Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

ĐỀ CƯƠNG DƯỢC LIỆU ÔN THI TỐT NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.91 KB, 19 trang )

DƯỢC LIỆU

Câu 1. Trình bày tên khoa học, tên khác, đặc điểm thực vật, bộ phận
dùng, thành phần hóa học (nếu có), cơng dụng, cách dùng của các
dược liệu sau:
Thảo
minh
Lạc tiên

quyết Bạc hà

Bạch chỉ

Quế

Cam thảo bắc

Actiso

Cây khơi

Đỗ trọng bắc

Hịe hoa

Hồng liên

Ích mẫu

Ngưu tất


Nhân sâm

Mạch mơn

Kim ngân

Tam thất

Thảo quả

Ma hồng

Nhân trần

Bình vôi

Bách bộ
TL:
1. Thảo quyết minh
- Tên khoa học: Cassia tora L
- Tên khác: quyết minh, đậu ma, hạt muồng…
- Đặc điểm thực vật:
o Thảo quyết minh là một cây nhỏ cao 30 - 90cm.
o Lá kép lông chim chẵn, gồm 3 - đơi lá chét. Lá kèm hình
sợi sớm rụng. Lá chét hình trứng ngược, dài 3-4cm, rộng
12 - 25mm. Hoa khơng đều lưỡng tính, đài 5, tràng 5
cánh hoa, màu vàng, 10 nhị, 1 lá noãn, bầu trên. Quả loại
đậu hình trụ, dài 12 - 14cm Hạt hình trụ có 2 đầu, vát
1



- Bộ phận dùng:
Chủ yếu là hạt đã già. Hạt hình trụ, hai đầu vát chéo, dài 5 7mm, rộng 1,5 - 2,5mm. Mặt ngồi màu nâu lục bóng. Hai
bên nổi lên thành 2 đường gờ, khi ngâm vào nước thì vỏ hạt
thường rách theo hai đường gờ này. Hạt cứng, mặt cắt
ngang màu vàng nhạt, không mùi, vị hơi đắng và nhớt. Lá
chét cũng được dùng nhưng ít.
- Thành phần hóa học chính:
Dẫn chất anthraquinon: aloe emodin, physcion,
chrysophanol...
- Cơng dụng:
Trong đông y, hạt thảo quyết minh dùng uốngĐể sống có
tác dụng nhuận tràng Sao qua để chữa đau mắt đỏ, mắt mờ,
chảy nhiều nước mắt, quáng gà. Sao vàng để chữa nhức
đầu, mất ngủ, làm thuốc giải nhiệt bổ thận.
- cách dùng:
Ngày dùng 6 - 12g dưới dạng thuốc sắc hoặc giã dập sao kỹ
rồi pha như pha trà.

2. Lạc tiên
- Tên khoa học: Passiflora foetida L. họ Lạc tiên –
Passifloraceae
- Tên khác: Lạc tiên, Nhãn lồng, hay chùm bao
- Đặc điểm thực vật:
Dây leo bằng tua cuốn, thân trịn, rỗng. lá có cuống dài,
mọc so le, hình tim, dài 6 – 10cm, rộng 5- 8 cm, phiến lá
chia thành 3 thùy. Tua cuốn mọc từ nách lá. Hoa đơn độc,
màu trắng, có tràng phụ hình sợi màu tím. Quả hình trịn
bao bọc bởi các lá bắc cịn lại, lúc chin có màu vàng, ăn
được. tồn cây có nhiều lông mịn.

- Bộ phận dùng
2


Tồn cây
- Thành phần hóa học
Alcaloid, flavonoid, saponin, coumarin, đường…
- Công dụng
Dùng làm thuốc an thần, chữa bệnh mất ngủ, suy nhược
thần kinh, động kinh, co giật
- Cách dùng
Ngày dùng 6 – 16g cây khô dưới dạng thuốc sắc, dạng cao
hay siro
3. Actiso
- Tên khoa học: Cynara scolymus L., họ cúc (Asteraceae)
- Tên khác: Atiso
- Đặc điểm thực vật:
Cây thuộc thảo lớn. cao đến 1,50m, phía trên có phân cành. Lá
to dài có thể hơn 1m rộng có thể hơn 50cm, Cụm hoa hình đầu
to có đường kính 6-15cm, được bao bọc bởi một bao chung lá
bắc, hình trứng, các lá bắc mẫm ở gốc, nhọn ở đỉnh. Đế cụm
hoa nạc Hoa hình ống màu lơ. Quả đóng màu nâu sẫm, bên
trên có mào lơng trắng óng. Cây actisơ thích hợp ở vùng khí
hậu mát, ở nước ta hiện nay được trồng nhiều ở Lâm đồng, cây
cũng đã được trồng ở Sapa và thấy mọc cũng rất khoẻ. Lá bắc
non dùng làm thực phẩm.
- Bộ phận dùng: lá của cây actiso
- Thành phần hóa học: Flavonoid (cynarin), chất nhầy…
- Cơng dụng:
Chữa các bệnh sỏi bàng quang, phù thủng, các bệnh về gan:

viêm gan, viêm túi mật, sỏi mật: tiêu hóa kém…
- Cách dùng
Ngày dùng 8 – 10g, dạng thuốc sắc.
4. Hòe hoa
- Tên khoa học: Sophora japonica, S. tonkinensis. Họ đậu
(fabacaea)
- Tên khác: cây hòe, hòe mễ...
3


- Đặc điểm thực vật
Cây gỗ, to, cao có thể đến 15m, thân thẳng có chỏm lá trịn.
Cành cong queo. Lá kép lơng chim lẻ, có 9-13 lá chét hình
trứng, đỉnh nhọn, nguyên dài 3cm rộng 1,5-2,5cm. Cụm hoa
hình chuỳ ở đầu cành. Tràng hoa hình bướm màu trắng ngà.
Quả loại đậu không mở, dày và thắt nhỏ lại ở giữa các hạt.
- Bộ phận dùng
Chủ yếu là nụ hoa phơi hay sấy khơ. Thường thu vào mùa hạ
hoa cịn nụ, phơi nắng nhẹ hay sấy nhẹ cho đến khô. Có thể sử
dụng cả quả già để làm thuốc gọi là H giác.
- Thành phần hóa học chính:
Chủ yếu là flavonoid, thành phần chính là Rutin (hơn 20%)
- Cơng dụng:
+ Nụ hoè, hoè sao đen: chữa xuất huyết, chảy máu cam, ho ra
máu, băng huyết.
+ Nụ hoa sống chữa cao huyết áp, đau mắt
+ Chiết xuất rutin bào chế thuốc tân dược (Viên Rutin C)...
- Cách dùng
ngày dùng 8 -16g dạng sắc
5. Ngưu tất

- Tên khoa học: Achyranthis bidentata Blume., họ rau giền
(Amaranthaceae).
- Tên khác: hoài ngưu tất
- đặc điểm thực vật
Cây thuộc thảo cao khoảng 1m. Thân mảnh, lá mọc đối, hình
trứng, đầu nhọn, mép nguyên dài 5-12 cm, rộng 2-5 cm. Cụm
4


hoa là bông ở đầu cành hay kẽ lá.
Hoa mọc hướng lên nhưng khi biến thành quả sẽ mọc quặp
xuống.
Quả nang, lá bắc còn lại và nhọn thành gai cho nên vướng phải
có thể mắc vào quần áo.
-

bộ phận dùng:
Bộ phận dùng làm thuốc là rễ cây ngưu tất, thu hoạch khi cây
bắt đầu úa vàng, rửa sạch rồi phơi hay sấy khô. Rễ to, dài, dẻo
là loại tốt

-

thành phần hóa học
Rễ có các saponin, khi thủy phân cho các sapogenin là acid
oleanolic. Ngồi ra cịn có ecdysteron và inokosteron.

-

cơng dụng

+ Ngưu tất có tác dụng hạ cholesterol máu, hạ huyết áp
+ Trong đông y ngưu tất được dùng phối hợp với một số dược
liệu khác để chữa chứng mất kinh, đẻ khó.
Ngồi ra cịn dùng để chữa bệnh thấp khớp, đau lưng, bí tiểu
tiện.

-

Cách dùng
Ngày dùng 6 - 12g dạng thuốc sắc

6. Kim ngân
- Tên khoa học: Lonicera japonica Thunb, họ Kim ngân
(Caprifoliaceae)
- Tên khác: Kim ngân hoa, nhẫn đông, song bào hoa, nhị hoa,
kim đằng…
- Đặc điểm thực vật:
Kim ngân là loại dây leo, thân to bằng chiếc đũa dài tới 9-10m,
có nhiều cành, lúc non màu xanh, khi già màu đỏ nâu. Lá hình
5


-

-

-

trứng, mọc đối, mùa rét khơng rụng do đó cịn có tên là nhẫn
đơng Cụm hoa mọc thành xim 2 hoa ở kẽ lá Hoa không đều,

mẫu 5. Hoa thơm khi mới nở có màu trắng, về sau chuyển
thành vàng. K5, C(5) dài 2-3cm chia làm 2 môi dài không đều
nhau, môi dưới lại chia thành 4 thuỳ nhỏ. A5 đính ở họng
tràng, mọc thị ra ngồi. G2, bầu trên. Quả mọng hình cầu màu
đen.
Bộ phận dùng: hoa, cành lá
Thành phần hóa học:
Hoa và lá chứa flavonoid chính là luteolin-7- rutinosid
(lonicerin= scolymosid), một số chất carotenoid: β-caroten, βcryptoxanthin, auroxanthin.
Công dụng
Được dùng chủ yếu để trị viêm nhiễm đường hô hấp trên như
viêm amydan, viêm họng, viêm thanh quản; viêm da, mụn
nhọt, sưng vú, viêm ruột thừa; trị lỵ trực trùng, viêm màng kết
do siêu vi, cúm.
Cách dùng
Kim ngân cuộng ngày dùng 15 – 30g, dạng thuốc sắc. kim
ngân hoa ngày dùng 12 – 16g, dạng thuốc sắc hoặc hãm.

7. Ma hoàng
- Tên khoa học: Ephedra sinica Staf. Họ ma hoàng
(Ephedraceae)
- Tên khác: Ty diêm, Long sa, Xích căn, Đậu nị thảo, Cẩu cốt,
Ty tướng…
-

Đặc điểm thực vật
Mộc tặc ma hoàng (Ephedra equisetina Bge) có chiều cao
khoảng 2m, thân mọc thẳng đứng, có màu xanh xám hơi trắng.
Đốt dài 1 – 3cm, lá dài 2mm và có màu tím. Quả hình cầu, hoa
đực và cái mọc khác cành.

Thảo ma hoàng (Ephedra sinica Stapf) là cây thân thảo, chiều
cao chỉ khoảng 30 – 70cm và thân mọc thẳng đứng. So với
Mộc tặc ma hoàng, đốt của Thảo ma hoàng dài hơn, khoảng 3
6


– 6cm và trên thân có nhiều rãnh dọc. Lá mọc vòng từng 3 lá
một hoặc mộc đối xứng, lá tiêu biến thành những vảy nhỏ.
Đầu lá nhọn và cong, phía trên màu tro trắng và phía dưới có
màu hồng nâu. Quả thịt có màu đỏ. Hoa đực cái mọc khác
cành, tuy nhiên cụm hoa đực thường có nhiều hoa hơn
(khoảng 4 – 5 đơi).
Trung ma hồng (Ephedra intermedia Scherenk) có chiều cao
và đốt dài tương tự như Thảo ma hồng nhưng cành lớn hơn,
đường kính khoảng 2mm. Trong khi đó, cành của thảo ma
hồng chỉ có đường kính khoảng 1.5mm.
-

Bộ phận dùng
Phần trên mặt đất của cây ma hoàng

-

thành phần hóa học
alcaloid (Ephedrin và các dẫn chất của ephedrin)

- công dụng
Chữa cảm mạo phong hàn, sốt cao, rét nhiều, đau đầu, tắc,
ngạt mũi, ho, hen suyễn, khó thở, viêm khí quản mạn tính sốt
cao, ho gà, phù do viêm cầu thận ở thời kỳ đầu...

-

cách dùng
Ngày dùng 3-9g, dạng sắc, tán

8. Bách bộ
- Tên khoa học: Stemona tuberosa Lour., Họ Bách Bộ
(Stemonaceae)
- Tên khác: Dây ba mươi, củ rận trâu, dây dẹt ác…
- Đặc điểm thực vật:
+ Dây leo, ở gốc có nhiều (10-20 hoặc 30) rễ củ
+ Lá mọc đối hay so le, có nhiều gân phụ ngang nhỏ dày song
song với nhau và vng góc với gân chính hình cung chạy
dọc từ cuống lá đến ngọn lá.
7


+ Hoa mọc ở kẽ lá, gồm 1-2 hoa to,
+ Hoa đều lưỡng tính
+ Quả nang chứa nhiều hạt.
- Bộ phận dùng: Rễ củ đã chế biến khô của cây Bách bộ
- Thành phần hóa học:
+ Có nhiều alcaloid khác nhau (0,50-0,60%), alcaloid chính là
tuberostemonin LG,
+ Ngồi ra trong rễ củ cịn có glucid (2,3%), lipid (0,84%),
protid (9,25%) và acid hữu cơ (acid citric, malic, oxalat…).
- Công dụng
Chữa ho lâu ngày do viêm khí quản, viêm họng mạn tính, ho
gà, lao hạch. Diệt giun kim, chấy rận.
- Cách dùng

Ngày dùng 8 – 16g, dạng nước sắc, si rô, viên ngậm.
9. Bạc hà
- Tên khoa học: Mentha arvensis L., họ Hoa môi (Lamiaceae)
- Tên khác: Thạch bạc hà, Nam bạc hà, Liên tiền thảo….
- Đặc điểm thực vật:
Cây thảo, cao khoảng 20 – 70cm. thân vuông, lá mọc đối, chéo
chữ thập, hình trái xoan, có khía răng cưa. Cụm hoa mọc vịng
xung quanh kẽ lá, hoa nhỏ, cánh hoa hình mơi màu tím hay
hồng nhạt, có khi màu trắng.
- Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất, Tinh dầu, menthol, lá
- Thành phần hóa học: Tinh dầu- menthol 68%, menthol este
hóa 3-9%, camphen, limonen.
- Cơng dụng: chữa cảm mạo, cảm nóng, ngạt mũi, nhức đầu,
đau họng…
- Cách dùng: ngày dùng 2 -12g dạng thuốc sắc uống, làm dầu
thoa

10.

Quế

- Tên khoa học: Cinnamomum loureirii Nees, Họ Long não
(Lauraceae)
8


- Tên khác: Quế đơn, quế bì, nhục quế, quế thanh…
- Đặc điểm thực vật:
cây thân gỗ, cao khoảng 10 – 20m, vỏ thân nhẵn. Lá quế mọc
so le, có cuống ngắn, dễ gãy, đầu nhọn hoặc hơi tù, có 3 gân

hình cung ở mặt dưới, mặt trên lá có màu xanh sẫm, bóng. Hoa
quế mọc theo chùm, mọc ở nách hoặc ngọn, cành, hoa màu
trắng. Quả có màu nâu tím, hình trứng, nhẵn bóng.
- Bộ phận dùng: vỏ thân, vỏ cành
- Thành phần hóa học:
Chủ yếu là tinh dầu (2 -5%),thành phần chính là aldehyde
cinamic
- Cơng dụng:
Bổ dương, tán hàn, thơng huyết mạch do kích thích tuần hồn,
giảm đau. Dùng trong trường hợp chân tay lạnh, lạnh lưng,
đau gối, nơn mửa, đau bụng, bế kinh, tiểu tiện khó khăn. Làm
tinh dầu.
- Cách dùng: Ngày 1 – 4g thuốc sắc
11.Cây khôi
- Tên khoa học: Ardisia silvestris Pitard, họ Đơn nem
(Myrsinaceae)
- Tên khác: Cây khơi tía, Cây khơi nhung, Đơn tướng qn, Cây
xăng sê, Khơi…
- Đặc điểm thực vật:
Cây khơi tía (cây khơi nhung) là lồi thực vật nhỏ, thân mọc
đứng, chiều cao chỉ khoảng 1.5 – 2m. Bên trong thân rỗng
xốp, thân khơng phân nhánh hoặc phân nhánh ít. Lá mọc so le,
tập trung nhiều ở ngọn, mép lá nguyên, rộng 6 – 10cm, dài 25
– 40cm, mặt trên lá có gân nổi rõ và phiến lá có màu xanh lục/
tía.
Hoa mọc thành chùm, kích thước nhỏ, chùm hoa dài khoảng
10 – 15cm. Quả mọng và có màu đỏ khi chín.
- Bộ phận dùng: Lá và ngọn cành.
- Thành phần hóa học: glycoside, tannin…
- Cơng dụng:

Chữa đau dạ dày, viêm loét dạ dày, hành tá tràng…
- Cách dùng
9


Ngày uống 40 – 80g sắc phối hợp với các vị thuốc khác.
12.

Hoàng liên

- Tên khoa học: Coptis chinensis Franch, Họ Hoàng liên –
Ranunculaceae
- Tên khác: hoàng liên chân gà
- Đặc điểm thực vật:
Hoàng liên là cây thảo, sống nhiều năm, cao chừng 15 - 35 cm,
thân mọc thẳng, phía trên phân nhánh, có nhiều rễ nhỏ. Lá
mọc từ thân rễ lên, có cuống dài 6 -12 cm. Phiến lá gồm 3 – 5
lá chét, mỗi lá chét lại chia thành nhiều thùy có mép răng cưa.
Cụm hoa chùm 3 - 8 hoa. Hoa đều lưỡng tính: 5 lá đai, 5 cánh
hoa hình mũi mác dài bằng 1/2 lá đài, nhiều nhị, nhiều lá nỗn
rời nhau.

-

-

-

Quả đại có cuống, trong chứa 7 – 8 hạt màu xám.
Bộ phận dùng: Thân rễ

Thành phần hóa học:
Thân rễ hồng liên chứa nhiều alcaloid, hàm lượng từ 5 – 8%.
Chủ yếu là berberin, ngoài ra cịn chứa worenin, coptisin,
palmatin, jatrorrhizin, magnoflorin.
Cơng dụng:
+ Lỵ amid và lỵ trực khuẩn
+ Chữa viêm dạ dày và ruột:
+ Chữa đau mắt đỏ (viêm kết mạc)
+ Viêm tai giữa có mủ
+ Chữa bệnh sốt nóng nhiều, vật vã mất ngủ; chữa bệnh trĩ,
thổ huyết, chảy máu cam
+ Chữa mụn nhọt có mủ, nhiễm khuẩn - Berberin dược dùng
để chữa lỵ, ỉa chảy, nhiễm khuẩn do tụ cầu, liên cầu…
Cách dùng
Thân rễ hoàng liên ngày dùng 2 – 12g, dưới dạng thuốc sắc
Một ngày uống 0,2 – 0,4 g berberin clorid chia làm 2 – 3 lần
(dạng viên 100 mg, 50 mg và 10 mg).

13.

Nhân sâm
10


- Tên khoa học: Panax ginseng C.A.Mey., họ Nhân sâm –
Araliaceae
- Tên khác: Dã nhân sâm, viên sâm, sâm
- đặc điểm thực vật
Cây nhỏ, cao 30-50cm có rễ củ, sống lâu (50 năm).
Cây mang ở ngọn một vòng 4-5 lá. Lá kép chân vịt 3-5 lá chét.

Cụm hoa tán, Hoa đều lá đài 5 răng, 5 cánh, 5 nhị.
Bầu dưới, 2 ơ.
Quả hạch, màu đỏ gần hình cầu.
Cây trồng thì ra hoa vào năm thứ 3 vào mùa hạ.
- Bộ phận dùng:
Rễ phơi hay sấy khô của cây
- thành phần hóa học chính:
Saponin triterpenoid chủ yếu nhóm dammaran (3,3% ở rễ
chính)
- cơng dụng:
Dùng sâm trong trường hợp suy nhược cơ thể sau khi ốm
nặng, làm việc quá sức và mệt mỏi, liệt dương, lãnh dục, ăn
không ngon, suy yếu đường tiêu hóa. Sâm có tác dụng chống
lão hóa, chống stress, chữa xơ vữa động mạch, bệnh tiểu
đường, lipid máu cao, gan nhiễm mỡ.
Dùng nhân sâm thì nâng cao khả năng lao động bằng trí óc,
khả năng tập trung tư tưởng và tăng trí nhớ, tăng cường miễn
dịch đặc hiệu của hệ thống đề kháng của cơ thể.
- cách dùng:
11


dùng dưới dạng cồn thuốc, nước chưng cách thuỷ, thuốc bột
dập viên. Ngày dùng 2-6g.
Lá cũng sử dụng chứ không bỏ đi.
14.

Tam thất

- Tên khoa học: Panax notoginseng (Burk.) F.H. Chen, họ Nhân

sâm - Araliaceae.
- Tên khác: tam thất bắc, sâm tam thất…
- Đặc điểm thực vật
Cây thảo sống nhiều năm, cao khoảng 0,5m. Thân đơn
Lá kép hình chân vịt, cuống lá dài, mỗi lá thường có 3-5 lá
chét, mép lá có khiá răng cưa nhỏ, trên gân chính rải rác có
gân cứng thành gai.
Cụm hoa tán đơn, hoa nhỏ màu xanh nhạt.
Quả khi chín màu đỏ. Hạt hình cầu.
- bộ phận dùng: Rễ củ
- Thành phần hố học chính của tam thất là các saponin thuộc
nhóm dammaran
- Cơng dụng
Trong đơng y, tam thất được coi là vị thuốc có tác dụng làm
mất sự ứ huyết, tác dụng cầm máu, giảm viêm, giảm đau.
Dùng chữa trị các trường hợp: ho ra máu, nôn ra máu, chảy
máu cam, đại tiện ra máu, tử cung xuất huyết, chấn thương.
Ngoài ra tam thất cũng được coi là một vị thuốc bổ như nhân
sâm rất hay được dùng cho phụ nữ sau khi sinh nở.
- Cách dùng
Ngày dùng 3-9g, dạng bột, sắc
12


15.

Nhân trần

- Tên khoa học: Adenosma caeruleum R. Br. và Adenosma
- Tên khác: Hoắc hương núi, chè cát, chè nội, tuyến hương

lam…
- Đặc điểm thực vật:
Nhân trần là cây thân thảo, mọc đứng, chiều cao trung bình từ
0.3 – 1m. Cây đơn hoặc có phân nhánh. Lá bên dưới mọc đối
xứng, lá phía trên mọc cách, phiến lá có mép răng cưa, thưa,
hình trứng nhọn, cuống lá ngắn, chiều dài lá khoảng 3 – 8cm,
rộng 1 – 3.5cm.
Hoa nhân trần mọc thành cụm, chủ yếu mọc ở kẽ lá. Tràng hoa
có màu lam hoặc màu tím, bên trong chứa nhiều hạt nhỏ. Lá có
vị cay, hơi đắng và mùi thơm đặc trưng. Mùa hoa và quả rơi
vào tháng 4 – 9 hằng năm.
- Bộ phận dùng: thân, cành mang lá và hoa đã phơi hay sấy khô
của cây
- Thành phần hóa học:
Tinh dầu 0,38% (tươi), thành phần chính của tinh dầu là
eugenol, ngồi ra cịn có flavonoid.
- Cơng dụng
Tác dụng nhuận gan, lợi mật, chữa viêm gan vàng da, viêm túi
mật, sốt cao, tiểu tiện ít, nước tiểu đỏ: kinh nguyệt khơng đều,
hoặc có kinh đau bụng
- Cách dùng
Ngày 10 – 15g, dạng thuốc sắc.
16.

Bạch chỉ

- Tên khoa học: Angelica dahurica, họ Hoa tán -Apiaceae.
- Tên khác: an bạch chỉ, chỉ hương, xuyên bạch chỉ…
- Đặc điểm thực vật
+ Cây thảo, thân rỗng

+ Lá ở gốc to, có bẹ ơm lấy thân, phiến 2-3 lần xẻ
13


lơng chim
+ Cụm hoa tán kép.
+ Hoa đều lưỡng tính mẫu 5: 5 lá đài rời, 5 cánh hoa rời, 5 nhị
rời, 2 lá nỗn bầu dưới. Quả bế đơi
+ Có ống tiết tinh dầu
-

Bộ phận dùng:
rễ củ, thu vào tháng 7-8.

- Thành phần hóa học chính: coumarin, tinh dầu, chất nhựa, tinh
bột
- Công dụng: Trong đông y dùng để chữa cảm sốt, nhức đầu,
đặc biệt vùng trán, ngạt mũi do bị lạnh.
Chữa đau nhức răng, bị thương tích viêm tấy.
Chữa khí hư ở phụ nữ.
- Cách dùng:
Ngày dùng: 5-10g dạng thuốc sắc hay thuốc bột, chia thành
nhiều lần uống. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.
17.

Cam thảo bắc

- Tên khoa học: Glycyrrhiza uralensis fish và glycyrrhiza glabra
L. Họ đậu Fabaceae
- Tên khác: cam thảo, Sinh cam thảo…

- Đặc điểm thực vật
+ Cây nhỏ mọc nhiều năm, có một hệ thống rễ và thân ngầm
rất phát triển có thể đâm ngang đến 2 mét.
+ Thân cây mọc đứng cao 0,5-1,50 m.
+ Lá kép lơng chim lẻ, có 9-17 lá chét hình trứng.
14


+ Cụm hoa chùm
+ Hoa hình bướm 5 lá đài, 5 cánh hoa tiền khai cờ màu tím
nhạt,10 nhị, 1 lá nỗn đài liền, bầu trên
+ Quả loại đậu, lồi glabra nhẵn và thẳng
- Bộ phận dùng: Rễ và thân
- thành phần hóa học:
Saponin (glycyrrhizin), flavonoid, estrogen steroid, dẫn chất
coumarin
-

cơng dụng
Chữa viêm họng cấp, mạn tính, viêm amidan, ho, suyễn, nhiều
đờm. Bồi bổ có thể trong trường hợp ăn uống kém, vô lực, hồi
hộp, mệt mỏi thiếu máu. Chữa đau bụng, đau dạ dày, gân mạch
co rút, chữa mụn nhọt đinh độc sưng đau...

-

Cách dùng
Ngày 4 - 12g, dạng thuốc sắc, bột, hoàn.

18.


Đỗ trọng bắc

- Tên khoa học: Eucommia ulmoides, họ Đỗ trọng
(Eucommiaceae)
- Tên khác: đỗ trọng, Tư trọng, Xuyên Đỗ trọng…
- Đặc điểm thực vật
Cây nhỡ, cao 10m hay hơn. Vỏ cây màu xám, vỏ cây và lá có
chứa nhựa mủ trắng, kho bẻ vỏ cây sẽ thấy những sợi trắng
mảnh như tơ nối giữa các mảnh vỏ. lá mọc so le, hình trứng,
đầu nhọn, màu lục bóng, mép khía răng. Quả hình thoi dẹt,
màu nâu, đầu xẻ làm 2 thành hình chữ V.
- Bộ phận dùng: vỏ thân
- Thành phần hóa học
Vỏ đỗ trọng có chứa chất nhựa, chất béo, tinh dầu và muối vô
cơ.
15


- Công dụng:
Chữa đau lưng, chân gối mỏi yếu, đau nhức xương, phong
thấp, sưng tê phù, xuất tinh sớm, di tinh, động thai, có thai đau
bụng, tăng huyết áp.
- Cách dùng:
Ngày dùng 8 – 16g dạng thuốc sắc.
19.

Ích mẫu

- Tên khoa học: Leonurus heterophyllus Sweet

- Tên khác: Dã Thiên Ma, Ích Minh, Thấu Cốt Thảo
- Đặc điểm thực vật
+ Cây thảo, cao 0,5 -1m. Thân vuông
+ Lá mọc đối, lá gốc gần như trịn, có răng cưa nơng.
+ Cụm hoa xim co ở kẽ lá
+ Hoa khơng đều, lưỡng tính, 5 lá đâì hàn liền, 5 cánh hoa
hình mơi, 4 nhị hai trội, dính vào giữa ống tràng.
+ Quả bế tư, 3 cạnh, nhẵn, khi chín có màu nâu sẫm.
-

Bộ phận dùng
Ích mẫu thảo, quả ích mẫu

-

thành phần hóa học
+ Alcaloid (leonurinin, leonuridin, leonurin)
+ Tanin
+ Saponin
+ Tinh dầu (vết);
+ Flavonoid (trong đó có rutin)
+ Một glycosid có khung steroid.
16


-

công dụng
+ Đối với phụ nữ sau khi đẻ, chữa rong huyết, tử cung
co hồi không tốt, rối loạn kinh nguyệt, khí hư bạch đới

q nhiều.
+ Ngồi ra, ích mẫu còn được dùng chữa bệnh cao huyết áp,
viêm thận và làm thuốc bổ huyết.
+ Quả ích mẫu dùng làm thuốc thông tiểu tiện chữa phù thũng,
suy thận, mắt mờ.

-

cách dùng
Liều dùng hàng ngày: 10-12g ích mẫu thảo dưới dạng thuốc
sắc hoặc cao: 6-12g quả ích mẫu sắc uống.

20.

Mạch mơn

- Tên khoa học: Ophiopogon japonicus (L.f.) Ker.Gawl. họ
mạch môn đông (Convallariaceae)
- Tên khác: Lan tiên, Mạch môn đông…
- Đặc điểm thực vật:
Cây cao 10 – 40cm. lá mọc từ gốc, hẹp, dài, gân lá song song,
mặt trên màu xanh thẫm, mặt dưới trắng nhạt. hoa màu lơ nhạt
mọc thành chùm, quả mọng màu tím. Rễ chùm có nhiều rễ
phình thành củ nhỏ hình thoi.
- Bộ phận dùng: rễ củ
- Thành phần hóa học:
Saponin steroid, carbohydrat, các hợp chất sterol…
- Cơng dụng
Làm thuốc giảm ho, tiêu đờm, chữa táo bón, lợi tiểu.
- Cách dùng

Ngày dùng 6 -20g dưới dạng thuốc sắc.
21.

Thảo quả
17


- Tên khoa học: Amomum aromaticum Roxb. Họ Gừng Zingiberaceae
- Tên khác: đò ho, tò ho, mác hẩu, thảo đậu khấu, đậu khấu
- Đặc điểm thực vật:
Cây thảo cao đến 2m có thân rễ, lá có bẹ tạo thành thân gỉa, có
lưỡi nhỏ, cụm hoa bơng ở gốc thân, Hoa khơng đều, lưỡng
tính, 3 lá đài liền, 3 cánh hoa liền, 6 nhị, 3 lá noãn, bầu dưới.
Quả nang. Hạt có cơm hạt
- Bộ phận dùng: Quả, hạt
- Thành phần hóa học: thảo quả có tinh dầu 1 – 3%
- Cơng dụng:
+ Kháng khuẩn, kích thích tiêu hố, ăn khơng tiêu, bụng đầy
chướng đau, nôn mửa, ỉa chảy, ho, sốt rét, lách to.
+ Thảo quả còn dùng làm gia vị trong kỹ nghệ chế biến bánh kẹo
và thực phẩm
- Cách dùng
+ Ngày dùng 3 -6g, thuốc dạng sắc.
22.

Bình vơi

- Tên khoa học: Stephania glabra, họ tiết dê (Menispermanceae)
- Tên khác: Củ một, Củ mối trôn, Ngải tượng, Tử nhiên, Cà tom
- Đặc điểm thực vật

+ Thân leo, phát triển từ củ hình trịn
+ Lá đơn, mọc so le, 9 – 11 gân toả trịn do cuống lá dính
vào 1/3 phiến lá tính từ gốc lá.
+ Cụm hoa đực dạng tán kép
+ Hoa đơn tính khác gốc
+ Hoa đực gồm 6 đài rời xếp thành 2 vòng (3 + 3) Sáu
cánh hoa, bộ nhị hàn liền thành 1 trụ với 6 bao phấn, bao
phấn mở nắp ngang ra xung quanh. Hoa cái 6 đài rời xếp
thành 2 vòng (3 + 3) Sáu cánh hoa, 3 lá nỗn.
+ Quả hạch hình trứng ngược
+ Hạt cong
- Bộ phận dùng: Củ (Tuber Stephania)
- Thành phần hóa học: hoạt chất chính là Alcoloid (rotundin),
ngồi ra cịn có tinh bột, đường, acid malic…
- Cơng dụng
+ Theo kinh nghiệm của nhân dân bình vơi thái lát phơi
18


khô, sắc hoặc ngâm rượu chữa mất ngủ, ho hen, sốt, lỵ,
đau bụng. Ngày uống 3 – 6g dạng thuốc sắc
+ Làm nguyên liệu chiết xuất lấy L –tetrahydropalmatin
hoặc cepharanthin tuỳ theo loài.
+ L – tetrahydropalmatin (Rotundin) được dùng làm thuốc
trấn kinh, an thần trong các trường hợp: mất ngủ, trạng
thái căng thẳng thần kinh, một số trường hợp rối loạn
tâm thần.
- Cách dùng
+ Uống 0,03g – 0,1g dưới dạng viên L –tetrahydropalmatin
hydroclorid hoặc sulfat, mỗi viên 0,03g.

+ Tiêm Rotundin sulfat, mỗi ống 2 ml (60 mg) làm thuốc giảm
đau, an thần, gây ngủ, điều trị loét dạ dày tá tràng, đau dây
thần kinh, mất ngủ do căng thẳng thần kinh, hen co thắt phế
quản.

19



×