp xếp lại các khối gen trên và giữa các
NST.
A.2.

B.3.

C.4.

Hướng dẫn :
Sữa lại các ý sai : (2) chuyển đoạn , (4) chuyển đoạn , (5) mất đoạn nhỏ .
Câu 3.Xét một cặp NST tương đồng có trình tự sắp xếp các gen như sau :

D.5


ABCDEFGH.IKL (1)


Abcdefgh.ikl (2)

Cả hai dạng đột biến sau đều xảy ra do rối loạn quá trình trong giảm phân nhưng loại đột biến I

đã tạo ra một loại giao tử có NST trên với trình tự sắp xếp như sau : ABCDefgH.IKL.Loại đột
biến II thì lại tạo ra được một loại giao tử khác là ABCDEKI.HGFL . Hiện tượng đã xảy ra
trong giảm phân nào sau đây là đúng ?
A.Dạng đột biến I là trao đổi đoạn NST không cân giữa hai cromatit của hai NST không tương
đồng , dạng đột biến II là đảo đoạn có tâm động và làm thay đổi hình dạng của NST.
B.Dạng đột biến I là nối đoạn NST bị đứt vào NST tương đồng và dạng đột biến II là đảo đoạn
nhưng không làm thay đổi hình dạng NST.
C.Dạng đột biến I là nối đoạn NST bị đứt vào NST không tương đồng và dạng đột biến II là đảo
đoạn nhưng không làm thay đổi hình dạng NST.
D.Dạng đột biến I là trao đổi đoạn không cân giữa hai cromatit của hai NST tương đồng , dạng
đột biến II là đảo đoạn chứa tâm động và làm thay đổi hình dạng NST.
Hướng dẫn : Ta có ABCDEFGH.IKL (1)


Abcdefgh.ikl (2)

Ở dạng đột biến I : giao tử hình thành có dạng ABCDefgH.IKL có sự trao đổi đoạn không cân
giữa 2 cromatit của 2 NST tương đồng là 2 đoạn efg (2) và EFG (1) .
Ở dạng đột biến II: giao tử hình thành có dạng ABCDEKI.HGFL có sự đảo đoạn FGH.IK
đb

 KI .HGF và có làm thay đổi hình dạng NST.
Câu 4. Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là do tác nhân gây đột biến:
A. làm đứt gãy NST, rối loạn nhân đôi NST, trao đổi chéo không đều giữa các crơmatít.
B. làm đứt gãy nhiễm sắc thể, làm ảnh hưởng tới q trình tự nhân đơi ADN.
C. tiếp hợp hoặc trao đổi chéo khơng đều giữa các crơmatít.
D. làm đứt gãy nhiễm sắc thể dẫn đến rối loạn trao đổi chéo.
Câu 5. Trao đổi đoạn không cân giữa 2 crômatit trong cặp tương đồng gây hiện tượng
A. chuyển đoạn.


B. lặp đoạn và mất đoạn.

C. đảo đoạn.

D. hoán vị gen.

Câu 6. Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không làm thay đổi hàm lượng ADN trên nhiễm sắc
thể là


A. lặp đoạn, chuyển đoạn.

B. đảo đoạn, chuyển đoạn trên cùng một NST.

C. mất đoạn, chuyển đoạn.

D. chuyển đoạn trên cùng một NST.

Câu 7. Đột biến làm tăng cường hàm lượng amylaza ở Đại mạch thuộc dạng
A. mất đoạn nhiễm sắc thể.

B. lặp đoạn nhiễm sắc thể.

C. đảo đoạn nhiễm sắc thể.

D. chuyển đoạn nhiễm sắc thể.

Câu 8 . Nội dung nào sau đây khơng đúng khi nói đến đột biến đảo đoạn NST
A. Các gen trong nhóm gen liên kết trên NST không bị thay đổi về thành phần và số lượng.
B. Góp phần làm tăng cường sự sai khác giữa các nịi trong lồi.

C. Đoạn NST bị đảo phải nằm ở giữa và không mang tâm động.
D. Đoạn NST có thể chứa hoặc khơng chứa tâm động.
Câu 9. Những đột biến nào dưới đây không làm mất hoặc thêm vật chất di truyền
A. Đảo đoạn và chuyển đoạn.
B. Mất đoạn và lặp đoạn.
C. Chuyển đoạn tương hỗ và không tương hỗ.
D. Lặp đoạn và chuyển đoạn.
Câu 10. Khi nghiên cứu một dịng đột biến của một lồi cơn trùng được tạo ra từ phịng thí
nghiệm, người ta thấy trên nhiễm sắc thể số 2 có số lượng gen tăng lên so với dạng bình thường.
Dạng đột biến nào sau đây có thể là nguyên nhân gây ra sự thay đổi trên?
A. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể .

B. Đảo đoạn.

C. Mất đoạn.

D. Lặp đoạn.

Hướng dẫn : Chỉ có lặp đoạn thì số lượng gen mới tăng lên so với dạng bình thường .
Câu 11. Sự trao đổi chéo không cân giữa hai crômatit khác nguồn trong cặp nhiễm sắc thể kép
tương đồng xảy ra ở kì đầu của giảm phân I có thể làm phát sinh các loại đột biến nào sau đây?
A. Mất đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể.
B. Lặp đoạn và chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
C. Mất đoạn và lặp đoạn nhiễm sắc thể.


D. Lặp đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 12. Mô tả nào sau đây đúng với cơ chế gây đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể ?
A. Một đoạn nhiễm sắc thể nào đó đứt ra rồi đảo ngược 1800 và nối lại.
B. Các đoạn không tương đồng của cặp NST tương đồng đứt ra và trao đổi đoạn cho nhau.

C. Hai cặp NST tương đồng khác nhau trao đổi cho nhau những đoạn không tương đồng.
D. Một đoạn của NST nào đó đứt ra rồi gắn vào NST của cặp tương đồng khác.
Câu 13. Khi nói về đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Sự sắp xếp lại các gen do đảo đoạn góp phần tạo ra nguồn nguyên liệu cho q trình tiến hố.
B. Đảo đoạn NST làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên NST, vì vậy hoạt động của gen có
thể bị thay đổi.
C. Một số thể đột biến mang nhiễm sắc thể bị đảo đoạn có thể giảm khả năng sinh sản.
D. Đoạn NST bị đảo luôn nằm ở đầu mút hay giữa NST và không mang tâm động.
Câu 14. Những dạng đột biến cấu trúc làm tăng số lượng gen trên 1 NST là
A. Mất đoạn và lặp đoạn
B. Lặp đoạn và đảo đoạn
C. Lặp đoạn và chuyển đoạn không tương hỗ
D. Đảo đoạn và chuyển đoạn không tương hỗ
Câu 15. Ở một loài động vật, người ta phát hiện nhiễm sắc thể số II có các gen phân bố theo trình
tự khác nhau do kết quả của đột biến đảo đoạn là:
(1) ABCDEFG

(2) ABCFEDG

(3) ABFCEDG

(4) ABFCDEG

Giả sử nhiễm sắc thể số (3) là nhiễm sắc thể gốc. Trình tự phát sinh đảo đoạn là
A. (1) ←(3) → (4) → (1).

B. (3) → (1) → (4) → (1).

C. (2) →(1) → (3) → ( 4).


D. (1) ← (2) ← (3) → (4).

Hướng dẫn : Cách làm nhanh nhất cho dạng bài tập này là từ dạng gốc sẽ bị thay đổi dạng nhỏ
nhất thì gần nhất với dạng gốc , sau đó từ dạng gốc 2 sẽ tạo ra các dạng tiếp theo.
Câu 16. Ở một loài động vật, người ta đã phát hiện 4 nịi có trình tự các gen trên nhiễm sắc thể số
III như sau:


Nòi 1: ABCDEFGHI ; nòi 2: HEFBAGCDI; nòi 3: ABFEDCGHI; nòi 4: ABFEHGCDI.
Cho biết nòi 1 là nòi gốc, mỗi nòi còn lại được phát sinh do một đột biến đảo đoạn. Trình tự
đúng của sự phát sinh các nịi trên là
A. 1 → 3 → 4 → 2.

B. 1 → 4 → 2 → 3.

C. 1 → 3 → 2 → 4.

D. 1 → 2 → 4 → 3.

Câu 17. Ở ruồi giấm đoạn 16A nằm trên NST giới tính X bị lặp đoạn làm cho mắt lồi thành mắt
dẹt . Nếu lặp đoạn 16A một lần và hai lần ở một số cá thể thì trong quần thể ruồi mắt dẹt có bao
nhiêu kiểu gen ?
A. 3

B. 5

C. 7

D. 9


Hướng dẫn :
Gồm 3 alen : Alen A1 là alen 16A lặp một lần, alen A2 là alen 16A lặp hai lần và alen a là alen
không lặp.
Vậy số kiểu gen có thể có của quần thể này là

3(3  1)
 9 (KG)
2

Vì đây là quần thể rồi mắt dẹt → loại bỏ đi 2 kiểu gen đồng hợp trội mắt lồi ( X a X a , X aY )
→ Số kiểu gen của quần thể là : 9 – 2 = 7 → Đáp án C.
Câu 18. Một nhóm tế bào sinh tinh chỉ mang đột biến cấu trúc ở hai nhiễm sắc thể thuộc
hai cặp tương đồng số 3 và số 5. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và khơng xảy
ra trao đổi chéo. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử không mang nhiễm sắc thể đột biến
trong tổng số giao tử là
A.

1
4

B.

1
2

D.

1
8


Hướng dẫn :
NST(3,5) → [NST(3,3+5),NST(5+3,5)] → GTBT: NST(3,5) ; KBT : NST(3,5+3),
NST(3+5,5+3), NST(3+5,5).
Vậy theo đề ta có tỉ lệ giao tử không mang nhiễm sắc thể đột biến trong tổng số giao tử là

NST (3,5)
1

NST (3,5)  NST (3,5  3)  NST (3  5,5  3)  NST (3  5,5) 4

D.

1
16


Câu 19. Một nhóm tế bào sinh tinh chỉ mang đột biến chuyển đoạn tương hỗ ở hai nhiễm sắc thể
thuộc hai cặp tương đồng số 3 và số 5. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và khơng
xảy ra trao đổi chéo. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử mang nhiễm sắc thể đột biến ở cả hai
nhiễm sắc thể trong tổng số giao tử đột biến là
A.

1
.
3

B.

1
.

2

C.

2
.
3

D.

1
.
4

Hướng dẫn :
NST(3,5)  [NST(3,3+5),NST(5+3,5)]  GTBT: NST(3,5) ; KBT : NST(3,5+3), NST(3+5,5+3),
NST(3+5,5)
Tỉ lệ loại giao tử mang nhiểm sắc thể đột biến ở cả hai NST trong tổng số giao tử đột biến là 1/3.
Câu 20. Xét cấu trúc nhiễm sắc thể số III của 4 dòng ruồi giấm (a, b, c và d) được thu thập ở bốn
vùng địa lý khác nhau nhận được kết quả như sau:
Dòng a: 1 2 6 5 4 3 7 8 9 10.

Dòng b: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10.

Dòng c: 1 2 6 5 8 7 9 4 3 10.

Dòng d: 1 2 6 5 8 7 3 4 9 10.

Biết rằng quá trình hình thành các dòng khác nhau là do đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể. Nếu
dịng c là dịng gốc, thì hướng tiến hóa của các dịng là

A. c→ a → d → b

B. c → b → a → d

C. c → d → a → b

D. c → d → b → a

Hướng dẫn : Q trình tiến hóa nhìn vào các dịng sẽ có sự thay đổi cấu trúc nhiễm sắc thể từ bé
đến lớn.
Câu 21. Ở người có sự chuyễn đoạn tương hỗ xẩy ra giữa NST số 13 và NST số 18. Tế bào giảm
phân sinh giao tử sẽ có tối đa bao nhiêu loại giao tử khác nhau về nguồn gốc bố mẹ của 2 cặp
NST này.
A. 8

B. 16

C. 20

D. 24

Hướng dẫn : Phương pháp làm bài này khơng có cách nào nhanh hơn cả , cách nhanh nhất là
làm 1 trường hợp rồi qui nạp lên . Sau đây xin giới thiệu một hướng giải của cô Nguyễn Thị
Nguyệt
Quy ước cặp NST số 18 là A và a ; cặp NST số 13 là B và b. chuyễn đoạn giữa cặp 18 và 13
1. A chuyễn đoạn với B tạo ra 2 NST mới là : AB và BA
Ở kì trước I của giảm phân NST có dạng: AABaa, BBAbb
Ở kì giữa I của giảm phân NST có 2 khả năng
Trên: {AABBBA {AABbb
Dưới: {aa bb ; {aa BBA



Ở kỳ cuối I sẽ có 4 khả năng: AABBBA, AABbb, aa bb; aa BBA
Ở kỳ cuối II sẽ có: : AABBBA→AB, ABA, ABB, ABBA,
AABbb → Ab, ABb
aa bb → ab
aa BBA → aB, aBA
Kết quả: Tạo ra 4 giao tử bình thường : AB ;Ab ;aB ;ab
Và 5 giao tử đột biến : AB BA ;AB B ;AB b ;ABA ; aBA
2.A chuyễn đoạn với b tạo ra 2 NST mới là : Ab và bA
Ở kì trước I của giảm phân NST có dạng: AAbaa BB bbA
Ở kì giữa I của giảm phân NST có 2 khả năng
Trên: {AAbBB {AAbbbA
Dưới: {aa bbA ; {aa BB
Ở kỳ cuối I sẽ có 4 khả năng: AAbBB, AAbbbA, aa bbA ; aa BB
Ở kỳ cuối II sẽ có: : AAbBB → AB, AbB
AAbbbA→ Ab, AbA, Abb,AbbA
aa bbA → ab, abA
aa BB → aB
Kết quả: Tạo ra 4 giao tử bình thường : AB ;Ab ;aB ;ab (trùng với 1)
Và 5 giao tử đột biến : AbB, AbA, Abb,AbbA , abA
3 . a chuyễn đoạn với b tạo ra 2 NST mới là : ab và ba
Ở kì trước I của giảm phân NST có dạng: AAaab BB bba
Ở kì giữa I của giảm phân NST có 2 khả năng
Trên: {AA BB {AA bba
Dưới: {aab bba ; {aab BB
Ở kỳ cuối I sẽ có 4 khả năng: AA BB, aab bba, AA bba, aab BB
Ở kỳ cuối II sẽ có: : AA BB → AB
aab bba → a b, aba , ab b, ab ba
AA bba → Ab, Aba

aab BB → aB, ab B
Kết quả: Tạo ra 4 giao tử bình thường : AB ;Ab ;aB ;ab (trùng với 1)
Và 5 giao tử đột biến : aba , ab b, ab ba , Aba, ab B
4. a chuyễn đoạn với B tạo ra 2 NST mới là : aB và Ba
Tạo ra 5 giao tử đột biến mới
Vậy tổng số giao tử được tao ra là : 5 x 4 + 4 = 24.
Câu 22. Trình tự các gen trên NST ở 4 nịi thuộc một lồi được kí hiệu bằng các chử cái như sau:
Nòi 1: ABGEDCHI;

Nòi 2: BGEDCHIA;

Nòi 3: ABCDEGHI;

Nòi 4: BGHCDEIA


Cho biết sự xuất hiện mỗi nòi là kết quả của một dạng đột biến cấu trúc NST từ nòi trước đó.
Trình tự đúng sự xuất hiện các nịi trên là:
A. 1 → 2 → 4 → 3

B. 3 → 1 → 2 → 4

C. 2 → 4 → 3 → 1

D. 2 → 1 → 3 → 4

Câu 23. Các gen abcde là các gen liên kết gần nhau trên NST ở E.coli. Có 3 đột biến mất đoạn nu
ngắn xảy ra trên phân đoạn NST này dẫn đến sự mất đi một số gen như sau:
Đột biến 1: mất các gen bde
Đột biến 2: mất các gen ac

Đột biến 3: mất các gen abd
Trên cơ sở 3 dạng đột biến này có thể dự đốn trình tự các gen trên NST
A. abcde

B. acbed

C. bdeac

D. Cadbe

Hướng dẫn: mất 3 gen hoặc 2 gen thì chúng phải gần nhau khơng bị cách bỏi một gen nào nhìn
vào đáp án chỉ có D là chính xác nhất.
Câu 24. Ở một cá thể sinh vật có sự chuyển đoạn tương hỗ xảy ra giữa một NST số 13 và một
NST số 18, lặp đoạn trên một NST của cặp NST số 8, đảo đoạn trên một NST của cặp số 15. Cơ
thể trên giảm phân sinh giao tử thì tỉ lệ giao tử không mang đột biến về các cặp NST trên là
A.

1
.
23

B.

16
.
23

Hướng dẫn: Tỉ lệ giao tử bình thường về mỗi cặp là

C.


1
.
8

Câu 25. Phương pháp phát hiện đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thấy rõ nhất là

B.Quan sát kiểu hình.
C.Quan sát tế bào kết thúc phân chia.
D.Nhuộm băng nhiễm sắc thể.

1
.
16

1
→ Tỉ lệ giao tử không mang đột biến là
2

14
1
=
2
16

A.Phát hiện thể đột biến.

D.




×