Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Tóm tắt một số tác phẩm văn học lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.6 KB, 18 trang )

Tóm tắt các tác phẩm văn học lớp 12
1. Tóm tắt Tun ngơn độc lập
Tóm tắt mẫu 1
Tun ngơn độc lập - văn kiện có ý nghĩa lịch sử sống cịn với vận mệnh dân tộc. Nếu
ở Mỹ có Tun ngơn độc lập năm 1776, ở Pháp có bản Tun ngơn Nhân quyền và
Dân quyền năm 1791 thì Việt Nam có bản Tun ngơn độc lập của Hồ Chí Minh được
tuyên bố ngày mùng 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình để xóa bỏ chế độ
thực dân, phong kiến; khẳng định quyền tự chủ và vị thế của dân tộc ta trên thế giới,
đó là mốc son chói lọi đánh dấu kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, tự do của dân tộc
Việt Nam.
Tuyên ngôn độc lập được Bác triển khai theo ba nội dung rõ ràng. Phần mở đầu: Bác
có đưa ra cơ sở cho bản Tun ngơn nói về quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do,
quyền mưu cầu hạnh phúc dựa vào hai bản tuyên ngôn của Mỹ và Pháp-hai nước tư
bản lớn trên thế giới-hai quốc gia xâm lược Việt Nam. Bác dùng những lí lẽ đó để làm
bản lề vạch ra cho ta thấy những việc làm trái với tuyên ngôn của chúng. Phần nội
dung: Những cơ sở thực tế đã được chỉ ra, đó là những tội ác của Pháp, chúng đã thi
hành ở nước ta hơn 80 năm nay trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa-giáo dục.
Tất cả những điều đó đập tan luận điệu xảo trá của kẻ thù đã, đang và sẽ nô dịch nước
ta trở lại. Phần kết luận: Lời tuyên bố đanh thép và khẳng định quyết tâm sắt đá giữ
vững nền độc lập dân tộc. Tuyên ngôn độc lập đã hội tụ vẻ đẹp tư tưởng và tình cảm
của Hồ Chí Minh đồng thời cho thấy khát vọng cháy bỏng về độc lập, tự do của nhân
dân Việt Nam.
Tóm tắt mẫu 2
Ngày 2/9/1945 Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân
chủ cộng hòa-mốc son chói lọi trong lịch sử đánh dấu kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc
lập, tự do của dân tộc Việt Nam. Văn bản Tuyên ngôn độc lập được Bác viết cho ai?
Người viết để hướng tới “đồng bào cả nước”-những người hơn 80 năm qua rên xiết
dưới ách xâm lược của thực Pháp và phát xít Nhật. Khơng chỉ vậy đối tượng của bản
Tun ngơn cịn là các nước thực dân xâm lược-thế lực thù địch có dã tâm cướp nước
ta lần nữa, đặc biệt là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đồng thời Người cịn hướng đến
tồn thể nhân dân trên toàn thế giới. Bác viết như thế nào? Người đưa ra cơ sở lý luận


và cơ sở thực tế cho bản Tuyên ngôn của dân tộc. Trước hết về cơ sở lí luận được
Bách trích dẫn về quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh
phúc trong bản Tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776, bản Tuyên ngôn Nhân quyền
Tổng hợp: Download.vn


và Dân quyền năm 1791 của Pháp. Về cơ sở thực tiễn Bác tố cáo tội ác của thực dân
Pháp đã gây ra cho dân tộc ta hơn 80 năm qua. Từ đó đập tan luận điệu xảo trá, bẻ gãy
ngọn cờ “bảo hộ”của chúng. Cuối cùng Bác viết để làm gì? Mục đích cao cả nhất, lớn
lao nhất của bản Tun ngơn là: tun bố xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến, khẳng
định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc ta trên tồn thế giới và khẳng định
quyết tâm bảo vệ nền độc lập dân tộc ta bằng tất cả “tinh thần và lực lượng, tính mạng
của cải”. Tun ngơn độc lập đã hội tụ vẻ đẹp tư tưởng và tình cảm của Hồ Chí Minh
đồng thời cho thấy khát vọng cháy bỏng về độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam.
Xem thêm: Tóm tắt Tun ngơn độc lập

2. Tóm tắt Ngơi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc
Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ, nhà văn lớn của nền văn học dân tộc nước nhà với các
tác phẩm có giá trị nhân văn sâu sắc. Nhà thơ mù họ Nguyễn đã được Thủ tướng
Phạm Văn Đồng hết lòng ngợi ca trong bài viết “Nguyễn Đình Chiểu, ngơi sao sáng
trong văn nghệ của dân tộc” để kỉ niệm 75 năm ngày mất của ông. Văn bản được tác
giả viết theo bố cục ba phần mạch lạc: Phần mở đầu với luận đề “Trên trời có những
vì sao sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn mới thấy,
và càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy”. Đây là cách
nhìn mới mẻ, sâu sắc của Phạm Văn đồng về thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. Phần nội
dung: gồm ba luận điểm cụ thể hóa cho luận điểm bao trùm ở phần mở đầu. Luận
điểm 1: “ánh sáng khác thường” được chứng minh qua cuộc đời và quan niệm sáng
tác của Nguyễn Đình Chiểu. Luận điểm 2; “ánh sáng khác thường” trong thơ văn yêu
nước của Nguyễn Đình Chiểu nội dung chủ yếu nói về tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần
Giuộc”. Luận điểm 3: “ánh sáng khác thường” trong truyện thơ “Lục Vân Tiên”. Phần

kết luận: tác giả đánh giá vị trí của Nguyễn Đình Chiểu trong nền văn học dân tộc và
khẳng định giá trị thơ văn vượt thời gian của Đồ Chiểu. Bài viết đã cho ta cách đánh
giá mới mẻ, đúng đắn về Nguyễn Đình Chiểu cùng ý nghĩa thiết thực trong các tác
phẩm văn chương của ơng.

3. Tóm tắt Người lái đị sơng Đà
Tóm tắt mẫu 1
Tây Bắc có thiên nhiên hùng vĩ được tô điểm bằng con sông Đà vừa dữ dội, hung tợn
và đôi khi lại thật nhẹ nhàng, yêu kiều và thơ mộng như một người con gái. Con sông
Đà hung bạo và hùng vĩ bởi đá ở bờ sơng “dựng vách thành”, lịng sơng thắt lại như
yếu hầu, vô số những điểm “hút nước” vô cùng nguy hiểm cho thuyền bè. Chỉ cần di
chuyển một quãng đường sẽ thấy vơ số những khó khăn đó là đá nổi, đá chìm, sóng
thác. . sẵn sàng cản bước những con thuyền có ý định vượt sơng Đà. Sơng Đà mang vẻ
Tổng hợp: Download.vn


đẹp thơ mộng, trữ tình nhất là nhìn từ xa dịng sơng như mái tóc một người con gái,
trong năm cịn sống có nhiều sự thay đổi theo mùa, mỗi mùa lại có những vẻ đẹp riêng
biệt và độc đáo. Sông Đà hiện lên thật hung tợn và dữ dội nhưng thật nhẹ nhàng, thơ
mộng. Trên nền thiên nhiên rộng lớn hình tượng người lái đị người dân lao động đặc
điểm thân hình cao to, nước da rám nắng, thơng thạo trong nghề nghiệp của mình.
Ơng nắm chắc các qui luật dòng thác, từng vách đá, luồng nước, cửa sinh, cửa tử.
Người lái đị sơng Đà trước tiên cần sự kinh nghiệm trong nghề nghiệp và sự dũng
cảm, gan dạ, những người lái đò là những con người tài hoa, khiêm tốn trong cuộc
sống, họ giúp những con thuyền vượt qua khó khăn từ thiên nhiên và về bến an tồn.
Tóm tắt mẫu 2
Tây Bắc là nơi nổi tiếng bởi thiên nhiên hùng vĩ , mà minh chứng cụ thể là con sông
Đà. Từ thượng nguồn sông Đà đã mang vẻ dữ dội của đại ngàn: dựng đá vách thành,
chỉ lúc đúng ngọ mới thấy mặt trời; sóng đá dữ dội dàn thành các thạch trận xô nhau
liên tiếp, dữ dội hơn trông Đà giang như sôi lên sùng sục , tiếng thác đá ở đây thì như

ngàn con trâu mộng giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa. Có lúc sông Đà cũng dịu dàng:
Sông Đà tuôn dài như áng tóc trữ tình, mang màu xanh ngọc bích và màu đỏ phù sa
chứ khơng có màu đen như Pháp nói; sơng Đà lại giống như một cố nhân lâu ngày gặp
lại; hai bên bờ sông Đà tĩnh lặng nhưng đầy sức sống. Trên vẻ đẹp của Tây Bắc ấy
hình ảnh người lái đò hiện ra đầy nghệ sĩ, hùng dũng dù rất bình dị đời thường, Ơng
lái đị vượt qua ba thạch trận với nhiều cửa tử; dù, ngày nào cũng chiến đấu với sông
Đà dữ dội, đêm trở về với những thứ bình dị, khiêm tốn.
Tóm tắt mẫu 3
Người lái đị sơng Đà kể về thiên nhiên hùng vĩ nhất là cịn sơng Đà và hình ảnh người
lái đị tài giỏi, dũng cảm. Con sơng Đà nổi tiếng hung tợn và vô cùng hiểm trở với
những thác nước, đá ngầm, đá nổi, thạch trận được bố trí vơ cùng nguy hiểm nhưng
con sơng Đà trở nên hiền hịa và có chất thơ hơn khi ngắm nhìn màu nước biến đổi
theo mùa và mang đặc điểm riêng. Trên nền của thiên nhiên xuất hiện hình ảnh người
lao động đó là người lái đị sơng Đà những người thực hiện nhiệm bảo chèo lái con
thuyền vượt sơng Đà. Ơng lái đị khỏe mạnh, rắn chắc và có thừa sự dũng cảm. Ông
trong nghề đã nhiều năm và nắm vững bố trí bãi đá, con thác, thạch trận…mọi thứ đều
lão ghi nhớ và nắm trong lòng bàn tay. Để chèo lái con thuyền vượt qua sông Đà
thành công ông phải kết hợp kinh nghiệm của bản thân và sự dũng cảm, gan dạ. Sau
khi trở về bến ông và những người bạn cịn tốt lên vẻ đẹp của sự tài hoa và khiêm
nhường họ xem những thử thách vừa trải qua là những cơng việc thường ngày.
Tóm tắt mẫu 4

Tổng hợp: Download.vn


Thiên nhiên Tây Bắc được tô điểm bởi con sông đà vừa hung bạo vừa trữ tình. Sơng
Đà có lúc dịu dàng như người phụ nữ kiều diễm. Nước sông Đà thay đổi theo mùa
phản chiếu trời xuân nắng thu “Mùa xn dịng xanh ngọc bích, mùa thu lừ lừ chín đỏ
như da mặt người bầm đi vì rượu bữa”. Dọc theo sơng Đà, có lắm thác nhiều ghềnh,
có đá dựng vách thành, có đá tảng, đá hịn bày thế thạch trận, tạo nên cửa sinh cửa tử.

Nổi bật trên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, đầy sức sống đó là hình ảnh ơng lái đị
sơng Đà. Đó là một người mang vẻ đẹp khỏe khoắn của người dân lao động vùng sơng
nước với thân hình cao to, nước da rám nắng. Ơng làm nghề lái đị đã nhiều năm, từng
gắn bó với dịng sơng Đà, hiểu được tính khí của nó. Ơng thuộc nằm lịng từng con
thác lớn, thác nhỏ, từng vách đá, luồng nước, từng cửa sinh, cửa tử do thế thạch trận
tạo nên. Ông đã dùng kinh nghiệm nghề nghiệp cộng với sự cần cù gan dạ đưa con
thuyền vượt thác nước sông Đà đầy nguy hiểm. Ơng đã đưa nhiều chuyến hàng về
xi an tồn để góp phần vào cuộc sống. Sau khi vượt sơng Đà, ông lái đò trở về cuộc
sống đời thường thanh thản của mình, ơng neo thuyền chỗ khúc sơng bình lặng và nấu
ống cơm lam, bàn tán về cá anh vũ cá dầm xanh.

4. Tóm tắt Ai đã đặt tên cho dịng sơng?
Tóm tắt mẫu 1
Có một dịng sơng với những vẻ đẹp biến hóa kì ảo mang tên Sơng Hương gắn liền
với xứ Huế mộng mơ. Khi chảy qua thượng nguồn, con sông Hương mang vẻ đẹp
hoang dại như cô gái Digan với những điệu nhảy nóng bỏng. Và cịn “người mẹ phù
sa” với vẻ đẹp đầy tinh tế, đắm say lòng người. Rời xa thượng nguồn về với thành phố,
là màu sắc rực rỡ của hoa đỗ quyên hai bên bờ sông. Lúc này sông Hương tựa như cô
gái thức giấc với những chuyển mình đầy biến hóa. Khi thì tạo hình cung, rồi ơm lấy
chân đồi Thiên Mụ, khi thì hóa xanh, trưa vàng rồi lại chiều tím, làm ngây ngất lịng
người. Khi con sơng tiến thẳng về phía hướng Bắc, thì ơm gọn lấy đảo Cồn hến. Khi
đột ngột chuyển hướng Đơng – Tây thì quay lại thành phố ở thị trấn Bao Vinh. Đó là
nỗi vấn vương của dịng sơng mà tác giả gọi là sự vấn vương của nàng Kiều đối với
Kim Trọng. Không những thế, sơng Hương cịn mang dấu ấn của lịch sử, của thi ca
khi chứng kiến bao cuộc đấu tranh của dân tộc. Vì vậy, nó xứng đáng là biểu tượng
bất diệt của Huế, là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca sau này.
Tóm tắt mẫu 2
Con sơng Hương chảy qua thành phố thật mộng mơ và có lịch sử gắn liền với Huế. Ở
mỗi thời điểm con sông lại có những vẻ đẹp riêng. Khi sơng Hương chảy ở thượng
nguồn thật hoang dại tựa như “bản trường ca rừng già”, “như cô gái Di-gan”, “người

mẹ phù sa” vẻ đẹp đầy tinh tế và say đắm lòng người. Rời xa thượng nguồn con sông
Hương tiếp tục đi đến thành phố, hai bên bờ sông nổi bật với màu đỏ của hoa đỗ
Tổng hợp: Download.vn


quyên, sông Hương lúc này tựa như cô gái thức giấc, liên tục chuyển dịng, tạo thành
những hình cung, ơm chân đồi Thiên Mụ, sông Hương lúc này đa màu sắc với sớm
xanh, trưa vàng, chiều tím vẻ đẹp khiến con người mê mệt. Tạm rời xa thành phố sông
Hương tiến thẳng về hướng Bắc, con sông ôm lấy đảo Cồn Hến chìm trong sương
khói, và giữa màu xanh biếc tre trúc và vườn cau của làng Vỹ Dạ. Con sông đột ngột
rẽ sang hướng đông – tây quay lại thành phố ở thị trấn Bao Vinh. Con sông trước khi
trở lại với biển còn vấn vương với kinh thành Huế tựa như nỗi vấn vương của nàng
Kiều với Kim Trọng xưa kia. Sơng Hương cịn là mang nhiều dấu ấn của lịch sử, thi
ca. Đó là dịng sơng chứng kiến nhiều trận chiến những trận chiến bảo vệ đất nước,
giành độc lập tự do bi tráng của dân tộc. Dịng sơng Hương mãi là biểu tượng bất diệt
của thành phố Huế và nguồn cảm hứng về thi ca cho nhiều thế hệ mai sau.
Tóm tắt mẫu 3
Bài bút kí đã ca ngợi vẻ đẹp của sông Hương gắn liền với xứ hú mơ mộng đã đi vào
lòng người và với truyền thống lịch sử xứ Huế. Lúc ở thượng nguồn, sơng Hương có
vẻ đẹp mãnh liệt và hoang dại, có nhiều ghềnh thác đáy vực bí ẩn. Có thể xem sông
Hương như bản trường ca của rừng già. Lúc về đồng bằng, sơng Hương thơ mộng làm
say đắm lịng người. Hai bên bờ sơng Hương chói lọi màu đỏ của hoa đỗ qun. Dịng
sơng mềm như tấm lùa uốn cong, cảnh đẹp như bức tranh có đường nét, hình khối trôi
đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, cao đột ngột như VỌNG CẢNH,
TAM THAI, LỰU BẢO. Sơng hương có vẻ đẹp da màu biến ảo: sớm xanh, trưa vàng,
chiều tím.
Lúc qua thành phố Huế, sơng Hương trôi đi thật chậm chảy lặng lờ như điệu slow.
Sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. Trên sông vọng
lại tiếng hát trong một khoang thuyền nào đó. Sơng Hương mang vẻ đẹp vừa trữ tình,
vừa trầm mặc gắn liền với lịch sử bi tráng của dân tộc mà trên thế giới khơng có dịng

sơng nào như thế. Và trước về với biển sơng hương lưu luyến tình cảm với thành phố
Huế ví như nỗi vấn vương của nàng Kiều với Kim Trọng.

5. Tóm tắt Vợ chồng A Phủ
Tóm tắt mẫu 1
“Vợ chồng A Phủ” là tác phẩm xuất sắc của nhà văn Tô Hoài viết về người dân vùng
cao Tây Bắc. Câu chuyện kể về hai nhân vật chính là Mị và A Phủ. Mị là cơ gái
H’mơng xinh đẹp, có tài thổi sáo rất hay, được nhiều chàng trai theo đuổi. Mỗi khi tết
đến xuân về trai gái đều hò hẹn nhau để cùng vui chơi, ca hát. Năm ấy, Mị đi chơi bị
con trai nhà thống lí Pá Tra là A Sử bắt về cúng trình ma. Mị trở thành con dâu gạt nợ
do năm xưa khi bố mẹ Mị lấy nhau khơng có tiền cưới hỏi phải đến vay nhà thống lí.
Tổng hợp: Download.vn


Mỗi năm phải trả lãi một nương ngô nhưng mãi vẫn chưa trả được nợ. Lúc đầu cô
không chấp nhận làm vợ A Sử định ăn lá ngón tự tử nhưng nghĩ về bố-người cha già
đã vất vả nuôi cô khơn lớn, cơ khơng đành lịng chết. Từ đây, cuộc sống của Mị khơng
cịn vui vẻ nói cười mà thay vào đó là sự khổ sở hơn kiếp trâu ngựa làm việc quần
quật cả ngày lẫn đêm hết năm này qua năm khác. Cuộc sống của Mị cứ “lùi lũi như
con rùa ni trong xó cửa” chẳng nói chẳng rằng. Một mùa xuân nữa lại đến. Hôm ấy
Mị uống rượu, cơ thấy trong lịng phơi phới, nghe tiếng sáo gọi bạn tình Mị nhớ lại
hồi mình cịn trẻ, Mị muốn đi chơi nhưng bị A Sử phát hiện. Hắn trói Mị vào cột nhà
bằng thúng sợi đay và tóc của cô. Trong đêm mê man, tiếng sáo thúc giục cô bước
chân đi chợt thấy nhói đau, ê ẩm người mới sực nhớ ra là đang bị trói. May mắn cho
Mị là có chị dâu-những người phụ nữ cùng kiếp nơ lệ cởi trói cho cơ.
A Phủ là một chàng trai nghèo mồ côi cha mẹ từ nhỏ, nhờ ơn trời anh rất khỏe mạnh,
chăm chỉ lao động. Trong đêm mùa xuân ấy, vì bất bình trước thái độ ngang tàn, bạo
ngược của A Sử mà đánh hắn trọng thương nên bị làng bắt vạ phải nộp 100 lạng bạc
trắng nhưng khơng có tiền đành phải đi ở trả nợ cho nhà thống lí Pá Tra. Cơng việc
của A Phủ là chăn đàn bị, trong một lần khơng may anh để hổ bắt mất một con liền bị

thống lí Pá Tra trừng phạt trói vào cột nhà nhịn ăn, nhịn uống và chịu rét chờ A Sử
bắn được hổ sẽ tha.
Lúc đầu nhìn cảnh tượng ấy Mị thản nhiên, hờ hững nhưng rồi lịng thương người
cũng trỗi dậy khi nhìn thấy hai hàng nước mắt chảy xuống hõm má trên gương mặt
tiều tụy đáng thương của A Phủ. Cô đã dũng cảm cắt dây cởi trói cho A Phủ, hai
người cùng nhau trốn khỏi Hồng Ngài, họ nên đôi vợ chồng và cùng tham gia cách
mạng.
Tóm tắt mẫu 2
Vợ chồng A Phủ kể về cuộc đời đôi nam nữ người H’Mông, người con gái tên là Mị
và người con trai là A Phủ. Khi xưa, cha mẹ Mị lấy nhau không đủ tiền đã phải vay
tiền của cha thống lí Pá Tra, món nợ ngày càng nhiều chưa thể trả nhưng Mị vẫn nhất
định không lấy A Sử – con trai thống lý Pá Tra để xóa hết nợ. Một đêm nọ, Mị bị A
Sử bắt về nhà. Tại nhà thống lí Mị bị đối xử thậm tệ cịn thua con trâu con ngựa.
Không chịu tủi nhục Mị định tự tử nhưng khơng đằng chết tại nhà A Sử vì thương cha
già. Khổ nhiều cũng thành quen, một cái Tết nữa đến, Mị uống rượu và nghe tiếng sáo
gọi bạn tình nhớ lại ngày xưa, Mị có ý định đi tìm hạnh phúc, khi chuẩn bị đi chơi thì
lại bị A Sử bắt trói đứng. A Phủ chàng trai hiền lành, khỏe mạnh, vì bất bình đã đánh
A Sử nên đã bị bắt về lao động không công để trừ nợ, chàng trai bắt đầu cuộc sống tại
nhà lí trưởng. Trong một lần A Phủ đi chăn bị khơng cẩn thận đã để hổ vồ mất bò nên
bị A Phủ phạt bị trói đứng ở góc nhà, khơng cho ăn cho uống nhiều ngày liền đến kiệt
sức. Mị thấy vậy nhưng hồn tồn khơng có cảm giác nhưng khi nhìn thấy A Phủ
Tổng hợp: Download.vn


khóc vì đói, rét, kiệt sức, tuyệt vọng Mị động lòng thương và thấy hai người cùng
cảnh ngộ đã quyết định cắt dây trói cho A Phủ rồi cùng nhau bỏ trốn thật xa. Cả hai
chạy trốn thật nhanh đến Phiềng Sa rồi kết duyên thành vợ thành chồng. A Phủ gia
nhập với cách mạng kết thân với các cán bộ A Châu và A Phủ cùng nhau chống giặc
Pháp xâm lược, bảo vệ quê hương.
Tóm tắt mẫu 3

Tác phẩm kể về cuộc đời của đôi trai gái người Mèo là Mị và A Phủ. Mị là một cô gái
trẻ, đẹp. Cô bị bắt làm vợ A Sử - con trai thống lý Pá Tra để trừ một món nợ truyền
kiếp của gia đình. Lúc đầu, suốt mấy tháng rịng, đêm nào Mị cũng khóc, Mị định ăn
lá ngón tự tử nhưng vì thương cha nên Mị khơng thể chết. Mị đành sống tiếp những
ngày tủi cực trong nhà thống lí. Mị làm việc quần quật khổ hơn trâu ngựa và lúc nào
cũng “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Mùa xuân đến, khi nghe tiếng sáo gọi
bạn tình thiết tha Mị nhớ lại mình cịn trẻ, Mị muốn đi chơi nhưng A Sử bắt gặp và
trói đứng Mị trong buồng tối. A Phủ là một chàng trai nghèo mồ cơi, khoẻ mạnh, lao
động giỏi. Vì đánh lại A Sử nên bị bắt, bị đánh đập, phạt vạ rồi trở thành đầy tớ khơng
cơng cho nhà thống lí. Một lần, do để hổ vồ mất một con bò khi đi chăn bị ngồi bìa
rừng nên A Phủ đã bị thống lí trói đứng ở góc nhà. Lúc đầu, nhìn cảnh tượng ấy, Mị
thản nhiên nhưng rồi lịng thương người cùng sự đồng cảm trỗi dậy, Mị cắt dây cởi
trói cho A Phủ rồi theo A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài…
Tóm tắt mẫu 4
Truyện kể về cuộc đời của vợ chồng A Phủ. Mị là cô gái trẻ đẹp, nhà nghèo, sống ở
Hồng Ngài. Cơ bị bắt cóc về làm vợ A Sử, làm con dâu gạt nợ nhà thống Lí Pá Tra.
Cơ phải lao động quần quật, sống khơng khác gì con trâu, con ngựa. Khi mùa xn
đến, cơ cũng muốn đi chơi liền bị A Sử trói đứng trong buồng. Chỉ đến khi A Sử bị
đánh, cô mới được cởi trói để đi lấy lá thuốc, xoa dầu cho chồng. A Phủ là một chàng
trai nghèo, mô cơi, khỏe mạnh, gan góc, giỏi lao động. Vì đánh A Sử đến phá rối cuộc
chơi nên bị bắt, bị đánh đập, bị phạt vạ, phải vay vốn thống lí để nộp phạt, rồi trở
thành người ở đợ trừ nợ trong nhà thống lí. Một lần để hổ ăn mất một con bị, A Phủ
bị trói đứng, bị bỏ đói suốt mấy ngày đêm. Một đêm, khi trở dậy thổi lửa để sưởi, Mị
bắt gặp dòng nước mắt chảy trên gò má đen sạm của A Phủ. Mị nghĩ về thân phận
mình, đồng cảm về cảnh ngộ của A Phủ. Cơ đã cắt dây trói giải thốt cho A Phủ và bỏ
trốn khỏi nhà thống lí Pá Tra. Hai người đến Phiềng Sa, thành vợ thành chồng, tạo
dựng một cuộc sống mới. A Phủ được sự giác ngộ của cán bộ cách mạng A Châu trở
thành tiểu đội trưởng du kích. Họ cùng mọi người cầm súng để gìn giữ bản làng.
Tóm tắt mẫu 5


Tổng hợp: Download.vn


Câu chuyện kể về một cơ gái có tên là Mị, nàng là một cô gái trẻ trung xinh đẹp, nết
na, đa tài nhưng bạc phận. Vì cha mẹ của nàng thiếu nợ nhà Thống Lý Pá Tra nên
nàng bị bắt về làm vợ của A Sử, con trai nhà Thống Lý để trừ nợ cho cha. Từ khi nàng
về nhà Thống Lý, nàng trở nên ít nói hơn, suốt ngày lủi thủi trong nhà như con rùa
ni trong xó cửa. Năm ấy tết đến, Mị tình cờ nghe được tiếng sáo ở đâu vọng lại, tâm
hồn nàng trở nên bồi hồi, thiết tha, nàng nhớ lại những chuyện xưa kia và nàng muốn
đi chơi, nhưng bị chồng nàng ngăn cản không cho đi, bắt nàng phải ở nhà. Trong một
lần chồng nàng là A Sử đi chơi bên Làng bên, vì chọc ghẹo con gái nên bị A Phủ đánh,
sau đó A Sử bắt A Phủ bồi thường tiền thuốc men cho A Sử, A Phủ khơng có tiền trả
nên bị A Sử bắt về làm công trừ nợ suốt đời cho nhà A Sử. Trong đêm tình mùa đơng
năm ấy, A Phủ bị A Sử trói ở góc nhà, Mị trông thấy và nàng nghĩ lại cuộc đời mình,
nàng thấy tủi thân cho và thương thay cho số phận của A Phủ, Nàng đã cởi trói cho A
Phủ và cả hai cùng bỏ trốn khỏi nhà Thống Lý Pá Tra.
Xem thêm: Tóm tắt tác phẩm Vợ chồng A Phủ

6. Tóm tắt Vợ nhặt
Tóm tắt mẫu 1
Vợ nhặt là một truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân, in trong tập Con chó xấu xí. Tác
phẩm ban đầu có tên là Xóm ngụ cư, viết ngay sau Cách mạng tháng Tám. Bản thảo
sau này được viết lại.
Cái đói tràn xuống chợ, trẻ con ủ rũ, người lớn dật dờ, lặng lẽ. Tràng bông dắt người
đàn bà xa lạ ấy về. Trẻ con có đứa gào lên "chơng vợ hài", người lớn bàn tán, những
khuôn mặt u tối của họ như rạng rỡ lên. Về đến cái nhà vắng teo, bà cụ Tứ, mẹ Tràng
về muộn; Tràng loanh quanh hết ra lại vào. Người đàn bà theo Tràng trong hồn cảnh
khơng ngờ. Hai lần gặp, và câu đùa với bốn bát bánh đúc người đàn bà ăn một chập và
cái "chặc lưỡi" của Tràng.
Bà cụ Tứ về, Tràng reo lên, bà ngạc nhiên. Thấy trong nhà có người đàn bà, lại chào

bà là u, bà càng ngạc nhiên. Được Tràng giải thích, bà nín lặng. Bao nỗi niềm xáo trộn
trong lịng bà. Nói chuyện với con dâu, bà khóc. Tràng bật lửa thắp đèn, bà vội lau
nước mắt mùi đống rấm và tiếng hờ khóc ở những nhà trong xóm có người chết vẳng
tới.
Sáng hôm sau, Tràng dậy muộn. Từ trong nhà đến ngoài sân đều đổi thay, gọn gàng,
sạch sẽ. Tràng thấy có bổn phận với vợ và yêu cái nhà mình hơn. Bữa ăn chỉ có rau
chuối rối chấm muối với mỗi người hai lưng bát cháo lõng bõng. Bà cụ Tứ nói tồn
những chuyện vui vẻ. Bà mừng con dâu mới bằng nồi cháo cám mà bà gọi vui là "chè

Tổng hợp: Download.vn


khốn". Tiếng trống thúc thuế ngồi đình nổi lên. Bà cụ Tứ lại khóc. Trong óc Tràng
bỗng hiện lên lá cờ đỏ và đoàn người trên đê Sộp đi phá kho thóc.
Tóm tắt mẫu 2
Năm 1945, nạn đói khủng khiếp xảy ra lan tràn khắp nơi trên cả nước, người chết như
rạ, người sống cũng dật dờ như những bóng ma. Tràng là chàng trai xấu xí thơ kệch, ế
vợ, Tràng sống ở xóm ngụ cư. Anh làm nghề kéo xe bò thuê và sống cùng người mẹ
già. Một lần kéo xe thóc Liên đồn lên tỉnh Tràng đã quen với một cô gái. Vài ngày
sau gặp lại, Tràng không cịn nhận ra cơ gái ấy, bởi vẻ tiều tụy, đói rách làm cơ đã
khác đi rất nhiều. Tràng đã mời cô gái một bữa ăn, cô gái liền ăn một lúc bốn bát bánh
đúc. Sau một câu nói nửa thật, nửa đùa, cô gái đã theo anh về nhà làm vợ. Việc Tràng
nhặt được vợ đã làm cả xóm ngụ cư ngạc nhiên, nhất là bà Cụ Tứ (mẹ của Tràng)
cũng khơng nổi bàng hồng ngạc nhiên và lo lắng nhưng rồi bà cụ cũng đã hiểu ra và
chấp nhận người con dâu ấy. Trong bữa cơm” đón nàng dâu mới, họ chỉ với một bữa
cháo kèm theo là nồi cháo cám bà cụ tứ dành cho nàng dâu nhân bữa cơm đón nàng
dâu mới với tấm lịng độ lượng, bao dung. Tác phẩm kết thúc ở chi tiết vào buổi sáng
hôm sau tiếng trống thúc thuế dồn dập, quạ đen bay vù như mây đen. Thị nói về
chuyện Việt Minh phá kho thóc Nhật và Tràng nhớ lại hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng bay
phấp phới hơm nào.

Xem thêm: Tóm tắt tác phẩm Vợ nhặt

7. Tóm tắt Rừng xà nu
Tóm tắt mẫu 1
Tác phẩm viết về làng Xô Man và núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ. Sau ba năm xa làng đi bộ đội giải phóng, Tnú trở về thăm q, làng
Xơ Man bất khuất kiên cường nằm giữa rừng xà nu bạt ngàn của Tây Nguyên.
Trong một buổi tối sum họp của làng, cụ Mết đã kể lại cho dân làng nghe về một trang
sử bi thương mà hùng tráng của làng, có gắn với cuộc đời Tnú. Làng Xơ Man trong
những năm đen tối của cách mạng, là một căn cứ bí mật vững chắc ni giấu cán bộ.
Lúc ấy, Tnú và Mai cịn nhỏ nhưng đã góp phần tích cực vào việc chở che nuôi giấu
cán bộ. Lớn lên, hai người thành vợ chồng. Tnú trở thành người lãnh đạo dân làng
đánh giặc.
Tin "Làng Xô Man mài giáo mác chuẩn bị khởi nghĩa bay đến tay giặc", chúng cho
quân đến vây quét. Cụ Mết và Tnú, cùng thanh niên rút ra ngoài rừng. Giặc dùng mọi
cách khủng bố, uy hiếp tinh thần dân chúng. Để hòng dử dỗ Tnú đầu hàng, chúng bắt
vợ và con anh hành hạ Nấp trong rừng, chứng kiến cảnh vợ con bị đánh đập dã man,
Tổng hợp: Download.vn


Tnú sôi sục căm thù đến mức không tỉnh táo được nữa, đã nhảy xổ ra chém giết lũ
giặc. Nhưng anh cũng khơng cứu được vợ con mình. Anh bị giặc bắt trói, tẩm nhựa xà
nu đốt cháy mười đầu nón tay trước mắt dân làng, hịng uy hiếp "mộng cầm dáo mác"
của họ.
Tnú kiên cường, cắn răng chịu đựng, không hề khuất phục. Căm thù tột đô, cả khối
người đã vùng dậy đánh gục kẻ thù "cả làng Xô Man ào ào rung động và lửa cháy
khắp rừng". Câu chuyện khép lại bằng cảnh cụ Mết và Dit tiễn đưa Tnú trở lại đem vị
ở nơi cửa rừng xà nu tràn trề sức sống vượt lên trên sự hủy diệt của bom đạn như làng
Xô Man bất khuất kiên trung.
Rừng Xà Nu kể về làng Man, một làng ở Tây Nguyên, làng nằm giữa những cánh

rừng Xà nu bạt ngàn, đang ngày đêm gánh chịu mưa bom, bão đạn. Và tại đó, có
chàng Tnú là người dân tộc Strá. Tnú tham gia cách mạng. Quân giặc biết được, bắt
vợ con anh, hành hạ đánh đập dã man để dụ anh ra. Chứng kiến cảnh vợ con cùng khổ,
anh không chịu được xơng ra giữa vịng vây địch để cứu Mai và con. Nhưng anh
không cứu được, mẹ con Mai chết, cịn anh thì bị giặc bắt đốt trụi mười đầu ngón tay.
Tnú được dân làng cứu thốt. Tnú tìm đến quân giải phóng, tham gia chiến đấu chống
lại bọn giặc. Sau ba năm, anh trở lại lành Man thăm làng vào mọi người. Đêm hơm đó,
cả làng ngồi nghe cụ Mết kể lại những chiến công của Tnú, chuyện anh bị địch bắt bị
tra tấn nhưng vẫn kiên quyết khơng khai báo, chuyện anh bị đốt 10 đầu ngón tay,
chuyện anh cùng làng Man nhất tề thắng bọn giặc… nhằm giúp dân làng nâng cao tinh
thần truyền thống anh hùng bất khuất. Sáng hôm sau, Tnú được cụ Mết, bé Heng, Dít,
tiễn anh lên đường tiếp tục đánh đuổi giặc ngoại xâm. Họ chia tay nhau ở đồi Xà nu.
Tóm tắt mẫu 2
Truyện ngắn là lời kể của cụ Mết về cuộc đời của Tnú cho dân làng Xô Man nghe.
Tnú từ khi còn nhỏ đã rất dũng cảm, băng rừng vượt núi để liên lạc, nuôi giấu cán bộ
là anh Quyết. Khi lớn hơn, Tnú bị giặc bắt trong một lần làm nhiệm vụ nhưng vẫn
quyết giữ bí mật và trốn được khỏi đó sau 3 năm. Tnú cưới Mai, thằng Dục đưa quân
giặc đến để đe dọa dân làng, chúng giết mẹ con Mai, Tnú phẫn uất xông ra nhưng bị
chúng bắt và tẩm nhựa xà nu thiêu đốt 10 đầu ngón tay. Sau đó, Tnú vẫn lên đường
tham gia giải phóng quân và lập được nhiều chiến tích dù có đơi bàn tay khơng lành
lặn. Truyện làm hiện lên hình ảnh bất khuất cũng như vẻ đẹp kiên cường của những
cánh rừng xà nu hùng vĩ, của người dân làng Xô Man và của Tnú. Qua đó cho thấy
tinh thần quả cảm của những người dân trong thời kì chiến tranh.
Xem thêm: Tóm tắt Rừng xà nu

8. Tóm tắt Những đứa con trong gia đình
Tổng hợp: Download.vn


Tóm tắt mẫu 1

Việt là một chiến sĩ Giải phóng qn trẻ. Anh xuất thân từ một gia đình nơng dân
Nam Bộ có truyền thống cách mạng vẻ vang nhưng chịu nhiều tổn thất nặng nề do tội
ác của Mỹ – ngụy: ông nội, bố và mẹ Việt đều bị giặc giết. Gia đình chỉ cịn lại Việt,
chị Chiến, thằng Út em, chú Năm và một người chị nuôi lấy chồng xa.
Việt và Chiến hăng hái tòng quân giết giặc. Anh chiến đấu ngoan cường, quyết lập
nhiều chiến công để cùng chị trả thù cho ba má.
Trong một trận chiến đấu ác liệt tại một khu rừng cao su, Việt đã diệt được một xe bọc
thép của địch, nhưng anh bị thương nặng, phải nằm lại chiến trường và bị lạc đồng đội.
Khắp người đau nhức nhưng Việt vẫn cố bị đi tìm đồng đội và lúc nào cũng ở trong
tư thế sẵn sàng chiến đấu. Anh ngất đi, tỉnh lại nhiều lần. Trong những lần tỉnh lại ấy,
dòng hồi ức đã đưa anh trở lại với những kỉ niệm thân thiết về người thân: kỉ niệm về
má, chị Chiến, chú Năm, về đồng đội và anh Tánh, đặc biệt là kỉ niệm về đêm hai chị
em xung phong tòng quân.
Anh Tánh và tiểu đội đã gặp được Việt sau ba ngày tìm kiếm và đưa Việt về điều trị
tại một bệnh viện dã chiến. Sức khỏe Việt dần hồi phục. Anh Tánh giục Việt viết thư
cho chị Chiến nhưng Việt cịn chần chừ vì thấy chiến cơng của mình chưa thấm gì với
thành tích của đơn vị và chưa đáp ứng được nguyện vọng của má.
Tóm tắt mẫu 2
Hai chị em Việt và Chiến có hồn cảnh vơ cùng khó khăn. Cha thì bị giặc Pháp chặt
đầu, cịn mẹ bị đại bác của quân Mĩ bắn chết. Do đó, hai chị em đều mong muốn mình
sẽ được đi tịng quân, để trả thù cho cha mẹ, đồng thời cũng là trả thù cho đất nước.
Chị Chiến khi ấy đã đủ 18 tuổi nên xung phong đi tòng quân trước, Việt thương chị và
cũng hăng hái muốn đi nên đã nhanh nhảu viết tên mình dù chưa đủ tuổi. Chị Chiến
biết vậy, liền xin chú Năm đứng ra xin giúp để Việt được tòng quân. Chú Năm đồng ý
rồi hai chị em chuyển bàn thờ của má qua nhà chú Năm, nhờ chú giữ giúp đến khi trở
về. Ở chiến trường, không may Việt bị thương nặng sau khi diệt được một xe bọc thép
Mĩ ở trong rừng cao su. Việt nằm bất động, hai mắt nhắm tịt khơng nhìn thấy gì, bị lạc
đồng đội và xung quanh chỉ tồn là xác chết. Mỗi lần tỉnh lại, Việt đều nhớ về gia đình,
nhớ về chị Chiến cùng chú Năm. Đoạn trích thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc của
nhân vật Việt, cũng là sự dũng cảm của cậu khi trong lúc bị thương vẫn luôn cầm chắc

tay súng, sẵn sàng chiến đấu bất cứ lúc nào. Sau ba ngày, Việt được tìm thấy và đưa
về chăm sóc. Anh Tánh dục Việt viết thư cho chị chiến và kể về chiến tích của mình.
Việt rất nhớ chị nhưng khơng biết nên viết từ đâu bởi những gì Việt làm được vẫn
chưa có gì to tác như những chiến tích của đơn vị và của cha với má.

Tổng hợp: Download.vn


Xem thêm: Tóm tắt Những đứa con trong gia đình

9. Tóm tắt Bắt sấu rừng U Minh Hạ
Truyện xoay quanh nhân vật chính là ơng Năm Hên, người thợ già chuyên bắt sấu ở
Kiên Giang. Nghe chuyện có cái ao sấu khủng khiếp ở ngọn rạch Cái Tàu, ơng tìm
đến giúp dân làng bắt sấu. Đến nơi, ông bơi tới lui theo rạch mà cất lên bài hát giải
oan cho các linh hồn chết nơi rừng xanh nước đỏ vì miếng cơm manh áo. Chiếc xuồng
ba lá của ông vỏn vẹn chỉ có lọn nhang trần và một hũ rượu. Đốn biết ơng là bậc kì
tài, dân làng liền mời ông lên nhà và thết đãi. Ông Năm Hên giới thiệu về nghề nghiệp
và cơ duyên ông theo nghề bắt sấu. Vì trả thù cho người anh bị sấu bắt ở ngã ba Đình,
ơng Năm Hên từ đó cũng theo nghề này để trừ hại cho dân chứ quyết không vì tiền
bạc, phú q. Sáng hơm sau, Tư Hoạch dẫn đường cho ông Năm Hên lên ao sấu. Đến
xế chiều, cả làng chộn rộn vì tiếng reo vui của Tư Hoạch và một đàn 45 con sấu nối
đuôi nhau theo sau thuyền. Tư Hoạch vội kể lại cách bắt sấu phi phàm của ơng Năm
Hên, ai nấy đều kính phục và tôn làm "bực thánh xứ này". Tư Hoạch về trước, sau đó
người ta mới thấy bài ca giải oan và hình dáng ơng Năm Hên. Nhiều người già trong
làng nghe bài hát mà rơi nước mắt tưởng nhớ tổ tiên, bạn bè từng bỏ mình nơi rừng
hoang thú dữ trên bước đường sinh nhai nơi này.

10. Tóm tắt Chiếc thuyền ngồi xa
Tóm tắt mẫu 1
Người nghệ sĩ nhiếp ảnh tên Phùng trong một chuyến đi thực tế đã quay về biển miền

Trung nơi anh từng chiến đấu để có tấm lịch nghệ thuật. Sau thời gian tìm kiếm anh
đã có bộ ảnh tuyệt đẹp và ưng ý đó là hình ảnh chiếc thuyền ngồi xa.
Khi vào bờ anh bắt gặp hình ảnh người đàn ơng đánh đánh đập người đàn bà, người
phụ nữ chỉ biết cam chịu, đứa con vì thương và muốn bảo vệ mẹ đã đánh lại cha mình.
Những ngày sau đó sự việc tiếp diễn, nghệ sĩ Phùng lao vào can ngăn thì bị người đàn
ơng đánh bị thương.
Chánh án Đẩu đã mời người đàn bà lên tòa án huyện, khuyên giải nên bỏ chồng nhưng
người đàn bà nhất định từ chối, người đàn bà bắt đầu kể về cuộc đời và giải thích lý
do vì nghèo khổ mà chồng chị trở thành con người như vậy. Qua câu chuyện đã giúp
Phùng và Đẩu có thêm nhiều bài học về cuộc đời.
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đã có những bức ảnh ưng ý nhưng có cái nhìn khác về cuộc
sống, đó là phải nhìn nhận một cách tinh tế hơn để phát hiện bản chất của sự việc, hiện
tượng.
Tổng hợp: Download.vn


Tóm tắt mẫu 2
Phùng – nghệ sĩ theo lệnh của trưởng phòng thực hiện bộ ảnh để in lịch. Phùng quay
về vùng đất quen thuộc trước khi đã từng chiến đấu, một vùng ven biển miền Trung.
Sau thời gian tìm kiếm nhiều nơi anh đã phát hiện và chụp được cảnh đắt giá đó là
hình ảnh chiếc thuyền ngồi xa trong khung cảnh sớm mờ sương. Từ xa đó là cảnh
đẹp hiếm có tuy nhiên khi chiếc thuyền vào bờ, anh ngạc nhiên hiện thực của cuộc
sống đó là cảnh người chồng vũ phu đánh đập vợ thậm tệ, ngay cả đứa con cũng đứng
ra bảo vệ mẹ và phản kháng lại người cha tàn bạo. Cảnh đánh đập cứ diễn ra trong
nhiều lần sau, chánh án Đẩu (bạn của Phùng) mời người đàn bà đến toà án huyện. Dù
được gợi ý để thốt khỏi cảnh bạo lực gia đình nhưng bất ngờ khi người đàn bà hàng
chài từ chối sự giúp đỡ Đẩu và Phùng. Chị kể câu chuyện về cuộc sống hiện tại của
gia đình mình và khơng thể rời khỏi người đàn ông đang là trụ cột của đình. Trở về
nơi cơng tác, Phùng có tác phẩm ưng ý nhưng mỗi khi ngắm nhìn tấm ảnh, người nghệ
sĩ đều thấy bên ngoài vẻ đẹp màu hồng sương mai hiện lên hình ảnh người đàn bà

nghèo khổ, lam lũ cùng với gia đình của mình.
Tóm tắt mẫu 3
Người nghệ sĩ nhiếp ảnh tên Phùng trong một chuyến đi thực tế đã quay về biển miền
Trung nơi anh từng chiến đấu để có tấm lịch nghệ thuật. Sau thời gian tìm kiếm anh
đã có bộ ảnh tuyệt đẹp và ưng ý đó là hình ảnh chiếc thuyền ngồi xa. Khi vào bờ anh
bắt gặp hình ảnh người đàn ơng đánh đánh đập người đàn bà, người phụ nữ chỉ biết
cam chịu, đứa con vì thương và muốn bảo vệ mẹ đã đánh lại cha mình. Những ngày
sau đó sự việc tiếp diễn, nghệ sĩ Phùng lao vào can ngăn thì bị người đàn ơng đánh bị
thương. Chánh án Đẩu đã mời người đàn bà lên tòa án huyện, khuyên giải nên bỏ
chồng nhưng người đàn bà nhất định từ chối, người đàn bà bắt đầu kể về cuộc đời và
giải thích lý do vì nghèo khổ mà chồng chị trở thành con người như vậy. Qua câu
chuyện đã giúp Phùng và Đẩu có thêm nhiều bài học về cuộc đời. Nghệ sĩ nhiếp ảnh
Phùng đã có những bức ảnh ưng ý nhưng có cái nhìn khác về cuộc sống, đó là phải
nhìn nhận một cách tinh tế hơn để phát hiện bản chất của sự việc, hiện tượng.
Xem thêm: Tóm tắt Chiếc thuyền ngồi xa

11. Tóm tắt Mùa lá rụng trong vườn
Chiều 30 Tết năm Bính Tuất, chị Hồi đi bộ khá xa mới đến được cổng nhà cụ Bằng.
Chị là vợ anh Tường liệt sĩ, con trưởng của cụ Bằng, nay chị đã phải đi bước nữa. Các
em trai, em dâu anh Tường (Đông, Lý, Luận, Phượng) mừng rỡ, vồn vã, tíu tít đón
người chị dâu cũ về thăm gia đình.

Tổng hợp: Download.vn


Chị Hoài nay đã trạc năm mươi, người thon gọn, mặc áo bông chần hạt lựu, cặp mắt
đằm thắm, cái miệng cười tươi, Chị Hồi đã có một gia đình riêng, chồng chị làm ở
Uỷ ban xã, chị làm chủ nhiệm hợp tác xã đan dệt thảm ngô, vợ chồng chị có bốn đứa
con, đứa đầu đi bộ đội, ba đứa em cịn đi học.
Tay nải chị Hồi mang đến có bao thứ quà quê, nào là gạo nếp tăng sản, nào là giò thủ,

nào là bột sắn dây, và một gói hạt giống mướp hương.
Chị em nói chuyện, hỏi thăm, mừng vui vì đã lâu ngày mới gặp gỡ. Ông Bằng từ trên
gác xuống cầu thang, mắt chớp chớp liên hồi, mơi ơng lật bật, ơng sắp khóc ịa. Chị
Hồi chạy đến, cất tiếng chào: "Ơng!" sau tiếng nấc. Ông Bằng giọng bỗng khê đặc,
khàn rè: "Hoài đây ư, con?". Nhìn cảnh ấy, Phượng nghẹn ngào, mắt ngấn lệ. Ông
Bằng nén xúc động, rút khăn tay, chấm kẽ mắt: "Anh ấy và các cháu vẫn khỏe cả chứ,
con?".
Khi câu chuyện cảm động giữa ông Bằng và người con dâu cũ đang diễn ra, thì mâm
cỗ cúng gia tiên đã bày biện xong. Lý rất ý tứ mời ông Bằng khấn cho lễ cúng gia tiên
bắt đầu. Bàn thờ mờ ảo khói hương. Ngọn đèn dầu lim dim. Hai cái bánh chưng bọc lá
tươi xanh, buộc lạt điều xếp cạnh mâm ngũ quả, những chén rượu xinh xinh. Ảnh
song thân ở chính giữa, bên trái là ảnh bà Bằng mặt hoa da phấn, bên phải là ảnh anh
cả Tường, áo trấn thủ, mũ ca lơ, nét đã phơi pha.
Ơng Bằng tóc bạc lầm rầm khấn. Chị Hồi đăm đắm ngước lên bàn thờ, rồi chị thế
chân ông cụ, hai tay nâng lên trước ngực. Mâm cỗ ngày Tết thật là sang. Mọi người
vào mâm, hân hoan khác thường.

12. Tóm tắt Một người Hà Nội
Nhân vật trung tâm trong truyện ngắn là cơ Hiền, một người Hà Nội bình thường.
Cũng như những người Hà Nội bình thường khác, cơ đã cùng Hà Nội, cùng đất nước
trải qua những biến động, thăng trầm nhưng vẫn giữ được cốt cách Hà Nội, cái bản
lĩnh văn hố của người Hà Nội. Cơ sống thẳng thắn, chân thành, không giấu giếm
quan điểm, thái độ riêng của mình với mọi hiện tượng xung quanh.
Thời trẻ, cơ Hiền là một người tài hoa, yêu thích văn chương, giao du với đủ loại
thanh niên con nhà giàu, nghệ sĩ văn nhân, nhưng khi chọn chồng cô không hề lãng
mạn mà chọn ông anh giáo dạy cấp Tiểu học hiền lành, chăm chỉ. Cơ tính tốn kĩ
lưỡng khi quản lí gia đình, dạy dỗ con cái từ cách ăn nói, đi đứng sao cho thể hiện
được nét văn hố của người Hà Nội.
Hịa bình lập lại ở miền Bắc, cơ Hiền nói về niềm vui và cả những cái có phần máy
móc, cực đoan của cuộc sống xung quanh: vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều, theo cơ

Tổng hợp: Download.vn


chính phủ can thiệp vào nhiều việc của dân quá. Cơ tính tốn mọi việc trước sau rất
khơn khéo và đã tính là làm, đã làm là khơng để ý đến những đàm tiếu của thiên hạ.
Miền Bắc bước vào thời kì đương đầu với chiến tranh phá hoại bằng không quân của
Mỹ. Cô Hiền dạy con cách sống “biết tự trọng, biết xấu hổ”, biết sống đúng với bản
chất người Hà Nội. Đó cũng là lí do vì sao cô sẵn sàng cho con trai ra trận: “Tao đau
đớn mà bằng lịng, vì tao khơng muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn. Nó dám đi
cũng là biết tự trọng”.
Sau chiến thắng mùa xuân 1975, đất nước trong thời kì đổi mới, giữa khơng khí xơ bồ
của thời kinh tế thị trường, cô Hiền vẫn là “một người Hà nội của hôm nay, thuần tuý
Hà Nội, không pha trộn”. Từ chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn, cơ Hiền nói về
niềm tin vào cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

13. Tóm tắt tác phẩm Thuốc
Vợ chồng lão Hoa, chủ một quán trà, có thằng con trai tên Thuyên bị bệnh lao rất
nặng. Được lão Cả Khang mách, vợ chồng lão Hoa dốc tiền đến Cổ Đình Khẩu từ mờ
sáng để mua chiếc bánh bao tẩm máu người vừa bị hành hình đem về cho con ăn với
hy vọng chữa khỏi căn bệnh quái ác cho con. Buổi sáng, khi thằng Thuyên ăn chiếc
bánh tẩm máu người rồi đi nghỉ thì qn trà cũng dần đơng khách, mọi người râm ran
khẳng định thằng Thuyên sẽ khỏi bệnh rồi bàn tán về Hạ Du, người chiến sĩ vừa bị
hành hình lúc sáng sớm. Ai nấy đều cho Hạ Du là “thằng khốn nạn”, “thằng nhãi con”
và “điên thật rồi”. Cuối cùng, chiếc bánh tẩm máu người cũng không cứu được thằng
Thuyên khỏi thần chết. Một ngày vào tiết Thanh minh, bà Hoa buồn rầu ra thăm mộ
con nhìn thấy mẹ Hạ Du cũng đến viếng mộ. Đồng cảnh ngộ mất con, bà Hoa bước
qua con đường mòn sang an ủi mẹ Hạ Du, cả hai cùng ngạc nhiên trước vòng hoa đặt
trên mộ. Mẹ Hạ Du sau khi than khóc cho cái chết oan nghiệt của con vẫn khơng hết
khó hiểu “Thế là thế nào nhỉ?”. Truyện kết thúc với tiếng quạ kêu và hình ảnh con quạ
nhún mình bay bút về phía trời xa.


14. Tóm tắt Số phận con người
Trong một lần đi công tác, tác giả Sơ-lơ-khốp đã có cuộc gặp gỡ bất ngờ với một
người đàn ông tên Xô-cô-lốp, cũng trong cuộc gặp gỡ ấy, Xô-cô-lốp đã kể cho tác giả
nghe về câu chuyện đầy đau đớn của cuộc đời mình. Xơ-cơ-lốp từng là một người lính
trong qn đội Hồng qn Liên Xơ, ngày chiến tranh nổ ra, Xô-cô-lốp đã chia tay vợ
con để lên đường chiến đấu. Xơ-cơ-lốp từng bị phát xít bắt làm tù binh, giam lỏng và
tra tấn suốt 2 năm trời. Năm 1944, khi quân phát xít Đức thua to trên mọi mặt trận,
Xô-cô-lốp đã bắt sống được một tên lính giặc và lái xe về phía Hồng quân. Ngay lúc
này, Xô-cô-lốp nghe tin dữ vợ và hai người con gái của anh đã thiệt mạng do bom đạn
Tổng hợp: Download.vn


kẻ thù. Người thân cũng là niềm hy vọng sống cịn lại của Xơ-cơ-lốp lúc này là An-tơni, đau đớn thay, ngày mà đất nước được giải phóng cũng là ngày mà con trai anh hi
sinh.
Mang theo nỗi đau đớn, tuyệt vọng, sau khi hịa bình lập lại Xơ-cơ-lốp khơng trở về
quê nhà, anh làm công việc lái xe vận chuyển hàng hóa đến các huyện. Trong một lần
nghỉ giải lao giữa đường, Xô-cô-lốp đã gặp gỡ cậu bé Va-ni-a một đứa trẻ lang thang,
cha mẹ đều mất trong chiến tranh. Bằng mối đồng cảm giữa hai con người bất hạnh,
trôi dạt giữa cuộc đời, Xô-cô-lốp đã quyết định nhận nuôi Va-ni-a, từ đây hai cha con
sống nương tựa nhau và cùng hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn ở tương lai.

15. Tóm tắt Ơng già và biển cả
Nhân vật trung tâm của tác phẩm là Xan-ti-a-gô một “ông già” đánh cá người Cuba,
74 tuổi. Suốt 84 ngày liền, ông lão không bắt được một mống cá nào, dân làng chài
cho rằng lão đã “đi đứt” vì vận rủi. Cậu bé Ma-nô-lin cũng bị cha mẹ không cho đi
câu chung với lão nữa.
Vào ngày thứ 85, lão quyết định ra khơi trước khi trời sáng. Lần này lão đi thật xa,
đến tận vùng Giếng Lớn. Khoảng trưa, một con cá lớn cắn câu, kéo thuyền về hướng
tây bắc.

Sáng ngày thứ hai, con cá nhảy lên. Đó là một con cá kiếm, lớn đến nỗi trước đây lão
chưa từng nhìn thấy. Con cá lại lặn xuống, kéo thuyền chạy về hướng đông.
Sang đến ngày thứ ba, con cá bắt đầu lượn vịng. Dù đã kiệt sức, lão kiên trì thu ngắn
dây câu, rồi dốc tồn lực phóng lao đâm chết được con cá, buộc nó vào mạn thuyền để
đưa về. Nhưng chẳng bao lâu nhiều đàn cá mập đánh hơi được đã lăn xả tới. Từ đó
đến đêm, lão lại đem hết sức tàn chống chọi với lũ cá mập - phóng lao, vung chày,
thậm chí dùng cả mái chèo để đánh, giết được nhiều con, đuổi được chúng đi, nhưng
lão biết con cá kiếm của mình chỉ cịn trơ lại một bộ xương.
Đến khuya, đưa được thuyền vào.

16. Tóm tắt Hồn Trương Ba, da hàng thịt
Bài làm mẫu 1
Trương Ba rất giỏi đánh cờ. Nam Tào đã xoá tên ơng trong sổ Trời. Sau đó, Nam Tào
và Đế Thích đã cho hồn Trương Ba tái sinh nhập vào xác anh hàng thịt vừa mới chết.
Từ đó, hồn Trương Ba trú ngụ trong xác hàng thịt, xác hàng thịt mang hồn Trương Ba.
Cũng từ đó xảy ra bao chuyện lộn xộn. Lí trưởng sách nhiễu. Vợ hàng thịt địi chồng.
Tổng hợp: Download.vn


Vợ, con, cháu của Trương Ba cảm thấy chồng, cha, ông của mình sao mà xa lạ, vụng
về và cục cằn. Bản thân Trương Ba có quá nhiều thay đổi: Nhiễm nhiều thói xấu, trở
nên tha hố, sống lạc lõng. Có nhiều lúc hồn Trương Ba và xác hàng thịt cãi nhau,
nặng lời với nhau. Vợ Trương Ba chán ngán đòi bỏ đi. Cái Gái, cu Tị, hai đứa cháu
đều ghét ơng. Chị con dâu đau khổ nói với hồn Trương Ba về sự tan hoang, đổ vỡ của
gia đình, "đau đớn thấy... mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần...". Hồn
Trương Ba bải hoải bài hoài, thắp hương xin gặp Đế Thích. Gặp Đế Thích, hồn
Trương Ba nói về thân phận cay đắng "sống nhờ" của mình và xin được chết cho
thảnh thơi. Đế Thích hết lời khuyên giải, nhưng hồn Trương Ba vẫn không nghe. Vừa
lúc đó, cái Gái chạy đến ồ khóc, báo tin cu Tị con chị Lụa đã chết. Nam Tào, Bắc
Đẩu báo tin Ngọc Hồng đã tha cho Đế Thích cái tội nhập hồn Trương Ba vào xác

hàng thịt và cho phép hồn Trương Ba được sống trong xác hàng thịt. Nhưng hồn
Trương Ba xin được chết để cu Tị sống lại. Hồn Trương Ba an ủi, dặn dò vợ con rồi
nhắm mắt qua đời.
Bài làm mẫu 2
Trương Ba là một người làm vườn tốt bụng, đánh cờ giỏi nhưng bị chết đột ngột do sự
tắc trách của Nam Tào, Bắc Đẩu. Trương Ba được sống nhờ trong thân xác anh hàng
thịt cũng vừa mới chết. Sau đó, Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái từ vợ anh hàng thịt
và những người thân yêu của Trương Ba. Trương Ba không thể gần gũi với đứa cháu
nội vì nó sợ ngoại hình thơ lỗ của thân xác anh hàng thịt, lại còn bị nhiễm những thói
xấu mà cái thân xác đó gây ra. Trương Ba lúc này trở thành một người sống quái gở
trong cái gọi là "Hồn Trương Ba da hàng thịt". Để giải thốt khỏi đó, Trương Ba chọn
cái chết để được sống mãi với những người thân yêu. Tác phẩm Hồn Trương Ba da
hàng thịt đã xây dựng tình huống truyện kịch đầy căng thẳng đạt đến cao trào rồi giải
quyết mâu thuẫn một cách logic, hợp lí, thỏa đáng. Đồng thời kết hợp giữa những vấn
đề thời sự và vấn đề mn thuở: Đó là lối sống giả dối của con người hiện đại, giữa
những dục vọng thấp hèn với những khát khao cao cả....
Bài làm mẫu 3
Trương Ba, gần 60 tuổi - là một người làm vườn tốt bụng, đặc biệt rất cao cờ. Do tắc
trách, Nam Tào gạch bừa tên Trương Ba, khiến ông phải chết oan. Vợ Trương Ba lên
Thiên đình kiện. Theo gợi ý của Đế Thích, để sửa sai, Nam Tào cho hồn Trương Ba
nhập vào thể xác hàng thịt ở làng bên vừa mới chết, mới ngoài 30 tuổi, để được sống
lại. Trú nhờ thể xác hàng thịt, hồn Trương Ba gặp rất nhiều phiền tối: lí trưởng sách
nhiễu, chị hàng thịt địi chồng; gia đình Trương Ba ngày càng lủng củng. Đặc biệt,
sống bằng thân xác hàng thịt, Trương Ba dần dà tiêm nhiễm một số thói xấu và những
nhu cầu vốn xa lạ với ông. Gay nhất là chị hàng thịt địi hỏi Trương Ba phải là người
đàn ơng thực sự của chị. Lí trưởng nhân đấy sách nhiễu vịi tiền; con trai Trương Ba
Tổng hợp: Download.vn


ngày càng đắc ý, lấn lướt, coi thường bố. Ngược lại, vợ, con dâu, cháu nội Trương Ba

không thể chịu nổi và dần dần xa lánh. Trương Ba vô đau khổ. Trước nghịch cảnh ấy,
Trương Ba quyết định trả lại thân xác cho hàng thịt, cũng không chấp nhận nhập vào
xác cu Tị, kiên quyết chấp nhận cái chết.

Tổng hợp: Download.vn



×