Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

ĐỊA LÍ 10 CHƯƠNG I SỬ DỤNG BẢN ĐỒ (chân trời sáng tạo)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.26 MB, 19 trang )

Giáo án Địa lí 10 - Chân trời sáng tạo
……………………………….
Thư Viện Điện Tử.doc

CHƯƠNG I. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ
(Biên soạn giáo án gồm các bài)

BÀI 1: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG
ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ.
BÀI 2. PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP ĐỊA LÍ VÀ
TRONG ĐỜI SỐNG.
BÀI 3. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA GPS VÀ BẢN ĐỒ SỐ TRONG ĐỜI SỐNG.

Đia li 10

(tham gia nhom Đia Li Viêt Nam đê theo doi cac giao an ti êp theo)

1


Giáo án Địa lí 10 - Chân trời sáng tạo
……………………………….
Thư Viện Điện Tử.doc
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHƯƠNG I. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ
BÀI 1: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG
ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ.
I. MỤC TIÊU
1. Yêu cầu cần đạt
- Phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ. Cụ thể phương


pháp: kí hiệu, kí hiệu đường chuyển động, chấm điểm, bản đồ - biểu đồ.
- Thiết kế 1 bản đồ trường học có sử dụng các phương pháp kí hiệu.
- Thấy được sự cần thiết của bản đồ, Atlat trong học tập.
- Quan tâm đến bản đồ và sử dụng bản đồ hiệu quả.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo…
b. Năng lực địa lí: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng Atlat, bản đồ, …
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- Thực hành đọc được bản đồ thông qua ký hiệu.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
- Các hình: 1.2, 1.3, 1.4, 1.5, 1.6 SGK
- Phiếu học tập.
- Bản đồ địa lí địa phương nếu có
2. Đối với học sinh:
- Sách giáo khoa, phiếu học tập
- Xem trước nội dung bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, từng bước bước vào bài học.
- Huy động một số kiến thức, kĩ năng đã học để tìm hiểu về cách biểu hiện các đối tượng địa lí
trên bản đồ.
- Nhằm tạo tình huống có vấn đề để kết nối với bài mới.
b. Nội dung: Thực hiện trò chơi “HỎI NHANH - ĐÁP GỌN”.
c. Sản phẩm học tập:
- Kết quả trò chơi
- HS trả lời câu hỏi, lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện:
- Bước 1. GV yêu cầu HS sử dụng tập bản đồ Địa lí. Đọc qua phần chú giải và trang 8, 9 trong

Atlat với thời gian 3 phút. Yêu cầu ghi nhớ các kí hiệu cơ bản
- Bước 2. HS nghiên cứu trong 3 phút. GV chuẩn bị trò chơi.
Đia li 10

(tham gia nhom Đia Li Viêt Nam đê theo doi cac giao an ti êp theo)

2


Giáo án Địa lí 10 - Chân trời sáng tạo
……………………………….
Thư Viện Điện Tử.doc
- Bước 3. Thực hiện trò chơi “HỎI NHANH - ĐÁP GỌN”. Yêu cầu HS không dùng Atlat. HS
ghi đáp án trong bảng phụ bằng bút lông
+ Để thể hiện khống sản là than, người ta dùng kí hiệu nào?
+ Để thể hiện khống sản là khí đốt, người ta dùng kí hiệu nào
+ Để thể hiện cây ăn quả, người ta dùng kí hiệu nào
+ Hãy viết cơng thức hóa học của Vàng, Đồng.
+ Để thể hiện các đối tượng địa lí di chuyển, người ta dùng kí hiệu gì?
+ Hãy vẽ kí hiệu minh họa cho biên giới quốc gia
+ Tháng nào bão nhiều nhất?
+ Người ta dùng cái gì để thể hiện nhiệt độ và lượng mưa tại 1 địa điểm?
- Bước 4: GV tổng kết, khen ngợi HS và nhắc lại vài vấn đề trọng tâm qua trò chơi để vào bài,
nhấn mạnh đến các hình thức thể hiện các đối tượng Địa lí trên bản đồ.

Đia li 10

(tham gia nhom Đia Li Viêt Nam đê theo doi cac giao an ti êp theo)

3



Giáo án Địa lí 10 - Chân trời sáng tạo
……………………………….
Thư Viện Điện Tử.doc
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (25 phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu hình dáng lãnh thổ một số quốc gia đặc biệt trên thế giới (5 phút)
a. Mục tiêu: - HS có u thích thỏa mãn được sự mong muốn mở rộng vốn kiến thức về thông tin
một số quốc gia trên thế giới.
b. Nội dung: Biết được lãnh thổ của Việt Nam trang Atlat 6,7
c. Sản phẩm học tập:
- Hoạt động cá nhân/lớp
- Khai thác thông tin trực quan.
d. Tổ chức thực hiện:
- Bước 1.
+ GV nêu một số yêu cầu trước khi cho học sinh xem hình dạng đặc biệt một số quốc gia trên thế
giới (Xem phần phụ lục)
+ Ghi lại những thông tin quan trọng trong quá trình xem các hình ảnh: tên quốc gia, có hình dạng
thế nào? Thơng tin về những quốc gia đó.
- Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ bằng cách ghi ra giấy note.
- Bước 3. Đại diện HS trả lời các câu hỏi
- Bước 4.: Gv nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ
(20 phút)
a. Mục tiêu:
- Phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ. Cụ thể phương
pháp: kí hiệu, kí hiệu đường chuyển động, chấm điểm, khoanh vùng bản đồ - biểu đồ.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Nội dung làm việc của các nhóm
d. Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: GV chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm. Hình thành 8 nhóm
chuyên gia. Nhiệm vụ mỗi nhóm thiết kế được 1 sản phẩm trình bày có dùng phương pháp tương
ứng
+ Nhóm 1, 2: Thiết kế và trình bày về phương pháp ký hiệu
+ Nhóm 3, 4: Thiết kế và trình bày về phương pháp ký hiệu đường chuyển động
+ Nhóm 5, 6: Thiết kế và trình bày về phương pháp chấm điểm
+ Nhóm 7, 8: Thiết kế và trình bày về phương pháp khoanh vùng và phương pháp bản đồ biểu đồ.

Đia li 10

(tham gia nhom Đia Li Viêt Nam đê theo doi cac giao an ti êp theo)

4


Giáo án Địa lí 10 - Chân trời sáng tạo
……………………………….
Thư Viện Điện Tử.doc

Phương pháp biểu hiện

Phiếu học tập
Đối tượng biểu
Cách thức biểu
hiện
hiện

Khả năng biểu
hiện


Phương pháp ký hiệu
Phương pháp đường chuyển
động
Đia li 10

(tham gia nhom Đia Li Viêt Nam đê theo doi cac giao an ti êp theo)

5


Giáo án Địa lí 10 - Chân trời sáng tạo
……………………………….
Thư Viện Điện Tử.doc
Phương pháp chấm điểm
Phương pháp khoanh vùng
Phương pháp Bản đồ - biểu
đồ
Tiêu chí đánh giá
1 điểm
2 điểm

Tiêu chí
3 điểm
Nội dung chính xác, thể hiện
đầy đủ, trọn vẹn kiến thức bài
học
Sản phẩm có cấu trúc, bố cục
khoa học, rõ ràng. Có hình
vẽ, icon trực quan
Thuyết trình lưu lốt, hấp

dẫn, chuyên nghiệp
Đảm bảo đúng giờ
- Bước 2: HS hoàn thành sản phẩm trong 10 phút theo cấu trúc ở phiếu học tập.
- Bước 3: HS dán sản phẩm lên góc lớp theo vị trí GV đã cho trước. HS chia lại nhóm, 4 nhóm
tạo thành một cụm, HS ghép nhóm, di chuyển theo trạm. Mỗi trạm HS có 4 phút trình bày, hỏi đáp

- Bước 4: HS thuyết trình theo trạm, mỗi trạm 2 phút
- Bước 5: Đánh giá
+ HS hoàn thành bảng lớn ngẫu nhiên
+ GV chuẩn bị các thông tin, cắt nhỏ với các nội dung tương ứng.
+ Trong vịng 3 phút, HS hồn thành thơng tin
+ GV chiếu bảng tổng kết so sánh, HS chấm chéo sản phẩm
+ HS tự đánh giá và báo cáo kết quả.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10 phút)
a. Mục tiêu:
- Thiết kế 1 bản đồ trường học có sử dụng các phương pháp kí hiệu
- Phát triển năng lực sáng tạo
b. Nội dung:
- Thiết kế 1 bản đồ trường có sử dụng các phương pháp đã học
c. Sản phẩm học tập: Bản đồ của HS bằng các phương pháp đã học.
d. Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: GV nêu câu hỏi:
Đia li 10

(tham gia nhom Đia Li Viêt Nam đê theo doi cac giao an ti êp theo)

6


Giáo án Địa lí 10 - Chân trời sáng tạo

……………………………….
Thư Viện Điện Tử.doc
+ Dựa vào các hình SGK và kiến thức đã học
+ Thiết kế 1 bản đồ trường có sử dụng các phương pháp đã học
+ Thời gian 5 phút
- Bước 2: HS nhận nhiệm vụ.
- Bước 3: HS chia sẻ sản phẩm
- Bước 4: GV cùng HS đánh giá các sản phẩm tốt
Tiêu chí đánh giá
Tiêu chí
1 điểm
2 điểm
Nội dung chính xác, thể hiện
đầy đủ, trọn vẹn kiến thức bài
học
Bản đồ có cấu trúc, bố cục
khoa học, rõ ràng. Sử dụng
PP hiệu quả
- Sản phẩm của HS

3 điểm

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5 phút)
a. Mục tiêu:
- Luyện tập và vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
b. Nội dung: Khai thác các lược đồ
c. Sản phẩm học tập:
- Hoạt động cá nhân
- Phương pháp thực hành
d. Tổ chức thực hiện:

Đia li 10

(tham gia nhom Đia Li Viêt Nam đê theo doi cac giao an ti êp theo)

7


Giáo án Địa lí 10 - Chân trời sáng tạo
……………………………….
Thư Viện Điện Tử.doc
- Học sinh chọn 2 lược đồ bất kỳ trong sách giáo khoa Địa lí 10, xác định các phương pháp thể
hiện trên lược độ.
- Nêu ví dụ minh họa.

PHỤ LỤC
1. Hình dáng lãnh thổ một số quốc gia

Đia li 10

(tham gia nhom Đia Li Viêt Nam đê theo doi cac giao an ti êp theo)

8


Giáo án Địa lí 10 - Chân trời sáng tạo
……………………………….
Thư Viện Điện Tử.doc

Phương pháp
biểu hiện

Phương pháp
ký hiệu

2. Thông tin phản hồi
Đối tượng biểu
Cách thức biểu hiện
hiện
Các đối tượng có sự Dùng ký hiệu (hình học,
phân bố cụ thể
chữ , hình tượng đặt tại
vị trí đối tượng,…)

Phương pháp
đường chuyển
động

Sự di chuyển của đối Dùng mũi tên để biểu
tượng
hiện

Phương pháp
chấm điểm

Sự phân bố của dân


Dùng các điểm chấm để
biểu hiện

Phương pháp

khoanh vùng
Phương pháp
Bản đồ - biểu đồ

Không gian phân bố
dân cư
Biểu hiện cấu trúc
của đối tượng

Dùng phương pháp
khoanh vùng
Dùng biểu đồ đặt tại vị
trí của đối tượng cần mơ
tả

Khả năng biểu hiện
Số lượng : kích
thước ký hiệu
Chất lượng : màu
sắc ký hiệu
Số lượng : độ lớn
của mũi tên
Chất lượng : màu
sắc
Số lượng được quy
ước bởi giá trị của
mỗi chấm
Tô màu
Ký hiệu trong biểu
đồ


IV. RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

Đia li 10

(tham gia nhom Đia Li Viêt Nam đê theo doi cac giao an ti êp theo)

9


Giáo án Địa lí 10 - Chân trời sáng tạo
……………………………….
Thư Viện Điện Tử.doc

Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHƯƠNG I. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ
BÀI 2. PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP ĐỊA LÍ
VÀ TRONG ĐỜI SỐNG
I. MỤC TIÊU
1. Yêu cầu cần đạt
- Sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và trong đời sống.
- Trình bày được phương pháp sử dụng bản đồ, Atlat Địa lý để tìm hiểu đặc điểm các đối tượng,
hiện tượng, phân tích các mối quan hệ địa lý.
- Vận dụng xây dựng được bản đồ đơn giản về khu vực mình sinh sống.
2. Năng lực
a. Năng lực chung:
+ Năng lực chung: Giao tiếp, tư duy, làm chủ bản thân

+ Năng lực chuyên biệt: Tìm kiếm và xử lý thông tin để thấy sự cần thiết của bản đồ. Làm chủ
bản thân: Quản lý thời gian, đảm nhận trách nhiệm..
b. Năng lực địa lí:
+ Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Trình bày được vai trò của bản đồ trong học tập và đời
sống.
+ Năng lực tìm hiểu địa lí: Vận dụng xây dựng được bản đồ đơn giản về khu vực mình sinh
sống (Từ nhà đến trường).
3. Phẩm chất.
- Đánh giá được sự cần thiết của bản đồ trong học tập.
- Sử dụng bản đồ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, bản đồ TG, bản đồ châu Á, Atlat Địa lý VN,
- Một tấm thiệp mời có vẽ sơ đồ đường đi.
2. Đối với học sinh
- SGK , vở ghi, Atlat Địa lý Việt Nam
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)
a. Mục tiêu:
- Huy động một số kiến thức, kĩ năng đã học để biết được tầm quan trọng của bản đồ.
- Tạo hứng thú học tập thơng qua hình ảnh
- Nhằm tạo tình huống có vấn đề để kết nối với bài mới.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập:
- HS trả lời câu hỏi, lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
Đia li 10

(tham gia nhom Đia Li Viêt Nam đê theo doi cac giao an ti êp theo)

10



Giáo án Địa lí 10 - Chân trời sáng tạo
……………………………….
Thư Viện Điện Tử.doc
- Phát vấn, hoạt động theo cá nhân/ cả lớp.
d. Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: GV cho học sinh quan sát một tấm thiệp mời có vẽ sơ đồ
hướng dẫn đường đi ở khu vực mình sinh sống.
- Bước 2: GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
+ Quan sát sơ đồ đường đi trên tấm thiệp ta có thể tìm được địa điểm
muốn đến không?
+ Lúc này bản đồ được vận dụng để làm gì?
- Bước 3: HS: nghiên cứu trả lời.
- Bước 4: GV: nhận xét và vào bài mới
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (25 phút)
Hoạt động 1: Tìm hiểu sử dụng bản đờ trong học tập Địa lí
(20 phút)
a. Mục tiêu:
- Kiến thức: HS biết được tầm quan trọng của bản đồ.
- Kĩ năng: liên hệ thực tế .
- Thái độ: Nhận thức về việc sử dụng phương tiện trực quan để hình thành kiến thức.
b. Nội dung:
- Phân tích bản đồ địa hình Việt Nam.
c. Sản phẩm học tập:
- Phát vấn, phương pháp sử dụng phương tiện trực quan.
- Hoạt động theo cá nhân..
d. Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: GV treo bản đồ địa hình Việt Nam, y/c HS
quan sát bản đồ, hãy:

+ Tìm trên bản đồ các dãy núi cao, các dịng sơng, hồ,
các thành phố lớn của Việt Nam?
+ Dựa vào bản đồ, hãy xác định khoảng cách từ Lạng
Sơn đến Hà Nội ?
- Bước 2: HS chỉ bản đồ =>trả lời câu hỏi 1
+ HS lên bảng tính khoảng cách Lạng Sơn đến Hà
Nội
+ GV bổ sung cách tính khoảng cách trên bản đồ:
thơng qua tỷ lệ bản đồ
+ VD: Khoảng cách 3cm trên bản đồ có tỷ lệ
1/6.000.000 ứng với bao nhiêu cm ngoài thực tế?
+ CT: KC trên B/Đ x Mẫu số của tỷ lệ B/Đ
=> 3 × 6.000.000 =18.000.000cm =180km
- Bước 3: Qua phần trả lời của HS, GV yêu cầu HS trả
lời câu hỏi:
+ Bản đồ có vai trị như thế nào trong học tập và đời
Đia li 10

(tham gia nhom Đia Li Viêt Nam đê theo doi cac giao an ti êp theo)

11


Giáo án Địa lí 10 - Chân trời sáng tạo
……………………………….
Thư Viện Điện Tử.doc
sống ?
+ Từ mỗi bản đồ có thể khai thác được những nội
dung gì ?
- Bước 4: HS trả lời, HS khác bổ sung => GV kết luận, chuẩn kiến thức.

NỘI DUNG
I. Sử dụng bản đồ trong học tập Địa lí
- Chọn bản đồ phải phù hợp với nội dung cần
tìm hiểu.
- Đọc bản đồ phải tìm hiểu tỉ lệ, kí hiệu của
bản đồ.
- Xác định được phương hướng trên bản đồ.
- Dựa vào mạng lưới kinh,vĩ tuyến - Hoặc mũi
tên chỉ hướng Bắc để xác định hướng Bắc (và
các hướng còn lại).
- Trong học tập:
+ Bản đồ là phương tiện không thể thiếu trong
học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lý tại lớp, ở
nhà và trong làm bài kiểm tra.
+ Qua bản đồ có thể xác định được vị trí của
một địa điểm, đặc điểm của các đối tượng địa
lý và biết được mối quan hệ giữa các thành
phần địa lí....
II. sử dụng bản đờ trong đời sống:
- Bản đồ là phương tiện được sử dụng rộng rãi
trong cuộc sống hàng ngày
- Phục vụ cho các ngành kinh tế, quân sự...
+ Trong kinh tế: XD các cơng trình thuỷ lợi,
làm đường GT..
+ Phục vụ cho qn sự: XD phương án tác
chiến...

Dưới đây là cách sử dụng bản đồ cho một số hoạt động thường gặp
Đia li 10


(tham gia nhom Đia Li Viêt Nam đê theo doi cac giao an ti êp theo)

12


Giáo án Địa lí 10 - Chân trời sáng tạo
……………………………….
Thư Viện Điện Tử.doc
1. Xác định vị trí
2. Tìm đường đi
3. Tính khoảng cách địa lí
Cách tính khoảng cách trên bản đồ: thông qua tỷ lệ bản đồ
+ VD: Khoảng cách 3cm trên bản đồ có tỷ lệ 1/6.000.000 ứng với bao nhiêu cm ngoài thực tế?
+ CT: KC trên B/Đ x Mẫu số của tỷ lệ B/Đ
=> 3 × 6.000.000 =18.000.000cm =180km
Hoạt động 2: Tìm hiểu việc sử dụng bản đồ, atlat trong học tập (5 phút)
a. Mục tiêu:
+ Kiến thức: HS biết được cách sử dụng bản đồ.
+ Kĩ năng: liên hệ thực tế .
+ Thái độ: Nhận thức về việc sử dụng phương tiện trực quan để hình thành kiến thức.
b. Nội dung:
- Hiểu được mối quan hệ giữa các yếu tố địa lý trong bản đồ, Atlat.
c. Sản phẩm học tập:
+ Phát vấn, phương pháp sử dụng phương tiện trực quan.
+ Hoạt động theo cá nhân.
d. Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: HS dựa vào sgk kết hợp với hiểu biết cá nhân, cho biết:
● Muốn sử dụng bản đồ có hiệu quả ta phải làm như thế nào? Tại sao?
● Lấy VD cụ thể để c/m.
- Bước 2: HS trả lời, HS khác bổ sung => GV kết luận, chuẩn kiến thức

- Bước 3: GV cho HS nghiên cứu mối quan hệ giữa các đối tượng địa lý trên một bản đồ và nêu ra
các ví dụ cụ thể
- Bước 4: GV chuẩn kiến thức trên bản đồ
NỘI DUNG
* Hiểu được mối quan hệ giữa các yếu tố địa lý trong bản đồ, Atlat.
- Dựa vào một bản đồ hoặc phối hợp nhiều bản đồ liên quan để phân tích các mối quan
hệ, giải thích đặc điểm đối tượng.
- Atlat Địa lý là một tập các bản đồ, khi sử dụng thường phải kết hợp bản đồ ở nhiều trang
Atlat có nội dung liên quan với nhau để tìm hiểu hoặc giải thích một đối tượng, hiện
tượng địa lý.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10 phút)
a. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức, nội dung bài học
b. Nội dung:
- Em hãy trình bày cách tìm đường đi từ nhà em đến trường bằng bản đồ truyền thống hoặc bản
đồ số.
c. Sản phẩm học tập:
+ Phát vấn
+ Hoạt động cá nhân/ cả lớp .
d. Tổ chức thực hiện:
Đia li 10

(tham gia nhom Đia Li Viêt Nam đê theo doi cac giao an ti êp theo)

13


Giáo án Địa lí 10 - Chân trời sáng tạo
……………………………….
Thư Viện Điện Tử.doc

- Sử dụng bản đồ TN của địa phương để xác định đường đi từ nhà em đến trường, phương hướng,
tuyến đường giao thông, sông, hồ…
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5 phút)
a. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức, nội dung bài học
- Thể hiện sự sáng tạo
b. Nội dung:
-Tự học, trả lời các câu hỏi trong SGK
c. Sản phẩm học tập:
- Sản phẩm của các nhân .
d. Tổ chức thực hiện:
- Tại nhà
IV. RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

Đia li 10

(tham gia nhom Đia Li Viêt Nam đê theo doi cac giao an ti êp theo)

14


Giáo án Địa lí 10 - Chân trời sáng tạo
……………………………….
Thư Viện Điện Tử.doc

Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHƯƠNG I. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ

BÀI 3. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA GPS VÀ BẢN ĐỒ SỐ TRONG ĐỜI SỐNG
I. MỤC TIÊU
1. Yêu cầu cần đạt
- Xác định và sử dụng được một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống.
- Biết được một số ứng dụng của GPS: Ứng dụng trong giao thông hàng không; Ứng dụng trong
việc xác định vị trí bằng điện thoại thơng minh…
- Trong đời sống hàng ngày, em có thể sử dụng bản đồ số vào những công việc cụ thể
- Cách sử dụng Google Maps để tìm đường trên thiết bị điện tử có kết nối internet.
2. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực tự học, năng lực giao tiếp qua
không gian mạng.
b. Năng lực địa lí:
- Sử dụng bản đồ GPS, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm, tìm tịi, học hỏi.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Một số nội dung cần cho HS thảo luận.
- Một số Bản đồ giáo khoa treo tường, bản đồ số: Thế giới, Bản đồ Tự nhiên Châu Á, bản đồ công
nghiệp Việt Nam, bản đồ khí hậu Việt Nam….
2. Đối với học sinh
- Chuẩn bị điện thoại, máy tính có kết nối mạng internet
- Đọc trước bài học để xác định được các nội dung cần thực hành.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)
a. Mục tiêu:
- Tạo hứng thú cho HS, từng bước bước vào bài học.
- Tạo khí học tập vui vẻ.
b. Nội dung:

- Trị chơi “Cặp đơi hoàn hảo”/cặp đơi
- GV trình bày vấn đề, HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi, lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện:
Đia li 10

(tham gia nhom Đia Li Viêt Nam đê theo doi cac giao an ti êp theo)

15


Giáo án Địa lí 10 - Chân trời sáng tạo
……………………………….
Thư Viện Điện Tử.doc
- Bước 1: GV chọn một dãy bàn ngẫu nhiên, sau đó chọn 2 cặp đơi ngẫu nhiên trong dãy.
+ Nhiệm vụ: 2 cặp thi đấu với nhau: trong thời gian 2 phút cặp nào vẽ được nhiều thiết bị
để dùng trong cuộc sống có thể chỉ đường qua kết nối internet nhất cặp đó thắng.
+ Hình thức: Vẽ tiếp sức, bạn thứ nhất vẽ xong chạy nhanh về vị trí nhóm, bạn cịn lại chạy
nhanh lên bảng vẽ tiếp và cứ như thế cho đến hết thời gian. Nếu phạm quy thì kí hiệu đó khơng
tính.
- Bước 2: HS tiến hành chơi
- Bước 3: GV đánh giá và giới thiệu bài mới. Trong bài 2 các em đã được tìm hiểu về một số
phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ làm
việc kĩ hơn trong từng phương pháp thông qua bài thực hành.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (25 phút)
Hoạt động 1: Tìm hiểu về hệ thống định vị toàn cầu (GPS). (15 phút)
a. Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết được cấu tạo của hệ thống GPS.
b. Nội dung:
- Tìm hiểu cấu tạo của hệ thống GPS.

c. Sản phẩm học tập:
- Hoạt động theo nhóm.
d. Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể.
+ Nhóm 1,2: Nghiên cứu hình 3.1
+ Nhóm 3,4: Nghiên cứu hình 3.3 và 3.3
- Bước 2: Các nhóm tiến hành làm việc.
- Bước 3: GV bốc thăm đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung GV chuẩn kiến thức.

Đia li 10

(tham gia nhom Đia Li Viêt Nam đê theo doi cac giao an ti êp theo)

16


Giáo án Địa lí 10 - Chân trời sáng tạo
……………………………….
Thư Viện Điện Tử.doc

- Quan sát các hình 3.2, hình 3.3 và đọc thông tin mục 2 (Một số ứng dụng của GPS).
NỘI DUNG
1. Khái niệm
- GPS (Global Positioning System) là hệ thống định vị tồn cầu, xác định vị trí dựa vào hệ
thống vệ tinh. GPS được Mỹ xây dựng từ năm 1995, cho tới nay hầu như tất cả các thiết
bị di động, và các thiết bị điện tử đã và đang sử dụng hệ thống này nhằm mục đích cá
nhân ở một mức độ nhất định.
2. Một số ứng dụng của GPS
- Định vị và dẫn đường;
- Cảnh báo trước các địa điểm có thể xảy ra thiên tai như động đất, sóng thần,…

- Tìm kiếm đồ vật bị thất lạc, giám sát trẻ tự kỉ, người già, người mất trí nhớ,…
Hoạt động 2: Tìm hiểu về bản đồ số (10 phút)
a. Mục tiêu:
- Hiểu và sử dụng được bản đồ số
- Đọc được từng bản đồ số.
b. Nội dung:
- Sử dụng bản đồ số vào đời sống, trình bày cách sử dụng bản đồ số của địa phương.
- Cách sử dụng Google Maps để tìm đường trên thiết bị điện tử có kết nối internet.
c. Sản phẩm học tập:
- Hoạt động cá nhân/ theo cặp
d. Tổ chức thực hiện
- Bước 1: GV nêu vấn đề.
+ Dựa vào hình 3, 4, thơng tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết:
+ Trong đời sống hàng ngày, em có thể sử dụng bản đồ số vào những mục đích gì. Cho ví
dụ và trình bày cách sử dụng bản đồ đó.
+ Cách sử dụng Google Maps để tìm đường trên thiết bị điện tử có kết nối internet.
Quan sát hình 3, hình 4 và đọc thông tin mục 2 (Ứng dụng của bản đồ số trong đời sống).
- Bước 2: Các cặp học sinh tiến hành làm việc.
Đia li 10

(tham gia nhom Đia Li Viêt Nam đê theo doi cac giao an ti êp theo)

17


Giáo án Địa lí 10 - Chân trời sáng tạo
……………………………….
Thư Viện Điện Tử.doc
- Bước 3: GV bốc thăm đại diện cặp trình bày, các nhóm khác bổ sung GV chuẩn kiến thức.


NỘI DUNG
1. Khái niệm
- Bản đồ số là hệ thống các thơng tin về yếu tố địa hình, các đối tượng, hiện tượng, địa lý
đã được mã hóa và lưu trữ dưới dạng số (bao gồm tọa độ, độ cao h, các số liệu thuộc
tính). Do đó, các dữ liệu này được lưu trữ và được đọc bởi các thiết bị như đĩa từ, đĩa CD,
đĩa cứng, các thiết bị lưu trữ thông qua cổng USB
2. Ứng dụng của bản đờ số trong đời sống
Tìm đường đi.
Tiếp cận các dịch vụ xung quanh nơi mình đến.
- Chia sẻ kiến thức về các tuyến đường, địa điểm ưa thích hoặc hướng dẫn đường đi cho
người khác.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10 phút)
a. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố lại kiến thức
b. Nội dung:
- Hỏi đáp nhanh
c. Sản phẩm học tập:
- Bộ câu hỏi trắc nghiệm
- Bộ đáp án của HS (HS tự chuẩn bị trước).
d. Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: GV yêu cầu HS chuẩn bị bộ đáp án A-B-C-D và gấp tất cả SGK, vở ghi, PHT.
Đia li 10

(tham gia nhom Đia Li Viêt Nam đê theo doi cac giao an ti êp theo)

18


Giáo án Địa lí 10 - Chân trời sáng tạo

……………………………….
Thư Viện Điện Tử.doc
- Bước 2: GV đọc câu hỏi, HS giơ đáp án chọn
- (bộ câu hỏi GV chuẩn bị phù hợp với đối tượng HS)
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5 phút)
a. Mục tiêu:
- Sử dụng bản đồ số tìm ra một số quán tạp hóa lớn ở địa phương.
b. Nội dung:
- Tìm đường đi, tìm đối tượng, tìm địa điểm cần đến.
c. Sản phẩm học tập:
- Số lượng địa điểm, cửa hàng, hướng đi….của học sinh cần tìm. .
d. Tổ chức thực hiện:
Về nhà:
+ Chuẩn bị bài 4
+ Sưu tầm hình ảnh về trái đất, kiến tạo mảng.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

Đia li 10

(tham gia nhom Đia Li Viêt Nam đê theo doi cac giao an ti êp theo)

19



×