Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

NCKHSV TS nguyễn thị minh phương nguyễn khánh hòa nguyễn thanh hậu nguyễn thị hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (850.18 KB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

----------

CƠNG TRÌNH NCKH SINH VIÊN NĂM 2020 - 2021
ĐỀ TÀI

TÁC ĐỘNG CỦA THAM NHŨNG TỚI THU
HÚT FDI TẠI KHU VỰC CHÂU Á VÀ HÀM Ý
CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn:

TS. Nguyễn Thị Minh Phương

Nhóm sinh viên thực hiện: Nguyễn Thanh Hậu – 18050455
Nguyễn Khánh Hòa – 18050461
Nguyễn Thị Hương – 18050472
Lớp:

QH-2018-E KTQT CLC 5

Ngành:

Kinh tế quốc tế CLC

Hệ:

Chính quy

Hà Nội – tháng 3 năm 2021




TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

----------

CƠNG TRÌNH NCKH SINH VIÊN NĂM 2020 - 2021
ĐỀ TÀI

TÁC ĐỘNG CỦA THAM NHŨNG TỚI THU
HÚT FDI TẠI KHU VỰC CHÂU Á VÀ HÀM Ý
CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn:

TS. Nguyễn Thị Minh Phương

Nhóm sinh viên thực hiện: Nguyễn Thanh Hậu – 18050455
Nguyễn Khánh Hòa – 18050461
Nguyễn Thị Hương – 18050472
Lớp:

QH-2018-E KTQT CLC 5

Ngành:

Kinh tế quốc tế CLC

Hệ:


Chính quy

Hà Nội – tháng 3 năm 2021


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện bài nghiên cứu nhóm em ln được sự quan
tâm, hướng dẫn và giúp đỡ tận tình đến từ các thầy cơ trường Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội nói chung và thầy cơ khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc
tế nói riêng, thầy cơ đã cung cấp cho chúng em những kiến thức bổ ích làm nền
tảng thực hiện bài nghiên cứu này.
Lời tiếp theo, em xin đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc đối với TS. Nguyễn
Thị Minh Phương - giáo viên trực tiếp hướng dẫn đã ln giúp đỡ, tận tình chỉ
đạo nhóm em hồn thành bài nghiên cứu.
Nhóm chúng em đã rất cố gắng trong q trình làm bài nghiên cứu, nhưng
do chưa có nhiều kinh nghiệm làm đề tài cũng như những hạn chế về kiến thức
trong bài nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm chúng em rất
mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp phê bình từ phía thầy cơ để bài
nghiên cứu của nhóm em được hồn thiện hơn.
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 5 tháng 03 năm 2021
Nhóm nghiên cứu


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 3
3. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 4
5. Tổng quan tài liệu ........................................................................................ 4
6. Đóng góp của đề tài ..................................................................................... 7
7. Kết cấu đề tài ................................................................................................ 8
PHẦN NỘI DUNG .............................................................................................. 9
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA THAM
NHŨNG VÀ NGUỒN VỐN FDI ....................................................................... 9
1.1. Các khái niệm và vai trò của FDI trong nền kinh tế ............................. 9
1.2. Một số lý thuyết và các yếu tố tác động đến FDI ................................. 14
1.2.1. Cơ sở lý thuyết................................................................................... 14
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn vốn FDI .................................. 16
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 20
2.1. Phương pháp định lượng........................................................................ 20
2.1.1. Nguồn dữ liệu .................................................................................... 20
2.1.2. Đo lường các biến trong mơ hình nghiên cứu ................................ 21
2.1.3. Phân tích định lượng bằng mơ hình hồi quy OLS trên STATA .. 24
2.2. Phương pháp định tính (Case study) .................................................... 24
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 30
3.1. Kết quả nghiên cứu ................................................................................. 30
3.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu ............................................................... 32
3.3. Phân tích case study ................................................................................ 34
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM ............ 36
4.1. Giảm thiểu chỉ số tham nhũng ............................................................... 37
4.2. Tăng trưởng GDP vững mạnh ............................................................... 37


4.2.1. Về phía cơ quan quản lý ................................................................... 37
4.2.2. Về phía cộng đồng doanh nghiệp .................................................... 38
4.2.3. Về phía các cơ sở đào tạo ................................................................. 39
4.3. Tăng cường độ mở thương mại ............................................................. 39

KẾT LUẬN ........................................................................................................ 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 43


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Viết đầy đủ tiếng Anh

Nghĩa tiếng Việt

1

ACRA

Accounting and Corporate

Cơ quan quản lý doanh

Regulatory Authority

nghiệp và kế toán

Asia Regional Integration

Trung tâm hội nhập khu vực

Center


châu Á

Association of Southeast

Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á

2

3

ARIC

ASEAN

Asian Nations
4

BOT

Build-Operate-Transfer

Xây dựng-Vận hànhChuyển giao

5

BT

6


BTO

Build – Transfer

Xây dựng – Chuyển giao

Buid – Transfer – Operate

Xây dựng – Chuyển giao –
Vận hành

7

8

9

CDSA

CPI

CPIB

Common Data Security

kiến trúc an toàn dữ liệu

Architecture


chung,

Corruption Perceptions

Chỉ số nhận thức tham

Index

nhũng

Corrupt Practices
Investigation Bureau

Cơ quan điều tra tham
nhũng

10

EX

Export

Xuất khẩu

11

FDI

Foreign Direct Investment


Đầu tư trực tiếp nước ngoài

12

FTA

Free Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do

13

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

14

GMM

Generalized Method of
Moments


15

IM


Import

Nhập khẩu

16

IMF

International Monetary Fund Quỹ tiền tệ Quốc tế

17

MNEs

Multinational Enterprises

Công ty đa quốc gia

18

OLI

Onwnership advantage –

Lợi thế sở hữu - Lợi thế địa

Location advantage –

điểm - Lợi thế nội bộ hóa


Internalization advantage
19

OLS

20

OECD

Ordinary Least Square

Bình phương nhỏ nhất

Organization for Economic

Tổ chức Hợp tác và Phát

Cooperation and

triển Kinh tế

Development
21

STATA

22

TI


23

Statistics and data

Thống kê và số liệu

Transparency International

Tổ chức Minh bạch Quốc tế

UNCTAD United Nations Conference
on Trade and Development

Tổ chức Hội nghị liên hợp
quốc về Thương mại và Phát
triển

24

UNODC

United Nations Office on
Drugs and Crime

Văn phòng Liên Hợp quốc
về ma túy và tội phạm

25

USD


United States Dollar

Đô la Mỹ

26

WB

World Bank

Ngân hàng thế giới

27

WDI

World Development

Hệ thống cơ sở dữ liệu chỉ

Indicators

số phát triển thế giới

28

WIR

World Investment Report


Báo cáo đầu tư thế giới

29

WTO

World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC BẢNG
Tên

Nội dung

Trang

Bảng 1

Mơ hình OLI trong đầu tư quốc tế

23

Bảng 2

26

Bảng 3


Singapore’s Ranking and Score on Transparency
International’s Corruption Perceptions Index, 1995-2007
Kết quả mơ hình hồi quy lần 1

Bảng 4

Kết quả mơ hình hồi quy lần 2

31

30


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhà kinh tế học Paul Samuelson đã đưa ra lý thuyết “Vòng luẩn quẩn của
sự chậm tiến và cú huých từ bên ngồi”, theo ơng đa số quốc gia đang phát triển
đều thiếu vốn đầu tư. Dòng vốn FDI phá vỡ “vòng luẩn quẩn” thông qua việc bổ
sung nguồn vốn ổn định hơn so với dòng vốn đầu tư quốc tế khác. Ngồi ra, FDI
cịn tăng cường chuyển giao cơng nghệ, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát
triển R&D, đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, tạo ra nhiều việc làm, thúc đẩy
xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của quốc gia tiếp nhận vốn. Tác động
của dòng vốn FDI đến mỗi quốc gia không giống nhau, phụ thuộc vào nền cơng
nghiệp và chính sách về mơi trường của mỗi nước (Blomstrom và Kokko, 1996).
Tận dụng lợi thế là một khu vực ổn định về chính trị, xã hội và viễn cảnh mở cửa
hội nhập kinh tế khu vực là động cơ đưa dòng chảy tư bản của thế giới về Châu
Á. Theo báo cáo đầu tư thế giới (WIR), năm 2013, các nước Châu Á là khu vực
thu hút FDI nhiều nhất trên thế giới với tổng dòng vốn lên tới 382 tỷ USD, chiếm
gần 30% tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu. Bên cạnh tác động tích

cực, FDI cũng đem đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực như tình trạng ơ nhiễm mơi
trường trong lĩnh vực sản xuất cơng nghiệp, cạnh tranh bất bình đẳng đối với các
doanh nghiệp trong nước, vấn đề chuyển giá và nhiều vấn đề khác nữa.
Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quyết định của các nhà
đầu tư đang đi tìm kiếm một thị trường mới để đầu tư là cân nhắc về thể chế chính
trị của quốc gia sở tại đó. Tham nhũng là vấn đề ln tồn tại song hành cùng q
trình xây dựng và phát đất nước, nó là một vấn đề, bài tốn nan gian của các quốc
gia. Tham nhũng có thể “ăn mịn” sự liêm chính của cả hệ thống chính trị một
quốc gia, làm méo mó chính sách cơng và có tác động tiêu cực đến phân phối thu
nhập và tăng tỷ lệ nghèo đói của một quốc gia. Theo đánh giá của Văn phòng Liên

1


Hợp quốc về ma túy và tội phạm (UNODC) và Ngân hàng Thế giới (WB), tham
nhũng gây thiệt hại cho các nước đang phát triển đến 1,6 nghìn tỷ USD mỗi năm,
gây tổn thất lớn cho ngân sách nhà nước cũng như đẩy chi phí giao dịch kinh tế
tăng lên. Trong kinh doanh quốc tế, tham nhũng làm nản lòng các nhà đầu tư khi
họ phải tốn một khoản chi phí khá lớn để có thể bơi trơn các thủ tục hành chính,
cũng như tham gia vào các hợp đồng kinh tế mang tầm cỡ quốc gia.
Theo đó, một số nghiên cứu cho rằng tình trạng tham nhũng ở nước nhận
đầu tư tác động cùng chiều thúc đẩy nguồn vốn FDI gia tăng như nghiên cứu
Khanna và Palepu (2010); Meon và cộng sự (2011). Ngược lại, một số nghiên cứu
khác cho rằng chính yếu tố tham nhũng ở nước nhận đầu tư tác động ngược chiều
làm cản trở nguồn vốn FDI như nghiên cứu Judge và cộng sự (2011); Godinez và
Liu (2014). Sự khác biệt này xuất phát từ nhiều vấn đề như thể chế chính thức và
phi chính thức ở nước nhận đầu tư hay tính khơng đồng nhất trong các yếu tố như
điều kiện môi trường tự nhiên, hệ thống kinh tế chính trị xã hội ở nước nhận đầu
tư.
Tuy nhiên, tham nhũng không phải là yếu tố duy nhất có thể ảnh hưởng đến

quyết định của các nhà đầu tư nước ngoài. Mục tiêu cuối cùng của đầu tư trực tiếp
nước ngồi là nhằm tìm kiếm lợi nhuận nên bất kỳ yếu tố nào góp phần gia tăng
sự không chắc chắn và rủi ro đến hoạt động đầu tư sẽ làm cản trở việc đầu tư mới.
Như vậy, ngoài việc xem xét nền kinh tế thuần túy, sự ổn định chính trị của quốc
gia tiếp nhận đầu tư, môi trường kinh tế vĩ mô và phát triển thể chế cũng là những
yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư trực tiếp nước ngồi
Chính vì có nhiều quan điểm khác nhau về tác động của tham nhũng lên
dịng vốn FDI nên nhóm chúng tơi lựa chọn đề tài: “Tác động của tham nhũng
tới thu hút FDI tại khu vực châu Á và hàm ý chính sách cho Việt Nam” để cung
cấp thêm bằng chứng thực nghiệm, từ đó đưa ra các gợi ý chính sách cho chính
phủ về vấn đề kiểm sốt tham nhũng nhằm thu hút hiệu quả dòng vốn FDI.
2


2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Về mục tiêu nghiên cứu
• Làm rõ tác động của tham nhũng tới thu hút dịng vốn đầu tư FDI tại
châu Á.
• Rút ra bài học kinh nghiệm và định hướng giải pháp cho Việt Nam.
Mục tiêu của bài viết này là đi sâu nghiên cứu phân tích và làm rõ tác động
của tham nhũng tới dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại các quốc gia
châu Á trong giai đoạn 2006 - 2015. Bên cạnh đó, trước kết quả có được từ bài
nghiên cứu đưa ra được các bài học kinh nghiệm và hàm ý chính sách cho Việt
Nam trước cơ hội nhận đầu tư từ nước ngoài trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Về nhiệm vụ nghiên cứu
o

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài FDI


o

Làm sáng tỏ mối quan hệ giữa tham nhũng và hoạt động thu hút FDI

o

Đánh giá mức độ tương quan giữa giữa các nhân tố thu hút FDI và nguồn
vốn FDI

o

Rút ra bài học và định hướng giải pháp cho nước nhận nguồn vốn FDI
và cụ thể đối với Việt Nam.

Để đạt được mục tiêu nêu trên, căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt
động đầu tư nước ngồi, nhóm nghiên cứu trước tiên tập trung các yếu tố ảnh
hưởng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đặc biệt nhân tố tham nhũng. Từ đó đánh
giá mức độ tương quan giữa các nhân tố thu hút FDI và nguồn vốn FDI thông qua
kết quả của phương pháp định lượng sử dụng mô hình OLS bằng phần mềm
STATA. Đồng thời nhóm dựa trên bài học kinh nghiệm của quốc gia khác trên
3


thế giới về cải thiện chỉ số tham nhũng mà đưa ra các hàm ý chính sách cho Việt
Nam.

3. Câu hỏi nghiên cứu



Những nhân tố nước chủ nhà nào ảnh hưởng đến thu hút FDI?



Tham nhũng có tác động như thế nào đến thu hút vốn đầu tư FDI?



Bài học cho nước nhận đầu từ và hàm ý chính sách cho Việt Nam?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu: nguồn vốn FDI tại châu Á
Về phạm vi nghiên cứu:
o

Không gian: 10 quốc gia châu Á bao gồm: Bangladesh, Cambodia,
HongKong, Japan, Nepal, Pakistan, Philippines, Singapore, South
Korea, Vietnam.

o

Thời gian: 10 năm (giai đoạn 2006 - 2015)

o

Nội dung: Mối quan hệ và tác động của tham nhũng tới dòng vốn đầu
tư trực tiếp FDI tại khu vực châu Á

5. Tổng quan tài liệu
Về thực nghiệm, nhiều nghiên cứu ủng hộ cho ý kiến tham nhũng tại nước

sở tại sẽ cản trở dòng vốn FDI bằng cách gia tăng sự bất ổn định kinh tế, do đó
làm suy yếu lòng tin của các nhà đầu tư vào hệ thống thị trường và các thể chế
chính trị. Mặt khác một số học giả cho rằng tham nhũng có những ảnh hưởng tích

4


cực đến đầu tư bằng cách tạo thuận lợi cho các giao dịch ở các nước và báo cáo
mối tương quan tích cực giữa tham nhũng và FDI (Aye Mengistu Alemu, 2012).
Võ Văn Dứt và Nguyễn Thị Phương Nga (2015) sử dụng dữ liệu bảng của
30 quốc gia châu Á tiếp nhận FDI giai đoạn 2004-2013, dựa trên phương pháp
ước lượng tác động cố định được tìm ra từ kiểm định Hausman để đánh giá mức
độ tham nhũng của các quốc gia châu Á. Bằng chứng thực nghiệm của nghiên cứu
này nhấn mạnh mức độ tham nhũng càng cao thì dịng vốn FDI vào quốc gia đó
càng ít. Tham nhũng được coi là một loại “thuế” đầu tư, điều này làm giảm động
lực đầu tư tại các nước sở tại, đồng thời tham nhũng cũng được dùng như thước
đo tính minh bạch của hệ thống luật pháp và thể chế chính trị tại quốc gia nhận
đầu tư.
Cũng như Võ Văn Dứt và Nguyễn Thị Phương Nga, Tristan Canare (2017)
đã sử dụng dữ liệu của 46 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương dựa trên phương
pháp luận GMM, nhấn mạnh rằng tham nhũng làm giảm thiểu dòng vốn FDI. Các
quốc gia có mức tham nhũng thấp nhìn chung nhận dịng vốn FDI lớn hơn, cũng
giống như các quốc gia thực hiện cải cách và giảm thiểu mức tham nhũng. Sự sụt
giảm nguồn vốn FDI do tham nhũng thường gắn với hai yếu tố kinh tế và đạo đức.
Đó là chi phí gia tăng cho nhà đầu tư, tăng rủi ro và khó để giải quyết, đặc biệt
đối với các nhà đầu tư lần đầu bước vào một quốc gia mới mà chưa có bất kỳ một
kinh nghiệm gì. Tuy nhiên bài báo phân tích chỉ giới hạn ở các quốc gia có thu
nhập thấp và trung bình nên việc đánh giá mối quan hệ giữa các chỉ số chưa được
tối ưu nhất.
Khác với bài nghiên cứu về các nước nhận FDI tại khu vực châu Á, nơi

đứng đầu về nhận nguồn vốn FDI, Manamba Epaphra và John Massawe (2017)
sử dụng và phân tích dữ liệu từ 5 quốc gia Đơng Phi giai đoạn 1996-2015, những
quốc gia có thu nhập thấp. Bài nghiên cứu mơ hình hóa mối quan hệ giữa tham
nhũng và dòng vốn FDI bằng hai thước đo tham nhũng, đó là chỉ số nhận thức

5


tham nhũng (CPI) và kiểm soát tham nhũng (CC). Kết quả bài báo chỉ ra quy mơ
thị trường tính theo GDP bình quân đầu người và chất lượng các thể chế hoặc các
chỉ số quản trị cụ thể, hiệu quả của chính phủ chính là các yếu tố chính quyết định
dịng vốn FDI.
Nguyễn Quốc Trâm và Hồng Hồng Điệp (2018) cũng nghiên cứu về tác
động của kiểm soát tham nhũng đến thu hút FDI ở các quốc gia châu Á. Kết quả
nghiên cứu làm sáng tỏ giữa các nước ASEAN có sự lan truyền về các chính sách
quản lý vĩ mơ, tức là có tồn tại hiệu ứng lan tỏa dương các chính sách kinh tế đồng
thời nhóm tác giả cũng kết luận kiểm soát tốt tham nhũng và tăng hiệu quả hoạt
động của Chính phủ có tác động tích cực trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài. Bên cạnh đó, để tăng độ tin cậy cho bài nghiên cứu, nhóm tác giả cũng sử
dụng thêm các biến quy mô thị trường, sự ổn định kinh tế vĩ mô, chất lượng cơ sở
hạ tầng và tỷ lệ lãi suất thực. Việc sử dụng ít biến giải thích cho phép phân tích
trực tiếp tác động của kiểm sốt tham nhũng đến việc thu hút FDI, tuy nhiên lại
không minh họa được đầy đủ các yếu tố tác động, như các yếu tố ở tầm vĩ mô hơn
như sự ổn định của chính trị, độ lớn của thị trường, mức độ lạm phát, tỷ giá hối
đoái để bổ sung khi phân tích tổng thể các yếu tố tác động đến việc thu hút nguồn
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, và đó cũng là một hạn chế trong bài nghiên cứu
của nhóm tác giả.
Uk Heo (2007) nghiên cứu về tác động của tham nhũng tới thu hút vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài tại các quốc gia châu Á. Với phương pháp định lượng sử
dụng mơ hình OLS, Uk Heo tách đối tượng nghiên cứu thành các nước trong khu

vực châu Á ngồi nhóm OECD và nhóm nước trong khối OECD. Kết quả nghiên
cứu chỉ ra mức trung bình tham nhũng của các nước nằm ngồi nhóm OECD cao
hơn các nước trong nhóm OECD, tuy nhiên quan hệ giữa nhân tố tham nhũng và
FDI trong cả hai trường hợp đều mang tỷ nghịch. Bên cạnh đó, ơng cũng sử dụng
biến độc lập là mức độ dân chủ của quốc gia, quy mô thị trường với giá trị sản
6


phẩm quốc nội trên đầu người, mức độ tăng trưởng GDP; ông đưa ra kết luận rằng
mức độ dân chủ khơng có ảnh hưởng đáng kể tới việc thu hút nguồn vốn FDI,
cùng đó mức độ tăng trưởng GDP tỷ lệ thuận trong khi biến quy mô thị trường
biểu diễn quan hệ nghịch biến với nguồn vốn FDI.
Tổng quan chung
Các bài nghiên cứu trên đã sử dụng biến độc lập có mức ý nghĩa tương đối
cao, phù hợp với mơ hình định lượng trong bài nghiên cứu, các nhân tố ảnh hưởng
tới thu hút nguồn vốn FDI có độ tin cậy cao, dữ liệu thu thập số liệu lớn, đánh giá
khách quan được tác động của các biến trong chuỗi thời gian.
Tuy nhiên, những bài nghiên cứu trên đều có những khoảng trống nhất định:
(1) mẫu quan sát chưa đủ lớn, chưa đánh giá được một cách khách quan không
gian nghiên cứu là các quốc gia tại một châu lục; (2) một số bài nghiên cứu vẫn
tồn tại những sai sót trong q trình phân tích định lượng, dẫn tới có những điểm
khơng hợp lý trong bài nghiên cứu; (3) kết quả định lượng chỉ ra mối tương quan
giữa nguồn vốn FDI và các yếu tố thu hút, tuy nhiên các bài nghiên cứu chưa thực
sự đưa ra các giải pháp cải thiện chỉ số tham nhũng cũng như tăng cường thu hút
nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI; (4) bên cạnh đó, các bài nghiên cứu
chưa tập trung phân tích vào một quốc gia cụ thể và đặc biệt trong trường hợp các
nước đang phát triển thu hút lớn lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI như
Việt Nam.

6. Đóng góp của đề tài

Nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài “Tác động của tham nhũng tới thu hút
FDI tại khu vực châu Á và hàm ý chính sách cho Việt Nam” với mong muốn
đóng góp được các mặt sau:

7


Thứ nhất, về khơng gian: có sự đa dạng hóa về các quốc gia châu Á, không
chỉ tập trung vào các quốc gia đang phát triển mà có cả quốc gia phát triển. Bài
nghiên cứu cũng cụ thể hóa về khu vực Đơng Nam Á, trong đó có Việt Nam, dễ
dàng đưa ra bài học và hàm ý chính sách.
Thứ hai, về các biến độc lập: nhóm lựa chọn các biến chỉ số nhận thức tham
nhũng CPI, quy mô thị trường, độ mở thương mại quốc gia, tỷ lệ lạm phát, cơ sở
hạ tầng và tỷ lệ thất nghiệp, các biến này được đánh giá có độ tin cậy cao, tăng
mức ý nghĩa và tính khả thi cho mơ hình nghiên cứu.
Thứ ba, bài nghiên cứu góp phần phân tích rõ về sự tác động của mức độ
tham nhũng tới thu hút nguồn vốn FDI, thông qua phương pháp định lượng sử
dụng mơ hình hồi quy OLS.
Thứ tư, đưa ra ví dụ điển hình cho việc cải thiện chỉ số tham nhũng nhằm
mục đích phát triển kinh tế của Singapore và các kinh nghiệm phòng chống tham
nhũng. Đi cùng với đó là kết quả phân tích định lượng, giúp đề xuất các hàm ý
chính sách mà Việt Nam có thể học hỏi để có thể phấn đấu hướng tới xây dựng
một nền chính trị xã hội ổn định.
7. Kết cấu đề tài
Nội dung bài nghiên cứu gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa tham nhũng và nguồn vốn
FDI
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả và thảo luận
Chương 4: Một số hàm ý chính sách cho Việt Nam


8


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA THAM
NHŨNG VÀ NGUỒN VỐN FDI
1.1. Các khái niệm và vai trò của FDI trong nền kinh tế
*Khái niệm FDI
Theo quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct
Investment - FDI) được hiểu là: “Một hình thức đầu tư được thực hiện bởi nhà
đầu tư (doanh nghiệp, cá nhân) ở nền kinh tế này vào nền kinh tế khác mang tính
dài hạn nhằm thu về những lợi ích lâu dài cho nhà đầu tư”.
WTO đã đưa ra nhận định: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài diễn ra khi một
nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có một tài sản ở nước khác (nước tiếp
nhận đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó”. Như vậy phương diện quản lý là
để phân biệt FDI với các cơng cụ tài chính khác. Trong trường hợp này, nhà đầu
tư được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản khác được gọi là “công ty con” hay
“chi nhánh công ty”.
Theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: "Đầu tư nước ngoài" là việc
các tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước
ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào được Chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác
kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc xí nghiệp
100% vốn nước ngoài.
Như vậy, các khái niệm của các tổ chức trên về cơ bản đều thống nhất với
nhau về mối quan hệ, vai trị, và lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Tuy nhiên, các định nghĩa của IMF và WTO đều nêu rõ, đầu tư trực tiếp nước
ngồi là hình thức đầu tư mà nguồn vốn hình thành từ 100% vốn nước ngồi,
khơng bao gồm vốn của nước tiếp nhận đầu tư; còn đối với Việt Nam, đầu tư trực


9


tiếp nước ngồi có thể có nhiều hình thức được cơng nhận bao gồm cả việc góp
vốn, liên doanh với các cơng ty trong nước.
Theo Luật Đầu tư nước ngồi của Việt Nam, đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào Việt Nam gồm có 4 hình thức sau:
• Hợp đồng hợp tác kinh doanh : là văn bản ký kết giữa hai hoặc nhiều bên
để cùng nhau tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trên
cơ sở quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà
không thành lập một pháp nhân mới. Hợp đồng hợp tác kinh doanh phải được đại
diện có thẩm quyền của các bên ký kết.
• Doanh nghiệp liên doanh : là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam
trên cơ sở hợp đồng liên doanh được ký kết giữa các bên (bên nước ngoài và bên
Việt Nam). Doanh nghiệp liên doanh có tư cách pháp nhân, các bên tham gia liên
doanh được chia lợi nhuận và chia rủi ro theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên vào phần
vốn pháp định của liên doanh.
• Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là doanh nghiệp hoàn toàn thuộc sở
hữu của các cá nhân, tổ chức nước ngoài do họ thành lập và quản lý. Nó là một
pháp nhân mới của Việt Nam dưới hình thức cơng ty trách nhiệm hữu hạn.
• Đầu tư theo các hình thức BOT, BT, BTO: đây là các hình thức đầu tư
đặc biệt thường áp dụng cho các cơng trình xây dựng cơ sở hạ tầng. Sự ra đời của
các phương thức này nhằm tạo thêm nguồn vốn, xúc tiến nhanh chóng việc ưu
tiên phát triển cơ sở hạ tầng, đồng thời san sẻ một phần gánh nặng đầu tư cho cơ
sở hạ tầng của ngân sách Nhà nước

*Khái niệm tham nhũng
Thứ nhất, các nhà đầu tư nhận thấy, tham nhũng càng cao đồng nghĩa một
phần tiền thu được từ các khoản đầu tư của họ có thể bị các quan chức của nước
10



sở tại thụ hưởng, nên mức độ rủi ro và sự không chắc chắn cho khoản đầu tư sẽ
rất cao. Ngồi ra, các khoản thanh tốn phí cho tham nhũng thường được thực
hiện trước khi các giấy phép cần thiết phục vụ cho đầu tư được phát hành. Điều
này dẫn đến tổng chi phí đầu tư tăng cao và lợi nhuận của việc đầu tư giảm
(Kaufmann và Wei, 1999; Phan Anh Tú, 2012, 2013). Cho nên, tham nhũng xem
như một loại “thuế” đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ hai, một quốc gia có mức độ tham nhũng cao thể hiện hệ thống pháp
lý của quốc gia này còn yếu kém và chưa hoàn chỉnh, đặc biệt là các quốc gia
đang phát triển (Phan Anh Tú, 2013; Easterly and Levine, 1997). Đây là cơ hội
để các hoạt động trao đổi hoặc mua bán “ngầm” sẽ diễn ra rất nhiều. Kết quả làm
giảm động lực của cá nhân, tổ chức và các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào
hoạt động sản xuất, dẫn đến giảm giá trị tăng thêm (value added) hoặc giá trị tăng
thêm của hoạt động đầu tư khơng cao.
Thứ ba, một nước có tham nhũng cao cũng có nghĩa là sự can thiệp của
chính phủ vào hoạt động kinh tế thơng qua các quy định, chính sách áp đặt lên
hoạt động đầu tư sẽ tăng. Điều này hàm ý rằng sự tự do hóa hoạt động kinh tế cho
các nhà đầu tư sẽ giảm. Khi tự do hóa giảm làm cho hoạt động đầu tư ít có nhiều
cơ hội để lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu nhất, nên động lực đầu tư sẽ
giảm.
Do vậy, nghiên cứu này đề nghị giả thuyết sau: Giả thuyết: Tham nhũng ở
quốc gia châu Á càng cao thì dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào các
quốc gia đó càng ít. Từ những lập luận trên và dựa vào kết quả của các nghiên
cứu trước (Phan Anh Tú, 2012, 2013; Easterly và Levine, 1997), mơ hình nghiên
cứu được phát họa để chỉ ra mối quan hệ giữa tham nhũng và dòng vốn FDI vào
các quốc gia châu Á ở hình dưới đây.

11



*Vai trò của FDI trong nền kinh tế
Thu hút FDI thành công sẽ giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của
các địa phương trong vùng. Mục tiêu hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài là
lợi nhuận, các nhà đầu tư tiến hành đầu tư vào các cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm
đưa lại hiệu quả cao nhất để mang lại hiệu quả cao nhất thì hoạt động sản xuất
kinh doanh cần được tập trung tối ưu hóa. Như vậy, bên cạnh việc tối đa hóa lợi
ích cho các chủ đầu tư, nguồn vốn FDI cịn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
của nước tiếp nhận đầu tư tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm... và chịu sự cạnh tranh
gay gắt của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi vì vậy địi hỏi các doanh
nghiệp trong nước muốn tồn tại và phát triển thì phải thay đổi, học hỏi và nâng
cao trình độ quản lý, đầu tư trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ, nguồn vốn... nâng
cao chất lượng sản phẩm, giá thành hạ, mở rộng thị trường nội địa và có thể xuất
khẩu nhằm tăng thu nhập cho người lao động và gia tăng lợi nhuận cho các doanh
nghiệp.
Khi thu hút FDI, nguồn vốn FDI góp phần thúc đẩy chuyển giao cơng nghệ
tiên tiến, kỹ năng quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
trong vùng kinh tế thu hút thành công. Đầu tư nguồn vốn FDI vào vùng tiếp nhận
đầu tư khơng chỉ diễn ra thơng qua hình thức chuyển vào nơi tiếp nhận đầu tư một
lượng vốn bằng tiền mà còn bằng cả nguồn vốn là tài sản hữu hình như: máy móc,
thiết bị, ngun vật liệu…và nguồn vốn là tài sản vơ hình như: cơng nghệ, tri thức
khoa học, bí quyết quản lý, kỹ năng quản lý lao động, tác phong làm việc cơng
nghiệp... Thêm vào đó khi chuyển giao công nghệ không chỉ đơn thuần là nhập
12


khẩu cơng nghệ, mà cịn chuyển giao các ngun lý hoạt động vận hành, sửa chữa,
bảo hành, mô phỏng và phát triển các cơng nghệ đó.
Với trình độ khoa học kỹ thuật, cơng nghệ cịn lạc hậu, việc vùng kinh tế
của các nước đang phát triển tự nghiên cứu để phát triển công nghiệp là một việc

làm mất rất nhiều thời gian và tốn kém. Vì vậy, để theo kịp trình độ cơng nghệ
hiện đại của thế giới, con đường nhanh nhất đối với các nước đang phát triển trong
đó có các vùng kinh tế là chuyển giao cơng nghệ và thu hút nguồn vốn FDI. Đây
là phương thức nhanh nhất và tốt nhất để các địa phương đang phát triển tiếp thu
được cơng nghệ có trình độ cao hơn. Ngồi việc chuyển giao cơng nghệ, đi kèm
với nó là chuyển giao kỹ thuật, chuyển giao kỹ năng quản lý.
Thu hút nguồn vốn FDI góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các địa
phương trong vùng. Để thúc đẩy tăng trưởng KT-XH các nước đang phát triển
phải nhanh chóng tranh thủ thu hút nguồn vốn và công nghệ của nước ngồi thơng
qua hoạt động đầu tư FDI. Chính vì vậy thơng qua thu hút FDI có thêm tiền đề để
các nước tiếp nhận đầu tư khai thác các nguồn lực sẵn có trong nước hướng đến
mục tiêu phát triển KT-XH. Ngồi ra, mức tăng vốn đầu tư khơng những tác động
tích cực đến tăng trưởng kinh tế mà các tác động đến các yếu tố khác như số lượng
lao động, năng suất lao động... cũng tăng lên.
Thông qua thu hút nguồn vốn FDI góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của các địa phương trong vùng. Để hội nhập kinh tế và tham gia tích cực
vào quá trình liên kết kinh tế thế giới địi hỏi các nước (địa phương) tiếp nhận đầu
tư phải thay đổi cơ cấu kinh tế cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia gần với trình độ phát triển chung của thế giới sẽ
là điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thu hút nguồn vốn FDI và ngược lại, hoạt
động của các doanh nghiệp FDI sẽ góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế.

13


1.2. Một số lý thuyết và các yếu tố tác động đến FDI
1.2.1. Cơ sở lý thuyết
Bảng 1. Mơ hình OLI trong đầu tư quốc tế


Một trong những thành tựu quan trọng trong lý thuyết đầu tư trực tiếp nước
ngoài là Lý thuyết chiết trung (Eclectic theory) của Dunning (1977). Dựa theo mơ
hình lý thuyết này, một nhà đầu tư lựa chọn đầu tư FDI dựa trên kết hợp 3 yếu tố:
lợi thế về sở hữu (Ownership - O), lợi thế về địa điểm (Location - L), và lợi thế
về nội bộ hóa (Internalization - I).

14


Lợi thế sở hữu (ownership advantage) (O)
Lợi thế sở hữu của công ty được hiểu là công ty đang sở hữu những lợi thế
so với công ty khác như công nghệ, bằng phát minh sáng chế, thương hiệu, nhãn
hiệu sản phẩm, kỹ năng quản lý. Cơng ty cần có một lợi thế cạnh tranh đơn nhất
có thể khắc phục các bất lợi trong cạnh tranh với các công ty nước ngồi trên sân
nhà của họ. Lợi thế này có thể là thương hiệu, sở hữu tài sản công nghệ, kinh tế
quy mô,... Lợi thế sở hữu là tiền đề cho hoạt động FDI.

Lợi thế địa điểm (location advantage) (L)
Lợi thế địa điểm ngụ ý hoạt động kinh doanh tại nước ngoài phải sinh lợi
tốt hơn hoạt động kinh doanh nội địa.
Lợi thế địa điểm tạo ra từ vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên dồi dào,
quy mô thị trường lớn, chi phí các yếu tố của q trình sản xuất thấp, môi trường
kinh doanh thân thiện. Lợi thế địa điểm là lý do tại sao một quốc gia lại hấp dẫn
hơn các nước khác hay công ty chọn địa điểm này thay vì địa điểm khác.
Khi lựa chọn địa điểm để đầu tư, các cơng ty nước ngồi khơng chỉ
giới hạn ở vị trí địa lý như tài nguyên thiên nhiên mà cịn bao gồm văn hóa, luật
pháp, chính trị, thể chế, môi trường và cơ cấu thị trường, trong đó một cơng
ty hoạt động ở một quốc gia, chính sách của Chính phủ cũng quan trọng bởi
vì thuế quan, hạn ngạch, trợ cấp, và các rào cản phi thuế quan, mức độ tham
nhũng ảnh hưởng đến quyết định của một cơng ty để xác định vị trí để đầu tư ở

nước ngoài (tài nguyên của đất nước, quy mô và sự tăng trưởng của thị trường,
sự phát triển của cơ sở hạ tầng, chính sách của Chính phủ)
Lợi thế nội bộ hóa (internalization advantage) (I)
Lợi thế nội bộ hóa là sự tương tác giữa hai lợi thế với nhau, tức là việc sử
dụng những lợi thế đó trong nội bộ doanh nghiệp có lợi hơn là bán hay cho các
15


doanh nghiệp khác thuê. Nhờ nội bộ hóa hoạt động tại một địa điểm làm giảm chi
phí giao dịch thay vì cấp phép hoặc xuất khẩu cơng nghệ như chi phí ký kết và
thực hiện hợp đồng. Nhìn chung lợi thế nội bộ hóa bao gồm: giảm chi phí ký kết,
kiểm soát và thực hiện hợp đồng, tránh được sự thiếu thơng tin dẫn đến chi phí
cao cho các cơng ty, tránh được chi phí thực hiện các bản quyền phát minh, sáng
chế…
Theo lý thuyết chiết trung thì cả ba điều kiện kể trên điều phải được thỏa
mãn trước khi có đầu tư trực tiếp nước ngồi: lý thuyết cho rằng nhân tố “đẩy”
bắt nguồn từ lợi thế O và I, còn L tạo ra nhân tố “kéo” đối với FDI. Những lợi thế
này không cố định mà thay đổi theo thời gian và sự phát triển nên luồng FDI ở
từng nước, từng khu vực, từng thời kỳ khác nhau. Sự khác biệt này còn bắt nguồn
từ việc các nước này đang ở bước nào của quá trình phát triển và tham nhũng ở
mức độ nào? Do vậy, những quốc gia có mức độ tham nhũng cao, thì tham nhũng
là một loại “thuế” đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này sẽ làm giảm
động lực đầu tư của họ tại các quốc gia đó.
Phân tích sâu hơn lý thuyết của Dunning (1993), Rose-Ackerman (2008)
phát hiện rằng tham nhũng được tính vào chi phí hoạt động của MNEs, do đó nếu
khoản chi phí này tăng lên thì lợi nhuận của MNEs giảm. Việc chi trả các chi phí
bơi trơn làm tổng chi phí đầu tư ban đầu cũng như chi phí hoạt động hàng năm
gia tăng, điều này gây ra sự lãng phí nguồn lực. Bên cạnh đó, MNEs phải đối mặt
với rủi ro vì tham nhũng không được thể hiện trong hợp đồng hay giấy cấp phép
đầu tư (Fredriksson, List & Milimet, 2003).


1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn vốn FDI
Theo Uk Heo và Ham (2007) nhấn mạnh sự phát triển kinh tế châu Á, có
rất nhiều yếu tố đóng góp cho sự vượt bậc của nền kinh tế các nước nhận đầu tư,

16


trong đó phải kể đến các yếu tố tài chính các nước Asean: chính sách hỗ trợ của
chính phủ, văn hóa Khổng giáo, cơng nghiệp hóa hướng về xuất khẩu, chất
lượng nhân công, tỷ lệ tiết kiệm cao và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Tuy nhiên làm sao để thu hút được nguồn vốn FDI? FDI không chỉ đem lại
nguồn vốn tài chính mà cịn chuyển giao cơng nghệ tiên tiến, thúc đẩy và tận
dụng tối đa nguồn lực tại nước nhận đầu tư và phát triển kinh tế. Có rất nhiều yếu
tố có thể giúp thu hút FDI, nền chính trị ổn định, một mơi trường kinh tế tốt và
an tồn (Uk Heo và Jung-Yeop Woo, 2009).


Chỉ số cảm nhận tham nhũng CPI: Chỉ số nhận thức tham nhũng được xây
dựng để đo lường mức độ nhận thức tham nhũng khu vực công tại hơn 180
quốc gia. Tổ chức minh bạch quốc tế đã xác định chỉ số nhận thức tham
nhũng cho từng quốc gia. Chỉ số này có thang đo từ 1 tới 100 với mức độ
giảm dần của tham nhũng.
Các nước nhận được điểm từ 1 (tham nhũng cao) đến 100 (không tham
nhũng). Giá trị này có nghĩa, quốc gia có giá trị về chỉ số nhận thức tham
nhũng CPI càng thấp phản ánh mức độ tham nhũng của quốc gia đó càng
cao.




Tốc độ tăng trưởng GDP (%): tăng trưởng GDP bền vững là một trong
những yếu tố thu hút hoạt động đầu tư nước ngồi. Đó là dấu hiệu của một
nền kinh tế sơi động. Do đó, một chính phủ đã tạo ra một tăng trưởng ấn
tượng trong quá khứ có khả năng thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn
đến đất nước mình (Aye Mengistu Alemu, 2012). Tốc độ tăng trưởng kinh
tế cũng đánh dấu sự mở rộng của nền kinh tế, sự thịnh vượng hay suy thoái
của một quốc gia. Một nhà đầu tư sẽ luôn chú trọng tới điểm này và đưa
ra quyết định chính xác nhất khi nhìn vào chỉ số này. Dữ liệu về tốc độ

17


×