Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ NGHỆ AN TRONG CÔNG CUỘC PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.38 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MƠN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
PHÁT HUY VAI TRỊ CỦA PHỤ NỮ NGHỆ AN TRONG CƠNG CUỘC
PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Hà Nội - 2021


MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU:..........................................................................................................1
II. NỘI DUNG:....................................................................................................1
Chương 1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trị và phát huy vai trị của phụ
nữ..........................................................................................................................1
1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trị của phụ nữ..........................1
1.1.Trong lịch sử dựng nước và giữ nước.............................................................1
1.2.Trong cách mạng giải phóng dân tộc..............................................................2
1.3.Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội....................................................................2
2.Quan điểm của Hồ Chí Minh về việc phát huy vai trò của phụ nữ.............3
2.1.Thực hiện việc phát huy vai trò của phụ nữ phải gắn liền với cách mạng giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người................................3
2.2.Thực hiện phát huy vai trò của phụ nữ là một cuộc cách mạng lâu dài và khó
khăn ......................................................................................................................3
2.3.Phải phát huy vai trị của phụ nữ trên mọi mặt của đời sống xã hội...............3
3.Quan điểm của Hồ Chí Minh về những giải pháp phát huy vai trò của phụ
nữ………………………………………………………………………………...4
3.1. Thực hiện việc phát huy vai trò của phụ nữ phải gắn liền với chủ trương,
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.......................................................4


3.2. Thực hiện việc phát huy vai trò của phụ nữ là sự nghiệp của bản thân người
phụ nữ ……...........................................................................................................4
Chương 2. Phát huy vai trị của phụ nữ Nghệ An trong cơng cuộc phát triển
nền kinh tế địa phương theo tư tưởng Hồ Chí Minh.......................................5
1. Đặc điểm tỉnh Nghệ An....................................................................................5
2. Một số giải pháp phát huy vai trị của phụ nữ trong cơng cuộc phát triển
nền kinh tế địa phương trong giai đoạn hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí
Minh......................................................................................................................7
III. KẾT LUẬN....................................................................................................9
IV.TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................10


I. MỞ ĐẦU:
Từ xưa đến nay, phụ nữ bao giờ cũng có vị trí quan trọng trong mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội. Xã hội càng phát triển, cuộc sống càng hiện
đại thì vai trị của phụ nữ càng được phát huy. Hiện nay, ở Việt Nam, phụ
nữ đã và đang tham gia tích cực vào nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, đóng góp một phần khơng nhỏ vào tiến trình phát triển kinh
tế của đất nước. Tuy nhiên, ở một số nơi vẫn còn tồn tại những quan điểm
cổ hủ về bất bình đẳng giới, điều này hạn chế sự phát triển của phụ nữ, họ
không tự tin để phát triển kinh tế, gánh vác công việc của xã hội.
Tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin từ sớm, Hồ Chí Minh nhận thức rõ vị
trí, vai trị của người phụ nữ trong xã hội. Vấn đề giải phóng phụ nữ là
một bộ phận thống nhất, xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh, thể hiện
rõ tư tưởng nhân văn cao cả và đạo đức trong sáng của Người.
Nghệ An là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, là địa
phương có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời. Trong q trình đẩy
mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc phát huy vai trò của
phụ nữ Nghệ An trong công cuộc phát triển nền kinh tế địa phương đã
nhận được sự quan tâm của Đảng cũng như chính quyền địa phương và

đạt được một số thành tựu nhất định. Song, nhìn chung, việc quán triệt và
vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc phát huy vai trị của phụ nữ tỉnh
Nghệ An trong phát triển kinh tế vẫn là một địi hỏi mang tính cấp thiết.
II. NỘI DUNG:
Chương 1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trị và phát huy vai trò của
phụ nữ
1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trị của phụ nữ
1.1. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước

1


Lịch sử dân tộc Việt Nam còn mãi ghi đậm dấu ấn chói ngời của
những nữ anh hùng hào kiệt đứng lên chống giặc ngoại xâm giành tự do
cho dân tộc. Hồ Chí Minh ln đánh giá cao những đóng góp của phụ nữ
trong tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước nói riêng và cơng cuộc đấu
tranh chống giặc ngoại xâm nói chung. Người khẳng định: “Từ đầu thế kỷ
thứ nhất, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa đánh giặc cứu dân cho đến nay,
mỗi khi nước nhà gặp nguy nan thì phụ nữ ta đều hăng hái đứng lên góp
phần xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc” [6].
1.2. Trong cách mạng giải phóng dân tộc
Người nghiên cứu và rút ra kết luận: “Xem trong lịch sử cách mệnh
chẳng có lần nào là khơng có đàn bà con gái tham gia.” [1], “An Nam
cách mệnh cũng phải có nữ giới tham gia mới thành cơng” [2]. Người đã
sớm nhìn ra khả năng làm cách mạng to lớn của phụ nữ, họ là một trong
những nhân tố quyết định thắng lợi cuộc cách mạng đấu tranh của dân tộc.
Qua thực tiễn cách mạng Việt Nam, Người khẳng định: “Trong thời kỳ
cách mạng hoạt động bí mật và trong những năm kháng chiến chống bọn
thực dân Pháp và lũ can thiệp Mỹ, phụ nữ ta đều có cơng lao to lớn” [11].
1.3. Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội

Theo Hồ Chí Minh, phụ nữ đóng vai trị nịng cốt trong việc xây dựng
chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa. Người khẳng định: “Non sơng gấm vóc
Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cùng già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực
rỡ” [3]. Hay tại Đại hội liên hoan phụ nữ “Năm tốt” ngày 30/4/1964,
Người nói: “Trong hàng ngũ vẻ vang những anh hùng quân đội, anh hùng
lao động, chiến sĩ thi đua và lao động tiên tiến đều có phụ nữ. Phụ nữ ta
tham gia ngày càng đông và càng đắc lực trong các ngành kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội. Thế là dưới chế độ tốt đẹp của Nhà nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa, phụ nữ ta thực sự làm chủ Nhà nước” [8]. Người kết
luận: “Dưới chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, người phụ nữ dũng
2


cảm có thể hồn thành mọi nhiệm vụ của người đàn ơng dũng cảm có thể
làm, dù nhiệm vụ ấy đòi hỏi rất nhiều tài năng và nghị lực” [9].
2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về việc phát huy vai trò của phụ nữ
2.1. Thực hiện việc phát huy vai trò của phụ nữ phải gắn liền với cách
mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người
Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam mà nội dung cốt lõi là giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Theo Người,
chăm lo, phát huy vai trò của phụ nữ vừa là biện pháp, vừa là mục tiêu
trong sự nghiệp cách mạng. Người quan niệm: “Nếu khơng giải phóng
phụ nữ thì khơng giải phóng một nửa lồi người. Nếu khơng giải phóng
phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa” [7]. Người cũng chỉ rõ:
“Chúng ta làm cách mạng là để tranh lấy quyền bình đẳng, trai gái đều
ngang quyền như nhau” [12].
2.2. Thực hiện phát huy vai trò của phụ nữ là một cuộc cách mạng lâu dài
và khó khăn
Giải phóng phụ nữ là một quá trình lâu dài, bền bỉ và đầy khó khăn

nhất là với một đất nước nhiều năm phong kiến như nước ta. Người cho
rằng đây là “Một cuộc cách mạng khá to và khó. Vì trọng trai khinh gái là
một thói quen mấy nghìn năm để lại” [4]. Thế nhưng, khó khơng có nghĩa
là khơng thể thực hiện được “Dù to và khó nhưng nhất định thành cơng”.
2.3. Phải phát huy vai trị của phụ nữ trên mọi mặt của đời sống xã hội
Hồ Chí Minh nhiều lần nhấn mạnh phải tạo điều kiện cho phụ nữ được
tham gia vào các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…Ví dụ như
trong lĩnh vực chính trị, Người luôn quan tâm tuyên truyền, giác ngộ phụ
nữ, đưa phụ nữ tham gia tích cực vào cơng việc cách mạng, chú ý nêu
gương phụ nữ và những phong trào của phụ nữ. Năm 1968, trong buổi
3


“nói chuyện với cán bộ tỉnh Thanh Hóa”, Người có hỏi: “Trong Tỉnh ủy
có bao nhiêu ủy viên gái? Tại sao khơng có đồng chí gái nào đi đây cả?
Gái làm nhiều nhưng đi gặp Trung ương lại khơng có ai là gái? Điều đó
chứng tỏ các đồng chí cịn trọng trai khinh gái. Cần tích cực sửa chữa”
[13]. Hay trong lĩnh vực kinh tế, Người nhắc nhở lãnh đạo các đơn vị thực
hiện nam nữ bình quyền trong lao động “đoàn thể phụ nữ, cơ quan phụ
trách cần chú ý dìu dắt, giúp đỡ hơn nữa để nhiều chị em có thể thay cho
nam giới trong cơng việc bn bán” [5].
3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về những giải pháp phát huy vai trò
của phụ nữ
3.1. Thực hiện việc phát huy vai trò của phụ nữ phải gắn liền với chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
Hồ Chí Minh nhận thấy, việc thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ
phải gắn liền với chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của chính
phủ. Bởi muốn giáo dục, thuyết phục được quần chúng thì điều quan trọng
hàng đầu là phải có đường lối, chủ trương đúng đắn, đáp ứng nguyện
vọng chính đáng của quần chúng nhân dân.Vì vậy, Người ln nhắc nhở,

đồng thời đề ra nhiệm vụ cho Đảng, Nhà nước phải có việc làm, hành
động cụ thể, hiệu quả trong việc giúp đỡ phụ nữ phát huy vai trị của
mình. Trong “Di chúc”, Người căn dặn: “Đảng và Chính phủ cần phải có
kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều
phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo” [14].
3.2. Thực hiện việc phát huy vai trò của phụ nữ là sự nghiệp của bản thân
người phụ nữ
Để phụ nữ có thể phát huy tốt vai trị của mình, khơng chỉ địi hỏi
những yếu tố khắc quan bên ngồi mà cịn u cầu yếu tố chủ quan bên
trong. Đây là yếu tố quan trọng và mang tính quyết định nhất. Người
khuyên giới nữ phải tự biết tơn trọng mình mới làm nên mọi việc: “Phụ
4


nữ phải nâng cao tinh thần làm chủ, cố gắng học tập và phấn đấu; phải
xóa bỏ tư tưởng bảo thủ, tự ti; phải phát triển chí khí tự cường, tự lập”
[10].
Chương 2. Phát huy vai trò của phụ nữ Nghệ An trong công cuộc
phát triển nền kinh tế địa phương theo tư tưởng Hồ Chí Minh
1. Đặc điểm tỉnh Nghệ An
Nghệ An nằm ở trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, phía Đơng giáp biển,
phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Tây giáp
Lào. Đây cũng là tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước (16.493,7 km2).
Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Vinh. Nằm trong hành lang
kinh tế Đông - Tây nối liền Myanmar - Thái Lan - Lào - Việt Nam theo
Quốc lộ 7 đến cảng Cửa Lò; và các tuyến du lịch quốc gia và quốc tế,
Nghệ An đóng vai trò quan trọng trong giao lưu kinh tế, thương mại, du
lịch, vận chuyển hàng hoá với cả nước và các nước khác trong khu vực.
Dân số tỉnh Nghệ An đến năm 2020 là 3.365.198 người (theo Niên giám
thống kê năm 2020), có nhiều dân tộc cùng sinh sống như người Thái,

người Mường, người Thổ bên cạnh dân tộc chính là người Kinh trên tồn
tỉnh [19].
Là tỉnh đất rộng, người đơng, tài nguyên phong phú, Nghệ An có tiềm
năng phong phú để phát triển kinh tế - xã hội. Những năm gần đây, với sự
nỗ lực vượt bậc, kinh tế Nghệ An đã phát triển khá nhanh, toàn diện. Năm
2020, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước tăng 4,45%, đứng thứ
19/63 địa phương, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng
nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ [18].
Với nhiều danh lam thắng cảnh, hệ thống di tích, văn hố phong phú
như Khu di tích lịch sử Kim Liên, Làng Sen, các bãi biển Cửa Lò, Bãi Lữ,
Diễn Thành, Quỳnh Phương… Nghệ An là địa chỉ du lịch hấp dẫn đối với
du khách. Đến Nghệ An, du khách không chỉ được thưởng thức dân ca ví
5


dặm Nghệ Tĩnh – một trong những di sản văn hóa phi vật thể đại diện của
nhân loại mà cịn được ăn những món ăn đặc sản nổi tiếng chỉ có ở nơi
đây như cháo lươn Vinh, cơm lam, nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn,
cam xã Đoài...
Xứ Nghệ cũng là vùng đất nổi tiếng hiếu học, có truyền thống văn hóa
cách mạng lâu đời, là quê hương của chủ tịch Hồ Chí Minh, điểm khởi
đầu của “Con đường di sản miền Trung” [19].
*Thực trạng phát huy vai trò của phụ nữ trong công cuộc phát triển
nền kinh tế địa phương: Chiếm hơn 50% trong cơ câu lực lượng lao động
[15], phụ nữ Nghệ An đã không ngừng phấn đấu, nỗ lực vươn lên, ngày
càng khẳng định tài năng, trí tuệ, có nhiều đóng góp rất quan trọng trong
lĩnh vực kinh tế. Trước hết, phải kể đến phụ nữ là lực lượng chủ yếu đóng
góp đáng kể vào phong trào xây dựng nơng thơn mới. Tính đến nay, trên
phạm vi tồn tỉnh có 280 xã và 5 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nơng thơn
mới. Trong giai đoạn 2015-2020, có hơn 5.000 hộ phụ nữ làm chủ hộ

thoát nghèo [17].
Bên cạnh đó, việc xây dựng mơ hình kinh tế tập thể tổ hợp tác, hợp tác
xã và mơ hình sản xuất sạch/tiêu dùng sạch/chế biến sạch được các cấp
HLHPN tiếp tục đẩy mạnh, tạo cơ hội để phụ nữ tự tin, phát triển. Chỉ tính
riêng trong năm 2021, HLHPN tỉnh đã tập trung hỗ trợ thành lập được 4
hợp tác xã; xây dựng mới 9 tổ hợp tác, 15 tổ liên kết, và 58 mơ hình sản
xuất sạch/tiêu dùng sạch/chế biến sạch: mơ hình đổi cơng ở huyện Quỳnh
Lưu; mơ hình tổ liên kết du lịch cộng đồng, mơ hình dệt thổ cẩm, tại
huyện Con Cng… đã giúp chị em có thêm thu nhập ngồi cơng việc
đồng áng, nương rẫy [17].
Phong trào “Phụ nữ khởi nghiệp” cũng được hưởng ứng mạnh mẽ ở
Nghệ An. Từ năm 2015 đến năm 2020 đã thu hút 1.946 ý tưởng, trong đó
có 23 ý tưởng đạt giải cuộc thi do Trung ương Hội LHPN Việt Nam,
6


UBND tỉnh và Hội LHPN tỉnh tổ chức, đóng góp tích cực vào cơng tác an
sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo [17].
Nhìn chung, chính quyền địa phương cũng như các cấp Hội phụ nữ
tỉnh đã có những chủ trương, kế hoạch, biện pháp thiết thực, cụ thể nhằm
giúp đỡ chị em phụ nữ Nghệ An phát triển kinh tế gia đình, tự tin vươn lên
trong cuộc sống.
2. Một số giải pháp phát huy vai trò của phụ nữ trong công cuộc phát
triển nền kinh tế địa phương trong giai đoạn hiện nay theo tư tưởng
Hồ Chí Minh
- Thúc đẩy việc ban hành và triển khai thực hiện hiệu quả các kế hoạch,
đề án, nghị quyết, chương trình hành động về quyền bình đẳng của phụ
nữ gắn với chủ trương của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực lao động,
việc làm
+ Tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ở địa phương, việc tổ chức, quán

triệt triển khai công tác bình đẳng giới phải được thực hiện nghiêm, tạo
nên mơi trường làm việc công bằng, lành mạnh giữa nam và nữ. Vận
động, khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng, áp dụng các chính sách
hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, chăm sóc con cái cho các lao động nữ.
+ Ngồi ra, cần xử phạt nghiêm minh các hành vi phân công cơng việc
mang tính phân biệt đối xử giữa nam và nữ, hành vi phân biệt giới trong
tuyển dụng lao động; sa thải hoặc cho thơi việc lao động nữ vì lý do giới
tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ.
- Chú trọng công tác đào tạo nghề và tạo việc làm cho phụ nữ, đặc biệt là
phụ nữ nông thôn, vùng núi:
+ Một trong những thế mạnh của Nghệ An là nguồn nhân lực đông, dồi
dào. Muốn phát huy được thế mạnh này thì cần đẩy nhanh việc đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực nữ bởi phụ nữ
7


chiểm hơn 50% số người lao động tại tỉnh. Tỉnh cần tiếp tục phối hợp, mở
rộng liên kết đào tạo nghề, xây dựng các mơ hình dạy nghề kết hợp với
mơ hình sản xuất sử dụng nguồn ngun liệu đầu vào tại chỗ có sẵn tại địa
phương, tập trung hỗ trợ các nhóm lao động nữ mất việc làm do dịch bệnh
hoặc bị ảnh hưởng bởi quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
+ Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo nâng cao
tay nghề, kỹ năng, cách quản lý, ứng xử cho lao động nữ, đặc biệt là các
lớp đào tạo ứng dụng kỹ thuật, công nghệ thông tin vào sản xuất, kinh
doanh, giúp phụ nữ tiết kiệm thời gian, nâng cao năng suất.
- Thực hiện tốt công tác phổ biến rộng rãi thông tin về thị trường lao
động: Hiện nay, có rất nhiều dự án quy mô lớn lên tới hàng trăm triệu
USD được đầu tư vào Nghệ An, các cơng ty, xí nghiệp cũng mọc lên rất
nhiều, yêu cầu một nguồn lao động lớn. Chính vì vậy, cơng tác tư vấn,
giới thiệu việc làm theo nhu cầu và cung ứng lao động cho các doanh

nghiệp cần được quan tâm sát sao hơn, tạo cơ hội việc làm cho chị em phụ
nữ.
- Hỗ trợ vay vốn cho các hộ nghèo do phụ nữ làm chủ: Tỉnh cần đẩy
mạnh cơng tác rà sốt, lập sổ sách theo dõi, quản lý phụ nữ nghèo trong
diện phải trợ giúp, trên cơ sở đó tăng cường khai thác, vận động các
nguồn vốn của Trung Ương và địa phương và các tổ chức chính phủ trong
và ngồi nước, phối hợp cùng ngân hàng hỗ trợ chị em phụ nữ vay vốn,
ưu tiên cho các mơ hình kinh tế tập thể, hộ kinh doanh có ý tưởng sáng
tạo hiệu quả, hộ tham gia vào các ngành nghề tạo ra sản phẩm chủ lực của
địa phương.
- Đẩy mạnh công tác hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp: Hiện nay, phong trào phụ
nữ khởi nghiệp tại Nghệ An phát triển mạnh mẽ, có nhiều ý tưởng hay,
sáng tạo đạt giải cấp Trung Ương, phải tiếp tục tích cực phát huy hơn nữa.
HLHPN các cấp cần tích cực triển khai tuyên truyền, vận động, khảo sát
8


nhu cầu và hướng dẫn chị em đăng ký, viết kế hoạch, ý tưởng, chọn lọc
những ý tưởng tốt. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các chị em tìm kiếm
nhà đầu tư và tổ chức các sự kiện kết nối các nguồn lực, hỗ trợ hiện thực
hóa những ý tưởng sáng tạo. Bên cạnh đó, cần tổ chức các hoạt động nâng
cao năng lực cho họ; hỗ trợ kết nối, tiêu thụ sản phẩm qua các kênh phân
phối phù hợp nhu cầu của thị trường.
- Tổ chức khen thưởng cho những phụ nữ ưu tú trong phát triển kinh tế:
Việc tuyên dương sẽ góp phần to lớn cổ vũ tinh thần, sự tự tin của người
phụ nữ trong xã hội, từ đó dám nghĩ, dám làm và thấy được vai trị của
mình đủ sức gánh vác và thực hiện tốt những công việc như nam giới
trong lĩnh vực kinh tế.
- Tăng cường công tác tuyên truyền vận động cho bản thân người phụ nữ:
Cần thay đổi những nhận thức cổ hủ, lạc hậu mà xã hội cũ còn tồn dư

trong suy nghĩ, đầu óc của người phụ nữ. Họ cần có nhận thức mới, đúng
đắn về vai trị của mình. Chính quyền Tỉnh cũng cần đẩy mạnh việc tuyên
truyền, khuyến khích nam giới chia sẻ việc nhà với phụ nữ, xử lý nghiêm
và kịp thời các hành vi ngược đãi, xâm phạm nhân phẩm và tính mạng
người phụ nữ.
- Phát huy vai trò của HLHPN các cấp: Phong trào và hoạt động của Hội
Phụ nữ các cấp phải khơng ngừng đổi mới, sáng tạo, nhạy bén thích ứng
để bắt nhịp và đóng góp hiệu quả vào sự phát triển chung của tỉnh. Đồng
thời cần chú trọng việc lắng nghe, sử dụng sáng kiến, ý tưởng của phụ nữ
trong quá trình xây dựng những chương trình, hoạt động, đáp ứng mong
muốn, tâm tư nguyện vọng của phụ nữ.
III. KẾT LUẬN
Có thể nói, đến nay tư tưởng về vai trị và phát huy vai trị phụ nữ của
Hồ Chí Minh vẫn còn vẹn nguyên giá trị, là những chỉ dẫn quý báu, động
lực tinh thần vô giá dẫn dắt phụ nữ Việt Nam khơng ngừng tiến lên phía
9


trước. Thực hiện lời dạy của người, phụ nữ Nghệ An ln nỗ lực vươn lên
và có nhiều đóng góp to lớn cho sự phát triển chung của tỉnh trên mọi mặt
của đời sống xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Việc phát huy vai
trò của phụ nữ trong công cuộc phát triển nền kinh tế địa phương tại tỉnh
Nghệ An thời gian qua còn gặp phải một số khó khăn, thiếu sót nhất định
như cơng tác tun truyền cịn yếu, xây dựng kế hoạch khơng đồng bộ…
Chính vì vậy, địi hỏi Tỉnh cần thực hiện những giải pháp phù hợp để phát
huy tối đa vai trò của phụ nữ trong công cuộc phát triển nền kinh tế địa
phương giai đoạn hiện nay như đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thúc đẩy
việc thực hiện các chính sách và hơn hết, bản thân người phụ nữ phải luôn
cố gắng nỗ lực vươn lên để phát huy vai trò của chính mình.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1], [2] Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật,
Hà Nội, 2011, tr.313, tr.315.
[3], [4] Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật,
Hà Nội, 2011, tr.340, tr.342.
[5] Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 10, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà
Nội, 2011, tr.333.
[6],[7] Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật,
Hà Nội, 2011, tr.148, tr.511.
[8] [9] [10] Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 14, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự
thật, Hà Nội, 2011, tr.310, tr.121, tr.313.
[11], [12], [13], [14] Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 15, Nxb Chính trị Quốc
gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.172, tr.260, tr.525, tr.617.
[15] Hồ Thị Hiền, Trịnh Thị Lê, Nguyễn Thị Lan Anh (2021), Nguồn lao
động ở Nghệ An – thực trạng và giải pháp. Truy xuất từ Nguồn lao động ở
Nghệ An: thực trạng và giải pháp.
[16] Lê Anh Thi (2014), Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc phát
huy vai trò của phụ nữ tại tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn hiện nay, Luận
án thạc sĩ chính trị học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc Gia Hà Nội.
10


[17] Mai Hoa (2021), Đoàn kết, sáng tạo khơi dậy khát vọng vươn lên của
phụ nữ. Truy xuất từ Đoàn kết, sáng tạo khơi dậy khát vọng vươn lên của
phụ nữ.
[18] Phạm Bằng (2021), Tỉnh Nghệ An họp báo công bố tình hình kinh tế
- xã hội năm 2020. Truy xuất từ Tỉnh Nghệ An họp báo cơng bố tình hình
kinh tế - xã hội năm 2020.
[19] Tổng quan về Nghệ An (2021), truy xuất từ Cổng thông tin điện tử
tỉnh Nghệ An.


11



×