Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Chủ đề 8. Đột biến gen (Tải: https://link1s.com/yHqvN)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (805.09 KB, 42 trang )

t

CHUYÊN ĐỀ
ĐỘT BIẾN GEN

A.I.KHÁI NIỆM
Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen , liên quan đến một hoặc một số cặp nu ,
xảy ra ở một điểm nào đó trên phân tử AND.
Đột biến gen xảy ra ở 1 cặp nuclêơtit thì gọi là đột biến điểm . Đột biến điểm làm thay đổi trình
tự vốn có của gen từ đó phát sinh ra alen mới.
Thể đột biến là cơ thể mang tính trạng đột biến biểu hiện ở kiểu hình của cơ thể.
II.CÁC DẠNG ĐỘT BIẾN ĐIỂM.
1.Đột biến thay thế một cặp nucleotit.
Nếu đột biến thay thế một cặp nucleotit khác cặp nucleotit ban đầu thì sẽ gây ra biến đổi bộ ba
mã hóa dẫn đến phiên mã ra ARN cũng sai lệch từ đó sai lệch về aa trên chuỗi polipeptit được
tổng hợp  tính trạng biến đổi.
Ứng dụng vào bài tập :
-

Nếu đột biến thay thể cặp nucleotit bằng chính cặp nucleotit đó thì Hđb=H.

-

Nếu thay thế cặp A-T bằng cặp G-X thì ta có Hđb=H+1

-

Nếu thay thể cặp G-X bằng cặp A-T thì ta có Hđb=H-1

2.Đột biến mất một cặp nu.
Đột biến này dẫn đến sẽ là thay đổi tất cả các bộ ba từ điểm đột biến.


Ứng dụng vào bài tập:
-

Nếu mất một cặp A-T thì Hđb=H-2

-

Nếu mất một cặp G-X thì Hđb=H-3

3.Đột biến thêm một cặp nu.
Cũng sẽ dẫn đến thay đổi tất cả các bộ ba từ điểm đột biến.

1


Ứng dụng vào bài tập:
-

Thêm một cặp A-T thì Hđb=H+2

-

Thêm một cặp G-X thì Hđb=H+3

III*.PHÂN LOẠI ĐỘT BIẾN ĐIỂM.
1.Đột biến câm : đột biến làm thay đổi codon nhưng không đổi axit amin.Do tính thối hố (dư
thừa) của bộ mã di truyền, nên làm giảm sai sót khi dịch mã.
Ví dụ : Bộ ba XAU khi bị đột biến thành bộ ba XAX cũng đều mã hóa cho axit amin His.
2. Đột biến sai nghĩa : đột biến làm thay đổi codon dẫn đến biến đổi axit amin. Chỉ đổi 1 axit
amin nên thường ít tác hại nghiêm trọng hơn cả.

Ví dụ : Bộ ba XAU (mã hóa cho aa His) khi bị đột biến thành bộ ba XAA sẽ mã hóa cho axit
amin Gln.
3. Đột biến dịch khung : đột biến làm thay đổi điểm (khung) đọc mã . Sự thay đổi hàng loạt gây
hậu quả nghiêm trọng.
Ví dụ : AAG TTT G… (Liz-Phe …) → AAT TTG (Leu-Asp).
4. Đột biến vơ nghĩa : đột biến làm codon bình thường biến thành codon kết thúc.
Ví dụ : TAX (mã Phêninalanin) →TAA (mã kết thúc).
IV.NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ PHÁT SINH ĐỘT BIẾN GEN
1.Nguyên nhân
- Do các nhân tố ở mơi trường ngồi (tác nhân đột biến). Tác nhân đột biến có thể là:
+ Tác nhân hóa học (thường là các hóa chất độc hại).
+ Tác nhân vật lý (thường là tia phóng xạ, tia cực tím).
+ Tác nhân sinh học (như virut).
Đối với nguyên nhân này, thì đột biến gen phụ thuộc rất nhiều vào loại, liều lượng và cường độ
tác nhân đột biến.
- Nguyên nhân bên trong :
+ Rối loạn sinh lý hoặc hóa sinh ở tế bào.
+ Tùy đặc điểm của loài, của tế bào và nhất là của gen (có gen dễ biến đổi, có gen lại bền vững).
2


- Tự nhiên tái bản sai (tần số nói chung khoảng từ 10-6 đến 10-4).
2. Cơ chế phát sinh đột biến gen
Khi ADN nhân đơi, enzim ADN-pơlymeraza có khả năng kiểm tra rồi sửa sai việc lắp ráp
nuclêôtit mới vào mạch trước khi polymer hóa cả chuỗi. Nếu nuclêơtit có bazơ bị lắp sai vào 1
mạch khn , thì tạo ra dạng tiền đột biến và có thể được sửa sai. Nếu khơng được sửa sai, thì
liên kết hyđrơ giữa bazơ bị lắp sai với bazơ ở mạch khn hình thành (nghĩa là đã polymer hóa
cả chuỗi), từ đó phát sinh đột biến .
- Kết cặp bazơ không đúng khi nhân đôi ADN.
+ Chất đồng đẳng của timin là 5BU (5-brơm uraxin) có cấu trúc vừa giống timin, vừa giống

xitơzin gây đột biến thay cặp A-T bằng G-X (hình 5.2.a)
+ Có loại bazơ ở dạng hiếm (dạng hỗ biến, ký hiệu * ) với vị trí liên kết hyđrơ khác thường dẫn
đến bổ sung sai với bazơ ở mạch khuôn, từ đó dẫn đến đột biến thay thế (hình 5.2.b).
- Do tác nhân đột biến.
+ Tia tử ngoại (ultra violet viết tắt là UV, tức tia cực tím) có thể làm 2 bazơ timin cùng mạch gen
liên kết với nhau → biến đổi cặp nuclêôtit tương ứng → đột biến gen.
+ Hóa chất acriđin nếu chèn vào mạch khn gen gây đột biến thêm 1 cặp nuclêôtit , nếu chèn
vào mạch mới đang được tổng hợp gây đột biến mất 1 cặp nuclêôtit làm sai lệch khung đọc mã
kể từ điểm đột biến.
+ Ngồi ra, các tia phóng xạ có thể iơn hóa cấu trúc ADN làm đột biến phát sinh.
+ Virut viêm gan B, virut hecpet đã gây đột biến gen.
V.HẬU QUẢ VÀ VAI TRÒ
1. Hậu quả
- Đột biến gen làm biến đổi nuclêôtit ở ADN → thay đổi ARN → thay đổi prơtêin → thay đổi
tính thích nghi vốn có, làm giảm sức sống của cơ thể → thường có hại .
- Trên cơ sở lợi hay hại với sinh vật , có thể chia đột biến thành 3 loại :
+ Đột biến có lợi
+ Đột biến có hại
+ Đột biến trung tính.

3


- Tuy nhiên, giá trị của alen đột biến có thể thay đổi tuỳ môi trường và tổ hợp gen chứa nó :
trong mơi trường này hay tổ hợp gen này thì alen đột biến có hại, nhưng trong mơi trường khác
hay tổ hợp gen khác lại có thể có lợi hoặc trung tính.
2. Vai trị
- Đột biến gen phát sinh alen mới → thêm nhiều biến dị → làm sinh vật nhiều dạng phong phú
→ nguyên liệu tiến hoá → sinh vật có tiềm năng thích nghi.
- Với con người : đột biến là nguyên liệu chọn giống, đặc biệt là đột biến nhân tạo định hướng sử

dụng tia phóng xạ hoặc hố chất .
VI*. CƠ CHẾ BIỂU HIỆN CỦA ĐỘT BIẾN
- Đột biến đã phát sinh được tái bản qua cơ chế nhân đôi ADN và được truyền cho thế hệ sau qua
phân bào. Tuy nhiên, alen đột biến có biểu hiện thành tính trạng được hay khơng, nhất là có di
truyền cho đời sau hay khơng, thì còn tùy nhiều điều kiện.
+ Nếu đột biến phát sinh trong giảm phân (đột biến giao tử), thì alen đột biến truyền vào hợp tử.
Khi alen này là trội, thì nó sẽ biểu hiện ngay ở kiểu hình của cơ thể có đột biến. Khi alen này là
lặn, thì nó thường bị át do nằm ở tổ hợp gen dị hợp, nên không biểu hiện ngay. Qua giao phối,
alen lặn phát tán trong quần thể và sẽ biểu hiện ra kiểu hình khi ở tổ hợp gen đồng hợp lặn.
+ Nếu đột biến phát sinh trong giai đoạn sớm nhất của phôi từ 2 đến 8 tế bào (đột biến tiền phơi)
thì có khả năng tồn tại tiềm ẩn trong cơ thể và truyền lại được cho đời sau qua sinh sản hữu tính.
+ Nếu đột biến xảy ra trong nguyên phân của tế bào sinh dưỡng (đột biến xôma), thì được nhân
lên ở mơ chứa nó. Khi alen đột biến là trội thì nó biểu hiện ở một phần cơ thể (gọi là thể khảm),
có thể nhân lên bằng sinh sản sinh dưỡng, nhưng không thể di truyền qua sinh sản hữu tính.
- Sự biểu hiện đột biến gen đã phát sinh thành thể đột biến tuỳ thuộc vào giai đoạn phát sinh và
trạng thái trội hay lặn của alen đột biến.
+ Nếu alen đột biến trội: biểu hiện ngay ở đời sau.
+ Alen đột biến lặn: tiềm ẩn, chỉ biểu hiện ở thể đồng hợp lặn.
B.PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VÀ BÀI TẬP ỨNG DỤNG
I.CÔNG THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP
1.Định luật Sacgap (Chargaff )
Đột biến xảy ra trên từng cặp nu nên cấu trúc của gen đột bến sẽ vẫn tuân thủ theo định luật
Sacgap

4


A+T = G+X
2.Xác định dạng đột biến của gen khi biết cấu trúc của gen sau đột biến
a.Trường hợp 1


 nu không đổi
 LKH

2

không đổi

 thay thế cặp nu cùng loại.
( Chương trình cũ cịn có đảo vị trí giữa 2 cặp nu nhưng trong chương trình mới đã bỏ nên khơng
cịn dạng tốn này ).
b.Trường hợp 2

 nu khơng đổi

 LKH

2

bị thay đổi

 thay thế cặp nu khác loại.
c.Trường hợp 3

 nu bị thay đổi
 LKH

2

bị thay đổi


 Có thể là mất cặp nu hoặc thêm cặp nu.
3.Biết dạng đột biến  xác định cấu trúc gen sau đột biến
a.Mất hoặc thêm cặp nu
Ngen thay đổi

 LKH

2

thay đổi

 Số lượng từng loại nu thay đổi.
b.Thay thế cặp nu cùng loại
Ngen không đổi

5


 LKH

2

không đổi

c.Thay thế cặp nu khác loại
Ngen không đổi

 LKH


bị thay đổi

2

4.Xác định dạng đột biến và cấu trúc gen sau đột biến khi biết cấu trúc protein sau đột biến
a.Protein đột biến kém protein bình thường 1 aa

 Dạng đột biến : Mất 3 cặp nu thuộc 1 bộ ba
Cấu trúc gen sau đột biến :
Ngen giảm

 LKH

2

giảm so với gen bình thường

b.Protein đột biến kém protein bình thường 1 aa và có 1 aa mới thay thế

 Dạng đột biến : mất 3 cặp nu thuộc 2 bộ ba kế tiếp
Cấu trúc gen sau đột biến :
Ngen giảm

 LKH

2

giảm so với gen bình thường

c.Protein đột biến có số aa nhiều hơn với Protein bình thường


 Dạng đột biến : Thêm cặp nu
Cấu trúc gen sau đột biến :
Ngen tăng

 LKH

2

gen tăng

d.Protein đột biến có số aa khơng đổi so với protein bình thường

 Dạng đột biến : Thay thế cặp nu cùng loại hay khác loại
Cấu trúc gen sau đột biến :
Ngen không đổi
6


 LKH

2

có thể thay đổi hoặc khơng thay đổi tùy thuộc vào dạng đột biến.

II.BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1.Cơ sở để phân loại đột biến gen là
(1) Dựa vào biến đổi di truyền ở cấp độ phân tử
(2) Dựa vào nguồn gốc , cơ chế phát sinh đột biến.
(3) Dựa vào các biến đổi của từng nu riêng rẽ.

(4) Dựa vào sự sai sót khi nhân đơi AND.
(5) Dựa vào sự biến đổi kiểu hình của thể đột biến .
Những phương án đúng là
A.1,2,3.

B.1,3,5 .

C.1,2,3.

D.2,3,4.

Câu 2.Đột biến gen làm khung đọc mã di truyền dịch chuyển là :
A.Thêm hoặc mất 1 , 2 nu trong gen.
B.Thay thế cặp nu này bằng cặp nu khác.
C.Do tác động của 5-BU .
D.Do tác động của các tác nhân hóa học , vật lí.
Câu 3.Nội dung nào là khơng đúng khi nói về đột biến xoma :
A.Xảy ra ở một hay một số tế bào sinh dưỡng nào đó và phát triển thành thể khảm nếu là đột
biến trội.
B.Đột biến xoma có thể nhân lên bằng q trình ngun phân nhưng khơng di truyền lại cho thế
hệ sau bằng con đường sinh sản hữu tính .
C.Đột biến xoma xảy ra ở tế bào sinh dục và truyền qua thế hệ bằng con đường sinh sản hữu
tính.
D.Đột biến xoma xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và phát triển đột biến ở 1 hay một số cơ quan trong
cơ thể.
Câu 4.Đột biến và thể đột biến phân biệt ở chổ ?
A.Đột biến là những biến đổi trong gen còn thể đột biến là cơ thể dị dạng biểu hiện bên ngoài.

7



B.Đột biến là những biến đổi trong gen còn thể đột biến là những cá thể mang đột biến đã biểu
hiện thành kiểu hình bên ngồi hay bên trong cơ thể.
C.Đột biến là những biến đổi trong gen còn thể đột biến là những cá thể mang đột biến nhưng
biểu hiện thành kiểu hình bên ngồi hay bên trong cơ thể.
D.Đột biến và thể đột biến phân biệt ở chổ một bên là do gen đột biến còn một bên là do mơi
trường tác động biểu hiện kiểu hình khơng bình thường .
Câu 5. Trong đột biến gen , dạng nào làm thay đổi lớn nhất về mặt cấu trúc của gen ?
A.Mất cặp nu ở bộ ba mã hóa đầu tiên ( khơng tính bộ ba mở đầu ).
B.Mất cặp nu ở bộ ba mã hóa cuối cùng ( khơng tính bộ ba kết thúc ).
C.Thay thế một cặp nu khác loại ở bộ ba mã hóa đầu tiên ( khơng tính bộ ba mở đầu ).
D.Thay thế cặp nu khác loại ở bộ ba mã hóa cuối cùng ( khơng tính bộ ba kết thúc ).
Câu 6.Nói đến đột biến gen thường đề cập đến các dữ kiện sau và trình tự các dữ kiện đó khi
phát sinh đột biến là ?
I.Thể đột biến .

II.Tự sao.

III.Đột biến.

IV.Hồi biến hoặc không hồi biến .

V.Tiền đột biến .

VI.Tác nhân gây đột biến.

A.I,II,III,IV,V,VI.

C.III,IV,V,VI,I,II.


D.VI,V,II,IV,III,I.

B.II,III,IV,V,VI ,I.

Câu 7.Những dạng đột biến gen nào sau đây là không làm thay đổi tổng số nu và số LKH2 so với
gen ban đầu ?
A.Thay thế 1 cặp nu và thêm 1 cặp nu.
B.Mất 1 cặp nu và đảo vị trí 1 cặp nu.
C.Mất 1 cặp nu và thay thế 1 cặp nu có cùng số LKH2.
D.Đảo vị trí 1 cặp nu và thay thế 1 cặp nu có cùng số LKH2.
Câu 8.Một protein bình thường có 400 aa . Protein đó bị biến đổi có aa thứ 350 bị thay thế bằng
1 aa mới . Dạng đột biến có thể sinh ra protein biến đổi trên là :
A.Đảo vị trí hoặc thêm nu ở bộ ba mã hóa aa thứ 350.
B.Mất nu ở bộ ba mã hóa aa thứ 350.
C.Thêm nu ở bộ ba mã hóa aa thứ 350.

8


D.Thay thế hoặc đảo vị trí một cặp nu ở bộ ba mã hóa aa thứ 350.
Câu 9.Bằng các phương pháp nghiên cứu di truyền học phân tử , người ta đã biết chính xác vị trí
của từng nu . Trên phân tử AND , xác định được cấu trúc từng gen tương ứng với mỗi tính trạng
nhất định . Ví dụ , đã xác định chính xác bệnh hồng cầu hình liềm do sự thay thế nu cặp T-A
bằng cặp .
A.Cặp A-T ở codon 6 của gen  -hemoglobin , dẫn đến sự thay thế axit amin glutamic bằng
valin trên protein.
B.Cặp A-T ở codon 4 của gen  -hemoglobin , dẫn đến sự thay thế axit amin glutamic bằng
valin trên protein.
C.Cặp A-T ở codon 6 của gen  -hemoglobin , dẫn đến sự thay thế axit amin glutamic bằng
valin trên protein.

D.Cặp A-T ở codon 5 của gen  -hemoglobin , dẫn đến sự thay thế axit amin glutamic bằng
valin trên protein.
Câu 10.Ở ruồi giấm, phân tử protein biểu hiện tính trạng đột biến mắt trắng so với protein biểu
hiện tính trạng mắt đỏ kém 1 aa và 2 aa mới . Những biến đổi xảy ra trong gen qui định mắt đỏ là
A.Mất 3 cặp nu nằm trong ba bộ ba mã hóa kế tiếp.
B.Mất 3 cặp nu nằm gọn trong 1 bộ ba mã hóa.
C.Mất 3 cặp nu nằm trong hai bộ ba mã hóa kế tiếp nhau.
D.Mất 2 cặp nu nằm trong hai bộ ba mã hóa kế tiếp nhau.
Câu 11. Mạch gốc của gen ban đầu: 3’ TAX TTX AAA… 5’. Cho biết có bao nhiêu trường hợp
thay thế nuclêơtit ở vị trí số 6 làm thay đổi codon mã hóa aa này thành codon mã hóa aa khác?
(Theo bảng mã di truyền thì codon AAA và AAG cùng mã cho lizin, AAX và AAU cùng mã cho
asparagin)
A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 12.Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do tiền ung thư bị đột biến chuyển thành gen ung
thư. Khi bị đột biến , gen này hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ
phân bào dẫn đến khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không thể kiểm soát được.Những gen ung
thư loại này thường là
A.Gen trội và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục.
B.Gen lặn và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục.
9


C.Gen trội và khơng di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.

D.Gen lặn và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.
Câu 13.Khi nói về đột biến gen thì phát biểu nào sau đây là đúng ?
(1) Từ gen trội đột biến thành alen lặn thì biểu hiện ngay kiểu hình.
(2) Thể đột biến là cơ thể biểu hiện kiểu hình khi môi trường thay đổi.
(3) Đột biến gen xảy ra do các đặc điểm : cường độ tác nhân gây đột biến , liều lượng tác
nhân gây đột biến , loại tác nhân gây đột biến.
(4) Đột biến gen ở giao tử xảy ra là do tế bào sinh dục giảm phân tạo giao tử , qua thụ tinh
tạo thành hợp tử và biểu hiện kiểu hình khi gen đột biến ở trạng thái trội hoặc ở trạng thái
lặn đồng hợp.
(5) Đột biến gen ở giai đoạn tiền phôi xảy ra do tế bào hợp tử có gen đột biến nguyên phân 1
hay một số lần đầu tiên.
(6) Đột biến xoma xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và phát triển đột biến ở một hay một số cơ
quan trong cơ thể.
A.1,4,5.

B.3,4,6.

C.2,4,5.

D.3,5,6.

Câu 14.Tần số đột biến là
A.Tỉ lệ giao tử mang đột biến trên tổng số giao tử sinh ra.
B.Tỉ lệ các loại giao tử mang đột biến trên tổng số giao tử sinh ra.
C.Tỉ lệ các loại giao tử mang đột biến trên tổng số loại giao tử tạo ra.
D.Tỉ lệ kiểu hình đột biến trên tổng số kiểu hình thu được.
Câu 15.Cho một đoạn 15 cặp nu của 1 gen cấu trúc có trình tự nu chưa đầu đủ như sau:
Mạch gốc : - TAXX?AGXGTATTXG…
Mạch bổ sung:


-ATGG?TXGXATAAGX…

Khi sản phẩm sao mã mARN của đoạn gen này có ribonu ở vị trí thứ 5 là U thì trình tự đầy đủ
của đoạn gen nêu trên và nếu trình tự bazo nito trong phân tử mARN thay đổi như thế nào trong
trường hợp thay cặp nu A và T ở vị trí số 6 bằng cặp G và X
A.Mạch gốc :- TAXXTAGXGTATTXG…
Mạch bổ sung: -ATGGATXGXATAAGX…
10


Mạch mARN: AUGGAUXGXAUAAGX…
B.Mạch gốc :-TAXXAAGXGTATTXG…
Mạch bổ sung: -ATGGTTXGXATAAGX…
Mạch mARN: AUGGUUXGXAUAAGX…
C.Mạch gốc : - TAXXTAGXGTATTGG…
Mạch bổ sung: -ATGGATXGXATAAXX…
Mạch mARN :AUGGAUXGXAUAAXX…
D.Mạch gốc :-TAXXTAGGGTATTXG…
Mạch bổ sung:-ATGGATXXXATAAGX…
Mạch mARN: AUGGAUXXXAUAAGX…
Câu 16.Nhận định về đột biến gen nào sau đây là chưa chính xác ?
(1) Trong tự nhiên , các gen đều có thể bị đột biến nhưng với tần số thấp tử 10-6 đến 10-4.
(2) Ezim tham gia vào quá trình sửa sai khi gen có hiện tượng sao chép nhầm là ANDpolimeraza.
(3) Đột biến gen không phải là nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa và chọn giống.
(4) Loại đột biến thay thế cặp nu trong gen nhưng không làm thay đổi cấu trúc của phân tử
protein sau khi được tổng hợp là đột biến trung tính.
(5) Loại đột biến khơng truyền qua sinh sản hữu tính là đột biến xoma.
(6) Đột biến mất hay tăng một cặp nu trong gen cấu trúc làm thay đổi lớn nhất trong cấu trúc
của phân tử protein (không ảnh hưởng đến bộ ba mở đầu và kết thúc ) là xảy ra ở đầu
mạch gốc.

A.1,2,4.

B.1,5,6.

C.2,3,4.

D.2,5,6.

Câu 17. Mạch gốc của gen ban đầu: 3’ TAX TTX AAA… 5’. Cho biết có bao nhiêu trường hợp
thay thế nuclêơtit ở vị trí số 7 làm thay đổi codon này thành codon khác?
A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 18.Các bộ ba kết thúc trên mARN là UAA,UAG,UGA.Bộ ba nào trên gen dưới đây có thể
đột biến thay thế một cặp thành 1 trong ba bộ ba trên ?

11


A.AAA.

B.AAT.

C.GGG.


D.XXX.

Câu 19.Khi nói về các tác nhân gây đột biến gen thì phát biểu nào sau đây là đúng ?
(1) Một trong số tác nhân sinh học gây ra đột biến gen có virut hecpet.
(2) Gen ban đầu có cặp nu chứa A hiếm (A*) là T-A*, sau đột biến cặp này sẽ biến đổi thành
cặp X-G.
(3) Xét tác nhân 5BU , từ dạng tiềm đột biến đến khi xuất hiện gen đột biến phải qua 4 lần
nhân đôi.
(4) Chất acridin có thể thay thế hoặc xen thêm một cặp nu trên AND,dẫn đến dịch khung đọc
mã di truyền.
A.1,4.

B.3,4.

C.2,3.

D.1,3.

Câu 20.Đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến vì
A.Làm ngừng trệ q trình phiên mã , khơng tổng hợp protein.
B.Làm biến đổi cấu trúc gen dẫn tới cơ thể sinh vật khơng kiểm sốt được q trình tái bản của
gen.
C.làm gen bị biến đổi dẫn tới không kế tục vật chất di truyền qua các thế hệ.
D.làm sai lệch thông tin di truyền dẫn tới làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp protein.
Câu 21.Trên vùng mã hóa của một gen khơng phân mảnh , giả sử có sự thay thế một cặp nu ở vị
trí thứ 134 tính từ triplet mở đầu , thì protein do gen này thì protein do gen này điều khiển tổng
hợp bị thay đổi như thế nào với protein bình thường ?
A.Protein đột biến bị thay đổi aa thứ 45.
B.Protein đột biến bị thay đổi aa thứ 44.
C.Protein đột biến bị mất aa thứ 44.

D.Protein đột biến bị mất aa thứ 45.
Câu 22.Chuỗi polipeptit do gen đột biến tổng hợp với chuỗi do gen bình thường tổng hợp có số
aa bằng nhau nhưng khác aa thứ 120 .Đột biến điểm trên gen cấu trúc này thuộc dạng :
A.Thay thế 1 cặp nu ở bộ ba 120.
B.Thay thế 1 cặp nu ở bộ ba 121.
C.Mất một cặp nu ở bộ ba 120.
12


D.Thêm một cặp nu ở bộ ba 120.
Câu 23. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đột biến gen?
A. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen.
B. Tất cả các đột biến gen đều biểu hiện ngay thành kiểu hình.
C. Tất cả các đột biến gen đều có hại.
D. Có nhiều dạng đột biến điểm như: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.
Câu 24. Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến thay thế cặp nuclêôtit thường làm thay đổi ít
nhất thành phần axit amin của chuỗi pơlipeptit do gen đó tổng hợp.
B. Dưới tác động của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau thì
tần số đột biến ở tất cả các gen là bằng nhau.
C. Khi các bazơ nitơ dạng hiếm xuất hiện trong q trình nhân đơi ADN thì thường làm phát
sinh đột biến gen dạng mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit.
D. Tất cả các dạng đột biến gen đều có hại cho thể đột biến.
Câu 25. Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Đột biến gen làm xuất hiện các alen khác nhau trong quần thể.
B. Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể.
C. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen.
D. Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vơ hại hoặc có lợi cho thể đột biến.
Câu 26. Tác động nào sau đây có thể làm cho 2 Bazơ timin cùng 1 mạch ADN liên kết với nhau
dẫn đến phát sinh đột biến gen.

A. Tác động của tia tử ngoại (UV).
B. Tác động của 5 Brom Uraxin (5BU).
C. Tác động của Etyl Metal Sunfomat (EMS).
D. Tác động của virus.
Câu 27. Nguyên nhân làm cho dạng đột biến mất hoặc thêm một cặp nucleotit gây nên những
biến đổi lớn trong cấu trúc phân tử protein
13


A. Do phá vỡ trạng thái hài hịa sẵn có ban đầu của gen
B. Làm cho enzim sửa sai không hoạt động được
C. Làm cho quá trình tổng hợp protein bị rối loạn
D. Sắp xếp các bộ ba từ điểm xảy ra đột biến cho đến cuối gen dẫn đến sự sắp xếp lại trình tự
acid amin từ mã bị đột biến đến cuối chuỗi polipeptit
Câu 28. Khi nói về nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen, phát biểu nào sau đây không
đúng?
A. Trong nhân đôi ADN, sự có mặt của bazơ nitơ dạng hiếm có thể phát sinh đột biến gen.
B. Đột biến gen được phát sinh chủ yếu trong q trình nhân đơi ADN.
C. Tần số phát sinh đột biến gen không phụ thuộc vào liều lượng, cường độ tác nhân gây đột
biến.
D. Đột biến gen phát sinh do tác động của các tác nhân lí hố ở mơi trường hay do các tác nhân
sinh học.
Câu 29. Ở một gen xảy ra đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác
nhưng số lượng và trình tự axit amin trong chuỗi pơlipeptit vẫn khơng thay đổi. Giải thích nào
sau đây là đúng ?
A. Mã di truyền là mã bộ ba.
B. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin.
C. Một bộ ba mã hoá cho nhiều loại axit amin.
D. Tất cả các lồi sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.
Câu 30. Nội dung nào sau đây chưa chính xác khi giải thích hậu quả của đột biến thay thế một

cặp nucleotit trên gen
A. Luôn luôn làm thay đổi một acid amin trong cấu trúc phân tử protein được tổng hợp
B. Có thể khơng làm thay đổi acid amin nào trong cấu trúc phântử protein được tổng hợp
C. Có thể làm cho chuỗi polipeptit bị ngắn lại khi mã bị đột biến trở thành mã kết thúc
D. Chỉ làm thay đổi một acid amin trong chuỗi polipeptit trong trường hợp mỗi bộ ba chỉ mã hóa
một acid amin
Câu 31. Cho các thông tin về đột biến sau đây:
14


(1) Xảy ra ở cấp độ phân tử, thường có tính thuận nghịch.
(2) Làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
(3) Làm mất một hoặc nhiều phân tử ADN.
(4) Làm xuất hiện những alen mới trong quần thể.
Các thơng tin nói về đột biến gen là
A. (2) và (3).

B. (1) và (2).

C. (3) và (4).

D. (1) và (4).

Câu 32. Tác động của 5-brôm uraxin (5BU) minh họa bằng sơ đồ
A. T-A → T-5BU → X-5BU → X-G.

B. A-T → A-5BU → X-5BU → X-G.

C. A-T → A-5BU → G-5BU → G-X.


D. T-A → T-5BU → G-5BU → G-X.

Câu 33. Trong sơ đồ : “G*-X → G*-T → T-A” , thì G* là bazơ nitơ loại
A. đột biến.

B. dị dạng.

C. hỗ biến.

D. đồng dạng.

Câu 34.Một gen có chiều dài L=6800A0.Biết rằng trên mạch 1 của gen có A=450,T=450. Sau khi
bị đột biến thì số LK H2 của gen là 5100. Biết rằng đột biến xảy ra nhỏ hơn 2 cặp nu của gen .
Gen đột biến nhân đôi 8 đợt liên tiếp. Số lượng từng loại môi trường cung cấp cho quá trình trên
và dạng đột biến là
A.A=T=229500,G=X=280500, dạng đột biến thay thế 1 nu bằng 1 nu cùng loại.
B.A=T=230500,G=X=290900, dạng đột biến thay thế 1 nu bằng 1 nu khác loại.
C.A=T=230500,G=X=290900, dạng đột biến mất 1 cặp nu.
D.A=T=229500,G=X=280500, dạng đột biến thêm 1 cặp nu.
Câu 35.Ở một gen ở sinh vật nhân thực có 150 vịng xoắn .Biết rằng số nu loại Guanin của gen
gấp 2 lần số nu loại khơng bổ sung.Gen đột biến hơn gen bình thường 1 LKH2 nhưng 2 gen có
cùng chiều dài bằng nhau. Số nu từng loại trong gen đột biến và dạng đột biến là
A.A=T=500,G=X=1000, thay thế 1 cặp nu cùng loại.
B.A=T=501,G=X=999 , thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T.
C.A=T=499,G=X=1001, thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X.
D.A=T=498,G=X=1000, mất 1 cặp nu A-T.

15



Câu 36.Ở 1 gen ở sinh vật nhân thực có chiều dài L=5100A0 , sau khi bị đột biến gen chỉ huy
tổng hợp 1 phân tử protein kém protein bình thường 1 aa và có 1 aa mới .Dạng đột biến và số nu
sau khi đột biến
A.Nđb=3000 , thay thế 3 cặp nu A-T bằng G-X.
B.Nđb=2997, mất 3 nu thuộc 2 bộ ba mã hóa kế tiếp .
C.Nđb=3003, thêm 3 cặp nu A-T.
D.Nđb=3000, thay thế 3 cặp nu G-X bằng A-T.
Câu 37. Một đoạn gen AND chứa gen sản xuất với các cặp nu chưa hoàn chỉnh như sau:
3’ TTA ATG XAT XAG TXT GXT … 5’
5’ AAT TAX GTA GTX AGA XGA…3’
Cho biết : AAU : Asparagin, GUX: Alanin ,UAX :Tirozin , AGA=XGA=Arginin , GUA:Valin
Một đột biến thay thế cặp số 9 trên mạch mã gốc của gen bằng cặp nu G-X và cặp nu số 16 trên
mạch gốc của gen bị thay thể bằng cặp nu A-T . Trình tự aa của gen mã hóa trước khi bị đột biến
và sau khi bị đột biến là
A.Trước đột biến : Asparagin-Valin-Tirozin-Alanin-Arginin-Arginin
Sau đột biến:Asparagin-Tirozin-Valin-Alanin-Alanin-Arginin
B.Trước đột biến : Asparagin-Alanin-Arginin-Tirozin-Valin-Arginin
Sau đột biến: Asparagin-Tirozin-Valin-Alanin-Glyxin-Valin
C.Trước đột biến : Asparagin-Tirozin-Valin-Valin-Alanin-Arginin
Sau đột biến: Asparagin-Valin-Valin-Valin-Arginin-Arginin
D.Trước đột biến: Asparagin-Tirozin-Valin-Alanin-Arginin-Arginin
Sau đột biến: Asparagin-Tirozin-Valin-Valin-Alanin
A 2
 . Nếu sau đột biến
G 3
, gen đã giảm 8 liên kết hidro thì gen đột biến tái bản liên tiếp 5 đợt nhu cầu nu mỗi loại giảm
xuống lần lượt là

Câu 38.Ở gen không phân mảnh có khối lượng 720000 đvC và có tỉ số


A.A=T=62,G=X=31.

B.A=T=31,G=X=62.

C.A=T=93,G=X=62.

D.A=T=62,G=X=93.
16


Câu 39. Một chuỗi polipeptit của sinh vật nhân sơ có 298 axit amin, vùng chứa thơng tin mã hóa
chuỗi polipeptit này có số liên kết hidrơ giữa A với T bằng số liên kết hidrô giữa G với X (tính từ
bộ ba mở đầu đến bộ ba kết thúc) mã kết thúc trên mạch gốc là ATX. Trong một lần nhân đơi
của gen này đã có 5-BU thay T liên kết với A và qua 2 lần nhân đôi sau đó hình thành gen đột
biến. Số nuclêơtit loại T của gen đột biến được tạo ra là:
A. 179.

B. 359.

C. 718.

D. 539.

Câu 40. Chất 5-BU tác động lên một cặp nuclêotit của phân tử ADN qua 3 lần tự sao liên tiếp có
thể tạo ra nhiều nhất số phân tử ADN có đột biến là
A.1

B. 2

C. 4


D. 8

Câu 41. Gen B có 390 guanin và có tổng số liên kết hiđrô là 1670, bị đột biến thay thế một cặp
nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác thành gen b. Gen b nhiều hơn gen B một liên kết
hiđrô. Số nuclêôtit mỗi loại của gen b là:
A. A = T = 250; G = X = 390.
B. A = T = 251; G = X = 389.
C. A = T = 610; G = X = 390.
D. A = T = 249; G = X = 391.
Câu 42. Gen A ở sinh vật nhân sơ dài 408 nm và có số nuclêôtit loại timin nhiều gấp 2 lần số
nuclêôtit loại guanin. Gen A bị đột biến điểm thành alen a. Alen a có 2798 liên kết hiđrơ. Số
lượng từng loại nuclêơtit của alen a là:
A. A = T = 799; G = X = 401.
B. A = T = 801; G = X = 400.
C. A = T = 800; G = X = 399.
D. A = T = 799; G = X = 400.
Câu 43. Một gen có 4800 liên kết hydro và có tỉ lệ A/G = 1/2, bị đột biến thành alen mới có 4801
liên kết hydro và có khối lượng 108.104 đvc. Số nucleotit mỗi loại của gen sau đột biến là:
A. T = A = 601, G = X = 1199

B. T = A = 600, G = X = 1200

C. T = A = 598, G = X = 1202

D. T = A = 599, G = X = 1201

Câu 44. Một gen có 3000 liên kết hiđrơ và có số nuclêơtit loại guanin (G) bằng hai lần số
nuclêôtit loại ađênin (A). Một đột biến xảy ra làm cho chiều dài của gen giảm đi 85A0. Biết rằng


17


trong số nuclêơtit bị mất có 5 nuclêơtit loại xitơzin (X). Số nuclêôtit loại A và G của gen sau đột
biến lần lượt là
A. 375 và 745

B. 355 và 745

C. 375 và 725

D. 370 và 730

Câu 45.Một gen có tỉ lệ T: G = 0,4. Đột biến liên quan đến một cặp nucleotit nhưng không làm
thay đổi số nucleotit, mà có tỉ lệ T: G = 0,407. Số liên kết hydro trong gen đột biến đã thay đổi
như thế nào ?
A. Giảm 1 liên kết hydro
C. Tăng 2 liên kết hydro

B. Tăng 1 liên kết hydro
D. Số liên kết hydro khơng đổi

Câu 46.Gen A có 3000 nuclêotít và A : G = 4.Gen A bị đột biến điểm tạo ra alen a có tỷ lệ A: G
≈ 4,0033 Hãy xác định dạng đột biến
A. thêm một cặp A - T.
C. mất một cặp G - X.

B. mất một cặp A - T.
D. thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T.


Câu 47. Gen A có 3000 nuclêotít và A : G = 4.0. Gen A bị đột biến điểm tạo ra alen a có tỷ lệ : A
: G ≈ 4,0167. Dạng đột biến gen là
A. Thêm một cặp A-T

B. Mất một cặp G-X

C. Thay thế G-X bằng A-T

D. Thay thế A-T bằng G-X

Câu 48. Gen d đột biến thành gen D. Khi gen D và gen d cùng tự nhân đôi liên tiếp 4 lần thì số
nucleotit tự do mà mơi trường nội bào cung cấp cho gen d ít hơn so với gen D là 90 nucleotit
đồng thời số liên kết hyđro tăng thêm 6. Dạng đột biến xảy ra là:
A. Mất 2 cặp nucleotit G-X

B. Thêm 2 cặp nucleotit G-X

C. Mất 3 cặp nucleotit A-T

D. Thêm 3 cặp nucleotit A-T.

Câu 49. Gen S đột biến thành gen s. Khi gen S và gen s cùng tự nhân đơi liên tiếp 3 lần thì số
nuclêôtit tự do mà môi trường nội bào cung cấp cho gen s ít hơn so với cho gen S là 28 nuclêôtit.
Dạng đột biến xảy ra với gen S là
A. mất 1 cặp nuclêơtit
B. đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit

B. mất 2 cặp nuclêôtit
D. thay thế 1 cặp nuclêôtit


Câu 50. Ở ruồi giấm, gen quy định mắt đỏ bị đột biến thành gen mắt trắng.Khi 2 gen này tự nhân
đơi 3 lần thì mơi trường nội bào cung cấp cho gen mắt đỏ nhiều hơn gen mắt trắng 42 nucleotit
và hình thành số liên kết hydro nhiều hơn gen mắt trắng 56 liên kết. Đột biến thuộc dạng nào

18


A. Đột biến gen dạng thêm 2 cặp (A, T) và 1 cặp (G, X)
B. Đột biến gen dạng mất 2 cặp (G, X) và 1 cặp (A, T)
C. Đột biến gen dạng mất 14 cặp (A, T) và 7 cặp (G, X)
D. Đột biến gen dạng thêm 14 cặp (A, T) và 7 cặp (G, X)
Câu 51. Gen A có chiều dài 153nm và có 1169 liên kết hiđrơ bị đột biến thành alen a. Cặp gen
Aa tự nhân đôi lần thứ nhất đã tạo ra các gen con, tất cả các gen con này lại tiếp tục nhân đôi lần
thứ hai. Trong 2 lần nhân đôi, môi trường nội bào đã cung cấp 1083 nuclêôtit loại ađênin và
1617 nuclêôtit loại guanin. Dạng đột biến đã xảy ra với gen A là
A. thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X.
B. mất một cặp A - T.
C. mất một cặp G - X.
D. thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T.
Câu 52. Gen D có 3600 liên kết hiđrơ và số nuclêôtit loại ađênin (A) chiếm 30% tổng số
nuclêôtit của gen. Gen D bị đột biến mất một cặp A-T thành alen d. Một tế bào có cặp gen Dd
nguyên phân một lần, số nu mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp cho cặp gen này nhân đôi
là:
A. A = T = 1800 ; G = X = 1200.

B. A = T = 1199 ; G = X = 1800.

C. A = T = 1799 ; G = X = 1200.

D. A = T = 899 ; G = X = 600.


Câu 53. Một quần thể sinh vật có gen A bị đột biến thành gen a, gen B bị đột biến thành gen b.
Biết các cặp gen tác động riêng rẽ và gen trội là trội hoàn toàn. Các kiểu gen nào sau đây là của
thể đột biến?
A. AABb, AaBB

B. AABB, AABb

C. AaBb, AABb

D. aaBb, Aabb

Câu 54. Một đoạn mARN có trình tự nucleotit như sau – 5’...XAU AAG AAU XUU GX... 3’ –
Biết bộ ba mã hóa với axit amin tương ứng là: AAG: Lizin; XUU: Loxin; AAU: Asparagin;
XAU: Histidin; XAG: Glutamin. Biết rằng đột biến thay thế nucleotit xảy ra trong gen làm cho
nucleotit thứ 3 là U của mARN được thay bằng G: -5’ ...XAG*AAG AAU XUU GX... 3’-Trình
tự axit amin của chuỗi polipeptit được tổng hợp từ đoạn mARN bị biến đổi trên là
A.- Phenilalanin – Lizin – Asparagin – Lizin B. - Threonin – Lizin – Asparagin – Lơxin C. -Glutamin – Lizin – Asparagin – Lơxin 19


D. - Tirozin – Lơxin – Asparagin – Lizin –
Câu 55. Trong lần nhân đôi đầu tiên của gen đã có 1 phân tử Acrdin xen vào 1 mạch khn của
gen, thì số nu có trong các gen đột biến là bao nhiêu, biết gen ban đầu có chiều dài 0,51
micromet và nhân đôi 4 đợt:
A. 21014

B. 11992

C. 12008


D. 24016

Câu 56. Giả sử mạch mã gốc của gen ngắn chỉ có 10 bộ ba. Gen này bị đột biến làm mất cặp Nu
thứ 4 . Phân tử prôtêin do gen bị đột biến quy định có số aa bị thay đổi so với prơtêin bình
thường có thể là:
A. 8.

B. 10.

C. 7.

D. 9

Câu 57. Chuỗi aa của 1 biến dị của phân tử protein globin ở người có một sai khác ở aa số 40 và
một sai khác khác ở aa số 60 so với phân tử Protein bình thường. Số lượng nu giữa 2 điểm đột
biến trong ADN của gen tương ứng nhất thiết là:
A. Một bội số của 3

B. Một bội số của 20

C. Ít nhất là 60

D. Ít nhất là 57

Câu 58. Một quần thể sinh vật có alen A bị đột biến thành alen a, alen b bị đột biến thành alen B
và alen C bị đột biến thành alen c. Biết các cặp gen tác động riêng rẽ và alen trội là trội hoàn
toàn. Các kiểu gen nào sau đây đều là của thể đột biến?
A. aaBbCc, AabbCC, AaBBcc
B. AAbbCc, aaBbCC, AaBbcc
C. aaBbCC, AabbCc, AaBbCc

D.AaBbCc, aabbcc, aaBbCc
Câu 59. Cho các đột biến trên mạch gốc của một gen ở sinh vật nhân sơ như sau:
1. thay T thành A, bộ ba 3’TTT5’ thành 3’TTA5’.
2. thay T thành A, bộ ba 3’TXT5’ thành 3’AXT5’.
3. thay T thành A, bộ ba 3’TXT5’ thành 3’TXA5’.
4. thay T thành A, bộ ba 3’TTT5’ thành 3’TAT5’.
Bộ ba nào sau đột biến khi phiên mã sẽ tạo ra codon kết thúc ở mARN?
A. 2

B. 1

C. 3

D. 4
20


Câu 60.Giả sử một gen có một bazow nito Xitozin trở thành dạng Hổ Biến (X*) thì sau 3 lần
nhân đơi sẽ có bao nhiêu gen đột biến dạng thay thế G-X bằng A-T.
A.8

B.3

C.7

D.4

III.HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP
Câu 1.Cơ sở để phân loại đột biến gen là
(1) Dựa vào biến đổi di truyền ở cấp độ phân tử

(2) Dựa vào nguồn gốc , cơ chế phát sinh đột biến.
(3) Dựa vào các biến đổi của từng nu riêng rẽ.
(4) Dựa vào sự sai sót khi nhân đơi AND.
(5) Dựa vào sự biến đổi kiểu hình của thể đột biến .
Những phương án đúng là
A.1,2,3.

B.1,3,5 .

C.1,2,3.

D.2,3,4.

Hướng dẫn:
Để nhận biết đột biến gen ta phải dùng đột biến điểm để xác định:


Di truyền ở cấp độ phân tử dễ áp dụng các định luật cơng thức tính tốn xác định



Cơ chế phát sinh đột biến giúp xác định được tính chất của đột biến điểm



Biến đổi từng nu riêng rẽ thì dễ xác định dạng đột biến điểm

Nhưng nếu sai sót trong q trình nhân đơi AND thì rất khó kiểm sốt vì 1 AND có rất nhiều cặp nu
khó xác định tính chất của đột biến điểm , dựa vào kiểu hình của thể đột biến chưa xác định được do
dạng đột biến điểm nào tạo nên


Câu 2.Đột biến gen làm khung đọc mã di truyền dịch chuyển là :
A.Thêm hoặc mất 1 , 2 nu trong gen.
B.Thay thế cặp nu này bằng cặp nu khác.
C.Do tác động của 5-BU . vẫn là dạng đột biến thay thế
D.Do tác động của các tác nhân hóa học , vật lí. Chưa xác định được dạng đột biến điểm là gì
Câu 3.Nội dung nào là khơng đúng khi nói về đột biến xoma :

21


A.Xảy ra ở một hay một số tế bào sinh dưỡng nào đó và phát triển thành thể khảm nếu là đột
biến trội.
B.Đột biến xoma có thể nhân lên bằng q trình ngun phân nhưng khơng di truyền lại cho thế
hệ sau bằng con đường sinh sản hữu tính .
C.Đột biến xoma xảy ra ở tế bào sinh dục và truyền qua thế hệ bằng con đường sinh sản hữu
tính.
D.Đột biến xoma xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và phát triển đột biến ở 1 hay một số cơ quan trong
cơ thể.
Câu 4.Đột biến và thể đột biến phân biệt ở chổ ?
A.Đột biến là những biến đổi trong gen còn thể đột biến là cơ thể dị dạng biểu hiện bên ngoài.
B.Đột biến là những biến đổi trong gen còn thể đột biến là những cá thể mang đột biến đã biểu
hiện thành kiểu hình bên ngồi hay bên trong cơ thể.
C.Đột biến là những biến đổi trong gen còn thể đột biến là những cá thể mang đột biến nhưng
biểu hiện thành kiểu hình bên ngồi hay bên trong cơ thể.
D.Đột biến và thể đột biến phân biệt ở chổ một bên là do gen đột biến cịn một bên là do mơi
trường tác động biểu hiện kiểu hình khơng bình thường .
Câu 5. Trong đột biến gen , dạng nào làm thay đổi lớn nhất về mặt cấu trúc của gen ?
A.Mất cặp nu ở bộ ba mã hóa đầu tiên ( khơng tính bộ ba mở đầu ).
B.Mất cặp nu ở bộ ba mã hóa cuối cùng ( khơng tính bộ ba kết thúc ).

C.Thay thế một cặp nu khác loại ở bộ ba mã hóa đầu tiên ( khơng tính bộ ba mở đầu ).
D.Thay thế cặp nu khác loại ở bộ ba mã hóa cuối cùng ( khơng tính bộ ba kết thúc ).
Giải thích : Vì mất cặp nucleotit ở vị trí gần nhất bộ ba đầu tiên sẽ dẫn đến làm thay đổi toàn bộ ba từ
điểm đột biến đến cuối gen .Vì vậy hậu quả của nó là lớn nhất .

Câu 6.Nói đến đột biến gen thường đề cập đến các dữ kiện sau và trình tự các dữ kiện đó khi
phát sinh đột biến là ?
I.Thể đột biến .

II.Tự sao.

III.Đột biến.

IV.Hồi biến hoặc không hồi biến .

V.Tiền đột biến .

VI.Tác nhân gây đột biến.

A.I,II,III,IV,V,VI.

C.III,IV,V,VI,I,II.

D.VI,V,II,IV,III,I.

B.II,III,IV,V,VI ,I.

22



Câu 7.Những dạng đột biến gen nào sau đây là không làm thay đổi tổng số nu và số LKH2 so với
gen ban đầu ?
A.Thay thế 1 cặp nu và thêm 1 cặp nu.
B.Mất 1 cặp nu và đảo vị trí 1 cặp nu.
C.Mất 1 cặp nu và thay thế 1 cặp nu có cùng số LKH2.
D.Đảo vị trí 1 cặp nu và thay thế 1 cặp nu có cùng số LKH2.
Câu 8.Một protein bình thường có 400 aa . Protein đó bị biến đổi có aa thứ 350 bị thay thế bằng
1 aa mới . Dạng đột biến có thể sinh ra protein biến đổi trên là :
A.Đảo vị trí hoặc thêm nu ở bộ ba mã hóa aa thứ 350.
B.Mất nu ở bộ ba mã hóa aa thứ 350.
C.Thêm nu ở bộ ba mã hóa aa thứ 350.
D.Thay thế hoặc đảo vị trí một cặp nu ở bộ ba mã hóa aa thứ 350.
Câu 9.Bằng các phương pháp nghiên cứu di truyền học phân tử , người ta đã biết chính xác vị trí
của từng nu . Trên phân tử AND , xác định được cấu trúc từng gen tương ứng với mỗi tính trạng
nhất định . Ví dụ , đã xác định chính xác bệnh hồng cầu hình liềm do sự thay thế nu cặp T-A
bằng cặp .
A.Cặp A-T ở codon 6 của gen  -hemoglobin , dẫn đến sự thay thế axit amin glutamic bằng
valin trên protein.
B.Cặp A-T ở codon 4 của gen  -hemoglobin , dẫn đến sự thay thế axit amin glutamic bằng
valin trên protein.
C.Cặp A-T ở codon 6 của gen  -hemoglobin , dẫn đến sự thay thế axit amin glutamic bằng
valin trên protein.
D.Cặp A-T ở codon 5 của gen  -hemoglobin , dẫn đến sự thay thế axit amin glutamic bằng
valin trên protein.
Câu 10.Ở ruồi giấm, phân tử protein biểu hiện tính trạng đột biến mắt trắng so với protein biểu
hiện tính trạng mắt đỏ kém 1 aa và 2 aa mới . Những biến đổi xảy ra trong gen qui định mắt đỏ là
A.Mất 3 cặp nu nằm trong ba bộ ba mã hóa kế tiếp.
B.Mất 3 cặp nu nằm gọn trong 1 bộ ba mã hóa.
C.Mất 3 cặp nu nằm trong hai bộ ba mã hóa kế tiếp nhau.
23



D.Mất 2 cặp nu nằm trong hai bộ ba mã hóa kế tiếp nhau.
Giải thích : Ví dụ ATT GXX AAA đột biến mất 3 cặp nu nằm trong 3 bộ ba mã hóa kế tiếp sẽ tạo nên
ATG XAA ( giả sử 2 aa tạo ra là hoàn toàn mới , không phải mã kết thúc ).

Câu 11. Mạch gốc của gen ban đầu: 3’ TAX TTX AAA… 5’. Cho biết có bao nhiêu trường hợp
thay thế nuclêơtit ở vị trí số 6 làm thay đổi codon mã hóa aa này thành codon mã hóa aa khác?
(Theo bảng mã di truyền thì codon AAA và AAG cùng mã cho lizin, AAX và AAU cùng mã cho
asparagin)
A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 12.Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do tiền ung thư bị đột biến chuyển thành gen ung
thư. Khi bị đột biến , gen này hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ
phân bào dẫn đến khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể khơng thể kiểm sốt được.Những gen ung
thư loại này thường là
A.Gen trội và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục.
B.Gen lặn và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục.
C.Gen trội và khơng di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.
D.Gen lặn và khơng di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.
Câu 13.Khi nói về đột biến gen thì phát biểu nào sau đây là đúng ?
(1) Từ gen trội đột biến thành alen lặn thì biểu hiện ngay kiểu hình.
(2) Thể đột biến là cơ thể biểu hiện kiểu hình khi mơi trường thay đổi.
(3) Đột biến gen xảy ra do các đặc điểm : cường độ tác nhân gây đột biến , liều lượng tác nhân

gây đột biến , loại tác nhân gây đột biến.
(4) Đột biến gen ở giao tử xảy ra là do tế bào sinh dục giảm phân tạo giao tử , qua thụ tinh tạo
thành hợp tử và biểu hiện kiểu hình khi gen đột biến ở trạng thái trội hoặc ở trạng thái lặn đồng
hợp.
(5) Đột biến gen ở giai đoạn tiền phơi xảy ra do tế bào hợp tử có gen đột biến nguyên phân 1 hay
một số lần đầu tiên.
(6) Đột biến xoma xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và phát triển đột biến ở một hay một số cơ quan
trong cơ thể.
A.1,4,5.

B.3,4,6.

C.2,4,5.

D.3,5,6.

Câu 14.Tần số đột biến là
24


A.Tỉ lệ giao tử mang đột biến trên tổng số giao tử sinh ra.
B.Tỉ lệ các loại giao tử mang đột biến trên tổng số giao tử sinh ra.
C.Tỉ lệ các loại giao tử mang đột biến trên tổng số loại giao tử tạo ra.
D.Tỉ lệ kiểu hình đột biến trên tổng số kiểu hình thu được.
Câu 15.Cho một đoạn 15 cặp nu của 1 gen cấu trúc có trình tự nu chưa đầu đủ như sau:
Mạch gốc : - TAXX?AGXGTATTXG…
Mạch bổ sung:

-ATGG?TXGXATAAGX…


Khi sản phẩm sao mã mARN của đoạn gen này có ribonu ở vị trí thứ 5 là U thì trình tự đầy đủ
của đoạn gen nêu trên và nếu trình tự bazo nito trong phân tử mARN thay đổi như thế nào trong
trường hợp thay cặp nu A và T ở vị trí số 6 bằng cặp G và X
A.Mạch gốc :- TAXXTAGXGTATTXG…
Mạch bổ sung: -ATGGATXGXATAAGX…
Mạch mARN: AUGGAUXGXAUAAGX…
B.Mạch gốc :-TAXXAAGXGTATTXG…
Mạch bổ sung: -ATGGTTXGXATAAGX…
Mạch mARN: AUGGUUXGXAUAAGX…
C.Mạch gốc : - TAXXTAGXGTATTGG…
Mạch bổ sung: -ATGGATXGXATAAXX…
Mạch mARN :AUGGAUXGXAUAAXX…
D.Mạch gốc :-TAXXTAGGGTATTXG…
Mạch bổ sung:-ATGGATXXXATAAGX…
Mạch mARN: AUGGAUXXXAUAAGX…
Câu 16.Nhận định về đột biến gen nào sau đây là chưa chính xác ?
(1) Trong tự nhiên , các gen đều có thể bị đột biến nhưng với tần số thấp tử 10-6 đến 10-4.
(2) Ezim tham gia vào q trình sửa sai khi gen có hiện tượng sao chép nhầm là ANDpolimeraza. Sữa là enzim Reparaza.
25


×