Lịch sử sinh học
Lược sử sinh học 1
Lược sử sinh học
CHƯƠNG I: SINH HỌC THỜI THƯỢNG CỔ
I. SỰ RA ĐỜI CỦA KHOA HỌC SINH HỌC
II. TRƯỜNG PHÁI IÔNI
III. TRƯỜNG PHÁI ATEN
IV. NHỮNG NGƯỜI THỦ ĐÔ ALEXANDER
V. THỜI KỲ LA MÃ CHIẾM ĐÓNG
I. SỰ RA ÐỜI CỦA KHOA HỌC SINH HỌC
- Sinh học là một học thuyết về các cơ thể sống đã xuất hiện từ khi con
người đã nhận rõ sự khác biệt của mình với thế giới vô sinh bất động chung
quanh. Nhưng đã từ lâu, trong suốt nhiều thế kỷ, sinh học vẫn không được
gọi là khoa học theo nghĩa chặt chẽ của từ ấy. Loài người muốn tránh bệnh
tật, giảm đau đớn, phục hồi sức khỏe, thoát khỏi cái chết, họ đã cầu tới lễ
nghi tôn giáo hoặc phép thần thông, hy vọng động lòng thương của những
thần linh thiện, ác và nhờ đó mà thay đổi được tình hình.
Ví dụ: Họ cho rằng thần Apôlông (thần mặt trời) dùng mũi tên để
gây ra bệnh tật và thần có thể nổi giận hoặc động lòng thương vì những vật
tế lễ hoặc những lời cầu khấn của con người.
- Khi mổ con vật làm vật tế lễ hoặc dùng để chế biến thức ăn, con người
không thể không chú ý tới cấu tạo của các cơ quan bên trong của con vật,
tuy rằng ở đây họ không có mục đích nghiên cứu về động vật, mà là để bói
đoán về tương lai. Vì vậy, nên xem nhà giải phẩu đầu tiên là thầy tế, dựa vào
hình dạng và vẽ bề ngoài của các cơ quan con vật để cố tiên đoán số phận
cho những kẻ cầm quyền.
- Chắc chắn rằng loài người đã tích lũy được rất nhiều dẫn liệu có ích,
ngay khi họ còn hoàn toàn bị thần quyền thống trị.
Ví dụ: Dân Ai cập đã biết ướp xác người chết một cách thành thạo,
đã nắm vững những hiểu biết thực tế về giải phẩu nhân thể.
Tuy nhiên vào khoảng 600 năm trước công nguyên, trên bờ biển Êđê xứ Iôni
đã xuất hiện một trường phái triết học đem lại một hướng mới trong quan
niệm thống trị trước đó. Theo Talet là một trong những nhà triết học đầu tiên
của trường phái này (cuối thế kỷ thứ VII đầu thế kỷ thứ VI trước công
nguyên). Những
nhà bác học thuộc trường phái Iôni đã bác bỏ cái siêu
TheGioiEbook.com
Lược sử sinh học 2
nhiên, khi cho rằng sự sống của vũ trụ trôi theo chiều hướng xác
định chặt chẽ và không đổi. Mỗi hiện tượng đều có nguyên nhân của
mình và đến lượt mình mỗi nguyên nhân, tất yếu sẽ gây ra một kết
quả xác định, không có sự can thiệp ý chí bên ngoài. Ngoài ra họ còn
cho rằng quy luật tự nhiên điều khiển thế giới là dễ
hiểu đối với trí tuệ
của con người, quy luật đó có thể rút ra từ những tiền đề xác định hoặc
bằng sự quan sát. Quan điểm tương tự như vậy đã định ra sự tiến bộ về sau
này trong việc nghiên cứu thế giới bên ngoài.
Chủ nghĩa duy lý như một hệ thống triết học (nghĩa là tin rằng có thể
nhận thức được thế giới bằng lý trí chứ không nhờ vào sự tiết lộ) đã bắt
nguồn từ quan điểm triết lý của trường cổ đại Iôni.
II. TRƯỜNG PHÁI IÔNI
Theo truyền thuyết, Anclêmêon (thế kỷ thứ VI trước công nguyên) là
người đầu tiên giải phẩu động vật để mô tả cái đã thấy. Ông đã mô tả dây
thần kinh mắt
và quan sát sự phát triển của phôi gà. Anclêmêoncũng
đã mô tả ống hẹp nối tai giữa với họng. Tiếc rằng khám phá đó đã
trôi qua không tăm tiếng và chỉ hai
ngàn năm sau người ta mới quay trở
lại sự phát hiện này.
Nhưng người nổi tiếng nhất liên quan tới việc mở đầu chủ nghĩa duy lý
trong sinh học là Hippcrates (khoảng năm 460 - 377 TCN).
a.) Sơ lược về tiểu sử của Hippocrates:
Người ta chỉ biết ông sinh ra và sống trên đảo Cốt, đối diện với bờ biển
xứ Iôni.
b.) Công trình khoa học của Hippocrates:
Cống hiến to lớn của Hippocrates đối với sinh học là đã giải thích đúng đắn về
thần Axclepia. Theo ông thần thánh không ảnh hưởng gì hết tới y học. Ông
cho rằng: Trong cơ thể khoẻ mạnh thì các cơ quan làm việc ăn khớp và nhịp
nhàng,
điều này không thể có ở cơ thể bị bệnh. Nhiệm vụ của thầy thuốc
chính là ở chỗ chăm chú theo dõi những biến đổi trong cơ thể và kịp thời
chữa hoặc trừ bỏ những hậu quả tai hại do những biến đổi đó gây nên. Loại
bỏ việc cầu khấn, cúng lễ,
trục xuất tinh thần hung bạo hoặc lòng lành
của thần thánh, hoạt động chính
của thầy thuốc là hướng dẫn cho người
bệnh cách nghỉ ngơi, giữ gìn vệ sinh và làm thế nào để có thể sống lâu hơn
ở chỗ không khí trong sạch, ăn những thức ăn
lành và đơn giản.
Tóm lại: Theo Hippocrates, vai trò của người thầy thuốc là phục
hồi lại hoàn toàn sức khỏe của cơ thể sinh vật. Truyền thống Hippocrates
còn được giữ gìn ngay sau khi ông mất.
TheGioiEbook.com
Lược sử sinh học 3
Ví dụ: Lời thề Hippocrates mà tất cả sinh viên tốt nghiệp y khoa
cho đến nay vẫn nhắc tới. Mặc khác, có thể cho rằng có lẻ chính
Hippocrates đã viết một trong những luận văn cổ nhất mô tả về chứng động
kinh. Luận văn này được coi là một ví dụ về việc áp dụng duy lý vào sinh học.
Ðộng kinh là hiện tượng rối loạn chức năng của đại não (mà cho đến
nay còn chưa được giải thích đầy đủ) gây rối loạn hoạt động sống bình
thường của cơ thể. Khi bị nhiễm bệnh nhẹ, ta khó giải thích chính xác cảm
giác của bệnh, vì thế người bệnh càng thấy đau mơ màng; khi bị bệnh nặng -
hoạt động của bắp thịt bị tê liệt đột ngột, khi người bệnh co giật, mê man,
rên rĩ và ngã ngất; đôi khi lên cơn, người bệnh bị bại liệt nặng nề.
Cơn động kinh kéo dài không bao lâu, nhưng gây cho người xung
quanh cảm giác sợ hãi, căng thẳng. Những người không hiểu tất cả sự phức
tạp của sự hoạt động chức năng của hệ thần kinh, đã ngây thơ tưởng là
người bệnh bị Thượng đế trừng phạt vì làm trái ý trời; và người bệnh bị một
sức mạnh siêu nhiên nào đó "ám ảnh" thân thể họ.
Luận văn " Về những bệnh thiên liêng" viết vào khoảng năm 400 TCN
có thể chính là của Hippocrates. Trong luận văn, tác giả đã chống lại một
cách quyết liệt quan điểm phổ biến nói trên. Hippocrates bác bỏ mọi sự can
thiệp của sức mạnh của thế giới bên kia và cho rằng chúng không có thể là
nguồn gốc hoặc nguyên nhân của một loại bệnh tật nào trong số đó có cả
chứng động kinh cũng như các bệnh khác là do những nguyên nhân ngẫu
nhiên và tất nhiên phải được chữa một cách hợp lý. Toàn bộ quan niệm hiện
đại đều dựa trên quan điểm đó.
III. TRƯỜNG PHÁI ATEN
Aten là một trường học rất nổi tiếng do Aritxtôt sáng lập ở miền Bắc Hylạp.
a.) Sơ lược về tiểu sử của Aristotle: ( 384 - 322 trước công nguyên,
nhà bác học Hylạp cổ đại.)
Aristotle là Nhà triết học và tự nhiên học tiêu biểu lừng lẫy nhất của nền
văn minh HyLạp cổ. Ông sinh năm 384 TCN, tại Staza, một vùng đất thơ
mộng và xinh đẹp nằm trên bờ tây bắc biển Eze. Bố ông là Ngự y hoàng
cung. Trong gần 20 năm, Aristotle luôn luôn là học trò xuất sắc của Nhà triết
học lớn thời cổ Pla-ton (năm 427- 347) TCN.
Aristotle cũng là người thầy và là người bạn lâu năm của Alecxander đại
Ðế, nhà quân sự và chính trị lỗi lạc nhất thời ấy. Trong suốt cuộc đời nghiên
cứu, để làm phong phú thêm vốn kiến thức cũng như thực tế, Aristotleđã đi
chu du khắp nhiều nơi trong suốt mười hai năm và đã cùng nhà hiền triết
Mitylen thành lập một trường học và thư viện nổi tiếng tại Aten, thủ đô Hylạp
vào năm 335 TCN.
TheGioiEbook.com
Lược sử sinh học 4
Tác phẩm viết còn lại của ông là các bản ghi chép để chuẩn bị nói
chuyện hay bài giảng. Ðó là một hệ thống kiến thức đặc biệt uyên thâm và
phong phú, bao
gồm rất nhiều ngành kiến thức tiêu biểu về sinh học,
vật lý, tâm lý, lí luận, triết học siêu hình, thẩm mĩ học, chính trị thơ
ca và văn biện luận. Mác đã đánh giá Aristotle là nhà tư tưởng vĩ đại
nhất của phương Tây cổ đại. Hầu như
toàn bộ tác phẩm của Aristotle đã
được phương Tây thời đó chấp nhận và hâm mộ, xem như cơ sở đáng tin cậy
hàng đầu trong mọi lãnh vực của nền học vấn kinh điển. Ðặc biệt, trong suốt
10 thế kỷ Trung cổ (từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ 15), Aristotle là một trong
những chuẩn mực về đạo đức và kiến thức. Bổn phận thiêng liêng của sinh
viên đại học thời đó là Không cho phép bất cứ ai phê phán,chỉ trích, bác bỏ
hoặc phản đối lời dạy của các bậc thầy (đứng đầu là bộ ba Aristotle,
Hippocrates, Gale ). Từ thế kỷ IX trở đi tư tưởng Aristotle đã ảnh hưởng rất
mạnh lên triết học, thần học.
Ông mất năm 322 TCN , thọ sáu mươi hai tuổi.
b.) Những công trình khoa học của Aristotle:
( Những quan điểm khởi đầu về con người:
Quan điểm khoa học của Aristotle về thiên nhiên là: Thiên nhiên không
bao
giờ làm gì thừa và luôn thực hiện theo một mục đích xác định. Aristotle
tin rằng mọi việc đều do Thượng Ðế hay Ðấng tối cao an bài, điều khiển (
tham khảo thêm
chương VI).
Cũng là người đã sớm đưa ra những quan điểm về nguồn gốc ý thức
của con người. Theo ông, Linh hồn của con người hay mọi hiểu biết đều bắt
nguồn từ
cảm giác. Ông giải thích: Hơi nóng của máu, máu cư trú trong tim
vốn là trụ sở của trí tuệ thỉnh thoảng có thể tràn lên não để được làm mất và
tỏa bớt nhiệt thừa, chính là nhân tố bí mật điều khiển cơ thể. Chính vì bắt
nguồn từ
những suy nghĩ như vậy mà người xưa quan niệm rằng mọi bệnh
tật liên quan đến tư duy của con người, chẳng hạn như bệnh tâm thần là do
sự không lưu thông của cái được gọi là hơi nóng của máu. Hơi nóng này tích
tụ ở trong đầu do
sự tắc nghẽn làm người ta mắc bệnh. Muốn khỏi bệnh thì
hơi nóng đó phải được giải thoát ra ngoài. Những nhà khảo cổ học đã tìm
được rất nhiều bộ xương người trong đó xương sọ được đục thủng thành
những lỗ vuông vức hay tròn rất đều đặn. Những lỗ thủng đó là do bàn tay
con người tạo ra nhằm giải thoát
hơi nóng trong đầu để chữa khỏi bệnh cho
bệnh nhân.
Linh hồn được Aristotle chia làm ba phần:
- Linh hồn thực vật tính: phụ trách các chức năng không gây cảm giác và
điều khiển được bằng ý chí( như hệ vận động).
- Linh hồn duy lí hay trí tuệ: chỉ có ở người không có ở động vật, cây cỏ
TheGioiEbook.com
Lược sử sinh học 5
- Linh hồn động vật tính: phụ trách các chức năng có cảm giác và không điều
khiển được.
Phân loại sinh vật:
Aristotle nghiên cứu tỉ mỉ hình dạng bên ngoài và tập tính của sinh vật (
tức là lịch sử tự nhiên). Ông đã dẫn ra gần 500 loài động vật khác nhau và đã
chỉ ra những nét sai khác giữa các loài này. Bản thân danh sách đó, có thể,
không đáng được đặc biệt lưu ý, nhưng Aristotle không dừng lại ở đấy.
Ví dụ: Ông đã chứng minh được những động vật khác nhau có
thể phân thành từng nhóm, và rất thận trọng khi đưa ra các lớp phân loại
khác nhau. Chẳng hạn những động vật ở cạn có thể dễ dàng xếp thành nhóm
động vật 4 chân (thú), nhóm động vật biết bay (chim) và gộp tất cả động vật
còn lại vào một nhóm gọi chung là giun. Những động vật ở biển được xếp vào
một nhóm gọi là nhóm cá. Song nhờ có sự phân loại thô sơ đó mà ngày xưa
nhà bác học Hy lạp cổ cũng có thể xếp được dễ dàng một con vật nào đó vào
đúng một nhóm nhất định.
Sự đóng góp của Aristotle có thể kể tới một việc khác: Ông đã phân chia
cá có vẩy thành hai nhóm: Nhóm cá có xương và nhóm cá sụn như cá nhám.
Khi phân loại động vật, Aristotle đã sắp xếp các đối tượng từ thấp đến
cao, theo tính phức tạp dần của sinh vật. Theo ông, sinh vật thấp nhất là
thực vật, sinh vật cao nhất là thú và đặc biệt là con người. Ông cũng
mô tả ba kiểu sinh sản, trong đó hai kiểu ông mô tả đúng, đó là sự sinh
sản vô tính và hữu tính. Riêng sự sinh sản tự phát, cho rằng chấy rận sinh ra
từ giẻ rách hay bụi bẩn là quan niệm sai lầm.
Từ cái nhìn sắc xảo đó điều không thể thoát được là thiên nhiên trên con
đường phát triển tới đỉnh của vũ trụ. Ðó là loài người, đã phải trải qua nhiều
giai đoạn tiến hóa khác nhau. Phù hợp với cái nhìn của mình, Aristotle chia
thế giới ra làm 4 giới: Phía dưới là giới vô tri vô giác bao gồm đất, nước,
không khí; cao hơn một chút là giới thực vật; cao hơn chút nữa là giới động
vật và cuối cùng cao hơn cả là loài người. Giới vô tri vô giác tồn tại; giới thực
vật chẳng những tồn tại mà
còn sinh sản; giới động vật tồn tại, sinh sản
và còn vận động; còn loài người chẳng những tồn tại, sinh sản, vận
động mà còn biết suy nghĩ.
Giới thực vật được chia ra những loài cây đơn giản và những loài phức
tạp hơn; giới động vật chia ra động vật có máu đỏ và động vật không có
máu. Aristotle xếp bọt biển thân mềm, sâu bọ, tôm, cua, bạch tuột vào nhóm
động vật không máu. Theo ông động vật có máu đỏ có tổ chức cao hơn bao
gồm cá, chim, bò sát, thú.
Aristotle đã phát hiện rằng trên chiếc thang sinh học đó có những nấc
thang
nhảy vọt, và không có thể bảo đảm việc xếp loài này loài khác
vào một nhóm xác định. Chẳng hạn thực vật đơn giản nhất, hình như
TheGioiEbook.com
Lược sử sinh học 6
ít nhiều thể hiện dấu hiệu
của sự sống, còn động vật đơn giản nhất (ví dụ:
bọt biển) hầu như không khác gì thực vật.
Những tác phẩm Aristotle để lại là: Ðộng vật học; Cấu tạo động vật; Tái
tạo mô tả sự phát triển phôi động vật. Những nghiên cứu về thực vật
của ông khá nhiều nhưng chỉ còn lưu giữ được có hai tập nhan đề Về cây cỏ.
Do đó chúng ta có thể coi Aristotle là người đặt nền móng cho động vật
học (khoa học về động vật). Học trò của ông là Theophrastus; (372 - 287
TCN) kế tục sự nghiệp của Aristotle đã để lại hai tác phẩm Thực vật chí và
Bàn về nguồn gốc thực vật, trong đó ông miêu tả năm trăm loài cây
trồng và cây hoang dại, cũng như xác định đầy đủ các đặc điểm khác biệt
chủ yếu giữa động vật và thực vật.
IV. NHỮNG NGƯỜI THỦ ÐÔ ALEXANDER
Geophin (300 TCN) là một trong những nhà bác học đầu tiên
của thời ấy đã chú ý tới đại não như là cơ quan suy nghĩ. Geophin đã khẳng
định sự khác
nhau giữa các sợi dây thần kinh cảm giác ( nhận cảm giác
), và thần kinh vận động ( làm co cơ ), giữa động mạch và tĩnh mạch,
ông có nhận xét: động mạch thì đập còn tĩnh mạch thì không đập.
Ông đã mô tả gan, lách, võng mạc mắt và khúc đầu của ruột non
(ruột tá ) cũng như cơ quan sinh dục của phụ nữ, tuyến tiền liệt của
nam giới.
Erazixtrat(250 TCN), căn cứ vào kích thước của đại não, đã chia
ra não lớn và não nhỏ (tiểu não). Ông đã mô tả các nếp nhăn của não và
chú ý tới các nếp
nhăn đó ở người rõ hơn ở động vật. Sự quan sát ấy cho
phép ông liên hệ giữa số
lượng các nếp nhăn với khả năng thông minh.
Chỉ lấy làm tiếc rằng, sau những bước khởi đầu đầy hứa hẹn đó, trường
phái Alexander trong sinh học đã bị lu mờ. Ngoài ra, còn phải kể đến một sự
kiện không kém phần quan trọng có ảnh hưởng đến sự phát triển sinh học,
đó là sự sống - giới hữu sinh - khác với giới vô sinh, đã được coi là thiêng
liêng, bất khả xâm phạm và vì thế không phù hợp với sự nghiên cứu duy lý
của thời đó. Nhiều người cho rằng giải phẩu thân thể con người là điều tuyệt
đối không được phép thực hiện. Vì thế chả bao lâu người ta cấm mổ xẻ, nói
chung là cấm hẳn việc nghiên cứu, thoạt tiên vì lý do chỉ trích là mất đạo đức,
sau đó vì sợ vi phạm pháp luật
V. THỜI KỲ LA MÃ CHIẾM ÐÓNG
Gai Pliny được coi là một trong những người La Mã nghiên cứu tự
nhiên nổi tiếng nhất (năm 23 - 79). Trong bộ bách khoa toàn thư gồm 37
tập, ông đã tổng kết tất cả các công trình nghiên cứu lịch sử tự nhiên của các
nhà bác học cổ đại. Nhưng cần thấy rằng Pliny không phải lúc nào cũng có
thái độ phê phán
đối với các nguồn tài liệu được sử dụng. Theo ông,
tất cả mọi thứ tồn tại trong thiên nhiên đều vì con người: Hoặc dùng
TheGioiEbook.com
Lược sử sinh học 7
làm thức ăn, hoặc là nguồn dược liệu hoặc kích thích sự phát triển
thể lực và ý chí con người và cuối cùng phục vụ các mục đích đạo
đức. Quan điểm đó của Pliny phù hợp với học
thuyết của đạo thiên chúa
cổ, ngoài ra người ta đã thể hiện mối quan tâm hiển nhiên đối với những
phỏng đoán của Pliny. Vì vậy phần nào có thể giải thích lý do tại sao những
tác phẩm của Pliny còn tồn tại đến tận thời đại của chúng ta. Cũng Pliny, ông
giả thiết rằng tất cả các sinh vật được sáng tạo ra với những mục đích đã
định sẵn từ trước. Ông đã thấy việc làm của Thượng Ðế ở khắp mọi chỗ trong
cơ thể con người. Quan điểm đó được hoàn toàn chấp nhận trong thời kỳ
hưng thịnh của đạo thiên chúa và giải thích vì sao sau này Galen còn được
người ta biết đến một cách rộng rãi.
Galen ( năm 131 - 200 ) Thầy thuốc La Mã, gốc người tiểu Á, là
người Sinh học thời Cổ cuối cùng. Galen đã thực hành chữa bệnh
trong nhiều năm đầu ở các trường đấu. Việc chữa bệnh những người bị
thương cho phép ông đã thu thập nhiều tài liệu giải phẫu phong phú.
Galen đã để lại một di sản khoa học rất lớn. Những lý thuyết mà Galen
đã nghiên cứu tỷ mỷ về chức năng của các cơ quan khác nhau của cơ thể
người đã
đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của y học.
Kỳ
thực lý luận của Galen có nhiều sai lầm, bởi ông ta căn cứ vào tri thức giải
phẩu bò, dê, cừu mà suy luận ra cấu tạo cơ thể người. Ví dụ, ông ta cho
rằng xương chân của chó là cong mà ra vậy!
Không nghi ngờ gì nữa, nguyên nhân sai lầm của phần lớn học thuyết
của ông là do thời đó không có dụng cụ nghiên cứu cần thiết dù không thể
nghiên cứu một cách thật sự cơ thể của con người. Tuy không thể là tín đồ
của đạo Thiên chúa nhưng ông vẫn tin vững chắc vào sự có mặt của một
Ðấng tối cao duy nhất.
TheGioiEbook.com
Lược sử sinh học 8
CHƯƠNG II: SINH HỌC THỜI TRUNG CỔ
I. THỜI KỲ ĐEN TỐI
II. THỜI KỲ PHỤC HƯNG
III. THỜI KỲ QUÁ ĐỘ
I. THỜI KỲ ÐEN TỐI ( THE FOUNDERS)
Ðạo thiên chúa là tôn giáo thống trị trong những năm tồn tại cuối cùng của
đế quốc La Mã. Trong chuỗi dài của nhiều thế kỷ, dù sao cũng là trợ lực kìm
hãm sự phục hưng của khoa học. Tuy nhiên dưới con mắt của các nhà triết
học Iôni thì đạo này đã bị chia xẻ tận gốc. Theo quan niệm của các tín đồ đạo
thiên chúa thì thế giới do các giác quan cảm thấy không quan trọng đối với
con người, mà là thiên đường, muốn lên trên đó chỉ có con đường là thức
tỉnh theo đạo, lấy kinh thánh bài giảng của cha cố và những lời sấm truyền
của nhà thờ làm người dẫn đường duy nhất đáng tin cậy.
Khi đã tuyệt đối tin vào tính bền vững không gì lay chuyển được của các
quy luật tự nhiên, dĩ nhiên người ta cho rằng mọi vật trên đời này đều không
thay đổi và tuân theo ý Chúa, mọi hoạt động của chúa đều do các vị thánh
thực hiện. Theo Kinh Thánh, Mặt Trời, Mặt trăng và các vì Sao cùng toàn bộ
sinh vật trên Trái Ðất đều do Thượng Ðế sáng tạo ra trong vòng sáu ngày.
Thoạt đầu, Thượng Ðế tạo nên Trời và Ðất, Ðất không có hình dạng và trống
rỗng. Chỉ có bóng tối bao trùm lên mặt của vực thẳm và tinh thần của
Thượng Ðế bay lượn trên các dòng nước.
Thượng đế phán: Aïnh sáng hãy hiện ra! Và ánh sáng xuất hiện. Người đã
thấy ánh sáng là tốt đẹp và đã tách ánh sáng ra khỏi bóng tối. Người đã gọi
ánh sáng là ngày và bóng tối là đêm. Như vậy đã có một buổi tối và một buổi
sáng: Ðó là ngày đầu tiên.
Ngày thứ hai, Thượng Ðế tách bầu trời ra khỏi mặt nước.
Ngày thứ ba, Thượng Ðế làm ra đất và biển, Người tạo ra các thảm
cỏ và cây cối mọc trên Ðất.
Ngày thứ tư, Thượng Ðế tạo ra Mặt Trời, Mặt Trăng và các vì sao để
chiếu sáng cho đất và để làm ra năm, tháng.
Ngày thứ năm, Thượng Ðế tạo ra cá, chim , muông thú và ra lệnh
cho chúng sinh sôi nẩy nở trên mặt Ðất.
TheGioiEbook.com
Lược sử sinh học 9
Ngày thứ sáu, Thượng Ðế tạo ra người đàn ông và người đàn bà đầu
tiên theo hình dạng của Người và phán rằng con người sẽ sinh sôi nẩy nở
trên mặt đất và thống trị muôn loài.
Việc tạo ra thế giới hoàn thành. Thượng Ðế nghỉ ngơi và ngắm tác phẩm của
mình. Ðó là ngày thứ bảy Chính vì vậy nên ngày nay một tuần lễ có bảy
ngày và chúng ta cũng nghỉ ngơi vào ngày cuối tuần như Chúa sáng tạo:
Ngày chủ nhật thật ra là
Chúa nhật ( ngày của Chúa ).
Cũng may, không phải tất cả mọi người đều tán đồng quan niệm như
vậy. Trong số các nhà bác học thời Trung cổ có nhiều người cố gắng bảo vệ
những di sản khoa học thời cổ. Ðó là nhà bác học Anh là Bit ( 573- 735 ) ông
đã gìn giữ được các luận văn của các nhà bác học thời cổ. Tiếc rằng, những
luận văn đó không có giá trị lớn vì chủ yếu là những đoạn ngắn trích từ tác
phẩm của Pliny. Nếu không có những người Ả rập theo đạo hồi giáo, một đạo
do nhà tiên tri Môhamet dựng nên vào thế kỷ thứ VII, thì có lẽ ánh sáng khoa
học đã hoàn toàn tắt ngắm rồi. Bản thân họ không phải là những người
nghiên cứu khoa học có gốc gác, tuy nhiên họ chẳng những chỉ dịch ra tiếng
Ả Rập những tác phẩm của Aristotle và Galen, mà còn nghiên cứu và bình
luận những tác phẩm đó. Trong số những nhà sinh học lớn ở phương Ðông,
ta phải kể tới nhà bác học Tatgic mà mọi người chúng ta đều biết tới tên
Avixen ( 980 - 1037 ). Ông đã viết những luận văn dựa trên cơ sở những lý
thuyết y học của Hippocrates và tài liệu sách vở của Xenxơ.
II. THỜI KỲ PHỤC HƯNG
Vào cuối thời kỳ Trung cổ người ta đã quay trở lại việc thực hành mổ
xác người ở Ý.Việc phục hồi quyền mổ xác hoàn toàn chưa phải đưa ngay tới
bước nhảy vọt mới trong sự nghiệp phát triển sinh học. Trước tiên người ta
cần minh họa rõ các công trình của Galen và Avixen, như thường lệ, chính
những giảng viên chỉ quen với tài liệu sách vở, coi việc mổ xác là một điều
nhục nhã và trao
việc đó cho những người phụ giảng. Ông thầy giảng
bài không chú ý tới nội dung bài giảng có phù hợp với những điều
mà người học trò tận mắt thấy được trong thực tế hay không. Kết
quả là bài giảng đó chứa những điều sai lầm
nghiêm trọng.
Ví dụ: những đặc điểm về cấu tạo của động vật mà xưa kia Galen đã
quan sát và gán ghép (nhầm) là của người, mặc dù trên thực tế chúng hoàn
toàn không có ở người, thì theo lời của các giảng viên, những bộ phận đó đã
được quan sát thấy nhiều lần ở người.
Nét đặc trưng của thời đại phục hưng là những thích thú rộng lớn đối
với các di sản hiện thực của nền văn hóa cổ đại Phải kể đến nhà họa sĩ vĩ đại
người ý vẽ chân dung giải phẩu là Leonardo da Vinci (1452 - 1591). Ông biết
TheGioiEbook.com
Lược sử sinh học 10
lồng những quan sát của mình vào trong những bức tranh kiệt tác. Ông
chẳng những nghiên cứu mà còn thể hiện trên giấy vị trí, và khả năng nối
xương với các khớp xương.
Lần đầu tiên, ông đã xác định không sai sự
giống nhau trong cấu tạo của xương chân người và ngựa, mặc dù bề
ngoài của chúng có vẻ khác nhau. Như vậy
ông đã phát hiện ra hiện
tượng cùng nguồn, hiện tượng này thống nhất nhiều động vật khác nhau về
hình dạng ngoài và do đó đã đặt nền móng vững chắc cho học thuyết tiến
hóa sau này.
Leonardo da Vinci đã nghiên cứu và đưa ra hình ảnh sơ đồ hoạt động của
mắt và tim; ông cũng đã mô tả thế giới thực vật.Lần này các nhà bác
học đã có
những khả năng làm quen với nhiều động vật, thực vật mới lạ
lùng chưa từng thấy.
III THỜI KỲ QUÁ ÐỘ
Người Châu Âu thoát khỏi bóng đen u ám của thời Trung cổ trong 10
năm đầu của thế kỷ thứ XVI, và đạt đến trình độ khoa học thời Thượng cổ,
tuy nhiên để tiếp tục tiến bộ thì cái đó không vẫn chưa đủ.
Người đi tiên phong phải kể tới là Philip Aurêon Theophrastus Bombaxt fôn
Côhenhiem (1439 - 1541) nổi tiếng với biệt danh là Paraxenxo, thầy thuốc
người Ðức và là nhà nghiên cứu thiên nhiên, tự đặt cho mình nhiệm vụ cao
cả là phê phán di sản của thời xưa.
Là thầy thuốc của thành phố Bazen, muôn công khai phát triển quan
điểm của mình, Parasenso đã đốt trước mặt công chúng những tác phẩm của
Galen và Avisen trên quảng trường thành phố.Người ta kết thúc việc đó bằng
cách đuổi người thầy thuốc bảo thủ và kích động ra khỏi thành phố (1528),
nhưng biện pháp cực đoan này chẳng có ảnh hưởng gì đến quan điểm của
Gohenheim.
Dĩ nhiên Paracelsus không đánh đổ được nền khoa học Hy lạp cũng như
sinh học Hy lạp, nhưng việc công kích nền văn hóa cổ xưa đó đã lôi kéo được
sự chú ý của nhiều nhà bác học khác. Những lý thuyết cá nhân của thầy
thuốc người Ðức này ít nhiều cũng có chỗ đúng hơn lý thuyết của người Hy
lạp đã bị ông chống đối kịch liệt, song những cuộc đấu tranh chống lại những
định kiến thời kỳ này là cần thiết. Thái độ bất kính hiển nhiên của Paracelsus
đối với khoa học thời cổ không đem lại kết quả mong muốn và nền khoa học
Hy lạp vẫn tiếp tục làm tê liệt tinh thần của người Châu Âu. Nhưng ảnh
hưởng của khoa học Hy lạp đã suy giảm rõ rệt và những cơ sở của sự tư duy
trung thực đã bị rung chuyển.
TheGioiEbook.com
Lược sử sinh học 11
CHƯƠNG III: SỰ RA ÐỜI CỦA SINH HỌC NGÀY NAY
I. KHOA HỌC GIẢI PHẨU MỚI
II. TUẦN HOÀN MÁU
III. MỞ ĐẦU CỦA HÓA SINH HỌC
IV. SỰ XUẤT HIỆN CỦA KÍNH HIỂN VI
I. KHOA HỌC GIẢI PHẪU MỚI
Năm 1543 còn xuất hiện một cuốn sách nữa rất cách mạng đối với sinh
học, được coi như là cuốn sách của Côpecnic đối với vật lý học. Cuốn sách với
nhan đề Về cấu tạo nhân thể, tác giả của cuốn sách đó là Andre Vesalius
(1514 - 1564) nhà giải phẩu học lớn nhất của thời phục hưng ( ông tổ của
giải phẩu học hiện
đại ).
a. Sơ lược về tiểu sử của Vesalius:
Ông sinh vào ngày 1 tháng 1 năm 1514 ở Bruselles (Bỉ). Cha của ông là dược
sư của Hoàng Ðế Charles thứ V. Thuở nhỏ chịu ảnh hưởng của cha Vesalius
rất thích nghiên cứu tự nhiên, nhất là nghiên cứu động vật nhỏ. Ông thường
theo cha học cách phẩu thuật chó, thỏ, chim, chuột nên đã học được nhiều
tri thức và kỹ năng thuộc lãnh vực giải phẫu. Ông học ở Hàlan theo truyền
thống nghiêm khắc của trường phái Galen. Ông luôn luôn giữ cho mình một
tình cảm tôn kính sâu sắc với Galen. Sau khi tốt nghiệp 1533 ông tới Paris học
Y. Khi đó Paris là trung tâm tư tưởng văn nghệ phục hưng của Châu Âu,
không khí học thuật rất sôi động, tư tưởng của mọi người cũng rất tự do
phóng khoáng, mới mẻ, thoải mái. Ðiều đó ảnh hưởng rất lớn đối với cuộc đời
Vesalius.
b. Công trình khoa học của Vesalius::
Vào thời đó tôn giáo thần học còn chiếm địa vị tuyệt đối. Giáo hội thời kỳ này
cấm chỉ giải phẩu thi thể người, cho rằng giải phẩu thi thể người là mạo
phạm thần linh, là đại nghịch, vô đạo, gây trở ngại nghiêm trọng tới sự phát
triển của khoa học . Do đó, Vesalius chỉ có thể giấu giếm giải phẩu thi thể,
tìm ngàn phương, trăm kế trốn tránh sự chú ý của giáo hội.
Lòng mong mỏi cầu học mãnh liệt, cộng thêm nỗi hiếu kỳ, đã khiến ông
quên nỗi nguy hiểm tới tính mạng nhiều lần nấp trốn cảnh vệ, trong những
đêm trời tối đen như mực, mò tới các bãi hành hình, bãi tha ma, vượt qua
hàng đàn chó đói, lấy trộm thi thể, mang về nhà mình tiến hành giải phẩu
suốt đêm. Cứï như thế Vesalius đã lấy trộm không biết bao nhiêu thi thể và
thức trắng bao nhiêu đêm để bí mật giải phẩu. Cuối cùng nắm vững đích xác
rất nhiều tri thức giải phẩu cơ thể người không hề ghi trong sách vở. Ðến
TheGioiEbook.com
Lược sử sinh học 12
mức ông có thể nhắm mắt cũng có thể rất nhanh nhận ra là loại xương nào
mà người ta đặt vào bàn tay ông. Cấu tạo của các bộ phận nội tạng, bắp thịt,
thần kinh, huyết quản, ông cũng rất quen thuộc.
Vesalius không nghĩ như các thầy giáo của ông là hoàn toàn tuân theo lý
luận của Galen Thời đó, ở các viện y học, người ta dạy là dạy giải phẩu học
về chó, về lợn, mà không phải là dạy giải phẩu học về người. Cần biết rằng
đối tượng nghiên cứu y học là người; chỉ có thú y mới nghiên cứu chó, lợn
Nhưng, có một số người vẫn ngang nhiên cho rằng cấu tạo của con người và
chó, lợn là không sai khác bao nhiêu, và ở viện y học rất hiếm khi được giải
phẩu thi thể; khi giải phẩu các giáo sư thường không cho học sinh nhìn rõ. Hễ
khi phát hiện chỗ nào không giống với lý luận mà Galen đã viết thì họ
cố ý lập lờ, không dám nói rõ, sợ nói ngược với quan điểm của Thánh
thư!.
Ông không mê tín nhân vật uy quyền và sách vở, chỉ xem trọng thực
tiễn. Năm 1543, giáo sư Vesalius 28 tuổi, đã cho xuất bản cuốn sách Bàn về
cấu tạo cơ thể người. Trong sách ông chỉ ra những sai lầm trong sách
của Galen. Khi đó, trên giảng đường đại học, ông thường vừa giảng, vừa
giải phẩu thi thể người khi giảng về cấu tạo cơ thể người, làm sinh viên nhận
ra đâu là thật đâu là giả trong trước tác của Galen. Các buổi lên lớp của ông
thường có tới hơn 400 - 500 người tham dự, ngồi chật cả hội trường.
Ðương nhiên, Vesalius đã bị công kích kịch liệt của thế lực giáo hội, và giáo
hội không dung tha ông. Họ chưởi ông là kẻ bổ báng thần linh. Ngay thầy
giáo xưa của Vesalius cũng phản đối ông.
Ví dụ: Galen cho rằng xương chân lớn của người nói rằng nó là thẳng thì
thầy giáo của ông tuy không thể phủ nhận sự thật đó, nhưng lại nói để phủ
định: - Việc xương chân lớn của người hiện nay là thẳng quả rõ là không phù
hợp với sách vở của Galen, nhưng đó là kết quả của con người hiện đại mặc
quần ống hẹp mà thôi!
Công việc của Vesalius luôn bị công kích rất mạnh bởi những người theo
thuyết giáo của tôn giáo.
Ví dụ, Thánh kinh nói Thượng Ðế sáng tạo ra trời, Ðất, Ngày và Ðêm. Mặt
Trăng, Mặt Trời và các vì sao, lại sáng tạo ra động vật, thực vật. Cuối cùng
Thượng Ðế dùng đất bùn tạo ra con người, đầu tiên tạo ra một người nam là
Adam, và sau đó là từ chiếc xương sườn của người đàn ông tạo ra một người
nữ là Eva để làm vợ Adam, từ đó con cháu họ ra đời, thành loài người.
Theo cách thuyết giáo như vậy thì suy ra bộ xương của nam giới phải kém nữ
giới một xương. Còn theo thực tiễn giải phẩu của Vesalius, với số lượng rất
lớn sự thực chứng minh, số xương của người nam và người nữ là như nhau
đều là 26 chiếc. Sự thực hùng hồn đó đã giáng một đòn chí mạng vào Thánh
kinh của tôn giáo.
Sau này Lenin cũng đã rút ra cho chúng ta một bài
học kinh nghiệm trở thành chân lý không thay thế được Từ trực
TheGioiEbook.com
Lược sử sinh học 13
quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến
thực tiễn.
Sau khi xuất bản cuốn sách đó, cuộc đời của Vesalius lâm vào tình cảnh
bất hạnh. Vesalius vốn trông đợi sự đồng tình ủng hộ của giới y học đương
thời, nhưng sự thật đã ngược lại với mong muốn đó. Nhiều bác sĩ cũng đã
phản đối kịch liệt, ủng hộ uy quyền của Galen đã dựng lên từ thời cổ đại.
Thầy giáo của ông gọi ông là kẻ dị giáo, loạn thần kinh(!) và biểu thị thái độ
đấu tranh với ông đến cùng. Sự công kích từ mọi phía gây khó khăn cho ông
càng lúc càng nghiêm trọng, khiến ông tuyệt vọng, phẫn chí tới mức hủy hết
những tư liệu nghiên cứu đã bỏ ra bao tâm huyết tích lũy nhiều năm, và rời
bỏ chức vị giáo sư đại học. Từ đấy, ông trở nên trầm tư, khổ não, không
quan tâm gì đến sự nghiệp nữa
Cho dù đã như thế, nhưng kẻ phản đối ông trong giới khoa học và giới
tôn giáo quyền uy căm thù sự phát triển khoa học, vẫn không chịu buông tha
ông. Chúng thu thập tài liệu, luận tội trạng, cuối cùng vào năm 1563 lôi ông
ra tòa án tôn giáo kết án ông phải chịu tử hình!
Về sau vị hoàng Ðế Bỉ nghĩ ngợi thế nào mà đã miễn tội chết cho ông,
đổi thành án phải đi lưu đày đến Palextin. Ông mất năm 1564 ở đảo Zante,
lúc mới 50 tuổi!
Suốt đời Vesalius đi tìm chân lý, hiến thân tất cả cho giải phẩu học, y
học. Ông đấu tranh bất khuất với mê tín, tôn giáo, thần học. Thành tựu khoa
học của ông đã làm ông trở thành người đặt nền móng cho giải phẩu học
hiện đại, dược nhiều người tôn vinh là ông tổ của giải phẩu học hiện đại.
Giáo hội có thể bức hại Vesalius nhưng ngăn trở không nổi trào lưu thời
đại về nhận thức cơ thể của con người. Chân lý khoa học vẫn phát triển về
phía trước cho dù gặp gian nan, gập ghềnh, khúc khuỷu. Sau khi ông chết
nhà khoa học người Anh William Harvey (1578 - 1675) đã tiếp tục thăm dò,
khám phá và cuối cùng triệt để lật đổ thuyết của Galen. Chân lýì khoa học đã
giành được thắng lợi cuối cùng.
Trong số những người học trò xuất sắc của ông Gabrien Falop (1523 -
1562) đã nghiên cứu cơ quan sinh dục. Ông đã mô tả ống đi từ buồng trứng
đến dạ con, và
cho đến nay y học vẫn gọi ống đó là vòi Falop.
Một nhà giải phẩu khác người Ý tên là Bactolome Ostachser (1510
1574), về danh nghĩa là người đối lập với Vesalius và là người ủng hộ Galen,
nhưng trên thực tế đã nghiên cứu thân thể người và rất thích chí mô tả cái
mà bản thân mắt ông nom thấy. Một lần nữa ông đã phát hiện ra ống nối tay
giữa với họng, mà ngày nay
được mang tên là ống Ostachser.
Chẳng bao lâu sau, noi theo việc làm của các nhà bác học giải phẩu,
không xem thường việc tự tay mổ xác chết, những thầy thuốc đã quên đi tầm
TheGioiEbook.com
Lược sử sinh học 14
quan trọng của lý luận kinh viện, và hạ mình, tự họ thực hiện những cuộc giải
phẩu.
II. TUẦN HOÀN MÁU
Nhiệm vụ cơ bản của giải học làm sáng tỏ sự cấu tạo và cách sắp xếp
các cơ quan của thân thể người ta. Nghiên cứu những đối tượng của của sinh
lý học - sự hoạt động chức năng bình thường của các cơ quan còn khó
hơn nhiều. Người Hy Lạp là những nhà sinh lý học xoàng. Phần lớn những
quan niệm của họ về chức năng của tim là sai lầm.
Tim là một cái bơm đổ đầy máu, không ai hoài nghi về điểm này. Nhưng
máu từ đâu đến và từ đâu đi? Ðiều sai lầm cơ bản của thầy thuốc cổ Hylạp là
cho rằng tĩnh mạch là những ống dẫn máu duy nhất. Thông thường động
mạch ở xác chết rỗng nên họ cho rằng chúng là những ống dẫn khí ( từ Hylạp
arteria có nghĩa là Ống khí). (Tham khảo tuần hoàn máu theo Galen và
Geophin).
Các nhà giải phẩu học người Ý ở thế kỷ XVI, Jerom Fabri (1537- 1619)
đã phát hiện ra van tĩnh mạch và giải thích sự hoạt động của các van này
không ngăn trở máu chảy về tim và chảy ngược trở lại. Tuy nhiên, kết luận
đó trái với ý kiến của của Galen về máu chuyển động theo hai chiều, vì vậy
Fabri chỉ dám giả thiết là các van làm máu chảy chậm lại, chứ hoàn toàn
không làm ngừng dòng máu chảy ngược. Kết luận đơn giản hơn, máu chảy
trong tĩnh mạch chỉ theo một hướng về tim.
Học trò của Fabri là William Harvey (1578 - 1657) một người Anh rất
kiên quyết, sau khi về nước Anh, Harvey cũng như một số nhà giải phẩu học
trước ông lao vào nghiên cứu về tim và chú ý đến sự có mặt của những van
hoạt động một chiều ở trong tim
a.) Sơ lược về tiểu sử của Harvey:
Ngày 1 tháng 4 năm 1578, W. Harvey sinh ra trong một gia đình nông
dân ở Folkestone, miền Nam nước Anh. Về sau, Harvey còn có 6 em ruột nữa.
Lúc nhỏ, Harvey đã yêu thích các loài động vật, thường cả ngày đùa nghịch
với chó, mèo, gà, thỏ mà không biết chán. Ở gần nhà có một xưởng mổ gia
súc. Có dịp là Harvey tới xem các chú bác giết thịt rồi chặt thành từng tảng
thịt bò, thịt dê, thịt heo chuyển đi các cửa hàng bán lẻ. Nhìn thấy cảnh máu
me chảy ròng ròng, bạn bè sợ hết hồn, chạy té đi, song Harvey lại chẳng sợ
chút nào, lại còn hỏi xem bộ phận này, bộ phận khác trong nội tạng gia súc
gọi tên là gì
Năm 1593, chưa đầy 16 tuổi Harvey đã thi đổ trường đại học(
Cambridge), học văn học. Năm 19 tuổi, Harvey đã tốt nghiệp, đoạt được học
TheGioiEbook.com
Lược sử sinh học 15
vị cử nhân văn học, rồi sau đó lại chuyển tới học y học ở trường đại học
Padua, Italia, là một trung tâm nghiên cứu y học đương thời.
Năm 1600, vào lúc Harvey 22 tuổi, đang học đại học Padua, thì có xảy
ra một việc động trời: Ngày 17 tháng 2, nhà khoa học ngoan cường Brunô,
người chủ trương và truyền bá Thuyết nhật tâm, bị giáo hội qui tội chết, đem
thiêu trên giàn lửa! Harvey rất căm phẫn trước việc đó, trong lòng như muốn
thét lên câu hỏi: thế này thì còn gì là chân lý nữa?!
Năm 1602 Harvey tốt nghiệp đại học, đoạt danh vị bác sĩ y khoa, không
lâu sau, Harvey trở về nước Anh, lại đoạt học vị bác sĩ giải phẩu học ở trường
đại học Cambridge, trở thành một thầy thuốc có danh tiếng.
Từ năm 29 tuổi, ông dạy học ở trường Y Hoàng Gia, kiêm bác sĩ phẩu
thuật ở bệnh viện Saint Bactholomew. Năm 35 tuổi, ông là giáo sư trường đại
học Y ở London. Năm 40 tuổi ông được mời làm ngự y của vua nước Anh là
James I, rồi Charler.
b.) Công trình khoa học của Harvey:
Ở London, mỗi năm Harvey đều tham gia mấy lần giải phẩu xác phạm
nhân tử hình. Trong quá trình giải phẩu, ông chú ý thấy sự co bóp của động
mạch, hiện tượng phập phồng ở thái dương, cổ tay, đỉnh đầu những hiện
tượng đó làm cho ông nghĩ đến giả thuyết cho là trong cơ thể có sự hoạt
động của một thứ gì tựa như cái bơm trung tâm, từ đó mà khống chế sự lưu
động của máu trong toàn thân thể.
Harvey lúc đó còn là giảng viên giải phẩu. Khi giảng bài, ông thường giải
phẩu ộng vật rồi cùng sinh viên quan sát, nghiên cứu. Mỗi cuộc giải phẩu,
ông đều ghi chép tỉ mỉ các quan sát, rồi lại suy ngẫm tìm cách giải thích các
vấn đề thu lượm được. Khi giải phẩu động vật và xác người, ông đặc biệt chú
ý quan sát kỹ lưỡng về kết quả cấu quả tim, biết rằng tim là do các cơ thịt tổ
chức thành và công năng chủ yếu của nó là vận động co bóp. Ông nhận ra
giữa mỗi nữa quả tim đều có van tim ngăn cách, làm phân chia ra tâm nhĩ và
tâm thất, chỉ cho máu chảy từ tâm nhĩ sang tâm thất, mà không thể chảy
ngược lại.
Harvey tính toán rằng chỉ trong một giờ, tim bơm đầy được một khối
lượng máu gấp ba lần trọng lượng của cơ thể. Không thể tưởng tượng được
rằng với tốc độ đó máu có thể tự tạo ra hoặc tự phân giải. Rõ ràng máu phải
từ động mạch sang tĩnh mạch ở chỗ nào đó bên ngoài tim mà mắt thường
ta không nhìn thấy được những mạch nhỏ nối tiếp. Sau khi giả thiết có những
mạch nối tồn tại thì rất dễ hiểu là tim phải nhiều lần bơm một khối lượng máu
qua các nấc: Tĩnh mạch - tim - động mạch - tĩnh mạch - tim - động mạch -
Tĩnh mạch - tim
Năm 1628, một nhà xuất bản ở nước Ý chủ động viết thư cho Harvey
trình bày nguyện vọng là chịu mọi phí tổn, xin xuất bản cuốn sách: Về sự
TheGioiEbook.com
Lược sử sinh học 16
hoạt động của máu và tim ở động vật mà Harvey đã phải bỏ ra tâm
huyết hơn 20 năm để hoàn thành. Mặc dù cuốn sách không dày ( vẻn vẹn
chỉ có 72 trang ) và vẻ bề ngoài khiêm tốn, nhưng cuốn sách đã mở ra một
thời kỳ mưa bão - làm nên cuộc cách mạng hoàn toàn trong lịch sử sinh học.
Nghiên cứu của Harvey là sự thể hiện ý đồ nghiêm chỉnh đầu tiên về
quan điểm mới đối với sinh học. Harvey đã đánh đổ học thuyết của Galen, và
đặt nền tảng cho sinh lý học hiện đại ( chúng ta lưu ý sự tính toán của
Harvey về khối
lượng máu đi qua tim là ý định nghiêm chỉnh đầu tiên
nhằm ứng dụng toán học vào sinh học).
Lẽ tất nhiên, các thầy thuốc là những người gắn bó với trường phái cũ
đã công khai chống lại Harvey nhưng họ không thể chống lại những sự thật
khách quan . Ðến thời gian khi Harvey trở về già thì tuần hoàn máu của ông
mới được giới các nhà sinh học thừa nhận chúng mặc dù người ta chưa phát
hiện được mao quản nối liền động mạch với tĩnh mạch. Như vậy, các nhà bác
học châu Âu đã
dứt khoát vượt qua giới hạn sinh học cổ điển và không
bao giờ quay trở lại nữa.
Không còn nghi ngờ gì nữa, phát minh của Harvey là dẫn chứng có ích
cho chủ nghĩa duy vật máy móc. Thật ra có thể cho rằng tim là một loại máy
bơm, còn sự vận chuyển của máu tuân theo những định lý học về chuyển
động của chất lỏng. Nếu như vậy thì giới hạn của vấn đề là ở đâu? Phải
chăng người ta có thể giả thiết là tất cả những phần còn lại trong cơ thể sống
chỉ là một bộ tập hợp của các hệ thống cơ học phức tạp và có liên quan lẫn
nhau hay không?
Ðiểm yếu nhất trong lý thuyết tuần hoàn máu cuả Harvey là không thấy
được mối liên quan giữa động mạch và tĩnh mạch. Ông chỉ giả thiết có sự nối
tiếp tương tự, nhưng do kích thước của các mao quản nối với nhau rất nhỏ
nên không thể nhìn thấy được. Vào cuối đời của Harvey vấn đề này vẫn chưa
được giải qưyết, và có lẽ nó vẫn tiếp tục tồn tại nếu như loài người chỉ dùng
mắt thường để quan sát sự vật.
III. MỞ ÐẦU CỦA HÓA SINH HỌC
Nhà nghiên cứu tự nhiên HàLan, Jan Baptis Van Helmont (1577- 1644)
là người cùng thời với Harvey đã tiến hành những nghiên cứu thực nghiệm
hóa học trên cơ thể sống. Van Hem mon đã trồng một cây liễu trong một
chiếc chậu với một
lượng đất nhất định. Ông chỉ dùng nước tưới liễu đều đặn
trong năm năm liền, trọng lượng của cây tăng lên 73 kg, còn đất chỉ mất đi
57 g. Từ việc đó Van Helmont đã
đi đến kết luận là cây dùng những chất cần
thiết cho nó không phải từ trong đất (hoàn toàn đúng ) mà từ nước ( không
đúng, ít ra chỉ một phần mà thôi ). Sai lầm của ông ở chỗ không tính đến
không khí mỉa mai thay, chính Van Helmont là người đầu tiên nghiên cứu
về chất khí. Danh từ khí thuộc về ông ,ông đã phát minh ra cái gọi là hồn
rừng mà về sau này không phải là cái gì khác chính là khí carbonic
nguồn gốc chủ yếu của sự sống.
TheGioiEbook.com
Lược sử sinh học 17
Một trong những nhà sinh hóa học đầu tiên nhiệt tình phải kể đến
France dela Boe (1613 1672). Mang biệt danh La tinh hóa là Xinvia;
ông đã đưa khái niệm cơ thể như là một bộ máy hóa học. Theo ông sự tiêu
hóa thuần túy là quá trình hóa học, hoạt động của nó tương tự với sự biến
đổi hóa học xảy ra trong thời gian lên men. Tiếp đó ông giả thiết rằng hoạt
động đúng đắn của sinh vật phụ thuộc vào sự cân bằng của các cấu tử hóa
học của cơ thể; bệnh tật chẳng qua là kết quả hoặc là hàm lượng axit có thừa
hoặc là thiếu trong cơ thể. Trong chừng mực nào đó, sự xác nhận của Xinvia
là đúng. Nhưng khoa học thời đó vẫn còn ở mức độ thấp, những khái niệm
của ông không thể tiếp tục đi xa hơn nữa.
IV. SỰ XUẤT HIỆN CỦA KÍNH HIỂN VI
Vào năm 1960, Galileo người đầu tiên dùng viễn kính và những dụng
cụ quang học để quan sát thiên văn; việc đó đã cổ vũ mọi người lao vào
nghiên cứu.
- Nhà tự nhiên học Hàlan, Jean Swammerdam (1637- 1680) được coi là
nhà giải phẩu vi thể lỗi lạc. Ông rất nổi tiếng nhờ những nghiên cứu
giải phẩu về côn trùng và những bức vẻ chi tiết xuất sắc của mình. Sự phát
hiện ra các tế bào cực nhỏ lơ lửng trong máu, làm cho máu có màu đỏ thuộc
về Swammerdam (ngày nay ta gọi là hồng cầu hay eritroxit).
- Nhà thực vật học Anh Griu (1641-1712) nghiên cứu cấu tạo của thực
vật dưới kính hiển vi và đặc biệt chú ý tới các cơ quan sinh sản . Ông đã mô
tả cấu tạo của từng hạt phấn.
- Nhà giải phẩu học Hàlan, Regnier de Graaf (1641-1673) đã tiến hành
nghiên cứu trên động vật. Ong đã nghiên cứu cấu tạo tinh vi của tinh hoàn và
buồng trứng, nhất là mô tả dạng túi ở trong buồng trứng mà đến nay được
gọi là nang Graf ( bao trứng ).
- Song những phát hiện của nhà sinh lý học Ý, Maxrcello Malpighi (1628
- 1694) là có giá trị xuất sắc nhất. Khi nghiên cứu phổi ếch, ông đã phát hiện
ra mạng
lưới phức tạp của những mạch máu nhỏ bé nhất (vi huyết quản).
Sau khi theo dõi
những mạch máu nhỏ ghép thành những mạch máu lớn,
Malpighi đã khẳng định rằng những mạch máu lớn trong trường hợp này là
tĩnh mạch, còn trường hợp khác là động mạch.
Giả thiết của Harvey là đúng: Ðộng mạch và tĩnh mạch thật sự nối với
nhau thành mạng lưới mạch máu cực kỳ nhỏ đến nỗi mắt thường
không nom thấy được. Những mạch máu nhỏ bé đó gọi là mao mạch.
Sự phát hiện vĩ đại đó khẳng định hoàn toàn học thuyết tuần hoàn máu
của Harvey vào năm 1661 (bốn năm sau khi nhà bác học Anh vĩ đại đó từ
trần).
TheGioiEbook.com
Lược sử sinh học 18
Nhưng đem lại tiếng tăm cho kính hiển vi lại không phải là Malpighi mà
là một nhà buôn Hà lan, Anthony van Leeuwenhuck (1632 - 1723) vì kính
hiển vi là vật giải trí của ông.
Leeuwenhuck dùng những thấu kính bình thường có kích thước rất nhỏ
được chế tạo bằng thứ thủy tinh tốt nhất. Ông hết sức thận trọng mài nhẵn
thấu kính cho đến khi đạt đến độ phóng đại chính xác 200 lần. Nhờ thấu kính
Leeuwenhuck đã quan sát được tất cả những gì mà ông có trong tay. Ông
theo dõi dễ dàng sự chuyển động của máu trong mao mạch của nòng nọc và
có thể mô tả những hạt máu đỏ và mao mạch một cách tỉ mỉ và chính xác
hơn người đầu tiên phát hiện ra máu và mao mạch là Swammerdam và
Malpighi. Lần đầu tiên một người giúp việc của Leeuwenhuck đã thấy trong
tinh dịch có tinh trùng - vật thể nhỏ bé, giống nhu con nòng nọc.
Nhưng khi quan sát một giọt nước cống, Leeuwenhuck đã khám phá
ra một điều kỳ lạ nhất trong đó có chứa những vật cực kỳ nhỏ nhưng tuy thế
vẫn có đầy đủ dấu hiệu của sự sống. Ðó là những tiểu động vật (theo
Leeuwenhuck) mà ngày nay chúng ta biết đó là nguyên sinh vật. Một thế giới
bí ẩn vô cùng phong phú đã hiện ra trước mắt ngạc nhiên của các nhà nghiên
cứu. Như thế là đã đặt cơ sở cho môn vi sinh vật học ( nghiên cứu những cơ
thể sống không nom thấy được bằng mắt thường).
Năm 1683, Leeuwenhuck đã phát hiện ra những vật còn nhỏ hơn cả
nguyên sinh động vật. Song sự mô tả những vật còn mơ hồ, vì thế không đủ
bằng chứng để hoàn toàn tin tưởng rằng lần đầu tiên trong lịch sử loài người,
Leeuwenhuck là người đã thấy những sinh vật mà sau này người ta gọi là vi
khuẩn.
Việc cải tiến kính hiển vi của R. Huc - nhà bác học Anh, Robok Huc
(1635 - 1703) đã cho phép hoàn thành nhiều thí nghiệm khoa học tinh vi.
Năm 1665, ông đã xuất bản cuốn sách " Hiển vi học ", trong đó có thể tìm
thấy những bức vẽ phác họa những vật có kích thước hiển vi. Lý thú nhất là
việc nghiên cứu cấu tạo của bấc bần vì đã nêu rõ bấc bần kết cấu bằng
một khối những ô hình chữ nhật nhỏ bé, mà Huc gọi là các tế bào.
Phát hiện này có những tiếng vang lớn.
Trong thế kỷ XVII, kỹ thuật soi kính hiển vi nằm trong thời kỳ suy thoái:
hiệu quả của kính hiển vi đạt tới giới hạn thấp. Chỉ vào năm 1773, gần 100
năm sau những quan sát đầu tiên của Leeuwenhuck, nhà động vật học
Ðanmạch, Ottle Frederic Mule ( 1730 - 1784 ) mới thấy vi khuẩn rõ
đến nỗi ông có thể mô tả đường nét và hình dạng của một số vi khuẩn.
TheGioiEbook.com
Lược sử sinh học 19
CHƯƠNG IV: PHÂN LOẠI CÁC DẠNG SINH VẬT
I. HIỆN TƯỢNG TỰ SINH
II. SẮP XẾP CÁC LOÀI TRONG HỆ THỐNG PHÂN LOẠI TRÊN NHỮNG
CHẶNG ĐƯỜNG DẪN TỚI HỌC THUYẾT TIẾN HÓA
III. NHỮNG TIỀN ĐỀ ĐỊA CHẤT
I. HIỆN TƯỢNG TỰ SINH
Cách đó không lâu, người ta thấy những sinh vật giống như giun hoặc
sâu sinh ra từ thịt thối hoặc trong chất cặn bã. Ở những chỗ dơ bẩn, hôi thối
thường có nhiều ruồi muỗi. Ở chỗ tối tăm, ngóc ngách thường có nhiều
chuột. Ở chỗ lá xanh non thường có nhiều sâu bọ. Sự "xuất hiện" vật sống từ
vật chất không sống
như vậy được gọi là hiện tượng tự sinh . Từ nhận
xét đó, do trình độ có hạn, cho
đến thế kỷ 16, người ta vẫn nghĩ rằng có
hai cách sinh sản: Sinh sản từ bố mẹ
và sinh sản từ môi trường, tức là tự
nhiên sinh ra- hiện tượng tự sinh. Mà dòi
của ruồi xuất hiện trong thịt
thối là một ví dụ kinh điển.
Francesco Redi (1626 - 1698) thầy thuốc người Ý, thấm nhuần
quan điểm của Harvey bác bỏ cái thuyết " Thịt ôi sinh ra dòi" đã tiến hành
thí nghiệm sau đây vào năm 1668 : Lấy một tấm vải màn mỏng bọc kín thịt
lại, không cho ruồi đến đậu vào thịt =>Thịt có ôi nhưng không thấy dòi xuất
hiện trên thịt.
Nếu lấy trứng ruồi để lên vải màn đó rồi bỏ vào thịt => trứng đó lại sinh
ra dòi. Như vậy theo Redi, mọi việc đã rõ ràng: Dòi chính là ấu trùng của ruồi.
Thịt chẳng qua là cái tổ để dòi sống và phát triển mà thôi.
Cũng như vậy, vách đá là cái tổ ẩm ướt để cóc dễ dàng sinh sống vì ở
đó có nhiều sâu bọ, môi trường ẩm ướt mát mẻ và kín đáo. Con bọ que sống
được dể dàng trên cây xanh vì ở đó có nhiều lá non và thức ăn tốt cho
nó.Thế thôi! Làm gì có chuyện tự nhiên sinh ra! Muốn có chuột con phải có
chuột cha mẹ. Chuột cha mẹ do chuột ông bà sinh ra. Cứ như thế chuột sinh
sôi nẩy nở từ thế hệ này đến thế hệ khác. Thuyết tự nhiên sinh ra rõ ràng là
hoang đường và phản khoa học, phản thực tế.
Vấn đề tự sinh trở thành một bộ phận tranh luận tương đối rộng rãi, đặc
biệt gay go trong cuối thế kỷ XVIII:
Ðối với người duy vật cho rằng giới vô sinh và giới hữu sinh chỉ tuân
theo một số quy luật nhất định thì vi sinh vật đặc biệt là lý thú vì chúng là cầu
nối độc đáo giữa vật chất sống và vật chất không sống. Người sinh lực luận
kế sau đó đã phủ nhận hoàn toàn khả năng tự sinh theo họ giữa những dạng
TheGioiEbook.com
Lược sử sinh học 20
sống đơn giản nhất và giới vô tri có một khoảng cách không thể vượt xa
được. Nếu chứng minh được vi sinh vật được tạo thành từ vật chất không
sống thì người ta đã xây xong nhịp cầu đó.
Nhưng trong suốt thế kỷ XVII chỗ đứng về vấn đề tự sinh của những
người sinh lực luận và những người duy vật vẫn chưa được phân biệt rõ ràng,
bởi vì đóng vai trò nhất định ở đây có cả những nguyên nhân tôn giáo. Ðôi
khi những người sinh lực luận , thường khá bảo thủ trong các vấn đề tôn
giáo, đã buộc phải ủng hộ quan niệm vật chất sống phát triển từ vật chất
không sống mà trong thánh kinh đã ghi chép.
Linh mục John Abbe Needham (1713 - 1781) Nhà tự nhiên học Anh, đã
đi đến kết luận tương tự vào năm 1748. Ông đã làm thực nghiệm rất đơn
giản bằng cách nấu sôi canh thịt cừu => rót canh vào ống nghiệm và
đậy nắp lại => qua vài ngày vi sinh vật xuất hiện đầy trong canh
thịt. Bởi vì theo Needhem , khi đun sôi sơ bộ ta khử trùng nước canh thịt,
lúc đó vi sinh vật được tạo thành từ vật chất không sống và người ta có thể
chứng minh được hiện tượng tự sinh, ít ra là đối vơí vi sinh vật.
Nhà sinh học người Ý- Lazzaro Spanllanzani (1729 - 1799) tỏ ra hoài
nghi đối với thí nghiệm đó; ông giả thiết rằng trong thí nghiệm của Needham,
thời gian đun sôi chưa đủ để khử trùng. Spanllanzani đun sôi canh thịt trong
bình hẹp cổ trong thời gian 30 - 40 phút, và không thấy vi sinh vật
xuất hiện.
Có lẽ kết quả đã giải thích được cuộc tranh luận trên nhưng những
người theo thuyết tự sinh dẫu sao cũng vẫn tìm lối thoát. Họ tuyên bố rằng
nguồn sống là cái gì đấy bí hiểm và không thể nhận thức được, nó ở trong
không khí và truyền khả năng sống cho những vật vô tri vô giác. Họ nói rằng
thí nghiệm của Spanllanzani đã phá hủy nguồn sống đó. Và thật vậy hầu như
trong suốt cả thế kỷ sau đó vấn đề này đã gây ra sự hoài nghi và nhiều cuộc
tranh luận.
II. SẮP XẾP CÁC LOÀI TRONG HỆ THỐNG PHÂN LOẠI
Trong thế kỷ XVII và thế kỷ XVIII đã bắt đầu có ý định phân loại các
dạng sống khác nhau nhưng ý đồ đó đã vấp phải những mâu thuẩn khá
nghiêm trọng và đạt đến đỉnh cao trong thế kỷ XIX.
Trước hết loài là đơn vị phân loại đối vớithực vật cũng như đối với động
vật, nói một cách nôm na, loài là bất kỳ một nhóm cơ thể sống nào đó mà có
thể tự giao phối với nhau trong thiên nhiên, sinh ra con cháu của chúng giống
nhau như đúc; thế hệ con cháu này đến lượt mình lại sinh ra thế hệ con cháu
kế tiếp cứ thế tiếp tục mãi.
Ví dụ: Con người với tất cả những sai khác bên ngoài vẫn được coi là đại
diện của một loài. Trong khi đó voi Châu Phi và voi Ấn Ðộ rất giống nhau về
TheGioiEbook.com
Lược sử sinh học 21
hình dạng to lớn bên ngoài nhưng lại thuộc hai loài khác nhau, vì khi chúng
giao phối với nhau không sinh ra thế hệ con cháu.
Trong danh mục của Aristotle có khoảng 500 loài động vật, còn
Theophrastus mô tả cũng chừng ấy loài thực vật. Vào năm 1700, người ta đã
mô tả được hàng chục nghìn loài thực vật và động vật. Nhưng để hoàn chỉnh
một hệ thống phân loại thống nhất cho hàng chục nghìn loài không phải dể
dàng.
Jon Ray (1628 - 1705) nhà tự nhiên học người Anh. Trong tác
phẩm gồm ba tập: " Lịch sử thực vật" (1686 - 1704) Ray đã mô tả tất cả
các loài thực vật được biết đến thời đó. Trong cuốn sách khác: " Tổng quan
phân loại động
vật " (1693) Ray đã đề cập đến việc phân loại động
vật của ông sau khi áp dụng
qui tắc liên kết các loài theo nhóm những
dấu hiệu bên ngoài, chủ yếu là theo xương và răng. Chẳng hạn ông chia các
loài thú thành hai nhóm lớn :
- Thú có ngón
- Thú có guốt
Ðến lượt mình nhóm có guốc lại chia ra:
- Nhóm một guốc ( ngựa )
- Nhóm hai guốc ( bò rừng lớn )
- Nhóm ba guốc ( tê giác )
Ông lại chia nhóm có hai guốc thành 3 nhóm nhỏ:
- Thứ nhất: Các loài nhai lại, sừng không rụng như là (dê )
- Thứ hai: Các loài nhai lại sừng rụng hàng năm ( hươu )
- Thứ ba: Các loài không nhai lại
Phân loại của Ray còn rất chưa hoàn chỉnh nhưng nguyên lý cơ bản của
nó đã được tiếp tục phát triển trong các công trình của các nhà tự nhiên học
Thụy điển Carl Linnaeus
a. Sơ lược tiểu sử của Linnaeus( 1707 - 1778 )
Linnaeus sinh ngày 23- 5- 1707 ở Thụy Ðiển. Ngay từ khi còn học
tiểu học và trung học, Linnaeus đã không chăm chỉ học bài ở lớp, ở trường
bằng mải mê quan sát thu thập các mẫu vật về cây cỏ, hoa, lá, quả ở ngoài
trời, trong thiên nhiên. Lúc 8 tuổi người ta đã gọi đùa Linnaeus là " Nhà thực
vật trẻ ".
TheGioiEbook.com
Lược sử sinh học 22
Năm 20 tuổi, Linnaeus vào học ở trường Y và ba năm sau, năm 1730,
được giữ lại trường làm phụ giảng. Năm năm sau, năm 1735, ông bảo vệ
thành công luận án tiến sĩ Y khoa tại Hàlan. Sau đó, trong ba năm liền, ông
lần lượt học thêm ở Ðức, Ðanmạch, Anh và Pháp, là những trung tâm văn
hóa lớn thời đó.
Năm 1738 ông trở về quê để theo đuổi nghề thầy thuốc. Năm 1741,
lúc 34 tuổi ông được cử làm giáo sư đại học. Từ đó tới lúc mất, ông kết hợp
giảng dạy, nghiên cứu và biên soạn tài liệu khoa học.
Linnaeus mất năm 1778, thọ 71 tuổi
b. Công trình khoa họ của Linnaeus:
Năm 1732, khoảng thời gian này, người ta đã biết ít nhất là 70.000 loài,
sau khi đi ngang qua vùng phía Bắc bán đảo Scanđinever, vùng được coi là
không có điều kiện thuận lợi đối với sự phồn thịnh của khu hệ động và thực
vật, trong một thời gian ngắn Linne đã phát hiện gần 100 loài cây mới.
Linnaeus đã nghiên cứu các
cơ quan sinh sản của thực vật, và có chú ý đến
những sai khác về loài. Sau này
trên cơ sở đó ông đã xây dựng hệ thống
phân loại của mình. Năm 1735 Linnaeus đã xuất bản cuốn sách "Hệ thồng
của tự nhiên " trong đó trình bày hệ thống phân loại của giới động vật và
thực vật do ông lập ra, gồm 4 nhóm từ nhỏ đến lớn là: Loài ( chi ( bộ (
lớp. Hệ thống này được coi là ông tổ của hệ thống phân loại hiện đại. Chính
Linnaeus là người sáng lập ra Khoa học phân loại ( Taxanomy hay là
Systematics) nghiên cứu sắp xếp các loài sinh vật.
Ví dụ: Linnaeus chia giới thực vật thành 24 lớp, giới động vật thành 6
lớp. Ðóng góp lớn nhất của Linnaeus đối với công tác phân loại là đã nghĩ ra
được một cách đặt tên sinh vật rất chặt chẽ và thuận tiện. Mỗi sinh vật được
gọi bằng hai tên của tiếng Latinh, tên đầu viết hoa, chỉ Chi (Genus), tên sau
viết thường, chỉ
Loài (Species). Chẳng hạn trong chi mèo Felis có mèo nhà:
Felis domesticus, sư tử:
Felis Leo, cọp: Felis Tigris.
Từ năm 1746 đến năm 1753, trong bảy năm. Linnaeus đã soạn và in
thêm quyển " Thực vật chí ", trình bày các chìa khóa và kết quả phân loại
thực vật. Việc phân loại chủ yếu dựa trên các ngoại hình, dễ thấy và dễ nhận
dạng nhất giữa các sinh vật.
Chìa khóa phân loại đó có nhược điểm lớn nhất là chưa tính được các
khác biệt về kích thước, hình dáng ngoài xuất hiện do các giai đoạn phát triển
khác nhau ( trứng, sâu, nhộng, ngài ), hoặc chế độ dinh dưỡng khác nhau (
nhất là đối với thực vật ). Chẳng hạn Ốc sên thuộc Chi Cerion ở quần đảo
Caribe đã được phân loại thành 600 trăm loài, nhưng xét kỹ lưỡng thì chỉ gồm
có hai Loài! Một hạn chế nữa của Linnaeus là đã phân loại sinh vật theo
quan điểm Thượng đế
sáng tạo muôn loài bất biên qua thời gian. Tuy
nhiên, Linnaeus đã nhận ra sai
lầm của mình và tự ý bác bỏ các phần
liên quan đến quan điểm bất biến.
TheGioiEbook.com
Lược sử sinh học 23
Hiện nay, thế giới vẫn chấp nhận rộng rãi và trong những nét cơ bản
phương pháp phân loại của Linnaeus, như trình bày trong bản tái bản lần thứ
10 quyển hệ thống tự nhiên ( 1758 ), gồm 1384 trang. Sinh vật được chia
thành các nhóm từ lớn đến nhỏ: Giới ( Lớp ( Bộ ( Chi ( Loài. Các
nhóm trung gian được gọi là phụ. Nay ta thêm Ngành giữa Giới và Lớp.
Chẳng hạn, trong giới động vật có Ngành động vật không xương sống và
Ngành động vật có xương sống. Mỗi Ngành lại bao gồm nhiều Lớp. Chẳng
hạn, Ngành động vật có xương sống gồm năm Lớp: cá, ếch nhái, bò sát, chim
và thú.
Ngoài ra, người ta còn thêm Họ vào giữa Bộ và Chi. Ví dụ: cây cải bắp,
su hào, su lơ, cải xanh đều thuộc Họ cải.
Sau đó hệ thống phân loại của Linnaeus đã được R.H Whitaker cải tiến
thêm một lần nữa vào năm 1969 và gồm 5 giới sinh vật: Sinh vật có nhân
nguyên thủy, nguyên sinh vật, thực vật, nấm và động vật. Ðó là hệ thống
phân loại được thừa nhận rộng rãi nhất ngày nay.
III TRÊN NHỮNG CHẶNG ÐƯỜNG DẪN TỚI HỌC THUYẾT TIẾN HÓA
Trong khóa phân loại của Linnaeus, những nhóm rất lớn dần dần được
phân chia thành những nhóm ngày một nhỏ hơn, tạo nên hình tượng tương
tự một cây phân thành nhiều cành nhánh, sau này mang tên là cây sống. Khi
nghiên cứu kỹ sơ đồ ấy, người ta không khỏi có suy nghĩ: Tổ chức này có
phải là điều ngẫunhiên không? Phải chăng trên thực tế hai loài gần
nhau lại có thể bắt nguồn từ một tổ tiên chung, còn hai tổ tiên n
nhau lại có thể bắt nguồn từ một tổ tiên còn cổ hơn và nguyên thủy
hơn hay không? Nói tóm lại bức tranh do Linnaeus dựng nên qua nhiều
thế kỷ xuất hiện và phát triển có giống cái cây đang mọc hay không? Giả định
này đã là cái ngòi để nổ ra cuộc tranh cãi nổi tiếng nhất trong lịch sử sinh
học.
Sau khi nêu quan điểm về khả năng biến dị loài dưới ảnh hưởng của
ngoại cảnh, nhà tự nhiên học Pháp Lui Lecie Buffon (1707- 1788) đã viết 44
tập bách khoa toàn thư: Lịch sử tự nhiên", đề cập đến nhiều lãnh vực phổ
cập đối với thời bấy giờ, như tác phẩm của Pliny xưa kia, nhưng chính xác
hơn nhiều. Trong đó ông đã dẫn ra một số sinh vật có những bộ phận vô
dụng (cơ quan tiêu giảm).
Ví dụ: Hai ngón chân tiêu giảm của lợn nằm cạnh những móng hoạt
động bình thường. Phải chăng ngày xưa, những ngón chân đó có kích thước
bình thường? Có khả năng ngày xưa những ngón ấy có tác dụng đối với con
vật, nhưng theo thời gian con vật không cần thiết đến những ngón thừa ấy
nữa. Ta không loại trừ khả năng ngay cả một cơ thể nguyên vẹn có thể xảy
ra cái gì đó tương tự? Có lẽ những con khỉ hình người đó là người đã được
sinh ra trước đây, và con lừa là do con ngựa sinh ra?
TheGioiEbook.com
Lược sử sinh học 24
Một năm sau khi Buffon từ trần, cuộc đại tư sản Pháp nổ ra làm rung
chuyển Châu Âu, đã mở ra thời đại đạp đổ và cải tạo lại, thời đại đánh giá lại
những di sản quý, bây giờ người ta thừa nhận những học thuyết khoa học mà
trước đây bị kết luận là tà thuyết nguy hiểm. Trong hoàn cảnh ấy người ta
không ủng hộ quan điểm của Buffon về sự phát triển tiến hóa tĩnh của giới
sinh vật.
Nhưng mấy chục năm sau nhà nghiên cứu tự nhiên khác người Pháp
Jean Baptiste de Lamarck đã nghiên cứu tỉ mỉ sự phát triển của thế
giới sinh vật.
a.) Sơ lược về tiểu sử của Lamarck (1744 - 1829):
Lamarck sinh ra trong gia đình quý tộc nhưng đã bị sa sút. Ngay từ
nhỏ ông đã say mê thiên nhiên và có ước mơ trở thành một nhà khoa học
chuyên nghiên cứu động vật, thực vật. Ông là người tiến bộ, mang tư tưởng
chống lại quan điểm
bất biến (nghĩa là không bao giờ biến đổi) của
thực vật, động vật. Ông cho
rằng các loài thay đổi theo chiều hướng ngày
càng tiến hóa hơn. Và cũng từ đó, cuộc đời ông ba chìm bảy nổi mang nhiều
cay đắng cũng chỉ vì những suy nghĩ tiến bộ của mình, mà người đời dạo đó
không chịu hiểu cho.
Hiện nay, tại Paris ( thủ đô nước Pháp ) vẫn còn bia mộ của Lamarck.
Ðó là kiến trúc bằng đá, tạc cảnh tượng lamarck mù lòa và tiều tụy, đang hấp
hối trong vòng tay người con gái hiếu thảo ( vốn là thư ký và cộng tác viên
của ông vào cuối đời, khi ông mù lòa
Ông làm việc ở bảo tàng lịch sử tự nhiên Paris. Ông rất quan tâm đến
việc phân loại các loài sinh vật. Ông tự hỏi tại sao trong thiên nhiên có nhiều
loài như vậy, có thể nói rằng chúng nhiều không kể xiết. Từ loài côn trùng
cho đến loài bò sát, loài chim, loài cá, loài có vú Hàng nghìn con vật khác
nhau trong mỗi loài. Có loài có vú mà không có sừng. Có loài có vú lại sống
được dưới nước. Có loài chim cánh cụt có loài chim cánh dài cả sải tay
Lamarck xếp bốn loài động vật đầu tiên của Linnaeus (thú, chim, bò sát và
cá) vào nhóm động vật có xương sống, ông gọi hai lớp khác (côn trùng và
giun) là nhóm động vật không xương sống. Khi công nhận giữa hai lớp côn
trùng và lớp giun (ví dụ, ông hiểu rằng không thể xếp nhện 8 chân với côn
trùng 6 chân, và mực với sao biển). Lamarck đã có công phân loại các động
vật đó và đưa vào một trật tự tạm thời đạt đến mức phân loại của Aristot.
Trong những năm (1815 1827), đã xuất bản 7 tập chủ yếu của
Lamarck về Lịch sử tự nhiên của động vật không xương sống, trong đó ông
đã mô tả động vật không xương sống, nhiều lần Lamarck đã ngẫm nghĩ về
xác suất của quá trình tiến hóa. Vào năm 1801, lần đầu tiên ông đã trình bày
sự suy nghĩ của ông về tiến hóa của sinh vật và phát triển những suy nghĩ đó
trong công trình chính của mình: Triết học của động vật học (1809). Lamarck
đã đề xuất giả thiết rằng một cơ quan nào đó luôn luôn được sử dụng thì kích
thước và khả năng hoạt động của nó tăng lên; ngược lại cơ quan vô dụng thì
TheGioiEbook.com