Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Phân tích nguyên nhân, bản chất, đặc điểm và những biểu hiện mới trong giai đoạn hiện nay của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước? Vận dụng vấn đề này vào nền kinh tế Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.08 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ GIAO THƠNG VẬN TẢI
KHOA CHÍNH TRỊ - QPAN - GDTC
------------

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ
NGHĨA MÁC–LÊNIN 1

Đề số 07: “Phân tích nguyên nhân, bản chất, đặc điểm và những biểu
hiện mới trong giai đoạn hiện nay của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà
nước? Vận dụng vấn đề này vào nền kinh tế Việt Nam hiện nay?”

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thanh Hiền
Mã sinh viên: 72DCKT20074
Lớp: 72DCKT22
Khóa: 72 (2021-2025)
Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Huyền

Hà Nội – 2022


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................... 3
NỘI DUNG ........................................................................................ 4
I.

Nguyên nhân, bản chất, đặc điểm và những biểu hiện mới

trong giai đoạn hiện nay của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà
nước:............. ............................................................................................ 4
1. Khái niệm: ............................................................................ 4


2. Nguyên nhân: ....................................................................... 4
3. Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước: ....... 4
4. Đặc điểm độc quyền nhà nước: ........................................... 5
5. Biểu hiện mới của tư bản độc quyền nhà nước: ................ 6
II. Liên hệ, vận dụng vào nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
hiện nay:...................................................................................................7
III. Kết luận: ................................................................................ 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 12

2


LỜI MỞ ĐẦU
Nhà nước tư bản ra đời là một tất yếu của lịch sử. Nhà nước tư bản đã trải qua
nhiều hình thái phát triển khác nhau, trong đó có Chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà
nước. Theo V.I.Lênin: “tự do cạnh tranh để ra tập trung sản xuất và sự tập trung sản
xuất này, khi phát triển tới một mức độ nhất định, lại dẫn tới độc quyền”. Do đó, tiếp
theo giai đoạn cạnh tranh tự do, chủ nghĩa tư bản phát triển lên giai đoạn cao hơn là
giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Sự ra đời phát triển của Chủ nghĩa tư
bản độc quyền Nhà nước là mặt biến đổi quan trọng trong quan hệ quản lý và là đặc
điểm nổi bật của chủ nghĩa tư bản đương đại. Thực chất đây là những nấc thang mới
trong quá trình phát triển và điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản về cả lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất để thích ứng với những biến động mới trong tình hình kinh tế chính trị thế giới cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX cho đến nay.
Ở Việt Nam, từ sau đại hội VI năm 1986 của Đảng, chúng ta đã thực hiện chính
sách mở cửa với mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Trong bối cảnh tồn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, khoa học kĩ thuật, công nghệ
thông tin phát triển như vũ bão,...dưới sữ lãnh đạo sáng suốt của Đảng chúng ta đã vận
dụng linh hoạt, thành công những lý luận về chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
trong việc điều hành nền kinh tế, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần.
Để hiểu rõ hơn về Chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước, bài tiểu luận với đề

tài “Phân tích nguyên nhân, bản chất, đặc điểm và những biểu hiện mới trong giai
đoạn hiện nay của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước?” sẽ làm sáng tỏ vấn đề này.
Thơng qua đó ta thấy rõ được nền kinh tế Việt Nam hiện nay có sự thay đổi ra sao.
Bài tiểu luận đã hoàn thành, tuy nhiên do tầm hiểu biết cịn hạn chế nên bài tìm
hiểu, phân tích của em cịn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được đóng góp ý kiến,
bổ sung của Cơ giáo để bài tiểu luận được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô!

3


NỘI DUNG
Nguyên nhân, bản chất, đặc điểm và những biểu hiện mới trong giai

I.

đoạn hiện nay của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước:
1. Khái niệm:
Độc quyền nhà nước là kiểu độc quyền trong đó nhà nước nắm giữ vị thế độc
quyền trên cơ sở duy trì sức mạnh của các tổ chức độc quyền ở những lĩnh vực then
chốt của nền kinh tế nhằm tạo ra sức mạnh vật chất cho sự ổn định của chế độ chính trị
- xã hội ứng với điều kiện phát triển nhất định trong các thời kì lịch sử.
Độc quyền nhà nước mang tính phổ biến trong nền kinh tế thị trường. Để duy
trì sức mạnh của mình, các quốc gia, ở các mức độ khác nhau luôn nắm giữ những vị
thế độc quyền theo phạm vi nhất định. Tùy theo trình độ phát triển có thể xuất hiện ở
những mức độ khác nhau. Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, độc quyền
nhà nước được hình thành trên cơ sở cộng sinh giữa độc quyền tư nhân, độc quyền
nhóm và sức mạnh kinh tế nhà nước, sự chi phối của tầng lớp tư bản độc quyền (đặc
biệt là của tư bản tài chính) đối với bộ máy nhà nước.
2. Nguyên nhân:

-

Do tích tự và tập trung sản xuất cao.

-

Sự phát triển của phân công lao động xã hội.

-

Sự gia tăng phân hóa xã hội.

-

Sự bành trướng của các tổ chức độc quyền ra quốc tế.
3. Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước:

Độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản là sự thống nhất của ba q trình
gắn bó chặt chẽ với nhau: tăng sức mạnh của các tổ chức độc quyền, tăng vai trò can
thiệp của nhà nước vào kinh tế, kết hợp sức mạnh của nhà nước trong một cơ chế
thống nhất và làm cho bộ máy nhà nước ngày càng phụ thuộc vào các tổ chức độc
quyền.
Trong cơ cấu của độc quyền nhà nước, nhà nước cũng là một tập thể tư bản
khổng lồ. Nhà nước trong chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, ngồi vai trị kinh tế
đối với xã hội cịn có vai trị quản lý, tổ chức các xí nghiêoj thuộc khu vực kinh tế nhà
nước.
4


4. Đặc điểm độc quyền nhà nước:

4.1.

Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và nhà nước:

-

Nhân sự là sự kết hợp giữa các hội chủ xí nghiệp và nhà nước.

-

Các hội chủ xí nghiệp trỏ thành lực lượng chính trị kinh tế:

+ Chỗ dựa cho nhà nước tư bản độc quyền.
+ Tham mưu đường lối kinh tế chính trị cho nhà nước, phục vụ lợi ích của tư
bản độc quyền.
+ Các quan chức và nhân viên chính phủ được cài vào Ban quản trị của tổ chức
độc quyền.
4.2.

Sự hình thành, phát triển sở hữu nhà nước:

+ Sở hữu của nhà nước tư bản độc quyền là sở hữu tập thể của giai cấp tư sản
độc quyền.
+ Sở hữu bao gồm những động sản, bất động sản, các xí nghiệp trong cơng
nghiệp, giao thơng, giáo dục,...
+ Ngân sách nhà nước là bộ phận quan trọng nhất của sở hữu.
+ Phương thức hình thành: Xây dựng xí nghiệp bằng vốn ngân sách; Quốc hữu
hóa các xí nghiệp tư nhân bằng cách mua lại, mua cổ phần của các xí nghiệp tư nhân,...
4.3.


Độc quyền nhà nước trở thành cơng cụ để nhà nước điều tiết kinh
tế:

-

Hệ thống điều tiết:

+ Bộ máy quản lý gắn với hệ thống chính sách.
+ Công cụ điều tiết vận động nền kinh tế quốc dân.
+ Hướng lợi ích cho tầng lớp tư bản độc quyền.
-

Chính sách điều tiết:

+ Chính sách chống khủng hoảng chu kì.
+ Chống lạm phát, tăng trưởng kinh tế.
5


+ Chính sách xã hội và kinh tế đối ngoại.
-

Cơng cụ điều tiết:

+ Ngân sách
+ Thuế
+ Hệ thống tiền tệ - tín dụng
+ Các doanh nghiệp nhà nước
+ Kế hoạch của nhà nước
+ Cơng cụ hành chính - pháp lý

5. Biểu hiện mới của tư bản độc quyền nhà nước:
5.1.

Những biểu hiện mới về cơ chế quan hệ nhân sự:

Sự phát triển của trình độ dân trí và quy luật cạnh tranh trong xã hội tư bản
ngày nay dẫn đến sự thay đổi về quan hệ nhân sự trong bộ máy chính quyền nhà nước.
Thể chế đa nguyên trong phân chia quyền lực nhà nước trở thành phổ biến.
Trong không ít trường hợp, trọng tâm quyền lực nhà nước lại thuộc về một thế
lực trung dung có vị thế cân bằng giữa các thế lực đối địch nhau. Đến lượt nó vị thế
quyền lực đó tạo nên những thể chế kinh tế, chính trị, xã hội,... ơn hịa hơn, ít cực đoan
hơn so với những thời kỳ trước.
5.2.

Những biểu hiện mới về sở hữu nhà nước:

Chi tiêu ngân sách nhà nước là công việc thuộc quyền của giưới lập pháp. Giới
hành pháp bị giới hạn, thậm chí bị quản lý chặt chẽ bằng luật ngân sách nhà nước.
Chống lạm pháp và chống thất nghiệp được ưu tiên. Dự trữ quốc gia trở thành nguồn
vốn chỉ có thể sử dụng trong những tình huống đặc biệt; cổ phần của nhà nước trong
các ngân hàng và công ty lớn trở thành phổ biến.
Vai trò đầu tư của đầu tư nhà nước đẻ khắc phục những chi phí tốn kém trong
nghiên cứu khoa học cơ bản, trong xây dựng kết cấu hạ tầng và giải quyết các nhu cầu
mang tính xã hội ngày càng tăng lên ở các nước tư bản phát triển. Nhà nước đã dùng

6


ngân sách của mình để tạo nên những cơ sở vật chất, gánh chịu các rủi ro lớn, cịn các
cơng ty tư nhân tập trung các lĩnh vực có lợi nhuận hấp dẫn.

Nhờ lợi thế vượt trội của mình về tiềm lực khi tham gia đấu thầu các dự án đầu
tư bằng ngân sách nhà nước mà các tập đoàn độc quyền lớn thường thu được lợi nhuận
khổng lồ khi thực hiện các đơn đặt hàng trong các dự án đầu tư của nhà nước.
5.3.

Biểu hiện mới trong vai trò công cụ điều tiết kinh tế của độc
quyền Nhà nước:

Sự tham dự của các đảng đối lập kể cả đảng cộng sản trong chính phủ hoặc
trong nghị viện cũng chỉ được chấp nhận ở mức độ chưa đe dọa quyền lực khống chế
của giai cấp tư sản độc quyền. Với ý nghĩa đó “đa nguyên tư sản’’’được tầng lớp tư
sản độc quyền sử dụng vừa để làm dịu đi làn sóng đấu tranh của tầng lớp nhân dân tiến
bộ chống sự bóc lột, khống chế của tư bản lũng đoạn, vừa làm suy yếu sức mạnh của
lực lượng đối lập.
Viện trợ ưu đãi từ nguồn lực nhà nước có xu hướng gia tăng. Viện trợ cho nước
ngồi của chính phủ trở thành một bộ phận của điều tiết kinh tế trong nước.
II.

Liên hệ, vận dụng vào nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay:
Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế

kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường. Một số yếu tố bất hợp lý của mô hình
kinh tế trước đây vẫn cịn tồn tại và địi hỏi cần phải có những giải pháp cụ thể để giải
quyết trong thời gian tới. Một trong những vẫn đề cần giải quyết là tình trạng độc
quyền của các doanh nghiệp nhà nước. Sự tồn tại quá nhiều doanh nghiệp nhà nước và
việc độc quyền của doanh nghiệp nhà nước trong nhiều lĩnh vực là một trong những lý
do được các luật sư Mỹ sử dụng để khẳng định Việt Nam khơng có nền kinh tế thị
trường trong vụ kiện cá da trơn của Việt Nam. Để hội nhập kinh tế thế giới cũng như
đảm bảo các điều kiện gia nhập WTO trong thời gian tới và tránh thua thiệt trong
thương mại quốc tế, vấn đề này cần phải hoàn thiện đẻ quy định một mức độ hợp lý

cho sự độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế,
vừa đảm bảo thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển.
Thực tế ở Việt Nam hiện nay có hai loại hình độc quyền sau:
7


+ Loại thứ nhất là kết quả cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Trường hợp
công ty Coca Cola như đã phân tích ở trên được coi là ví dụ về hình thức độc quyền là
kết quả của cạnh tranh trên thị trường nước uống có ga ở Việt Nam. Tuy thế, như đã
đề cập ở trên, nền kinh tế thị trường Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn đầu của sự phát
triển, vì vậy, cho đến nay chỉ có một vài trường hợp liên quan đến độc quyền là kết
quả của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Chắc chắn trong tương lai, loại hình
độc quyền này sẽ phổ biến hơn. đây là hiện tượng bình thường của bất kỳ nền kinh tế
cạnh tranh nào. Theo kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển,
vấn đề này sẽ được giải quyết bằng những quy định về chống độc quyền trong luật
cạnh tranh như các quy định về cấm đoán tự thân, quy định về thoả thuận giá cả giữa
các đối thủ cạnh tranh, tẩy chay hàng hoá, lạm dụng sức mạnh thị trường, tập trung
kinh tế v.v... Luật cạnh tranh của Việt Nam 5 cũng đã bao gồm các quy định này. Đó
là những quy định tại chương 2 về các vấn đề thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng
vị trí thống lĩnh thị trường và vị trí độc quyền, tập trung kinh tế. Nếu so với các nước
có nền kinh tế thị trường phát triển thì những quy định trong Luật cạnh tranh của Việt
Nam về kiểm soát độc quyền chưa thể nói là đầy đủ. Tuy thế, trong điều kiện nền kinh
tế nước ta hiện nay, việc quy định như vậy là tương đối rõ ràng và thống nhất. Trong
tương lai, khi tính cạnh tranh của thị trường đạt ở mức độ cao hơn với nhiều hành vi
cạnh tranh khác phát sinh, sự bổ sung các quy định mới về kiểm soát độc quyền sẽ là
cần thiết.
+ Loại thứ hai là loại hình độc quyền được coi là phổ biến nhất ở Việt Nam
hiện nay là độc quyền là kết quả của cơ chế hành chính trước đây và một số quy định
của pháp luật cũng như các chính sách kinh tế hiện hành. Trong nền kinh tế kế hoạch
hoá tập trung cao độ trước đây, chúng ta chỉ thừa nhận hình thức sở hữu nhà nước và

sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân không tồn tại trong thời gian đó. Chế độ cơng hữu này
đã tạo ra sự độc quyền nhà nước trong tất cả các ngành kinh tế. Nhà nước thành lập
các xí nghiệp quốc doanh để sản xuất và cung ứng sản phẩm cho người tiêu dùng. Cơ
chế quản lý kinh tế bằng các mệnh lệnh hành chính đã hình thành nên các doanh
nghiệp nhà nước độc quyền mà một số vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Hơn nữa,
hiện nay cịn có xu hướng độc quyền nhà nước biến thành độc quyền doanh nghiệp.
Việc nắm giữ đường trục viễn thông quốc gia sẽ tạo lợi thế cho VNPT ngăn cản các
công ty khác tham gia vào thị trường viễn thông, bởi lẽ nếu các công ty khác muốn
8


cung cấp dịch vụ viễn thông họ buộc phải sử dụng đường trục viễn thông quốc gia do
VNPT quản lý. Với lợi thế về thị phần sẵn có từ trước cùng với các quy định của pháp
luật, VNPT đã tính giá dịch vụ viễn thông cung cấp cho người sử dụng cao hơn 30%
so với các nước ASEAN . Tình trạng này cũng tương tự như ở Tổng công ty điện lực
Việt Nam (EVN). ở nước ta đã có một số doanh nghiệp sản xuất điện nhưng chỉ EVN
đ-ợc nắm giữ hệ thống truyền tải điện. Trong thị trường điện lực, việc sản xuất điện có
liên quan mật thiết đến việc truyền tải điện. Điều này làm cho các doanh nghiệp sản
xuất điện phải phụ thuộc vào EVN - một đối thủ cạnh tranh trên cùng thị trường.
Chính vì vậy, độc quyền của EVN đối với việc kinh doanh điện là điều khơng thể
tránh khỏi.
Nói tóm lại, viêc pháp luật quy định nhà nước nắm độc quyền đối với các
“phương tiện thiết yếu” như đường trục viễn thông quốc gia, hệ thống dây tải điện hay
các nhà ga sân bay, hệ thống đường sắt nhưng khơng có sự tách biệt rõ ràng các yếu tố
thuộc về cạnh tranh tiềm năng và các yếu tố thuộc về độc quyền tự nhiên đã làm cho
độc quyền nhà nước biến thành độc quyền doanh nghiệp. Qua đó cho thấy rằng: những
quy định này là không phù hợp với các quy luật của nền kinh tế thị trường và cần phải
được thay đổi trong thời gian tới. Khơng những thế, một số chính sách kinh tế thời
gian qua cũng là nguyên nhân tạo ra độc quyền trong nền kinh tế nước ta. Điển hình là
chính sách thành lập các tổng cơng ty đã tạo ra sự độc quyền của một vài doanh nghiệp

nhà nước trong các lĩnh vực như xây dựng, xi măng, lắp máy... Để thành lập các tổng
công ty này, một loạt các cơng ty nhỏ có cùng tính chất ngành nghề được sáp nhập
theo quyết định của Chính phủ. Hơn nữa, nhà nước cũng đầu tư một lượng vốn lớn vào
các tổng cơng ty. Kết quả là các cơng ty có một sức mạnh thị trường đáng kể trong
ngành nghề mà nó kinh doanh và nhanh chóng có vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh
vực đó, khơng một doanh nghiệp nào có thể cạnh tranh với các tổng cơng ty nhà nước.
Hiện nay, Chính phủ chủ trương thành lập một số tập đoàn kinh tế nhất định. Việc xây
dựng các tập đồn kinh tế là quan trọng bởi vì xét về mức độ tập trung vốn và công
nghệ, hầu hết các doanh nghiệp của Việt Nam đều rất nhỏ bé so với các cơng ty nước
ngồi, đặc biệt là các tập đồn đa quốc gia. Trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế,
hợp tác đi cùng với cạnh tranh là điều khơng thể tránh khỏi. Để có thể tham gia và
cạnh tranh trên thị trường toàn cầu, Việt Nam rất cần thiết phải thành lập các tập đoàn
kinh tế đủ mạnh trong những lĩnh vực nhất định. Theo Viện nghiên cứu quản lý kinh tế
9


trung ương (CIEM), trước hết, sẽ có 4 tập đồn kinh tế được thành lập trong các lĩnh
vực điện, ga và khí đốt, viễn thơng và xây dựng. Theo chính sách này, các tập đoàn
kinh tế được thành lập dựa trên việc sáp nhập các công ty nhỏ thành công ty lớn hơn.
Về mặt lý thuyết cũng như thực tế của luật cạnh tranh, việc sáp nhập chỉ bị cấm trong
trường hợp làm giảm đáng kể cạnh tranh hoặc đi ngược lại với lợi ích cơng cộng, liên
quan đến các vấn đề như lợi ích khách hàng, giải quyết việc làm và tăng trưởng xuất
khẩu. Ngược lại, nếu việc sáp nhập mà có nhiều khả năng mang lại hiệu quả kinh tế
vượt qua sự hạn chế cạnh tranh, nó sẽ không bị cấm. Theo Viện nghiên cứu quản lý
kinh tế trung ương (CIEM), trước hết, sẽ có 4 tập đồn kinh tế được thành lập trong
các lĩnh vực điện, ga và khí đốt, viễn thơng và xây dựng. Theo chính sách này, các tập
đoàn kinh tế được thành lập dựa trên việc sáp nhập các công ty nhỏ thành công ty lớn
hơn. Về mặt lý thuyết cũng như thực tế của luật cạnh tranh, việc sáp nhập chỉ bị cấm
trong trường hợp làm giảm đáng kể cạnh tranh hoặc đi ngược lại với lợi ích cơng cộng,
liên quan đến các vấn đề như lợi ích khách hàng, giải quyết việc làm và tăng trưởng

xuất khẩu. Ngược lại, nếu việc sáp nhập mà có nhiều khả năng mang lại hiệu quả kinh
tế vượt qua sự hạn chế cạnh tranh, nó sẽ khơng bị cấm. Trong trường hợp các tập đồn
kinh tế của Việt Nam, việc tránh xung đột giữa độc quyền là kết quả của sáp nhập và
lợi ích cơng cộng là rất cần thiết. Khi các tập đoàn kinh tế được thành lập bởi Chính
phủ thì sẽ rất dễ dàng cho các doanh nghiệp này có được vị trí thống lĩnh thị trường và
sức mạnh thị trường đáng kể so với các doanh nghiệp khác. Chính vì thế, nếu khơng có
những quy định cụ thể chính sách này có thể tạo ra vị trí độc quyền cho các tập đồn
kinh tế. Thêm vào đó, do hình thức sở hữu mà một số chính sách của nhà nước cũng
có ưu đãi hơn cho các doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy, doanh nghiệp nhà nước được
hưởng một số lợi thế khi tiến hành hoạt động kinh doanh trên thị trường so với các
thành phần kinh tế khác. Cụ thể là, trong một số trường hợp nhất định, nhà nước trực
tiếp hoặc gián tiếp bảo đảm cho các khoản nợ của doanh nghiệp, ưu đãi về quyền sử
dụng đất, miễn thuế trong một số trường hợp, được chỉ định ngân hàng cho vay vốn
hoặc được vay vốn với lãi suất ưu đãi. Vì thế, có thể nói rằng: ở một chừng mực nhất
định, chính sách kinh tế đã trở thành rào cản tạo ra độc quyền trong nền kinh tế thị
trường ở Việt Nam.
III.

Kết luận:
10


Trên đây là một vài nhận xét của em về nguyên nhân, bản chất, đặc điểm và
những biểu hiện mới trong giai đoạn hiện nay của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà
nước và việc vận dụng vấn đề này vào nền kinh tế Việt Nam.
Như vậy, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự kết hợp sức mạnh của các
tổ chức độc quyền tư nhân với với sức mạnh của nhà nước tư bản. Các biểu hiện của
nó bao gồm: Sự thâm nhập lẫn nhau về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và nhà nước,
sự hình thành và phát triển sở hữu nhà nước, sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản
bằng một hệ thống những thiết chế và thể chế kinh tế.

V.I.Lênin cho rằng: “...phải lợi dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước làm mắt xích
trung gian giữa nền tiểu sản xuất và chủ nghĩa xã hội, làm phương tiện, con đường,
phương pháp và phương thức để tăng lực lượng sản xuất lên”. Do đó, việc vận dụng
các hình thức kinh tế tư bản nhà nước ở một đất nướcddang trong thời kì quá độ như
nước ta chính là phương thức để chúng ta huy động mọi sức mạnh của dân tộc, kết hợp
nội với các yếu tố bên ngoài để đưa nước ta thốt khỏi đói nghèo, hướng tới mục tiêu
“dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh” như đại hội VIII của Đảng đã
khẳng định.
Tuy nhiên, vấn đề vận dụng này ở nước ta còn khá mới mẻ và phức tạp. Những
thành tựu đạt được mới chỉ ở bước đầu. Vì vậy, cần xuất phát từ thực tiễn đổi mới để
tìm ra con đường, biện pháp phù hợp đưa nước ta từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội
một cách vững chắc.

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và đào tạo (2021), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin (Dành
cho bậc đại học khơng chun ngành lý luận chính trị), NXB Chính trị quốc gia
Sự thật, Hà Nội.
2. />3. />ieFBqNTQ3BzKxMviAQ
4. />Fw7lkD91J_5PD_lg
5. />jk-v2O-vdJ5hc
6. />AR2Nal612McHAWh_k9M9CUjlhFJVSqZUWAnRbh0vKdjvGrueqyCOSpwl
Puc

12




×